Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BUÔN BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG,NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.64 KB, 20 trang )

BÁO CÁO

BUÔN BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
(Qua tổng quan và phân tích tài liệu)

Hà Nội, 6 - 2011


MỤC LỤC

1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu.....................................................................................1
2. Khái niệm tiếp cận.....................................................................................................1
3. Tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam....................................................3
3.1 Thực trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em...............................................................3
3.2 Các hình thức mà kẻ buôn người sử dụng..........................................................6
4. Nguyên nhân của tình trạng buôn bán người............................................................9
5. Kết luận và giải pháp...............................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................18

ii


1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Tội phạm Buôn bán người là không chấp nhận được, đã tước đi một số quyền cơ bản
của con người, là việc làm vô nhân đạo và đáng lên án trong xã hội hiện đại. Nó gây
ra những tổn hại to lớn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm đối với nạn nhân.
Tuy nhiên, trên thực tế vì những lí do khác nhau mà hiện tượng đó đang diễn ra từng
ngày từng giờ, và có mặt ở hầu hết mọi nơi chốn.
Theo Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm Liên Hiệp Quốc (UNODC), Buôn bán
người đứng thứ 3 trong nhóm các hành vi tội phạm mang lợi sau buôn bán ma tuý và


súng. Ước tính, trên thế giới hiện có khoảng 27 triệu người là nạn nhân của buôn bán
người, trong khi hàng năm 600.000 đến 800.000 người bị buôn bán qua biên giới,
phần lớn là phụ nữ và trẻ em gái và khoảng 1 triệu trẻ em bị bóc lột vì mục đích tình
dục.
Việt Nam được xác định là một địa bàn trọng điểm không chỉ đối với tội phạm buôn
bán phụ nữ, trẻ em mà còn là nơi bọn tội phạm lợi dụng đưa người di cư trái phép qua
biên giới dưới nhiều hình thức như xuất khẩu lao động, cho, nhận con nuôi, môi giới
kết hôn với người nước ngoài... Nhiều phụ nữ, trẻ em Việt Nam đã trở thành nạn nhân
của bóc lột tình dục, hôn nhân ép buộc và lao động bất hợp pháp ở nhiều quốc gia.
Kể từ khi buôn bán người được biết đến ở Việt Nam từ những năm 1990, tệ nạn này
ngày càng gia tăng một cách phức tạp. Nhiều cá nhân tổ chức đã cố gắng để mô tả về
tình hình buôn bán người ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, báo cáo
chỉ đề cập đến các khía cạnh khác nhau của một vấn đề mà chưa có sự khái quát về
bức tranh chung. Để có được cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng tình hình buôn bán
người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam là một việc làm cần thiết.
Bài viết này cung cấp một bức tranh chung về tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em
trong những năm gần đây, nguyên nhân dẫn đến buôn bán người, từ đó đề xuất một số
giải pháp cho vấn đề. Bài tham luận này sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu có
sẵn bao gồm những báo cáo, xuất bản phẩm, tài liệu liên ngành, sổ tay hướng dẫn, kỷ
yếu hội thảo, tài liệu tập huấn.
2. Khái niệm tiếp cận
Trước khi đi tìm hiểu vấn đề, làm rõ khái niệm được xem như là điều cần thiết để hiểu
rõ hơn về tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam. Các khái niệm liên quan
bao gồm: Buôn bán người; Buôn bán phụ nữ trẻ em; Kẻ buôn người; Người mua;
Người môi giới.

1


Buôn bán người. Có nhiều định nghĩa về buôn bán người, nhưng chưa có định nghĩa

riêng ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng định nghĩa của Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc: Buôn bán con người là một phong trào bí mật và bất chính đưa người qua biên
giới phần lớn là từ các nước đang phát triển và một số nước đang chuyển đổi kinh tế
nhằm mục tiêu cuối cùng là ép buộc phụ nữ và các em gái hoạt động tình dục hoặc
bóc lột về kinh tế và tình trạng bóc lột lợi nhuận từ những việc làm này. Những kẻ
buôn người và tập đoàn tội ác cũng như các hoạt động bất hợp pháp khác liên quan
đến buôn bán con người như là việc cưỡng bức lao động trong nhà, ép buộc làm vợ,
nghề nghiệp không minh bạch và con nuôi bất hợp pháp (Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc 1994).
Theo định nghĩa này thì các đặc trưng của buôn bán người được biểu hiện như sau:
- Hành vi: Tuyển dụng, chuyên chở, chuyển giao, che dấu, chứa chấp, tiếp cận, hoặc
nhận người trong nước hoặc qua biên giới.
- Phương thức: Lừa gạt, bắt cóc, lừa dối, ép buộc, cưỡng bức hoặc đe doạ, sử dụng
bạo lực, lạm dụng quyền hành hoặc lợi dụng tình hình khó khăn của một người nào
đó. Đối với trường hợp buôn bán trẻ em: bất cứ phương thức nào đều được tính đến,
ngay cả việc sự đồng ý của trẻ em.
- Mục đích: Bóc lột sức lao động, khai thác mại dâm hoặc những hình thức bóc lột
tình dục khác, hay cắt bỏ những bộ phận của cơ thể
- Địa bàn: Trong nước, nước ngoài và tại địa phương.
Phụ nữ, trẻ em bị buôn bán: là phụ nữ, trẻ em bị một người hay một nhóm người sử
dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hay những hình thức ép buộc khác, bắt cóc, lừa
gạt, lạm dụng quyền lực hay địa vị, tình trạng dễ bị tổn thương để mua bán (giao nhận
tiền hoặc giao nhận một lợi ích vật chất khác) nhằm mục đích bóc lột (cưỡng bức bán
dâm hoặc các hình thức bóc lột tình dục khác, lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nô lệ
hoặc làm việc như tình trạng nô lệ hoặc lấy đi các bộ phận trên cơ thể).
Kẻ buôn người: là kẻ cám dỗ người nào đó bằng cách quyến rũ, dùng bạo lực hoặc đe
dọa bạo lực hoặc các hình thức khác, nhằm mục đích buôn bán kiếm lời (bằng tiền
hoặc bất kì vật chất khác). Kẻ buôn người có thể là những người tiếp nhận hoặc
chuyển người khác trong nội bộ đất nước hoặc ra nước ngoài.
Người mua: là người có nhu cầu mua người khác nhằm mục đích bắt buộc lao động

hoặc nô lệ tình dục (bao gồm cả những người vợ phụ thuộc), đóng vai trò chủ nhân có
quyền sở hữu hoặc chiếm hữu người khác để bóc lột, vứt bỏ hoặc trao đổi.

2


Người môi giới: thường được xem là trung gian đóng vai trò đầu mối, dắt mối, theo
dõi, tìm kiếm, ép buộc, buôn bán phụ nữ cho mạng lưới buôn người nhằm mục đích
kiếm lời.

3. Tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam
3.1 Thực trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em
Buôn bán người là tệ nạn được ghi nhận vào những năm 1990, khi buôn bán người
được xem là một bộ phận của nạn mại dâm nhằm cung cấp nguồn phụ nữ rẻ mạt từ
các vùng khác nhau. Kể từ thời điểm đó, Việt Nam trở thành một trong những đường
dây buôn bán phụ nữ quốc tế và khu vực.
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một con số chính xác nhất, tổng hợp được đã có
bao nhiêu phụ nữ, trẻ em bị buôn bán, bởi sự khó khăn trong việc xác định hành vi
phạm tội, người bị hại và chính bởi sự che dấu của gia đình, nạn nhân gắn liền với hệ
lụy xã hội có thể xảy ra trong nền văn hóa phương Đông. Tuy nhiên, các nghiên cứu,
khảo sát, số liệu thống kê cho thấy có những bằng chứng chân thực, sinh động để
khẳng định rằng nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em là có thực và số lượng các vụ việc có
liên quan đến buôn bán phụ nữ và trẻ em mặc dù ở mỗi thời điểm và khu vực có khác
nhau nhưng luôn có xu hướng tăng lên theo thời gian, năm sau số lượng nhiều hơn
năm trước và không có dấu hiệu giảm sút.
Từ năm 2004 trở về trước, chưa có một chương trình quy mô quốc gia thống kê về
nạn buôn người ở Việt Nam, nhưng ở một số tài liệu đã cho thấy tình hình buôn bán
người tồn tại khá phố biến và nghiêm trọng. Thống kê của tác giả Lê Thị Quý cho
thấy, từ 1994 – 2001 có 3787 các trường hợp buôn bán phụ nữ bị bắt, trong đó 44.5%
ở trong nước và 55,5% là phụ nữ ra nước ngoài. Tại tỉnh Quảng Ninh từ năm 1999 –

2003 có 1.053 phụ nữ và trẻ em bị buôn bán sang Trung Quốc. Tại đồng bằng sông
MêKông đến năm 2003 có hàng chục nghìn phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan.
Năm 2000, theo ước tính có 11.310 cô gái Việt Nam bị buộc phải làm gái điếm ở
Campuchia trong đó 8610 là ở PhNom Pênh” (Lê Thị Quý, 2004:18).
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, trong năm 2002, có 3.781
trường hợp buôn bán phụ nữ và trẻ em với tổng số 10.218 nạn nhân. Trong đó, 87%
nạn nhân bị bán cho các dịch vụ tình dục kể từ năm 1995. Báo cáo năm 2004 của cơ
quan này cũng cho thấy con số trẻ em bị buôn bán trên toàn quốc là 15.000 em (HT
014-CHI,2006:4)

3


Từ năm 2004 thực hiện chương trình 134, đã bắt đầu có những con số thống kê chính
thức về tình hình buôn bán người ở Việt Nam. Theo báo cáo gần đây nhất của các địa
phương, qua 6 năm thực hiện chương trình 130/CP, từ năm 2004 - 2010 tại Việt Nam
đã xảy ra 1949 vụ mua bán người với 3.543 đối tượng, lừa bán 4.793 nạn nhân.
Báo cáo từ Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em
(2004-2009), tổng kết trong 05 năm thực hiện chương trình 130/CP, cả nước xảy ra
1.586 vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em, có 2.888 đối tượng, lừa bán 4.008 nạn nhân,
trong đó mua bán phụ nữ: 1.218 vụ, 2.310 đối tượng phạm tội, 3.019 nạn nhân, mua
bán trẻ em: 191 vụ, 268 đối tượng, 491 nạn nhân. Mua bán cả phụ nữ, trẻ em: 177 vụ,
310 đối tượng, 498 nạn nhân.” (Ban chỉ đạo 130/CP, 2009:1).
Báo cáo của Tổng cục cảnh sát và báo cáo của Công an các địa phương cũng không có
chênh lệch đáng kể. Theo công tác nắm tình hình của cơ quan này trong 5 năm từ
2004 đến hết 6 tháng đầu năm 2009 đã phát hiện đấu tranh 1.619 với 3.091 đối tượng,
xác định 4.140 nạn nhân, số vụ phát hiện và đấu tranh có xu hướng gia tăng năm sau
cao hơn năm trước”. (Ban chỉ đạo 130/CP, 2009:47)
Báo cáo của Tòa án nhân dân chỉ ra rằng số vụ phạm tội mua bán trẻ em mà cơ quan
này xét xử có sự gia tăng trong những năm vừa qua (Ban chỉ đạo 130/CP, 2009:66)

Bảng 1: Số vụ phạm tội mua bán phụ nữ trẻ em theo thống kê của Toà án nhân dân
(2004 - 2008)

Nguồn: Tòa án Nhân dân. Kinh nghiệm trong phối hợp truy tố, xét xử các vụ án về mua bán
phụ nữ, trẻ em; kiến nghị và đề xuất của ngành Tòa án nhân dân trong Tài liệu Hội nghị
Tổng kết 05 chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em (20042009)

4


Theo báo cáo của cơ quan này, trong 5 năm từ 2004 đến năm 2008 có tổng cộng 748
vụ phạm tội buôn bán phụ nữ và trẻ em với 1367 bị cáo phạm tội. Số vụ phạm tội gần
như gia tăng theo các năm, năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2004 chỉ có 79 vụ
phạm tội mua bán phụ nữ thì năm 2006 là 121 và đến năm 2008 là 149. Số vụ phạm
tội mua bán trẻ em năm 2004 là 31, đến năm 2006 là 36 và lên 48 vụ năm 2008.
Kết quả công tác phát hiện, đấu tranh tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em của Cảnh sát
nhân dân cho thấy cũng có sự gia tăng đáng kể (lưu ý số liệu trong năm 2009 không
phải là số thực trong tài liệu, tài liệu chỉ thể hiện đến sáu tháng đầu năm 2009, số liệu
trong báo cáo đã được nhân theo hệ số 2)
Bảng 2: Số vụ phạm tội mua bán phụ nữ trẻ em theo thống kê của Cảnh sát nhân dân
(2004 - 2009)

Nguồn: Tổng cục cảnh sát. Thực trạng tình hình, kết quả đạt được trong thực hiện chương
trình 130/CP. Rút ra những bài học kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán
phụ nữ, trẻ em của lực lượng cảnh sát nhân dân trong Tài liệu Hội nghị Tổng kết 05 chương
trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em (2004-2009)

So với trước năm 2004, số liệu thống kê về tỷ lệ tội phạm buôn bán bán, số lượng nạn
nhân bị buôn bán rõ ràng hơn. Tuy nhiên, chưa có con số thống kê chính xác hiện có
bao nhiêu vụ buôn bán tương ứng với nạn nhân bị buôn bán, đặc biệt là số lượng nam

giới bị buôn bán. Các tài liệu nói về mại dâm trẻ em, chủ yếu là nói về các em bé gái,
số lượng về trẻ em trai bị bán được đề cập rất hạn chế, thường trẻ em được đề cập đến
không có sự phân biệt về giới. Lí do có thể bởi một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, chưa thống nhất trong quản lý và phối hợp giữa các ban ngành. Ngay trong
thực hiện chương trình 130, mỗi ban ngành có cách xây dựng và quản lý dữ liệu riêng.
Ngành tư pháp dựa vào số vụ việc được phát hiện và thụ lý. Ngành Công an dựa vào
số trường hợp được báo cáo và tham gia xử lý. Bên Bộ đội biên phòng dựa vào số vụ
5


việc được trình báo và tham gia giải cứu. Hội phụ nữ dựa vào báo cáo ngành dọc từ
dưới lên.
Thứ hai, dường như có sự tránh né khi đề cập các vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em tại
địa phương. Một vài tài liệu có thể hiện số lượng tội phạm, người bị bán ở địa
phương, nhưng những con số đưa ra lại có sự mâu thuẫn với số liệu tổng thể khi cho
rằng hiện tượng này đang giảm một cách nhanh chóng. Điều đáng nói, hiện trạng này
tồn tại ở tài liệu của các tỉnh tham gia chương trình quốc gia.
Thứ ba, do sự phức tạp của vấn đề, khi khó xác định rằng một người ra đi là họ có thể
bị buôn bán hay không “tình trạng trẻ em – phụ nữ thuộc diện bị buôn bán hoặc có các
dấu hiệu nghi bị buôn bán diễn ra tất cả các địa bàn khảo sát” (Actinonaid, 2008:11),
tài liệu này cũng đưa thêm “theo nhận định của các cơ quan chức năng địa phương, đa
số những người ra đi là bị lừa, một số tự nguyện, một số ít định đi rồi sẽ về những lí
do nào đấy mà ở lại”. Con số phụ nữ bị buôn bán càng khó chính xác hơn khi “có rất
ít trường hợp mà những người bị ảnh hưởng báo cáo với chính quyền. Đối với những
phụ nữ đã lấy chồng ở Trung Quốc và những phụ nữ khác vẫn còn ở lại Trung Quốc,
khó có thể xác định là liệu các trường hợp của họ có được coi là buôn bán người hay
không” (Oxfam,2002:12).
Qua phân tích cho thấy, dù chưa có những con số thống nhất xác định chính xác
có bao nhiêu vụ phạm tội buôn bán phụ nữ, trẻ em và bao nhiêu phụ nữ, trẻ em
bị buôn bán nhưng việc buôn bán phụ nữ và trẻ em là một vấn đề phức tạp và

hiện hữu ở Việt Nam, gia tăng trong những năm gần đây và chưa có chiều
hướng giảm xuống trong thời gian tới

3.2 Các hình thức mà kẻ buôn người sử dụng
Các hình thức buôn bán phụ nữ và trẻ em rất đa dạng, các hình thức thường được bọn
buôn người áp dụng là: Lừa gạt, bắt cóc, lừa dối, ép buộc, cưỡng bức hoặc đe doạ, sử
dụng bạo lực, lạm dụng quyền hành hoặc lợi dụng tình hình khó khăn của một người
nào đó. Các hình thức này được sử dụng linh hoạt tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể
nhưng ngày càng được sử dụng tinh vi, táo bạo và tàn nhẫn hơn.
Một trong những hình thức phổ biến mà kẻ buôn người thường sử dụng để đạt được
mục đích của mình đó là lừa đảo phụ nữ, hứa kiếm việc làm có thu nhập cao. Điều này
xuất phát từ nhu cầu to lớn và chính đáng của mọi người, đặc biệt là những người phụ
nữ, những gia đình nghèo ở các vùng nông thôn.
Nông thị M làm nghề buôn hoa quả… Tuyển bảo M đừng buôn hoa quả
nữa mà mua vải về bán được nhiều lời hơn. Tuyển hứa cho M vay tiền và

6


dụ M đi sâu vào Trung quốc để mua rẻ hơn. M theo Tuyển tới một vùng
heo hút (Lê Thị Quý, 2000:130)
Cũng xuất phát từ mong muốn thoát nghèo, kẻ buôn người đã cám dỗ người phụ nữ
chấp nhận đối với việc kết hôn thông qua những lời hứa hẹn về tương lai tươi sáng,
một cuộc sống tươi đẹp ở nơi đến với một người chồng tốt và một công việc tốt. Điều
này đã được chấp nhận từ phía người bị bán lẫn sự đồng thuận của gia đình họ.
Những thủ đoạn mà những kẻ buôn bán sử dụng để “tuyển dụng” trẻ em và phụ nữ
phụ thuộc vào hoàn cảnh của những trẻ em và phụ nữ liên quan nhưng thường họ bị
dụ dỗ và lừa gạt ngay từ đầu.
Hầu hết tất cả các phụ nữ bỏ trốn khỏi cảnh bị bán ở Trung Quốc và trình
báo chính quyền địa phương đều nói rằng họ đã bị lừa ngay từ đầu.

(OXFAM,2002:18)
Một thủ đoạn khác của bọn buôn người là đón lọng phụ nữ Việt nam ở biên giới sang
tham quan, du lịch hoặc buôn bán ở Trung Quốc rồi bán cho các tú ông, tú bà hoặc
cho đàn ông Trung Quốc làm vợ.
Trong thời gian gần đây phương thức buôn bán có sự biến chuyển. Nếu trước đây
buôn bán phụ nữ và trẻ em thường chỉ gắn với các thủ đoạn dụ dỗ, lừa gạt thì nay còn
gắn với bạo lực, cưỡng bức, dùng vũ lực hoặc thuốc gây mê có thể được sử dụng để
kiểm soát và bắt cóc trẻ em và người lớn thậm chí cả giết người.
“Một hôm khi đang bẻ ngô ngoài đồng vắng, K bị ba thanh niên đến gí con
dao nhọn và ra lệnh cho cô phải đi theo chúng. Sau khi hãm hiếp cô gái,
chúng đưa cô đến một thành phố và bắt cô bán dâm một năm. Sau đó
chúng bán cho một người ở miền Trung” (Lê Thị Quý, 2004:21)
“Chị Đinh Thị B đang đi mua vỏ bao ở đất Đông Hưng. Ninh và Tính lừa
chị B vào nhà rồi bọn chúng đóng cửa lại, nhốt chị B vào trong nhà. Bọn
Chiến đã dùng thủ đoạn đánh đập, cưỡng ép chị B phải lấy chồng Trung
Quốc” (Lê Thị Quý, 2000:132)
“B đi chợ để may một bộ quần áo mới chuẩn bị cho ngày khai trường. Ra
chợ, tình cờ cô gặp lại một người bạn cũ. Người bạn cho cô một cái kẹo.
Khi ăn xong thì B lịm đi không biết gì nữa. Khi tỉnh dậy cô thấy mình đang
ở trên tầu cạnh một người đàn bà lạ” (Lê Thị Quý, 2000:134)
Bọn buôn người có thể đóng vai những kẻ mối lái hôn nhân và hứa với những người
phụ nữ rằng họ sẽ được giới thiệu với những người chồng tương lai thành đạt. Một số
7


người nước ngoài đến một đất nước nào đó để tìm gặp phụ nữ, cưới và dụ dỗ họ ra
nước ngoài.
Đối tượng nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, Hàn
Quốc, Đài Loan… lợi dụng danh nghĩa kinh doanh, du lịch để móc nối với các đối
tượng trong nước dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ, trẻ em đưa ra nước ngoài dưới dạng kết hôn,

cho nhận con nuôi, du lịch, xuất khẩu lao động (Ban chỉ đạo 130/CP, 2009:49)
Hiện tượng buôn bán người thông qua con đường này là có thực, người phụ nữ bị lừa
gạt đẩy vào các hoạt động mại dâm hoặc trao tay “làm vợ” người khác hay bị biến
thay đổi vai trò từ vợ thành người giúp việc hoặc nô lệ tình dục.
B và C đi từ tỉnh An Giang. Họ được giới thiệu tới “người chồng” của
mình thông qua trung gian môi giới, tại Việt Nam và làm thủ tục hôn nhân
đầy đủ. Họ đến Đài Loan vào tháng 3/4/2005. Tại sân bay, họ bị những
người đàn ông “lạ mặt” chặn lại và sau đó “đẩy họ vào nghề mại dâm”
(Maria, 2005:30-31)
Hiện tượng đàn ông nước ngoài mua “vợ” Việt Nam có cưới hỏi đàng hoàng nhưng
khi về nước lại bán vợ cho người khác. Hoặc “là sự dối lừa khi chủ rể làm đám cưới là
một người đẹp trai nhưng khi cô dâu sang đến nhà chồng thì chú rể lại được thay thế
bằng ông già, người tàn tật hoặc người mắc bệnh tâm thần”. Đó cũng là sự ép buộc
phụ nữ Việt Nam phải làm vợ nhiều người hoặc làm gái mại dâm (Lê Thị Quý,
2004:24)
Sự mở cửa kinh tế đã cho phép nhiều đàn ông nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam
trong nhiều lĩnh vực. Do hoàn cảnh công việc, họ không thể mang vợ con theo. Để
giải khuây, họ kiếm vợ nhỏ ở Việt Nam. Khi hết hạn về nước, cũng có người mang
“vợ” về nhưng không phải để chung sống mà để bán cho người khác hoặc vào nhà
chứa. Không ít phụ nữ sau khi cưới đã trốn về và tố cáo việc các cô bị chồng bán cho
người khác hoặc nhà chứa. Có người được ở với chồng nhưng không phải với tư cách
người vợ mà là tư cách người giúp việc và nô lệ tình dục. (Lê Thị Quý, 2000:134135).
Hình thực lừa gạt qua con đường xuất khẩu cũng tồn tại khá phổ biến. Những người
lao động thông qua các trung tâm môi giới để được lựa chọn làm việc tại các nhà máy
ở nước ngoài, tuy nhiên, khi đến họ phải làm công việc mà họ không mong muốn.
Nhiều người đã bỏ ra ngoài làm, họ trở thành lao động bất hợp pháp và chịu cảnh
ngược đãi về thân thể từ chính người thuê họ.

8



Những năm trước đây hiện tượng buôn bán phụ nữ và trẻ em thường chỉ diễn ra ở một
số khu vực như vùng đô thị, thành phố, vùng biên giới thì nay đã lan rộng rất nhiều
khu vực khác.
Với sự phát triển chóng mặt của các khu vực lớn như thành phố Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh và một số đô thị khác đã kéo theo hàng loạt sự thay đổi trong xã hội.
Phân tầng xã hội đã hối thúc tầng lớp nghèo hơn kiếm mọi cách thức để thu hẹp khoản
cách với tầng lớp trên họ. Cơ hội việc làm và nghèo đói tạo nên luồng di cư giữa nông
thôn và đô thị. Trong quá trình này, buôn bán người trong nước tồn tại, tuy nhiên nó
tồn tại với mức độ như thế nào, hoặc theo hình thức nào thì chưa được đề cập nhiều.
Các tuyến đường nội địa chủ yếu được xác định là: “từ nông thôn ra các khu đô thị lớn
như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh” hay “từ nông thôn ra thành thị, thị trấn, khu
công nghiệp” và “từ nông thôn tới các khu du lịch, nghỉ mát”. Trong một số vụ án gần
đây được đưa lên báo chí cho thấy một số khu vực ở Tây Nguyên cũng trở thành nơi
đến của người bị buôn bán. Người dân ở các tỉnh nghèo phía Bắc bị lừa gạt và bị bóc
lột sức lao động ở các đồn điền cao su, lò gạch.
Số trẻ em và thanh niên di cư từ địa phương này sang địa phương khác, đặc biệt là
vùng đô thị để giúp việc gia đình cũng khá đông, và như kinh nghiệm ở những nơi
khác cho thấy thì cũng có thể có những vụ buôn bán người trong số đó (UNICEF,
2006:12). Mại dâm được xem là mục đích chính của việc buôn bán người ở trong
nước, nên những nơi nào phổ biến mại dâm thì được xem là điểm dừng cuối cùng của
việc buôn bán người.
Con đường buôn bán phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài tập trung nhiều nhất là qua 3 khu
vực biên giới: Việt Nam – Trung Quốc (tập trung tại các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh,
Lao Cai, Cao Bằng, Hà Giang), Việt Nam – Campuchia (Tây Ninh, An Giang, Đồng
Tháp, Kiên Giang…), Việt Nam – Lào (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị) (Ban chỉ đạo
130/CP, 2009:48), trong đó Lào vừa là điểm trung chuyển vừa là điểm dừng cuối cùng
của những người bị buôn bán. Có tuyến đường vận chuyển khác được đề cập là qua
các sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất sang Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao,
Singapore, hoặc các nước Tây Âu, Mỹ và các nước khác (Lê Thị Quý, 2000:110)

4. Nguyên nhân của tình trạng buôn bán người
Một trong những bước ban đầu cần làm nhằm ngăn chặn Buôn bán người là xem xét
những nguyên nhân của nó. Như bất kỳ hành vi phạm tội có tổ chức nào, Buôn bán
người xảy ra do nhiều nguyên nhân, thường là kết hợp. Trong bài viết này, xuất phát
từ chu trình của buôn bán người, từ điểm đi, điểm đến và qua bước trung gian, nguyên
9


nhân của buôn bán người sẽ phân thành 3 loại: Nguyên nhân xuất phát từ điểm đi của
người bị buôn bán, nguyên nhân ở điểm đến và nguyên nhân trung gian.
Nguyên nhân xuất phát điểm từ nơi đi liên quan đến những quyết định của cá nhân
hay của gia đình họ do bị ảnh hưởng bởi mong ước có cuộc sống tốt hơn, tìm kiếm các
cơ hội việc làm, và những vấn đề cá nhân như rượu chè và nghiện ma tuý. Những điều
kiện ảnh hưởng đến những quyết định cá nhân như bạo lực gia đình, nhu cầu có các
dịch vụ nhất định và các hình thức lao động.
Nghèo đói đã buộc con người phải di cư để cải thiện điều kiện kinh tế gia đình. Phụ
nữ di cư do nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhiều ước muốn, nhu cầu khác nhau nhưng
hầu hết đều xuất phát từ những mong muốn bình thường nhất của người phụ nữ. Đó là
mong ước có việc làm ổn định, gia đình êm ấm, hạnh phúc (Lê Thị Quý, 2000:137).
Cũng giống như các nạn nhân bị buôn bán trong khu vực, hầu hết phụ nữ
Việt Nam bị buôn bán sang Trung Quốc mà chúng tôi tiếp xúc là những
người nghèo hoặc rất nghèo (Lê Thị Quý, 2000:80)
Vì nghèo, những người phụ nữ bị buôn bán và gia đình của họ có ít sự lựa chọn nào
khác cho cuộc sống sinh kế của mình. “Yếu tố nghèo đói là nguyên nhân đầu tiên thúc
đẩy quá trình di cư của nông dân ra các tỉnh khác và ra nước ngoài kiếm sống”. (Lê
Thị Quý, 2004:49). Cuộc sống của người nghèo luôn tiềm ẩn nguy cơ bị buôn bán
Cuộc sống hiện nay của tôi vô cùng khó khăn. Hàng ngày tôi đan bồ để bán
được khoảng 4.500-5.000 đồng. Số tiền này để giành mua đồ ăn cho hai
đứa con, còn bản than tôi thì gặp gì ăn nấy. Cả hai bên gia đình đều nghèo
nên cũng không giúp được gì thêm. Một số bạn rủ tôi đi xuống thành phố

để làm việc trong các nhà chứa, cũng kiếm được khoảng 500-600.000
đồng/tháng. Tôi đã hỏi ý kiến bố mẹ chồng nhưng họ khuyên tôi không nên
đi vì sợ có ngày tôi không được về để gặp lại các con tôi nữa. Tuy nhiên,
nếu tôi không đi thì tôi và các con tôi sẽ lấy gì mà sống (Lê Tiêu La,
2002:14)
Có nhiều gia đình xem việc con cái họ ra đi, dù đi đâu là đỡ được gánh nặng cho gia
đình, hoặc ra đi mới có cơ may để lập gia đình, do vậy khi người xung quanh hoặc
công an hỏi thì thường bao che và nói dối chính quyền là con cái đi buôn bán làm ăn
xa” (Lê Thị Quý, 2004:49). Vì tình trạng kinh tế chật vật, khó khăn, nhiều gia đình
trong lúc tuyệt vọng, dùng con mình làm vật hy sinh, bán con để trả nợ nần mà quên
đi cả tình máu mủ, ruột thịt.
Vì đói quá mà. Túng thiếu, nợ nần không có tiền trả. Con T nhà tôi do tôi đẻ
10


ra, tôi có quyền bán nó để trả nợ. (Lê Thị Quý, 2000:81)
Sự tính toán vụ lợi, lối sống thực dụng, bị cám dỗ bởi giá trị vật chất, nên họ coi hôn
nhân là phương tiện để thoát nghèo, chấp nhận lấy chồng nước ngoài núp dưới vỏ bọc
“tự nguyện kết hôn”
Các tài liệu cũng chỉ ra rằng thông thường phụ nữ ít bị sức ép của bố mẹ họ nhưng vì
nghèo đói, tình yêu và sự tôn trọng gia đình họ ra đi với hi vọng cải thiện đời sống cho
gia đình “Đức hi sinh, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ, vai trò kinh tế của phụ
nữ trong gia đình cũng được coi là một nguyên nhân khiến một số nữ thanh niên nghĩ
đến việc lấy chồng ngoại để có thu nhập, báo hiếu cho cha mẹ”
Một số cha mẹ trong gia đình đông con, đói nghèo, dựa vào tư tưởng báo hiếu của con
cái đã đồng ý gả con cho người nước ngoài để tháo gỡ khó khăn về kinh tế.
Chính vì nghèo đói, nhiều phụ nữ và trẻ em không được đi học, nhận thức của họ bị
hạn chế để tránh được những mánh khóe lừa gạt của kẻ buôn người. “Trong số các em
bị lừa bán không có em nào đang còn đi học, thậm chí có em chưa bao giờ được đến
trường” (Lê Tiêu La, 2002:16)

Chính vì nghèo, họ phải tìm mọi cách để có thu nhập, họ tìm kiếm cho mình các cơ
hội, thậm chí là làm dâu nước ngoài. Phụ nữ coi việc đăng kí kết hôn “như một cuộc
bán mình”, và hôn nhân ở xứ người là phương tiện để giải quyết vấn đề kinh tế hay bế
tắc nghề nghiệp, bế tắc về tương lai trong cuộc sống của họ (Actinonaid, 2008:14)
Việc tự nguyện kết hôn ở đây thực chất là do phụ nữ chấp nhận tự nguyện để nam giới
nước ngoài đến lựa chọn họ “như lựa một món hàng” và chấp nhận cuộc hôn nhân cầu
may được đổi đời ở xứ người. (Actinonaid, 2008:14). Nhiều trung tâm môi giới hôn
nhân bất hợp pháp xuất hiện để đáp ứng nhu cầu này của phụ nữ. Trong những năm
vừa qua công an thành phố Hồ Chí Minh đã phát thiện và ngăn chặn hàng chục vụ với
hàng ngàn phụ nữ từ các tỉnh bị thu gom để người nước ngoài xem mặt chọn vợ.
Phụ nữ di cư do nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhiều ước muốn nhu cầu khác nhau
nhưng hầu hết không ngoài những mong muốn bình thường nhất của người phụ nữ.
Đó là mong muốn có việc làm ổn định, gia đình êm ấm, hạnh phúc. Miền “đất hứa”
của chị em là thành thị, là nước ngoài (Lê Thị Quý, 2000:137).
Có thể thấy rằng sự nghèo đói, thất học, thiếu việc làm dẫn đến phụ nữ và trẻ em đi
tìm kiếm cơ hội việc làm như là hành động bản năng sinh tồn. Những nỗ lực của họ
trong tìm kiếm công việc là điều kiện thuận lợi cho những kẻ buôn người thực hiện
hành vi của mình.

11


Các yếu tố tâm lý khác như do trắc trở về tình yêu, hôn nhân, gia đình khiến việc phụ
nữ mong muốn có một hạnh phúc khác ở xứ người cũng dễ biến họ thành đối tượng
nhắm đến của bọn buôn người
Năm 1998, khi mới 21 tuổi, đang bụng mang dạ chửa, tôi đi Trung Quốc
cũng chỉ vì ức chế do bị chồng hành hạ. Cách đây 4 năm, tôi đã về quê với
đứa con đầu, để lại Trung Quốc 2 đứa con sau. (Actinonaid, 2008:16)
Xuất phát từ chuyện buồn của bản thân, các chị đã dễ dàng tin theo kẻ buôn người để
ra đi tìm một hạnh phúc gia đình khác. Bên cạnh đó, số chị em quá lứa nhỡ thì cũng

không nhỏ và các chị này cũng rất sẵn sàng ra đi vì hy vọng có thể xây dựng được
hạnh phúc gia đình. (Lê Thị Quý, 2000:141)
Sự đỗ vỡ trong tình yêu cũng được xem là một yếu tố dẫn đến bị buôn bán của một số
phụ nữ. Nhiều cô gái sau khi “trao thân gửi phận” cho người yêu liền bị hắn “quất
ngựa truy phong”. Quá xấu hổ, thất vọng và cũng không muốn để cha mẹ, gia đình
phải phiền lòng, các cô đã tìm đường sang Trung quốc (Lê Thị Quý, 2000:85)
Bất bình đẳng giới trong xã hội cũng được tính đến như là một nguyên nhân dẫn đến
buôn bán người. Không chỉ các em gái mà ngay cả những phụ nữ đã có chồng con
trong những hoàn cảnh đặc biệt bị xô đẩy cũng là nạn nhân của nạn BBPN-TE. Có lẽ
không có ai lại bỏ nhà ra đi khi đang sống gia đình hạnh phúc. Những nỗi đau về thể
xác lẫn tinh thần cũng như việc tước đi cái quyền được học hành ở cái tuổi ăn học như
các em là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng buôn bán, lạm dụng tình dục
ở trẻ em gái. Có thể thấy rất rõ rằng nếu không bị đày đọa trong địa ngục gia đình thì
những người phụ nữ và các trẻ em gái vì muốn thoát khỏi địa ngục này đã rơi ngay
vào địa ngục của bọn buôn người.
Ngoài ra, sự ăn chơi, nghiện ngập, quan niệm lạc hậu ở một số dân tộc… cũng là
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng buôn bán người. Vì quan niệm nhà nào có ma
gà thì con gái không thể lấy được chồng, chính vì vậy họ phải tìm nơi mà có thể được
hưởng cái quyền làm vợ làm mẹ. “Nếu ở nhà thì chả ai lấy các em tôi vì chúng lớn
tuổi mà có ma gà nên nó phải tìm cách sang bên kia (Trung quốc) lấy chồng” (Lê Thị
Quý, 2004:53-54)
Nguyên nhân ở nơi đến có mối quan hệ chặt chẽ với mô hình kinh tế cung-cầu toàn
cầu, nơi các cá nhân đáp ứng nhu cầu về tình dục thương mại như mãi dâm và khiêu
dâm, và lao động không hợp pháp trong những khu vực như nhà máy, mỏ than, nhà
hàng và chợ phố, và mua bán các bộ phận cơ thể. Nhu cầu đó tăng tỷ lệ với sự phát
triển của hầu hết các ngành công nghiệp trên thế giới.

12



Nhu cầu cần lao động tình dục cho ngành công nghiệp tình dục của các nước láng
giềng là yếu tố cầu của việc BBPNT
Mại dâm là một tệ nạn mang tính toàn cầu. Kỹ nghệ tình dục đã đẩy nạn mại
dâm thành một “nghề”. Đây không chỉ là “nghề” của những người nghèo mà
còn là “nghề” của những nước nghèo. (Lê Thị Quý, 2000:80)
Theo đánh giá của UNICEF và ECPAT, có khoảng 45.000 gái mại dâm đang làm việc
ở Campuchia, trong đó có khoảng 60-65% là người Việt Nam, trong số này, 20-25%
là trẻ em từ 14-18 tuổi. (C&D, World Vision, 2005:3)
Tốc độ phát triển kinh tế đô thị khiến ít phụ nữ chịu sống tại nông thôn lấy chồng, bên
cạnh đó, chính sách kế hoạch hóa gia đình khiến nhiều đàn ông không lấy được vợ và
nam giới phải có nhu cầu chọn vợ từ các quốc gia trong đó có Việt Nam. Hiện tượng
này tập trung chủ yếu ở các nước: Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc. Theo thống kê
chưa đầy đủ thì khoảng 2/3 phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc bị bắt buộc hoặc tình
nguyện làm vợ người Trung Quốc (Lê Thị Quý, 2000:115).
Việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình kết hợp với sự phát triển kinh tế đô
thị như đã đề cập ở trên khiến nhiều nam giới nghèo không lấy được vợ. Mong muốn
có người để khi về già được nương tựa và có người thờ cúng khiến nhiều gia đình
không có con, đặc biệt là ở vùng nông thôn nghèo Trung Quốc tìm mọi cách để có
được một đứa con, kể cả việc mua chúng. Do đó, nhiều trẻ em trai bị bắt cóc và bán
cho các gia đình không có con ở Trung Quốc.
Bên cạnh các nguyên nhân ở trên, thiếu lao động giản đơn trong thị trường lao động
và buôn bán các bộ phận trên cơ thể tại nơi đến cũng được xem là nguyên nhân dẫn
đến buôn bán người. Nạn nhân được bị buôn bán để làm các công việc đơn giản như
đi làm ăn xin hoặc giúp việc gia đình, lao động trong các nhà hàng. Buôn bán nội tạng
để phục vụ cho các bệnh viện và cho các gia đình có nhu cầu.
Nguyên nhân trung gian có liên quan đến nhân tố kinh tế-xã hội như thất nghiệp,
nghèo đói, thiếu cơ hội học tập và vịêc làm, phân biệt đối xử, và bất bình đẳng giới.
Chính điều này đã khiến các cá nhân trở thành nạn nhân của buôn bán người. Ngoài
ra, những nguyên nhân sâu xa còn do hệ thống bảo vệ xã hội và pháp lý yếu kém cũng
như nền chính trị không ổn định được thể hiện rõ qua chế độ độc tài, tham nhũng hay

những xung đột vũ trang. Trên mức độ quốc tế, việc thất bại để nhận dạng, khởi tố và
kết án bọn buôn người cũng như những yếu kém trong hệ thống bảo vệ biên giới quốc
tế và thiếu chứng cứ pháp lý là những tác nhân có lợi cho sự gia tăng của buôn bán
người.

13


Cuối cùng, mặc dù các chiến lược thông tin về Buôn bán người được phổ biến rộng
rãi nhưng cộng đồng vẫn chưa có đầy đủ nhận thức về hiện tượng này. Do các nhân tố
này, những nạn nhân tiềm năng không có khả năng bảo vệ chính mình và tiếp tục “tiêu
thụ” sản phẩm và hưởng thụ các dịch vụ được cung cấp thông qua các hoạt động liên
quan đến buôn bán người.
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, nhiều biến đổi trong đời sống
kinh tế - xã hội nảy sinh. Tự do cạnh tranh trong sản xuất hiện nay đã xóa bỏ tình
trạng bình đẳng giả tạo về thu nhập thời kì trước, nhưng nó lại làm xuất hiện sự phân
hóa giàu nghèo, biểu hiện rõ rệt ở sự phân hóa giữa tình trạng nghèo nàn thiếu đói,
thiếu việc làm của một bộ phận dân cư này với sự tích tụ của cải, tiền bạc, thóc gạo,
thậm chí cả ruộng đất và công cụ sản xuất nông nghiệp của một bộ phận dân cư khác.
(Lê Thị Quý, 2000:60). Đặc biệt, ở một số khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đời
sống nhân dân còn rất hạn chế, dân trí thấp, nhiều phụ nữ, trẻ em và gia đình ở trong
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị lôi cuốn vào quá trình tìm kiếm công việc làm ở đô
thị hay ở nước ngoài để có thu nhập, thoát nghèo.
Sự trục lợi về kinh tế cũng dẫn tới nhiều cá nhân đưa chân vào ngành nghề mất nhân
tính. Một số đối tượng trước đây đã là nạn nhân bị buôn bán, khi về nước lại trở thành
đối tượng dụ dỗ, buôn bán phụ nữ, trẻ em. Một số cán bộ, nhân viên thoái hóa biến
chất lợi dụng lĩnh vực công tác được giao đã móc nối với đối tượng ngoài xã hội thu
gom trẻ em, làm giả giấy tờ nhằm hợp pháp hóa việc chuyển giao trẻ em cho người
nước ngoài nhận làm con nuôi.


Luật pháp và các chính sách của Nhà nước Việt Nam
Đối với pháp luật quốc gia, gần đây nhất Việt Nam đã ban hành đạo luật thống nhất về
phòng, chống buôn bán người. Trước đây, các quy định về phòng chống buôn bán
người nằm rải rác ở các đạo luật và văn bản dưới luật như: Hiến pháp 1992, Luật Hôn
nhân và gia đình và một số văn bản liên quan đến Luật hôn nhân và gia đình; Luật bảo
vệ và chăm sóc trẻ em; Pháp luật hình sự và một số hệ thống chế tài về hành chính,
dân sự khác. Các đạo luật và văn bản dưới luật được đề cập trong luật pháp và chính
sách của Việt Nam đã thể hiện được sự nỗ lực trong công tác phòng chống và ngăn
chặn sự gia tăng tệ nạn buôn bán người. Tuy nhiên, nhiều quan điểm của các tác giả
đồng ý rằng, hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là pháp luật hình sự và pháp luật
tố tụng dân sự còn nhiều bất cập, việc áp dụng các chế tài vào việc phòng, chống, bảo
14


trợ người bị buôn bán còn chưa phù hợp với thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn đấu tranh đối với loại tội phạm này và so với các chuẩn mực quốc tế về
chống buôn bán người thì cũng còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc hợp
tác đấu tranh phòng chống tội phạm (Bộ Tư pháp, 2008:1).
Ngày 29 tháng 3 năm 2011, Quốc Hội ban hành Luật phòng, chống mua bán người,
tuy nhiên trong nội dung của bộ luật chưa có khái niệm về mua bán người. Các định
nghĩa về buôn bán người và xác định nạn nhân rải rác ở một số Luật chưa đủ cơ sở
pháp lý để trừng trị hành vi môi giới, mua bán, bóc lột lao động và buôn bán nam giới
(Ban chỉ đạo 130/CP, 2009:25). Khung hình phạt dành cho các đối tượng như cò mồi,
môi giới, chủ chứa và ma cô nhìn chung còn quá nhẹ (Lê Thị Quý, 2000:209)
“Pháp luật của Việt Nam còn chưa đủ mạnh để chống lại loại tội phạm
này… vì thế nạn BBPN, đã phát triển như một ung nhọt mà trong đó dường
như vi trùng có lúc nhờn với thuốc chữa” (Lê Thị Quý, 2000:86-87)
Trong một số lĩnh vực vẫn còn tồn tại những khoảng cách, đặc biệt là những quy định
liên quan đến vấn đề hồi hương, xác định, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân (Bộ Tư pháp,
2006:147). Công tác hỗ trợ nạn nhân, mới chỉ dừng lại ở mức độ nguyên tắc, chưa có

quy định rõ đối tượng được bảo vệ, các biện pháp bảo vệ, thủ tục yêu cầu bảo vệ. Do
vậy, cần nghiên cứu ban hành, bổ sung các quy định về lĩnh vực này để bảo vệ nạn
nhân từ khi tiếp nhận, điều tra, truy tố, xét xử và tái hòa nhập cộng đồng, nhằm đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân” (Ban chỉ đạo 130/CP, 2009:25)
5. Kết luận và giải pháp
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với việc mở cửa và phát triển nền kinh tế thị trường
đã mang lại cho Việt Nam những thành tựu mới trong phát triển, nhưng cũng kéo theo
những biến động xã hội sâu sắc. Trong đó nổi lên về vấn đề buôn bán người - một
hành vi vi phạm nhân quyền tác động đến an ninh, trật tự xã hội.
Có nhiều khó khăn trong việc đưa ra một con số chính xác tổng quan nhất về số vụ
buôn bán người nhưng có thể khẳng định rằng: tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em
là một vấn đề phức tạp và hiện hữu ở Việt Nam, gia tăng trong những năm gần đây và
chưa có chiều hướng giảm xuống trong thời gian tới.
Trẻ em gái và phụ nữ thường bị bán để lấy chồng, hoạt động mại dâm và lao động.
Một số trẻ em bị bắt cóc để bán cho các gia đình không có con ở Trung Quốc hoặc để
lấy các bộ phận trên cơ thể.

15


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến người buôn bán thực hiện hành vi của mình và người
bị buôn bán trở thành đối tượng của loại tội phạm này. Nguyên nhân xuất phát điểm
từ nơi đi liên quan đến những quyết định của cá nhân hay của gia đình người bị buôn
bán do bị ảnh hưởng bởi mong ước có cuộc sống tốt hơn, tìm kiếm các cơ hội việc
làm, hay do những vấn đề cá nhân như rượu chè và nghiện ma tuý. Nguyên nhân ở nơi
đến có mối quan hệ chặt chẽ với mô hình kinh tế cung-cầu toàn cầu, nơi các cá nhân
đáp ứng nhu cầu về tình dục thương mại như mãi dâm và khiêu dâm, và lao động
không hợp pháp trong những khu vực như nhà máy, mỏ than, nhà hàng và chợ phố, và
mua bán các bộ phận cơ thể. Nguyên nhân trung gian có liên quan đến nhân tố kinh
tế-xã hội, phân tầng xã hội, bất bình đẳng giới. Ngoài ra, những nguyên nhân sâu xa

còn do hệ thống bảo vệ xã hội và pháp lý.
Từ thực trạng về tình hình buôn bán người nêu trên, xuất phát từ những nguyên nhân,
có thể thực hiện một số giải pháp sau đây nhằm giảm thiểu tệ nạn buôn bán người ở
Việt Nam và bảo vệ nhân quyền cho những người phụ nữ và trẻ em nói riêng và cho
con người nói chung:
Đào tạo nghề tạo việc làm
Tiếp tục đầu tư đào tạo ngành nghề tạo việc làm cho người dân. Đặc biệt đầu tư cho
những vùng nghèo. Nhằm giảm thiểu quá trình di cư trong và ngoài nước, lấy chồng
nước ngoài để cải thiện thu nhập
Việc hỗ trợ vốn cần được thực hiện thông qua việc cung cấp các chương trình tín
dụng. Điều này sẽ giúp tăng thu nhập của các hộ nghèo, đặc biệt là các nạn nhân hồi
hương.
Công tác tư vấn/truyền thông
Xây dựng chương trình truyền thông quy mô rộng để nâng cao hiểu biết về các vấn đề
liên quan đến buôn bán người. Nâng cao năng lực đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác
viên tại cấp cơ sở thông qua các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, trao dồi kiến thức có
tính đền sự bền vững trong hoạt động ở tương lai. Đa dạng hóa các hình thức truyền
thông: lồng ghép nội dung buôn bán phụ nữ trẻ em vào các loại hình văn hóa quần
chúng tại địa phương: biểu diễn văn nghệ, cuộc thi tìm hiểu… ; Sử dụng các phương
tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa đài truyền thanh, truyền hình; Phát tờ rơi, cuốn
tài liệu cho các gia đình.
Trẻ em không đi học, kể cả trẻ em đã qua độ tuổi đến trường cần được đưa vào các
hoạt động phòng chống buôn bán người.

16


Giúp quá trình di cư có tổ chức được an toàn. Các trung tâm hướng nghiệp, trung tâm
môi giới việc làm cần tư vấn chi tiết về nguy cơ bị buôn bán, các hành vi bị buôn bán,
nhất là các yếu tố thể hiện vấn đề BBPN trong thực tế kết hôn với người nước ngoài.

Tại nước sở tại cần xây dựng các chính sách và chương trình để đảm bảo quyền của
phụ nữ và trẻ em từ nơi khác đến.
Tập huấn về các vấn đề bình đẳng giới, quyền phụ nữ, bạo lực gia đình trên cơ sở giới
để người phụ nữ hiểu được rằng, họ đang ở giai đoạn nào của việc buôn bán.
Cung ứng các chương trình phục hồi liên ngành (chăm sóc sức khỏe, tư vấn, giáo dục
và đào tạo, hòa nhập xã hội)
Các vấn đề liên quan đến luật pháp
Cần tiếp tục nghiên cứu để đưa ra qui định kiểm soát quá trình tìm hiểu, kết hôn giữa
người nước ngoài với người Việt Nam.
Đề ra các cơ chế chung giữa các nước để giải quyết vấn đề buôn bán trẻ em, cả ở các
nước gốc và các nước đến, bao gồm việc tiến hành các chương trình hồi hương an
toàn và được hỗ trợ và truy tố những kẻ tham gia vào việc buôn bán trẻ em.
Đối với nhóm đối tượng này cần phải có những chế tài trừng phạt nghiêm khắc thông
qua những quy đinh trong pháp luật của nhà nước
Đưa ra các mô hình quản lý các trung tâm môi giới lao động, môi giới hôn nhân.
Công tác hợp tác giữa các mạng lưới
Hợp tác giữa các mạng lưới công tác phòng chống BBN
Tăng cường hợp tác xuyên quốc gia trong phòng chống BBN, đặc biệt là tại các điểm
biên giới giáp ranh giữa Việt Nam và các nước.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
ActionAid, 2008. Tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em Nhằm đề xuất các hoạt động can
thiệp phù hợp tại một số vùng phát triển của Actinonaid Việt nam
AIPO, 2006. Tài liệu tham khảo Khuôn khổ chính sách và pháp luật chống buôn bán
người trong khu vực Asean. Hội nghị chuyên đề.
Ban chỉ đạo 130/CP, 2009. Tổng kết 5 năm chương trình hành động phòng, chống tội
phạm Buôn bán phụ nữ trẻ em (2004-2009)

Bộ tư pháp, 2006. Đánh giá hệ thống pháp luật của Việt Nam trên tinh thần nghị định thư
của Liên Hợp Quốc về chống đưa người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và
đường hàng không, bổ sung cho công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia. Vụ pháp luật Hình sự và Hành chính.
Bộ tư pháp, 2008. Kết quả khảo sát thực tiễn, áp dụng luật pháp luật về điều tra, truy tố,
xét xử tội phạm mua bán phụ nữ trẻ em.
Bộ tư pháp, Ban chủ nhiệm đề án 4. Kết quả khảo sát thực tiễn áp dụng pháp luật về điều
tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em. Chương trình 130/CP, 2008
C&D, Worrld vision, 2005. Báo cáo khảo sát Nhận thức của cán bộ và người dân về vấn
đề buôn bán phụ nữ trẻ em và đánh giá khả năng thực hiện chương trình phòng chống
buôn bán phụ nữ trẻ em tại tám vùng dự án của tổ chức tầm nhìn thế giới. Trung tâm hợp
tác và phát triển nguồn nhân lực (C&D) và tổ chức tầm nhìn thế giới thực hiện, 2005.
Cefacom, 2005. Ngăn ngừa buôn bán Phụ nữ & Trẻ em
Commit, 2008. Kỷ yếu hội thảo Đánh giá nhu cầu hợp tác Việt nam – Lào trong phòng,
chống buôn bán người. Ban chỉ đạo COMMIT.
Lê Thị Quí, 2004. Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới
Lê Thị Quý, 2000. Vấn đề ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ ở Việt nam. NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
Lê Tiêu La, 2002. Khảo sát thực trạng những nạn nhân nữ trở về do buôn bán phụ nữ ở
Tây Ninh
Maria Belen Angeles, 2005. Buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam. ActionAid.
OXFAM,2002. Viện XHH - Cứu trợ trẻ em Anh/Thuỷ Điển, 2002. Đánh giá nhanh về
buôn bán trẻ em và phụ nữ ở Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh thuộc dự án "Những
sáng kiến dựa vào cộng đồng phòng chống buôn bán trẻ em ở Việt Nam"
UNICEF, 2006. Báo cáo Đánh giá, Tình hình thực hiện công tác tiếp nhận, phục hồi, tái
hòa nhập đối với nạn nhân bị buôn bán ở Việt Nam.

18




×