Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Bài giảng ngữ văn 7 bài 3 ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.27 KB, 16 trang )

BÀI GIẢNG NGỮ VĂN 7
NHỮNG CÂU HÁT VỀ
TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
TaiLieu.VN


Những câu hát về tình cảm gia
I, Giới thiệu chung đình
Từ xưa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào theo năm
tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dưỡng tâm hồn
chúng ta. Trong đó, những câu hát về tình cảm gia đình
luôn giữ một vị trí quan trọng. Gia đình là cái nôi đầu
tiên để trẻ thơ học hỏi và cũng là nơi cuối cùng con
người ta muốn trở về sau biết bao mệt mỏi, ưu phiền
ngoài xã hội. Tình cảm giữa ông bà, cha mẹ, anh chị
em và con cháu là thứ tình cảm huyết thống thiêng
liêng nhất nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng
ta sống tốt hơn, đẹp hơn…

TaiLieu.VN


II, Những câu hát về tình cảm gia đình

1. Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Cấu trúc


Công cha
Nghĩa mẹ
TaiLieu.VN

A

như

như

B

Núi ngất trời
Nước ở ngoài biển Đông


Câu ca dao sử dụng nghệ thuật so sánh,
ngợi ca công lao sinh thành, dưỡng dục
của cha mẹ. Công cha được ví với chiều
cao không cùng - “núi ngất trời”, nghĩa
mẹ được tả với chiều rộng vô biên của “nước ngoài biển Đông”, chiều nào cũng
tận, như công lao của cha mẹ không gì
đo đếm được.
2 câu đầu là lời ngợi ca công lao cha mẹ,
2 câu sau là lời nhắn nhủ cho những người
con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành
ấy. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu,
nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao
cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha
mẹ, của chín chữ cù lao.

TaiLieu.VN


Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Chín chữ cù lao Sinh (đẻ)
Cúc (nâng đỡ)
Phủ ( vuốt ve)
Súc ( cho bú, cho ăn)
Trưởng (nuôi cho lớn)
Dục (dạy dỗ)
Cố ( trông nom, đoái hoài)
Phục ( theo dõi tính tình mà uốn nắn)
Phúc ( che chở)

TaiLieu.VN


“Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”, bởi
công lao cha mẹ chăm nuôi con vất vả
nhiều bề. Chín chữ cù lao mà con phải
nhớ là một cách thể hiện tấm lòng thành
kính, mến yêu cha mẹ của con cái. Không
chỉ vậy, làm con phải hiếu thảo với cha
bằng chính những hành động cụ thể của
mình, phải chăm lo báo hiếu với cha mẹ
- đó mới là tấm lòng hiếu thảo của phận
làm con.


Em hãy tìm những câu ca dao khác kể về
công lao cha mẹ
TaiLieu.VN


Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

TaiLieu.VN


Nhà em có vại cà đầy
Có ao rau muống có đầy chum tương
Dù không mĩ vị cao lương
Trên thờ cha mẹ dưới nhường anh em
Một nhà vui vẻ êm đềm
Đói no tùy cảnh không luồn lụy ai
Ba năm bú mớm con thơ
Kể công cha mẹ biết cơ ngần nào
Dạy rằng chín chữ cù lao
Bể sâu không ví trời cao không bì

Anh ơi em bảo anh này
Công cha nghĩa mẹ cao dày chớ quên.

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài mẹ thức cả năm
TaiLieu.VN



2. Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Câu ca dao thể hiện tâm trạng sầu
thương, buồn nhớ quê nhà của người
phụ nữ lấy chồng xa.

TaiLieu.VN

Yếu tố thời gian,
không gian, và
hành động nào của
cô gái thể hiện tâm
trạng ây?


Thời gian “chiều chiều”
Buổi chiều là thời gian gợi buồn. Nhịp “chiều
chiều” gợi tả sự đều đặn đến khắc khoải của
thời gian. Người con gái mỗi khi nhớ đến
quê
nhà phương xa lại nao nao một nỗi buồn, hết
ngày này qua ngày khác vẫn mang nặng một
nỗi buồn khôn nguôi.
Không gian: đứng ở ngõ sau/
trông về quê mẹ
Người con gái lấy chồng xa như cố nén nỗi nhớ nhà.
“Ngõ sau” như một góc khuất của tâm hồn, cô gái
hướng cả tấm lòng, tình cảm của mình về quê nhà nơi có những người thân yêu, ruột thịt. Khoảng cách
xa vời càng tăng thêm nỗi nhớ khắc khoải…

TaiLieu.VN


Bài ca dao thể hiện một cách sâu lắng và
xót xa tâm trạng nhớ quê hương, gia đình
của một người con gái lấy chồng xa. Xa
nơi chôn rau cắt rốn, xa những người thân
yêu, người con gái nhớ thương vô cùng.
Mỗi chiều, cô ra ngóng về quê, hướng cả
lòng mình về nơi thân yêu ấy. Thế nhưng,
tất cả cứ xa vời. Khoảng cách xa vời là điều
không tưởng, cô chỉ biết hi vọng rồi lại thất
vọng, nhưng cũng không ngừng hi vọng.Từ
nỗi nhớ trở thành nỗi đau là cả một chặng
đường, cả một khoảng thời
gian vô tận…

TaiLieu.VN


3. Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

Câu ca dao diễn tả nỗi nhớ và sự yêu
kính đối với ông bà. Cái hay của cách
diễn tả tình cảm ấy ở đâu?

TaiLieu.VN



Cặp từ so sánh: “bao nhiêu - bấy nhiêu” thể hiện
sự tương đồng, tăng cấp. Nuộc lạt mái nhà làm sao
có thể đo đếm cũng giống như tấm lòng nhớ thương
yêu kính của con cháu trong gia đình đối với ông bà
không thể đếm được.

Theo em bổn phận của người con,người
cháu trong gia đình phải làm gì để
đền đáp công ơn sinh thành,
dưỡng dụa của ông bà cha
mẹ? Em đã làm được
những gì?
TaiLieu.VN


4, Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Trong một gia đình, anh chị em là những người ruột thịt gần gũi nhau
nhất.Sự hòa thuận, thương yêu, đùm bọc nhau giữa những người con
trong gia đình là niềm vui, hạnh phúc của cha mẹ. Anh chị em phải gắn
bó với nhau như chân liền với tay trên cùng một cơ thể, không thể tách
rời. Đó chính là yếu tố giúp cho gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

TaiLieu.VN


Kể tên những câu ca dao khác cùng

nói về tình cảm anh em trong
gia đình mà em biết?

Người dưng có ngãi thì đãi người dưng
Anh em vô ngãi thì đừng anh em
Đắng cay vẫn thể ruột rà
Dù xa, xa lắm vẫn là anh em.
Em khôn cũng là em chị
Chị dại cũng là chị em.
TaiLieu.VN


III, Kết luận chung

Ca dao dân ca bao đời nay vẫn chảy mãi những
khúc hát thiết tha, ngọt ngào ngợi ca về tình cảm
thiêng liêng trong gia đình. Bằng nghệ thuật so
sánh, ngôn ngữ , hình ảnh giản dị và những âm
điệu nhẹ ngàng êm ái như những lời ru, mỗi câu
ca đã để lại trong lòng người tình cảm sâu lắng,
những bài học chan chứa nghĩa tình, giàu tính
nhân văn.

TaiLieu.VN



×