HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
VIỆN NCKH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
DỰ ÁN GIÁO DỤC TRUNG HỌC
CƠ SỞ VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS, CBQL GIÁO DỤC THCS
CỦA 17 TỈNH THAM GIA DỰ ÁN GIÁO DỤC THCS
VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT NĂM 2010
TÀI LIỆU NGUỒN
Lưu hành nội bộ
HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2010
BAN BIÊN SOẠN
PGS. TS. Đặng Thị Thanh Huyền (Chủ biên)
PGS. TS. Đặng Quốc Bảo - TS. Phạm Viết Nhụ
TS. Phạm Quang Trình - ThS. Phạm Vĩnh Phúc - Đặng Chiến Thắng
ThS. Lương Thị Thanh Phượng -ThS. Nông Thị Quyên
2
GIỚI THIỆU
Theo Hiệp định ký ngày 10 tháng 01 năm 2008 giữa Nước CHXHCNVN
và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) số 2384 – VIE về Dự án GD THCS
vùng KKN, chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS và cán bộ quản
lý cấp THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất
được thực hiện trong 3 năm, từ năm 2009 đến 2011 với các nội dung như sau:
Năm 2009: Hoạt động quản lý trường THCS vùng KKN: Vận dụng chủ
trương, chính sách trong phát triển nhà trường, quản lý hoạt động dạy học ở
trường THCS vùng KKN.
Năm 2010: Lập kế hoạch phát triển trường THCS vùng KKN và ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà trường.
Năm 2011: Vận dụng các chuẩn/tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trong
trường THCS vùng KKN, phát triển chuyên môn liên tục cho đội ngũ giáo
viên.
Thực hiện Kế hoạch số 479/KH-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2010 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tập huấn hiệu trưởng trường THCS và cán bộ
quản lý cấp THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn
nhất năm 2010, Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục, Học viện Quản
lý giáo dục phối hợp với Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất tổ chức
xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu tập huấn. Tài liệu này gồm các
nội dung tập huấn năm 2010 và giới thiệu một số nội dung chủ yếu của năm
tiếp theo.
Ban biên soạn xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của các
chuyên gia, các nhà khoa học, các CBQLGD THCS vùng KKN đã tham gia
phát triển chương trình và biên soạn tài liệu. Do điều kiện biên soạn còn nhiều
hạn chế nên tài liệu không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được góp ý của
các chuyên gia, những người hướng dẫn, người tham gia và bạn đọc.
Trưởng ban biên soạn
PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền
3
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Cán bộ quản lý giáo dục
Công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất
Chương trình
Dân tộc thiểu số
Dự án
Giáo dục
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên
Hạnh kiểm
Học lực
Kế hoạch
Khó khăn nhất
Người hướng dẫn
Người tham gia
Nhân viên
Trung học cơ sở
Thanh niên cộng sản
CBQLGD
CNTT
CSVC
CT
DTTS
DA
GD
GD&ĐT
GV
HK
HL
KH
KKN
NHD
NTG
NV
THCS
TNCS
4
MỤC LỤC
Nội dung
Chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS và cán bộ
Trang
7
quản lý cấp THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS
vùng KKN năm 2010
Chuyên đề 1. Lập kế hoạch phát triển trường THCS vùng KKN
1.1. Lập kế hoạch giáo dục trong điều kiện trường THCS vùng
11
11
KKN.
1.2. Hướng dẫn xây dựng báo cáo thống kê học sinh DTTS và
37
học sinh nữ các trường THCS vùng KKN
1.3. Giới thiệu công cụ tổng hợp số liệu và ứng dụng trong lập kế
45
hoạch trường THCS vùng KKN.
Chuyên đề 2. Ứng dụng CNTT trong quản lý trường THCS vùng
53
KKN
2.1. Ứng dụng CNTT trong dạy học
2.2. Ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường
2.3. Internet và thư điện tử
53
55
91
Chuyên đề 3. Giới thiệu các quy định về chuẩn áp dụng trong
107
trường THCS vùng KKN
3.1. Giới thiệu tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
107
THCS, chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS
3.2. Thuận lợi, khó khăn của các trường THCS vùng KKN khi áp
110
dụng các chuẩn đánh giá
Tài liệu tham khảo
112
5
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
HIỆU TRƯỞNG THCS, CBQL GD THCS CỦA 17 TỈNH THAM GIA
DỰ ÁN GIÁO DỤC THCS VÙNG KHÓ KHĂN NHẤT NĂM 2010
I. MỤC TIÊU
Sau khóa tập huấn, người tham gia có khả năng
- Tổ chức lập kế hoạch phát triển trường THCS vùng KKN theo chủ
trương và hướng dẫn đổi mới lập kế hoạch phát triển giáo dục cấp tỉnh và cấp
huyện của ngành GD & ĐT; Triển khai công tác thống kê và xây dựng báo cáo
về học sinh theo dân tộc và theo giới của các trường.
- Hiểu và quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý trường
THCS, đặc biệt là quản lý hoạt động dạy học tích cực trong điều kiện vùng
khó khăn.
- Nhận biết được những vấn đề cần lưu ý khi vận dụng các chuẩn/tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS vùng KKN
II. ĐỔI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
- Hiệu trưởng/phó hiệu trưởng trường THCS, trường phổ thông nhiều
cấp học có cấp THCS, trường PTDTNT huyện có cấp THCS (sau đây gọi
chung là trường THCS) của 17 tỉnh tham gia dự án.
- Cán bộ, chuyên viên phòng giáo dục trung học thuộc các Sở GD&ĐT
và Phòng GD&ĐT tham gia dự án.
III. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:
- Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
GD vùng khó khăn và các vùng đặc biệt khó khăn.
- Các quy định về đổi mới GD THCS của ngành GD&ĐT.
- Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm nghề nghiệp của hiệu trưởng
trường THCS, đặc trưng của hoạt động quản lý trường THCS vùng KKN.
- Hiệp định ký ngày 10 tháng 01 năm 2008 giữa Nước CHXHCNVN và
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) số 2384 – VIE về Dự án GD THCS
vùng KKN.
6
- Kế hoạch số 479/KH-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc tập huấn cán bộ quản lý cấp THCS và hiệu trưởng
trường THCS của 17 tỉnh tham gia Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn
nhất..
- Nhu cầu thực tiễn về bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý trường học
của CBQL GD THCS, hiệu trưởng trường THCS vùng KKN.
- Công văn số 3751/BGDĐT-KHTC ngày 23/6/2010 hướng dẫn các địa
phương xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2010 và kế
hoạch 5 năm 2011 – 2015.
IV. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
- Kế thừa và phát triển các chương trình bồi dưỡng CBQLGD hiện hành
nhưng không trùng lặp với các chương trình mới triển khai.
- Nội dung tập huấn có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện của
vùng KKN.
- Tăng cường kỹ năng thực hành, chú trọng sử dụng các thiết bị dạy học
hiện đại, sử dụng các phương tiện nghe nhìn theo hướng áp dụng có hiệu quả
công nghệ thông tin
V. THỜI LƯỢNG
Thời gian tập huấn: 6 ngày
80 Tiết (48 tiết lý thuyết và thảo luận + 32 tiết thực hành và tự nghiên
cứu)
VI. CÁC NỘI DUNG CHÍNH
Chương trình gồm 3 chuyên đề:
Chuyên đề 1. Lập kế hoạch phát triển trường THCS vùng khó khăn nhất;
Triển khai công tác thống kê và xây dựng báo cáo về học sinh theo dân tộc và
theo giới của các trường THCS vùng khó khăn nhất.
Chuyên đề 2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trường trung học
cơ sở vùng KKN
Chuyên đề 3. Giới thiệu các quy định về chuẩn/tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục áp dụng trong trường THCS vùng KKN
7
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Tổ chức lớp học
Các lớp học được tổ chức để phát huy tối đa sự tham gia của người học. Xây
dựng các nhóm hoạt động:
- Nhóm khởi động: Tổ chức khởi động đầu giờ và giữa giờ bằng trò chơi,
văn nghệ.
- Nhóm trực nhật: Xếp bàn ghế theo yêu cầu, lập danh sách NTG vắng
mặt để báo cáo với NHD.
- Nhóm ôn bài: Tổ chức cho lớp ôn lại bài đã học hôm trước vào đầu giờ
ngày học sau.
- Nhóm phản hồi - đánh giá: Tổ chức cho lớp tự nhận xét tình hình học
tập trong ngày (10’ cuối).
- Nhóm thảo luận: Nhóm trưởng, thư ký, điệp viên.
Phương pháp và kỹ thuật giảng dạy
Các chuyên đề được thực hiện bằng phương pháp dạy học tích cực, cùng
tham gia nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và sự trải nghiệm thực tiễn
của người tham gia trong học tập. Đó là: thuyết trình ngắn, trao đổi, thảo luận
nhóm, động não, bài tập thực hành, sắm vai, nghiên cứu thực tế. Người tham
gia được quan tâm đến nhu cầu học tập, được khuyến khích sử dụng kinh
nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình học tập, trao đổi trong thảo luận
nhóm, đóng góp ý kiến, tìm ra những ý kiến mới, sáng tạo trong giải quyết vấn
đề.
Các kỹ thuật dạy học chủ yếu được ứng dụng trong tập huấn:
1. Kỹ thuật “Khăn trải bàn”;
2. Kỹ thuật “Sơ đồ tư duy”;
3. Kỹ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực.
Các thiết bị giảng dạy bằng công nghệ hiện đại sẽ đựợc sử dụng trong
quá trình tập huấn để phát huy hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực.
Tài liệu
Tài liệu được biện soạn thành 02 bộ: Tài liệu dành cho người hướng dẫn và tài
liệu dành cho người tham gia
Tài liệu dành cho người tham gia gồm:
- Phiếu học tập: gồm các yêu cầu hoạt động tương ứng với từng nội
dung học tập.
8
- Tài liệu phát tay: gồm các gợi ý về kết quả thực hiện hoạt động trong
phiếu học tập.
Tài liệu nguồn: tổng hợp các kiến thức cốt lõi và mở rộng, có tính chất
hướng dẫn người tham gia tự học sau khi kết thúc khóa tập huấn.
Giảng viên
Giảng viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp
vụ, giảng dạy và quản lý giáo dục THCS đang công tác tại: Cục Nhà giáo và
CBQLCSGD; Vụ Giáo dục Trung học; Vụ Kế hoạch - tài chính; Vụ giáo dục
dân tộc; Các chuyên gia, giảng viên của Học viện Quản lý giáo dục; Viện
NCKH Quản lý giáo dục và một số trường đại học, trường bồi dưỡng cán bộ
giáo dục trung ương và địa phương.
Đánh giá cuối khóa
Người tham gia được đánh giá cuối khóa thông qua báo cáo tổng kết
khóa học, với việc đăng ký lựa chọn một nội dung trong chương trình gắn với
vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong công việc quản lý đang đảm nhiệm, đề xuất
kế hoạch triển khai trong thực tiễn. Báo cáo có thể thực hiện bởi nhóm hoặc
từng cá nhân.
Chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn
Sau khi hoàn thành các yêu cầu của khóa tập huấn theo quy định, người
tham gia sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn.
Địa điểm tập huấn
Chương trình được tổ chức tập huấn tập trung làm 6 đợt :
Đợt 1. Tại Nghệ An (Các tỉnh Yên Bái, Lào Cai)
Đợt 2. Tại Nghệ An (các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La)
Đợt 3. Tại Hải Phòng ( tỉnh Hà Giang)
Đợt 4. Tại Hải Phòng (các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng)
Đợt 5: Tại Đaklak (các tỉnh Gia Lai, Kontum, Đack lak, Đak Nông, Ninh
Thuận)
Đợt 6: Tại Cà Mau (các tỉnh Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng)
9
CHUYÊN ĐỀ 1. LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRONG ĐIỀU
KIỆN TRƯỜNG THCS VÙNG KKN
1.1.
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRONG ĐIỀU KIỆN TRƯỜNG THCS
VÙNG KKN
1.1.1. Những nội dung cơ bản về đổi mới công tác kế hoạch trường THCS
vùng KKN.
Các loại kế hoạch phát triển trường THCS
Kế hoạch chiến lược
Là những định hướng lớn, thể hiện hình ảnh hiện thực trong tương lai
mà nhà trường mong muốn đạt tới và các giải pháp chiến lược để đạt đuợc trên
cơ sở khả năng hiện tại.
Kế hoạch chiến lược thường xây dựng cho khoảng thời gian 5 năm trở
lên.
Kế hoạch trung hạn
Là cụ thể hóa kế hoạch chiến lược, đưa ra các thay đổi quan trọng trong
giai đoạn kế hoạch của nhà trường.
Kế hoạch trung hạn thường xây dựng cho khoảng thời gian 3-5 năm
Kế hoạch năm học :
Xác định mục tiêu, chỉ tiêu, các hoạt động của nhà trường trong một
năm học. Đây là kế hoạch chủ yếu nhất của nhà trường, được lập theo thời gian
của năm học.
Kế hoạch hoạt động:
Kế hoạch hoạt động là một tập hợp các hoạt động cần hoàn thành để đạt
được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đặt ra. Kế hoạch hoạt động cần bao gồm các
hoạt động cụ thể, tên người chịu trách nhiệm thực hiện, thẩm quyền của người
thực hiện, nguồn tài chính, chỉ số thành công, và chế độ báo cáo/giải trình.
Với một kế hoạch năm học cụ thể, trong mỗi mặt công tác có thể nêu ra:
- Nội dung các hoạt động.
- Các kết quả cần đạt được (cả số lượng và chất lượng).
- Các biện pháp thực hiện.
- Các điều kiện yêu cầu để đảm bảo cho các hoạt động.
- Đơn vị hoặc cá nhân phụ trách.
10
Dưới đây là một số loại kế hoạch hoạt động các trường THCS
thường xây dựng và tổ chức thực hiện:
1) Kế hoạch tuyển sinh: Kế hoạch phải thể hiện được sự đảm bảo về qui chế,
số lượng và chất lượng của công việc tuyển sinh. Bao gồm
Chỉ tiêu, thời gian tiến hành (thực hiện sớm trước năm học).
- Cách thức tuyến sinh.
- Tổ chức bộ máy và phân công làm công tác tuyển sinh.
Chú ý đến các phương án dự phòng.
2) Kế hoạch công tác dạy - học và giáo dục đạo đức cho học sinh:
Bao gồm nhiệm vụ của các tổ bộ môn, các tổ công tác phục vụ cho dạy và học:
- Chỉ tiêu về các mặt giáo dục, kết quả học tập.
- Chỉ tiêu phấn đấu của giáo viên.
- Kế hoạch các kỳ kiểm tra chất lượng hoặc thi.
- Phương hướng phân công giảng dạy.
- Biện pháp đối với những môn hoặc những mặt nhà trường còn gặp
khó khăn trong hoạt động dạy và học.
- Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh có khó khăn
trong học tập và rèn luyện đạo đức.
- Chống bỏ giờ của giáo viên và học sinh.v.v...
- Chống gian lận trong thi cử...
- Phương hướng phân công giáo viên chủ nhiệm các lớp và quản lý
đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong viêc giáo dục đạo đức cho học
sinh
3) Xây dựng đội ngũ và bồi dưỡng giáo viên:
- Xây dựng các mục tiêu và những yêu cầu về chất lượng và trình độ
nghề nghiệp đối với giáo viên.
- Lựa chọn các hình thức bồi dưỡng (thường xuyên, theo định kỳ, tại
chức hoặc tập trung, đạt các bằng cấp quốc gia theo chuẩn hoặc nâng
cao hơn chuẩn; Những hình thức bồi dưỡng bắt buộc đối với từng
loại giáo viên).
- Xây dựng chế độ và mức khen thưởng cho giáo viên.
4) Kế hoạch công tác thi đua:
- Xác định các đợt thi đua dạy và học trong năm học của trường;
11
- Đăng ký thi đua của các tổ chuyên môn, các bộ phận trong trường và
cá nhân cán bộ giáo viên, các lớp học sinh;
- Kế hoạch khảo sát thi đua.
5) Kế hoạch hoạt động ngoài giờ, hoạt động xã hội:
- Các hoạt động xã hội và giáo dục ngoài giờ theo các chủ điểm chính
trị - xã hội đã quy định trong chương trình.
- Các chỉ tiêu cụ thể hoặc các mục tiêu hoạt động xã hội và giáo dục
ngoài giờ.
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao
gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể
dục thể thao;
- Các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá;
- Các hoạt động giáo dục môi trường, lao động công ích, từ thiện.
6) Xây dựng cơ sở vật chất, thư viện, sách giáo khoa và các cơ sở vật chất
khác phục vụ cho giáo dục:
- Chỉ tiêu và kế hoạch từng mặt như tu bổ, sửa chữa, mua mới, xây
mới các thứ thuộc về cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục.
- Thời gian thực hiện, phân công nhân lực hoặc thành lập bộ máy thực
hiện.
- Phân bổ nguồn lực và tài chính cho mỗi công việc theo từng thời
gian.
- Thư viện, sách giáo khoa phải có kế hoạch cụ thể, được xúc tiến sớm
trước năm học và suốt thời gian của năm học cũng như trong hè.
7) Xã hội hoá giáo dục :
- Xây dựng tổ chức “Ban đại diện cha mẹ học sinh”,
- thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên với Hội đồng của
nhà trường.
- Xây dựng quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức xã hội địa
phương, trong đó trường đóng vai trò chủ đạo và chủ động huy động
sự giúp đỡ, đóng góp của cộng đồng.
- Xây dựng quan hệ giữa nhà trường với các cá nhân và tổ chức nước
ngoài. Khai thác các hoạt động từ thiện, nhân đạo của Quốc tế.
12
Cần chú ý đến giáo dục và nhà trường góp phần phát triển KT-XH ở địa
phương. Có thể đề cập tới các nội dung sau đây:
- Nhà trường đưa các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào địa phương.
- Nhà trường tham gia chống mù chữ. Tham gia công tác phổ cập giáo
dục. Tham gia công tác giáo dục thường xuyên.
- Trường tham gia phục vụ cho các ngành nghề chủ yếu của địa
phương, hoặc góp phần vào việc điều chỉnh cơ cấu các ngành nghề
của địa phương.
- Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, tham gia bồi dưỡng nhân tài
cho địa phương.
- Tham gia các công tác xã hội của địa phương. Giáo dục truyền
thống, văn hoá địa phương. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, xây
dựng nếp sống lành mạnh văn minh...
8) Công tác quản lý, giám sát, kiểm tra nội bộ.
- Tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường
- Kiểm tra hoạt động các tổ bộ môn
Kiểm tra hành chính, tài chính nội bộ
v.v…..
Lập chương trình công tác cho bản kế hoạch (sơ đồ Gant).
Bảng: Các hoạt động và công việc cụ thể
Các hoạt động
Thời gian thực hiện (tháng)
và công việc cụ 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6
1. Hoạt động 1
+ Công việc 1
+ Công việc 2
...........
2. Hoạt động 2
+ Công việc 1
+ Công việc 2
13
7
Người chịu
8
trách
Bảng 1. Các loại kế hoạch trường THCS vùng KKN
Các loại KH
Khái niệm
Cấu trúc/Nội
dung chính
KH chiến lược
Là những định
hướng lớn, thể hiện
hình ảnh hiện thực
trong tương lai mà
nhà trường mong
muốn đạt tới và các
giải pháp chiến
lược để đạt đuợc
trên cơ sở khả năng
hiện tại.
1. Phân tích tình
hình.
2. Định hướng
chiến lược.
3. Mục tiêu chiến
lược.
4. Giải pháp chiến
lược.
5. Tổ chức thực
hiện.
KH Trung hạn
và KH năm học
Là cụ thể hóa kế
hoạch chiến lược,
đưa ra các mục
tiêu, chương trình
hành động quan
trọng trong giai
đoạn kế hoạch
của nhà trường.
Thời gian
thực hiện
5 năm trở lên
1. Phân tích tình
hình;
2. Mục tiêu/chỉ
tiêu trung hạn.
3. Mục tiêu/chỉ
tiêu KH năm học.
4. Hoạt động/
5. Nguồn tài
chính.
6. Tổ chức thực
hiện.
3-5 năm
Người xây
dựng KH
Hiệu trưởng (Chủ
trì)
GV
CMHS
UBND xã
Phòng GD&ĐT
(duyệt)
Hiệu trưởng
(Chủ trì)
GV
CMHS
UBND xã
Phòng GD&ĐT
(duyệt)
KH năm học
KH hoạt động
Xác định mục
tiêu, chỉ tiêu,
các hoạt động,
nguồn lực thực
hiện của nhà
trường trong
một năm học.
Là kế hoạch về
các mặt hoạt
động cụ thể để
triển khai kế
hoạch năm học.
1. Phân tích tình
hình.
2. Mục tiêu/chỉ
tiêu năm học.
3. Hoạt động
4. Tổ chức thực
hiện.
1. Mục tiêu
2. Các hoạt
động .
3. Kết quả cần
đạt.
4. Thời gian
5. Người phụ
trách.
6. Nguồn
lực/kinh phí.
1 năm
Hiệu trưởng
(Chủ trì)
GV
CMHS
UBND xã
Phòng GD&ĐT
(duyệt)
dưới 1 năm
(quí, tháng,
tuần, ngày).
Hiệu trưởng
(Chủ trì)
GV
CMHS
UBND xã
Phòng GD&ĐT
(duyệt)
Yêu cầu về đổi mới công tác lập kế hoạch GD&ĐT:
- Đổi mới công tác kế hoạch là chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, đã triển khai
thực hiện từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện, phòng giáo dục (trích
yếu cv 3751….của Bộ GD&ĐT hướng dẫn lập kế hoạch 5 năm
14
-
-
-
2011-2014 và kế hoạch năm 2011). Đối với cấp trường, Bộ GD&ĐT
nêu cụ thể trong tiêu chuẩn đánh giá hiệu trưởng; tiêu chuẩn đánh
giá trường THCS.
Cụ thể như sau:
Kế hoạch phải thể hiện tầm nhìn về sự phát triển của đơn vị trong
thời gian tối thiểu 3-5 năm; Xây dựng kế hoạch năm học căn cứ vào
KH chiến lược/KH trung hạn.Từng năm có rà soát, điều chỉnh kế
hoạch theo khả năng thực hiện cũng như yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Kế hoạch do cơ sở chủ động xây dựng theo chủ trương, hướng dẫn
của cấp trên, cơ sở cùng cấp trên thảo luận, quyết định.
Kế hoạch có sự tham gia của giáo viên, nhân viên, phụ huynh, chính
quyền đoàn thể, cộng đồng, doanh nghiệp...
Kế hoạch xác định mục tiêu dài hạn, trung hạn, hàng năm rõ ràng;
gắn với kế hoạch hành động cụ thể, kèm theo các chỉ tiêu, chỉ số để
theo dõi, đánh giá kết quả đạt được.
Ứng dụng công nghệ thông tin, số liệu, thông tin có thể thu thập, xử
lý qua các phần mềm ứng dụng, đảm bảo chính xác, kịp thời.
Bảng 2. So sánh một số nội dung cơ bản về đổi mới lập kế hoạch
Trước đây
Kế hoạch chỉ có kế hoạch năm học,
không có kế hoạch chiến lược,
không có kế hoạch trung hạn; kế
hoạch không có tầm nhìn dài, chỉ
cho từng năm học.
Hiện nay
Kế hoạch phải có tính chiến lược/
kế hoạch trung hạn; có tầm nhìn về
sự phát triển của đơn vị trong thời
gian tối thiểu 3-5 năm; Xây dựng
kế hoạch năm học căn cứ vào KH
chiến lược/KH trung hạn.Từng
năm có rà soát, điều chỉnh kế
hoạch theo khả năng thực hiện
cũng như yêu cầu, nhiệm vụ mới
Phương
pháp
Kế hoạch do cấp trên giao xuống, cơ
sở bị động thực hiện theo yêu cầu
cấp trên
Sự tham
gia
Quá trình xây dựng KH chủ yếu là
hiệu trưởng, thiếu sự tham gia của
nhân viên/ giáo viên, các bên liên
Kế hoạch do cơ sở chủ động xây
dựng theo chủ trương, hướng dẫn
của cấp trên, cơ sở cùng cấp trên
thảo luận, quyết định.
Kế hoạch có sự tham gia của giáo
viên, nhân viên, phụ huynh, chính
quyền đoàn thể, cộng đồng, doanh
Nội dung
15
Nguồn lực
Trình bày
Công cụ
quan.
Kế hoạch chưa cân đối đầy đủ các
điều kiện thực hiện ( nhân lực,
vốn...)
Bản kế hoach trình bày nhiều về
phần đánh giá thưc trang; phần cân
đối nguồn lưc, giải pháp yếu.
nghiệp...
Kế hoạch xây dựng căn cứ vào kết
quả, cân đối điều kiện thực hiện
cao hơn.
Kế hoạch xác định mục tiêu dài
hạn, trung hạn, hàng năm rõ ràng;
gắn với kế hoạch hành động cụ
thể, kèm theo các chỉ tiêu, chỉ số
để theo dõi, đánh giá kết quả đạt
được.
Công cu thu thập, tổng hợp, phân
tích số liệu thiếu, số liệu, thông tin
không đầy đủ kịp thời.
Ứng dụng công nghệ thông tin, số
liệu, thông tin có thể thu thập, xử
lý qua các phần mềm ứng dụng,
đảm bảo chính xác, kịp thời.
Một số vấn đề thường mắc phải trong lập kế hoạch trường THCS vùng
KKN.
- Thiếu thông tin về nhân sự, tài chính;
- Kế hoạch chưa gắn với điều kiện nguồn lực (nhân lực, tài chính...);
- Trường mới chỉ xây dựng kế hoạch năm học;
- Kế hoạch năm học tách rời với qui hoạch, kế hoạch trung hạn... ;
- Các thành tựu, vấn đề được liệt kê dài dòng, không rõ vấn đề nào là
quan trọng, vấn đề nào cần được ưu tiên.
Làm thế nào để khắc phục những vấn đề này?
Trong quá trình soạn thảo kế hoạch nên tuân thủ theo cấu trúc bản kế
hoạch mẫu đã được hướng dẫn; Đảm bảo được sự liên kết chặt chẽ giữa
các nội dung trong từng phần và giữa các phần trong một bản kế hoạch.
Có 2 cách để đảm bảo được sự liên kết chặt chẽ giữa các phần trong một
kế hoạch, đó là:
- Phân cấp các mục tiêu, trong đó các mục tiêu được chia thành từng
nhóm nhỏ và có liên quan chặt chẽ tới mục tiêu ở mức cao hơn.
- Sử dụng ma trận để biểu diễn mối liên hệ giữa các mục, các ý khác
nhau.
16
Hai cách thể hiện các gắn kết nội tại trong kế hoạch:
- Thể hiện bằng cây vấn đề (Gắn kết theo cấp độ: mục tiêu, hoạt
động….).
- Thể hiện bằng khung lô gích (Gắn kết theo thời gian đạt được mục
tiêu).
Xây dựng khung kế hoạch hoạt động cho các mục tiêu, chỉ tiêu
Câu hỏi cần trả lời :
- Tương ứng với từng mục tiêu phải xác đinh các chỉ tiêu và hoạt động
cụ thể nào ?
- Những hoạt động cần được thực hiện là gì?
- Trong các hoạt động được xác định, hoạt động nào có thể làm trước?
- Sắp xếp các hoạt động vào khung thời gian của một năm như thế nào
là phù hợp nhất?
- Nếu có quá nhiều hoạt động bị trùng lặp thì cân đối và ưu tiên những
hoạt động có thể giải quyết được nhiều vần đề/nhu cầu. Đó là những
hoạt động nào?
- Sử dụng nguồn lực nào?
- Trách nhiệm thực hiện chính là ai?
1.1.2. Vận dụng quy trình trong lập kế hoạch phát triển trường THCS
vùng khó khăn nhất
5 bước lập kế hoạch
1. Phân tích tình hình
2. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu trung hạn
3. Xây dựng kế hoạch hoạt động năm học tới
4. Dự toán ngân sách/xác định nguồn tài chính
5. Trình bày kế hoạch.
Bước 1 – Phân tích tình hình
Phân tích tình hình là phân tích tình hình hiện nay của trường cả bên
trong và bên ngoài. Phân tích bên trong nêu lên những kết quả mà trường đã
đạt được trong những năm qua (thông thường là 3 năm trước năm kế hoạch đối
với kế hoạch trung hạn; năm học trước năm kế hoạch đối với kế hoạch năm
học ) và chỉ ra những cơ hội, thách thức đặt ra phía trước. Phân tích bên ngoài
xem xét các khía cạnh kinh tế xã hội của xã, huyện nơi trường đóng; so sánh
17
kết quả đạt được của trường với kết quả đạt được của các trường khác trong
huyện hoặc tỉnh. Phần này cũng có thể chỉ ra vai trò của trường trong sự phát
triển chung của huyện/xã.
Phân tích tình hình trong bản kế hoạch cần đề cập đến ba khía cạnh sau:
1) Tiếp cận giáo dục; 2) Chất lượng giáo dục và 3) Quản lý giáo dục.
Khía cạnh “Tiếp cận giáo dục” thường bao gồm các vấn đề như:
- Phổ cập GD THCS
- Tài liệu học tập
- Điều kiện nhân lực, vật lực cơ bản
- Ngăn ngừa HS bỏ học
- Bình đẳng giới, dân tộc…
Khía cạnh “Chất lượng giáo dục” thường bao gồm các vấn đề sau:
- Thực hiện chương trình
- Tài liệu dạy và học
- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
- Phát triển đội ngũ giáo viên, CBQLGD
Khía cạnh “Quản lý giáo dục” đề cập đến các vấn đề như:
- Lập kế hoạch
- Thông tin
- Xây dựng quan hệ với các bên liên quan
- Tài chính
- Theo dõi, giám sát
- Đánh giá
Cấu trúc của phân tích tình hình có thể như sau:
- Xác định vai trò của trường trong sự phát triển chung của
tỉnh/huyện.
- Các mục tiêu chính được đề ra trong kế hoạch kỳ trước
- Báo cáo các kết quả đạt được liên quan đến các mục tiêu chính của
kỳ kế hoạch trước, báo cáo mức độ hoàn thành kế hoạch hoạt động
và nêu lên các chỉ số giám sát đã xác định kỳ trước.
- Mô tả các dự báo, thách thức và nhu cầu trong tương lai
C¸c c©u hái cÇn tr¶ lêi:
1) Trẻ trong địa bàn tuyển sinh (tại vị trí nhà ở) có đi đến được các điểm
trường có đủ 4 khối lớp THCS một cách thuận lợi?
18
2) Tỉ lệ trẻ em 15-18 tuổi (thuộc địa bàn trường phụ trách) đã hoàn thành
chương trình THCS là ..... %
3) Tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi là ......% (Số HS 1 – 14 tuổi/Số trẻ 11 -14
tuổi trong địa bàn).
4) Tỷ lệ HS bỏ học là ....%. Tỷ lệ HS lưu ban lớp 6 là ..... % . Tỷ lệ HS
lưu ban toàn trường là .....%.
5) Tỉ lệ HS đạt loại giỏi là .... % ; Tỉ lệ HS yếu kém là .... %.
6) Trường có kế họach phổ cập GD THCS, xây dựng KH phổ cập
GDTHCS đúng độ tuổi ở địa phương ?
7) Chương trình THCS (đầy đủ các môn học) có được giảng dạy tại tất cả
các điểm trường?
8) Tỉ lệ HS được học 2 buổi/ngày’ là ... %. Trường có kế hoạch tổ chức
cho HS học 2 buổi/ngày mở rộng ?
9) Nhà trường có sáng kiến gì nhằm phát triển HS giỏi, hỗ trợ HS yếu, và
biện pháp GD hoà nhập cho HS có nhu cầu đặc biệt?
10)
Kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khoá ở trường như thế
nào?
Chú ý: Không bỏ quên những trẻ em di cư; xác định trẻ bỏ học giữa chừng
được huy động trở lại hoặc không ra lớp, những trẻ không đi học thường
xuyên, ... Ghi lại nguyên nhân và giải pháp có thể.
Phân tích tình hình chất lượng đội ngũ GV, CSVC, TBDH
1) Có ......% GV có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm trở lên
2) Có ......% GV đạt danh hiệu GV giỏi các cấp
3) Có ......% GV có phẩm chất đạo đức tốt
4) Có ......% GV được tập huấn để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ itt
nhất 50 tiết/1 năm học
5) Có .....% GV có KH tự học về mặt chuyên môn
6) Có ......% GV có đủ hồ sơ GV (theo qui định)
7) GV có thường xuyên dự giờ và rút kinh nghiệm ? GV có tăng cường
sử dụng PP giảng dạy lấy HS làm trung tâm ?
8) GV có khó khăn gì trong:
- Dạy học Văn và Toán (trên cơ sở chuẩn KT-KN ?)
- Dạy học hoà nhập áp dụng PPDH tích cực ..
……………………………………….
19
9/ Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường có đảm bảo điều
kiện cơ bản phục vụ dạy học?
- Tỷ lệ lớp/ phòng
- Tỷ lệ phòng học kiên cố
- Số phòng học đạt tiêu chuẩn qui định
-----Bước 2 – Xác định mục tiêu, chỉ tiêu trung hạn
Sau khi thực hiện phân tích tình hình là bước xác định các mục tiêu và
chỉ tiêu cho kỳ kế hoạch tới. Các mục tiêu và chỉ tiêu trong bản kế hoạch cần
đề cập đến ba khía cạnh sau: 1) Tiếp cận giáo dục; 2) Chất lượng giáo dục và
3) Quản lý giáo dục.
Chú ý :
- Mục tiêu phải được đề ra cho một thời gian nhất định.
- Mục tiêu phải được thể hiện bằng những câu ngắn gọn, dễ hiểu.
- Không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu .
- Mục tiêu phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: để định hướng lĩnh
vực nào nên đầu tư nhiều hơn và để định hướng lĩnh vực nào dự kiến
đạt được kết quả lớn hơn.
- Mục tiêu phải thực tế, và trong khuôn khổ năng lực của nhà trường.
Điều đó có nghĩa là kế hoạch của trường nên nhằm vào một số mục
tiêu , chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch cấp huyện.
- Cần lưu ý các mục tiêu về đi học và hoàn thành THCS của trẻ em
gái, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ khuyết t học hoà nhập, trẻ em ở
vùng xa và con em các gia đình có thu nhập thấp gặp khó khăn. (số
trẻ đến lớp, trẻ bỏ học, trẻ đi học không đúng độ tuổi...).
Thế nào là mục tiêu/chỉ tiêu được thể hiện tốt?
Sử dụng SMART:
Specific: xác định cụ thể, rõ ràng .
Measureable : đo, đếm định lượng được.
Available: phù hợp với khả năng, thực hiện được .
Reality: có tính thực tiễn, khả thi.
Time: nêu rõ thời gian.
VÍ DỤ: CÁC MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC THCS VÙNG KKN
Tiếp cận
20
1. Tăng tỷ lệ đi học cho tất cả trẻ em ở địa phương, đặc biệt là trẻ em dân
tộc thiểu số, trẻ em thiệt thòi và trẻ em gái.
2. Tăng tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình GD THCS.
3. Giảm tỷ lệ HS bỏ học đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt
thòi và trẻ em gái.
Chất lượng
4. Tăng tỷ lệ học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, đảm bảo quyền lợi và
kết quả học tập của HS.
5. Phát triển chuyên môn: Nâng cao hiểu biết của GV về những vấn đề
giáo dục nói chung; Hỗ trợ GV tăng cường kiến thức chuyên môn để dạy
học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn có hiệu quả (thông qua tinh thần
làm việc, hoạt động tổ, nhóm GV, đổi mới phương pháp dạy học); Hỗ trợ
GV thực hiện chương trình mới.Tăng cường tự chủ cho nhà trường THCS,
tăng cường năng lực quản lý cho CBQLGD trường THCS.
6. Đảm bảo đủ phòng học, bàn ghế, sách giáo khoa, trang thiết bị, đồ dùng
dạy học.
Quản lý
7. Đảm bảo triển khai tốt nhiệm vụ năm học ở tất cả các điểm trường thông
qua thực hiện các chức năng QL: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
nhà trường, tăng cường sự tham gia của cộng đồng.
Xác định chỉ tiêu
Các chỉ tiêu của một mục tiêu là sự phân nhỏ mục tiêu đó thành các
thành phần, đạt được các chỉ tiêu thành phần tương đương với việc đạt được
mục tiêu. Các chỉ tiêu phải đo lường được, nêu lên được số lượng, thời gian
cần thực hiện, và các chỉ số thành công.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch và đạt được các mục
tiêu và chỉ tiêu, mỗi mục tiêu nên gồm không quá 5 chỉ tiêu.
Ví dụ: Mục tiêu: Tăng cường chất lượng phổ cập GDTHCS
Các chỉ tiêu
- Tăng tỷ lệ HS THCS nhập học lên .... % vào năm 2011- 2012
và ....... % vào năm 2014
- Tăng tỷ lệ HS THCS học 2 buổi/ ngày lên ..... % vào năm 20112012 và ....... % vào năm 2014
21
- Giảm tỷ lệ học sinh THCS bỏ học xuống còn ..... % vào năm 20112012 và ....... % vào năm 2014
Bước 3 – Xây kế hoạch hoạt động năm học tới
Trong quy trình lập kế hoạch, việc xây dựng kế hoạch hoạt động được
thực hiện sau khi xác định các chỉ tiêu. Kế hoạch hoạt động là một tập hợp các
hoạt động hay các bước cần thực hiện để đạt được chỉ tiêu. Hoạt động cho mục
đích lập kế hoạch bao gồm các nội dung sau:
1. Mô tả hoạt động cần thực hiện với các nguồn nhân lực, vật lực và tài
chính cần thiết để thực hiện thành công hoạt động đó.
2. Chỉ định cán bộ phụ trách hay chịu trách nhiệm thực hiện.
3. Kiểm tra xem người chịu trách nhiệm có đủ quyền hạn để thực hiện hoạt
động không.
4. Thời hạn hoàn thành.
5. Tập hợp các chỉ số theo dõi và đánh giá.
6. Chế độ báo cáo rõ ràng (có tên cá nhân và cơ quan được báo cáo về kết
quả hoạt động).
Bước 4 – Thông tin tài chính/ huy động nguồn lực
Sau khi xác định các hoạt động, để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch,
cán bộ lập kế hoạch dự toán nhu cầu kinh phí, tính toán nhu cầu nhân lực cần
để thực hiện kế hoạch trung hạn của trường.
Nhu cầu chi thường xuyên tài chính của trường P như sau:
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Năm KH
1.Chi thường xuyên
Chi lương
Chi cho hoạt động
chuyên môn
Chi mua sắm sửa
chữa nhỏ
Chi khác
2. Chi đầu tư
Tổng cộng
2009
2010
2011
2012
2013
Cộng
2012
2013
Cộng
Các nguồn tài chính để thực hiện KH bao gồm:
Năm KH
2009
2010
2011
22
1.Ngân sách Nhà
nước cấp
2. Tổng số thu
được giữ lại đơn vị
3. Ngoài ngân sách
(huy động cộng
đồng, tài trợ...)
Tổng cộng
Các thông tin, số liệu về kinh phí chi thường xuyên, biên chế, theo chế
độ, chính sách, là cơ sở chính để tính toán, cân đối nguồn lực cho kế hoạch
trung hạn của trường. Đồng thời, Hiệu trưởng cần tích cực thực hiện xã hội
hóa, vận dụng phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia, thu hút cao nhất sự
hỗ trợ về nhân tài, vật lực của các ngành, các cấp; các nhà đầu tư đóng góp
xây dựng trường.
Khuyến khích các trường, sử dụng công cụ Mô hình tổng hợp số liệu đã
được giới thiệu để hỗ trợ việc lập kế hoạch và lập dự toán tài chính cho kế
hoạch phát triển giáo dục trung hạn và năm học của đơn vị.
Bước 5 – Trình bày kế hoạch
Sau các bước trên, cần chuẩn bị một bản kế hoạch phát triển nhà trường.
Bản kế hoạch theo cấu trúc như sau:
Tóm tắt kế hoạch
Phần 1: Phân tích tình hình
Phần 2: Các kết quả đạt được và các khó khăn, thách thức
Phần 3: Các mục tiêu và chỉ tiêu trung hạn
Phần 4: Các mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hoạt động trong năm học tới
Phần 5: Thông tin tài chính/huy động nguồn lực
23
1.1.3. Mẫu kế hoạch phát triển trường học: Vận dụng trong lập kế hoạch
phát triển trường THCS vùng KKN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO……..
TRƯỜNG THCS ………………………….
-----------------------------
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
TRƯỜNG THCS…………………….
GIAI ĐOẠN 2011 - 2014 VÀ NĂM HỌC 2011-2012
…………., THÁNG
24
/201…
MỤC LỤC
Tóm tắt kế hoạch
Phần 1: Phân tích tình hình
Phần 2: Các kết quả đạt được và các khó khăn, thách thức
Phần 3: Các mục tiêu và chỉ tiêu trung hạn
Phần 4: Các mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hoạt động trong năm học tới
Phần 5: Thông tin tài chính
NỘI DUNG CỤ THỂ
TÓM TẮT KẾ HOẠCH
- Những kết quả đạt được trong giai đoạn trước.
- Những thách thức .
- Các mục tiêu tiếp theo của trường.
PHẦN 1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
Cấu trúc của phân tích tình hình có thể như sau:
- Xác định vai trò của trường trong sự phát triển chung của
tỉnh/huyện.
- Các mục tiêu chính được đề ra trong kế hoạch kỳ trước (học sinh,
giáo viên, CSVC…)
- Báo cáo các kết quả đạt được liên quan đến các mục tiêu chính của
kỳ kế hoạch trước, báo cáo mức độ hoàn thành kế hoạch hoạt động
và nêu lên các chỉ số giám sát đã xác định kỳ trước.
- Mô tả các VẤN ĐỀ cần ưu tiên giải quyết, nguyên nhân
- Nêu các thách thức và nhu cầu trong tương lai
25