Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SỰ TIẾP XÚC VỚI CUỘC SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ CỦA THẾ HỆ TRẺ SẼ TÁC ĐỘNG NHỮNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG Ở NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.96 KB, 12 trang )

SỰ TIẾP XÚC VỚI CUỘC SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ CỦA THẾ HỆ TRẺ
SẼ TÁC ĐỘNG NHỮNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG Ở NÔNG THÔN?
I/ MỞ ĐẦU:
"Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực
lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định
sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi
dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển,thanh niên vừa là
mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước.

Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người "vừa hồng vừa
chuyên" theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới
sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, gia đình, nhà trường và xã hội."
"Trích Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung
ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”
1. Khái niệm văn minh đô thị:
Là toàn bộ những hoạt động về tinh thần và vật chất của một trung tâm lớn
về nhiều mặt của một vùng hay một quốc gia, ở khía cạnh khác, nói đến văn minh
đô thị là nói đến chuẩn mực văn hóa – các giá trị đã được xác định để trở thành
tiêu chí phấn đấu, định hướng lâu dài.
Ưu điểm: Cuộc sống mới văn minh, hiện đại, tác phong làm việc công nghiệp,
khoa học, hiện đại, phương pháp tư duy biện chứng, phân tích khách quan.
Khuyết điểm: Lối sống bon chen, đua đòi ích kỷ, thực dụng, lối sống gấp, dễ bị lôi
kéo vào tệ nạn xã hội, ảnh hưởng trật tự, an toàn xã hội.
2.Văn hóa truyền thống:
Là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình
phát triển, được lưu giữ và kế thừa thành thói quen hình thành từ lâu đời trong lối
sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ưu điểm: Lưu giữ, bảo tồn được những nét đẹp truyền thống, bản sắc của dân tộc.


Khuyết điểm: Bảo thủ, khó chấp nhận thay đổi tư duy, kìm hãm sự phát triển.


3. Về tình hình đô thị hóa nông thôn hiện nay:
Quá trình đô thị hóa ở nông thôn Việt Nam đang diễn ra với một tốc độ khá
nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế - văn hóa – xã hội trên tầm cả nước. Nếu như
năm 1999, trên cả nước có khoảng 400 thị trấn, thì nay tăng lên khoảng 651 thị
trấn, dân số trong những năm của thập kỷ 90 của các thị trấn dao động từ khoảng
2000 – 30.000 người, thì hiện nay dao động ở mức từ 2000 – 50.000 người. trong
đó tỉ lệ phi nông nghiệp cùa các thị trấn phổ biến ở mức 30% - 40%, hiện nay đã
tăng nhanh ở mức 50% - 60%. Năm 1998 có khoảng 60 đô thị loại 4 nay tăng lên
84 đô thị. Diện tích đất đai bị thu hồi, qui hoạch, chuyển mục đích sử dụng ngày
càng nhiều đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống của người nông dân Việt Nam.
Tuy vậy, cho đến nay yếu tố nông nghiệp của nền kinh tế nước ta vẫn còn
chiếm tỉ trọng rất lớn. do trên 70% dân số nước ta sinh sống ở khu vực nông thôn.
Nếu trên cả nước có tất cả 14,7% hộ gia đình nghèo theo tiêu chuẩn năm 2005 thì
trong đó số hộ đủ chuẩn nghèo tại nông thôn chiếm 90% trên tổng số 14,7% hộ
nghèo trên cả nước. đặc biệt là ở vùng núi nông thôn phía bắc chiếm tới 51,3%,
miền Tây và miền Trung chiếm 41%. Đây mới chỉ là tỉ lệ bình quân chung, nếu
chia theo độ chênh lệch giàu, nghèo trong vùng thì cũng rất khác nhau, tại cùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số thực sự còn rất nghèo.
Chênh lệch về thu nhập giữa nông dân và các thành phần dân cư khác hiện
nay cách nhau từ 5 – 7 lần, có những nơi lên đến hàng chục lần. Chính điều này
đang dẫn đến những bất ổn về kinh tế - chính trị - xã hội, bởi vì nông dân là tầng
lớp đông nhất trong xã hội Việt Nam, hơn nữa họ lại là tầng lớp luôn đi đầu trong
các cuộc đấu tranh cách mạng, hy sinh xương máu nhiều với đất nước. nhưng hiện
nay lại phải chịu nhiều bất công trong sự hưởng lợi ích từ quá trình Công nghiệp
hóa – Hiện đại hóa đất nước.
II/. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY
Đất nước ta có một giai đoạn lịch sử

đặc biệt, nên nông thôn Việt Nam trước kia có khoảng cách rất lớn với sự phát
triển của đô thị. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, mà đặc biệt dưới sự tác động
của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đời sống xã hội ở các vùng
nông thôn đang dần thu hẹp khoảng cách với đô thị, trong đó quá trình đô thị hóa
mang yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến quan hệ sản xuất tại nông thôn. Nếu
như trước kia, ở nông thôn nền sản xuất nông nghiệp mang tính độc canh về cây
lúa, hoa màu, thì nay đang dần trở thành nền sản xuất hàng hóa đa ngành nghề.
Chính từ đó, lối sống văn minh đô thị với những mặt tích cực và cả tiêu cực đã du
nhập rất nhanh vào xã hội nông thôn, gây xáo trộn, tác động rất lớn tới những giá


trị văn hóa truyền thống lâu đời, cũng như phong tục tập quán nông thôn Việt
Nam.
1.Về kinh tế:
Hiện nay cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có những chuyển
biến tích cực theo hướng đa ngành nghề và đầy mạnh sản xuất các loại nông thủy
sản có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng.. Tuy hiện nay diện tích trồng
lúa ở các vùng chuyên canh có giảm ( khoảng 300.000 Ha) để chuyển sang nuôi
trồng các loại nông thủy sản khác có giá trị kinh tế cao hơn, nhưng sản lượng lúa
thu hoạch vẫn tăng cao, từ 34.5 triệu tấn (năm 2000) lên đến 36.55 triệu tấn trên cả
nước (năm 2008). Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng trong nước khoảng 27,8 triệu
tấn lúa, bao gồm để giống 1 triệu tấn, để ăn 21 triệu tấn (kể cả nhu cầu cho chế
biến), hao hụt và chăn nuôi 5,8 triệu tấn. Như vậy, lượng lúa hàng hóa cho xuất
khẩu 8,75 triệu tấn (trên 4,5 triệu tấn gạo).
Sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp có sự điểu chỉnh mạnh theo từng
năm dựa trên nhu cầu thị trường để tham gia xuất khẩu và tiêu thụ trong nước,
từng bước tiến tới thay thế những nguyên liện phải nhập khẩu, đã hình thành một
số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn liền với công nghiệp bảo quản chế biến.
(bảng phụ lục thống kê).


DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG
NĂM
2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

- Bông

2.261

3.808

5.157

2.643

4.285

4.653


3.481

- Mía
-

7.145

4.254

4.642

5.506

6.099

4.305

3.108

7.692

7.864

7.140

7.811

7.282

8.229


7.027

267

470

369

364

163

155

132

I. Diện tích - Ha

Đậu phụng
- Thuốc lá


Đậu tương

355

386

430


445

439

305

330

1.661

3.620

4.489

3.134

5.404

5.147

4.047

II. Sản lượng -Tấn
- Bông
- Mía
Đậu phụng
- Thuốc lá
Đậu tương


279.909 193.349 213.650 255.391 285.767 208.402 141.599
5.304

5.648

5.540

6.473

6.109

8.637

6.493

200

459

359

336

125

143

336

236


321

579

660

670

510

530

Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và các ngành nghề nông thôn có
chuyển biến tích cực, tăng trưởng bình quân tăng 12-14%/năm, sản xuất tiểu thủ
công nghiệp và ngành nghề nông thôn tăng 15%/năm. Hiện tại cả nước có 2.971
làng nghề và khoảng 1,35 triệu cơ sở ngành nghề nông thôn với khoảng 1,4 triệu
hộ gia đình tham gia, thu hút hơn 10 triệu lao động.
Cơ cấu kinh tế nông thôn hiện nay chuyển dần sang hướng tăng dần tỉ trọng công
nghiệp, dịch vụ. Năm 2004 trong tổng GDP cả nước, tỉ trọng nông, lâm, thủy sản
đã giảm từ 24,53% xuống 21,76%, số lao động nông nghiệp giảm từ 59,04%
xuống 57,9%, năm 2003, hộ thuần nông đã giảm còn 68,8%, hộ kiêm nghề tăng,
chiếm 12,7% và phi nông nghiệp 18,4%.
Trình độ khoa học, công nghệ trong nông nghiệp từng bước được nâng cao theo
hướng sử dụng công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao
chất lượng, sản lượng nông, lâm, thủy sản. Xuất hiện ngày càng nhiều những trang
trại có qui mô lớn, bước đầu khắc phục được một số yếu kém của khu vực kinh tế
tập thể, hợp tác xã, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
2. Về xã hội:
Hiện nay nông thôn đang có bước chuyển biến khá nhanh, nhiều công trình cơ sở

hạ tầng tiếp tục được đầu tư, đời sống nhân dân được cải thiện rõ ràng. Các
chương trình xóa đói giảm nghèo đạt được những thành tựu nổi bật, các lĩnh vực


giáo dục, y tế, văn hóa được chú trọng hơn, tiếp cận với các tầng lớp nhân dân ở
khu vực nông thôn.
Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư mạnh mẽ, nhiều công trình phục vụ lợi ích
cộng đồng được hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát
triển văn hóa – xã hội nông thôn. Đến nay đã có 98% số xã trên cả nước có đường
ôtô đi đến nơi, hơn 90% xã có đường điện kéo về, gần 88% số hộ gia đình nông
thôn đã có điện sử dụng, số thuê bao điện thoại ở khu vực nông thôn cũng tăng
nhanh, hiện nay đã đạt 4 máy/100 dân ( cả nước là 12,56 máy/100 dân, 58% số
dân nông thôn đã được sử dụng nước sạch, xây mới 501 chợ, tạo điều kiện cho
nông dân mua bán trao đối hàng hóa thuận tiện hơn.
Thành tựu xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn bước đầu thành công, bình
quân mỗi năm giảm 3% tỉ lệ hộ đói nghèo, tỉ lệ đói nghèo ở nông thôn giàm từ
19% vào năm 2000 xuống 11% năm 2004. Các điều kiện về nhà ở, đi lại, học tập,
chữa bệnh đang được cải thiện, có nhiều làng xã trở thành địa phương văn hóa, có
kinh tế phát triển, bảo đảm được môi trường sinh thái, văn hóa truyền thống mang
đậm đà bản sắc dân tộc được từng bước phục hối và phát triển, trình độ dân trí khu
vực nông thôn được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế bên cạnh những thành tựu đạt được trong
việc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội ở khu vực nông thôn. Thì vẫn còn những
hạn chế, yếu kém tồn tại, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển nông
thôn, tiến lên Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, cần phải nỗ lực tập trung
giải quyết như:
-Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn nhiều khu vực có tốc độ
chuyển dịch còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, kinh tế nông thôn vẫn còn
nặng về nông nghiệp (chiếm 65%). Cơ cấu lao động nông thôn về cơ bản vẫn còn
là thuần nông. Như vậy, mục tiêu giảm lao động nông nghiệp còn 50% vào năm

2010 vẫn còn rất nhiều khó khăn.
-Việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
còn chậm, nên năng suất, chất lượng sản phẩm còn thấp nên khả năng cạnh tranh
kém, nhất là trong quá trình hội nhập WTO. Cơ sở công nghiệp chế biến nông sản
đa số còn nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu.
-Kết cấu, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, còn nhiều công
trình được đầu tư không đồng bộ, quản lý kém nên đã xuống cấp.
-Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn nhiều nơi còn khó khăn, chất
lượng nguồn nhân lực thấp, lao động phân bổ không đều, có lúc dư lại có lúc thiếu


gây khó khăn trong sản xuất, nhất là khi vào mùa thu hoạch. Thu nhập bình quân
của dân nông thôn còn tăng chậm, hơn 90% hộ nghèo tập trung ở vùng nông thôn,
tỉ lệ người học cao ở nông thôn còn thấp, lao động qua đào tạo mới chiếm khoảng
12%, ngược lại số thanh niên được đào tạo trường lớp lại it quay lại nông thôn
phục vụ cộng đồng.
-Phát triển nhanh các khu công nghiệp, khu đô thị nhưng chưa kết hợp chặt chễ
với giải quyết việc làm, đào tạo và chuyển đổi nghề cho nông dân có đất bị thu
hồi. Trong quá trình đô thị hóa, luật không theo kịp thực tiễn cuộc sống nên còn
nhiều kẽ hở, thiếu chặt chẽ nên người nông dân thường bị thua thiệt trong việc giải
tỏa đền bù đất đai, dẫn đến mất đất, mất phương tiện sản xuất. người nông dân có
cảm giác thua thiệt, bị gạt ra rìa trong cuộc sống hiện đại.
III/.TIẾP CẬN VĂN MINH ĐÔ THỊ CỦA GIỚI TRẺ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NÔNG THÔN
1.Đặc điểm của thanh niên:
Luôn ham thích cái mới, tiếp thu nhanh, sôi nổi, nhiệt huyết, nhưng hiếu thắng,
bồng bột, thiếu suy nghĩ. Đặc biệt họ tiếp thu rất nhanh cả hai mặt tốt và xấu.
2.Tình hình chung, xu hướng tiếp cận văn minh đô thị của thanh niên nông thôn:
Hiện nay, dân số trong độ tuổi thanh niên của Việt Nam (từ 16 đến 30 tuổi) là hơn

22 triệu người, chiếm 26,99% dân số cả nước. Trong đó thanh niên nông thôn
chiếm 51,5%, khoảng hơn 10 triệu người.
Theo số liệu thống kê tháng 12 của Ban Thanh niên Nông thôn- TƯ Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh thì trình độ học vấn, trình độ KH-KT của thanh niên nông
thôn còn thấp. Trung bình khoảng 12% số lao động đã tốt nghiệp phổ thông. Tỷ lệ
lao động có chuyên môn kỹ thuật thấp hơn khu vực thành thị 4 lần. Trình độ CĐĐH trở lên thấp hơn 6 lần. Thanh niên nông thôn chiếm tỉ lệ 74,9 % số thanh niên
cả nước, nhưng do hạn chế về trình độ văn hoá, nghèo , thiếu việc làm nên rất
nhiều thanh niên nông thôn vi phạm pháp luật vì thiếu hiểu biết.
Quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa hiện nay đã đem lại rất nhiều
thành tựu cho đất nước nói chung và ớ các vùng nông thôn nói riêng, mặt tích cực
của nó được biểu hiện bằng sự phát triển của nông thôn với nền sản xuất đang tiếp
cận với cơ giới hóa, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao rõ rệt. Nhà tranh
vách đất nhường chỗ cho nhà xây bằng gạch ngói khang trang hơn, đẹp hơn,
đường sá được tráng nhựa, bê tông sạch sẽ thuận tiện trong việc giao thương, đi lại
của người dân. Thanh niên nông thôn trước kia chỉ biết quanh quẩn trong làng xã
khi làm đồng về, nay có cơ hội mở rộng tầm nhìn, có nhiều sự lựa chọn để giải trí
hơn, mối quan hệ xã hội cũng vươn ra khỏi lũy tre làng.


Tuy nhiên, chính sự phát triển nhanh chóng đó làm phát sinh những xu
hướng tiêu cực rất đáng ngại, từ ảnh hưởng của nếp sống đô thị, bên cạnh những
cái hay cái đẹp thì những cái xấu cũng đi theo, xâm nhập vào đời sống xã hội nông
thôn mà ảnh hưởng nhất là đối với giới trẻ, làm cho những nét đẹp truyền thống
nông thôn, gia đình, họ hàng, làng xóm láng giềng cũng bị mai một, tổn hại. một
bộ phận không ít những thanh niên dễ dàng tiếp thu những cái xấu của cuộc sống
đô thị như lười lao động, thích ăn chơi, đua đòi…quan hệ gia tộc truyền thống ở
nông thôn như tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường ngày càng rạn nứt, khoảng
cách xa dần. những mâu thuẫn mới bắt đầu nảy sinh giữa những thế hệ do sự tiếp
thu những giá trị của cuộc sống hiện đại của hai thế hệ này tỉ lệ nghịch với nhau,
giới trẻ càng háo hức, nhanh nhạy với cái mới của cuộc sống văn minh đô thị bao

nhiêu thì thế hệ người lớn tuổi càng cố gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống
bấy nhiêu.
Có thể thấy rằng, dước sự tác động của quá trình đô thị hóa, mô hình gia
đình truyền thống ở nông thôn hiện nay đã không còn hoàn toàn thuần nông như
những thập kỷ trước đây nữa. Trong cùng một nhà có thể có cả người trí thức,
công nhân, nông dân, cả người đã hết tuổi lao động lẫn người trẻ tuổi. chính sự đa
dạng về tầng lớp như thế đã làm cho lối sống nông thôn ngày nay có nhiều thay
đổi cả về tích cực và tiêu cực.
Xu hướng tiếp cận với cuộc sống văn minh đô thị của thế hệ thanh thiếu
niên nông thôn ngày nay đang diễn ra nhanh chóng, như là một qui luật của sự
phát triển. Sự tiếp cận với cuộc sống đô thị luôn có tính hai mặt của nó, ở đó
những cái tốt, xấu luôn đan xen, và cùng nhau xâm nhập vào xã hội nông thôn vốn
bị đè nén bởi yếu tố văn hóa truyền thống từ lâu, nay được giới trẻ với suy nghĩ
thoáng hơn trong tiếp nhận những cái mới từ cuộc sống văn minh đô thị nên đã
bung ra mạnh mẽ. Làm thay đổi bộ mặt nông thôn ngày nay một cách rõ rệt, điều
đó không những được nhận thấy qua những thay đổi ở cơ sở hạ tầng, mà còn được
biểu hiện qua cách nghĩ, cách chơi, lối sống đang thịnh hành của giới trẻ nông
thôn ngày nay.
Thế hệ trẻ ngày nay có điều kiện tiếp xúc với cuộc sống văn minh đô thị,
làm cho họ có thể dễ dàng thay đổi suy nghĩ, vì đặc điểm của họ là luôn tìm tòi
những cái mới, thích được thử thách ở môi trường khác mới lạ hơn, từ đó họ sẽ dễ
dàng chấp nhận bỏ nông thôn để đến đô thị kiếm sống. chính điều này đã làm cho
nông thôn ngày nay đang trở nên lão hóa vì nhiều nơi chỉ còn trẻ em và người già
không còn sức lao động, dẫn đến chảy máu nguồn lực lao động, chúng ta có thể
thấy rõ điều này ở khu vực nông thôn bắc bộ, khi phần lớn thanh niên đã ra các đô
thị lớn kiếm việc làm, sinh sống.
-Về tích cực:


Thông qua quá trình đô thị hóa, thanh niên nông thôn ngày nay có cơ hội

tiếp xúc với cuộc sống văn minh đô thị một cách dễ dàng, qua các phương tiện
truyền thông đại chúng, từ những người đô thị, những người ở nông thôn đi làm
ăn,đi học về…vv..từ đó họ có thể tiếp thu, sàng lọc ra những cái hay của cuộc
sống văn minh đô thị, áp dụng vào đời sống xã hội nông thôn nhằm xây dựng mô
hình kinh tế nông thôn phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. làm giàu
cho chính bản thân mình và sẻ chia cho cộng đồng. góp phần xây dựng môi trường
lành mạnh, văn minh ở nông thôn
Họ là những thanh niên tiêu biểu cho lớp người trẻ ở các vùng nông thôn khác
nhau và trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhưng lại có điểm chung là biết nắm bắt
và vận dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiên tiến vào qui trình sản xuất
nông nghiệp tại địa phương, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có tính cạnh
tranh cao trong nền kinh tế thị trường.
Ngoài ra, thông qua các tổ chức đòan, hội thanh niên nông thôn ngày nay
còn tổ chức thành lập nên những câu lạc bộ chuyên đề, hội, nhóm…vv..thông qua
đó họ đưa những kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp, phổ biến cho người
khác cùng làm kinh tế, phát triển đời sống xã hội nông thôn.
-Về tiêu cực:
Sự phát triển đô thị hóa không phải lúc nào cũng đem lại những điều tích
cực cho giới trẻ nông thôn. Chúng ta nhận thấy trong thời gian gần đây. Nhất là
khi quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước được đầu tư mạnh mẽ, bên
cạnh những thành tựu đạt được cũng còn có những hạn chế được phơi bày ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội nông thôn, làm cho mọi thứ bị xáo trộn
nhanh chóng, cấu trúc xã hội truyền thống nông thôn bị lung lay, rạn nứt. Nhất là
ở lứa tuổi thanh thiếu niên nông thôn, một bộ phận không còn đất sản xuất, chưa
có việc làm ổn định hay đang thất nghiệp cũng dễ dẫn tới những hậu quả tiêu cực
như Ông Bà xưa đã nói: "nhàn cư vi bất thiện".
Tình hình vi phạm pháp luật của thanh niên nông thôn có chiều hướng ngày
càng gia tăng, đặc biệt là phạm pháp hình sự. Nguyên nhân do đâu chúng ta có thể
dễ dàng nhận thấy, nhưng cần biện pháp, chính sách nào cho nông thôn để hạn chế
tình trạng trên thì vẫn còn đang trông chờ vào các nhà chuyên môn hoạch định

chính sách và những nghiên cứu xã hội học, để từ đó đưa ra những chính sách phù
hợp với hoàn cảnh nông thôn không chỉ hiện nay mà còn ở tương lai. Nhằm phát
triển một thế hệ tuổi trẻ có trình độ văn hóa cao, hội đủ những yếu tố để làm chủ
trên chính mảnh đất của mình trong tương lai.
Chúng ta có thể nhận thấy trong mối quan hệ xã hội. Nông thôn Việt Nam
ngày nay có những phát triển tương đối ổn định, trong đó có nhiều địa phương có


mức tăng trưởng rất ấn tượng, bắt nhịp cùng với sự phát triển của đô thị. Tuy
nhiên, ở mặt trái của sự phát triển này kéo theo nhiều bất cập, tiêu cực. Bởi một
khi đất nông nghiệp bị thu hẹp cho nhu cầu xây dựng những khu công nghiệp,
những khu đô thị hóa, người nông dân mất đi mảnh đất của mình. Nhận những
đồng tiền đền bù nhưng đa số họ lại không đủ khả năng và kiến thức để chuyển
đổi nghề nghiệp, dẫn đến một số người gia nhập vào dòng di cư vào những thành
phố lớn để kiếm việc làm, còn lại không biết làm gì ngay trên mảnh đất của mình
trứõc kia. Đồng thời sự ra đời của các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí như; các
điểm Internet, game, Karaoke, nhà hàng, khách sạn, quán nhậu..vv…các loại hình
dịch vụ nhạy cảm này đã thu hút một số lượng đáng kể thanh niên nông thôn tham
gia, và rất dễ sinh ra những thói hư tật xấu, gây mất an ninh - trật tự cho xóm làng.
Mặt khác, bộ phận thanh thiếu niên này không trình độ, không nghề nghiệp nhưng
lại thích ăn xài, đua đòi dẫn đến hành vi phạm pháp như trộm cắp, cướp giật từ
những tài sản có giá trị nhỏ đến giá trị cao nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân.
Bên cạnh đó, cũng cần nhìn nhận nghiêm túc vai trò của các tổ chức, đoàn
thể. Hoạt động bề nổi thiếu nhiệt huyết, không sâu sát vào đời sống thanh thiếu
niên, chưa tổ chức được nhiều các họat động thiết thực, chưa làm tốt công tác định
hướng cuộc sống cho giới trẻ. Còn nhìn từ góc độ gia đình, thì do buông lỏng quản
lý, thiếu dạy dỗ, cho rằng " cha mẹ sinh con trời sinh tính" nên số thanh thiếu niên
này "đi không ai biết, về không ai hay", tụ tập, đàn đúm, phá phách, dễ bị rủ rê lôi
kéo vào tệ nạn xã hội như mại dâm, hút chích matúy …vv…ảnh hưởng đến môi
trường sống nông thôn.

IV/. GIẢI PHÁP
Khuyến nghị:
Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng
bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật
thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình
phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch
vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa
nông nghiệp là then chốt.
Hỗ trợ về mọi mặt cho người nông dân, từ vốn, con giống, cây trồng, kỹ
thuật tiên tiến trong nông nghiệp, chính sách đào tạo sát với thực tế, hiệu quả…
-

Giữ giá thành các loại vật tư nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sâu…


Có chính sách qui hoạch và bảo vệ đất nông nghiệp ổn định, tránh tình
trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành khu công nghiệp, khu
đô thị, giải trí…đặc biệt là các vùng đất nông nghiệp chuyên canh, màu mỡ. đồng
thời với chính sách phát triển các trang trại, hợp tác xã có qui mô lớn để ứng dụng
các công nghệ kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, nhằm tạo ra cac sản phẩm nông
nghiệp tốt mang tính cạnh tranh cao trên thị trường nội địa cũng như thị trường
quốc tế.
Như vậy mới phát triển nông thôn được bền vững, thu hút lực lượng lao
động chính là giới trẻ nông thôn, giúp họ tiếp thu những mặt tích cực của cuộc
sống văn minh đô thị. Xây dựng xã hội nông thôn lành mạnh, văn minh.
Làm tốt công tác định hướng lý tưởng sống cho thanh thiếu niên khu vực
nông thôn, từng bước đẩy lùi cái xấu ra khỏi nông thôn thể hiện rõ vai trò của các
hội, đoàn trong việc tập hợp thanh niên qua các phong trào thi đua. Ban hành

chính sách ảnh hưởng tới khu vực nông thôn phải được nghiên cứu bàn thảo kỹ
trước khi ban hành, để đảm bảo khu vực này phát triển bền vững trong hiện tại và
tương lai.
2. Chính sách của
Đảng và nhà nước đối với công tác thanh niên nông thôn trong thời kỳ mới
Kể từ Đại hội Đảng lần VI năm 1986, đất nước ta đã bước qua giai đọan khó khăn
và đến nay sau hơn 20 năm đổi mới, mọi lĩnh vực nói chung và nông thôn nói
riêng đã có bước phát triển vượt bậc.
Để đáp ứng được những yêu cầu phát triển khu vực nông thôn trong tình hình mới,
vấn đề nông nghiệp – nông thôn – nông dân đã được Đảng và nhà nước quan tâm
mạnh mẽ, đề ra những chính sách định hướng phát triển nông thôn trên mọi
phương diện.
- Luật Thanh niên đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Qui định rõ quyền
hạn và nghĩa vụ của thanh niên.
- Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25-7-2008 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/08/08, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành
Trung ương khóa X về nông nghiệp – nông thôn – nông dân. Xem nông nghiệp –
nông dân – nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện


đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế - xã
hội biền vững, giữ vững ổn định chính trị.
- Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6-8-2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời
kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại
hóa. điều này mang tầm quan trọng cả trong hiện tại và tương lai đối với thế hệ trẻ,
tạo điều kiện cho thanh niên vươn lên, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc, xây dựng cuộc sống văn minh nhưng vẫn lưu giữ được bản sắc, giá trị văn

hóa truyền thống.
- Chỉ thị số 06/2005/CT-TTg ngày 211/03/05 của Thủ Tướng Chính phủ về
việc :"Phát huy vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong
giai đoạn mới" và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010.
Mục tiêu là cổ vũ, hỗ trợ và tổ chức cho thanh niên nông thôn thi đua, tình nguyện
tham gia ứng dụng. chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất
kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng
bước phát triển sản xuất hàng hóa qui mô lớn theo hướng hịên đại , bền vững.Tạo
môi trường bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực trẻ, góp phần hình thành một lớp
nông dân mới có kiến thức, tay nghề và năng lực quản lý kinh tế, thích nghi với
kinh tế thị trường đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nâng cao nhận thức cho thanh niên nông thôn về chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, giúp
thanh niên nông thôn vươn lên làm giàu chính đáng; hạn chế tình trạng di dân tự
do, giảm trừ các tệ nạn xã hội; tăng cường công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên,
xây dựng tổ chức Đoàn, Hội và tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở nông thôn
vững mạnh.
V/. KẾT LUẬN
Nước ta là một nước nông nghiệp, vai trò của nông nghiệp trong việc phát triển
kinh tế xã hội từ thời kỳ đất nước mới mở cửa đến nay là rất lớn, từ những nông
sản, gạo, cao su….đã góp phần đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng của
những năm cuối tập kỷ 80 và cuối thập kỷ 90 thế kỷ 20. Nhưng việc phân chia
thành quả của phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn tỉ lệ 20% so với các ngành, các
khu vực khác trong khi khu vực nông thôn chiếm hơn 70% dân số cả nước là
không hợp lý. ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư tình cảm của tầng lớp nông dân nói
chung và thế hệ thanh niên ở khu vực nông thôn nói riêng, chính điều này làm cho
họ có những suy nghĩ, quan niệm tiêu cực về nông nghiệp nói chung.


Hơn nữa thanh thiếu niên nông thôn ngày càng thiếu sân chơi, trong khi đất đai là

phương tiện sản xuất lại ngày càng mất đi dưới tác động của đô thị hóa. Xã hội
ngày càng phát triển, cuộc sống luôn biến đổi đi lên mà nếu những chính sách về
phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội không theo kịp thì môi trường lao động,
những phong trào, chương trình học tập, vui chơi giải trí sẽ nằm bên lề cuộc sống
của giới trẻ nông thôn, làm cho họ dễ tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của cuộc
sống văn minh, gây hậu quả môi trường sống ở nông thôn mất đi vẻ đẹp truyền
thống, an ninh trật tự bị xâm phạm, văn hóa truyền thống bị mai một, quan hệ gia
đình rạn nứt, làm cho xã hội ngày càng bất ổn.
Do đó, Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, hội cần phải chú trọng hơn nữa về công
tác thanh niên, đẩy mạnh công tác giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí của thế
hệ trẻ ở các vùng nông thôn, phát huy những mặt mạnh của văn minh đô thị để áp
dụng vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn phù hợp với văn hóa truyền
thống của dân tộc. giúp thế hệ thanh niên nông thôn chọn lọc những nét tích cực,
lành mạnh để kinh tế nông thôn đi lên, nhưng giảm về tệ nạn.
Cuộc sống có văn minh tới đâu thì phong tục tập quán, đời sống xã hội nông thôn
lại có những nét đẹp riêng, mà chúng ta phải cùng nhau giữ gìn và phát huy, lấy
cái đẹp từ cuộc sống văn minh đô thị tô điểm thêm cho nông thôn không phải chỉ
là trách nhiệm của thế hệ thanh niên mà đó là trách nhiệm của cả cộng đồng.



×