Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh vĩnh phúc hiện nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.2 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

NGUYỄN THIÊN THANH

NÂNG CAO KỸ NĂNG HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG
CHO TRẺ EM MỒ CÔI SỐNG TRONG TRUNG TÂM
BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÖC HIỆN NAY

“Nghiên cứu trƣờng hợp tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc”

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------

NGUYỄN THIÊN THANH

NÂNG CAO KỸ NĂNG HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG
CHO TRẺ EM MỒ CÔI SỐNG TRONG TRUNG TÂM
BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÖC HIỆN NAY

“Nghiên cứu trƣờng hợp tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc”
Chuyên ngành: Công tác xã hội


Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Kim Thanh

Hà Nội - 2014


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ .........4
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...................................................................... .........7
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .......................................................................... .......16
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ............................................................ .......17
5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... .......17
6. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... .......17
7. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... .......18
8. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. .......18
9. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. .......19
PHẦN II. NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ .......23
1.1.1. Một số khái niệm công cụ trong nghiên cứu ............................................. .......23
1.1.2. Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu ............................................. .......31
1.1.3. Đặc điểm tâm lý trẻ mồ côi ................................................................................... .......34
1.1.4. Cơ sở pháp lý của Việt Nam về trẻ em mồ côi hiện nay ........................... .......37
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... .......38
1.2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ................................................................... .......38
1.2.2. Vài nét về Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc................................. .......40

1.2.3. Trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay………………….......46
CHƢƠNG II:
TRẺ EM MỒ CÔI SỐNG TRONG TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH
VĨNH PHÖC VÀ KHẢ NĂNG HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG.
2.1. Thực trạng hoà nhập cộng đồng của trẻ mồ côi hiện đang sống trong Trung
tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay………………………..………….47
2.1.1. Hòa nhập của trẻ mồ côi trong hoạt động học tập. .................................... .......48
1


2.1.2. Hòa nhập của trẻ mồ côi trong hoạt động vui chơi giải trí……………………50
2.1.3. Hòa nhập của trẻ mồ côi trong hoạt động giao tiếp xã hội……………….53
2.2. Những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng khó khăn trong quá trình
hoà nhập cộng đồng của trẻ mồ côi sống trong Trung tâm
2.2.1. Nguyên nhân từ chính bản thân trẻ……………………………………….55
2.2.1.1. Tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân và gia đình……………………….......55
2.2.1.2. Những hạn chế về trình độ học vấn và nghề nghiệp của bản thân.……....56
2.2.1.3. Ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh.…………………………………57
2.2.2. Nguyên nhân từ phía Trung tâm.……………………………………........58
2.2.2.1. Việc tổ chức các hoạt động giao tiếp xã hội cho trẻ còn hạn chế….……58
2.2.2.2. Công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho trẻ chưa được quan tâm ..........59
2.2.2.3. Cán bộ chăm sóc trẻ không có nhiều kiến thức về công tác xã hội…………60
2.3. Vai trò của nhân viên xã hội trong việc nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng
đồng cho trẻ mồ côi sống trong Trung tâm…………………………………….60
2.3.1. Vai trò người giáo dục……………………………………………………...62
2.3.2. Vai trò người tổ chức, quản lý………………………………………………63
2.3.3. Vai trò người kết nối………………………………………………………..65
2.3.4. Vai trò người biện hộ……………………………………………………….67
2.4. Các giải pháp nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng của trẻ mồ côi sống tại
Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay……………………….….68

2.4.1.Nguyên tắc can thiệp giúp đỡ trẻ em mồ côi trong việc nâng cao kỹ năng hòa
nhập cộng đồng.…………………………………………………………………..68
2.4.2. Các giải pháp chính nhằm nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng của trẻ
mồ côi sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay……………..69
2.4.2.1. Cần thường xuyên tổ chức giáo dục tư tưởng, đạo đức cho trẻ.………...70
2.4.2.2. Thường xuyên giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ………….……...…....70
2.4.2.3. Nâng cao hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề cho
trẻ.…………………………………………………………………….…………….74
2


2.4.2.4. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để hình thành kỹ năng giao tiếp cho
trẻ.……………………………………………………………………………….....76
2.4.2.5. Làm cho cộng đồng xoá bỏ định kiến, tạo điều kiện cho trẻ em mô côi mở
rộng quan hệ, xoá bỏ mặc cảm tự ti………………………………………………77
2.4.2.6. Tăng cường mối quan hệ Trung tâm – Gia đình – các tổ chức xã hội.….78
2.4.2.7. Xây dựng đội ngũ nhân viên xã hội chuyên nghiệp làm công tác trẻ em…...79
KẾT LUẬN
1. Kết luận…………………………………………………………………………..82
2. Một số hƣớng nghiên cứu tiếp theo …………………………………….……84
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..…..…86

3


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
CTXH- Công tác xã hội.
NVCTXH- Nhân viên công tác xã hội
HN- Hà Nộ
HCM- Hồ Chí Minh.

CNH-HĐH : Công nhiệp hoá- hiện đại hoá.
TTBTXH: Trung tâm bảo trợ xã hội

4


PHẦN I - MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” không chỉ là lời của những bài hát nổi
tiếng mà còn là một thực tế tất yếu. Trẻ em là nguồn hạnh phúc, niềm hy vọng của
người cha người mẹ và là tương lai của dân tộc. Một dân tộc để vững bước đi lên ở cả
hiện tại cũng như tương lai thì thế hệ trẻ giữ một vai trò cực kỳ quan trọng bởi những
mầm non đó đang hàng ngày tiếp bước truyền thống tốt đẹp của cha anh đi trước
đồng thời cũng không ngừng học tập sáng tạo tu dưỡng rèn luyện về mọi mặt để trở
thành những con người vừa có đức vừa có tài nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh
như mong muốn của Bác Hồ kính yêu hàng mong ước cũng như mong muốn của
hàng triệu người khác. Trẻ em sinh ra trong thế giới này đều có quyền mà Công ước
Quốc tế đã ghi nhận và cũng được pháp luật của mỗi quốc gia quy định. Thực hiên
các quyền của trẻ cũng chính là trách nhiệm nghĩa vụ của Đảng nhà nước của mỗi gia
đình và của toàn xã hội.
Trong công cuộc CNH-HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thành
tựu đạt được, Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề xã hội như: sự phân hoá
giàu nghèo, vấn đề việc làm các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng..... làm
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân nhất là đối với trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó đối tượng đầu tiên chịu tác động là trẻ em mồ côi.
Trẻ mồ côi là một hiện tượng xã hội, tồn tại ở tất cả quốc gia trên thế giới, là
nhóm trẻ đặc thù của công tác xã hội, là nhóm trẻ dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt
thòi; trẻ mồ côi ít có cơ hội để phát triển và hoàn thiện nhân cách cũng như hoà nhập
với cộng đồng. Hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chăm sóc và có nhiều

chủ trương, chính sách dành cho trẻ em mồ côi. Đặc biệt, nhiều mô hình chăm sóc,
giáo dục trẻ mồ côi đã hình thành để giúp các em có một gia đình thay thế như: Các
trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm, nhà tình thương… Việc chuẩn bị cho trẻ mồ côi
bước vào cuộc sống, thực chất là quá trình giáo dục đào tạo để hình thành kỹ năng
5


sống và phát triển nhân cách toàn diện. Có rất nhiều vấn đề cần giáo dục để giúp trẻ
mồ côi sau này trưởng thành, tự lập một cách tự tin, trong đó giáo dục kỹ năng hòa
nhập cho trẻ mồ côi không nơi nương tựa là điều hết sức quan trọng, vì trước khi trẻ
được đưa đến cơ sở trung tâm bảo trợ xã hội thì thường một thời gian dài trước đó trẻ
thiếu sự quan tâm dạy bảo của người thân nên đã hình thành ở trẻ một số đặc điểm
tâm lý mang tính tiêu cực như mặc cảm, nhút nhát, giao tiếp kém, thiếu niềm tin vào
bản thân và người khác, không nhanh nhạy, quyết đoán…, trẻ hay nói tục, đánh nhau,
và đó cũng là điểm yếu trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức. Nhiều
trường hợp các em có biểu hiện phớt lờ với đời sống, thiếu ý thức làm chủ cuộc đời
mình và dễ bị bạn bè xấu lôi kéo. Vì vậy, cần giáo dục kỹ năng hòa nhập cho các em,
giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý phát triển lành mạnh, có niềm tin vào bản
thân mình.
Trung tâm Bảo Trợ xã hội Tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính sự nghiệp
thuộc Sở lao động thương binh Tỉnh, có mục đích thành lập là tiếp nhận các đối
tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quản lý chăm sóc nuôi dưỡng, tổ chức
giáo dục phục hồi chức năng theo chính sách quy định hiện hành, tổ chức hướng
nghiệp, hướng dẫn đối tượng tăng gia sản xuất, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm
và giúp đối tượng tái hoà nhập xã hội. Trung tâm Bảo trợ xã hội được phép đề nghị
với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xin giao nhận trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ
rơi, trẻ em ngoài giá thú đang nuôi trong hoặc nước ngoài theo quy định của pháp
luật Việt Nam. Hiện nay, trẻ em mồ côi đang sống tại Trung tâm là 38 trẻ. Ở đây, trẻ
mồ côi được chăm sóc được học tập, vui chơi giải trí. [24]
Tuy nhiên, vấn đề giáo dục kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi ở

Trung tâm vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Qua thực tế tiếp xúc trực
tiếp thấy rằng, trẻ mồ côi sống tại đây vẫn còn một số biểu hiện như mặc cảm, nhút
nhát, giao tiếp kém, thiếu niềm tin vào bản thân và người khác. Vấn đề dặt ra cho
Trung tâm lúc này là cần phải làm tốt công tác giáo dục kỹ năng hòa nhập cộng đồng
cho trẻ mồ côi nhằm giúp cho các em có được cuộc sống tốt hơn sau khi ra khỏi
6


Trung tâm hòa nhập với cộng đồng. Với lý do như vậy mà tôi đã mạnh dạn lựa chọn
đề tài: “ Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong
Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay”.
Đề tài này mang đến cái nhìn chính xác hơn về khả năng hòa nhập cộng đồng
của trẻ mồ côi ở TTBTXH tỉnh VP. Đồng thời cũng qua luận văn này này chúng tôi
mạnh dạn đưa ra góc nhìn mới về trẻ em mồ côi dưới con mắt của nhân viên công tác
xã hội, cũng như vận dụng những kỹ năng, phương pháp của CTXH khi làm việc với
đối tượng này.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng là mối quan tâm
lớn của Đảng, nhà nước và nhân dân ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và
chiến lược phát triển con người. Mối quan tâm này được thể hiện Việt Nam là nước
đầu tiên ở Châu á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ
em vào ngày 20/02/1990, Nhà nước đã công bố luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, đã thông qua và đưa Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 1991 - 2000 và
Chương trình hành động vì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giai đoạn 1999 –
2002; Quyết định số 65/ 2005/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
để án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật
nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học và trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS dựa
vào cộng đồng giai đoạn 2005 - 2010”. [40]
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách
nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và công dân. Trẻ em không phân biệt gái, trai,

con trong giá thú con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con chung con riêng, không
phân biệt tôn giáo, thành phần địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người nuôi
dưỡng đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định
của pháp luật.
Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội thông qua ngày
12/08/1991 có hiệu lực từ ngày 16/08/1991. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
7


gồm 26 điều quy định cụ thể quyền, bổn phận của trẻ em và trách nhiệm của gia
đình, nhà nước và xã hội phải đảm bảo thực hiện các quyền đó. [24]
Đối với trẻ em mồ côi Luật pháp nước ta nhấn mạnh:
+ Tránh mọi hình thức phân biệt đối xử với trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được
đăng ký khai sinh.
+ Giúp đỡ để các em có điều kiện sống trong tình thương của gia đình, được
chăm sóc và bảo vệ.
Về đề tài về trẻ em luôn là đề tài được rất nhiều người quan tâm, ở lĩnh vực nào
cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng. Trong phạm vi các công trình nghiên cứu, bài
viết có liên quan đến đề tài, tác giả lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu,
bài viết tiêu biểu:
“Khảo sát trẻ em mồ côi trên địa bàn Hà Nội” và “Mô hình chăm sóc trẻ em mồ
côi ở Hà Nội” của nguyên Giám đốc làng trẻ SOS Hà Nội Nguyễn Thị Thanh là hai
công trình cấp thành phố đề cập đến trẻ em mồ côi và những mô hình tương ứng
chăm sóc đối tượng này một cách phù hợp. Công trình đã góp phần nêu cái nhìn tổng
quan tình hình trẻ em mồ côi và công tác chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn Thành
phố.
“Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng – Những
cơ sở xã hội và thách thức” là bài viết đồng tác giả Nguyễn Hồng Thái và Phạm Đỗ
Nhật Thắng đã tìm hiểu sự chuyển đổi cách tiếp cận trẻ em truyền thống sang tiếp cận

trên cơ sở quyền trẻ em hiện nay. Theo đó, cách tiếp cận truyền thống là tiếp cận
dưới góc độ trẻ em là đối tượng cần được hỗ trợ và bảo vệ từ trên xuống mang nặng
tính từ thiện, bao cấp, còn tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em nhìn nhận trẻ em là chủ
thể của quyền, có quyền được chăm sóc, bảo vệ. Trước bối cảnh số lượng trẻ em đặc
biệt cần được bảo vệ ngày càng gia tăng trong khi các hình thức chăm sóc tập trung
đã và đang vượt quá nhu cầu đầu vào thì hình thức chăm sóc, bảo vệ trẻ em dựa vào
cộng đồng ngày càng trở lên phù hợp hơn. Tác giả đã rất cố gắng khi chỉ ra những bất
8


cập, trở ngại trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng
đồng song vẫn chưa chú trọng đến các giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập
đó.
“Tìm hiểu ảnh hưởng của quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình
với nhau và với trẻ tới sức khỏe của trẻ em trong các gia đình Việt Nam hiện nay”
của tác giả Mai Thị Kim Thanh đăng trên Kỉ yếu Hội nghị Khoa học nữ Đại học
Quốc gia Hà Nội lần thứ 6 năm 2001. Tác giả đã nhận định mức độ tâm sự của những
người thân trong gia đình đối với trẻ em được thể hiện như sau: tâm sự giữa bố, mẹ
với con chiếm 46,2%, ông bà với cháu chiếm 24,8%, mẹ với con chiếm 24,7%, ít tâm
sự chiếm 8,0%, anh chị em với nhau chiếm 5,8%, bố với con chiếm 4,6% và không
tâm sự chiếm 4,5%. Tỷ lệ tâm sự giữa bố, mẹ, ông, bà với con cái càng thấp thì càng
ảnh hưởng đến sức khỏe con cái, đặc biệt là sức khỏe tinh thần. [5, 51]
“Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam” do UNICEF thực hiện năm
2010. Báo cáo lấy cách tiếp cận dựa trên quyền con người, xem xét tình hình trẻ em
dựa trên quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con người như bình đẳng, không
phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ tình hình trẻ
em nam và nữ, nông thôn và thành thị, dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, trẻ em giàu
và trẻ em nghèo hiện nay ở Việt Nam. Trong đó, nhóm trẻ em thiếu sự chăm sóc của
bố mẹ ở Việt Nam có diễn biến phức tạp. Các cơ sở chăm sóc cả công lập và dân lập
có ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước dưới nhiều hình thức như chăm sóc tại nhà,

chăm sóc tập trung và các hình thức chăm sóc hỗ trợ không chính thức khác. Tình
trạng số lượng cho con nuôi ra nước ngoài cao trong khi đây được quy định là biện
pháp cuối cùng chỉ sử dụng khi không còn cách nào khác. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ
ra rằng Việt Nam còn thiếu các quy định cụ thể cho việc truy tố những đối tượng hoạt
động môi giới cho nhận con nuôi trái pháp luật.
“Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ” (MICS) được Tổng cục
Thống kê thực hiện năm 2010–2011. Theo cách tiếp cận khái niệm trẻ em mồ côi của
MICS thì trẻ mồ côi được định nghĩa là trẻ em dưới 18 tuổi có cha, mẹ hoặc cả cha và
9


mẹ đã tử vong vì bất kỳ nguyên nhân gì. Kết quả điều tra cho thấy, Việt Nam có
83,7% trẻ em trong độ tuổi từ 0–17 tuổi đang sống với cả cha và mẹ, trong khi có
5,2% không sống với cả cha và mẹ. Khoảng 5,7% trẻ em chỉ sống với mẹ dù cha đẻ
vẫn còn sống và 2,4% trẻ em chỉ sống với mẹ khi cha đẻ đã tử vong. Khoảng 1,8%
trẻ em chỉ sống với cha dù mẹ đẻ vẫn còn sống và 0,7% chỉ sống với cha khi mẹ đẻ
đã tử vong. Có 5,3% không sống với cha đẻ. Tỷ lệ này đạt cao nhất ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long (8,8%), so với vùng Tây Nguyên (chỉ 2,3%). Khoảng 3,9% trẻ
em có cha đã tử vong hoặc mẹ đã tử vong, hoặc cả cha và mẹ đều đã tử vong. Tỷ lệ
này là 6,3% trong nhóm các hộ gia đình nghèo nhất và giảm xuống còn 3,5% trong
nhóm hộ gia đình giàu nhất [31, 187].
Kết quả điều tra trên là cơ sở tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch
định chính sách, nhà nghiên cứu song cần lưu ý rằng các số liệu về thực trạng trẻ em
mồ côi của MICS ở trên là theo cách tiếp cận trẻ em mồ côi của MICS.
Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam” của tác giả Đặng Bích
Thủy đã chỉ ra những vấn đề xã hội mang tính gay gắt mà trẻ em đang phải đối mặt
như bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội chăm sóc, bảo vệ, lao động sớm, bị xâm
hại, bị bỏ rơi... Qua nghiên cứu, tác giả lý giải, phân tích bối cảnh, nguyên nhân của
các vấn đề trẻ phải đối mặt từ góc độ chính sách, nhận thức, hành vi, hành động xã
hội đồng thời dự báo xu hướng, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2010-2020 nhằm góp

phần hạn chế và giải quyết các vấn đề của trẻ em.
Bài viết “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ trẻ em” của tác giả
Nguyễn Hải Hữu cho thấy thực tế ở Australia, Thuỵ Điển, Hồng Kông, việc hình
thành hệ thống bảo vệ trẻ em liên quan rất nhiều đến các quy định của pháp luật và
chính sách hiện hành. Một trong những điểm mới trong bài viết là khái niệm “tư pháp
thân thiện với trẻ em”.Khi trẻ em vi phạm pháp luật thì áp dụng các hình thức điều
tra, xét hỏi, xử lí tại toà án như thế nào để không gây tổn hại cho trẻ em đặc biệt là
trong trường hợp trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tình hình chăm sóc và nuôi dưỡng của TTBTXH tỉnh VP năm 2011.
2. Bộ LĐ-TB&XH (2008), Báo cáo về tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trình
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội
3. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2011), Thông tư số 04/2011/TT-LĐTBXH,
ngày 25 tháng 02 năm 2011 quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội
4. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 07/2013/TT-LĐTBXH,
ngày 24 tháng 5 năm 2013 quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên công tác xã
hội xã, phường, thị trấn
5. Các tạp trí xã hội học năm 2007.
6. Chính phủ (2007), Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm 2007 về
chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 13 ngày 27/02/2010 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối
tượng bảo trợ xã hội
8. Chính phủ (2008), Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về
quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã
hội

9. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (2012), Một số vấn đề về chăm sóc, giáo dục và bảo
vệ trẻ em trong tình hình mới, Hà Nội, tr.108
10. Cục Bảo trợ xã hội, (2009), Cẩm nang Hướng dẫn hoạt động của các cơ sở bảo
trợ xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội, tr.73, tr.135-154
11. C.George Boeree, Nguyễn Hồng Trang (dịch - 2010), Tâm lý học xã hội,
Http://kinhtehoc.com
12. Văn Thị Kim Cúc (2002), Tổn thương tâm lý của trẻ 10-15 tuổi do ly hôn của bố
mẹ, Đề tài nghiên cứu cấp bộ,

/>11


13. Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa (2010), Từ điển Xã hội
học Oxford, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.416, 640
14. Phan Huy Đường, Bùi Đức Tùng, Phan Anh (2010), Giảm nghèo bền vững và trợ
giúp các đối tượng yếu thế ở Hà Nội: Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26, tr.181-188
15. Trần Thị Minh Đức (2011), Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với các lớp học linh
hoạt, tainguyenso.vnu.edu.vn/…86T%20KH%C3%93%20KH%C4%82N.do
16. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb chính trị quốc gia, H., 2003, tập 12.
17. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (2011),
Tuyên truyền pháp luật, Chủ đề Pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
Đặc san, Số 02
18. Hervé Boéchat, Nigel Cantwell và Mia Dambach (2009), Nhận con nuôi từ Việt
Nam: Những phát hiện và khuyến nghị, tr.12-16, 21-23, 70-74
19. Vũ Văn Hiệu (2013) Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương
tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ
ngành công tác xã hội
. Trương Phúc Hưng (2005), Các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội, NXB
ĐHQGHN, Hà Nội

20. Nguyễn Hải Hữu (2012), Kinh nghiệm một số nước về bảo vệ trẻ em,
www.molisa.gov.vn/news
21. Bùi Thị Hương (2011), Nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ
Luật học, Đại học Luật Hà Nội
22. Lê Thu Hà (2011), Tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các dự báo đến
năm 2020, Tạp chí Dân số và Phát triển, số 05 (122)
23. Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết XHH, Nxb ĐHQGHN.
24. Kế hoạch số 912/KH-UBND ngày 29/3/2011 triển khai thực hiện Nghị quyết
34/2010/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về Chương trình hành động vì trẻ em Vĩnh Phúc
giai đoạn 2011-2015
12


25. Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 21/4/2010 của UBND TP.Hà Nội về tổ chức,
triển khai và thực hiện Chỉ thị 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em
26. Landgren, Karen (2009), Môi trường bảo vệ: Hỗ trợ phát triển cho bảo vệ trẻ em
27. Liên hiệp quốc (2000), Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước về
Quyền trẻ em về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm, Điều
2, Mục a
28. Liên hiệp quốc (1990), Công ước quốc tế về quyền trẻ em
29. Nguyễn Phương Lan (2009), Nuôi con nuôi thực tế - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, Chuyên đề Pháp luật về nuôi con nuôi
30. Mai Quỳnh Nam, Trẻ em gia đình xã hội, Nxb chính trị QG, H, 2004.
30. Nguyễn Thị Oanh (1997) giáo trình tổ chức và phát triển cộng đồng, Đại học Mở
bán công TPHCM, Nxb chính trị quốc, 2001, tr.21 - 22
31. Đỗ Thị Ngọc Phương (2012), Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra
đối với việc phát triển các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em, Kỷ
yếu hội thảo quốc tế Chia sẻ kinh nghiệm CTXH và ASXH, Trường ĐHKHXH&NV,
ĐHQGHN

32. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
33. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
34. Quốc hội (1999), Bộ Luật hình sự
35. Quốc hội (2004), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
36. Quốc hội (2010), Luật Nuôi con nuôi
37. Đào Phú Quý (2010), Thuyế t nhu cầ u của A . Maslow với việc động viên người
lao động, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26, tr.78-85
38. Phạm Văn Quyết, Phạm Anh Tuấn(2012), Công tác hỗ trợ nhóm yếu thế ở Việt
Nam, Kỷ yếu Hội thảo Ngày Công tác xã hội thế giới tại Việt Nam, NXB ĐHQGHN,
Hà Nội
39. Quyền con người các văn kiện quan trọng, viện thông tin khoa học XH
13


40. Quyết định số 65/ 2005/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
để án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, giai đoạn 2005 - 2010”.
41. Dương Hải Yến (2008), Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn: Cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận văn
Thạc sỹ, chuyên ngành Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
42. Tìm hiểu công ước về cấm và hành động ngay lập tức để xoá bỏ những hình thức
lao động trẻ em tồi tệ nhất, Nxb Lao động xã hội.
43. Tài liệu 20 năm làng trẻ SOS Việt Nam.
44. Trần Đình Huỳnh và các tác giả (2003), Những tư tưởng cơ bản của HCM, Nxb
Lao động.
45. Từ điển tiếng việt(2003), Nxb Đà Nẵng.
46. Từ điển XHH (1994), Nxb thế giới.
47. Tìm hiểu công ước về cấm và hành động ngay lập tức để xoá bỏ những hình thức
lao động trẻ em tồi tệ nhất, Nxb Lao động xã hội.
48. Tổng cục Thống kê (2011), Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ
2010-2011

49. Đặng Bích Thủy (2010), Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam, tr.11-15
50. Nguyễn Hồng Thái, Phạm Đỗ Nhật Thắng (2005), Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng – những cơ sở xã hội và thách thức, Tạp chí Xã
hội học, số 04, tr.92-97
51. Mai Thị Kim Thanh (2001),Tìm hiểu ảnh hưởng của quan hệ ứng xử giữa các
thành viên trong gia đình với nhau và với trẻ tới sức khỏe của trẻ em trong các gia
đình Việt Nam hiện nay. Kỉ yếu Hội nghị Khoa học nữ Đại học Quốc gia Hà Nội.
52. UNICEF (2008), Báo cáo Thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em, tr.20
53. UNICEF, Báo cáo phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam năm 2010, tr.215-219
UNICEF (2011), “Đánh giá tình hình chăm sóc nhận nuôi và việc thực hiện quyết
định 38/2004/QĐ-TTg”, tr.21-22
54. Văn kiện Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,(2001), Nxb chính trị quốc gia.
14


55. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, (2006), Nxb chính trị quốc gia.
56. Văn kiện quốc tế về quyền trẻ em, (1997), Nxb chính trị quốc gia.

15



×