Tải bản đầy đủ (.ppt) (9 trang)

Bài giảng ngữ văn 7 bài 3 ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.5 KB, 9 trang )

CA DAO, DÂN CA

NHỮNG CÂU HÁT VỀ
TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

TaiLieu.VN


I, Giới thiệu chung
Từ xưa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào theo năm
tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dưỡng tâm hồn
chúng ta. Trong đó, những câu hát về tình cảm gia đình
luôn giữ một vị trí quan trọng. Gia đình là cái nôi đầu
tiên để trẻ thơ học hỏi và cũng là nơi cuối cùng con
người ta muốn trở về sau biết bao mệt mỏi, ưu phiền
ngoài xã hội. Tình cảm giữa ông bà, cha mẹ, anh chị
em và con cháu là thứ tình cảm huyết thống thiêng
liêng nhất nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng
ta sống tốt hơn, đẹp hơn…

TaiLieu.VN


Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuột lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

TaiLieu.VN


Câu ca dao này nói về nỗi nhớ của con cháu
đối với ông bà. Hình ảnh nuột lạt vừa gợi


ý nghĩa nhiều không kể xiết vừa
gợi cho chúng ta sự bền chặt, gắn bó,
cụ thể là trong gia đình mình

Lòng nhớ ơn, biết ơn là một tình cảm cao đẹp.
Lòng biết ơn không chỉ được khắc sâu trong
tâm hồn mà còn phải được thể hiện bằng hành
động cụ thể. Con chấu hiếu thảo với ông, bà,
cha, mẹ.Con cáI chăm học chăm làm, sống tốt
với mọi người xung quanh, nhớ đến cội nguồn
làm vẻ vang dòng họ. Câu ục ngữ giáo dục
chúng ta lòng biết ơn tổ tiên
TaiLieu.VN


Cặp từ so sánh: “bao nhiêu - bấy nhiêu” thể hiện
sự tương đồng, tăng cấp. Nuộc lạt mái nhà làm sao
có thể đo đếm cũng giống như tấm lòng nhớ thương
yêu kính của con cháu trong gia đình đối với ông bà
không thể đếm được.

Trong câu ca dao trên ta thấy được sự tinh tế của người xưa khi
đem so sánh tình cảm của mình đối với gia đình ở đây đặc biệt
là tình cảm đối với ông bà. Nuộc lạt mái nhà là những chiếc lạt
để làm nên mái nhà của người xưa với lá cọ hay mái gianh
người ta thường dùng lạt chẻ bằng tre để buộc chúng và mái
nhà đã được hoàn thành như vậy để lợp được những mái nhà
nhỏ ấy phải cần rất nhiều nuộc lạt số nuộc lạt ấy nhiều
đến nỗi ta không thể nào có thể đếm được. Và đó cũng
chính là tình cảm của người cháu đối với ông bà là một tình

cảm bao la và vô bờ bến. Tình cảm đó được ví như
những chiếc nuộc lạt kia. Nó trắng trong mềm mại mà dẻo dai
chặt chẽ biết nhường nào.
TaiLieu.VN


4, Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Trong một gia đình, anh chị em là những người ruột thịt gần gũi nhau
nhất.Sự hòa thuận, thương yêu, đùm bọc nhau giữa những người con
trong gia đình là niềm vui, hạnh phúc của cha mẹ. Anh chị em phải gắn
bó với nhau như chân liền với tay trên cùng một cơ thể, không thể tách
rời. Đó chính là yếu tố giúp cho gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

TaiLieu.VN


 Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ
nhất của con người Việt Nam, tình cảm ấy được thể
hiện đằm thắm ngọt ngào trong ca dao, dân ca. bên cạnh
những bài ca dao ca ngợi công cha, nghĩa mẹ đạo làm
con, tình cảm vợ chồng,… còn những bài ca dao đặc
sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình
 Trong câu ca dao ấy, lối nói so sánh ví von đươvj sử
dụng khá hiệu quả. Chân và tay là những bộ phận quan
trọng trong cơ thể con người, không thể tách rời nhau.
Tình cảm anh em cũng vậy. Anh em cùng được sinh ra

trong cùng một gia đình phải thương yêu nhau.
TaiLieu.VN


III, Kết luận chung

Ca dao dân ca bao đời nay vẫn chảy mãi những
khúc hát thiết tha, ngọt ngào ngợi ca về tình cảm
thiêng liêng trong gia đình. Bằng nghệ thuật so
sánh, ngôn ngữ , hình ảnh giản dị và những âm
điệu nhẹ ngàng êm ái như những lời ru, mỗi câu
ca đã để lại trong lòng người tình cảm sâu lắng,
những bài học chan chứa nghĩa tình, giàu tính
nhân văn.

TaiLieu.VN


Xin chào các bạn và hẹn gặp lại!

TaiLieu.VN



×