Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Những nguyên nhân truyền thống và những nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các nguyên nhân này trong nền kinh tế đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.17 KB, 34 trang )

Trẻ đường phố Việt Nam
Những nguyên nhân truyền thống và những nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các
nguyên nhân này trong nền kinh tế đang phát triển

Tháng 7, năm 2005
Dương Kim Hồng*
Diễn đàn Phát triển Việt Nam
Kenichi Ohno∗
Diễn đàn Phát triển Việt Nam

Viện nghiên cứu chính sách quốc gia sau đại học Nhật Bản

Tóm tắt
Trẻ đường phố tại Việt Nam, một đất nước đang phát triển và hội nhập
khá nhanh, xuất hiện do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm
những nguyên nhân truyền thống như trẻ bị mồ côi, có cha mẹ ly dị và
những nguyên nhân mới như nguyên nhân kinh tế. Trong bài viết này, các
tác giả đã điểm lại định nghĩa và phân loại trẻ đường phố các nghiên cứu
trước đây. Tình hình trẻ đường phố ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
cũng được so sánh trong điều kiện thời gian thay đổi. Bài viết cũng nêu
lên một cách phân loại trẻ đường phố mới dựa trên tiêu chí nguyên nhân
và hoàn cảnh. Trong đó, nguyên nhân được phân thành gia đình tan vỡ,
vấn đề nhận thức, và di cư kinh tế. Hoàn cảnh được phân thành những
đảm bảo hiện tại và đầu tư cho tương lai. Bài viết cũng chỉ ra rằng nguyên
những trẻ lang thang do nguyên nhân gia đình không hạnh phúc là nhóm
trẻ khó hỗ trợ nhất trong khi đó thì nhóm trẻ di cư kinh tế lại luôn mong
muốn được đi học và có một cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, xu hướng phát
triển của trẻ lang thang lại luôn gặp những trở ngại và bị gián đoạn, thậm
chí là lâm vào hoàn cảnh khó khăn hơn. Và vì không phải trẻ đường phố
nào cũng giống trẻ đường phố nào, những can thiệp trợ giúp trẻ cũng cần
phải điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của từng nhóm trẻ.





Dương Kim Hồng là nghiên cứu viên tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) Hà Nội, và Kenichi Ohno
là giám đốc dự án phía Nhật Bản của VDF và là giáo sư của Viện nghiên cứu chính sách quốc gia sau đại
học Nhật Bản (GRIPS) tại Tokyo. Xin liên hệ qua email:

1


Lời cảm ơn
Trước tiên các tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành tới Câu lạc bộ Tình nguyên trẻ, báo
sinh viên Việt Nam, những người đã giúp chúng tôi tiến hành cuộc điều tra về trẻ đường
phố tại Hà Nội vào tháng 6 năm 2004.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ của Bộ lao động, thương binh và xã hội, Sở lao
động, thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em
Hà Nội, Ủy ban dân số, gia đình, trẻ em quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, quận Thanh
Xuân và quận Tây Hồ đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, cung cấp
những nhận xét chân thành và những số liệu rất quý giá.
Chúng tôi cũng rất biết ơn những cán bộ của tổ chức Terre des hommes Foundation,
những người đã chia sẻ với chúng tôi những kinh nghiệm làm việc và những số liệu quý
giá về trẻ đường phố tại thành phố Hồ Chí Minh. Nếu không có những thông tin này,
nghiên cứu của chúng tôi chắc hẳn sẽ không thể hoàn chỉnh được.
Trong quá trình viết, chúng tôi cũng nhận được rất nhiều những nhận xét, đóng góp quý
giá từ những vị khách đến tham dự hội thảo mà Diễn đàn Phát triển Việt Nam tổ chức và
đồng tổ chức ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tại Việt Nam và ở Tokyo và Osaka tại
Nhật Bản. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các vị khách đã đến tham dự những
hội thảo này.
Những buổi hội thảo của chúng tôi có được sự thành công nói trên là nhờ có sự nhiệt tình
giúp đỡ rất lớn trong công tác tổ chức của Tiến sỹ Trương Thị Minh Sâm, Phó Viện

trưởng, Giám đốc trung tâm Kinh tế học và Phát triển, Trung tâm khoa học, xã hội và
nhân văn quốc gia, Viện khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh và chị Azko
Hayashida, Viện nghiên cứu chính sách quốc gia sau đại học (GRIPS), Tokyo.
Chúng tôi hiểu rằng nghiên cứu này vẫn còn rất nhiều hạn chế. Những lỗi có thể có trong
nghiên cứu này chỉ thuộc trách nhiệm của hai tác giả. Chúng tôi cũng rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp và nhận xét từ phía độc giả. Xin chân thành cảm ơn.

2


1. Dẫn nhập
Trẻ đường phố hiện đang là một trong những vấn đề xã hội bức xúc của Việt Nam nói
chung và của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM) nói riêng. Gần đây hình ảnh
những trẻ đường phố lang thang bán kẹo cao su trong các quán ăn, hay trẻ đánh giày tại
các góc phố đã không còn xa lạ với người dân thành phố. Đôi khi người ta gọi chúng là
trẻ đường phố hoặc trẻ “bụi đời”. Tuy nhiên, nguyên nhân, cơ chế nào đã khiến những trẻ
này bỏ học và lang thang trên đường phố hiện vẫn là một vấn đề cần phải phân tích sâu
hơn và cụ thể hơn. Những nguyên nhân như gia đình quá nghèo, cha mẹ ly dị... có thể coi
là nguyên nhân chung của trẻ đường phố ở các nước đang phát triển, nhưng bên cạnh đó
cũng còn có những nguyên nhân cá biệt khác cho trẻ đường phố ở Hà Nội và Tp HCM,
hai thành phố đang trải qua những biến chuyển kinh tế và xã hội to lớn.
Trẻ lang thang trên đường phố do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với một số em,
đường phố là lối thoát cho những bất hạnh và bạo hành trong gia đình. Đối với một số em
khác, cuộc sống trên đường phố góp phần đem lại thu nhập cho gia đình, để giết thời gian
và để giải trí. Ngoài ra, những giá trị xã hội và gia đình truyền thống bị phá vỡ, trẻ thiếu
tinh thần ham học cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ không được
chăm sóc và phát triển bình thường.
Những trẻ làm việc và sống trên đường phố thường có rất ít kiến thức về quyền trẻ em
cũng như không nhận biết được về rất nhiều rủi ro của cuộc sống đô thị khi không có sự
hướng dẫn của người lớn. Rất nhiều trẻ phải chịu những áp lực căng thẳng từ việc kiếm

sống hàng ngày. Một số trẻ uống rượu hoặc dùng ma túy để quên đi những căng thẳng và
những trải nghiệm bất hạnh mà chúng gặp phải. Một số trẻ được đào tạo để trở thành trẻ
ăn xin chuyên nghiệp. Không ít trẻ đã phạm pháp hoặc tham gia vào các băng nhóm
phạm pháp. Một số trẻ khuyết tật bị đem bán cho những người lạ và bị bắt đi xin ăn trên
đường phố. Những trẻ em gái thường gặp nhiều rủi ro và nguy hiểm hơn vì các em
thường là đối tượng của việc xâm phạm tình dục.
Nhờ có chính sách đổi mới, đời sống người dân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể từ
cuối những năm 1980. Những thông số quốc gia cho thấy GDP bình quân đầu người đã
tăng từ 156 USD vào năm 1992 lên 482 USD vào năm 2002 (Tổng cục thống kê 2004).
Vào năm 1993, tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo đói là 58% nhưng đến năm 1998 tỷ lệ
này chỉ còn 37,4% và đến năm 2002 thì tỷ lệ này chỉ còn 28,9 % (Tổng cục thống kê
1999, 2004). Với những thành tựu này, Việt Nam là một nước có thành tích tốt nhất trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo. Mặc dù vậy, phát triển và hội nhập nhanh cũng khiến cho
một số vấn đề xã hội truyền thống trở nên khó khăn hơn và không ít những vấn đề mới
cũng phát sinh. Khi thu nhập bình quân tăng lên, một số vấn đề trở nên phúc tạp hơn và
bức xúc hơn, trẻ lang thang là một trong những vấn đề nảy sinh đó1.

1

Những vấn đề xã hội khác có thể trở nên bức xúc hơn cùng với sự phát triển kinh tế bao gồm tham nhũng,
phá hoại môi trường, bong bóng bất động sản, chủ nghĩa vật chất, và việc đảo lộn những giá trị văn hóa và
tinh thần.

3


Những thành phố đang thay da đổi thịt hàng ngày như Hà Nội và Tp. HCM hiện đang có
nhiều cơ hội và nhu cầu về việc làm mới như giúp việc nhà, đánh giày, bán hàng rong
cho dân cư trong thành phố và khách du lịch, những công việc mà những ít người dân
thành phố tham gia. Để đáp ứng nhu cầu này và mong muốn có thêm thu nhập đã khuyến

khích nhiều lao động nông thôn ra thành phố làm việc. Kiếm sống trên đường phố đôi khi
nguy hiểm và mệt nhọc hơn việc cấy cày ở nông thôn, tuy nhiên làm việc trên thành phố
lại đem lại nguồn thu nhập cao hơn. Những người dân nông thôn vẫn ra thành phố làm ăn
mặc dù họ phải sống xa quê hương, xa gia đình. Hơn nữa, nhịp sống thành thị nhộn nhịp
cùng với những cơ hội được học tập, đào tạo và việc làm đã thu hút các thanh niên nông
thôn di cư ra thành thị. Những nhân tố này chính là lực kéo cho nguồn di cư từ nông thôn
ra thành thị.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, cuộc sống nông thôn Việt Nam cũng có
nhiều thay đổi đáng kể, trong đó có cả những thay đổi tích cực và tiêu cực. Những đổi
mới nâng cấp trong hệ thống điện đường trường trạm đã làm cho cuộc sống ở các vùng
nông thôn được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có không ít các vấn đề
mới nảy sinh. Cách suy nghĩ cũng như trình độ học vấn của những người dân nông thôn
không thể bắt kịp được với sự thay đổi kinh tế và xã hội nhanh chóng. Những giá trị
truyền thống bị mai một lãng quên trong khi những giá trị mới của cuộc sống nông thôn
vẫn chưa xuất hiện. Đất trồng trọt cho tính theo đầu người cho nông dân ngày càng giảm
do áp lực từ việc gia tăng dân số và việc thay đổi mục đích sử dụng của đất canh tác.
Điều này tạo ra một lượng lao động dư thừa ở các vùng nông thôn. Đây chính là những
lực đẩy cho nguồn di cư từ nông thôn ra thành phố của cả trẻ em và người lớn.
Hiện nay đã có không ít các nhà nghiên cứu, các cán bộ nhà nước, cũng như các cán bộ
cơ sở, những người làm việc trực tiếp với trẻ em thiệt thòi ở khu vực thành phố. Cũng đã
có không ít những nghiên cứu và những báo cáo về vấn đề này với những mục đích và
phương pháp luận khác nhau. Dựa trên một số nghiên cứu sẵn có, chúng tôi muốn phân
tích sâu hơn nữa vấn đề trẻ em đường phố và tập trung vào phân tích những tác động đặt
trong mối tương quan với sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Bài viết có bố cục như sau. Phần tiếp theo là phần giới thiệu về một số định nghĩa và
cách phân loại trẻ đường phố. Phần 3 điểm lại một số những nghiên cứu về trẻ đường phố
ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong đó có một điều tra gần đây của VDF. Phần 4
phân tích những nguyên nhân và tình trạng của trẻ đường phố và mối quan hệ qua lại
giữa hai yếu tố này. Những sự dịch chuyển động giữa các nhóm trẻ ở những điều kiện
khác nhau cũng được đề cập tới. Phần 5 trình bày một số nghiên cứu tình huống của một

số trẻ đường phố trước đây. Phần 6 là phần kết luận.

2. Thế nào là một trẻ đường phố?
Trẻ đường phố là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất được các tổ chức quốc tế và
các cơ quan có liên quan sử dụng cho nhóm trẻ được đề cập đến trong nghiên cứu này
của chúng tôi. Thuật ngữ này cũng được chấp nhận ở Việt Nam và được sử dụng chính

4


thức trong các bộ và các cơ quan trực thuộc chính phủ. Tuy nhiên, gần đây, một số nhà
nghiên cứu trong các cơ quan nhà nước của Việt Nam chuyển sang dùng thuật ngữ trẻ
lang thang và kiếm sống trên đường phố. Trong bài tham luận này, thuật ngữ trẻ đường
phố vẫn được sử dụng vì đây vẫn là thuật ngữ đã và đang được dùng rộng rãi và phổ biến
trên thế giới.
Ngoài việc đề cập đến việc lựa chọn thuật ngữ sử dụng, phần này còn đề cập đến những
khó khăn trong việc xây dựng một thuật ngữ hoàn chỉnh và việc xác định số lượng trẻ
theo định nghĩa tương ứng. Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một con số chính xác cho
số trẻ lang thang lao động và kiếm sống trên đường phố, con số ước tính được các tổ
chức đưa ra cũng rất khác biệt. Rõ ràng là vấn đề định nghĩa và xác định số lượng có liên
quan chặt chẽ với nhau. Để có thể so sánh được các con số về trẻ lang thang đường phố
được xác định tại những địa điểm và thời gian khác nhau thì cần phải có một số liệu được
thu thập theo một định nghĩa thống nhất - hoặc ít nhất cũngtương tự. Ngoài ra, trẻ em
đường phố rất khác nhau và không đồng nhất hoàn toàn. Mỗi trẻ có một hoàn cảnh gia
đình khác nhau, một lý do khác nhau phải sinh sống trên đường phố, có trình độ học vấn
khác nhau và những yêu cầu khác nhau cần được đáp ứng. Một cách phân loại hiệu quả
sẽ đem lại một cách hiểu đúng và chính xác hơn về những vấn đề và những nhu cầu của
từng nhóm trẻ đường phố.
2.1. Những định nghĩa của chính phủ và các tổ chức quốc tế
Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa trẻ đường phố. Phần này sẽ giới thiệu về một số

định nghĩa được sử dụng rộng rãi hiện nay, đó là định nghĩa của Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội (MOLISA), định nghĩa của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và
định nghĩa của Terre des hommes Foundation, một tổ chức phi chính phủ của Thụy Sỹ
hoạt động ở Việt Nam từ năm 1989.
Theo MOLISA, trẻ đường phố là một trong mười nhóm trẻ2 có hoàn cảnh đặc biệt. Trẻ
em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không
ổn định, hoặc là trẻ em cùng với gia đình đi lang thang (Luật bảo vệ chăm sóc và giáo
dục trẻ em, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua, kỳ
họp lần thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004, trang 2). Theo định nghĩa này, tổng
số trẻ em lang thang trên cả nước ước tính khoảng 19.000 em trong năm 2003, trong đó
các em lang thang ở Hà Nội chiếm khoảng 1.500 và ở Tp. Hồ Chí Minh là khoảng gần
9.000 em. MOLISA không tiến hành phân loại trẻ em lang thang.
UNICEF định nghĩa trẻ em đường phố là những trẻ dưới 18 tuổi dành phần lớn thời gian
của mình trên đường phố. Theo UNICEF, trẻ em đường phố có thể được chia làm 3 nhóm
khác nhau: Trẻ sống trên đường phố, trẻ lao động trên đường phố và trẻ lang thang sống
cùng gia đình trên đường phố. Trẻ sống trên đường phố là những trẻ đã mất mối liên hệ
cùng gia đình và phải sống một mình trên đường phố. Trẻ lao động trên đường phố là
2

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm (1) trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; (2) trẻ em
khuyết tật, tàn tật; (3) trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học; (4) trẻ em nhiễm HIV/AIDS; (5) trẻ em
phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; (6) trẻ em phải làm việc xa gia đình; (7) trẻ
em lang thang; (8) trẻ em bị xâm hại tình dục; (9) trẻ em nghiệm ma túy; (10) trẻ em vi phạm pháp luật.

5


những trẻ dành toàn bộ hoặc phần lớn thời gian trên đường phố để lao động kiếm sống
cho gia đình hoặc cho bản thân trẻ (những trẻ này có thể vẫn còn gia đình và không
thường xuyên ngủ qua đêm trên đường phố). Trẻ lang thang sống cùng gia đình trên

đường phố là những trẻ sinh sống cùng gia đình và lang thang kiếm sống trên đường phố.
Những định nghĩa và cách phân loại của Terre des hommes cũng tương tự như định nghĩa
và cách phân loại của UNICEF. Do vậy mà những nghiên cứu của UNICEF và Terre des
hommes khá tương đồng để có thể so sánh được. Trong cuộc điều tra được tiến hành vào
năm 2000 của tổ chức Terre des hommes (2004), trẻ đường phố được định nghĩa là
những trẻ “dưới 18 tuổi, kiếm tiền bằng những nghề không ổn định ngoài đường phố như
xin ăn, lượm rác, bán hàng rong, phu khuân vác, đánh giày, móc túi, ăn cắp vặt và thuộc
bất cứ nhóm nào trong những nhóm sau:
Bảng 1. Cách phân loại trẻ đường phố của tổ chức Terre des hommes
Nhóm
A
B
C
D

Định nghĩa nhóm
Trẻ em bỏ nhà ra đi hoặc vô gia cư
A1: Ngủ ngoài đường
A2: Không ngủ ngoài đường
Trẻ em ngủ ngoài đường với gia đình hoặc người bảo
hộ
Trẻ em sống ở nhà nhưng làm việc trong những môi
trường “nguy hiểm”
Lao động trẻ em nhập cư làm nghề không ổn định
D1: Ngủ ngoài đường
D2: Không ngủ ngoài đường

Ghi chú: “nguy hiểm” có nghĩa là trẻ phải làm việc trong một trong những
điều kiện sau: (1) làm việc ban đêm; (2) làm công việc không thường xuyên
mại dâm hay ma cô; (3) ăn xin; và (4) sử dụng hoặc bán ma túy.


Nguồn: Biên soạn từ tài liệu của tổ chức Terre des hommes (2004), tr.19.

Trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu sử dụng cách định nghĩa của tổ chức Terre des
hommes kèm theo một số thay đổi nhỏ. Trẻ đường phố được hiểu là: Những trẻ dưới18
tuổi thường xuyên phải kiếm sống trên đường phố thông qua những công việc không ổn
định.
2.2. Những khó khăn trong việc thu thập số liệu
Giả sử tất cả các tổ chức đều thống nhất sử dụng chung một định nghĩa và cách phân loại
trẻ đường phố, mà điều này rất khó có thể xảy ra, thì việc thu thập số liệu cũng không vì
vậy mà dễ dàng hơn vì trẻ đường phố thường hay ẩn tránh và di chuyển trên một địa bàn
rộng lớn hoặc có những trẻ chỉ lang thang trong một khoảng thời gian nhất định trong
năm.
Sự ẩn tránh của trẻ đường phố là một trong những khó khăn lớn nhất trong các cuộc
nghiên cứu và điều tra. Một số lao động trẻ em thường dễ nhìn thấy hơn như: trẻ đánh
6


giày, trẻ đẩy xe ba gác, trẻ ăn xin, và những trẻ bán dạo những đồ rẻ tiền, áo phông, sách
du lịch, kẹo cao su, vé số hoặc kết quả xổ số. Ngoài những em này, còn có một số các trẻ
đường phố khác khó nhìn thấy hơn như: những trẻ bán ma túy, trẻ có liên quan đến hoạt
động mại dâm và những trẻ chỉ làm việc về đêm. Ví dụ tại chợ Cầu Muối Tp. HCM,
thường xuyên có một nhóm trẻ nhặt rau rơi thường làm việc từ 2 giờ đến 5 hoặc 7 giờ
sáng. Những trẻ này sẽ ngủ bù vào thời gian ban ngày. Chính vì vậy, nếu cuộc điều tra về
trẻ đường phố được tiến hành vào ban ngày thì những em này sẽ không nằm trong đối
tượng được điều tra (Terre des hommes Foundation 2004).
Có rất nhiều trẻ đường phố thường xuyên di chuyển địa bàn hoạt động từ nơi này qua nơi
khác để tìm khách hàng. Một số trẻ đường phố sẵn sàng di chuyển tới bất kỳ nơi nào
miễn là các em có thể tìm kiếm được một cơ hội sinh nhai. Chính sự dịch chuyển rất thất
thường này của trẻ đường phố đã tạo nên những trở ngại cho việc xác định số lượng trẻ.

Một số trẻ lại thường xuyên thay đổi nghề kiếm sống.
Hơn thế nữa, các hoạt động trên hè phố thường mang tính chất theo mùa. Một cuộc điều
tra được tiến hành vào mùa hè sẽ cho kết quả khác với một cuộc điều tra được tiến hành
vào mùa đông. Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng giảm số
trẻ đường phố.
Theo tiến sỹ Trần Trọng Khuê, viện Khoa học xã hội tại Tp. HCM và cô Nguyễn Thị
Thanh Minh, Ủy ban dân số gia đình trẻ em tp.HCM, số lượng trẻ đường phố trung bình
ước tính tại tp.HCM vào năm 2003 là khoảng 8.000 em. Tuy nhiên, con số này cũng còn
biến đổi rất nhiều trong năm. Số lượng trẻ đường phố luôn luôn tăng cao nhất vào thời
điểm mùa hè khi trẻ em không phải đến trường. Những trẻ sống trong các gia đình nông
thôn khó khăn thường nhân dịp nghỉ hè lên thành phố làm thêm kiếm tiền phụ giúp gia
đình. Các em bỏ nhà lên thành phố và tham gia vào việc bán hàng dạo hoặc nhặt rác. Thu
nhập mà một trẻ như vậy có thể kiếm được một tháng có thể gấp 10 lần số tiền mà cha
mẹ chúng ở nhà kiếm được khi làm nghề nông3. Hay nói cách khác, một trẻ lao động hè
như vậy có thể kiếm được một khoản tiền tương đương với số tiền mà cả gia đình kiếm
được trong vòng một năm. Vì vậy, trẻ thường sẵn sàng hy sinh kỳ nghỉ hè của mình để có
được một khoản thu nhập tương đối dành cho gia đình. Đây là một cách lý giải rất dể
hiểu cho việc số lượng trẻ đường phố tăng vọt vào thời điểm mùa hè tại các thành phố
lớn.
Trong những ngày lễ lớn như Ngày Quốc Khánh hoặc dịp Seagames 22, số lượng trẻ
đường phố cũng thay đổi đáng kể. Để chuẩn bị cho những dịp này, công an thành phố
thường xuyên đi thu gom những trẻ đường phố và người lang thang vô gia cư vào các
trường trại. Trong suốt khoảng thời gian diễn ra các chiến dịch thu gom, nhiều trẻ đường
phố đã lẩn trốn khỏi những khu vực kiếm sống hàng ngày4. Để đối phó lại các chiến dich
3

Những thông tin được thu thập trong cuộc hội thảo được VDF tổ chức tại Tp. HCM vào tháng 8 năm
2004. Tiến sỹ Minh cho biết một ví dụ về một trẻ đường phố quê ở Huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nơi
có mức thu nhập bình quân hàng tháng vào khoảng 100.000 đồng, nếu làm nghề bán vé số dạo ở tp. HCM
thì thu nhập sẽ khoảng 300.000 đồng một tháng .

4
Những trẻ em bị bắt và thu gom trong các chiến dịch thu gom ở Hà Nội sẽ được gửi lên trại Ba Vì hoặc
Đồng Dầu, những em lang thang ở Tp. HCM sẽ được gửi lên trường Thiếu niên 3 ở Huyện Gò Vấp.

7


thu gom này, trẻ đường phố hoặc là ăn mặc chỉnh tề hơn để tránh bị để ý hoặc tạm thời di
chuyển sang các khu vực vùng biên để tránh bị thu gom. Chính vì vậy, nếu các cuộc điều
tra bỏ qua các yếu tố này thì kết quả điều tra sẽ rất dễ gây ra những hiểu lầm cho người
sử dụng.
Để kiểm soát được sự di chuyển và thay đổi của trẻ đường phố, các cuộc điều tra nên
được tiến hành vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm và nhiều thời điểm khác nhau
trong một ngày, sự phân bố thời gian điều tra như vậy sẽ cho phép các nhà nghiên cứu
thu thập được những thông tin chi tiết về sự di chuyển của trẻ đường phố và nắm bắt
được xu thế chung. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc điều tra đều không được tiến hành theo
hình thức này do những sự hạn chế về thời gian, chi phí và nguồn nhân lực.

3. Những so sánh giữa hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh,
trước đây và hiện nay
Trong số các cuộc điều tra về trẻ đường phố ở Việt Nam, chúng tôi chọn ra 4 điều tra để
tiến hành so sánh. Trong đó, có hai cuộc điều tra được tiến hành ở Tp. HCM, hai cuộc
điều tra được tiến hành ở Hà Nội. Và trong đó, hai cuộc điều tra được tiến hành trước đây
gần 10 năm, và hai cuộc điều tra được tiến hành gần đây. Bốn cuộc điều tra đó là:
(i) Terre des hommes Foundation, Trẻ bụi đời tại Thành phố Hồ Chí Minh (1992).
Cuộc điều tra được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 6 năm 1992.
(ii) Terre des hommes Foundation, Nghiên cứu về trẻ em đường phố ở Thành phố
Hồ Chí Minh (2004). Cuộc điều tra được tiến hành vào năm 2000 và được bổ
sung kết quả từ các cuộc thảo luận nhóm của các phỏng vấn viên được tiến hành
vào năm 2002.

(iii) Nguyễn Văn Buồm và Jonathan Caseley, Điều tra về tình hình trẻ đường phố
tại Hà Nội (tháng 3 năm 1996). Cuộc điều tra được tiến hành vào tháng 11 và 12
năm 1995.
(iv) Cuộc điều tra về trẻ em đường phố được VDF tiến hành (chưa xuất bản).
Cuộc điều tra được tiến hành vào tháng 6 năm 2004.
3.1. Phương pháp
Cả bốn cuộc điều tra trên đây đều có một phương pháp điều tra tương đối giống nhau.
Chỉ có hai điểm khác biệt là thời gian điều tra và địa điểm tiến hành điều tra. Trong mỗi
cuộc điều tra các thông tin được thu thập từ một bảng câu hỏi phỏng vấn đã được soạn
sẵn và được các phỏng vấn viên tiến hành phỏng vấn từng các nhân.
Cuộc điều tra đầu tiên được tổ chức Terre des hommes tiến hành vào 6 tháng đầu năm
1992 tại 7 địa điểm khác nhau trong thành phố là: Khu vực Bến Nghé (Quận 1), khu vực
chọ Bến Thành (Quận 1), khu vực chợ Cầu Mống, Cầu Muối (Quận 1), khu vực chợ Lớn
(Quận 5), khu vực ga Sài Gòn (Quận 3), khu vực Bến xe miền Tây (Quận Bình Chánh),
8


và khu vự bến xe Văn Thánh (Quận Bình Thạnh). Tại mỗi khu vực, các trẻ đường phố
được lựa chọn để phỏng vấn một cách ngẫu nhiên. Tỷ lệ giới tính của các trẻ được phỏng
vấn được lựa chọn trên cơ sở gần nhất với tỷ lệ số trẻ nam/nữ thực tế trên đường phố. Các
cuộc điều tra được ba cán bộ dự án và các tình nguyện viên tiến hành thông qua một bảng
câu hỏi phỏng vấn.
Cuộc điều tra thứ hai của Terre des hommes được tiến hành điều tra vào năm 2000 với
một số điều chỉnh theo thời gian. Khu vực nghiên cứu là chợ Cầu Muối, khu vực Cầu
Mống, khu vực Phạm Ngũ Lão, khu vực Bến Nghé, khu vực Văn Thánh, khu vực ga Sài
Gòn, khu vực Chợ Lớn, khu vực Bến xe Miền Tây và khu vực chợ Bến Thành. Những
điều tra viên tiến hành điều tra trong 11 ngày ở mỗi khu vực. Các điều tra viên trước tiên
tiến hành điều tra những thông tin tổng hợp về cộng đồng trẻ lang thang đường phố nhằm
xác định một nhóm đại diện cho những phỏng vấn cá nhân. Phương pháp phỏng vấn đề ra
đã được thử nghiệm trên thực tế. Sau đó, các điều tra viên tiến hành một buổi hội thảo để

chọn lọc một phương pháp phỏng vấn thích hợp. Tại buổi hội thảo này các điều tra viên
cũng đề ra những cách phân loại trẻ đường phố, định nghĩa và cách lựa chọn nhóm phỏng
vấn đại diện thích hợp, phương pháp cũng như cách phỏng vấn cá nhân, thu thập số liệu
và viết báo cáo. Dựa trên những kết quả thảo luận, bảng câu hỏi và kỹ thuật phỏng vấn
cũng được cân đối, điều chỉnh lại. Sự hỗ trợ liên tục của các điều phối viên khảo sát của
Terre des hommes Foundation và những cuộc họp tất cả các nhóm thường xuyên đã tạo
điều kiện cho việc theo dõi tiến trình công việc.
Cuộc điều tra của hai điều tra viên Buồm và Caseley diễn ra vào năm 1995 tại 4 quận nội
thành tại Hà Nội là quận Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, quận Đống Đa và quận Ba
Đình và tại một huyện ngoại thành (trước đây) là huyện Gia Lâm. Công cụ điều tra là một
bảng câu hỏi có hai phần tách rời được sử dụng để phỏng vấn riêng biệt. Các cuộc họp
trao đổi giữa các phỏng vấn viên được tiến hành hàng tuần để thảo luận về tiến độ của
cuộc điều tra và giải quyết các vấn đề phát sinh mà các nhóm điều tra có thể gặp phải.
Cuộc điều tra gần đây nhất là cuộc điều tra của VDF được tiến hành vào tháng 6 năm
2004 tại 4 quận ở Hà Nội là quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và quận Tây
Hồ. Công cụ điều tra là một bảng câu hỏi. Tham gia điều tra có một nghiên cứu viên của
VDF và 3 cán bộ cơ sở của Câu Lạc Bộ Tình Nguyện Trẻ của Báo Sinh Viên Việt Nam.
Dưới đây là một số điểm khác biệt nổi bật cũng như những thay đổi diễn ra theo thời gian
của trẻ em đường phố ở Hà Nội và Tp. HCM dựa trên những kết quả điều tra của 4 cuộc
điều tra nói trên. Tuy nhiên, vì quy mô điều tra cũng như địa điểm điều tra của 4 cuộc
điều tra không giống nhau nên sự so sánh kết quả điều tra của các cuộc điều tra có thể
chưa hoàn toàn chính xác. Do đó, việc xem xét và vận dụng các kết quả điều tra một cách
kỹ lưỡng là rất cần thiết. Mặc dù còn có nhiều điểm hạn chế việc phân tích dựa trên kết
quả thu thập được từ những cuộc điều tra nói trên vẫn đảm bảo phản ánh đúng bức tranh
chân thực về vấn đề trẻ lang thang đường phố ở hai thành phố lớn.

9


3.2 Những xu hướng của số lượng trẻ lang thang đường phố

Báo cáo thống kê hàng năm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ ra rằng số trẻ
đường phố tăng lên hàng năm một cách đáng kể. Vào năm 1997, tổng số trẻ lang thang
đường phố là 13.377 trẻ, năm 1998 là 19.047 trẻ và năm 2001 là 21.016 trẻ. Những con
số này cho thấy số trẻ đường phố mới xuất hiện hàng năm nhiều hơn số lượng trẻ từ bỏ
cuộc sống trên hè phố hoặc những đối tượng không còn được coi là trẻ đường phố nữa
khi chúng đã trưởng thành hơn. Báo cáo thống kê hàng năm của Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội cũng chỉ ra rằng trẻ đường phố thường tập trung ở hai đô thị lớn là Hà Nội
và Tp. HCM. Mặc dù trải qua những sự kiện lớn của cả nước như Seagames 22, số lượng
trẻ đường phố có tạm thời giảm xuống, nhưng nhìn chung hàng năm tổng số trẻ lang
thang đường phố vẫn tăng lên rõ rệt ở cả Hà Nội và Tp. HCM.
Hình 1 cho thấy, theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, số lượng trẻ
lang thang đường phố ở Tp. HCM giảm xuống trước và sau những sự kiện trọng đại.
Nhìn chung số lượng trẻ đường phố tăng đều và ổn định theo từng năm, tính đến năm
2001, nhưng số lượng trẻ lang thang đột ngột giảm sau khi luật Bảo vệ chăm sóc và giáo
dục trẻ em được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, liệu việc số lượng trẻ lang thang đường
phố có tiếp tục giảm xuống hàng năm hay chỉ đây chỉ là sự thay đổi tạm thời thì vẫn chưa
khẳng định được.
Mặc dù các cán bộ chính quyền đều khẳng định rằng số lượng trẻ lang thang giảm xuống
đáng kể sau chương trình đưa trẻ lang thang về quê hòa nhập cộng đồng năm 2003,
nhưng thực chất vấn đề trẻ lang thang vẫn còn gây rất nhiều bức xúc. Hiện nay, vẫn chưa
có một số liệu chính thức đáng tin cậy nào về trẻ lang thang đường phố ở Hà Nội trong
một vài năm trở lại đây. Theo những điều tra của VDF, số lượng trẻ đường phố hiện nay
so với những năm trước đây không hề giảm mặc dù sự xuất hiện của trẻ đường phố ít hơn
và rải rác rộng hơn. Một số nhận định cho rằng vấn đề trẻ lang thang đường phố
chỉ có thể được giải quyết khi vẫn đề đói nghèo ở nông thôn được giải quyết một cấch
triệt để. Do vậy, liệu số lượng trẻ đường phố sẽ ổn định như hiện nay, hay còn tiếp tục
thay đổi hiện vẫn là một câu hỏi mở.

10



Hình 1. Trẻ em đường phố tại Thành phố Hồ Chí Minh
12000
10000
8000
6000
4000
2000
0
1993

1996

1998

Source: DOLISA, Ho Chi Minh City.

Summer
1999

End 2001 End 2003 to
Beginning
2004

3.3 Trẻ đường phố đến từ đâu?
Phần lớn trẻ đường phố đến từ các vùng nông thôn, hiếm có trường hợp trẻ đến từ các
thành phố. Nhưng nếu xem xét một cach cụ thể thì những trẻ đường phố ở Tp. HCM và
những trẻ đường phố ở Hà Nội cũng có khá nhiều khác biệt về xu hướng phát triển và
những đặc thù riêng.
Theo cuộc điều tra tiến hành vào năm 1992, 49,5% trẻ đường phố ở Tp. HCM đến từ các

tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền nam trung bộ. Ngoài những trẻ ở Tp. HCMC và
đến từ các vùng lân cận, phần lớn trẻ (86%) đều đến từ các tỉnh phía nam. Tại thời điểm
đó, những trẻ đến từ các tỉnh phía bắc và bắc trung bộ không có nhiều ở Tp. HCM (tỷ lệ
tương ứng là 7% và 6,5%)
Tính đến năm 2000, có nhiều trẻ lang thang đến từ nhiều vùng quê khác tập trung tại Tp.
HCM hơn, mặc dù vẫn có tời 74% trẻ đến từ các tỉnh phía nam. Tuy nhiên cách phân loại
trẻ đường phố cũng đem lại những thông tin chi tiết hơn. Hơn 70% số trẻ nhóm A, B và
nhóm C (Xem bảng 1 trên đây) đến từ các tỉnh phía nam và nam trung bộ, trong khi đó có
tới 60% trẻ thuộc nhóm D (vì lý do kinh tế) đến từ các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
Điều này chỉ ra rằng, trong những năm gần đây, phần lớn trẻ miền Bắc đến Tp. HCM đều
là những lao động di cư. Những trẻ thuộc nhóm D có những thái độ và hành vi khác với
những trẻ thuộc nhóm khác vì cuộc sống cũng như công việc của chúng “ổn định” hơn
cho dù thu thập hàng tháng của các em này thường rất thấp.

11


Hình 3. Quê quán của trẻ đường phố tại Tp. HCM theo cuộc điều tra năm 1992

Cambodia
2%

No answer
1.5%

Hanoi
1.5%

China
0.5%


East Northern
Provinces
5.5%

North Central
Provinces
0.5%
Mekong delta
25.5%

Central Provinces
6%

HCMC
16%
South Central
provinces
24%
Suburb areas
24.4%

Nguồn: Terre des hommes Foundation (1992).

Hình 4. Quê quán của trẻ đường phố tại Tp. HCM theo cuộc điều tra năm 2000
North West
Provinces
0.6%

Hanoi

0.6%

Cambodia
0.6%

North Central
Provinces
9.8%

Don't know
0.6%
Mekong delta
24.6%

Central
Provinces
11.6%

South Central
Provinces
16.6%

North East
Provinces
16.6%
HCMC
16.6%

Nguồn: Terre des hommes Foundation (2004).


12


Trong cuộc điều tra tiến hành vào năm 1995 của Buồm và Caseley, phần lớn trẻ được
phỏng vấn đến từ tỉnh Thanh Hóa (27%). Tiếp đó là những trẻ đến từ tỉnh Hải Hưng (nay
là Hải Dương và Hưng Yên) (21%). Những trẻ nhà ở Hà Nội chiếm 17% và tiếp thưo là
những trẻ đến từ Hà Nam (14%).
Cũng giống như tại Tp. HCM, ngày càng có nhiều trẻ đến từ nhiều tỉnh khác nhau hơn
tập trung tại Hà Nội hơn trong vòn 9 năm trở lại đây. Tỷ lệ trẻ đến từ các miền quê lang
thang tại Hà Nội được phản ánh cụ thể trong Hình 6.
Hai cuộc điều tra nói trên đã khẳng định lại những điều được dự đoán trước của những
cán bộ làm việc hoặc tiếp xúc với trẻ đường phố. Phấn lớn trẻ đến từ các vùng nông thôn,
trong đó số trẻ Thanh Hóa là đông nhất5. Mặc dù đến năm 2004, cuộc điều tra chưa tìm ra
được bất kỳ trẻ lang thang tại Hà Nội nào đến từ các tỉnh phía nam.6.
Ngược lại, là một trung tâm kinh tế của cả nước, Tp. HCM có sức hấp dẫn đối với nguồn
lao động nhập cư hơn Hà Nội. Thậm chí còn có không ít những trẻ đường phố tại Tp.
HCM đến từ Hà Nội và Campuchia (tỷ lệ tương ứng là 0,6%) trong khi đó tại Hà Nội gần
như không có một trẻ lang thang miền Nam hoặc nước ngoài nào.
Hình 5. Quê quán của trẻ đường phố Hà Nội theo cuộc điều tra năm 1995

Nghe An
2%

Other Northern
Provinces
16%

Thanh Hoa
27%


Hoa Binh
3%

Ha Nam
14%
Hai Hung
21%
Hanoi
17%

Nguồn: Buồm và Caseley (1996).
5

Thanh Hóa là một tỉnh nghèo ven biển nằm về phía Bắc Hà Nội. Người dân Thanh Hóa từ trước đây đã có
phong trào rời bỏ quê hương ra sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn. Hiện có 2 làng ở Thanh Hóa là
Quảng Hải, Quảng Thái và Quảng Lợi đặc biệt nhiều người được biết đến vì là nơi có nhiều lao động di cư
đến Hà Nội và Tp.HCM nhất.
6
Tại các tỉnh phía Nam, nếu một trẻ buộc phải rời bỏ gia đình lên thành thị kiếm sống thì các em thường đổ
về Tp. HCM vì Tp. HCM không những gần và thuận tiện đi lại mà do trong suy nghĩ của những người dân
nông thôn họ luôn mong muốn đến kiếm sống ở Tp. HCM hơn bất kỳ một thành phố nào khác.

13


Hình 6. Quê quán của trẻ đường phố Hà Nội theo cuộc điều tra năm 2004
Hai Phong
4%

Other Northern

Provinces
12%

Thanh Hoa
24%

Lang Son
4%
Thai Binh
4%
Phu Tho
12%

Nghe An
7%
Bac Giang
7%

Hung Yen
9%
Ha Nam
9%

Nam Dinh
8%

Nguồn: Điều tra của VDF (2004).

3.4. Trẻ đường phố làm gì?
Nói chung, các công việc dành cho trẻ lang thang đường phố thông thường là nhặt phế

liệu, đánh giày, bán hàng rong, xin ăn, bán xổ số và kết quả xổ số, thậm chí là móc túi và
ăn cắp vặt ở chợ (trong nghiên cứu này chúng tôi coi cả những hoạt động bất hợp pháp
này là một “công việc” đối với trẻ đường phố). Mặc dầu vậy, cũng có khá nhiều điểm
khác biệt và xu hướng vận động khác nhau tùy thuộc theo giới tính, tuổi, địa điểm, và
năm tiến hành của các cuộc điều tra.
Đối với những trẻ nam, các em thường làm các công việc đánh giày, bán vé số, móc túi,
và ăn cắp vặt ở chợ. Trong khi đó, các em gái thường đi bán vé số và bán dạo trên đường
phố. Những trẻ còn nhỏ tuổi thường làm nghề xin ăn và nhặt phế liệu vì các em quá nhỏ
không có đủ sức lao động để làm các việc khác ví dụ như khuân vác. Những trẻ lớn tuổi
hơn sau khi đã tích lũy được một số những kinh nghiệm nhất định thường muốn làm các
việc như bán dạo trên phố. Rất nhiều em cùng một lúc làm hai công việc hoặc nhiều hơn.
Hai đồ thị sau đây sẽ chỉ ra sự phân bố nghề nghiệp của trẻ đường phố Tp. HCM và Hà
Nội trong các cuộc điều tra được tiến hành vào năm 1992 và năm 2000.

14


Hình 7. Nghề nghiệp của trẻ đường phố Tp. HCM theo điều tra năm 1992
100%
90%
80%
70%

10%

16%

13%

41%


14%

Pickpocketing

36%

60%

Pilfering

50%

Street vending

23%

20%

40%

Begging

30%
9%

20%

Scavenging


36%

28%

Portering

18%

10%
0%
Group A
Loners

Group B

Group C

Street family

Sleeping
at home

Nguồn: Terre des hommes Foundation (2004).

Hình 8. Nghề nghiệp của trẻ đường phố Tp. HCM theo điều tra năm 2000
100%
90%
80%

7.2%

18.2%

20.2%

44.5%

Shoe shining

70%
60%

8.7%

Pickpocketing

36.4%

61.4%

50%
30%

Pilfering

21.9%

40%

Scavenging


20%
10%

18.2%

0%
Group A
Loners

Street vending

22.7%

38.5%

Lottery selling

Group B
Street family

17.2%

16.9%

9.4%

9.6%

Group C
Working

at risk

Group D
Migrant children

Nguồn: Terre des hommes Foundation (2004).

15

Begging


Gần đây số trẻ đường phố làm nghề bán vé số dạo và đánh giày đặc biệt tăng cao ở Tp.
HCM, mặc dù trong cuộc điều tra năm 1992 thì chưa có trẻ đường phố nào làm hai công
việc này. Mặt khác số trẻ xin ăn lại giảm đi đáng kể.
Đối với những trẻ lang thang nam ở Hà Nội, công việc thường làm nhất của các em là
đánh giày và bán kết quả xổ số. Nhặt phế liệu và bán hàng rong là hai công việc được các
em gái tham gia nhiều hơn. Trong cuộc điều tra vào năm 1992, năm công việc mà trẻ
thường làm nhất là xin ăn (9%), nhặt phế liệu (14%), bán hàng rong(23%), đánh giày
(29%) và lao động chân tay (20%).
Trong hai cuộc điều tra gần đây tại Hà Nội, một cuộc điều tra được tiến hành vào năm
2003 (của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em) và một cuộc điều tra được tiến hành vào
năm 2004 của VDF, kết quả của hai cuộc điều tra này đều cho một kết quả tương tự về
những công việc phổ thông nhất đối với trẻ đường phố tại Hà Nội.
Hình 9. Nghề nghiệp của trẻ đường phố tại Hà Nội theo điều tra năm 1992 và 2003

100%

5%


6%

90%

9%

8%

80%

14%

9%

5%

70%
60%

20%

21%

Begging
Scavenging

50%
40%

Others


Hand labor

23%

Street vending

30%

51%

Shoe shining

20%
10%

29%

0%
1992

2003

Nguồn: Buồm và Caseley (1996) và những số liệu chưa được xuất bản của Ủy
ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thành phố Hà Nội (2003).

3.5 Một ghi nhận về những trẻ bán vé số
Mặc dù các công việc thường làm của trẻ lang thang đường phố tại Tp. HCM và Hà Nội
có khá nhiều điểm trùng hợp, tuy nhiên, có một số công việc mà chỉ có những trẻ đương
phố ở Hà Nội hoặc ở Tp. HCM mới làm. Một ví dụ điểm hình là việc bán vé số.

16


Ở Tp. HCM, việc bán vé số là một công việc khá phổ biến cho các trẻ lang thang ở mọi
lứa tuổi. “Hệ thống phân phối” vé số tại Tp. HCM dường như được “phát triển” hơn ở Hà
Nội với hàng loạt các đại lý nhận phân phối vé số, sau đó lại tổ chức cho các em lang
thang đi bán vé số. Những đại lý này do một số người lớn đứng ra nhận vé số từ công ty
xổ số của nhà nước sau đó phân phối lại cho các em lang thang đi bán. Mọi rủi ro trong
kinh doanh đều do các đại lý này đứng ra chịu và đại lý sẽ trả lại cho các em lang thang
số tiến vé số chưa bán hết vào cuối ngày. Những người đứng ra tổ chức này đôi khi còn
cung cấp cả thức ăn và chỗ ở cho trẻ. Tất cả lợi nhuận thu được từ việc bán vé số đều
thuộc về quyến sở hữu của trẻ.
Ở Hà Nội, việc phân phối vé số lại có quy mô nhỏ hơn. Vé số được công ty xổ số của nhà
nước bán cho những người bán dạo hoặc cho những bàn đại lý bán vé số nằm rải rác trên
thành phố. Không có trẻ lang thang nào tham gia vào công việc này và cũng không có
người lớn nào đứng ra tổ chức cho trẻ lang thang bán vé số nhưng ở Tp. HCM. Tuy
nhiên, những tiếng rao “Kết quả đây” của các em lang thang vào mỗi buổi chiều lại làm
“sôi động” cả thành phố. Hàng ngày khoảng từ 5 giờ 30 đến 7 giờ tối, hàng trăm trẻ tập
trung ở các trung tâm quay xổ số ở phố Tăng Bạt Hổ và phố Huế để ghi lại kết quả mới
và đem rao bán tới mọi ngõ ngách khắp Hà Nội. Các em ghi lại kết quả rồi in sao ra làm
nhiều bản bằng giấy than sau đó đem bán với giá 500 đồng một tờ kết quả. Mỗi buổi tối
một đứa trẻ nhanh chân cũng có thể kiếm được trung bình khoảng 10.000 đồng. Ở Tp.
HCM, trái lại, lại không có trẻ đường phố nào làm công việc bán kết quả xổ số vì kết quả
xổ số thường được các đại lý vé số phát không cho người mua ngay sau khi kết quả được
công bố.

4. Cách phân loại mới dựa trên nguyên nhân và
tình trạng hiện tại của trẻ đương phố
Mặc dù đã có không ít những cách phân loại trẻ đường phố đã được giới thiệu và áp
dụng, ví dụ như cách phân loại trẻ của Terre des hommes Foundation (Bảng 1), cách

phân loại này một mặt nào đó khá hữu dụng cho các cuộc điều tra, nhưng chúng ta vẫn
cần có một cách phân loại trẻ lang thang có cấu trúc chặt chẽ và tổng quát hơn để có thể
tiến hành được những nghiên cứu sâu hơn nữa. Trong phần này, chúng tôi đề xuất một
cách phân loại trẻ lang thang đường phố dựa trên những nét khác biệt của trẻ về nguyên
nhân trở thành trẻ đường phố và những điều kiện hoàn cảnh hiện tại của trẻ và mối quan
hệ giữa hai yếu tố này. Để có thể phân tích được điều kiện hoàn cảnh hiện tại của trẻ,
chúng ta cần phải thảo luận về những yếu tố thiệt thòi của trẻ (như nghèo đói, các vấn đề
sức khỏe, khủng hoảng tinh thần v.v..) và việc thiếu những đầu tư cho tương lai (như giáo
dục, đào tạo, triển vọng nghề nghiệp v.v..)
4.1. Những nguyên nhân
Những nguyên nhân khiến những trẻ còn đang trong tuổi đi học phải bỏ học kiếm sống
trên hè phố có thể được phân chia ra làm 3 nhóm chính sau đây: Gia đình tan vỡ, nhận
thức sai lệch và di cư vì mục đích kinh tế. Mặc dù các nhóm nguyên nhân này luôn có
những tác động qua lại và liên quan chặt chẽ với nhau đôi khi đối với một trường hợp trẻ

17


lang thang nguyên nhân lại không chỉ là một mà có thể là hai hoặc ban nhóm nguyên
nhân trên gộp lại. Trong trường hợp đó, để phân loại trẻ, nguyên nhân chính sẽ được chọn
làm tiêu chí phân loại. Việc phân loại trẻ một cách rõ ràng là rất cần thiết cho những phân
tích sâu hơn cũng nhưng cho việc xây dựng những biện pháp can thiệp hỗ trợ cho trẻ mà
chúng tôi sẽ trình bày trong phần dưới đây.
Nhóm 1: Gia đình tan vỡ
Nhóm này bao gồm các trẻ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn như bị mồ côi, bỏ rơi,
cha mẹ ly dị hoặc mất, hoặc những trẻ là nạn nhân của bạo hành trong gia đình, lạm dụng
tình dục và những nguyên nhân tương tự khác. Đây cũng chính là nhóm nguyên nhân
truyền thông của trẻ đường phố ở bất kỳ một đất nước đang phát triển nào có hoặc không
có sự phát triển kinh tế.
Việc số vụ ly hôn ngày càng tăng đang tạo ra một áp lực lớn cho xã hội, mà đằng sau

những vụ ly hôn đó trẻ em luôn là những nạn nhân. Sự tan vỡ mái ấm gia đình là một cú
sốc lớn đối với trẻ cho dù sau khi gia đình tan vỡ, trẻ vẫn nhận được sự chăm sóc của bố
và mẹ. Những trẻ bị bỏ rơi không được chăm sóc đằng sau các vụ ly hôn sẽ phải trải qua
một cú sốc tinh thần lớn hơn. Bị bỏ lại cho ông bà hoặc họ hàng chăm sóc hộ, những đứa
trẻ này rất dễ bị chán nản, không muốn đi học và dễ bị bạn bè xấu lôi kéo. Những thương
tổn tâm lý đặc biệt nghiêm trọng nếu trẻ bị mất một hoặc cả hai bố mẹ khi trẻ còn nhỏ.
Có khoảng 120.000 trẻ mồ côi trên cả nước trong đó có 3,4% số trẻ bị bỏ rơi đã trở thành
trẻ đường phố. Điều này có nghĩa là có hơn 4.000 trẻ bị bỏ rơi hiện đang phải lang thang
trên hè phố7. Nhìn từ một góc độ khác, kết quả điều tra gần đây của UBDSGDTE ở Hà
Nội năm 2004 cho thấy 12,3% số trẻ được phỏng vấn có gia đình tan vỡ.
Bạo hành trong gia đình cũng đang là một vấn đề nhức nhối thu hút nhiều sự quan tâm.
Có rất nhiều những cách định nghĩa và ý kiến khác nhau về bạo hành trong gia đình.
Những quan điểm phong kiến cổ hủ trước đây vẫn còn ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ
chồng cũng như quan hệ cha mẹ con cái hiện nay. Những hệ tư tưởng phong kiến còn
tồn dư và ảnh hưởng khá nặng nề đặc biệt là ở các vùng miền nông thôn. Trong những
trường hợp đó, những cãi vã trong gia đình là khá phổ biến. Phần đông người được hỏi,
cả phụ nữ và nam giới đều đồng ý rằng nếu người vợ sai thì người chồng có quyền tát.
Họ cho rằng, làm như vậy sẽ chứng tỏ được vai trò trụ cột của người chồng trong gia
đình.
Bạo hành trong gia đình tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau bao gồm bạo hành về thể xác
như đánh đập đến những bạo hành về tinh thần như chửi mắng, doạ nạt, gây gổ. Nhiều trẻ
lang thang bỏ nhà ra đi vì chúng không thể chịu được những bạo hành trong gia đình tác
động và gây ra những tổn thương cho chúng. Phổ biến là các hình thức bạo hành trong
các trường hợp phổ biến như bị bố say rượu đánh đập hoặc bị chửi mắng thậm tệ nếu trẻ
làm sai một việc gì.

7

“Số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2001” được trích dẫn trong nghiên cứu của Ủy
ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Hà Nội (2004).


18


Phần lớn trẻ bỏ nhà ra đi vì nguyên nhân bạo hành trong gia đình đều phải chịu những tổn
thương về tâm lý và tình cảm rất nặng nề. Mặc dù trong hầu hết các cuộc điều tra về trẻ
đường phố đều đề cập đến nguyên nhân này nhưng hiện vẫn chưa có một nghiên cứu
khoa học nào nghiên cứu một cách chi tiết những ảnh hưởng của bạo hành gia đình đối
với tâm lý của trẻ.
Nhóm 2: Nhận thức sai lệch
Đó là trường hợp của các trẻ lang thang xuất thân từ những gia đình không quá khó khăn
về kinh tế nhưng gia đình vẫn muốn các em lên thành phố để làm thêm gửi tiền về cho
gia đình. Hoặc có một số trường hợp các em tự muốn rời bỏ cuộc sống chung cùng gia
đình để ra các thành phố kiếm sống. Những trẻ lang thang như vậy được xếp vào nhóm
do những sai lệch trong nhận thức.
Một số trẻ bỏ nhà đi do bị bạn bè xấu lôi kéo hoặc trẻ muốn được sống tự do thoải mái
mà không phải đi học. Cuộc sống ở các thành phố lớn với vẻ bề ngoài rất sôi động cùng
những bạn bè đã biết về cuộc sống đường phố chính là sự lôi kéo đối với các em. Đối với
những trẻ thuộc nhóm 2, kiếm tiền không phải là động cơ chủ yếu. Dần dà, các em sẽ
không thể cưỡng lại được sự sa ngã vào các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, và phạm
pháp vị thành niên.
Tuy nhiên, những sai lệch về nhận thức thường xuất phát từ phía cha mẹ của các em
nhóm 2. Một số vị cha mẹ nghĩ rằng tiền các em gửi về nhà còn quan trọng hơn cả việc
học của các em. Những ham muốn một cuộc sống giàu có hơn đã làm hình thành và củng
cố hơn nữa những suy nghĩ sai lệch của họ. Bằng cách ngăn chặn không cho con cái đi
học và bắt chúng phải làm những việc nặng nhọc trong gia đình, những bậc cha mẹ này
chính là những cản trở tiêu cực đối với sự phát triển của trẻ. Hiện nay có nhiều trường
hợp cha mẹ đánh đổi cả tương lai của con cái để mua cho được những đồ đạc vật dụng
trong nhà, thậm chí là mua nhà mới. Thật đáng tiếc khi nền kinh tế càng phát triển thì
mức độ sai lệch trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi

cuộc sống ngày càng được cải thiện hơn thì những trẻ đường phố thuộc nhóm 2 ngày
càng gia tăng.
Nhóm 3: Nguồn lao động di cư vì mục đích kinh tế
Trẻ thuộc nhóm 3 là những em có hoàn cảnh gia đình nghèo đói di cư ra thành phố để
kiếm sống. Ở đây, nguyên nhân chính của việc di cư là vì mục đích kinh tế. Đặc điểm
quan trọng của nhóm 3 là cha mẹ của các em không muốn các em phải bỏ học để kiếm
sống trên đường phố, mà các em buộc phải trở thành trẻ đường phố vì với hoàn cảnh sống
hiện tại các em không còn sự lựa chọn nào khác. Những em thuộc nhóm 3 thường vẫn
muốn được đi học tiếp. Yếu tố quan trọng để có thể xác định được những trẻ thuộc nhóm
3 này không phải là trẻ còn bố mẹ, hoặc bố hoặc mẹ hay không mà là liệu gia đình các
em có quan tâm và tính đến tương lai của con cái họ hay không. Nếu trẻ được yên thương
và chăm sóc đầy đủ, thì cho dù trẻ có bị mồ côi cha hoặc mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, hoặc
được ông bà nuôi nấng thì chúng vẫn giữ được ý thức về tầm quan trọng của giáo dục đối
với tương lai của mình.

19


Nghèo đói rõ ràng là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ lang thang đường phố.
Do gia đình nghèo mà trẻ không được đi học và vui chơi, thiếu đi sự quan tâm chăm sóc
của người lớn, và phải lao động hàng giờ đồng hồ trong môi trường không tốt cho sự phát
triển của trẻ. Trong tất cả những cuộc điều tra đã được đề cập đến trong phần 3, hơn 70%
trẻ đường phố trả lời rằng chúng phải làm việc trên đường phố do gia đình quá nghèo.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói như gia đình bị thiên tai mất mùa, lao động
chủ lực trong gia đình phải rời đi nơi khác hoặc bị chết, thất nghiệp, ốm đau bệnh tật, bị
thương, cha mẹ ly hôn, ly thân, gia cầm vật nuôi bị chết, bị mất trộm v.v.. Trong những
rủi ro trên có những rủi ro xảy ra dẫn đến sự tan vỡ của gia đình, có những rủi ro nằm
ngoài sự kiểm soát và đề phòng của con người. Một khi những rủi ro này xảy ra, nghèo
đói là một hệ quả tất yếu.
4.2. Những điều kiện và hoàn cảnh hiện tại

Một một trẻ đường phố mang một số phận và hoàn cảnh khác nhau. Ngoài những nguyên
nhân ban đầu khiến trẻ trở thành trẻ đường phố, cuộc sống cũng như công việc và môi
trường làm việc của các em rất khác biệt. Vì vậy, việc phân biệt một cách rõ ràng hoàn
cảnh hiện tại của các em là rất cần thiết vì tùy thuộc từng hoàn cảnh và những điều kiện
khác nhau mà các em cần có những sự hỗ trợ và giúp đỡ khác nhau. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi xin phân loại những hoàn cảnh hiện tại và những khó khăn mà trẻ lang
thang đang phải đối mặt theo hai tiêu chí là những điều kiện đảm bảo hiện tại và đầu tư
cho tương lai. Đối với những người bị thiệt thòi, thì những điều kiện đảm bảo hiện tại là
điều đáng quan tâm nhất cho vấn đề tôn trọng nhân phẩm và đảm bảo điều kiện sống tối
thiểu. Nhưng đối với trẻ nhỏ bị thiệt thòi thì việc đầu tư cho tương lai cũng không kém
phần quan trọng thậm chí là quan trọng hơn.
Những đảm bảo hiện tại
Những điều kiện đảm bảo hiện tại là việc trẻ có được bảo vệ về sức khỏe và tinh thần để
phòng chống lại những rủi ro hiện tại để tránh được những tai họa gặp phải trong cuộc
sống hàng ngày hay không. Những đảm bảo hiện tại được chia ra làm nhiều nhóm nhân
tố, như:
1. Sức khỏe thể chất (bị thương, ốm, thiếu ăn, nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS,
khuyết tật v.v...)
2. Sức khỏe tinh thần (sợ hãi, thiếu tình thương, tổn thương tình cảm, thiếu tập
trung và tính kỷ luật, những bất thường về tinh thần v.v...)
3. Rủi ro bị xâm hại (bị ức hiếp, đánh đập, tra tấn, cưỡng hiếp, giam giữ, bị bán
v.v...)
4. Công việc nguy hiểm (tham gia vào các công việc có tính rủi ro cao—Xem bảng
1)
5. Những khủng hoảng tài chính (gia đình cần thuốc, bị lừa, bị ăn cắp tiền, bị công
an phạt v.v...)
6. Nơi ở (Ngủ trong nhà hay bên ngoài)

20



7. Sự bảo vệ và chỉ dẫn của người lớn (bố mẹ, người bảo hộ, các tổ chức phi chính
phủ v.v...)
8. Sự bảo vệ của nhóm (sống và làm việc theo nhóm hay một mình)
Hai nhóm đầu (1, 2) thuộc nhóm những điều kiện hiện tại của trẻ, trong khi đó ba nhóm
tiếp theo (3, 4, 5) chỉ ra mức độ của những rủi ro không kiểm soát được mà trẻ có thể gặp
phải. Ba nhóm còn lại (6, 7, 8) là nhóm những yếu tố giúp trẻ có thể tránh được những sự
cố có thể xảy ra và giải quyết ổn thỏa nếu chúng thực sự xảy ra. Những nhóm nhân tố này
hoặc có thể sẽ làm cho những điều kiện sống của trẻ tốt lên hoặc xấu đi nhưng chúng
khác nhau về cơ bản và có những tác động khác nhau đối với mỗi trẻ. Chúng ta có thể nói
rằng một trẻ được bảo vệ tốt chống lại những rủi ro sắp xảy ra nếu như những yếu tố này
đều thuận lợi và ngược lại nếu những yếu tố này không được thuận lợi thì trẻ khó có thể
được bảo vệ chống lại những rủi ro đó theo bất kỳ chiều hướng nào8 .
Đầu tư cho tương lai
Một yếu tố quan trọng nữa để đánh giá sự an toàn cho trẻ là yếu tố giáo dục và đào tạo
cho tương lai của trẻ. Nếu không có những đầu tư chất xám, trẻ sẽ không thể có được một
tương lai tốt đẹp, và không thể biến ước mơ của mình thành hiện thực, thậm chí ngay cả
khi trẻ được ăn uống đầy đủ và được bảo vệ hàng ngày. Vì vậy, giáo dục và đào tạo tất
yếu là một yếu tố quan trọng nữa góp phần quyết định những điều kiện hiện tại của trẻ.
Được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng, trẻ sẽ có nhiều cơ hội hơn để thoát
khỏi những bất hạnh hiện tại bằng cách tìm được cho mình một công việc ổn định và an
toàn hơn. Và triển vọng phát triển trong tương lai đồng thời cũng đem lại cho trẻ niềm hy
vọng, sự khuyến khích và một ý nghĩa mới cho cuộc sống khó khăn hiện tại.
Cụ thể hơn, đầu tư cho tương lai có thể được chia thành một số hình thức. Nếu trẻ đã bỏ
học một vài năm hoặc một thời gian ngắn hơn, thì cân nhắc việc trở lại trường học cho trẻ
là rất cần thiết. Một đứa trẻ cần được học ít nhất là hết lớp 12 và cần được tạo cơ hội để
học đại học nếu có thể. Nếu chọn lựa này không thích hợp đối với một số trường hợp thì
việc dạy thêm cho các em do các giáo viên tình nguyện và những lớp học mở của các tổ
chức phi chính phủ có thể là một giải pháp thay thế. Đối với những trẻ đã bỏ học trong
một thời gian dài và không có khả năng học tiếp thì những trường lớp dạy nghề ngắn hạn

là thích hợp hơn cả. Trong các kỹ năng nói chung thì tiếng Anh và khả năng sử dụng vi
tính được các em lang thang quan tâm nhất. Tuy nhiên hai kỹ năng này cần được đào tạo
thích hợp với những kỹ năng nghề nghiệp nhất định khác phù hợp với tính cách của từng
em. Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng nhưng lại hay bị bỏ qua là sự liên
hệ thực tế giữa những nghề nghiệp kỹ năng mà các em được đào tạo với những công việc
thực tế mà sau khi được đào tạo xong các em có thể xin được. Những hướng dẫn và hỗ
trợ các em trong khi tìm việc đóng vai trò quyết định việc học nghề và đào tạo các kỹ
năng cho các em có hữu ích hay không.

8

Tổ chức Terre des homes Foundation đã sử dụng một số yếu tổ tình huống (công việc nguy hiểm, chỗ ở,
sự bao bọc của người lớn) cùng với nhóm các nguyên nhân (gia đình tan vỡ, gia đình lang thang (sai lêch
trong suy nghĩ), di cư vì mục đích kinh tế), trong cách phân loại trẻ đường phố được nêu ở trong bảng 1.
Trong bài nghiên cứu này chúng tôi phân tích nguyên nhân và hoàn cảnh riêng biệt, không trùng lắp.

21


Có một số yếu tố làm cản trở việc đầu tư cho tương lai của trẻ. Yếu tố đầu tiên và cũng là
yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là vấn đề tài chính. Hâù hết các lớp và chương trình đào tạo
đều đòi hỏi một khoản phí nhất định. Nếu khoản học phí này nằm ngoài khả năng của trẻ
thì trẻ sẽ không thể tham gia được.
Thứ hai là vấn đề thời gian. Cho dù lớp học không đòi phải nộp lệ phí thì trẻ vẫn phải cân
nhắc giữa việc đi học và việc đi làm vì nếu trẻ dành thời gian vào việc học, chúng trẻ
không có thời gian đi làm kiếm tiền. Hoặc nếu trẻ tham gia vào các lớp học, các em sẽ
kiếm được ít tiền hơn. Tương tự, nếu khoá học kéo dài trong nhiều tháng hay một vài
năm thì khả năng trẻ có thể tham gia được là rất thấp, trừ khi trẻ được hỗ trợ về tài chính
tương đương với số tiền mà trẻ kiếm được nếu không đi học. Do vậy mà yếu tố thời gian
và tài chính luôn liên quan chặt chẽ với nhau.

Thứ ba, nhiều trẻ đường phố thường quen với lối sống thiếu kỷ luật và thiếu kiên nhân để
có thể tham gia được các khoá học. Trẻ càng sống lâu trên hè phố thì lại càng thiếu kỷ
luật và tính kiên nhẫn.
Thứ tư, một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng là sự động việc khuyến khích
(thường hay thiếu) từ phía những người sống quanh trẻ. Nếu bạn bè của trẻ tham gia vào
các lớp học, trẻ sẽ có nhiều khả năng muốn tham dự lớp học đó hơn. Đối với các trẻ
đường phố, ảnh hưởng nhóm là ảnh hưởng lớn nhất đối với từng cá nhân. Tương tự, Trẻ
sẽ tham dự các lớp học đều đặn hơn nếu cha mẹ và những người lớn xung quanh trẻ luôn
động viên và khuyến khích chúng. Tuy nhiên, ngược lại, nếu gia đình ngăn cấm hoặc
khuyên trẻ không nên tham gia các lớp học đó thì trẻ sẽ rất dễ dàng bỏ học. Sự phản đối
từ phía cha mẹ và gia đình là trở ngại lớn nhất trong việc cho trẻ đi học và tham gia vào
các chương trình đào tạo.
4.3 Những tác động qua lại và sự vận động của các yếu tố nguyên nhân và điều kiện
hiện tại
Những điều kiện hoàn cảnh và xu hướng phát triển điển hình
Trong khi tất cả các trẻ đường phố đều phải đối mặt với những điều kiện nguy hiểm của
cuộc sống đường phố, mức độ nguy hiểm và các mối nguy hiểm mà chúng phải đối mặt
với lại rất khác biệt phụ thuộc vào nguyên nhân ban đầu của trẻ đường phố.
Những em thuộc nhóm I, gia đình tan vỡ, được ít bảo vệ chống lại các rủi ro nhất và các
em thường không có đầu tư cho tương lai. Cuộc sống của các em nhóm I luôn luôn khó
khăn và vất vả nhất so với các em nhóm khác. Những rủi ro đe doạ các em như mắc
nghiện ma tuý, HIV/AIDS, bị đánh đập, lạm dụng và lạm dụng tình dục, và vô số các vấn
đề khác mà các em phải đối mặt luôn luôn cao hơn so với rủi ro mà các trẻ lang thang
khác có thể gặp phải, cho dù các em đã cố gắng để bảo vệ mình bằng cách lang thang và
ngủ theo nhóm (những nguy cơ này còn cao hơn nhiều nếu trẻ lang thang phải sống và
ngủ một mình). Tương tự—và rất đáng tiếc là—nguy cơ trở thành nạn nhân và tác nhân
cho các tệ nạn xã hội lại càng cao hơn nữa. Hầu hết các em thuộc nhóm I đều không thể
tự đi học hoặc tham gia vào các lớp đào tạo nghề. Với một cuộc sống khó khăn kéo dài,

22



các em thuộc nhóm này thường trở nên chai sạn hơn với cuộc sống trên hè phố, và các
em mất dần tính kỷ luật và kiên trì để theo đuổi việc học. Các trẻ thuộc nhóm I trong hình
10 dưới đây được minh hoạ bởi phần hình ở góc dưới bên trái và các em sẽ rất khó có thể
thoát ra khỏi hoàn cảnh hiện tại nếu không nhận được đầy đủ sự hỗ trợ và can thiêph hỗ
trợ từ bên ngoài.
Hình 10. Bảo vệ hiện tại và đầu tư cho tương lai
Normal
Child

High

GROUP II

Current protection

Mindset
Problem

GROUP III

Economic
Migration

GROUP I

Low

Broken

Family
Low

Future Investment

High

Ghi chú: Trục ngang và trục dọc thể hiện hai yếu tố của hoàn cảnh điều kiện hiện tại của
trẻ lang thang đường phố. Mặt khác, trẻ đường phố cũng được phân chia theo từng nhóm
dựa theo tiêu chí phân loại là nguyên nhân. Mũi tên liền thể hiện chiều hướng phát triển
của trẻ, mũi tên đứt đoạn thể hiện sự tụt lùi không mong muốn của trẻ.

Những trẻ em không được đi học do những suy nghĩ sai lệch của cha mẹ (Nhóm II) noi
chung có những điều kiện sinh hoạt hiện tại ít thiếu thốn hơn những em thuộc nhóm I vì
những em nhóm II ít nhất cũng nhận được sự quan tâm từ phía cha mẹ. Các em nói chung
được ăn uống đầy đủ và được bảo vệ. Hầu như không có em nào thuộc nhóm II là nạn
nhân của những băng nhóm trẻ trên đường phố hoặc là thành viên của các băng nhóm đó.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với các em này là sự phản đối kịch liệt của cha mẹ các em
khi có bất kỳ ai như giáo viên, các cán bộ chương trình, hoặc các trẻ lang thang đề nghị
gia đình cho con em của họ được tham gia vào các lớp học hoặc chương trình đào tạo.
Những gia đình di cư thường làm việc rất chăm chỉ và vất vả để có thể dịch chuyển từ vị
trí góc dưới lên góc trên bên trái của sơ đồ, họ sẽ không bao giờ dịch chuyển sang phải vì
họ không đầu tư vào tương lai cho con cái của mình9.

9

Một tổ chức phi chính phủ giúp đỡ trẻ em đường phố ở Hà Nội đã chia sẻ thông tin về trường hợp một bé
trai bị gia đình cấm em đi học, nhưng vì quá ham học nên em đã bỏ nhà đi lên Hà Nội vừa học vừa lao
động kiếm sống.


23


Những em lang thang vì lý do kinh tế (Nhóm III) thường phải đối mặt với ít khó khăn
nhất so với hai nhóm còn lại nếu các em vẫn còn giữ được mối liên lạc với gia đình và
bản thân các em vẫn còn giữ được lòng ham muốn được học tập và có được một cuộc
sống tốt đẹp hơn. Lý do chính và đôi khi là lý do duy nhất để các em lang thang trên
đường phố là lý do kinh tế. Các em thuộc nhóm III thường có liên hệ mật thiết với những
người đồng hương cùng lên thành phố kiếm sống và các em thường thuê chung nhà với
những người hàng xóm trước đây. Sống gần những người quen sẽ giúp các em có thể
chia sẽ bớt những rủi ro bất ngờ có thể gặp phải như bị ốm, hết tiền hoặc gặp những khó
khăn tương tự. Hơn nữa, các em thuộc nhóm III thường rất ham thích được đi học hoặc
học thêm những điều hữu ích cho tương lai nếu các em có được những cơ hội đó. Một số
em trên thực tế đã vừa kiếm tiền sinh sống vừa cố gắng dành thời gian đi học. Cha mẹ
của các em luôn ủng hộ những cố gắng này. Nhóm III thường có thái độ tốt và động lực
khuyến khích để có thể di chuyển lên trên và sang phải hướng dần tới điểm góc trên bên
phải là điểm tuyệt đối trong Hình 10.
Nếu tiến hành tính điểm cho từng trường hợp, cho điểm các em từ 1 đến 10 tùy theo mức
độ của điều kiện sinh hoạt hiện tại và đầu tư cho tương lai thì mỗi em sẽ có được một vi
trí nhất định trên biểu đồ Hình 10. Những yếu tố tạo nên hoàn cảnh sống hiện tại của các
em bao gồm điều kiện sức khỏe và tinh thần, những rủi ro bị đánh đập, an toàn trong
công việc, tình hình tài chính, nơi ở, sự bảo vệ của người lớn, và sự bao bọc của nhóm tất
cả đã được giải thích cụ thể ở trên. Những yếu tố đóng góp vào đầu tư cho tương lai bao
gồm trình độ học vấn, đào tạo, khả năng tiếp cận với nguồn thông tin công việc, những
chỉ dẫn đúng đắn và tư vấn hữu ích từ phía những người có khả năng chuyên môn. Thông
qua việc cho điểm, chúng ta có thể định lượng được hoàn cảnh của từng em, xác định
được nhóm cho các em, và từ đó đặt ra được những cách để hướng cho các em phát triển
theo chiều hướng tốt.
Tuy nhiên, cách đánh giá như trên cũng còn có một số hạn chế nhất định đặc biệt là khi
tiến hành so sánh và tập hợp. Hai điểm tổng tương đương chưa chắc đã phản ánh rằng hai

em đó có hoàn cảnh và những khó khăn tương tự như nhau. Ví dụ, hai em có cùng số
điểm về điều kiện sinh hoạt hiện tại, em thứ nhất thì có tình trạng sức khỏe tốt nhưng lại
không có được sự che chở từ phía gia đình, còn em thứ hai thì ngược lại, có được sự che
chở của cha mẹ nhưng lại không có sức khỏe tốt. Đạt cùng một số điểm chưa chắc có
nghĩa là các em đều gặp phải những vấn đề như nhau và cần có những can thiệp hỗ trợ
giống nhau. Tương tự với số điểm của từng em trong vấn đề đầu tư cho tương lai. Hơn
nữa, rất khó để có thể quyết định được yếu tố nào được đánh giá cao hơn yếu tố nào. Liệu
an toàn trong công việc và nơi ở có đóng vai trò quan trọng như nhau hay không? Việc
theo học các chương trình học chính quy có nên được tính nhiều điểm hơn việc tham gia
vào các lớp học nghề hay không? Hay tất cả các yếu tố đều được đánh giá và cho điểm
như nhau? Đây là một vấn đề hóc búa không tuân theo bất kỳ một phương án đơn giản
nào. Và bất kỳ một cách cho điểm nào vì thế cũng cần đến những cân nhắc cụ thể cho
từng trường hợp.
Mặc dù có những hạn chế như vậy nhưng việc cho điểm cho từng trường hợp trẻ lang
thang vẫn là một bước cần thiết để có thể định lượng được điều kiện sinh hoạt hiện tại

24


cũng như những khó khăn trẻ gặp phải để bổ sung cho việc mô tả hoàn cảnh của một trẻ
lang thang.
Những bước thụt lùi
Trong khi những trẻ lang thang nhóm I thường luôn nằm ở góc dưới bên trái biểu đồ
Hình 10, thì nhóm II (cùng với cha mẹ) luôn cố gắng để có thể tiến lên được góc trên bên
trái còn nhóm III thì cố gắng để đạt tới điểm tuyệt đối là điểm cao nhất bên phải biểu đồ,
vị trí có điều kiện sinh hoạt bình thường và có đầu tư cho tương lai. Tuy nhiên những nỗ
lực để vươn lên đến những vị trí cao hơn thường bị gián đoạn khi các em gặp phải những
rủi ro xảy ra đột ngột khiến các em lại lâm vào những hoàn cảnh, điều kiện khó khăn hơn.
Những bước thụt lùi như vậy được thể hiện bằng những mũi tên đứt đoạn trong biểu đồ
Hình 10.

Những sự thụt lùi có thể xảy ra ở hai mức độ: những biến cố xảy ra đối với cá nhân từng
em hoặc những biến cố chung của xã hội (mang tầm vĩ mô). Những biến cố xảy ra đối
với cá nhân từng em hoặc từng gia đình các em chính là các yếu tố, nguyên nhân khiến
các em trở thành trẻ đường phố. Những yếu tố này bao gồm cả những vấn đề gia đình,
khó khăn kinh tế, ốm đau, bệnh tật, bị thương, bị đánh đập hành hạ, bị khủng hoảng tâm
lý, mắc nghiện ma túy, HIV/AIDS, bị bắt và giam giữ v.v.. Ngược lại những biến cố
chung của xã hội sẽ ảnh hưởng đến một bộ phận lớn các em có cùng chung hoàn cảnh và
ảnh hưởng nhiều nhất tới những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương đặc biệt là nhóm trẻ
lang thang có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những biến cố chung này có thể là thiên tai,
khủng hoảng kinh tế, sự biến động và giảm về số lượng khách du lịch, cúm gà và các nạn
dịch khác, do việc chuẩn bị cho các sự kiện quốc tế đòi hỏi phải có những chiến dịch
“làm sạch” đường phố, thu góp trẻ em và người lớn lang thang, cho những biến động thời
vụ của từng công việc v.v.. Mặc dù tất cả các em trẻ lang thang đều phải đối mặt với cả
những biến cố các nhân và những biến cố chung của xã hội, nhưng mỗi nhóm trẻ khác
nhau lại chịu những ảnh hưởng khác nhau của các biến cố đó.
Những biến cố xảy ra thường ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất đối với các em thuộc
nhóm I, nhóm trẻ dễ bị tổn thương nhất. Nguyên nhân là do các em nhóm I thường thiếu
những hiểu biết, kiến thức để phòng tránh những biến cố có thể xảy ra, các em cũng
không biết sống thành từng nhóm nhỏ để cùng chia sẻ những mất mát, khó khăn khi có
những rủi ro xảy đến. Do vậy, những em thuộc nhóm I luôn là những đối tượng dễ bị tổn
thương và thường gặp phải những khó khăn như bệnh tật, bị thương, khó khăn về tài
chính v.v.. và cũng dễ bị mắc phải những tệ nạn xã hội. Những em nhóm I là những đối
tượng khó khăn nhất và khó có thể tiếp cận và hỗ trợ can thiệp giúp đỡ nhất.
Những em thuộc nhóm II và nhóm III về một khía cạnh nào đó có những điều kiện tốt
hơn các em nhóm I vì các em có được sự che chở và chỉ dẫn của cha mẹ hoặc từ nhóm
các em sinh sống cùng. Tuy nhiên những che chở và chỉ dẫn cho các em không phải lúc
nào cũng đúng và không phải bất cứ khi nào cần thiết các em cũng nhận được. Nếu
những biến cố xảy ra trở nên khó kiểm soát đối với trẻ (hoặc nhóm bạn của trẻ và cha mẹ
trẻ) thì các em sẽ bị thụt lùi về phía dưới và bên trái hoặc cả hai trong biểu đồ Hình 10.
Gặp phải những sự cố ngoài khả năng kiểm soảt, trẻ có thể bị bỏ đói và bị ốm, và do vậy


25


×