Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ và thực tiễn áp dụng tại công ty du lịch dịch vụ quân khu thủ đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.24 KB, 72 trang )

21

LỜI MỞ ĐẦU
- Đe xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
Hoạt
động
doanh
du lịch
năng
sử dụng
họp
đồngkinh
du lịch
tại Công
ty là
Dulĩnh
lịchvực
Dịchcóvụtiềm
Quân
khulớn
Thủtrong
đô.
các

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, kết cấu của chuyên đề gồm có 3
hoạt động thương mại dịch vụ của Việt Nam. Trong "Chiến lược phát
chương:
triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010", Thủ tưởng Chính phủ đã đề ra mục
tiêu tống
quát là1:phát
triếnvấn


du lịch
thành
kinhvụ
tế trong
mũi nhọn
Chương
Những
đề lýtrởluận
về một
họp ngành
đồng dịch
lĩnh
trên kinh
cơ sởdoanh
khai thác
có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái,
vực
du lịch
truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và
Chương 2: Thực tiễn áp dụng họp đồng dịch vụ tại Công ty Du
tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá,
lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô
hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm
Một
kiếnphấn
nghịđấu
và sau
giảinăm
pháp2010
nhằm

cao Nam
hiệu
du lịchChưomg
có tầm cỡ3:của
khusốvục,
du nâng
lịch Việt
được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.
Một trong những biện pháp thực hiện chiến lược phát triển Du lịch Việt
Nam là hoàn thiện dần hệ thống pháp luật quy định về các hoạt động
kinh doanh du lịch. Trong đó, đế đảm bảo tính công bằng, minh bạch
trong hoạt động kinh doanh du lịch cần có những quy định chặt chẽ về
chế độ giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức
kinh doanh du lịch với các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế.
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực tập tại Công ty Du
lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô, em đã có thời gian tìm hiếu về việc áp
dụng hợp đồng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch của đơn vị,
và lựa chọn đề tài chuyên đề: “Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ và
thực tiễn áp dụng tại Công ty Du lịch Dịch vụ Quân khu Thủ đô”
Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cúu các quy định pháp luật điều chỉnh việc giao kết và

thực hiện hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch;


3

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỌP ĐỒNG DỊCH vụ
TRONG LĨNH vực KINH DOANH DU LỊCH

1.1 Hoạt đồng cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
1.1.1 Khái quát về hoạt động cung ứng dịch vụ
1.1.1.1 Hoạt động thưong mại

Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hoá, dịch vụ, kiến
thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị
nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như
trong hình thức thương mại hàng đối hàng. Trong quá trình này, người
bán là người cung cấp của cải, hàng hoá, dịch vụ... cho người mua, đổi
lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.
Theo Khoản 1, Điều 3, Luật thương mại 2005, “hoạt động thương
mại là hoạt động nham mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa,
cung ứng địch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác”.
Trong đó:
- Hoạt động mua bán là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có

nghĩa vụ giao hàng, chuyến quyền sở hữu hàng ho á cho bên mua và
nhận
thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.
- Hoạt động cung ứng dịchvụ là hoạt động thương mại, theo đó

một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh
toán - gọi là bên cung ứng dịch vụ; bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có


4

- Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua


bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại,
quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội
chợ, triển lãm thương mại.
- Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương

nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương
nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi
giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.
Ngoài ra, Luật thương mại 2005 còn quy định chi tiết một số hoạt
động thương mại cụ thể khác như gia công thương mại, đấu giá hàng
hoá, đấu thầu hàng hoá, dịch vụ, dịch vụ logistics, dịch vụ quá cảnh hàng
hoá qua lãnh thổ Việt Nam, dịch vụ giám định, cho thuê hàng hoá và
nhượng quyền thương mại.
1.1.1.2 Hoạt

động

cung

ủng

dịch

vụ

Luật thương mại năm 1997 quy định dịch vụ thương mại gồm
những hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa. Cụ thế gồm dịch vụ
giao nhận hàng hóa và dịch vụ giám định hàng hóa. Trong đó, dịch vụ
giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ

giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển,
lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan
đế giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người
vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách
hàng). Và người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Còn giám
định hàng hóa là hành vi thương mại do một tố chức giám định độc lập
thực hiện đế xác định tình trạng thực tế của hàng hóa theo yêu cầu của cá


Chung nền kinh tế
- Khu vực I Nông Lâm - Thuỷ sản
- Khu vực II Công
nghiệp - Xây dựng
- Khu vực III Dịch vụ
Khu vực kinh tế
Tổng GDP
- Nông - Lâm nghiệp Thuỷ sản
- Công nghiệp và xây
dựng
- Dịch vụ

198
199
199
200
200
200
100
100

100
100
100
100
38,
38,
27,
24,
22, 65 21,7
06
74
18
53
54
6
28,
22,
28,
36,
39,
40,0
88
67
76
73
47
9
33,
38,
44,

38,
37, 38,165
thương
2005
mởnó
rộng
niệm dịch
thương
mại.
vụ cũngLuật
chiếm
một mại
vị trínăm
đáng
kế và
có khái
xu hướng
ngàyvụ
càng
gia tăng.
19
20
20
200
20
200
99 ứng
01
2có uy
03thương

Cung
dịchcá
vụnhân
là hoạt
động
mại,
trong
mộtdịch
bênvụ(sau
đây
Nhiều
tổ00
chức,
tín
trong4lĩnh
vực
cungđóứng
thương
4,8 là
6,7cung
6,8
7,2nghĩa
gọi
ứngvịdịch
vụ)mình

vụ
thực trường.
hiện dịch
cho một

mại
đãbên
khẳng
định
trí7,0
của
trên7,6
thương
Vàvụngành
dịchbên
vụ
1,2
1,1
0,6
0,9
0,7
0,8
khác
và0càng
nhậnchiếm
thanh
sử dụng
(sau dân.
đây Cụ
gọithể:
là khách
đã
trọng
lớn2trong
nền

kinh vụ
tế quốc
0 ngày
9 tỉ toán;
1 bên
0 dịch
2,9 có2,7
2,8
3,2sản
3,2
hàng)
nghĩa
vụ thanh
toán
cho
bên phẩm
cung ứng
dịch
vụ và
sử dụng dịch
Biểu 1.1:
Cơ 3,0
cấu
Tổng
trong
nước
(GDP)
0
2
1

0
1
0
vụ theo thỏa thuận. Như vậy, cung ứng dịch vụ là một hoạt động thương
1,0
2,2
2,5phân2,6
3,0từ 1986 - 2004
theo 3 2,6
khu vực
mại do đó chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại và pháp luật có liên
(Đơn vị tính: %)
quan.
Thực chất của hoạt động cung ứng dịch vụ là loại hoạt động kinh
doanh lấy công làm lãi, cung ứng các điều kiện đế đáp ứng các nhu cầu
trong sản xuất kinh doanh và sinh hoạt xã hội như: bảo trì, bảo dường,
sửa chữa máy móc, nhà cửa, tàu thuyền, may đo quần áo, các công tác
vảo hiểm, công tác kiểm dịch, hướng dẫn triển khai áp dụng các tiến bộ
KH-KT vào sản
xuất,
lậpTỷcác
trình,
Biếu
1.2:
lệ chương
đóng góp
của phân
từng tích
khutính
vựctoán, xử lý số

liệu, thử nghiệm, kiểm
nghiệm
phẩm,
soạn tài liệu, hướng dẫn
vào
tốc độsản
tăng
GDPbiên
cả nưóc
kỹ thuật nghiệp vụ. Đây là những hoạt động dịch vụ đang được phát triển
(Đơn vị tính: %)
mạnh trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta.
1.1.2 Vai trò của hoạt động cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế quốc

dân
Hoạt động dịch vụ là loại hoạt động kinh tế rất quan trọng trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc thường xuyên tham gia vào
các họp đồng mua bán, các doanh nghiệp luôn chú trọng tham gia vào
các quan
hệ đế
bảo
đảmThống
cungkê.
ứng
những
cầnkê.2005.
thiết choTr.21
sản
Nguồn:
Niên

giám
Năm
2004.điều
NXBkiện
Thống
xuất, vận tải, áp dụng tiến bộ KH-KT và công nghệ mới, tăng năng suất
lao động, cải tiến các dây chuyền sản xuất và phục vụ các nhu cầu sinh
hoạt xã hội. Trong thương mại truyền thống thì hoạt động mua bán hàng


7

1.1.3 Mục tiêu và yêu cầu đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trong

nền kinh tế quốc dân
Qua khái niệm về hoạt động cung ứng dịch vụ ở trên cho thấy, hoạt
động cung ứng dịch vụ là một hoạt động thương mại, và cũng như mọi
hoạt động thương mại khác, cung ứng dịch vụ cũng nhằm mục đích sinh
lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội. Mỗi doanh
nghiệp có những phương thức sản xuất - kinh doanh với những ngành
nghề kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên mục đích cuối cùng của các
doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận. Theo quan điểm trước đây, chỉ có hoạt
động mua bán hàng hóa mới đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên cùng với
xu hướng phát triến của nền kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay thì hoạt động cung ứng dịch vụ lại được coi là hoạt
động đem lại tỷ suất sinh lợi cao, và ngày càng khẳng định được vai trò
của nó trong nền kinh tế.
Như vậy, mục đích của hoạt động cung ứng dịch vụ là tạo ra lợi
nhuận. Đế đem lại lợi nhuận cao trong lĩnh vực này thì các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ cần đảm bảo các yêu cầu:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần nắm vững các
quy định pháp luật về hoạt động cung cứng dịch vụ, trong đó Luật
Doanh nghiệp 1999 và Luật thuơng mại 2005 và các Nghị định hướng
dẫn thi hạn 2 Luật trên là những văn bản liên quan trực tiếp, điều chỉnh
các hoạt động cung ứng dịch vụ hiện nay. Đặc biệt là phải luôn cập nhập
thường xuyên các văn bản mới quy định về hoạt động cụ thế của doanh
nghiệp.
- Hoạt động cung ứng dịch vụ là một hoạt động thương mại, do đó


nước, cá nhân, tố chức khác. Không xâm phạm lợi ích công cộng, quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tố chức khác. Không vì lợi ích của
chính mình mà xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
- Hoạt động cung ứng dịch vụ phải bảo đảm việc cung ứng kịp thời
các nhu cầu cần thiết cho xã hội. Trong quá trình hội nhập kinh tế như
hiện nay, yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần
chú ý tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, đế tạo ra những hoạt động dịch
vụ không ngừng đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
1.2 Họp đồng kinh tế trong hoạt động cung ứng dịch vụ

1.2.1
1.2.1.1

Khái
Khái

quát
niệm


về

họp
hợp

đồng
đồng

dịch

vụ

kinh

tế

Trong đời sổng xã hội, nhu cầu trao đối buôn bán gọi chung là
giao
dịch dân sự là nhu cầu tất yếu khách quan. Đế điều chỉnh cũng
như

bảo

đảm tính hiệu lực của các giao dịch đó, những quy định pháp luật
về

hợp

đồng ra đời và ngày càng chứng tỏ được vai trò đặc biệt quan

trọng

của

mình. Neu như sự an toàn của con người, tài sản được bảo đảm
trên

co

sở những quy định trong Bộ Luật hình sự thì sự an toàn và trật tự
trong
thế giới kinh doanh lại phụ thuộc vào họp đồng. Không những
chế

định

hợp đồng là một công cụ pháp lý mà qua đó nhu cầu trao đổi,
giao

lưu


9

hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989. Theo đó, họp đồng kinh tế là sự thỏa
thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên giao kết về việc thực
hiện công việc sản xuất, trao đôi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ímg
dụng tiến bộ khoa học công nghệ- kỹ thuật và các thỏa thuận khác cỏ
mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của moi
bên đế xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Sau khi Ban hành Luật Thuơng mại (được Quốc hội khóa XI, kỳ
họp thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12006), Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 hết hiệu lực. Việc giao kết, thực
hiện và các hoạt động khác có liên quan đến hợp đồng được quy định
theo Bộ Luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Theo quy định của
Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội khóa XI, kỳ
họp thứ 7, về việc thi hành Bộ luật Dân sự và quy định của Luật Thương
mại, thì kế từ ngày 1-1-2006, trong quan hệ kinh doanh, thương mại và
các hoạt động khác..., khi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế, các tổ chức cá nhân ký kết hợp đồng thì không ghi “Hợp đồng kinh
tế” hay “Hợp đồng Dân sự” như trước đây, chỉ cần ghi rõ tên hợp đồng
cụ thể như: Họp đồng mua bán hàng hóa hay mua bán tài sản, hợp đồng
gia công, hợp đồng vận chuyến, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch
vụ... Tùy theo quan hệ giao dịch giữa các bên, căn cứ vào phạm vi điều
chỉnh, đối tượng áp dụng, phạm vi áp dụng của Luật Thương mại và các
văn bản pháp luật liên quan, các bên phải xác định được căn cứ để ký kết
hợp đồng theo văn bản pháp luật nào (Luật Thương mại hay Bộ Luật
Dân sự) và đây cũng là một trong những cơ sở đế Tòa án Nhân dân xem
xét giải quyết tranh chấp họp đồng khi có yêu cầu của các bên.


10

1.2.1.2 Khái

niệm

hợp

đồng


dịch

vụ

Hoạt động cung ứng dịch vụ ngày càng được chú trọng hơn và bắt
đầu được các nhà làm luật chú ý đến và đưa vào từng quy định cụ thể
trong luật. Đe đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã
không ngừng hoàn thiện hệ thong pháp luật. Trong đó, các quy định về
hoạt động thương mại cũng không ngừng được hoàn thiện hơn, phù họp
với điều kiện kinh tế thị trường và với xu hướng hội nhập. Cụ thế, Bộ
Luật dân sự 2005 ra đời thay thế Bộ Luật dân sự 1995, Luật thương mại
năm 2005 ra đời thay thế luật thương mại năm 1997. Với hai bộ luật mới
này, hoạt động thương mại được quy định một cách cụ thế hơn, tạo điều
kiện thuận lợi cho các cá nhân, tố chức trong việc giao kết hợp đồng.
Theo điều 518 Bộ Luật dân sự 2005 thì, “hợp đồng dịch vụ là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ímg dịch vụ thực hiện công
việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho
bên cung ứng dịch vụ ”.
1.2.2 Đặc điếm của họp đồng dịch

vụ
Họp đồng dịch vụ có các đặc
điếm:
Thứ nhất, các bên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ có địa vị pháp lý
bình đắng với nhau. Việc bảo đảm bình đắng giữa các bên là một điều
kiện kiên quyết để hình thành hợp đồng.
Thứ hai. họp đồng dịch vụ luôn thế hiện sự thỏa thuận giữa các bên
bình đẳng với nhau. Đó là sự thỏa thuận về việc thực hiện một công việc
nào đó của một bên đối với bên kia. Quá trình hình thành họp đồng là



11

Hình thức của hợp đồng được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản
hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể tức là ghi nhận lại các điều mà
các bên đã thỏa thuận. Đối với những hợp đồng dịch vụ mà pháp luật
quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Thứ ba, các bên trong hợp đồng dịch vụ luôn có quyền và nghĩa vụ
pháp lý nhất định. Quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng do các bên thỏa
thuận mà ra. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ đó phải không trái pháp luật,
đạo đức xã hội, và được pháp luật công nhận và bảo vệ,
Cụ thể, chủ thế của họp đồng dịch vụ là người cung ứng dịch vụ
(bên cung ứng dịch vụ) và người thuê dịch vụ (khách hàng). Trong đó:
Bên thuê dịch vụ có các nghĩa vụ: cung cấp cho bên cung ứng dịch
vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết đế thực hiện công việc,
nếu có thoả thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi; trả tiền dịch vụ
cho bên cung ứng dịch vụ theo thoả thuận; và có các quyền: yêu cầu bên
cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng,
thời hạn, địa điếm và các thoả thuận khác; trong trường hợp bên cung
ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên thuê dịch vụ có
quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường
thiệt hại. Bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ : thực hiện công việc
đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điếm và các thoả thuận khác ;
không được giao cho người khác thực hiện thay công việc, nếu không có
sự đồng ý của bên thuê dịch vụ; bảo quản và phải giao lại cho bên thuê
dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc;
báo ngay cho bên thuê dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ,
phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc; giữ bí
mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu
có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định; bồi thường thiệt hại cho bên



12

thuê dịch vụ, nếu làm mất mát, hu hỏng tài liệu, phương tiện được giao
hoặc tiết lộ bí mật thông tin; và có các quyền: yêu cầu bên thuê dịch vụ
cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện; được thay đối điều kiện dịch
vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ, mà không nhất thiết phải chờ ý kiến
của bên thuê dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên thuê
dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ; yêu cầu bên thuê
dịch vụ trả tiền dịch vụ.
Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa hợp đồng dịch vụ và hợp đồng
mua bán chính là đặc điếm của đối tượng hợp đồng. Trong hợp đồng
mua bán đổi tượng của nó là hàng hoá, còn trong hợp đồng dịch vụ đối
tượng là một hoạt động cung ứng những nhu cầu nhất định, là một công
việc cụ thế do các chủ thế hợp đồng xác định theo những yêu cầu của
bên đạt dịch vụ.
1.2.3 Phân loại họp đồng dịch vụ

Đây là một loại hợp đồng kinh tế đặc thù. Việc giao kết và thực hiện
các hợp đồng dịch vụ phải theo những nguyên tắc, những quy định
chung của pháp luật. Nhưng do mồi loại hợp đồng dịch vụ có đặc điểm
riêng, vì vậy căn cứ vào đối tượng của họp đồng có thể chia họp đồng
dịch vụ thành những loại như:
-

Hợp đồng dịch vụ thu công (sửa chữa, vận chuyển....)

-


Họp đồng dịch vụ bảo hiểm

-

Hợp đồng dịch vụ cho thuê, mướn tài sản

-

Họp đồng dịch vụ kiểm dịch


13

Nhà nước có những quy định cụ thể điều chỉnh các hoạt động dịch
vụ chuyên biệt, nhưng nói chung việc giao kết và thực hiện hợp đồng
dịch vụ phải tuân theo những quy định chung của pháp luật và các văn
bản pháp luật hiện hành điều chỉnh hợp đồng kinh tế nói chung và hợp
đồng dịch vụ nói riêng.
1.3 Họp đồng dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch

1.3.1 Hoạt động kinh doanh du lịch
Theo Pháp lệnh Du lịch 1999, du lịch là hoạt động của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoa mãn nhu cầu tham
quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. (Khoản
1, Điều 10). Hoạt động kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số
hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực
hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. (Khoản 7,
Điều 10).
Các ngành nghề kinh doanh du lịch gồm có:
- Kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế;

- Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch;
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
- Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác.

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch phải tuân theo các quy
định của Pháp lệnh Du lịch 1999 và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng


14

phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động du lịch; bảo đảm phát
triển du lịch theo hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
1.3.2 Pháp luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ trong hoạt động kinh

doanh du lịch
Theo khoản 1 điều 3 Luật thương mại 2005 thì hoạt động thương
mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác. Trong đó, cung ứng dịch vụ là một hoạt động
thương mại mà một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác
và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên
cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Như vậy, hoạt động cung ứng dịch vụ là một hoạt động thương mại
do đó chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại và pháp luật có liên quan.
Tùy từng lĩnh vực cụ thể như dịch vụ tư vấn, dịch vụ du lịch, dịch vụ
thiết kế, dịch vụ giám định...chịu sự điều chỉnh của các quy định cụ thế

khác nhau. Hoạt động kinh doanh du lịch là một loại dịch vụ hiện đang
phố biến và đang được các cá nhân, tố chức, doanh nghiệp quan tâm.
Họp đồng dịch vụ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, cụ thế chịu sự
điều chỉnh của Luật thương mại 2005 và Bộ Luật dân sự 2005. Trường
hợp Điều ước quốc tế là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại
quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật thương mại, Bộ
Luật dân sự thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế. Các bên trong


15

ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán
thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Việt Nam.
Như vậy, hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn thiết kế trang trí
nội thất chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại, Bộ Luật dân sự, Điều
ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế có liên quan.
1.3.3 Chế độ giao kết và thực hiện họp đồng dịch vụ trong lĩnh vục

kinh doanh du lịch
1.3.3.1 Chế độ giao kết hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực kinh
doanh du lịch
Việc ký kết hợp đồng phải được xem xét trên các khía cạnh:
nguyên tắc giao kết, căn cứ giao kết, chủ thể của hợp đồng, đối tượng
của hợp đồng, hình thức và mục đích của hợp đồng, nội dung họp đồng.
Cụ thể:
• Nguyên tắc giao kết họp đồng
Nguyên tắc giao kết họp đồng đó là những tư tưởng chỉ đạo được
quán triệt trong những quy phạm pháp luật về hợp đồng, có tính chất bắt

buộc đối với các chủ thế trong khi tiến hành ký kết họp đồng. Trong nền
kinh tế thị trường, việc giao kết hợp đồng, về nguyên tắc không còn là kỷ
luật của nhà nước, là nhiệm vụ của các tố chức, cơ quan và các đơn vị
kinh tế nữa. Đó là quyền tự’ do hợp đồng, một trong những nội dung
quan trọng của quyền tự do kinh doanh.
Theo điều 389 Bộ Luật dân sự, thì việc giao kết hợp đồng phải tuân
thủ các nguyên tắc: tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái
phápluật, đạo đức xã hội; Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác,


16



Căn cứ giao kết hợp đồng

Căn cứ đế giao kết hợp đồng đó là: theo định hướng kế hoạch của
nhà nước, các chính sách chế độ, các chuẩn mực kinh tế kỹ thuật hiện
hành; căn cứ theo nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, đơn chào hàng của
bạn hàng; căn cứ vào khả năng phát triến sản xuất kinh doanh, chức năng
hoạt động kinh tế của đơn vị mình; căn cứ vào tính họp pháp của hoạt
động sản xuất kinh doanh và khả năng bảo đảm về tài sản của các bên
cùng ký kết họp đồng.


Chủ thể của hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia quan hệ hợp đồng bình
đắng, tụ’ nguyện thoa thuận đế xác định những quyền và nghĩa vụ với
nhau. Chủ thế của hợp đồng dịch vụ là các thương nhân. Theo điều 6

Luật thương mại 2005 thì thương nhân gồm tổ chức kinh tế được thành
lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên và có đăng ký kinh doanh. Đe trở thành thương nhân các cá nhân
từ đủ 18 tuối trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân tố
hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện đế kinh doanh thương mại theo quy
định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì cơ quan nhà
nước có toàn quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở
thành thương nhân.
Ngoài ra, chủ the của họp đồng dịch vụ có thế là chi nhánh của
thương nhân nước ngoài. Theo khoản 3 điều 19 Luật thương mại 2005
thì Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có quyền giao kết họp đồng
tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động quy định trong giấy phép
thành lập chi nhánh và theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, chủ thể của hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn,


17

các hộ gia đình, tố hợp tác nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp
luật.Theo Luật hợp tác xã thì: hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các
cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp
vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham
gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản
xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát
triến kinh tế xã hội của đất nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại
hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các
nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Như vậy, một hợp tác xã, hay hộ gia đình có thế hoạt động trong
lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất và ký hợp đồng dịch vụ trong

lĩnh vực này nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Thực tế
cho thấy, rất nhiều hộ gia đình, hợp tác xã đã hoạt động và thành công
trong lĩnh vực này.
• Đổi tượng của hợp đồng
Đối tượng của họp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện
được, không bị pháp luật cấm, không trái với đạo đức xã hội. Theo điều
75 Luật thương mại 2005, thưong nhân có quyền cung ứng các dịch vụ
sau: cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh
thổ Việt Nam; cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử
dụng trên lãnh thổ Việt Nam; cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt
Nam và sử dụng trên lãnh thố nước ngoài; cung ứng dịch vụ cho người
không cư trú tại Việt nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài.
Đối với hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí
nội thất thì đối tượng chủ yếu của hợp đồng là tư vấn, thiết kế các sản


18



Hình thức của hợp đồng

về hình thức của hợp đồng, theo điều 74 Luật thương mại, hợp
đồng dịch vụ được thế hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập
bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy
định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Yêu cầu về hình thức hợp đồng dịch vụ như vậy tương đổi phù
hợp với thực tiễn kinh tế xã hội hiện nay, khi mọi hình thức giao dịch
thông qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại mang tính trung gian như
internet, điện tử viễn thông đang rất phát triển. Bên cạnh đó, sự phát

triển ngày càng đa dạng của các quan hệ quốc gia, quốc tế trong các lĩnh
vực dân sự, thương mại, kinh tế đòi hỏi các hình thức giao lưu phải hết
sức thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả.


Mục đích của hợp đồng

Mục đích chủ yếu của hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn,
thiết kế trang trí nội thất là nhằm thực hiện các công trình trang trí nội
thất. Cụ thế như: việc sản xuất các sản phẩm vách ngăn văn phòng, thực
hiện tư vấn, thiết kế trang trí nội thất theo từng yêu cầu của đối tác, ...


Nội dung của hợp đồng

Nội dung của hợp đồng dịch vụ đó là những thỏa thuận của các
bên. Các bên có thể thỏa thuận về các nội dung chủ yếu (theo điều 402
Bộ Luật dân sự 2005 ) như:
+ Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm
hoặc không được làm;
+ Số lượng, chất lượng;


19

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
+ Phạt vi phạm họp đồng;
+ Các nội dung khác;
Sau khi các bên đàm phán và ghi trong họp đồng, mọi thỏa thuận

ghi trong họp đồng giàng buộc các bên. Họp đồng thế hiện rõ quyền lợi
cũng như nghĩa vụ mà mỗi bên trong hợp đồng có được. Các bên bắt đầu
tiến hành thực hiện họp đồng theo đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng.
1.3.3.2 Thực hiện hợp đồng dịch vụ trong hoạt động kỉnh doanh

da lịch
• Nguyên tắc thực hiện
Sau khi hợp đồng được ký kết và có giá trị pháp lý, các bên phải
thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ họp đồng. Việc thực hiện các nghĩa vụ
hợp đồng cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Hợp đồng
dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất là một loại họp
đồng dân sự, do đó việc thực hiện hợp đồng dịch vụ này phải đảm bảo
các nguyên tắc thực hiện họp đồng dân sự. Cụ thể, theo điều 412 Bộ
Luật dân sự 2005 thì việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên
tắc: thực hiện đúng hợp đồng, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại,
thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác; thực hiện một cách trung
thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy
lẫn nhau; không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng, quyền và lợi ích họp pháp của người khác.
Nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng,
sô lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác thế


20

và thời hạn. Bên thuê dịch vụ phải thanh toán đủ các chi phí nhận hàng
và thanh toán theo đúng phưong thức thanh toán quy định trong hợp
đồng hay theo quy định cụ thể trong pháp luật.
Nguyên tắc thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác
và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau, the hiện: trong quá

trình thực hiện hợp đồng, các bên không được lừa dối nhau, không cung
cấp các sản phẩm không đúng yêu cầu của hợp đồng, không sử dụng
những thủ đoạn trái pháp luật để thực hiện hợp đồng.Các bên trong quan
hệ hợp đồng phải họp tác trên tinh thần cùng có lợi.
Nguyên tắc không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi
ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, thế hiện: việc
thực hiện hợp đồng không được xâm phạm đến quyền và lợi ích của nhà
nước, lợi ích công cộng. Không vì việc thực hiện hợp đồng mà xâm
phạm quyền và lợi ích của người khác, lợi ích nhà nước và lợi ích công
cộng.
• Thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên
Bên cung ứng dịch vụ sau khi giao kết hợp đồng phải có nghĩa vụ
cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một
cách đầy đủ phù họp những thỏa thuận như thực hiện công việc đúng số
lượng, chất lượng, thòi hạn, địa điểm và các thỏa thuận khác. Không
được giao cho người khác thực hiện thay công việc, nếu không có sự
đồng ý của bên thuê dịch vụ. Sau khi hoàn thành công việc, bên cung
ứng dịch vụ phải bảo quản và giao lại cho khách hàng những tài liệu và
phưong tiện được giao đế thực hiện dịch vụ. Neu những thông tin, tài
liệu không đầy đủ, phưong tiện không bảo đảm đế hoàn thành công việc
thì phải thông báo ngay cho bên thuê dịch vụ. Trong thỏa thuận có yêu


21

ứng dịch vụ phải giữ bí mật theo đúng thỏa thuận. Trường hợp mất mát,
hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin thì
phải bồi thường thiệt hại.
Đế thực hiện tốt công việc của mình, bên cung ứng dịch vụ có
quyền yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện có

liên quan. Hoặc được thay đối điều kiện dịch vụ vì lợi ích của khách
hàng mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của khách hàng, nếu việc chờ
ý kiến sẽ gây thiệt hại cho khách hàng, nhưng phải báo ngay cho khách
hàng.
Theo điều 82 Luật thương mại quy định về thời hạn hoàn thành
dịch vụ. Cụ thế: bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành đúng thời hạn đã
thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuân về thời hạn
hoàn thành dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ
trong một thời hạn họp lý trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hoàn
cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp
đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan
đến thời gian hoàn thành dịch vụ. Trường hợp một dịch vụ chỉ có thế
được hoàn thành khi khách hàng hoặc bên cung ứng dịch vụ khác đáp
ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng dịch vụ đó không có nghĩa
vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện đó được đáp
ứng.
Sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ mà dịch vụ
vẫn chưa hoàn thành, nếu khách hàng không phản đối thì bên cung ứng
dịch vụ phải tiếp tục cung ứng dịch vụ theo nội dung đã thỏa thuận và
phải bồi thường thiệt hại, nếu có.
Bên cạnh đó, khách hàng phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền


22

cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện thì phải cung cấp
kịp thời. Trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng
tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng có
nghĩa vụ điều phối hoạt động của bên cung ứng dịch vụ để không gây
cản trở đến công việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào và phải trả

tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo như thỏa thuận trong hợp
đồng.
Theo tinh thần điều 86 Luật thương mại 2005, khoản 3 điều 524
Bộ Luật dân sự 2005 thì trường hợp có thỏa thuận về giá dịch vụ, không
có thoa thuận về phương pháp tính giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ
chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá
của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung
ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và
các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
Khách hàng phải trả tiền dịch vụ tại thời điểm hoàn thành dịch vụ,
nếu không có thỏa thuận khác. Trường hợp dịch vụ được cung ứng
không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành
đúng thời hạn thì khách hàng có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi
thường thiệt hại.
1.3.3.3 Sửa đôi, chấm dứt, huỷ bỏ họp đồng dịch vụ trong lĩnh

vực
kinh doanh du lịch
• Sửa đổi họp đồng
Các bên có thế thỏa thuận sửa đối hợp đồng và giải quyết hậu quả
của việc sửa đối, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công


23



Chấm dút họp đồng


Điều 525 Bộ Luật dân sự quy định: trong trường hợp việc thực
hiện công việc không có lợi cho khách hàng thì khách hàng có quyền
đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nhưng phải báo ngay cho bên
cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian họp lý, khách hàng phải trả
tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng đã thực hiện và bồi thường
thiệt hại. Neu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực
hiện không đúng thỏa thuận thì bên cung ứng có quyền đơn phuong
chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Điều 424 Bộ Luật dân sự 2005 quy định, hợp đồng chấp dứt trong
các trường hợp:
+ Hợp đồng đă được hoàn
thành
+ Theo thỏa thuận của các bên
+ Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thế
khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân
hoặc chủ thế đó thực hiện
+ Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đon phuong chấm dứt thực hiện
+ Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp
đồng không còn và các bên có thế thỏa thuận thay thế đối
tượng


khác

hoặc

bồi

thường


thiệt

hại

+ Các trường hợp khác do pháp luật quy định
Hủy bỏ họp đồng

Một bên có quyền hủy bỏ họp đồng và không phải bồi thường


24

Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết việc
hủy bỏ họp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
Khi hợp đồng bị hủy bở thì hợp đồng không còn có hiệu lực từ
thời điếm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu
không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả tiền.
Và bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt
hại.
• Đon phương chấm dứt thực hiện họp đồng
Điều 426 Bộ luật dân sự 2005 quy định chi tiết việc đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng. Cụ thể:
Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu
các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên đơn phương chấm
dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp
đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng
chấm dứt tại thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. các bên
không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có

quyền yêu cầu bên kia thanh toán. Bên có lỗi trong việc họp đồng bị đơn
phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.
1.3.3.4 Các chế tài áp dụng khi vi phạm họp đồng, gây thiệt hại

Trong trường hợp vi phạm họp đồng mà một bên gây thiệt hại cho
bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao
kết họp đồng, thì bên vi phạm có thế bị áp dụng một trong các chế tài


25

phạm; buộc bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình
chỉ thực hiện họp đồng; hủy bỏ hợp đồng; các biện pháp khác.
Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường
hợp: xảy ra trường họp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận; xảy
ra sự kiện bất khả kháng; hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi
của bên kia; hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ
quan quản lý Nhà nước có thấm quyền mà các bên không biết được vào
thời điểm giao kết hợp đồng.
Trong trường hợp bên vi phạm không chứng minh được hành vi vi
phạm của mình thuộc trường hợp miễn trách thì bị áp dụng các hình thức
chế tài trên. Các hình thức này được quy định cụ thế trong điều
297,300,302,307,308,310,312,Luật thương mại 2005.
1.3.3.5 Tranh chấp và các hình thức giải quyết tranh chấp trong

hợp đồng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch
Trường hợp, nếu các bên thực hiện đúng các điều khoản ghi trong
hợp đồng thì tranh chấp xảy ra là một điều không thế có. Trong trường
hợp nếu xảy ra tranh chấp, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ căn cứ vào
vào điều khoản ghi trong hợp đồng và nhũng quy định của pháp luật đế

xác định xem bên nào vi phạm, bên nào bị vi phạm. Từ đó, đưa ra những
cách giải quyết có lợi nhất cho cả hai bên.
Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước chuyển từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan niêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ
động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Các quan hệ kinh tế ngày càng
đa dạng, không những được thiết lập giữa các tố chức trong nước và


26

điều kiện như vậy, việc nảy sinh các tranh chấp là một điều không thế
tránh khỏi. Đặc biệt là trong việc thực hiện các họp đồng dịch vụ.
Các tranh chấp phát sinh chứng tỏ quan hệ làm ăn của các chủ thể
có vấn đề, tức là đã có bất công, có mâu thuẫn mà nếu không giải quyết
kịp thời thì quan hệ làm ăn của họ có thế bị phá vỡ. Điều quan trọng là
việc giải quyết các tranh chấp đó hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của
các bên, sự can thiệp của Nhà nước có thấm quyền hay trung gian chỉ là
giải pháp cuối cùng. Các quan hệ làm ăn này đều dựa trên sự thỏa thuận
ý chí bình đắng của các bên chủ thể, các quan hệ làm ăn biến đối theo sự
thay đối của thị trường, thời gian là tiền, nên các tranh chấp cũng cần
được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Do vậy, Nhà nước luôn khuyến
khích các chủ thế trong quan hệ hợp động sử dụng các biện pháp tự giải
quyết với nhau, chỉ khi không giải quyết được thì có thế nhờ chuyên gia
có kinh nghiệm giải quyết hoặc thông qua trọng tài thương mại.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các bên tham gia quan hệ
thương mại, đầu tư và hợp tác vừa cạnh tranh với nhau nhằm mục đích
thu lợi nhuận tối đa cho mình, các tranh chấp xảy ra là một điều không
thế tránh khỏi. Trong điều kiện đó, việc giải quyết các tranh chấp phải
bảo đảm: giải quyết nhanh, thuận lợi, hạn chế mức tối đa sự gián đoạn

của quá trình thực hiện hợp đồng, đảm bảo dân chủ trong quá trình giải
quyết tranh chấp, bảo vệ uy tín của các bên trên thương trường, bảo đảm
yếu tố bí mật trong kinh doanh, đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ
một cách có hiệu quả lợi ích hợp pháp của các bên.
Trước yêu cầu đó, mục tiêu đặt ra là tạo ra nhiều phương thức giải
quyết tranh chấp khác nhau để các nhà kinh doanh có thể thực hiện
quyền tụ1 do của mình. Đồng thời, bảo đảm các phương thức đó được


27

Thế chế kinh tế thị trường cho phép các chủ thế kinh doanh có
quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật không cấm. Xuất
phát từ quyền tự do kinh doanh, các chủ thể tự do thỏa thuận và đưa ra
các nguyên tắc xử sự, các chủ thể có những lựa chọn khác nhau cho hành
vi của mình trên co sở các quy phạm pháp luật mang tính tùy nghi, các
chủ thế có những hành vi và thỏa thuận mà pháp luật không dự liệu
những vẫn không bị xem là trái pháp luật. Đứng trước góc độ Nhà nước
thì Nhà nước được quyền chủ động đưa các tranh chấp đó ra xét xử. Tuy
nhiên, quyền tự do thỏa thuận của các chủ thế kinh doanh phù họp với
pháp luật là một quyền trong quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo
hộ. Vì vậy, các chủ thế kinh doanh có quyền lựa chọn hình thức giải
quyết các tranh chấp nhằm bảo vệ lợi ích cho mình mà không chịu sự áp
đặt ý chí của Nhà nước. Theo quy định của pháp luật, các phương thức
được sử dụng đế giải quyết tranh chấp gồm thương lượng, hòa giải, trọng
tài, tòa án.
Trong đó, thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không
cần đến vai trò của người thứ ba. Đặc điểm cơ bản của thương lượng là
các bên cùng nhau trình bày quan điểm, chính kiến, tìm các biện pháp
thích hợp và đi đến thoa thuận thống nhất. Yêu cầu của quá trình thương

lượng là: đòi hỏi các bên phải có thiện chí, hợp tác và có đầy đủ những
am hiểu cần thiết về chuyên môn. Ket quả của thương lượng là những
cam kết, thỏa thuận về những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ bế tắc hoặc
bất đồng phát sinh mà các bên thường không ý thức được trước đó.
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp một cách thân thiện
nhằm tiếp tục gìn giữ và phát triển các quan hệ kinh doanh trong một
thời gian dài vì lợi ích chung của cả hai bên. Các giao dịch thương mại
ngày càng gia tăng với tốc độ phức tạp ngày càng cao, việc các bên


×