Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Hiệu quả kinh tế đất trong sản xuất nông nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.99 KB, 29 trang )

Đề tài: Hiệu quả kinh tế đất trong sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam
I. Mở đầu:
1. Tính cấp thiết :
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất trong lịch
sử phát triển của nhân loại. Từ bao đời nay nông nghiệp là ngành sản xuất
quan trọng trong nền kinh tế nhằm đảm bảo nhu cầu cuộc sống của con người.
Hiện nay mặc dù con người đã đạt được trình độ phát triển cao về khoa
học kỹ thuật và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học cũng như nhiều lĩnh
vực sản xuất khác nhưng nhiều nước trên thế giới vẫn còn sống dựa vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Việc phát triển nông nghiệp và những
vấn đề liên quan đến nông nghiệp như: Đất đai, giống, vật tư phân bón là
những đề tài được đông đảo các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở nước
ta quan tâm đặc biệt.
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Trong quá trình phát triển xã hội, gắn liền với các hoạt động mở rộng sản xuất
công nghiệp, dịch vụ đất đai không chỉ sử dụng vào trồng trọt, chăn nuôi mà
còn sử dụng ngày càng nhiều để phát triển các ngành nghề khác. Điều đó có
nghĩa là trong quá trình phát triển kinh tế gắn liền với việc chuyển dịch đất
đai trong nông nghiệp sang các ngành khác, phản ánh quy luật tất yếu của chủ
trương giảm diện tích đất trong sản xuất nông nghiệp. Điều này phản ánh sự
tiến bộ của xã hội, song đó lại là mối đe dọa cho cuộc sống loài người trong
việc sản xuất ra lương thực, thực phẩm nhằm đảm bảo cho nhu cầu lương
thực ngày càng tăng. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và không


thể tái tạo được nhưng nếu biết sử dụng hợp lí thì giá trị của nó sẽ được tăng
thêm và mang lại lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy việc
sử dụng và khai thác đất đai hợp lí, tiết kiệm không những có ý nghĩa về mặt
kinh tế, chính trị xã hội mà còn góp phần tạo tiền đề để nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực khác.


Việt Nam là một nước “Trọng nông” lấy nông nghiệp làm ngành sản
xuất chủ yếu, hàng năm tỉ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp vào tổng sản
phẩm xã hội là khá cao và có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy ruộng đất đóng vai
trò hết sức quan trọng, là vấn đề cốt lõi trong mối quan hệ kinh tế. Việt Nam
vốn là một nước đông dân, bình quân diện tích tự nhiên đầu người chỉ có
4450 m2. Vì vậy việc sử dụng đất đai tiết kiệm có hiệu quả không chỉ có ý
nghĩa về mặt kinh tế mà còn đảm bảo về mục tiêu chính trị, xã hội.
Ngày nay trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển và đổi mới,
mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế đã có những tác động tích cực và
không ít những cơ hội, thách thức liên quan đến mối quan hệ đất đai. Bên
cạnh đó vấn đề bùng nổ dân số, công tác quản lí sử dụng đất còn nhiều lỏng
lẻo, bất cập, công tác qui hoạch chậm, lỗi thời không phù hợp với tình hình
thực tế hiện nay đã tạo ra sức ép nặng nề đối với đất đai nói chung và đất
nông nghiệp nói riêng.
Hơn nữa trong những năm gần đây quan điểm phát triển nông nghiệp
bền vững được xác định lại và được định hướng cùng những ứng dụng quan
trọng về khoa học kỹ thuật tiến tiến trong sản xuất nông nghiệp của thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng, chính vì vậy mà việc điều tra đánh giá hiệu
quả kinh tế đất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam là một công việc hết
sức quan trọng và cần thiết để từ đó có cơ sở khoa học nhằm chỉnh lý bổ
sung xây dựng các phương án quy hoạch cũng như việc tổ chức sắp xếp lại
phương thức sản xuất, mở ra phương hướng và triển vọng lâu dài, đồng thời


sử dụng đúng đắn và bền vững tài nguyên đất đai.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng
đến đất nông nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất.
- Điều tra, phân tích, đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội tác

động đến tình hình sử dụng đất.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất.
- Đánh giá hiện trạng các loại hình sử dụng đất.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế đất trong sản xuất nông nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp: từ các báo cáo, luận
văn, sách báo và trên Internet
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp thống kê mô tả, so sánh
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

II.Nội dung nghiên cứu:
1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một loại hình nào đó người dân
đánh giá chúng trên ba khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu
quả môi trường.
1.1. Đánh giá về hiệu quả kinh tế đất.


Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu mô tả mối quan hệ giữa
lợi ích mà người sử dụng đất nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích
đó. Trong một nền sản xuất thì hiệu quả kinh tế là một động lực thúc đẩy sản
xuất phát triển.
Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất canh tác của
các nông hộ được điều tra chúng chúng tôi sử dụng một số chỉ tiêu đó là:
- Năng suất cây trồng: Năng suất cây trồng là lượng sản phẩm của cây
trồng đó tính trên một ha trong một vụ hay một năm. Chỉ tiêu này phản ánh
trình độ sản xuất của địa phương hay toàn ngành.

Tổng sản lượng cây trồng i
Năng suất cây trồng i =
Tổng diện tích gieo trồng cây trồng i
- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được
tạo ra trong nông nghiệp qua 1 thời gian nhất định, thường là một năm.
GO = ∑ Qi*Pi
Trong đó:

Qi: Khối lượng sản phẩm loại i
Pi: Đơn vị giá sản phẩm loại i

- Chi phí trung gian (IC): Bao gồm chi phí vật chất và dịch vụ phục vụ
cho sản xuất.
IC = Chi phí vật chất trực tiếp + Chi phí dịch vụ thuê ngoài
- Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau
khi trừ đi chi phí trung gian. Đó là một bộ phần mới do lao động sản xuất tạo ra
và khấu hao tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
VA = GO - IC
- Tỷ suất VA/IC: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu
được bao nhiêu đồng chi phí tăng thêm.
- Tỷ suất GO/IC: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ
ra sẽ thu được bao nhiêu đồng chi phí sản xuất.


- Tỷ suất VA/LĐ: chỉ tiêu này cho biết một ngày công lao động tạo ra
bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
- Hệ số sử dụng ruộng đất: Hệ số sử dụng ruộng đất là tỷ số giữa diện
tích gieo trồng với diện tích canh tác hàng năm ở đơn vị nghiên cứu. Chỉ tiêu
này phản ánh trình độ sử dụng đất canh tác hay cho biết mức quay vòng đất
canh tác trong một năm được tính như sau:

Tổng diện tích gieo trồng trong năm
Hệ số sử dụng đất =
Tổng diện tích canh tác
- Tỷ lệ sử dụng đất: Tỷ lệ sử dụng đất là tỷ số giữa diện tích đất đã
được sử dụng với tổng diện tích đất đai ở vùng nghiên cứu. Chỉ tiêu này phản
ánh mức độ sử dụng đất và được tính bằng công thức sau:
Σ Diện tích đất tự nhiên - Diện tích đất chưa sử dụng
Tỷ lệ sử dụng đất đai (lần ) =
Σ Diện tích đất đai
1.2. Đánh giá về hiệu quả xã hội.
Để đánh giá hiệu quả xã hội cho một loại hình sử dụng đất nào đó
người dân thường xét đến chỉ tiêu là loại hình đó giải quyết được bao nhiêu
lao động/ha/năm, khả năng bố trí lao động, mức độ đáp ứng vấn đề an sinh xã
hội, khả năng thu hút và sử dụng nguồn vật chất tại chỗ.
1.3. Đánh giá hiệu quả môi trường.
Trong quá trình sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng thì con người
đã tác động một cách không hợp lý vào đất gây ảnh hưởng không nhỏ đến
môi trường.
Để đánh giá chính xác về mặt môi trường người dân thường sử dụng
công thức tính như sau:
DT đất LN có rừng + đất cây lâu năm


Độ che phủ (%) =

x 100%
Σ Diện tích đất đai

2 .Các nghiên cứu về đánh giá đất ở Việt Nam.
* Đánh giá đất tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, các tác giả

Trịnh Văn Chiến và Đỗ Ánh cho biết:
- Ở huyện Yên Định có 4 nhóm và 10 loại đất chính, trong đó nhóm đất
phù sa chiếm diện tích lớn nhất (83,23%) tiếp đến là đất xám (7,87%) và đất
tầng mỏng (6,68%), thấp nhất là đất đỏ vàng (2,02%).
- Bản đồ đơn vị đất đai của huyện Yên Định tỷ lệ 1/25.000 có 37 đơn vị
đất đai. Chất lượng khá phức tạp và không đồng đều. Các nhóm đất xám và
đất đỏ vàng phân hóa tính chất đất phức tạp hơn nhóm đất phù sa. Trong 37
đơn vị đất đai có 32 đơn vị thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với diện tích là
12.861 ha và 5 đơn vị thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp là 1.112 ha.
* Tác giả Phạm Quang Khánh, năm 2003 khi tiến hành nghiên cứu
đánh giá đất ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã rút ra kết luận như sau:
- Trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 có 9 nhóm đất và 32 đơn vị bản đồ đất.
Trong đó nhóm đất đỏ có 81.621 ha (41,31%), nhóm đất xám có 28.689 ha
(14,52%), nhóm đất cát có 20.480 ha (19,37%), nhóm đất phèn có 17.962 ha
(9,09%), nhóm đất dốc tụ có 12.287 ha (6,22%), nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá
có 8.572 ha (4,34%), nhóm đất đen có 8.321 ha (4,21%), nhóm đất phù sa có
7.582 ha (3,84%) và nhóm đất mặn chỉ có 1.069 ha (0,54%).
- Kết quả xây dựng bản đồ đất đai tỷ lệ 1/50.000 trên cơ sở chồng ghép
05 lớp thông tin về đặc trưng thổ nhưỡng, địa hình, độ đày tầng đất, khả năng
tưới, lượng mưa và vị trí cho thấy toàn tỉnh có 64 đơn vị đất đai. Các đơn vị
đất đai này là cơ sở cho các tính toán trong quy hoạch sử dụng tài nguyên đất.


* Tác giả Lê Quang Trí, Văn Phạm Đăng Trí, đã phân lập được 85 đơn
vị bản đồ đất đai để đánh giá khả năng thích nghi cho 06 kiểu sử dụng đất đai
có triển vọng trên địa bàn xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
và trên cơ sở đánh giá thích nghi 4 vùng thích nghi đã được phân lập.
Qua thông tin thu thập được từ 3 cấp: Tỉnh, chính quyền địa phương và
nông dân đã xác định được 4 tiêu chuẩn đánh giá là: An toàn lương thực, lợi
nhuận, hiệu quả xã hội và môi trường bền vững. Khi các tiêu chuẩn đánh giá

được xác định với mức độ quan trọng như nhau thì cơ cấu 2 vụ lúa – 1 vụ
màu và chuyên canh cây ăn trái đặc sản là 2 cơ cấu được đánh giá cao nhất.
Tuy nhiên, khi các tiêu chuẩn được gán thứ tự ưu tiên, trong đó nhìn chung
tiêu chuẩn an toàn lương thực và tiêu chuẩn môi trường bền vững là kém quan
trọng nhất thì cơ cấu 3 vụ lúa lại được đánh giá cao hơn cơ cấu 2 vụ lúa – 1
vụ màu trong khi cơ cấu chuyên canh cây ăn trái đặc sản vẫn giữ được vị trí
ưu tiên hàng đầu của nó.
* Tiến hành phân hạng mức độ thích hợp đất đai tỉnh Quảng Trị tác giả
Nguyễn Văn Toàn, đã rút ra một số kết luận như sau:
Trong số 26.621 ha đang canh tác lúa của tỉnh Quảng Trị có 12.448 ha rất
thích hợp, chiếm 47%; thích hợp có 7.927,6 ha, chiếm 29,8% và đất ít thích
hợp có 6.205,8 ha chiếm 23,2%, trong số này có 1.747 ha đất chuyên lúa,
còn lại là đất đang trồng màu, đây là diện tích đất có vấn đề trầm trọng cần
được chuyển đổi.
* Kết quả nghiên cứu về đánh giá đất của Đỗ Nguyên Hải và cộng sự,
2006 cho thấy:
Trên diện tích 8.305,67 ha đất canh tác nông nghiệp trồng cây hàng
năm của huyện Phổ Yên đã xác định được 36 LMU với 503 khoanh đất. Các
kiểu sử dụng đất: lúa xuân - lúa màu - khoai tây; lúa xuân - lúa màu - rau;
lạc xuân - lúa màu - khoai tây; lạc xuân - đậu tương Hè Thu - rau; đậu tương
xuân - lúa mùa - rau là những kiểu sử dụng đất có triển vọng cho sử dụng


đất bèn vững trong vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết được
việc làm ở nông thôn.
* Kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Thị Gương và cộng sự, năm 2001
ở tỉnh Cà Mau cho thấy:
- Đất đai Cà Mau đa dạng và có khả năng thích nghi cho nhiều mô
hình sử dụng đất đai khác nhau. Có 09 kiểu sử dụng đất đai đã được lựa chọn
trong đó bao gồm cả lúa – nuôi trồng thủy sản và rừng.

- Diện tích có khả năng trồng lúa cao sản cho năng suất cao khoảng
109.161,4 ha (vùng I) chủ yếu tập trung ở các vùng đất cao không phèn có
khả năng thâm canh cao, có khả năng ngăn mặn triệt để và có khả năng thích
nghi với nhiều mô hình thuộc các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Trần Văn Thời,
U Minh và Thới Bình.
- Mô hình rừng Tràm kết hợp với nuôi Cá là thích hợp nhất cho các
vùng chung quanh quanh rừng U Minh và các vùng phèn nặng khác, đồng
thời cũng đáp ứng mục tiêu bảo vệ và khôi phục rừng Tràm. Diện tích đề xuất
cho khu vực này khoảng 21.000 ha bao gồm rừng Tràm đang có và một số
lâm trường đang trồng Tràm.
- Diện tích có khả năng thích nghi và đề xuất chuyển đổi sang mô hình
có kinh tế và phù hợp với điều kiện tự nhiên là mô hình Lúa – Tôm chiếm
diện tích khoảng 236.773 ha phân bố ở các vùng canh tác Lúa gặp khó khăn
như thấp trũng, đất phèn, khả năng ngập sâu cao.
- Mô hình chuyên Tôm (vùng V) có khả năng mở rộng hơn so với
diện tích đề xuất (13.885 ha), đặc biệt là từ vùng đất đề xuất Lúa – Tôm.
Diện tích mô hình Tôm - Rừng và Rừng phòng hộ thì được đề xuất là
124.125 ha (thuộc vùng VI).
* Kết quả nghiên cứu ở Huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên của các tác giả
Đào Thổ Chu, Nguyễn Ích Lân, cho thấy:


Tổng diện tích 5172,33 ha đất canh tác có 19 đơn vị đất đai với 5 loại
hình sử dụng đất thích hợp. Mức độ thích nghi hiện tại như sau: Mức độ
thích hợp cao (S1) có ở 3 loại hình sử dụng đất (LUT) LUT1, LUT2, LUT3
diện tích 1578,03 ha, chiếm 30,51% diện tích đất canh tác. Mức độ thích
hợp trung bình (S2) có ở LUT2 và LUT3 với diện tích là 1863,96 ha chiếm
36,04% diện tích đất canh tác. Mức độ ít thích hợp (S3) có ở nhiều LUT
nhất đồng thời cũng nhiều đơn vị đất đai nhất với diện tích là 1730,34 ha,
chiếm 33,45% diện tích đất canh tác.

Trong tương lai trên cơ sở đầu tư cải tạo hệ thống kênh mương tưới tiêu
nước, kết hợp sử dụng đất và cải tạo đất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật…
thì loại đất kém thích hợp hiện tại (S3) sẽ không còn, chỉ còn mức độ thích
hợp cao và thích hợp trung bình. Mức độ thích hợp cao (S1) là 2619,04 ha,
chiếm 50,64% diện tích đất canh tác, tăng 1.042,01 ha và tăng 65,97% so với
hiện tại. Mức độ thích hợp trung bình (S2) là 2533,29 ha chiếm 49,36% diện
tích đất canh tác, tăng 689,33 ha và tăng 36,98% so với hiện tại. Hệ số sử
dụng đất hiện tại từ 2,58 lần lên 2,94 lần vào năm 2010, tăng 0,36 lần.
* Áp dụng quy trình đánh giá đất của FAO, Lê Quang Trí và Văn Phạm
Đăng Trí, năm 2005 đã phân lập ra 24 đơn vị bản đồ đất đai để đánh giá khả
năng thích nghi cho 6 kiểu sử dụng đất có triển vọng và đã phân ra được 3
vùng thích nghi cho xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Trong đó
vùng 1 thích nghi được 6 kiểu sử dụng đất đai, vùng 2 thích nghi 4 kiểu sử
dụng đất đai (LUT1, LUT2, LUT4, LUT5). Riêng vùng 3 thích nghi cho các
cơ cấu 3 vụ hoặc chuyên canh cây ăn trái khi có đê bao.
* Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Bài, Nguyễn Thị Vọng,
cho thấy:
Hiệp Hòa là một huyện trung du nằm ở phía Tây nam tỉnh Bắc Giang.
Hiện tại việc sử dụng đất nông nghiệp chưa thật hợp lý và chưa hiệu quả, sản
xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa hình thành vùng chuyên canh để sản xuất


hàng hóa có chất lượng cao. Hiện tại Hiệp Hòa có 6 loại hình sử dụng đất: đất
3 vụ, đất 2 vụ lúa, 1 vụ lúa, chuyên màu, lúa - cá và cây ăn quả. Mức độ thích
hợp đất đai hiện tại đối với các loại hình sử dụng đất còn chiếm tỷ lệ thấp, yếu
tố hạn chế chủ yếu là việc bố trí các loại cây trồng phù hợp trên mỗi chân đất,
mỗi vùng đất, hệ thống thủy lợi và tập quán canh tác của người dân địa
phương. Kết quả lựa chọn các loại hình sử dụng đất theo các vùng địa hình:
vùng gò đồi tập trung phát triển các loại cây ăn quả như vải, nhãn, hồng, na
dai; vùng đất bằng (đất ruộng) chọn loại hình sử dụng đất 3 vụ (dưa hấu xuân

- lúa màu - khoai tây, lúa xuân - lúa màu - dưa hấu đông, ngô xuân - đậu
tương hè - rau vụ đông, lúa xuân - lúa màu - khoai tây) và loại hình sử dụng
đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày (ngô, đậu tương, lạc, cà chua);
vùng đất trũng ngập nước chọn loại hình sử dụng đất lúa - cá.
* Trần An Phong và cộng sự, khi tiến hành đánh giá đất ở huyện Cư Jút
đã rút ra kết luận như sau:
Huyện Cư Jút có diện tích tự nhiên là 71.889 ha. Diện tích lớn nhất
trong tài nguyên đất là đất xám trên đá sa thạch (Haplic Acrisols) 25.345 ha
chiếm 35,3%. Đất tự nhiên, đất đỏ và nâu vàng trên đá bazan 11.700 ha chiếm
16,1% diện tích đất tự nhiên. Đất đen và nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt bazan
6.200 ha chiếm 9,10% diện tích đất tự nhiên.
Bản đồ các đơn vị đất đai được xây dựng trên 15 tính chất đất đai từ
việc chồng ghép các bản đồ như bản đồ đất, phân vùng khí hậu. Kết quả có 31
đơn vị đất đai (ĐVĐĐ), vùng đất xám trên phiến sét có 9 ĐVĐĐ, vùng đất
nâu đỏ trên đá bazan có 6 ĐVĐĐ, vùng đất nâu vàng có 1 ĐVĐĐ, vùng đất
đen có 4 ĐVĐĐ, vùng đất bọt bazan có 4 ĐVĐĐ, đất xám then cát có 3
ĐVĐĐ và đất dốc tụ có 3 ĐVĐĐ.
* Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ích Tân, Hà Anh Tuấn khi nghiên
cứu ở huyện Võ Nhai, cho thấy:


Võ Nhai có diện tích đất chưa sử dụng lớn với diện tích 22.541,78 ha chiếm
26,27% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất
nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế xã hội còn ít so với tiềm năng.
Dựa vào các chỉ tiêu phân cấp: loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới, độ
dày tầng đất, chế độ nước để đánh giá thích hợp đất đai theo quan điểm sinh
thái và phát triển lâu dài đã xác định được 17.225,29 ha, chiếm 76,42% diện
tích đất chưa sử dụng có khả năng sử dụng đưa vào định hướng cho sản xuất
nông lâm nghiệp.
Lựa chọn được 5 loại hình sử dụng đất thích hợp cho đất chưa sử dụng

có khả năng sử dụng đưa vào định hướng sản xuất nông lâm nghiệp. Loại
hình sử dụng đất thích hợp: trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày
1.292,26 ha chiếm 7,56%; cây công nghiệp lâu năm là 2.761,08 ha chiếm
16,03%; cây ăn quả là 2.617,99 ha chiếm 15,20%; cây lâm nghiệp là
10.540,26 ha chiếm 61,19%; nuôi trồng thủy sản là 13,7 ha chiếm 0,08%.
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam.
3.1.Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam.
Diện tích Việt Nam là 33.168.855 ha, đứng thứ 59 trong hơn 200 nước
trên thế giới.
Đất bằng ở Việt Nam có khoảng >7 triệu ha, đất dốc >25 triệu ha.
>50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích đất đồi núi là đất có vấn
đề, đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu ha, đất
trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất dốc trên 25 độ gần 12,4
triệu ha.
Bình quân đất tự nhiên theo đầu người là 0,4 ha. Theo mục đích sử
dụng năm 2000, đất nông nghiệp 9,35 triệu ha, lâm nghiệp 11,58 triệu ha, đất
chưa sử dụng 10 triệu ha (30,45%), chuyên dùng 1,5 triệu ha. Đất tiềm năng
nông nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu ha. Bình quân đất tự nhiên ở Việt Nam


là 0,6 ha/người. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp và giảm rất
nhanh theo thời gian, năm 1940 có 0,2 ha, năm 1995 là 0,095 ha. Đây là một
hạn chế rất lớn cho phát triển. Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất ở
Việt Nam chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá thấp, hiệu quả dùng đất
thấp, chỉ đạt 1,6vụ/năm, năng suất cây trồng thấp, riêng năng suất lúa, cà phê
và ngô đã đạt mức trung bình thế giới.
3.2 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của Vệt Nam
Với lợi thế là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp nên Việt Nam
cũng mang những đặc điểm của vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh.
Bảng 1: Các loại hình sử dụng đất chính

Diện tích ( ha )

Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp

9345346

100

Đất trồng cây hàng năm

6129518

65.59

Đất trồng lúa

4267849

45.67

Đất nương rẫy

644443

6.9

Đất trồng cây hàng năm


1217226

13.02

khác
Đất vườn tạp

628464

6.72

Đất trồng cây lâu năm

2181943

23.34

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

37575

0.41

Đất có mặt nước nuôi trồng thủy

367846

3.94

sản

Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế phát triển theo hướng sản
xuất hàng hoá, thì việc nhân rộng các kiểu sử dụng đất như trên là cần thiết


nhưng vẫn chưa đủ, cần phải đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất với nhiều
chủng loại cây trồng khác nhau để tạo thị trường nông sản đa dạng. Theo đó
vấn đề tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm, sử dụng đất không làm ảnh
hưởng đến môi trường là vấn đề cốt lõi để các kiểu sử dụng đất trên được bền
vững.
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt kinh tế
Trong những năm vừa qua, tỷ trọng ngành nông nghiệp đóng góp trong
GDP có xu hướng giảm dần, từ 70 % năm 2006 xuống còn 65 % năm
2008. Nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp lại có xu hướng tăng lên
về quy mô lẫn giá trị.
3.4 Hiệu quả kinh tế của 1 số cây trồng
Những năm qua mặc dù tình hình khó khăn nhưng năng suất của
câytrồng luôn đạt mức khả quan. Nhìn chung năng suất của các loại cây
không giảm mà có sự ổn định qua các năm. Điều này được thể hiện trong
bảng 2.


Bảng 2 : Năng suất, hiệu quả kinh tế của 1 số loại cây trồng.
Loại cây

Ước tính năm 2011
Tổng
số

Lúa
đông

xuân

Lúa

thu

Lúa
mùa

Ngô

Chia ra
Miền
Nam
1945,4
64,5

Ước tính năm 2011 so với
2010 (%)
Tổng số
Chia ra

Diện tích
( ha )

3097,2

Miền
bắc
1151,8


100,4

Miền
bắc
100,4

Miền
Nam
100,3

Năng suất
( ta/ ha)

63,9

62,8

102,5

105,4

101,0

Sản lượng
Nghìn tấn

19778,3 7232,6

12545,7 102,9


105,8

101,3

Diện tích

2584,8

166,6

2418,2

106,1

98,2

106,7

Năng suất

51,6

46,5

52,0

107,6

122,3


106,7

Sản lượng

13341,
0

774,9

12566,1 114,2

120,1

113,8

Diện tích

1969,4

1194,0

775,4

100,1

100,4

99,7


Năng suất

46,7

48,9

43,5

101,0

100,5

101,9

Sản lượng

9205,1

5834,5

3370,6

101,1

100,9

101,6

Diện tích


1081,5

654,2

427,3

96,1

94,4

98,8

Năng suất

43,0

37,8

50,8

104,6

105,4

102,8

Sản lượng

4646,4


2475,6

2170,8

100,4

99,5

101,6


3.5 Hiệu quả kinh tế tính được từ 1 số cây trồng chính:
Theo tính toán, chi phí cho một sào ruộng trồng lúa (theo Bắc bộ, 1 sào
tương đương 360 m2 ) bao gồm từ khâu cày, cấy, gặt, công tuốt, đến những
chi phí cho phân bón, thuốc sâu đều tăng lên so với vụ mùa năm trước, lên tới
hơn 30%. Vụ mùa năm 2011- 2012, tính cho một sào ruộng, công cày là
180.000 đồng (so với vụ trước tăng 50%), công cấy và công gặt là 200 nghìn
đồng (so với vụ trước tăng 30%), giá phân bón, đạm, thuốc sâu tăng lên 40%.
Trong khi đó, giá thóc vụ mùa năm nay chỉ còn 5.200 - 5.500 đồng/1 kg cho
mặt hàng gạo quy, giảm khoảng 2 nghìn đồng/1 kg so với vụ năm trước.
Năng suất lúa gạo hiện nay có sự cải thiện đáng kể. Nhờ giống lúa mới
mà có thể thu hoạch được từ 250 kg - 300 kg/1 sào (còn trươc đây 1 sào chỉ
thu được 170 kg). Cũng hạch toán chi phí cho 1 sào ruộng và tiền bán thóc
thì sau một mùa cũng chỉ lãi được khoảng… 300 nghìn đồng. Có thể thấy
rằng con số này không đủ để cho một khẩu có thể đảm bảo được cuộc sống ổn
định. Trước đây, người nông dân cho rằng cấy hái lấy công làm lãi nhưng khi
giá cả tăng chóng mặt như hiện nay, giá lúa gạo lại tụt, lãi không đủ bù đắp
công sức của người nông dân bỏ ra.
Trong khi đó chi phí trồng ngô xen lạc có thể mang lại lợi ích cao hơn.
Chi phí giống, phân, thuốc, nước tưới cho trồng 1 sào ngô khoảng 500 ngàn

đồng (chưa tính công lao động), tổng chi là 1,5 triệu đồng cho 3 sào. Chi phí
cho trồng 1 sào lạc khoảng 560 ngàn đồng (chưa tính công lao động), tổng chi
cho trồng lạc là 1,12 triệu đồng (qui đông đặc thì diện tích lạc chiếm 2 sào).
Tổng chi phí (chưa tính công) cho cả mô hình là 2,72 triệu đồng; lãi (có cả
công) khoảng 5,6 triệu đồng (trên 37 triệu đồng/ha)...
Năm nay giá sắn rẻ, bán tươi với giá 1.000 đồng/kg . Một ha sắn đã đầu tư hết
15 triệu đồng đó là chưa kể công thu hoạch, nếu thu hoạch hết cũng chỉ được
khoảng 7 tấn sắn khô, với giá hiện nay giỏi lắm lãi vài ba triệu đồng.


Trong khi kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng trên toàn cầu, giá
cả leo thang thì ta thấy hiệu quả của kinh tế đất trong sản xuất nông nghiệp
những năm gần đây đi xuống rõ rệt.
3.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội.
Giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang
được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách.Trong
khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển để thu hút toàn bộ lao động
dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá
sản phẩm và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc
làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân.
Qua đó góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ
nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, góp phần vào việc giải quyết mối quan hệ
cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi một cách cơ bản tập quán
canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
Nâng cao thu nhập cho người dân, xoá đói giảm nghèo.Luật đất đai đã
quy định cụ thể quyền lợi và trách nhiệm củangười được giao đất. Vì vậy sau
khi nhận đất người dân yên tâm đầu tư vốnvà sức lao động cho sản xuất. Mặt
khác người dân đã chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất. Từ đó năng suất lao động không ngừng tăng lên, góp phần nâng cao thu
nhập cho người dân và xóa đói giảm nghèo. Đây chính là hiệu quả về mặt xã

hội có ý nghĩa lớn nhất của chính sách giao đất nông nghiệp cho người lao
động.
Tạo việc làm,tăng thu nhập cho người lao động.Đất đai là tư liệu sản
xuất quan trọng bậc nhất đối với lao động sản xuất nông nghiệp. Chính vì
vậy, khi được giao đất, người lao động có tư liệu sản xuất để canh tác, sản
xuất ra lương thực. Thực tế ở địa phương sản xuất nông nghiệp đã thu hút
được nguồn lao động và giải quyết việc làm tại chỗ. Nhưng ngành sản xuất
nông nghiệp khả năng sử dụng lao động là có giới hạn. Tùy thuộc vào loại


hình sản xuất, quy mô sản xuất mà số lượng lao động được sử dụng là khác
nhau. Đối với sản xuất lúa: Số liệu điều tra cho thấy bình quân một ha sử
dụng 100 lao động cho một vụ, không tính lao động trong quá trình chăm sóc,
trong quá trình này hầu hết là sử dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình. Khi
xuống thời vụ thì lao động được sử dụng tập trung cao nên thiếu lao động.
Khi hết thời vụ thì lực lượng lao động lại nhàn rỗi trở lại. Tương tự đối với
các loại cây như: Sắn, lạc, khoai lang, rau,...Đối với các cây lạc và rau đậu các
loại thì cần lượng lao động nhiều hơn nhưng không tập trung.
Từ khi Đảng và nhà nước có chính sách đổi mới, sản xuất nông
nghiệp phát triển theo hướng sản xuất các sản phẩm hàng hoá, việc đa dạng
hoá sản phẩm nông nghiệp đã thu hút nhiều lao động tham gia. Bởi vì: Các
cây trồng hàng hoá đòi hỏi sự chăm sóc rất cao, đầu tư nhiều lao động. Khi
sản xuất hàng hoá phát triển, yêu cầu về cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm
tăng lên,một bộ phận lao động đã chuyển sang hoạt động thương mại và dịch
vụ.
3.7. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường
Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường do đó để cho quá trình sản xuất được bền vững ngoài vấn đề về
kinh tế - xã hội, chúng ta phải xem xét đến vấn đề môi trường. Bởi vì môi
trường có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với đời sống cây trồng, vật nuôi

cũng như con người. Việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của sử dụng đất và
hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là vấn đề rất lớn và phức tạp, đòi
hỏi phải có số liệu phân tích đất, nước và nông sản trong một thời gian khá
dài.Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ dừng lại ở việc
đánh giá hiệu quả môi trường thông qua việc đánh giá thích hợp của các cây
trồng đối với điều kiện đất đai hiện tại, thông qua kết quả điều tra về đầu
tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.Thông qua điều tra và khảo sát thực tế cho
thấy:


Trong nông nghiệp, các hộ tích cực thâm canh tăng vụ, không để đất
hoang hoá. Trong lâm nghiệp, các hộ gia đình tích cực trồng rừng. Đến nay
trên địa bàn xã không còn hiện tượng phá rừng, lũ lụt, hạn hán dần được
khắc phục, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất và trong đời
sống sinh hoạt của con người. Riêng trong năm 2011, diện tích rừng tăng
200.000 ha. Với kết quả này, độ che phủ của rừng được nâng lên từ 33,2%
(năm 2001) lên 39,5% (năm 2010) và ước tính năm 2011 đạt khoảng 40%.
Điều đó cũng có gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái như sau:
+ Mặc tích cực :
-Sử dụng tối đa quỹ đất hiện có, đưa phần diện tích chưa sử dụng vào
sử dụng nhằm cải tạo đất hoang hóa.
- Trồng xen nhiều loại cây trồng với nhau trên một diện tích đất đã làm
giảm sự xói mòn, rửa trôi, tăng độ xốp cho đất, tận dụng nhiều loại dinh
dưỡng trong đất.
- Sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt đã hạn chế được lượng
phân bón hóa học, tân dụng được lượng phân gia súc thải ra, làm giảm chi phi
sản xuất mặc khác góp phần cải tạo tăng độ phì cho đất.
+Mặc tiêu cực:
- Hiện tượng xói mòn rửa trôi vẫn còn do độ che phủ thấp. Bên cạnh
đó tốc độ đô thị hóa tăng lên mà độ che phủ thấp sẽ tác động đến sự sống của

con người và sinh vật,...
- Khai thác hết nguồn dinh dưỡng từ đất, làm cho đất bạc màu.
- Lượng thuốc hóa học sử dụng sẽ tăng lên làm gây hại đến môi trường
sống cho chúng ta.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những
vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối.
Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng phân bón ở
Việt Nam tại nhiều vùng với nhiều loại cây trồng còn thiếu khoa học và lãng


phí. Nông dân mới chỉ quan tâm nhiều đến sử dụng phân đạm, ít quan tâm
đến phân lân và phần lớn chưa quan tâm đến kali và các nguyên tố trung, vi
lượngkhác. Do vậy cần phải có những hiểu biết nhất định về cách bón phân.
Kết quả điều tra hộ nông dân về mức đầu tư phân bón cho các loại cây trồng
hàng năm cho thấy: Nhóm các cây lương thực, lượng phân bón cao hơncác
cây khác. Cụ thể như phân đạm được bón 240 kg/ha/vụ (lúa ), 100kg/ha/vụ
(sắn); Lân là 400 kg/ha/vụ(lúa);kali160 kg/ha/vụ(lúa ), 60kg/ha/vụ (sắn).
Dạng phân đạm chủ yếu được bón từ phân Urê, lân chủ yếutừ Supe lân, Kali
chủ yếu từ Kali clorua.
Việc cân đối giữa đạm, lân, kali đối với mỗi cây trồng là rất khác
nhau. Nông dân hầu như chưa coi trọng và không có thói quen bón phân Kali
hoặc bón không đủ cho cây trồng vì thế ảnh hưởng không tốt đến khả năng
chốngchịu của cây nhất là chống chịu sâu bệnh. Từ đó dẫn đến việc sử dụng
thuốchóa học bảo vệ thực vật tăng lên. Từ đó gây nên các nguy cơ gây thoái
hoá và ô nhiễm đất được xem xét trên các lĩnh vực sau: Làm chua đất, làm ô
nhiễm NO3, ô nhiễm đất do phú dưỡng . Đặc biệt lượng phân chuồng bón cho
cây trồng còn quá thấp so với yêu cầu bón phân cân đối. Đây là một trong
những nguyên nhân thoái hóa đất do suy kiệt mùn và chất hữu cơ trong đất.
Đạm và lân được dùng nhiều trong số các loại phân vô cơ. Kali đầu tư ít và
không đều,đa số cây trồng không được bón đủ lượng kali. Việc bón không đủ

lượng kali cần thiết sẽ dẫn đến suy kiệt hàm lượng Kali trong đất và gây
ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản phẩm.
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản xuất
nông nghiệp hàng hoá bền vững cần phải có hướng dẫn cụ thể tỷ lệ phân bón
đạm, lân và kali cân đối cho từng cây trồng.Mặt khác để có thể nhận định
chính xác về sự ảnh hưởng của phân bón đến đất, nước, sinh vật,... cần được
nghiên cứu phân tích đầy đủ các chỉ tiêu về đất, nước và các nông sản phẩm.
Từ kết quả điều tra về tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất


trồng trọt nhận thấy, hầu hết các loại câytrồng đều được phun thuốc bảo vệ
thực vật ít nhất là 2 lần/vụ, ở nhưng vụ có dịch bệnh gây hại cao lượng phun
tăng lên nhiều lần.Quá trình ngập nước thường xuyên của loại hình sử dụng
đất trồng lúa 2 vụ làm cho một số tính chất vật lý của đất như chế độ khí, kết
cấu đất có thể xấu đi, tăng cường một số chất độc như CH4, H2S, có ảnh
hưởng đến hoạt động của ví sinh vật đất và của cây trồng cũng như khả năng
hòa tan của mộtsố chất dinh dưỡng trong đất. Mỗi loại sâu bệnh, cỏ dại phát
triển ở những chân đất nhất định vì vậy nếu độc canh lúa tạo điều kiện cho
sâu bệnh, cỏ dại lây lan và phát triển làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát
triển của cây trồng từ đó làm năng suất, chất lượng cây trồng sẽ giảm. Thực tế
cho thấy, các kiểu sử dụng đất có sự luân canh giữa lúa và các cây trồng cạn
như các loại rau sẽ vừa giảm được sự tích lũy của các nguồn sâu bệnh hại
trong đất, vừa bảo vệ được độ phì của đất do bảo tồn được mùn và chất hữu
cơ trong đất. Vì thế sẽ dẫn đến ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hơn, an
toàn cho việc sử dụng nông sản và giảm sự thoái hóa đất.
Cây sắn có khả năng hút chất dinh dưỡng từ đất rất lớn, đồng thời
nó phá vỡ kết cấu đất làm đất bị xói mòn rửa trôi chất dinh dưỡng, làm cho
đất ngày càng bạc màu. Vì thế nên có kế hoạch bón phân hợp lý có phương
thức canh tác thích hợp đẩy mạnh xen canh sắn với cây họ đậu để trả lại dinh
dưỡng cho đất nhờ sự cố định đạm của cây họ đậu.

Nhìn chung,các hình thức canh khá hợp lý. Phối hợp nhiều hình thức
xen canh khá hợp lý. Nhờ đó đất được trả lại một phần dinhdưỡng và được
phục hồi.
4.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững
4.1. Sự cần thiết sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững


Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành
chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ:
- Tài nguyên đất vô cùng quý giá, bất kỳ nước nào, đất đều là tư liệu
sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh
tế quốc dân.Dù cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con người hiện
đại vẫn phải sống dựa vào đất.
- Tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi
- Diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm
doáp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng
kỹ thuât.
- Do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của
chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa,
hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu
quảnghiêm trọng khác.
- Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực
vật,chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ
và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động
canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét,
đấttrượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất...
4.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai
Việt Nam là 1 nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp, có khí hậu
thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và đa dạng hoá cây trồng.

Đất đai màu mỡ giao thông, thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng thuận lợi để phát triển
nông nghiệp. Việc thâm canh, tăng vụ, tăng hiệu quả sử dụng đất có ý nghĩa
quyết định nhằm phát huy thế mạnh của vùng để khai thác tốt nhất tiềm năng
các nguồn lực . Cho nên, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thì
việc chuyên môn hóa trong sản xuất là điều kiện chủ yếu.


Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong tương lai cần:
- Sử dụng đất triệt để trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng đất, góp phần nâng cao năng suất,
chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tận dụng mọi nguồn nhân lực, tăng thu
nhập cho người dân, phù hợp với năng lực sản xuất của từng hộ.
- Đưa nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, hình thành các vùng sản
xuấthàng hóa tập trung với khối lượng lớn. Chuyển đổi một số diện tích trồng
cây lương thực sang trồng các loại cây rau quả hàng hóa có thị trường tiêu thụ
ổn định, có khả năng xuất khẩu và làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Sử dụng đất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường. Môi trường là
yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình sinh trưởng và phát triển của
câytrồng. Đó là các yếu tố về khí hậu, đất và nước. Vì vậy trong quá trình sử
dụng đất phải bảo vệ đất, bố trí thời vụ phù hợp với các điều kiện thời tiết, khí
tượng, thuỷ văn nhằm khai thác một cách tối ưu các điều kiện đó mà không
ảnh hưởng đến môi trường. Vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ môi trường
là phải phát triển một nền nông nghiệp bền vững có hệ thống cây trồng đa
dạng, ổn định kết hợp hài hoà giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và
chế biến nông sản.
- Tổ chức sản xuất có hiệu quả các vùng lúa cao sản và vùng lúa
chấtlượng cao, đáp ứng yêu cầu tại chỗ và thị trường. Thực hiện thâm canh để
đạt giá trị sản xuất cao nhất trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
5. Các giải pháp thực hiện :

5.1. Chiến lược sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững
Ưu tiên sử dụng đất tốt cho nông nghiệp, dành đất xấu (có khả năng sản
xuất thấp) cho các mục đích phi nông nghiệp. Điều hòa giữa áp lực tăng dân
số và tăng trưởng về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng đất bền vững.
Quản lý hệ thống nông nghiệp nhằm đảm bảo có sản phẩm tối đa về lâu dài,


đồng thời duy trì độ phì nhiêu đất. Bảo đảm phát triển tài nguyên rừng nhằm
thỏa mãn nhu cầu về thương mại, chất đốt, xây dựng và dân dụng mà không
làm mất nguồn nước và thoái hóa đất. Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo
đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người sử dụng đất và cộng đồng.
Khi phân bố sử dụng đất cho các ngành kinh tế quốc dân cần sử dụng bản đồ,
tài liệu đất và đánh giá phân hạng đất đai mới xây dựng, nâng cao chất lượng
quy hoạch và dự báo sử dụng lâu dài. Thực hiện chiến lược phát triển đa
dạng, khai thác tổng hợp đa mục tiêu: nông - lâm kết hợp, chăn nuôi dưới
rừng, nông- lâm và chăn nuôi kết hợp, nông- lâm - ngư kết hợp, nông lâm ngư
mục kết hợp, nông ngư kết hợp,... Quản lý lưu vực để bảo vệ đất và nước,
phát triển thủy lợi, giữ vững cân bằng sinh thái. Phát triển các cây lâu năm có
giá trị kinh tế, thương mại cao và góp phần bảo vệ đất như: cây ăn quả. Áp
dụng quy trình và công nghệ canh tác thích hợp theo từng tiểu vùng và
hệ thống cây trồng. Phát triển ngành công nghiệp phân bón và nâng cao hiệu
quả sử dụng phân bón thông qua viêc phối hợp tốt giữa phân bón hữu cơ, vô
cơ, phân sinh học, vi lượng, trên cơ sở kết quả nghiên cứu phân tích đất, đặc
điểm đất đai và nhu cầu dinh dưỡng của cây. Trong canh tác nông nghiệp, cần
quan tâm thâm canh ngay từ đầu, thâm canh liên tục và theo chiều sâu.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tàinguyên
đất. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa
học - kỹ thuật, giao đất, giao rừng, cho dân vay vốn phát triển sảnxuất, thâm
canh nhằm xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an toàn lương thực. Phát động
quần chúng làm công tác bảo vệ đất. Đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức trong

nước, khu vực và quốc tế trong việc thực hiện các chính sách, chương trình,
dự án và kế hoạch hành động bảo vệ và sử dụng đất tiết kiệm,có hiệu quả và
bền vững.


5.2. Giải pháp về mặt kinh tế
5.2.1. Giải pháp về vốn đầu tư
Vốn là nhu cầu cần thiết cho quá trình phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả ngoài yếu
tố kỹ thuật cũng do vốn quyết định. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã
có những chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất nông nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp: Các hộ gia đình cần phải huy động từnhiều
nguồn vốn khác nhau. Trong điều kiện hiện nay cần có chính sách trợ giá, trợ
cước đối với giống và vật tư trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường xây
dựng cơ sở hạ tầng nhằm giảm nhẹ những khó khăn cho sản xuất. Trên địa
bàn đã có nguồn vốn tín dụng thuộc ngân hàng chính sách, ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn,... ngoài ra còn có nguồn tín dụng của dự án
ICCO ( nguồn vốn xoay vòng phục vụ cho hộ dân vay vốn để phát triển sản
xuất và chăn nuôi ) cho vay với lãi xuất ưu đãi giúp nhân dân đầu tư sản xuất.
Nhưng nhìn chung, vốn vay ít, thủ tục rườm rà, chu kỳ vay ngắn, chưa nói
đến việc vay vốn còn có những yêu cầu về thế chấp tài sản. Do đó để giúp
nông dân có vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa cần:
- Thay đổi thủ tục vay vốn, đa dạng hoá các hình thức cho vay tạo điều
kiện cho người dân tiếp cận được nguồn vốn này. Mặc khác cần quan tâm đến
chu kỳ vay vốn, thời hạn vay và lãi xuất phù hợp để người dân phát triển
sảnxuất. Ưu tiên người vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
- Sử dụng nhiều hình thức bảo đảm tiền vay đối với tín dụng dạng
nhỏ,mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng không đòi hỏi thế chấp.
- Các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp có thể ứng trước
vốn, kỹ thuật cho nông dân thông qua việc cung cấp vật tư, giống, tạo điều

kiện để cho nông dân gieo trồng và chăm sóc đúng thời vụ.
- Ngoài ra nhà nước cần có sự hỗ trợ cho việc bao tiêu thu mua nông
sản kịp thời vào vụ thu hoạch để nông dân hoàn trả vốn vay và tiếp tục đầu tư


sản xuất. Nhà nước cần khuyến khích đầu tư cho việc xây dựng các nhà
máychế biến nông sản, đầu tư xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu
thụ nông sản.
5.2.2 Giải pháp về thị trường
Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng có thể thay đổi về chủng loại và số
lượng. Việc phát triển sản xuất trong nông nghiệp đòi hỏi phải được thực hiện
theo kế hoạch. Muốn vậy cũng cần phải tổ chức xây dựng các mô hình sản
xuất thử để giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm và dự báo thị trường.
Thị trường nông sản ở nước ta gặp những khó khăn chính sau:
- Lượng hàng hoá không tập trung, quy cách chất lượng sản phẩm chưa
đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Chưa có cơ sở dịch vụ ổn định nên thường bị tư thương ép giá.Vì vậy
cần thiết phải phân tích thị trường trước mắt và lâu dài, để có định hướng cho
sản xuất nông nghiệp để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu thụ hàng hoá
của thị trường. Ở nước ta tập trung giải quyết hai vấn đề chính là xây dựng
vùng sản xuất chuyên canh hàng hoá và phát triển hệ thống giao thông, nhất
là giao thông nông thôn. Mặc khác, đẩy mạnh việc kiên cố hoá hệ thống
mương tưới, tăng cường bơm tiêu úng cục bộ trong mùa mưa,đặc biệt cần
nghiên cứu để có các vùng sản xuất sản phẩm sạch, an toàn với công nghệ
cao. Để có được thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, cần phải quy hoạch và
hình thành các hợp tác xã dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cần có
những chính sách khuyến khích các hộ nông dân làm dịch vụ bao tiêu
sản phẩm hàng hóa. Hình thành các trung tâm thương mại ở các thị tứ và thị
trấn, thị xã, thành phố tạo môi trường trao đổi hàng hóa. Thực hiện chính sách
thị trường mềm dẻo, đa phương, đa dạng, coi trọng vấn đề chiếm lĩnh thị

trường tại chỗ bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo sức cạnh
tranh. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tạo điều kiện cho các


×