Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá công tác Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Phú Xuyên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.8 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------0o0----------

TẠ THỊ THƯƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TẠI XÃ PHÚ XUYÊN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------0o0----------

TẠ THỊ THƯƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GÍA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TẠI XÃ PHÚ XUYÊN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý Tài Nguyên

Lớp

: K43 – ĐCMT N01

Khóa học


: 2011 – 2015

Giảng viên hướng dẫn : PGS TS. Nguyễn Ngọc Nông

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------0o0----------

TẠ THỊ THƯƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GÍA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TẠI XÃ PHÚ XUYÊN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý Tài Nguyên


Lớp

: K43 – ĐCMT N01

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hướng dẫn : PGS TS. Nguyễn Ngọc Nông

Thái Nguyên, năm 2015


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Thống kê sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi qua một số năm ................30
Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất của xã Phú xuyên năm 2014 ...............................36
Bảng 4.3 Một số văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất đai giai đoạn 2012-2014
.....................................................................................................................40
Bảng 4.4 Tổng hồ sơ địa giới hành chính của xã Phú Xuyên huyện Đại Từ tỉnh Thái
Nguyên ........................................................................................................41
Bảng 4.5 Thống kê và đánh giá chất lượng bản đồ của xã Phú Xuyên huyện Đại Từ
tỉnh Thái Nguyên .........................................................................................42
Bảng 4.6 Tổng hợp nhu cầu tăng giảm diện tích sử dụng đất trong thời kì quy hoạch
sử dụng đất của xã Phú xuyên huyện Đại từ tỉnh Thái nguyên giai đoạn
2010-2020 ....................................................................................................44
Bảng 4.7 Công tác giao đất giai đoạn 2012-2014 .....................................................47

Bảng 4.8 Công tác cho thuê đất giai đoạn 2011-2014 ..............................................48
Bảng 4.9 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã Phú Xuyên giai
đoạn 2012-2014 ...........................................................................................49
Bảng 4.10 Kết quả lập hồ sơ địa chính tại xã Phú Xuyên huyện Đại Từ tỉnh Thái
Nguyên ........................................................................................................50
Bảng 4.11 Biến động đất đai năm 2014 so với 2012 của xã Phú Xuyên ..................51
Bảng 4.12 Kết quả ngân sách nhà nước về đất đai của xã phú xuyên giai đoạn 20122014 .............................................................................................................54
Bảng 4.13 Kết quả tổng hợp các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn
2012-2014 ....................................................................................................55
Bảng 4.14 Tổng hợp kết quả thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai của xã giai
đoan 2012-2014 ...........................................................................................58
Bảng 4.15 Kết quả giải quyết đơn thư , giải quyết khiếu nại tố cáo tranh chấp đất đai
trên địa bàn xã giai đoạn 2012-2014 ...........................................................59
Bảng 4.16 Tìm hiểu nội dung công tác cấp giấy chứng nhận của người dân địa phương
xã Phú Xuyên ................................................................................................61


iii

DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

BTNMT
BNNPTNT

: Bộ tài nguyên và Môi trường
: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CT

: Chỉ thị


GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPNB

: Giải phóng mặt bằng

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KT XH

: Kinh tế xã hội

KHCN

: Khoa học công nghệ

MNCD

: Mặt nước chuyên dung

NĐ-CP

: Nghị định- Chính phủ

PNN


: Phi nông nghiệp



: Quyết định

TT-TTg

: Thông tư- Thủ Tướng

TT-BTC

: Thông tư –Bộ Tài chính

TTLT

: Thông tư liên tịch

UBND

: Ủy ban nhân dân

SX

: Sản xuất

XD

: Xây dựng



iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài .................................................................................2
1.2.1. Mục đích của đề tài ...........................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài ..............................................................................................3
1.2.3.Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai ....................4
2.1.2 Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta ...........5
2.2. Nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam theo
Luật Đất đai 2003 ......................................................................................................11
2.3 Khái quát công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam, ở tỉnh Thái
Nguyên và trên địa bàn xã Phú Xuyên giai đoạn 2012-2014 ...................................14
2.3.1.Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước .........................14
2.3.2 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Thái Nguyên ...........................17
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...20
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................20
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................20
3.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................20

3.3.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội -xã Phú Xuyên -huyện Đại Từ tỉnh Thái
Nguyên ......................................................................................................................20
3.3.2 Hiện trạng sử dụng đất của xã Phú Xuyên 2014 ..............................................20


v

3.3.3 Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên đia bàn giai đoạn 2012 2014 theo 13 nội dung quản lý quy định trong Luật Đất đai 2003 ..........................20
3.3.4 Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa
bàn xã ........................................................................................................................21
3.4 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................21
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................24
4.1 Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội xã Phú Xuyên..............................................24
4.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................24
4.1.2 Điều kiện kinh tế và xã hội ..............................................................................27
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế ,xã hội của xã Phú Xuyên huyện
Đại Từ tỉnh Thái Nguyên ..........................................................................................34
4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phú Xuyên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên ...........36
4.3 Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Phú Xuyên
huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014 theo 13 nội dung quy định
trong Luật Đất đai 2003 ............................................................................................39
4.3.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó ...................................................................40
4.3.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính. ....................................................................................................41
4.3.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất .................................................42
4.3.4 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .........................................43
4.3.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
...................................................................................................................................46

4.3.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.............................................................................................49
4.3.7 Thống kê, kiểm kê đất đai ................................................................................51
4.3.8 Quản lý tài chính về đất đai..............................................................................53


vi

4.3.9 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động
sản..............................................................................................................................55
4.3.10 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất .56
4.3.11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm luật về đất đai .....................................................................................58
4.3.12 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai .......................................................................59
4.3.13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai .............................................60
4.4 Đánh giá kết quả về sự hiểu biết của cán bộ, người dân về công tác quản lý về
đất đai của xã. ............................................................................................................61
4.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất
đai trên địa bàn xã .....................................................................................................62
4.5.1 Những tồn tại ....................................................................................................62
4.5.2 Đề xuất giải pháp .............................................................................................63
PHẦN 5: KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................64
5.1. Kết luận ..............................................................................................................64
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
PHỤ LỤC


1


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phòng,… Đối với nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất
quản lý.
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị
hoá và công nghiệp hoá tăng nhanh đặt ra những yêu cầu to lớn đối với công
tác quản lý nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó quản lý
nhà nước về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan hệ phát
sinh trong qua trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng phứ tạp nóng bỏng liên quan trực
tiếp tới lợi ích của từng đối tượng sử dụng đất. Các quan hệ đất đai chuyển từ
chỗ khai thác chinh phục tự nhiên chuyển thành các quan hệ kinh tế xã hội về
sở hữu và sủ dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Để phù hợp
với quá trình đổi mới kinh tế Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề
đất đai và đã ban hành ra nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất đai, để điều
chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp tình hình thực tế. Bên cạnh đó Đảng và
nhà nước luôn khuyến khích động viên cac đối tượng sủ dụng đất đúng mục
đích tiếp kiệm có hiệu quả cao theo pháp luật bền vững nguồn taì nguyên đất
đai. Tuy vậy đất đai là sản phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các
hoạt động kinh tế xã hội do đó các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó
những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo đươc
các lợi ích của người sử dụng đất.



2

Trước yêu cầu bức thiết đó Nhà nước đã sớm ra các văn bản pháp luật
quy định quản lý và sử dụng đất đai như: Luật Đất đai 2003 và sửa đổi bổ
sung Luật Đất đai 2013. Ngày1/7/2014 Luật Đất đai 2013 có hiệu lực
Ngày15/5/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013 (gọi tắt là Nghị định 43).
Cùng thời điểm này, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 47/2014/NĐ-CP về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định
44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất.
Phú Xuyên là một xã thuộc huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. Xã nằm
ở phía tây của huyện. Là một xã còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian
qua cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhu cầu về sử
dụng đất ngày càng tăng lên khiến cho quá trình sử dụng đất có nhiều biến
động lớn, dẫn đến công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn cần được
quan tâm nhiều hơn làm thế nào để có thể sử dụng hợp lý, khoa học và có
hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai này. Chính vì vậy công tác quản lý Nhà
nước về đất đai quy định rõ trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai của
Luật Đất đai 2003 luôn được Đảng bộ và chính quyền nơi đây đặc biệt quan tâm.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự nhất trí của Ban Giám hiệu trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên,
sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, em tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác Quản lý nhà nước về đất đai tại
xã Phú Xuyên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 -2014”.
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
• Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.
• Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo
13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai năm 2013 tại xã

Phú Xuyên giai đoạn 2012-2014


i

LỜI CÁM ƠN
Sau thời gian bốn năm học tập tại trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, được sự quan tâm của nhà trường cùng toàn thể các thầy, cô giáo,
đến nay tập thể lớp K43 – ĐCMT nói chung và cá nhân em nói riêng đã hoàn
thành chương trình học. Trước hết cho phép em được gửi lời cám ơn chân
thành đến Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài
Nguyên và tập thể thầy, cô giáo đã hết sức nhiệt tình tạo điều kiện thuận lợi,
giảng dạy tốt nhất để em có những kiến thức quý báu tạo những bước đầu tiên
trong sự nghiệp của em sau này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS TS. Nguyễn Ngọc Nông đã
quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian thực tập và viết báo cáo tốt
nghiệp để em có điều kiện hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cám ơn UBND xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu
thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Phú
Xuyên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 -2014”.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên

TẠ THỊ THƯƠNG


4


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai
* Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai:
- Là quá trình nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cở bản của đất đai
nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loài đất từng vùng,từng địa
phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp để thống nhất về quy hoạch, kế
hoạch về sử dụng đất khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trong cả
nước từ Trung ương đến cơ sở thành một hệ thống quản lý đồng bộ thống
nhất,tránh tình trạng phân tán đất, sử dụng đất không đúng mục đích, bỏ
hoang gây hóa lãng phí đất.
- Quản lý nhà nước về đất đai là tổng thể các hoạt động có tổ chức bằng
quyền lực nhà nước thông qua các phương pháp và công cụ thích hợp để tác
động đến quá trình khai thác sử dụng đất hợp lý, tiếp kiệm , có hiệu quả nhằm
phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua các thời kì. Quản
lý đất đai bằng quyền lực của nhà nước được thực hiện thông qua các phương
pháp và công cụ quản lý: Phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính,
thông qua quy hoạch , kế hoạch trên cơ sở luật pháp [7].
* Mục đích quản lý nhà nước về đất đai:
- Bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người sử dụng đất.
- Bảo đảm sử dụng hợp lý quỹ đất của Nhà nước.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất.
- Bảo vệ cải tạo đất, bảo vệ môi trường [7].
* Nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai:
- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai, giữa lợi ích
hợp pháp của Nhà nước với lợi ích người dân.



5

- Tiếp kiệm và hiệu qủa [7].
* Chức năng của quản lý Nhà nước về đất đai:
- Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao
gồm: Quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân
phối các sản phẩm do sử dụng mà có. Nghiên cứu về quan hệ đất đai ta thấy
có các quyền năng của sở hữu Nhà nước về đất đai như: Quyền chiếm hữu,
Quyền sử dụng, Quyền định đoạt. Nhà nước không trực tiếp thực hiện các
quyền này mà thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy
định và giám sát của Nhà nước [7].
* Phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai:
- Phương pháp thu thập thông tin về đất đai: Phương pháp thống kê,
phương pháp toán học, phương pháp điều tra xã hội học.
- Các phương pháp tác động đến con người trong quá trình quản lý đất
đai: Phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tuyên
truyền, giáo dục [7].
* Công cụ quản lý Nhà nước về đất đai:
- Công cụ pháp luật.
- Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Công cụ tài chính [7].
2.1.2 Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta
- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai phải dựa vào các văn bản quy
phạm pháp luật của Nhà nước, từ năm 1992 đên nay Quốc hội, Chính phủ,
các Bộ, Nghành liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về
đất đai cụ thể như sau:
* Các văn bản luật:
- Hiến pháp năm 1992
- Luật Đất đai 1993



6

- Luật Đất đai 2013
- Luật Bảo vệ môi trường 2005
- Luật Kinh doanh bất động sản2006
- Luật Nhà ở 2011
- Luật Khoáng sản 2010
* Các văn bản dưới luật(các văn bản quy pham):
+ Các văn bản dưới luật của chính phủ:
• Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003
• Nghị đinh 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai
• Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 19/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
• Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất.
• Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư khi nhà nươc thu hồi đất.
• Nghị định 149/2004/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính trong
quản lý đất đai
• Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu
tiền thuế đất thuế mặt
• Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/08/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ thu hồi đất thực hiện quyền sử dụng đất ,
trình tự ,thủ tục, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai.
• Nghị định 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuế

đất thuế mặt.


7

• Nghị định 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất.
• Nghị định 38/2011/NĐ-CP ngày 26/05/2011 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
• Nghị định 20/2011/NĐ-CP ngày 23/03/2011 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết 55/2010/QH12 về miễn giảm thuế
sử dụng đất nông nghiệp.
• Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013.
• Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định
về giá đất.
• Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
về thu tiền sử dụng đất
• Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
về thu tiền thuế đất và thuế mặt nước
• Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
+ Các văn bản dưới luật của bộ, liên bộ: Các quyết định, thông tư chỉ
thị của bộ, liên bộ, các cơ quan tổ chức.
• Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
• Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiên thống kê kiêm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất
• Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường hướng dãn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính


8

• Chỉ thị 01/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển và quản lý thị trường bất động sản
• Quyết định 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành thành lập bản đồ địa chính tỉ lệ 1:200, 1:500 ,
1:1000 ,1:2000 ,1:5000 ,1:10000
• Quyết định số 62/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt giá các loại đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
• Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ trưởng,
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về câp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
• Thông tư 05/2006/TT-BTNMT ngày 24/05/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
182/2004/NĐ-CP của Chính phủ về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực đất đai.
• Thông tư liên tịch 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008
của Bộ Tài chính- Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thự hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
• Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và
thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
• Thông tư 16/2011/TT/BTNMT ngày 20/05/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định sửa đổi bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ

tục hành chính về lĩnh vực đất đai.


9

• Thông tư 39/2011/TT-BTC ngày 22/03/2011 của Bộ Tài chính sửa
đổi bổ sung Thông tư 83/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quyết định số
09/2007/QĐ-TTg việc sắp xếp lại, xử lí nhà, đất thuộc sở hữu của nhà nước.
• Thông tư liên

tịch

07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT

ngày

29/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông và Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuế rừng gắn liền
với giao đất, thuê đất lâm nghiệp.
• Thông tư 09/2011/TT-BTNMT này 31/3/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân
sách nhà nước về đo đạc đất đai phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyến sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
• Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22/02/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm tiếp tục đẩy mạnh một số tổ chức
thi hành Luật Đất đai.
• Chỉ thị 31/2007/CT-TTg ngày 14/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của tổ chức được nhà nước giao đất,
cho thuê đất.
• Chỉ thị số 11/2007/CT-TTg ngày 18/05/2007 của Thủ tướng Chính

phủ về việc triển khai thi hành Luật kinh doanh bất động sản.
• Quyết định 12/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành “quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phân định
địa giới hành chính và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp”.
• Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND, ngày 05/01/2010 của UBND tỉnh
Thái Nguyên quy định về bồi thường, hỗ trợ GPNB và tái định cư khi thu hồi
đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
• Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 15/03/2011 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận sử


10

dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đăng kí
biến động về sử động đất, sở hửu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
• Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 10/02/2011 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc ban hành quy định diện tích tối thiểu được phép tách
thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
• Quyết định số 52/2012/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2013.
• Quyết định 47/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Thái Nguyên ban hành quy định tiếp nhận và trả kết quả giả quyết
thủ tực hành chính, phục vụ tổ chức cá nhân theo cơ chế một của, một của
liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
• Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 18/06/2012của Ủy ban nhân
dân tỉnh Thái Nguyên về việc sửa đổi, bổ sung mật số điều tại Quy định về
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất. Đăng kí biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất
trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày

15/03/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên
• Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
• Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.
• Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.


11

• Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất.
• Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, thu hồi đất.
2.2. Nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt
Nam theo Luật Đất đai 2003
Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
quy định”Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”điều
này được tiếp tục khẳng định trong Hiến pháp 1992 .Nhà nước quản lý đất đai
thông qua 7 nội dung được quy định cụ thể tại Luật Đất đai 1993 luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và 2001, bao gồm:
1. Điều tra khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng, lập bản đồ địa chính.
2. Quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất
3. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức
thực hiện các văn bản đó.
4. Giao đất, cho thuê đất thu hồi đất.

5. Đăng kí đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng
sử dụng đất, thống kế kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
6. Thanh tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý và sử dụng đất
7. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Cho đến Luật Đất đai 2003 đã được Quốc hội ban hành, tại điều 6 Luật
Đất đai năm 2003 đã bổ sung một số điều và quy định là 13 nội dung trong
quản lý nhà nước về đất đai như sau:


12

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiên các bản đó
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính
3. Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
4. Quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
7. Thông kê, kiêm kê đất đai
8. Quản lý tài chính về đất đai
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản.
10.Quản lý và giám sát việc thưc hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
11.Thanh tra kiêm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đât

đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
12.Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
13.Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Mười ba nội dung trên có mối quan hệ biện chứng, tạo ra những tiền đề
bổ sung hỗ trợ cho nhau thể hiện quyền của nhà nước với đất đai. Xét trên
mặt bằng tổng thể của kinh tế, xã hội để phát triển một xã hôi công nghiệp
trên cơ sở một xã hội nông nghiệp của chúng ta phải thực hiện chuyển dịch cơ
cấu cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Công cụ để chuyển dịch chính là quy


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Thống kê sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi qua một số năm ................30
Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất của xã Phú xuyên năm 2014 ...............................36
Bảng 4.3 Một số văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất đai giai đoạn 2012-2014
.....................................................................................................................40
Bảng 4.4 Tổng hồ sơ địa giới hành chính của xã Phú Xuyên huyện Đại Từ tỉnh Thái
Nguyên ........................................................................................................41
Bảng 4.5 Thống kê và đánh giá chất lượng bản đồ của xã Phú Xuyên huyện Đại Từ
tỉnh Thái Nguyên .........................................................................................42
Bảng 4.6 Tổng hợp nhu cầu tăng giảm diện tích sử dụng đất trong thời kì quy hoạch
sử dụng đất của xã Phú xuyên huyện Đại từ tỉnh Thái nguyên giai đoạn
2010-2020 ....................................................................................................44
Bảng 4.7 Công tác giao đất giai đoạn 2012-2014 .....................................................47
Bảng 4.8 Công tác cho thuê đất giai đoạn 2011-2014 ..............................................48
Bảng 4.9 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã Phú Xuyên giai
đoạn 2012-2014 ...........................................................................................49

Bảng 4.10 Kết quả lập hồ sơ địa chính tại xã Phú Xuyên huyện Đại Từ tỉnh Thái
Nguyên ........................................................................................................50
Bảng 4.11 Biến động đất đai năm 2014 so với 2012 của xã Phú Xuyên ..................51
Bảng 4.12 Kết quả ngân sách nhà nước về đất đai của xã phú xuyên giai đoạn 20122014 .............................................................................................................54
Bảng 4.13 Kết quả tổng hợp các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn
2012-2014 ....................................................................................................55
Bảng 4.14 Tổng hợp kết quả thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai của xã giai
đoan 2012-2014 ...........................................................................................58
Bảng 4.15 Kết quả giải quyết đơn thư , giải quyết khiếu nại tố cáo tranh chấp đất đai
trên địa bàn xã giai đoạn 2012-2014 ...........................................................59
Bảng 4.16 Tìm hiểu nội dung công tác cấp giấy chứng nhận của người dân địa phương
xã Phú Xuyên ................................................................................................61


14

2.3 Khái quát công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam, ở tỉnh
Thái Nguyên và trên địa bàn xã Phú Xuyên giai đoạn 2012-2014
2.3.1.Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước
a. Một số kết quả đạt được
* Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
sử dụng đất đai chính xác, hiệu quả và kịp thời là công việc quan trọng của cơ
quan quản lý Nhà nước về đất đai ở Trung ương.
Khi Luật Đất đai 2003 được áp dụng và đã đem lại nhiều hiệu quả cao
trong việc quản lý về đất đai và cho đến khi Luật Đất đai mới 2013 ra đời có
hiệu lực ngày 1/7/2014, đến nay vẫn đang tiếp tục áp dụng vào thực tiễn công
tác quản lý Nhà nước về đất đai. Để Luật Đất đai 2013 thật sự đem lại hiệu
quả cao chính phủ đã ban hành ra nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn thi

hành luật như thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…
* Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính.
Hiện nay hầu hết các địa phương đã hoàn thành song việc cắm mốc địa
giới hành chính và lập bản đồ hành chính. Công tác phân mốc giới hành chính
được lập theo kế hoạch.
Trong công tác phân giới mốc cắm, hoàn thành với ba tuyến biên giới
trên đất liền và trên biển: tuyến Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam –Lào, Việt
Nam – Campuchia. Đây là một kết quả hết sức to lớn và nỗ lực hết mình của
Đảng và Nhà nước trong việc đàm phán phân chia ranh giới giữa ba nước có
đường biên giới chung.


15

* Công tác quy hoạch sử dụng đất.
Nước ta đã xây dựng được hệ thống vản bản, tài liệu hướng dẫn kỹ
thuật về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khá là đầy đủ, khoa
học. Đến nay, ở cấp quốc gia hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đến năm 2010 được Chính phủ xét duyệt; có hơn 90% đơn vị huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và 80% đơn vị hành chính cấp xã hoàn
thành việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Hiện nay các địa
phương đang tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
* Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cả nước đã cấp được 36,000 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích,
đạt 83,2% diện tích cần cấp giấy chứng nhận của cả nước, trong đó
-Về đất ở đô thị: Cả nước đã cấp được 4.211.800 giấy với diện tích
106.200 ha, đạt 80,3%.
- Về đất ở nông thôn: Cả nước đã cấp được 11.510.000 giấy với diện

tích 465.900 ha, đạt 85,0%.
- Về đất chuyên dùng: Cả nước đã cấp được 182.131 giấy với diện tích
483.730 ha, đạt 64,0%.
- Về đất sản xuất nông nghiệp: Cả nước đã cấp được 17.367.400 giấy
với diện tích 8.147.100 ha, đạt 82,9%.
- Về đất lâm nghiệp: Cả nước đã cấp được 1.709.900 giấy với diện tích
10.357.400 ha, đạt 86,1% [2.2].
* Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Tổng diện tích đất đã được nhà nước giao, cho thuê và công nhận
quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất là 24.996.000 ha, trong đó
hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 14.878.000 ha chiếm 59.52%, các tổ chức
trong nước sử dụng 9.735.000 ha chiếm 38,95%; tổ chức, cá nhân nước ngoài
dược thuê sử dụng 56.000 ha chiếm 0,22%; cộng đồng dân cư được giao
325.00 ha chiếm 1,30% quỹ đất của nhà nước [2.1].


16

* Công tác thống kê kiêm kê đât đai
Thực hiện điều 53 Luật Đất đai năm 2003 về thống kê đất đai hàng năm
và kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần, ngày 15/05/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chỉ thị 618/CT-TTg về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2010. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo thực
hiện công tác kiểm kê đất đai 01/01/2010 và xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất trên phạm vi cả nước với 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 693 đơn vị
hành chính cấp huyện và 11.076 đơn vị hành chính cấp xã.
Qua kiểm kê cho thấy: Năm 2010 cả nước có tổng diện tích tự nhiên là
33.093.857 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 26.100.106 ha, chiếm 79%.
- Đất phi nông nghiệp: 3.670.186 ha, chiếm 11%

- Đất chưa sử dụng: 3.323.512 ha, chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên [2.4].
* Công tác thanh tra, kiêm tra giải quyêt khiếu nại tố cáo các vi pham
trong việc quản lý và sử dụng đất
Do chính sách đất đai chưa đồng bộ, còn nhiều tồn đọng; Cả nước đang
tiên hành công ngiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên đền bù, giải tỏa nhiều,
giá đất thị trường tiếp tục leo thang có nhiều thay đổi… Đây cũng là nguyên
nhân gây nên khiếu nại tố cáo về đất đai… Theo Bộ Tài nguyên và Môi
trường, kết quả thống kê cho thấy, trong số đơn thư về kiếu nại, về các lĩnh
vực mà Bộ quản lý có hơn 63% liên quan tới đất đai [2.1].
b. Một số tồn tại
- Công tác phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
còn chưa thường xuyên, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện
kinh tế khó khăn.
- Công tác cấp giấy chứng nhận còn chậm do điều kiện về kinh phí và ý
thức của người dân chưa cao.


17

- Công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn buông lỏng dẫn đến những
vi phạm về đất đai như lấn chiếm đất công, tranh chấp đất đai.
- Công tác kiểm tra, giám sát đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất chưa thường xuyên, liên tục, chưa có biện pháp xử lý kiên
quyết với những địa phương còn tình trạng quy hoạch treo, dự án treo.
2.3.2 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Thái Nguyên
2.3.2.1 Công tác tổ chức cán bộ
Sở Tài nguyên và Môi trường có 245 cán bộ, công nhân, viên chức và
người lao động, được bố trí 7 phòng (Văn phòng Sở ,Thanh tra Sở ,Phòng
Quản lý đo đạc và bản đồ ,Phòng Quản lý Đất đai ,Phòng Tài chính đất bồi
thường và Giải phóng mặt bằng, Phòng Quản lý tài nguyên khóang sản,

Phòng quản lý tài nguyên nước và khí tượng thủy văn và có 7 đơn vị trực
thuộc (Chi cục Bảo vệ Môi trường, Trung tâm Công nghệ thông tin Tài
nguyên và Môi trường, Trung tâm Kĩ thuật Tài nguyên và Môi trường, Văn
phòng Đăng kí quyền sử dụng đất, Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi
trường, quỹ môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất.) [2.3]
Có 09 huyện, thành phố, thị xã có 160 công chức, viên chức và người
lao động thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký
Quyền sử dụng đất.
Có 180 xã phường đều đã có cán bộ địa chính [2.5]
2.3.2.2 Một số kết quả đạt được
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó:
Sau khi Luật Đất đai 2003 và 2013 được công bố, Ủy ban nhân dân tỉnh
Thái Nguyên đã kịp thời ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết và các văn bản lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện Pháp Luật đất đai. Tổ chức quán triệt luật và các văn
bản hướng dẫn thi hành Luật, phổ biến tới các Sở, ban Ngành thuộc tỉnh,


×