Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thực tiễn thi hành những quy định của BLHS về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.5 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
A.

ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………..1

B.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM
1.

Khái niệm kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm …………………………………………...1

2.

Ý nghĩa của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm …………………………………………2

3. Những quy định của BLTTHS về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
3.1. Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm………………………………………2
3.2. Chủ thể của quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm………………………………....4
3.3. Căn cứ kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm……………………………………………..5
3.4. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm……………………………………………..5
3.5. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm……………………………………………6
3.6. Thông báo kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm………………………………………….6
3.7. Hậu quả kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm…………………………………………….6
3.8. Bổ sung, thay đổi và rút kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm…………………………...7
II. THỰC TIỄN THI HÀNH NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS VỀ
KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM
1. Thực tiễn thi hành những quy định của BLHS về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm


1.1. Thực tiễn thi hành những quy định của BLHS về kháng cáo phúc thẩm………………8
1.2. Thực tiễn thi hành những quy định của BLHS về kháng nghị phúc thẩm……………..12
2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
2.1. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kháng
cáo theo thủ tục phúc thẩm…………………………………………………………………13
2.2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kháng
cáo theo thủ tục phúc thẩm…………………………………………………………………14
2.3. Một số kiến nghị khác nhằm nầng cao hiệu quả của việc kháng cáo, kháng nghị phúc
thẩm…………………………………………………………………………………………15
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ…………………………………………………………..15
1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kháng cáo, kháng nghị là quyền của những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát
theo quy định của pháp luật được đề nghị tòa án cấp trên trực tiếp xét lại bản án và quyết
định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Việc nghiên cứu thực tiễn thi hành
những quy định của BLHS về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm có một vai trò hết sức quan
trọng để từ đó đề ra một số kiến nghị nâng cao hiệu quả kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.
Có thể nói đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM
1. Khái niệm kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
Kháng cáo phúc thẩm là quyền của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác theo
quy định của pháp luật được tiến hành trong thời hạn và theo thủ tục luật định, yêu cầu Tòa
án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định
sơ thẩm đó chưa có hiệu lực pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của họ hoặc của người
khác. Kháng nghị phúc thẩm là quyền và nghĩa vụ của của Viện kiểm sát nhân dân thể hiện
bằng văn bản pháp lý, được tiến hành trong thời hạn và theo thủ tục luật định, yêu cầu Tòa
án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định

chưa có hiệu lực pháp luật đó không đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp.
2.

Ý nghĩa của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là một chế định có vị trí và vai trò quan trọng

trong TTHS. Xét cả về mặt lý luận và thực tiễn, kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm không
thể thiếu được trong pháp luật TTHS Việt Nam. Nếu không quy định quyền kháng cáo,
kháng nghị phúc thẩm cho các chủ thể có quyền kháng cáo và Viện kiểm sát các cấp thì sẽ
có rất nhiều bản án, quyết định sơ thẩm thiếu căn cứ, vi phạm pháp luật được đem ra thi
hành, dẫn tới quyền và lợi ích của bị cáo và những người tham gia tố tụng bị xâm phạm.
Đồng thời, nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử không có cơ sở để thực hiện hoặc có
thực hiện được cũng không đạt được hiệu quả và mục đích của nó, pháp chế xã hội chủ

2


nghĩa khó được bảo đảm. Như vậy, kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm có ý nghĩa quan trọng
cả về mặt chính trị, pháp lý và xã hội.
3. Những quy định của BLTTHS về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
3.1. Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là những bản án, quyết định sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Nhưng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà
phát hiện sai lầm không phải là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm mà là đối
tượng của kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
3.2. Chủ thể của quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
- Chủ thể của quyền kháng cáo phúc thẩm
Chủ thể có quyền kháng cáo được quy định tại Điều 231 BLTTHS và được hướng dẫn tại
mục 1 phần I của Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2004 hướng
dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “xét xử phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng

hình sự1. Theo đó, những chủ thể sau có quyền kháng cáo trong phạm vi luật định:
+ Bị cáo,người đại diện hợp pháp của bị cáo
Theo quy định tại Điều 50 BLTTHS, bị cáo là “người đã bị Tòa án quyết định đưa ra
xét xử”. Những người thân thích của bị cáo đã thành niên như cha, mẹ, vợ, chồng, con
không được quyền kháng cáo thay cho bị cáo. Trong trường hợp bị cáo là người chưa thành
niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người đại diện hợp pháp của họ có
quyền kháng cáo. Người đại diện hợp pháp của bị cáo là người đại diện theo pháp luật. Bị
cáo, người đại diện của bị cáo có quyền kháng cáo toàn bộ hoặc một phần của bản án hoặc
quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
+ Người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại
Người bị hại và người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền kháng cáo quyết
định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm về phần hình phạt cũng như phần
bồi thường thiệt hại. Nếu như người bị hại là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về

1 Nội dung của quy định này xem tại mục 1 của Phụ lục

3


tâm thần hoặc thể chất thì người đại diện hợp pháp có quyền kháng cáo (bản thân người bị
hại vẫn có quyền kháng cáo).
+ Người bào chữa của bị cáo
Để bảo vệ quyền lợi cho bị cáo hạn chế về năng lực hành vi tố tung, luật tố tụng hình
sự của Việt Nam quy định người bào chữa có quyền kháng cáo trong trường hợp bị cáo là
người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Đây là quyền
kháng cáo độc lập không phụ thuộc vào việc bị cáo hay người đại diện hợp pháp của bị cáo
có đồng ý hay không. Trong trường hợp người bào chữa kháng cáo, bị cáo vẫn có quyền
kháng cáo. Theo quy định tại Điều 56 BLTTHS thì người bào chữa có thể là luật sư, người
đại diện hợp pháp của bị cáo, bào chữa viên nhân dân.
+ Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ

Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự chỉ tham gia vụ án hình sự để giải quyết vấn đề
dân sự phát sinh trong vụ án hình sự nên quyền kháng cáo của họ hạn chế trong phạm vi
phần bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
+Người có quyền lơi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 54 và Điều 231 BLTTHS, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo
phần bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của
họ mà không được kháng cáo các phần khác như phần hình phạt, bồi thường thiệt hại…
+ Người bảo vệ quyền lợi của đương sự
Theo quy định tại Điều 59 BLTTHS, người bảo vệ quyền lợi của đương sự là người
chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất bao gồm: luật sư, bào
chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chấp
nhận bảo vệ quyền lợi cho mình. Đây là quyền kháng cáo độc lập của người bảo vệ quyền
lợi của đương sự, không phải do đương sự ủy quyền. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự
chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo
phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà
mình bảo vệ.
-Chủ thể của quyền kháng nghị phúc thẩm
4


Điều 232 BLTTHS năm 2003 quy định: “Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát
cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm”. Viện kiểm
sát kháng nghị nhằm yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định
sơ thẩm không đảm bảo tính căn cứ, tính hợp pháp. Xuất phát từ trách nhiệm của Viện kiểm
sát cấp trên tại Điều 8 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 2, Điều 232 BLTTHS
năm 2003 không chỉ quy định cho Viện kiểm sát cùng cấp mà Viện kiểm sát cấp trên trực
tiếp cũng có quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự. Thẩm quyền quyết định việc kháng nghị
thuộc về Viện trưởng viện kiểm sát. Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, phó viện trưởng

Viện kiểm sát có quyền quyết định việc kháng nghị.
3.3. Căn cứ kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định căn cứ kháng cáo phúc thẩm.
Bị cáo, người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ thấy bản án hoặc quyết định sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật không hợp lý là họ có thể thực hiện quyền của mình. Nếu
hiện nay, BLTTHS quy định cụ thể về căn cứ kháng cáo phúc thẩm với những tiêu chí nhất
định sẽ dẫn tới khó đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, người bị hại và
những người tham gia tố tụng khác bởi lẽ họ phải đảm bảo đủ những căn cứ và điều kiện
đó, dẫn tới khả năng xâm phạm các quyền cơ bản của công dân, chế độ hai cấp xét xử khó
được thực hiện. Căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự mặc dù chưa được quy định trong
BLTTHS năm 2003 nhưng đã được quy định tại khoản 1 Điều 33 Quy chế thực hành quyền
công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự 3. Theo đó, bản án hoặc quyết định sơ thẩm
chưa có HLPL bị kháng nghị phúc thẩm khi có một trong những căn cứ sau:
+ Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm phiến diện hoặc không đầy đủ.
+ Kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình
tiết khách quan của vụ án.
+ Có vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự.
2 Nội dung của quy định này xem tại mục 2 của Phụ lục
3 Nội dung của quy định này xem tại mục 3 của Phụ lục

5


+ Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm
nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.
Điều 185 BLTTHS năm 2003 quy định rất rõ về thành phần HĐXX sơ thẩm gồm một
Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trong trường hợp vụ án mà bị cáo đưa ra xét xử về tội theo
khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì HĐXX gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Như vậy, được coi là thành phần HĐXX không đúng luật định đó là các trường hợp thành
phần HĐXX không đáp ứng đầy đủ số thành viên theo quy định trên. Các trường hợp vi

phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được quy định tại mục 4.4 Phần I của Nghị quyết số
04/2004/NĐ-HĐTP ngày 15/11/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi
hành một số quy định trong phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS năm 2003. 4
3.4. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
- Thủ tục kháng cáo phúc thẩm
Thủ tục kháng cáo được quy định tại khoản 1 Điều 233 BLTTHS: “Người kháng cáo
phải gửi đơn đến Tòa đã xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo
đang bị tạm giam, Ban giám thị trại giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng
cáo. Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc
kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy định tại Điều 95 của
Bộ luật này”.
-Thủ tục kháng nghị phúc thẩm
Khoản 2 Điều 233 BLTTHS quy định: “Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát
cấp trên trực tiếp kháng nghị bằng văn bản , có nêu rõ lý do. Kháng nghị phải được gửi
đến Tòa án đã xử sơ thẩm.”
3.5. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị là thời hạn mà pháp luật quy định cho các chủ thể
thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị.
-Thời hạn kháng cáo phúc thẩm:

4 Nội dung của quy định này xem tại mục 4 của Phụ lục

6


Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm và
kháng cáo quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật được quy định không giống nhau:
+ Trường hợp kháng cáo đối với bản án sơ thẩm:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 234 BLTTHS: “Thời hạn kháng cáo là mười lăm
ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn

kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.” Như vậy, người
tham gia tố tụng có quyền và lợi ích liên quan trong vụ án được quyền kháng cáo bản án sơ
thẩm trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc 15 ngày kể từ ngày bản án được giao
cho bị cáo, đương sự vắng mặt.
+ Trường hợp kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm: Khoản 2 Điều 239 BLTTHS
quy định: “Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị
kháng cáo trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết
định”. Trong trường hợp ngay trong ngày Tòa án tuyên án hoặc ra quyết định mà bị cáo,
đương sự có mặt tại phiên tòa có đơn kháng cáo ngay thì Tòa án cấp sơ thẩm nhận đơn
kháng cáo theo thủ tục chung.
Theo quy định tại Điều 235 BLTTHS thì việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp
nhận nếu có lý do chính đáng. Lý do chính đáng là lý do khiến người có quyền kháng cáo
không thể thực hiện được quyền của mình trong thời gian luật định như: bệnh tật, tai nạn, đi
công tác xa… Tòa án đã xử sơ thẩm xác minh lý do chính đáng của kháng cáo quá hạn đó,
Tòa án cấp phúc thẩm xét và quyết định chấp nhận đơn kháng cáo quá hạn với thành phần
hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán, Viện kiểm sát cùng cấp được thông báo để có thể tham
gia việc xét đơn kháng cáo quá hạn đó.
-Thời hạn kháng nghị phúc thẩm
Căn cứ Điều 234 BLTTHS thì thời hạn kháng nghị theo trình tự phúc thẩm của Viện
kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày
kể từ ngày tuyên án. Cách tính thời hạn kháng nghị tương tự như cách tính thời hạn kháng
cáo. Luật không quy định về kháng nghị quá hạn, trong mọi trường hợp việc vi phạm thời
hạn của cơ quan tiến hành tố tụng phải bị coi là không hợp pháp.
3.6. Thông báo kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
7


Theo quy định tại Điều 236 BLTTHS thì khi có kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải
thông báo bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết
có kháng cáo, nội dung kháng cáo, về những phần liên quan đến quyền lợi của họ trong thời

hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị. Việc thông báo là để những người
này biết được việc vụ án sẽ được xét xử phúc thẩm, qua đó họ sẽ chuẩn bị cho việc tham gia
và bảo vệ quyền lợi của mình tại phiên tòa, cung cấp thêm những chứng cứ, tài liệu mới.
Riêng đối với bị cáo, việc thông báo còn đảm bảo cho họ có điều kiện thực hiện tốt quyền
bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm. Người được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có
quyền gửi ý kiến của mình cho tòa án cấp phúc thẩm.
3.7. Hậu quả kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là cơ sở để phiên tòa phúc thẩm được mở ra và
Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ
thẩm. Do vậy, sau khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án hay quyết định sơ thẩm thì bản án,
quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật ngay. Khi thời hạn kháng cáo, kháng nghị hết mà
có đơn kháng cáo, kháng nghị thì những phần của bản án bị kháng cáo, kháng nghị chưa có
hiệu lực pháp luật nên chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
255 BLTTHS: “ Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết
định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo,
hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì
bản án hay quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị,
kháng cáo”. Khi có kháng cáo, kháng nghị, tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án cùng
với đơn kháng cáo, kháng nghị cho tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày
hết hạn kháng cáo, kháng nghị để tòa án cấp phúc thẩm chuẩn bị cho việc xét xử.
3.8. Bổ sung, thay đổi và rút kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
-Về việc bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 238 BLTTHS thì sau khi có kháng cáo, kháng nghị,
người đã kháng cáo, viện kiểm sát đã có kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo,
kháng nghị của mình trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm nhưng không được bổ
sung, thay đổi theo hướng làm xấu đi tình trạng của bị cáo. Người đã kháng cáo hoặc viện
8


kiểm sát đã kháng nghị về tội nào thì có quyền bổ sung hoặc thay đổi kháng cáo, kháng

nghị của mình về tội đó, còn đối với những tội chưa có kháng cáo, kháng nghị thì không
được bổ sung hoặc thay đổi.
-Về việc rút kháng cáo, kháng nghị:
Khoản 1 Điều 238 BLTTHS cũng quy định : “Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa
phúc thẩm… người kháng cáo và Viện kiểm sát cũng có thể rút một phần hay toàn bộ kháng
cáo, kháng nghị.” Nếu rút một phần thì Tòa án cấp phúc thẩm xét xử phần còn lại. Trường
hợp tại phiên tòa phúc thẩm, người đã có đơn kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị rút
toàn bộ kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp phúc thẩm phải đình chỉ việc xét xử phúc
thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 238 BLTTHS.
Việc bổ sung, thay đổi cũng như rút kháng cáo, kháng nghị được hướng dẫn chi tiết
tại mục 7 Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP5.
II. THỰC TIỄN THI HÀNH NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS VỀ KHÁNG CÁO,
KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM
1. Thực tiễn thi hành những quy định của BLHS về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
1.1. Thực tiễn thi hành những quy định của BLHS về kháng cáo phúc thẩm
- Những kết quả đạt được của việc thực hiện quyền kháng cáo phúc thẩm
Trong những năm gần đây (2005-2010), những người có quyền kháng cáo phúc thẩm
hình sự đã thực hiện tốt quyền kháng cáo phúc thẩm của mình với chiều hướng gia tăng cả
về số vụ án có kháng cáo phúc thẩm và số bị cáo thực hiện quyền kháng cáo phúc thẩm,
đồng thời, số lượng vụ án sơ thẩm bị kháng cáo luôn chiếm tỉ lệ cao so với số lượng vụ án
đã xét xử sơ thẩm, qua đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình 6. Bên cạnh
đó, các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án và Ban giám thị trại giam trong quá
trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình đã rất chú trọng đến việc đảm bảo quyền
kháng cáo, tạo mọi điều kiện thuận lợi và cần thiết để những người có quyền kháng cáo
thực hiện quyền kháng cáo của mình. Tòa án đảm bảo bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị
5 Nội dung của quy định này xem tại mục 5 của Phụ lục
6 Các số liệu cụ thể được trình bày tại mục 6 của Phụ lục

9



kháng cáo đúng thời hạn, thực hiện tốt việc thông báo kháng cáo đến những chủ thể có liên
quan đầy đủ và kịp thời.
-

Những vướng mắc, tồn tại trong việc thực hiện quyền kháng cáo phúc thẩm

Thứ nhất, qua thực tiễn xét xử phúc thẩm cho thấy, số lượng kháng cáo đối với một bản
án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngày càng nhiều. Những vụ án đơn giản
và ít bị cáo thì không gây nhiều ảnh hưởng, tuy nhiên khi mà tính chất vụ án phức tạp và
nhiều bị cáo và người tham gia tố tụng trong một vụ án cụ thể thì thực tế này gây ra rất
nhiều khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng. Việc thực hiện kháng cáo tràn lan và mang
tính chất cầu may dẫn đến tố tụng kéo dài vô ích và thậm chí là không có căn cứ, điều đó
thể hiện ở chỗ rất nhiều phiên tòa phúc thẩm được mở nhưng kết quả là xử y án sơ thẩm.
Thứ hai, trường hợp kháng cáo không hợp pháp vẫn còn tồn tại phổ biến. Thực tiễn
công tác xét xử, thụ lý kháng cáo cho thấy các đơn kháng cáo không hợp pháp và không
được chap nhận tập trung ở các trường hợp như: kháng cáo quá hạn mà không đưa ra được
lý do chính đáng, người kháng cáo không thuộc những trường hợp quy định tại Điều 231
BLTTHS, kháng cáo vượt quá phạm vi, giới hạn mà pháp luật cho phép, người có quyền
kháng cáo nhờ người khác ký hộ đơn kháng cáo hoặc kháng cáo gửi đúng hạn nhưng không
có chữ ký, địa chỉ hoặc kháng cáo của bị cáo đang bị tạm giam không có xác nhận của Ban
giám thị trại giam, đơn kháng cáo của người tham gia tố tụng mà tư cách tố tụng của họ bị
Tòa án đã xét xử sơ thẩm xác định sai.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế thiếu sót trên có thể kể đến:
Một là, do sự bất cập của một số quy định pháp luật hiện hành và thiếu các văn bản
hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hai là, những hạn chế nhất định về trình độ, năng lực cũng như đạo đức nghề nghiệp
của cán bộ các cơ quan có liên quan mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ thụ lý kháng cáo, cán bộ
Ban giám thị trại giam.

Ba là, tình trạng một số TAND cấp tỉnh có số lượng Thẩm phán còn thiếu so với biên
chế, số lượng Thẩm phán các Tòa phúc thẩm của TANDTC cũng chưa đáp ứng được yêu
cầu.
10


Bốn là, việc tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm về kháng cáo chưa được thực hiện một
cách thường xuyên, đặc biệt là việc rút kinh nghiệm về những trường hợp xử lý đơn kháng
cáo, những khó khăn vướng mắc trong việc thông báo, bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo…
1.2. Thực tiễn thi hành những quy định của BLHS về kháng nghị phúc thẩm
- Những kết quả đạt được trong việc thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm của Viện
kiểm sát các cấp
Thứ nhất, Viện kiểm sát các cấp đã thực hiện tốt quyền kháng nghị phúc thẩm hình
sự, đảm bảo cho việc xét xử đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân.
Thứ hai, chất lượng kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát các cấp từng
bước được nâng lên, các kháng nghị phúc thẩm nhìn chung bảo đảm hình thức theo quy
đinh, nội dung chặt chẽ, bảo đảm được các căn cứ pháp lý, dần dần đáp ứng được yêu cầu
nâng cao chất lượng trong việc hoạt động nhằm thực hiện chức năng thực hành quyền công
tố và kiểm sát hoạt động xét xử các vụ án hình sự. Đồng thời, công tác kháng nghị phcus
thẩm đã có những mặt tích cực thật sự đem lại quyền lợi chính đáng cho bị cáo và một số
người tham gia tố tụng.
Thứ ba, Viện kiểm sát các cấp đã chú trọng đến những vụ án được dư luận xã hội
đặc biệt quan tâm, nhất là các vụ án tham nhũng. Viện kiểm sát đã kháng nghị phúc thẩm
yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án nhằm đảm bảo công bằng, nghiêm minh, góp
phần xây dựng niềm tin vào Đảng và bộ máy chính quyền. Bên cạnh đó, kháng nghị phúc
thẩm của Viện kiểm sát các cấp đã khắc phục được những vi phạm thủ tục tố tụng của cấp
sơ thẩm như bỏ lọt hành vi phạm tội vủa bị cáo đã được điều tra, truy tố.
-


Những vướng mắc, tồn tại và nguyên nhân của những vướng mắc, tồn tại trong việc thực
hiện quyền kháng nghị phúc thẩm
Thứ nhất, số vụ án và số bị cáo bị Viện kiểm sát các cấp kháng nghị phúc thẩm còn
chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số các vụ án và số bị cáo đã xét xử sơ thẩm 7 .

7 Các số liệu cụ thể được trình bày tại mục 7 của Phụ lục

11


Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng vụ án đã xét xử sơ thẩm bị kháng nghị theo thr tục giám
đốc thẩm, điều này chững tỏ công tác thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm
sát các cấp vẫn còn chưa triệt để, vẫn còn những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu
lực pháp luật không đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp không bị kháng nghị phúc
thẩm và được đưa ra thi hành khi nó có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai, vẫn còn tồn tại những kháng nghị phúc thẩm chưa phù hợp với quy định
của pháp luật, nội dung của kháng nghị chưa bám sát vào các căn cứ kháng nghị phúc thẩm
được quy định trong Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.
Nhiều kháng nghị phúc thẩm vẫn chưa xác định được chính xác những vi phạm pháp luật
trong bản án hoặc quyết định sơ thẩm, chưa xác định các vi phạm trong thủ tục tố tụng,
chưa bám sát vào các căn cứ kháng nghị phúc thẩm theo khoản 1 Điều 33 Quy chế thực
hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.
Thứ ba, khi thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát các
cấp còn tồn tại tình trạng kháng nghị ban hành quá hạn, còn tồn tại nhưng sai sót về hình
thức kháng nghị.
Thứ tư, sự phối, kết hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện
quyền kháng nghị phúc thẩm còn chưa được thực hiện tốt, đặc biệt là công tác phối hợp
giữa Tòa án và Viện kiểm sát, giữa Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp với Viện kiểm sát cấp
dưới. Chính vì vậy, công tác thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm còn gặp những khó
khăn nhất định Tòa án gửi bản án cho Viện kiểm sát không đúng thời hạn luật định hoặc quá

muộn ảnh hưởng đến thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận
kháng nghị của Viện kiểm sát do quan điểm hai ngành còn chưa thống nhất…Ngoài ra, việc
kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp với Viện kiểm sát cấp dưới chưa thực
hiện một cách thường xuyên, do đó nhiều bản án sơ thẩm rõ ràng có sự vi phạm nhưng Viện
kiểm sát cấp trên trực tiếp không phát hiện được kháng nghị kịp thời. Sự phối kết hợp
không nhịp nhàng còn ảnh hưởng tới hiệu quả của bổ sung, thay đổi và rút kháng nghị phúc
thẩm đạt hiệu quả không cao.
Nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc, thiếu sót trên có thể kể đến:
12


Một là, các quy định của pháp luật về kháng nghị chưa đầy đủ, đặc biệt BLTTHS
chưa có quy định về căn cứ kháng nghị phúc thẩm.
Hai là, đội ngũ Kiểm sát viên của Viện kiểm sát các cấp ở một số tỉnh, thành phố còn
thiếu, trong khi số lượng công việc còn nhiều.
Ba là, một số bộ phận đội ngũ Kiểm sát viên của Viện kiểm sát các cấp năng lực
chuyên môn cũng như kinh nghiệm công tác còn yếu, một bộ phận Kiểm sát viên khi thực
hiện nhiệm vụ còn thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm của
mình.
Bốn là, thiếu một cơ chế hoạt động và phối hợp đồng bộ giữa Tòa án và Viện kiểm
sát, giữa Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp với Viện kiểm sát cấp dưới về các vấn đề liên quan
đến kháng nghị phúc thẩm.
2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm
2.1. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình
sự về kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm
Thứ nhất, những kiến nghị liên quan đến chủ thể có quyền kháng cáo:
Khoản 2 Điều 51 BLTTHS quy định: “Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp
của họ có quyền… kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng như
về hình phạt đối với bị cáo”. Quy định như vậy là chưa đầy đủ, không tạo điều kiện cho họ
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, làm phát sinh vướng mắc khi áp dụng. Nghị

quyết 05 hướng dẫn quy định tại Điều 231 BLTTHS như sau: “ Người bị hại, người đại
diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật) có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc
quyết định sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo hoặc theo chiều hướng làm xấu đi tình
trạng của bị cáo”. Quy định này lại là quá rộng và và không hợp lý vì nếu cho phép họ
kháng cáo toàn bộ bản án thì vô hình chung cho họ kháng cáo cả nhưng quyết định không
liên quan gì đến họ như quyết định xử lý vật chứng, quyết định về án phí…Khoản 3 Điều
249 BLTTHS quy định: “Trong trường hợp… người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Tòa án
cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn…” Theo
quy định này, có thể hiểu người bị hại được pháp luật cho phép kháng cáo cả phần tội danh
chứ không chỉ là những trường hợp đã nêu ở trên. Như vậy, để thống nhất và mang tính khái
13


quát cao hơn về phạm vi kháng cáo của người bị hại, có thể quy định tại Điều 231 như sau:
“Người bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm
cả về phần hình sự và phần bồi thường thiệt hại”. Cùng với đó thì Điều 51 cũng được sửa
đổi như sau: “Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền… kháng cáo
bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này”.
Thứ hai, những kiến nghị về việc thông báo kháng cáo:
Điều 236 quy định thông báo kháng cáo cho tất cả “người tham gia tố tụng” là không
cần thiết, chỉ cần quy định thông báo cho “bị cáo và những người tham gia tố tụng có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan” là đủ và thiết thực trong những vụ án phức tạp, có nhiều người
tham gia tố tụng.
Thứ ba, vấn đề sửa đổi quy định về bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 238 BLTTHS, “trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa
phúc thẩm, người kháng cáo có quyền… bổ sung, thay đổi kháng cáo nhưng không được
làm xấu hơn tình trạng của bị cáo, rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo”. Quy định này
chưa hợp lý, gây khó khăn cho việc thực hiện, hạn chế việc thực hiện đầy đủ quyền kháng
cáo. Như vậy, cần sửa đổi quy định này theo hướng chia làm hai trường hợp khác nhau:
trường hợp bổ sung, thay đổi trong thời gian từ khi phát sinh quyền kháng cáo cho đến hết

thời hạn kháng cáo thì người kháng cáo có quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo theo bất cứ
hướng nào mà không bị ràng buộc bởi nguyên tắc “không làm xấu đi tình trạng của bị cáo”;
trường hợp sau khi hết thời hạn kháng cáo cho đến trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm
nghị án: trong khoảng thời gian này người kháng cáo muốn bổ sung, thay đổi kháng cáo
phải tuân theo nguyên tắc “không làm xấu đi tình trạng của bị cáo” để đảm bảo quyền bào
chữa của bi cáo tại phiên tòa.
Thứ tư, những quy định về giới hạn kháng cáo theo hướng không có lợi cho bị cáo:
Giới hạn kháng cáo là vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với phạm vi xét xử phúc thẩm,
vì vậy cần phải bổ sung những quy định hay hướng dẫn cụ thể về giới hạn kháng cáo, đặc
biệt là đối với trường hợp kháng cáo theo hướng không có lợi cho bị cáo.
2.2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình
sự về kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm:
14


Thứ nhất, về đối tượng của kháng nghị phúc thẩm hình sự:
BLTTHS quy định khá rõ ràng bản án sơ thẩm là đối tượng của kháng cáo phúc
thẩm, tuy nhiên lại chưa quy định cụ thể những quyết định sơ thẩm nào là đối tượng của
kháng nghị phúc thẩm. Như vậy, cần xác định rõ những quyết định sơ thẩm nào là đối
tượng của kháng nghị phúc thẩm trong BLTTHS hay thông tư liên ngành giữa Tòa án và
Viện kiểm sát. Đồng thời, cũng phải quy định những quyết định trên Tòa án phải gửi ngay
cho Viện kiểm sát xem xét có kháng nghị phúc thẩm hay không.
Thứ hai, căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự:
Hiện nay, BLTTHS chưa quy định về căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự mà chỉ
được hướng dẫn trong Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình
sự. Để các căn cứ này có cơ sở pháp lý rõ ràng, tạo ra sự thống nhất trong áp dụng
BLTTHS, cần bổ sung một điều luật về căn cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự trong
BLTTHS. Đồng thời, cũng cần ban hành một văn bản hướng dẫn cụ thể về cách hiểu về căn
cứ kháng nghị phúc thẩm hình sự, tránh tình trạng kháng nghị tràn lan không cần thiết hoặc
bỏ sót những vi phạm mà không kháng nghị phúc thẩm.

Thứ ba, thời hạn kháng nghị phúc thẩm hình sự:
Việc quy định thời hạn giao bản án ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện quyền
kháng nghị của Viện kiểm sát và việc đảm bảo thời hạn kháng nghị phúc thẩm của Viện
kiểm sát. Do đó, để giải quyết vấn đề này có các hướng giải quyết sau: kéo dài thời hạn
kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và của Viện kiểm sát cấp trên
trực tiếp, thay đổi quy định về cách tính thời điểm bắt đầu thời hạn kháng nghị phúc thẩm,
quy định thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị là “kể từ ngày nhận được bản án” thay
vì “ kể từ ngày tuyên án”, rút ngắn thời hạn gửi bản án của Tòa án cấp sơ thẩm.
Thứ tư, về việc bổ sung, thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm:
Trong nhiều trường hợp tại phiên tòa phúc thẩm, việc bổ sung, thay đổi kháng nghị
phúc thẩm dẫn đến việc mở rộng phạm vi người liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, vì
vậy, LTTHS cần có quy định về triệu tập thêm những người kháng cáo, kháng nghị phúc
thẩm mới được bổ sung đến phiên tòa phúc thẩm.
15


2.3. Một số kiến nghị khác nhằm nầng cao hiệu quả của việc kháng cáo, kháng
nghị phúc thẩm:
Thứ nhất, cần tăng cường trách nhiệm của Tòa án, đặc biệt là Tòa án cấp sơ thẩm và
Ban giám thị trại giam trong việc đảm bảo quyền kháng cáo của bị cáo và những người
tham gia tố tụng khác.
Thứ hai, không ngừng tăng cường các hoạt động phổ biến, giải thích và tuyên truyền
pháp luật, đặc biệt là các quy định của pháp luật TTHS về tất cả các vấn đề liên quan đến
quyền kháng cáo phúc thẩm của bị cáo và một số người tham gia tố tụng trong đó bao gồm
các vấn đề quan trọng như phạm vi quyền kháng cáo, thời hạn kháng cáo, cách tính thời
điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, thủ tục kháng cáo.
Thứ ba, cần tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát các cấp trong việc thực hiện
quyền kháng nghị phúc thẩm đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Để nâng cao hiệu quả
kháng nghị phúc thẩm, Viện kiểm sát các cấp cần tập trung kháng nghị những vụ án mà bản
án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án có vi phạm pháp luật, đối với những trường hợp Tòa

án nhận định thiếu căn cứ, xét xử khác với quan điểm mà Viện kiểm sát truy tố và kết luận
tại phiên tòa thì phải kịp thời xem xét rút kinh nghiệm.
Thứ tư, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp và số
lượng Kiểm sát viên. Để làm được điều này, mỗi Kiểm sát viên phải tự mình nghiên cứu,
học hỏi các kiến thức chuyên môn, đúc rút kinh nghiệm, nắm vững hệ thống pháp luật có
liên quan, xây dựng cho mình một bản lĩnh nghề nghiệp thật vững vàng, cần tổ chức những
buổi tập huấn nghiệp vụ, tập huấn chuyên đề kháng nghị, tổng kết công tác kháng nghị.
Thứ năm, tăng cường sự phối kết hợp giữa Tòa án với Viện kiểm sát, giữa Viện kiểm
sát cấp trên trực tiếp với Viện kiểm sát cấp dưới. Việc ban hành một quy chế phối hợp giữa
hai ngành với nhau là một đòi hỏi mang tính mang tính cấp bách. Bên cạnh đó, phải xây
dựng cơ chế phối hợp tốt giữa Viện kiểm sát các cấp trong ngành nhằm phối hợp nhịp
nhàng trong việc giữ bản cáo trạng, báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm và các hồ sơ, tạo điều
kiện cho việc thực hiện quyền kháng nghị, bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phúc thẩm.
C.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
16


Từ việc làm rõ một số vấn đề lý luận về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, đặc biệt là
những quy định của BLTTHS về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, chúng ta sẽ có một
nhận thức thống nhất các quy định này, đồng thời làm cơ sở cho những đánh giá đúng thực
trạng thi hành những quy định về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm của BLTTHS trong
thực tiễn xét xử cũng nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn
đề này.
PHỤ LỤC
1. Mục 1 Nghị quyết 05/2005 quy định:
“1. Về Điều 231 của BLTTHS
Chủ thể có quyền kháng cáo và giới hạn của việc kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ
thẩm được xác định như sau:

1.1. Bị cáo, người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật) của bị cáo là người chưa
thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo toàn bộ bản
án hoặc quyết định sơ thẩm.
1.2. Người bào chữa cho bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm
thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích cho bị cáo.
1.3. Người bị hại, người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật) của người bị hại trong
trường hợp người bị hại chết hoặc trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên,
người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc
quyết định sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo hoặc theo hướng làm xấu hơn tình trạng
của bị cáo. Trong trường hợp người bị hại chỉ kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ
thẩm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại, thì họ có thể uỷ quyền cho người khác.
Người được uỷ quyền có các quyền và nghĩa vụ như người đại diện hợp pháp của nguyên
đơn dân sự.
1.4. Trong trường hợp người bị hại chết mà có từ hai người trở lên đều là người đại diện hợp
pháp của người bị hại (ví dụ cha, mẹ, vợ và con thành niên của người bị hại) thì phân biệt như
sau:
17


a) Trường hợp trong quá trình điều tra, truy tố hoặc tại phiên toà sơ thẩm những người này đã
đồng ý cử một người trong số họ thay mặt họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện
hợp pháp của người bị hại (sự đồng ý này có thể được thể hiện trong văn bản riêng hoặc
trong lời khai của họ), thì sau khi xét xử sơ thẩm những người này vẫn có quyền kháng cáo
toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Việc kháng cáo có thể do từng người thực hiện
hoặc có thể cử một người trong số họ thay mặt họ thực hiện.
b) Trường hợp trong quá trình điều tra, truy tố hoặc tại phiên toà sơ thẩm những người này
chưa cử ai trong số họ thay mặt họ làm người đại diện hợp pháp của người bị hại, mà người
đại diện hợp pháp của người bị hại chỉ do một hoặc một số người trong số họ tự nhận, nếu
sau khi xét xử sơ thẩm có người trong số những người chưa cử người đại diện có đơn với
nội dung khiếu nại bản án sơ thẩm hoặc xin xét xử phúc thẩm vụ án thì xử lý như sau:

b.1) Nếu nội dung đơn của họ phù hợp với nội dung kháng cáo của người đại diện hợp pháp
đã tham gia tố tụng, thì Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận để xét xử phúc thẩm theo thủ tục
chung;
b.2) Nếu nội dung đơn của họ không phù hợp với nội dung kháng cáo của người đại diện
hợp pháp đã tham gia tố tụng hoặc người đại diện hợp pháp đã tham gia tố tụng không
kháng cáo và trong vụ án còn có những người tham gia tố tụng khác kháng cáo, Viện kiểm
sát kháng nghị, thì khi xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định
sơ thẩm về phần có liên quan mà họ có khiếu nại hoặc xin xét xử phúc thẩm vụ án để điều
tra lại hoặc xét xử sơ thẩm lại do vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng (chưa đưa họ vào
tham gia tố tụng khi quyền, lợi ích của họ xung đột với quyền, lợi ích của người đại diện hợp
pháp đã tham gia tố tụng);
b.3) Nếu trong vụ án không có ai kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị, thì đơn của
họ được coi là đơn khiếu nại đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Trong trường hợp này
bản án hoặc quyết định sơ thẩm sẽ được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm.

18


1.5. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo
pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền) có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ
thẩm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
1.6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ
(đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền) có quyền kháng cáo phần bản án hoặc
quyết định sơ thẩm có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
1.7. Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm
thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan
đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
1.8. Người được Toà án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do của bản án
sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội.
Ví dụ: Nguyễn Văn A không thực hiện hành vi trái pháp luật, song Toà án cấp sơ thẩm lại

nhận định Nguyễn Văn A có thực hiện hành vi trái pháp luật, nhưng chưa đến mức cấu thành
tội phạm (hoặc không cần truy cứu trách nhiệm hình sự). Trong trường hợp này Nguyễn Văn
A có quyền kháng cáo yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm sửa lại phần nhận định của bản án sơ
thẩm cho đúng với sự thật khách quan của vụ án.”
2. Điều 8 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định:
“Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp
trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân
sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, khắc phục kịp
thời những và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới. Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có quyền rút đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định
không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới…”

19


3.

Khoản 1 Điều 33 Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình
sự quy định:
“Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm khi có một trong các căn cứ sau:
a.
b.

Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm phiến diện, không đầy đủ;
Kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các

tình tiết khách quan của vụ án;

c. Có vi phạm nghiem trọng trong việc áp dụng BLHS;
d. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật đinhk hoặc có vi phạm
nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.”
4. Mục 4.4 Phần I của Nghị quyết số 04/2004/NĐ-HĐTP ngày 15/11/2004 của Hội
đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba
“Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS năm 2003 quy định:
“Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là trường hợp BLTTHS quy định bắt buộc
phải tiến hành hoặc tiến hành theo thủ tục đó, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng bỏ qua hoặc thực hiện không đúng xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của
bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan đến vụ án hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện.
Ví dụ: Trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 57 của BLTTHS mà
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án không yêu cầu Đoàn luật sư phân công văn
phòng luật sư cử người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đề nghị Ủy ban nhân Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ
chức mình là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (trừ trường hợp bị can, bị cáo hoặc
người đại diện hợp pháp của họ đã mời người bào chữa hoặc đều từ chối người bào chữa).
5. Mục 7 Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP quy định:
“7. Về

Điều 238 của BLTTHS
20


7.1. Về việc bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị cần phân biệt như sau:
a) Trong trường hợp vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị quy định tại Điều 234 của
BLTTHS, thì người kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi nội
dung kháng cáo, kháng nghị đối với phần hoặc toàn bộ bản án mà mình có quyền kháng
cáo, kháng nghị theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo.
Trong trường hợp người kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo,

kháng nghị nhưng sau đó có kháng cáo, kháng nghị lại mà vẫn còn trong thời hạn kháng
cáo, kháng nghị, thì vẫn được chấp nhận để xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung.
b) Trong trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 234 của
BLTTHS, thì trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo, Viện kiểm
sát đã kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị, nhưng không
được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.
7.2. Về việc rút kháng cáo, kháng nghị
a) Trong trường hợp người kháng cáo và Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị
trước khi bắt đầu hoặc tại phiên toà (trong vụ án không còn có kháng cáo và kháng nghị),
thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ. Trước khi mở phiên toà việc ra quyết định
đình chỉ xét xử phúc thẩm do Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà thực hiện, còn
tại phiên toà do Hội đồng xét xử thực hiện. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày
Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
b) Trong trường hợp người kháng cáo rút một phần trong kháng cáo của mình hoặc có nhiều
người kháng cáo, nhưng có người rút kháng cáo, có người không rút kháng cáo, Viện kiểm
sát rút một phần kháng nghị trong kháng nghị của mình, thì cần phân biệt như sau:
b.1) Trường hợp rút trước khi mở phiên toà, thì việc rút kháng cáo, kháng nghị đó phải
được làm thành văn bản. Trường hợp người kháng cáo trực tiếp đến Toà án rút kháng cáo,
thì Toà án cấp phúc thẩm yêu cầu người kháng cáo phải làm thành văn bản hoặc phải lập
biên bản về việc rút kháng cáo theo quy định tại Điều 95 của BLTTHS. Văn bản rút kháng
cáo, kháng nghị và biên bản về việc rút kháng cáo phải được lưu vào hồ sơ vụ án. Phần
21


kháng cáo, kháng nghị đã bị rút được coi như không có kháng cáo, kháng nghị. Toà án cấp
phúc thẩm thông báo bằng văn bản về việc rút kháng cáo, kháng nghị đó theo quy định tại
khoản 1 Điều 236 của BLTTHS và hướng dẫn tại tiểu mục 6.1 mục 6 Phần I của Nghị quyết
này, đồng thời tiến hành các công việc do BLTTHS quy định để mở phiên toà xét xử phúc
thẩm vụ án đối với phần kháng cáo, kháng nghị còn lại theo thủ tục chung.
b.2) Trường hợp rút tại phiên toà, thì việc rút kháng cáo, kháng nghị đó phải được ghi vào

biên bản phiên toà. Toà án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung
đối với phần kháng cáo, kháng nghị còn lại.
b.3) Khi xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm có quyền xem xét
đối với các phần có kháng cáo, kháng nghị đã bị rút mà không có liên quan đến phần kháng
cáo, kháng nghị còn lại theo quy định tại Điều 241 và khoản 2 Điều 249 của BLTTHS. Nếu
Toà án cấp phúc thẩm không xem xét các phần có kháng cáo, kháng nghị đã bị rút, thì những
phần của bản án hoặc quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng
cáo, kháng nghị.”

6.Theo số liệu thống kê của Vụ thống kê tổng hợp -TANDTC từ năm 2005 đến năm 2010
trên phạm vi cả nước đã xét xử sơ thẩm 311.757 vụ với 549.538 bị cáo. Số vụ án của Tòa án
cấp sơ thẩm được bị cáo và cả những người tham gia tố tụng khác thực hiện quyền kháng
cáo của mình là 62.116 vụ, đạt 18.72% (tỷ lệ số vụ án có kháng cáo phúc thẩm trên tổng số
vụ án đã xét xử sơ thẩm) với 100.422 bị cáo, đạt 18.27% (tỷ lệ số bị cáo thực hiện quyền
kháng cáo thực hiện quyền kháng cáo phúc thẩm hình sự trên tổng số bị cáo đã bị xét xử sơ
thẩm).
7. Theo số liệu của Vụ thống kê tổng hợp - TANDTC từ năm 2005 đến năm 2010, trên
phạm vi cả nước Viện kiểm sát các cấp đã thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm 4.001 vụ
án với 7.335 bị cáo, đạt các tỷ lệ số vụ án và số bị cáo số bị cáo đã xét xử sơ thẩm tương
ứng là 1,21% và 1,33%.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
22


1.

Bộ luật tố tụng hình sự của nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003.
2.
Ngh quyt ca Hi ng Thm phỏn Tũa ỏn nhõn dõn ti cao s 05/2005/NQHTP ngy 05 thỏng 11 nm 2004 hng dn thi hnh mt s quy nh trong phn


th t ô xột x phỳc thm ằ ca B lut T tng hỡnh s.
3. Trng i hc Lut H Ni, Giỏo trỡnh lut t tng hỡnh s Vit Nam, Nxb. CAND,
H Ni, 2007, 2008.
4. Khoa lut - i hc Quc gia H Ni, Giỏo trỡnh lut t tng hỡnh s Vit Nam, Nxb.
5.

i hc quc gia H Ni, 2001.
Nguyn Th Thanh Tỳ, Khỏng ngh phỳc thm hỡnh s ca Vin kim sỏt nhõn dõn

trong quỏ trỡnh gii quyt v ỏn hỡnh s, Lun vn thc s lut hc, nm 2007.
6. Ngụ Thanh Xuyờn, Khỏng cỏo, khỏng ngh trong phỳc thm hỡnh s, Lun vn
tin s lut hc, nm 2011.
7. Trn Th Hoi Phng, Khỏng cỏo theo th tc phỳc thm trong t tng hỡnh s Vit
Nam, Khúa lun tt nghip, nm 2011.
8. H c Anh, Xỏc nh cỏc quyt nh s thm l i tng ca khỏng ngh phỳc
thm hỡnh s v mt s kin ngh nõng cao cht lng khỏng ngh, Tp chớ Kim sỏt
s 8 (4/2008).

23



×