Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam giai đoạn 2001 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.26 KB, 83 trang )

LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh doanh cà phê là một hoạt động kinh tế có vị trí quan trọng trên phạm
vi toàn thế giới. Theo tổ chức cà phê thế giới (ICO) và trung tâm thương mại
quốc tế (ICA), giá trị xuất khẩu của cà phê trên toàn thế giới đã vượt lên so với
chè, ca cao, cao su, gạo,… Đối với các nước đang phát triển cà phê là mặt hàng
có giá trị thương mại rất lớn, tạo ra nhiều việc làm và ngoại tệ.
Ngày nay, cùng với xu hướng mở cửa và hội nhập nền kinh tế thế giới thì
quá trình khu vực hóa, toàn cầu hoá cũng đã và đang trở thành một xu thế tất yếu
giữa các quốc gia với nhau. Điều đó đã tạo nên những cơ hội mới cho sự phát
triển nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới cho tất cả các quốc gia
đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó,
các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và cà phê nói riêng ngày càng
phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt.
Với đặc điểm nền kinh tế là một nước nông nghiệp với trên 70% dân số
sống và làm việc ở nông thôn, Việt Nam đã xác định nông sản là mặt hàng quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc
đẩy sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Đại hội VIII của Đảng cũng đã khẳng
định: “đẩy mạnh CNH- HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh” trong đó “CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn” đuợc coi là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. “Đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp và
nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế
biến nông lâm, thuỷ sản; phát triển nông nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu.”1
Trong những năm qua, ngành cà phê đã đạt được nhiều thành tích quan


trọng. Với những lợi thế như: điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp cho cây cà phê
phát triển tốt, có nguồn nhân lực dồi dào,… cà phê đã trở thành mặt hàng nông
sản xuất khẩu chủ lực đứng thứ hai sau gạo, hằng năm đem lại kim ngạch trên
dưới 500 triệu USD. Hiện nay, Việt Nam đã là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2
(sau Braxin) và là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới (vượt
Indonesia).

1

Văn kiện Đại hội VIII, 1996 trang 86,87

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

Tuy nhiên, hiện nay ngành cà phê đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn
trong cả hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Trước tìng hình cung đã vượt cầu và
sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu cà phê đã đẩy giá cà phê xuống
thấp kỷ lục, đặt ra cho ngành cà phê phải làm thế nào để khắc phục được những
hạn chế và khó khăn nhằm thúc đẩy các lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu cà
phê.
Với những kiến thức cơ bản về kinh tế đã được tích luỹ qua quá trình học
tập tại trường Đại học KTQD kết hợp với kết quả nghiên cứu thực tế tại cơ quan
thực tập, em quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản
xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2001-2005” làm chuyên đề thực

tập tốt nghiệp của mình.
*MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.

- Hệ thống một cách khái quát một số lý luận cơ bản về hoạt động thương
mại quốc tế .
- Tìm hiểu về hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê Việt Nam
trong thời gian qua.
- Đề ra những phương hướng và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh sản xuất và
xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2001-2005.
*ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

- Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê trên
thế giới cũng như ở Việt Nam trên giác độ toàn bộ nền kinh tế.
- Phạm vi: Những vấn đề liên quan đến các giải pháp đẩy mạnh sản xuất và
xuất khẩu cà phê Việt Nam.
*PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp logic.
* NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo chuyên đề chia
làm 3 phần:

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp




NguyÔn V¨n Vinh

Phần thứ nhất
Một số lý luận cơ bản về thương mại quốc tế và vai trò của việc đẩy mạnh
xuất khẩu cà phê trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam
Phần thứ hai
Tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê Việt Nam và thế giới
trong thời gian qua.
Phần thứ ba
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam
giai đoạn 2001-2005.

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

PHẦN THỨ NHẤT

MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VAI
TRÒ
CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VIỆT NAM.

I. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỚI SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ.

1. Tính tất yếu khách quan của thương mại quốc tế(TMQT).
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ (hàng hoá hữu hình
và hàng hoá vô hình) giữa các quốc gia, thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi
giới, tuân theo nguyên tắc trao đổi hàng hoá ngang giá. TMQT đã có từ hàng
ngàn năm nay, sự phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của văn minh loài
người và hiện nay vẫn giữ vị trí trọng tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
Lợi ích của TMQT được các trường phái kinh tế nhìn nhận với nhiều thái
độ khác nhau nhưng tựu chung lại đều làm nổi bật được tầm quan trọng của nó
đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
* Quan điểm của các học giả trọng thương.
Nội dung chính của học thuyết này là đề cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ
là tiêu chuẩn cơ bản của của cải, là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia. Vì
vậy, muốn đạt được sự thịnh vượng trong phát triển kinh tế thì phải gia tăng
lượng tiền tệ bằng việc phát triển ngoại thương và mỗi quốc gia chỉ có thể thu
được lợi ích nếu cán cân thương mại quốc tế dương. Họ cho rằng: nội thương là
hệ thống ông dẫn, còn ngoại thương là máy bơm. Muốn tăng của cải thì phải có
ngoại thương nhập dẫn của cải qua nội thương. Sở dĩ quốc gia thu được lợi ích
nếu thực hiện xuất siêu là do thặng dư của xuất khẩu so với nhập khẩu được
thanh toán bằng vàng, bạc, mà chính vàng bạc là tiền tệ là biểu hiện của sự giàu
có.
* Quan điểm về lợi thế tuyệt đối.

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp




NguyÔn V¨n Vinh

Theo Adam Smith ( 1723- 1790) thương mại giữa hai quốc gia được dựa
trên lợi thế tuyệt đối. Nếu một quốc gia sản xuất một hàng hoá có hiệu quả hơn
so với quốc gia khác nhưng lại kém hiệu quả hơn trong việc sản xuất hàng hoá
thứ hai, hai quốc gia đó đều có thể thu được lợi ích bằng cách mỗi quốc gia
chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá mà họ có lợi thế tuyệt đối, nhập
khẩu hàng hoá không có lợi thế. Ông cho rằng sức mạnh làm cho nền kinh tế
tăng trưởng là sự tự do trao đổi giữa các quốc gia. Chính sự chênh lệch giá do
mức cầu tăng lên ở quốc gia khác làm cho nền kinh tế ở nước nhà tăng trưởng.
Do vậy, một quốc gia không nhất thiết phải sản xuất tất cả các hàng hoá cho
mình, mà nên tập trung sản xuất hàng hoá mình có sở trường nhất và đem trao
đổi một phần sản phẩm đó lấy sản phẩm khác cần dùng.
Thực chất của lợi thế tuyệt đối có thể được miêu tả qua ví dụ sau:
Bảng 1:
Quốc gia

Việt Nam

Đài Loan

Gạo (kg/1giờ lao động)

6

1

Thịt bò (kg/1giờ lao động)


4

5

Sản phẩm

Như vậy, Việt Nam có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất gạo do chi phí thấp
hơn, còn Đài Loan có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất thịt bò. Việt Nam sẽ
chuyên môn hoá trồng lúa còn Đài Loan sẽ chuyên môn hoá nuôi bò sau đó 2
quốc gia này trao đổi một phần sản phẩm của mình.
Nếu tỉ lệ trao đổi là 6kg gạo của Việt Nam lấy 6 kg thịt bò của Đài Loan thì
Việt Nam sẽ lãi được 2 kg thịt bò hay tiết kiệm được 1/2 giờ công lao động.
Tương tự bên Đài Loan sẽ được lợi 24 kg thịt bò hoặc tiết kiệm được 5 giờ công
lao động. Như vậy cả 2 quốc gia đều có lợi khi tham gia trao đổi hàng hoá.
*Lợi thế tương đối.
Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo ( 1772-1823) giải thích một
cách tổng quát và chính xác hơn về cơ chế xuất hiện lợi ích của ngoại thương.
ông lập luận rằng: thậm trí một quốc gia sản xuất cả hai hàng hoá đều kém hiệu

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

quả hơn quốc gia kia thì họ vẫn có thể thu được lợi ích từ thương mại. Quốc gia

đó sẽ tập trung sản xuất và xuất khẩu hàng hoá kém ít lợi thế hơn, nhập hàng hoá
kém lợi thế nhiều hơn.
Ví dụ: Chúng ta hãy xem xét khả năng trao đổi sản phẩm giữa Việt Nam
và Đài Loan đối với 2 sản phẩm thép và quần áo.
Bảng 2: Chi phí sản xuất
Quốc gia

Việt Nam

Đài Loan

Thép (giờ lao động/1 đơn vị sản phẩm)

25

16

Quần áo (giờ lao động/1 đơn vị sản phẩm)

5

4

Sản phẩm

Nếu xét về chi phí sản xuất thì Việt Nam sản xuất thép và quần áo đều có
chi phí cao hơn Đài Loan. Lợi thế tuyệt đối chỉ ra rằng Việt Nam không có khả
năng xuất khẩu sản phẩm nào sang Đài Loan.
Bảng 3: Chi phí so sánh.
Quốc gia


Việt Nam

Đài Loan

5

4

1/5

1/4

Sản phẩm
Thép (giờ lao động/1 đơn vị sản phẩm)
Quần áo (giờ lao động/1 đơn vị sản phẩm)

Nếu xét theo chi phí so sánh thì thấy rằng chi phí sản xuất thép của Việt
Nam cao hơn Đai Loan. Nhưng ngược lại chi phí sản xuất quần áo của Việt Nam
lại thấp hơn Đài Loan (để sản xuất 1 đơn vị quần áo ở Việt Nam cần 1/5 đơn vị
thép trong khi ở Đài Loan cần 1/4 đơn vị thép). Điều này chỉ ra rằng Việt Nam
có lợi thế so sánh trong việc sản xuất quần áo còn Đài loan có lợi thế trong sản
xuất thép.

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn




LuËn v¨n tèt nghiÖp


NguyÔn V¨n Vinh

Có thể mô tả lợi ích của Việt Nam trong trường hợp này qua sơ đồ sau:
Q. Áo
Độ dốc (-4,5)
B

Qb

C

Qb-9

A

Qa

Độ dốc (-5)

Tb

Tb+2 Ta

Thép

PPF: Đưòng giới hạn khả năng sản xuất Thép và gạo của Việt Nam.
- Khi chưa có ngoại thương: điểm A(Ta, Qa) phản ánh đồng thời khả năng
sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam.
- Khi có ngoại thương Việt Nam sẽ bán quần áo sang Đài Loan và mua

thép từ Đài Loan, Việt Nam sẽ nhập thép với giá trao đổi quốc tế Pf(4Giả sử Việt Nam cần nhập 2 đơn vị thép và giá sẽ xác định ở mức 4,5. Khi đó tại
điểm B (nơi tiếp xúc giữa đường PPF và tiếp tuyến có độ dốc (-4,5)) sẽ phản ánh
khả năng sản xuất của Việt Nam, B (Tb, Qb) có nghĩa là Việt Nam sẽ sản xuất
nhiều quần áo hơn (Qb>Qa) và sản xuất ít thép hơn (Tbphản ánh khả năng tiêu dùng của Việt Nam. Như vậy tại điểm C [(Tb+2), (Qb9)] khả năng tiêu dùng vượt ra khỏi đường PPF.

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

Nhận xét: Các lý thuyết thương mại quốc tế nêu trên ra đời trong những
điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, nhằm thực hiện các mục đích nhất định, và
do đó nó chỉ đúng trong những điều kiện lịch sử nhất định. Tuy nhiên, nó đã
phần nào giải thích được những lợi ích thực tế mà TMQT đem lại cũng như tính
tất yếu phải có TMQT trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia.
Ngày nay, khi quá trình phân công lao động quốc tế đang diễn ra hết sức
sâu sắc thì TMQT đã trở thành một quy luật tất yếu khách quan và được xem
như là một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Xã hội
càng phát triển thì phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc. Điều
đó phản ánh mối quan hệ phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia ngày càng tăng
lên. TMQT cũng chính vì thế mà ngày càng mở rộng và phức tạp.
Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và xã hội giữa các quốc gia đã đưa đến
những lợi thế nhất định về chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng cụ thể đối
với mỗi nước. Điều quan trọng là mỗi quốc gia phải tìm cho được những mặt

hàng mà mình có lợi thế nhất trên thị trường quốc tế. Nhờ sự trao đổi đó mà
giảm được chi phí và tăng giá trị của mặt hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, sự chênh lệch giữa các quốc gia về chi phí cơ hội của hàng hoá
tạo ra cũng là yếu tố đòi hỏi có sự trao đổi hàng hoá quốc tế. Chi phí cơ hội của
một hàng hoá là số lượng các mặt hàng mà người ta phải từ bỏ để tạo ra thêm
một đơn vị hàng hoá khác. Sự chênh lệch giữa các nước về chi phí cơ hội trong
sản xuất quyết định phương thức của TMQT. Còn nhiều lý do khác khiến TMQT
rất quan trọng trong thế giới hiện đại. TMQT tối cần thiết cho việc thực hiện
chuyên môn hoá sâu, để có hiệu quả kinh tế cao trong nhiều ngành của nền kinh
tế hiện đại. Chính nhờ chuyên môn hoá theo quy mô lớn đã làm cho chi phí sản
xuất giảm và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá dựa vào chất lượng cao
và giá thành hạ. Nhà kinh tế học Mekscher- Ohlin (Thuỵ Điển) đã phát hiện quy
luật lợi thế trên dựa vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đó là việc tính toán
các yếu tố đầu vào để xác định các sản phẩm đầu ra có giá thành hạ nhất. Có
những nước có ưu thế về nguồn lực như lao động, đất đai, tài nguyên,… thì giá

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

thành sản xuất hàng hoá tận dụng các lợi thế trên sẽ có giá thành rẻ. Do vậy, nếu
họ phát triển sản xuất các ngành tận dụng được các lợi thế trên thì khả năng kinh
doanh của các mặt hàng đó sẽ có hiệu quả kinh tế cao.
Sự đa dạng hoá trong nhu cầu tiêu dùng ở mỗi quốc gia cũng là một cơ sở
quan trọng của việc phát triển các quan hệ TMQT. Khi đời sống kinh tế ngày

càng phong phú thì người tiêu dùng tìm đến các mặt hàng phù hợp với thị hiếu
và khả năng thanh toán của họ. Chính điều này giải thích quy mô trao đổi thương
mại hết sức lớn giữa các nước công nghiệp phát triển ( khoảng 70% tổng kim
ngạch TMQT).
Những lợi ích mà TMQT đem lại đã làm cho thương mại và thị trường thế
giới trở thành nguồn lực của nền kinh tế quốc dân, là nguồn tiết kiệm nước
ngoài, là nhân tố kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học
công nghệ. TMQT vừa là cầu nối kinh tế của các quốc gia với các nước khác trên
thế giới, vừa là nguồn hậu cần cho sản xuất và đời sống của toàn xã hội văn minh
hơn, thịnh vượng hơn. Vì vậy, nó được coi là “ Bộ phận của đời sống hàng
ngày”.
Nhận thức được vai trò quan trọng của TMQT, Đảng và Nhà nước ta đã đề
ra đường lối phát triển kinh tế đúng đắn đó là chủ động hội nhập, đáp ứng được
xu thế chung của thế giới, mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài, tận dụng
được các nguồn lợi thế và nguồn lực từ bên ngoài cho sự phát triển. Với chính
sách đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế, mở cửa và hướng mạnh
vào xuất khẩu để làm cho nền kinh tế nước ta sống dậy. Hoạt động ngoại thương
nước ta trong những năm qua đã thu được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là
về xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu 10 năm trở lại đây đã liên tục tăng cả về số
lượng lẫn chất lượng, với tốc độ tăng hàng năm hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng
GDP, đã đóng góp một phần không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế của đất
nước.

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn




LuËn v¨n tèt nghiÖp


NguyÔn V¨n Vinh

Bảng 4. GDP theo lĩnh vực và thương mại hàng hoá thời kỳ 1995-2000.
1995

1996

1997

1998

1999

2000

6,3

7,4

6,3

4,1

8,0

9,3

8,1

5,83


4,8

6,7

-Nông nghiệp

4,8

4,4

4,3

3,6

5,2

5,6

-Công nghiệp

13,6

14,5

12,6

12,1

7,7


15,7

-Dịch vụ

9,8

8,8

7,1

4,2

2,2

6,0

- Kim ngạch (triệu USD)

5.478

7.260

9.140

9.361

-(%) tăng so năm trước

34,0


33,1

25,9

2,4

*Tăng trưởng
GDP/người(%)
*Tăng trưởng
GDP (%)

*Xuất khẩu
11.540 14.450
23,3

24

*Nhập khẩu
-Kim ngạch(triệu USD)

8.155

- (%) tăng so năm trước

39,9

11.144 11.743 11.550 11.622 15.200
36,7


5,4

-1,1

1,1

15

Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ thương mại
Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong những năm qua đã đưa nền
kinh tế Việt Nam có bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
giai đoạn 1996-2000 là 7,5%, tăng trưởng của xuất khẩu đạt trung bình 212,6%,
cán cân thương mại quốc tế được cải thiện đáng kể. Kết quả này đã thể hiện vai
trò cũng như ảnh hưởng quan trọng của ngoại thương đến sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân. ( kết quả này thể hiện rất rõ qua bảng 4).

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

2. Xuất khẩu với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
*Tác động của ngoại thương đến tăng trưởng kinh tế
Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, ngoại thương giữ vị trí quan trọng, nó
tạo điều kiện phát huy được lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế. Kết
quả hoạt động ngoại thương của một nước được đánh giá qua cân đối thu chi

ngoại tệ dưới hình thức “ Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu”, kết quả này sẽ
làm tăng hoặc giảm thu nhập của đất nước, do đó mà tác động đến tổng cầu của
nên kinh tế.
Tác động của ngoại thương đến tăng trưởng kinh tế được mô tả qua mô
hình tổng cung- tổng cầu như sau: Hình 2.
AS

PL

PL1
Plo
PL2
AD1
ADo
AD2
Y2

AD= C + G + I + NX
AD: Tổng cầu của nền kinh tế
AS: Tổng cung của nền kinh tế.
EX: Kim ngạch xuất khẩu.
IM: Kim ngạch nhập khẩu.
C: Tiêu dùng của dân cư.
G: Chi tiêu của Chính Phủ.

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn

Yo

Y1


( NX = EX – IM )

GDP


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

I: Tổng đầu tư xã hội.
PL: Mức giá chung.
Y: Sản lượng.
Khi NX tăng (Xuất siêu) làm cho AD dịch chuyển sang phải lên trên, mức
sản lượng và giá cả tăng tức là GDP tăng và ngược lại nếu NX giảm, giá cả và
sản lượng giảm làm cho GDP giảm.
*Xuất khẩu với tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một
quốc gia khác trên cơ sở dụng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền ở đây có
thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia.
- Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá
( bao gồm cả hàng hoá vô hình và hữu hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển
và việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm
vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc giữa thị trường nội địa với các khu
chế xuất trong nước.
Xuất khẩu hàng hoá có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế –xã hội
của mỗi quốc gia. Nền sản xuất xã hội của một nước phát triển như thế nào nó
phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh này. Thông qua xuất khẩu

có thể làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng
thu cho ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo
công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân.
2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản
xuất.
Một quốc gia không thể phát triển có hiệu quả nền kinh tế nếu chỉ dựa vào
các yếu tố bên trong của mình. Để đáp ứng được đầy đủ các yếu tố cho sản xuất
và tiêu dùng của đất nước thì đòi hỏi mỗi quốc gia phải nhập khẩu hàng hoá từ
nước khác. Nguồn vốn dùng để nhập khẩu thường dựa vào các nguồn vốn chủ
yếu là: đi vay, viện trợ, đầu tư nước ngoài và tích luỹ từ xuất khẩu. Vốn vay rồi
cũng phải trả, còn nguồn viện trợ và đầu tư nước ngoài thì có hạn, hơn nữa nó lại
phụ thuộc vào bên ngoài. Vì vậy, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu chính
là xuất khẩu. Như vậy, xuất khẩu ngoài việc tạo ra thu nhập trực tiếp cho quốc

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

gia còn là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển nhờ vào việc tạo ra nguồn vốn cho
nhập khẩu và tích luỹ để tái đầu tư.
Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu
tư, vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ có được khi các chủ đầu tư
và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu, nguồn vốn duy nhât để trả nợ
thành hiện thực.
2.2. Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản

xuất phát triển .
Nhờ vào thành quả của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại, cơ
cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang có những biến đổi sâu sắc, từ
đó tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động quốc
tế. Hàng loạt các ngành sản xuất mới ra đời đóng vai trò là ngành chủ chốt cho
sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong tương lai.
Ngày nay, đa số các nước đều lấy nhu cầu thị trường thế giới làm cơ sở để
tổ chức sản xuất. Điều đó đã tác động tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy sản xuất phát triển, thể hiện:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi
hơn. Chẳng hạn, sự phát triển của ngành chế biến lương thực thực phẩm xuất
khẩu (gạo, dầu thực vật,…) sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế
tạo thiết bị phục vụ nó.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất
phát triển, tạo cơ hội cho các ngành có lợi thế so sánh phát triển, tiếp cận với các
lĩnh vực sản xuất hiện đại, tiên tiến.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết việc làm, cải thiện đời
sống người dân.
Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết,
thông qua hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu với nhiều công đoạn khác nhau đã
thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập cao, tăng giá trị ngày
công lao động, tăng thu nhập quốc dân. Xuất khẩu còn tạo ra khả năng kích thích

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp




NguyÔn V¨n Vinh

và mở rộng sản xuất của các ngành, lĩnh vực từ đó thu hút lao động vào làm việc.
Ngoài ra, xuất khẩu cũng tạo nguồn vốn để nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng thiết
yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng
của nhân dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại của quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu gắn liền với các quan hệ hợp tác quốc tế giữa các
nước, làm cho các quốc gia có cơ hội giao lưu trao đổi hàng hoá, học hỏi kinh
nghiệm phát triển kinh tế, tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến,… đồng thời
nâng cao địa vị và vai trò của mình trên trường quốc tế. Xuất khẩu và công
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải
quốc tế… Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo điều kiện cho
việc mở rộng xuất khẩu.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hoá là một quan hệ kinh tế mang tính quốc tế. Do vậy, nó
chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ bên ngoài đối với mỗi quốc gia. Môi trường
kinh tế quốc tế là rất phong phú và phức tạp, nó luôn luôn vận động và thay đổi,
vừa tạo điều kiện thuận lợi vừa tạo ra những trở ngại cho hoạt động xuất khẩu.
Việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu là rất quan trọng bởi qua đó
giúp ta tận dụng được các cơ hội, các lợi thế đồng thời vượt qua được những trở
ngại. Dưới đây là những yếu tố chính ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu.
3.1. Các yếu tố văn hoá - xã hội.
Các yếu tố văn hoá- xã hội hình thành nên nhu cầu khác nhau của thị
trường, làm nền tảng cho xuất hiện của thị hiếu tiêu dùng, sự yêu thích trong tiêu
dùng sản phẩm cũng như sự tăng trưởng của các thị trường mới. Các yếu tố văn
hoá- xã hội ảnh hưởng đến xuất khẩu bao gồm: lối sống, phong tục tập quán, tôn

giáo, ngôn ngữ, thị hiếu người tiêu dùng,… Vấn đề đặt ra là muốn chiếm lĩnh
một thị trường nào đó đỏi hỏi phải nghiên cứu, phân tích các yếu tố văn hoá- xã
hội để đưa ra các mặt hàng, các biện pháp xúc tiến , tiếp thị phù hợp.

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

3.2. Các yếu tố về pháp luật.
Mỗi quốc gia đều có một hệ thống pháp luật để điều tiết các quan hệ kinh
tế – xã hội – văn hoá của đất nước mình. Các yếu tố pháp luật đó không chỉ chi
phối đến các hoạt động kinh tế trên chính quốc gia đó mà còn chi phối đến các
hoạt động kinh tế quốc tế. Vì vậy, muốn kinh doanh trên thị trường quốc tế thì
tất yếu phải nắm được hệ thống pháp luật ở chính quốc gia mà mình định kinh
doanh.
Các yếu tố pháp luật ảnh hưởng đến xuất khẩu thể hiện:
- Quy định về giao dịch, về hợp đồng, về bảo hộ quyền tác giả, quyền bảo
hộ trí tuệ,…
- Quy định về cạnh tranh, độc quyền.
- Quy định về giá cả, các loại thuế đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Quy định về vấn đề bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì, tiêu
chuẩn sức khoẻ, vệ sinh môi trường.
- Quy định về quảng cáo hướng dẫn sử dụng.
- Quy định về vấn đề tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch.
Như vậy, một mặt yếu tố pháp luật có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp

mở rộng thị trường, tạo ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp để tăng kim
ngạch bán hàng, tăng lợi nhuận. Nhưng mặt khác có thể đặt ra các rào cản ngăn
cấm và hạn chế khả năng của doanh nghiệp trong việc khai thác các cơ hội và
mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường quốc tế.
3.3. Các yếu tố kinh tế.
Các yếu tố kinh tế tác động đến hoạt động xuất khẩu ở cả tầm vĩ mô và vi
mô. ở tầm vĩ mô, chúng tác động đến đặc điểm và sự phân bố các cơ hội kinh
doanh quốc tế cũng như quy mô của thị trường quốc tế. Chẳng hạn, một nền kinh
tế có những quy định về bảo hộ mậu dịch rất cao thì rõ ràng thâm nhập vào thị
trường đó là rất khó khăn.

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

Ở tầm vi mô, yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Ví dụ, một nền kinh tế ở trình độ phát triển cao, nhu cầu
tiêu dùng của người dân phong phú và đa dạng sẽ mở ra một cơ hội kinh doanh
lớn cho các loại hàng hoá của nước ngoài thâm nhập vào thị trường.
Các yếu tố kinh tế tác động mạnh đến xuất khẩu bao gồm:
- Chính sách ưu đãi tài chính: chủ yếu là thuế xuất nhập khẩu, các ưu đãi
của chính phủ về vốn,…
- Chính sách tiền tệ: chính sách lãi suất, chính sách tỉ giá hối đoái, chính
sách kiểm soát lạm phát,…
- Một số chính sách kinh tế khác.

Đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động trên thị trường thế giới thì
việc xem xét các công cụ chủ yếu mà các quốc gia sử dụng để quản lý hoạt động
xuất nhập khẩu là hết sức quan trọng. Đó là các công cụ thuế quan và phi thuế
quan.
Thuế quan là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập
khẩu. Mục đích của việc đánh thuế là nhằm điều tiết lượng hàng hoá xuất khẩu
hoặc nhập khẩu, điều tiết cung và cầu trong nước, hạn chế hay khuyến khích
xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng cụ thể.
Các công cụ phi thuế quan cũng có mục đích tương tự như thuế quan
nhưng cách thức thực hiện thì khác. Các công cụ phi thuế quan bao gồm:
- Công cụ Quota.
- Tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm.
- Giấy phép xuất khẩu,…
- Các công cụ thuế quan mang tính chất linh hoạt và mềm dẻo hơn các
công cụ phi thuế quan.
3.4. Các yếu tố khoa học - công nghệ.
Nhờ vào các thành tựu của khoa học- công nghệ hiện đại mang lại mà ngày
nay hàng loạt sản phẩm mới ra đời với chất lượng và kiểu dáng ngày càng tốt và
phong phú hơn. Điều này vừa tạo ra những cơ hội mới, vừa gây ra những nguy
cơ lớn đối với rất nhiều ngành, lĩnh vực và các đơn vị kinh doanh.

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh


Đối với lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, việc nghiên cứu và ứng dụng các
công nghệ mới, các thành tựu mới của khoa học- kỹ thuật sẽ giúp tạo ra các sản
phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày
càng cao của con người. Tất cả các yếu tố đó đã tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ
cho các sản phẩm trong việc chiếm lĩnh thị trường quốc tế.
Khoa học- công nghệ phát triển đồng nghĩa với việc phát triển nhanh chóng
của các lĩnh vực công nghệ thông tin và bưu chính viễn thông. Nhờ đó, sự giao
lưu trao đổi giữa các đối tác kinh doanh ngày càng nhanh hơn, giảm được chi phí
kinh doanh và tận dụng được các cơ hội kinh doanh. Hơn nữa, các doanh nghiệp
sẽ nắm vững được những thông tin về thị trường quốc tế bằng các phương tiện
thông tin hiện đại một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Ngoài ra, yếu tố công
nghệ còn tác động tới quá trình sản xuất gia công chế biến hàng xuất khẩu. Khoa
học – công nghệ còn tác động đến các lĩnh vực như giao thông vận tải hàng hoá,
các kỹ nghệ nghiệp vụ ngân hàng,… Đó cũng là các yếu tố tác động đến công tác
xuất khẩu.
3.5. Yếu tố tỉ giá hối đoái.
Gắn liền với hoạt động xuất khẩu là yếu tố đồng tiền thanh toán. Trong
buôn bán quốc tế, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với một trong hai
bên hoặc cả hai bên. Chính do đặc điểm này mà khi đồng tiền làm phương tiện
thanh toán biến động thì lợi ích cả hai bên sẽ thay đổi. Ngoài ra, sự biến động tỉ
giá hối đoái giữa đồng nội tệ và đồng tiền thanh toán thay đổi sẽ có tác động
khuyến khích hoặc kìm hãm hoạt động xuất khẩu của một quốc gia.
Chẳng hạn, trong một hợp đồng ngoại thương giữa một doanh nghiệp Việt
Nam (nhà xuất khẩu) và một doanh nghiệp Mỹ (nhà nhập khẩu), quy định việc
thanh toán thực hiện bằng Đôla Mỹ với thời hạn thanh toán là 6 tháng kể từ khi
hàng lên tàu. Khi đến hạn thanh toán đồng Việt Nam tăng giá so với đồng Đôla
thì bên Việt Nam sẽ chịu thiệt và phía Mỹ sẽ có lợi. Ngược lại, đến hạn thanh
toán đồng Việt Nam mất giá so với đồng đôla thì phía Việt Nam sẽ có lợi và bên
Mỹ sẽ bị thiệt. Do vậy, lợi ích của các bên trong trường hợp trên đều bị ảnh
hưởng và họ sẽ xem xét có nên tiếp tục quan hệ thương mại với nhau nữa hay

không khi mà lợi ích của họ không được đảm bảo.

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

Khi tỉ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đôla tăng lên thì có nghĩa là
hàng hoá của Việt Nam sẽ trở nên đắt hơn một cách tương đối trên thị trường
quốc tế, do đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá, gây ra sự kìm hãm đối với
xuất khẩu. Ngược lại, nó sẽ thúc đẩy xuất khẩu tăng lên. Điều này giải thích tại
sao khi thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu các quốc gia thường sử
dụng chính sách tỉ giá hối đoái linh hoạt, mềm dẻo và được điều chỉnh theo giá
thị trường, trường hợp cá biệt có nước còn thực hiện phá giá đồng tiền của mình.
3.6. Các yếu tố chính trị.
Các yếu tố chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Quan điểm về chính trị thường quyết định đến đường lối, chính sách phát triển
kinh tế của một quốc gia, đưa đến những nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế quá
trình quốc tế hoá nền kinh tế. Chẳng hạn, các quan hệ kinh tế đối ngoại của Nhà
nước có thể sẽ làm tăng cường sự hợp tác quốc tế, sự liên kết giữa các quốc gia,
khu vực với nhau trong quan hệ thương mại.
Đối với một quốc gia, nếu không có sự ổn định về mặt chính trị sẽ làm
chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế và kìm hãm các tiến bộ của khoa học công
nghệ do bị cô lập với bên ngoài. Một chế độ chính trị ổn định là một môi trường
pháp lý đảm bảo cho các quốc gia buôn bán và đầu tư quốc tế.
Một chế độ chính trị đề cao tính dân tộc và cuộc khủng hoảng chính trị,

kinh tế cũng tạo ra các áp lực để bảo hộ các hoạt động kinh doanh nội địa, duy trì
việc làm và tạo dựng các hàng rào thuế quan, trực tiếp hay gián tiếp ngăn chặn
sự thâm nhập của các đối thủ cạnh tranh bên ngoài.
Tóm lại, các yếu tố chính trị có thể ảnh hưởng tới việc mở rộng phạm vi địa
lý của thị trường và mở rộng các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Song
ngược lại chúng cũng có thể là những rào cản cho sự hoạt động của các doanh
nghiệp.
II. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM.

1. Đặc điểm của thị trường cà phê thế giới.
Trên thế giới hiện có khoảng hơn 70 nước sản xuất cà phê. Các nước sản
xuất cà phê trên thế giới thuộc về ba châu lục chính: Châu Mỹ, Châu Phi và

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

Châu Á. Xét theo khu vực địa lí, Châu Mỹ vẫn là nơi sản xuất hơn 2/3 cà phê thế
giới, chiếm tới 67%. Vai trò quyết định tới sản lượng cà phê của thế giới, qua đó
tác động đến giá cả buôn bán, vẫn thuộc về các nước Châu Mỹ La Tinh, song vai
trò của các nước sản xuất cà phê thuộc Châu Á ngày càng tăng và mạnh lên.
Thị trường cà phê thế giới chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: Điều
kiện sản xuất, quan hệ cung – cầu, chính trị,… Ngoài ra, nó còn chịu sự chi phối
rất lớn và trực tiếp của tổ chức cà phê thế giới ( ICO) và Hiệp Hội các nước sản

xuất cà phê (ACPC). Sản xuất của các nước thành viên trong ICO chiếm hơn
90% sản lượng cà phê toàn thế giới và nhập khẩu chiếm 80-90% khối lượng
nhập khẩu thị trường cà phê thế giới. Việc buôn bán cà phê trên thị trường thế
giới là rất khó khăn nếu không phải là thành viên của ICO. ICO kiểm soát rất
chặt chẽ việc xuất nhập khẩu của các nước thành viên bằng việc cấp hạn ngạch
xuất nhập khẩu cho các nước thành viên của mình. Tuỳ vào đặc điểm sản xuất cà
phê của các nước trên thế giới: chủng loại cà phê, diện tích, sản lượng, chất
lượng sản phẩm mà ICO áp dụng phân phối cổ phiếu xuất nhập khẩu cà phê cho
từng nước. Nước nào có nhiều cổ phiếu sẽ có vai trò lớn trên thị trường cà phê
thế giới.
Cà phê được sản xuất ở các nước đang phát triển, nhưng hầu hết sản phẩm
cà phê lại được tiêu thụ ở các nước phát triển. Cà phê được tiêu thụ trong thị
trường nội địa của các nước sản xuất cà phê chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ và mức
tiêu thụ tăng chậm. Như vậy, một đặc điểm quan trọng của cà phê là mặt hàng
nông sản làm ra để xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng cà phê tại các nước phát triển
có ý nghĩa quyết định tới sản lượng và giá cả của cà phê.
Cà phê arabica (cà phê chè) là sản phẩm chủ yếu trên thị trương cà phê thế
giới. Diện tích cà phê arabica chiếm khoảng 67% diện tích cà phê của thế giới,
70-80% sản lượng cà phê thế giới là cà phê arabica. Cà phê Robusta (cà phê vối)
chỉ chiếm khoảng 20-30%. Trên thị trường thế giới, cà phê Arabica có ưu điểm
vượt trội so với các loại cà phê khác bởi hương vị thơm ngon đặc biệt và được
người tiêu dùng ưa chuộng. Chính vì thế, giá cà phê arabica thường cao hơn gấp
1,5-2 lần cà phê Robusta.
Mỹ là thị trường tiêu thụ cà phê arabica lớn nhất thế giới, còn EU là thị
trường tiêu thụ cà phê Robusta nhiều nhất.

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp




NguyÔn V¨n Vinh

Cà phê xuất khẩu trên thị trường thế giới chủ yếu là cà phê nhân, chiếm tới
gần 95% sản lượng cà phê xuất khẩu.
Giá cả cà phê xuất khẩu là một chỉ số quan trọng nhất phản ánh được
những diễn biến của thị trường cà phê quốc tế. Về mặt nguyên tắc và cơ bản, giá
cà phê xuất khẩu là kết quả của mối quan hệ cung-cầu về cà phê trên thế giới.
Khi cung cân bằng cầu thì giá ổn định, còn khi cung vượt cầu thì tất yếu dẫn đến
giá hạ và giá sẽ cao nếu như cung không đủ cầu. Song thực tế diễn ra rất phong
phú, phức tạp hơn nhiều so với những nguyên tắc chung của kinh tế học. Quy
luật cung-cầu mang tính khách quan và tác động vào mọi chủ thể kinh doanh,
nhưng các nhà kinh doanh lại có tâm lý và ý chí chủ quan của họ.
Những nhân tố tự nhiên, kỹ thuật và chính trị tác động vào sản xuất kinh
doanh cà phê cũng là những biến số cơ bản trong hàm giá cả cà phê trên thế giới
và khi ta muốn tìm nguyên nhân lên xuống giá của giá cả thị trường, cần đến sự
can thiệp của các nhà kinh doanh, Chính phủ và các tổ chức quốc tế về cà phê,…
2. Các yếu tố tác động đến thị trường cà phê Việt Nam.
2.1. Cung cà phê thế giới
Sự giao động về cung trước hết là ở Brazil, nước sản xuất và xuất khẩu cà
phê lớn nhất thế giới, có vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu
cà phê thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sản lương cà phê thế giới phụ
thuộc chủ yếu vào các nước sản xuất cà phê lớn là Braxin, Việt Nam, Colombia,
Indonexia. Khi có sự biến động về sản lượng của các nước này thì ngay lập tức
cung cà phê thế giới sẽ thay đổi hoặc tăng hoặc giảm. Sự ảnh hưởng đó thể hiện
rất rõ trong thời gian gần đây, khi các nước Braxin, Việt Nam, Colombia liên tục
được mùa làm cho lượng cung cà phê thế giới tăng nhanh và vượt qua mức cầu
về tiêu thụ gây ra sự ép giảm giá. Tình trạng này đã gây ra những thiệt hại không

nhỏ đến các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam, giá cà
phê của Việt Nam đã giảm xuống rất thấp khiến cho kim ngạch xuất khẩu giảm
mặc dù khối lượng xuất khẩu tăng lên.
2.2. Cầu cà phê thế giới
Chúng ta đã biết rằng 90% sản lượng cà phê Việt Nam sản xuất để xuất
khẩu. Do vậy cầu cà phê thế giới chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

quyết định lượng cà phê sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Xu hướng chung
là cầu cà phê sẽ quyết định mức cung cà phê sản xuất và xuất khẩu (cả về chất
lượng, chủng loại, cũng như mẫu mã cà phê). Hiện nay nhu cầu cà phê thế giới
đối với cà phê Việt Nam ngày càng tăng lên. Đây là một yếu tố quan trọng làm
tăng mức sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm vừa qua.
Tóm lại: Hiện nay cung - cầu cà phê tiêu thụ trên thị trường thế giới luôn
biến động rất phức tạp. Cầu cà phê tương đối ổn định, nhưng cung thường có sự
biến động rất thất thường phụ thuộc vào mùa vụ của các nước sản xuất. Theo báo
cáo của tổ chức cà phê thế giới, vụ cà phê 1999/2000 sản lượng cà phê thế giới
đạt khoảng 111,58 triệu bao vượt 5,98 triệu bao so cầu tiêu thụ. Nguyên nhân
chính của tình hình trên là do hàng loạt nước như Braxin, Việt Nam được mùa
lớn. Các dự báo mới nhất đều cho thấy trong khoảng 2-3 năm nữa cung cà phê
vẫn tiếp tục vượt cầu, do vậy giá cả ít có khả năng khôi phục.
Một nguyên nhân rất quan trọng làm cho cung và giá cà phê không ổn định

là do hệ thống quota xuất khẩu đã bị đình chỉ vào năm 1989 làm cho giá cà phê
giảm mạnh đột ngột. Do vậy các nước luôn tìm cách đầu cơ tích trữ nhằm trục
lợi khi giá tăng. Mặt khác các thông tin về thị trường cà phê rất phức tạp nên khó
có thể dự đoán trước được những diễn biến của thị trường thế giới. Trên thị
trường thế giới, không có một nước nào, không có một tổ chức quốc tế nào có
thể giới hạn mức độ (cung) hay can thiệp vào thị trường để bình ổn giá. Vì vậy
giá cà phê xuống rất đột ngột phụ thuộc nhiều vào Brazin, nước sản xuất và xuất
khẩu cà phê lớn nhất thế giới - có số lượng tồn kho tăng hay giảm được mùa hay
mất mùa.
Do quy luật cung, cầu, giá cả lên xuống bất thường ảnh hưởng rất lớn đến
giá trị cà phê xuất khẩu. Đây chính là một sự hạn chế trong xuất khẩu cà phê mà
từng quốc gia riêng biệt rất khó có thể khắc phục được vì sản xuất nông sản nói
chung và cà phê nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.
2.3. Chất lượng cà phê.
Chất lượng cà phê là yếu tố quyết định đến khả năng cânh tranh cũng như
tạo ra uy tín đối với khách hàng trên thị trường quốc tế. Xét về chất lượng tự
nhiên, cà phê Việt Nam được đánh giá có hương vị độc đáo so với các loại cà
phê cùng loại của thế giới. Nhưng trong xuất khẩu, cà phê Việt Nam thường có

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

chất lượng thấp bởi trong qúa trình thu hoạch và chế biến không đảm bảo đúng
kỹ thuật, khách hàng thường dựa vào đây để ép giá chúng ta.

Hiện nay Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cà phê loại II (chiếm 80%), do
vậy giá thường thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Tiêu chuẩn chất lượng
cà phê được xác định như sau:
- Cà phê loại I: hạt có kích thước trên sàng N16.
- Cà phê loại II: hạt có kích thước trên sàng N14.
- Loại không sử dụng được: lọt sàng N14.
III. VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA CÂY CÀ PHÊ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.

1. Nguồn gốc cây cà phê.
Cách đây khoảng 1000 năm, một người du mục Ethiopi đã ngẫu nhiên phát
hiện ra hương vị tuyệt vời của một loại cây lạ mọc ở làng Capfa gần thủ đô của
Ethiopi. Đàn gia súc sau khi ăn song những cây này bỗng “ tươi tỉnh” và không
chịu để chủ lùa vào bãi cỏ trú đêm, thấy vậy ông nếm thử và cảm thấy sảng
khoái, tỉnh táo và từ đó trái cây này đã trở thành đồ uống cho con người.
Từ thế kỷ VI, cà phê không chỉ được người Ethiopi dùng, nhờ tác động
kích thích mạnh mẽ mà thời đó được coi là hiện tượng thần kỳ. Cây cà phê được
lan sang Yemen, các nước Trung cận đông và nhanh chóng lan sang Arập
(Arabica)do đó có loại cà phê tên là Arabica.
Thế kỷ XVI các nhà buôn nước CH Vernize nhập khẩu cà phê vào Châu
Âu, như một vết dầu loang cà phê lan sang Châu Á, Châu Đại Dương.
Về giống cà phê, hiện nay trên thế giới tồn tại 4 loại phổ biến là:
Cà phê Arabica: đây là loại cà phê quan trọng nhất, có chất lượng cao,
hương vị thơm ngon đặc biệt và được phát triển rộng rãi nhất trên thế giới. Hiện
nay, trên toàn thế giới diện tích trồng cà phê arabica chiếm 70% tổng diện tích và
sản lượng xuất khẩu chiếm xấp xỉ 70% sản lượng cà phê xuất khẩu thế giới. Cà
phê arabica là loại mang lại giá trị kinh tế cao do được nhiều người ưu chuộng và
được bán với giá cao.
Cà phê Robusta: chất lượng thua kém arabica, hiện nay chiếm khoảng gần
30% sản lượng cà phê thế giới.


Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn




LuËn v¨n tèt nghiÖp

NguyÔn V¨n Vinh

Cà phê mít (Excelsa): có chất lượng kém nên dần dần được thay thế.
Cà phê mít dâu da: có nguồn gốc ở Liberia, đến nay nó không được dùng
nhiều do chất lượng kém.
Cây cà phê được trồng ở nước ta khá sớm. Theo nhiều tài liệu cho thấy,
vào khoảng năm 1857 cây cà phê lần đầu tiên được trồng ở vùng Quảng Bình
nhưng với quy mô nhỏ bé, chủ yếu là trồng quanh các nhà thờ, tu viện. Dần dần
một mặt do điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi, mặt khác công dụng và hiệu
quả kinh tế của cây cà phê ngày càng được nâng cao cho nên nó được phát triển
không ngừng cả về diện tích và phạm vi.
Ngày nay, cây cà phê được coi là một trong những cây công nghiệp dài
ngày chủ lực. Cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê vối (chiếm
khoảng 90% diện tích trồng cà phê của cả nước), tâp trung trồng ở Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ. Do được trồng ở điều kiện khí hậu cao nguyên và đất đỏ
bazan làm cho chất lượng cà phê cang thơm ngon hơn nhiều. Trong vài năm gần
đây, cây cà phê chè được chú trọng mở rộng diện tích nhưng vẫn chiếm tỉ lệ
tương đối ít. Cây cà phê chè được trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Trung Du
Miền Núi Phía Bắc. Đây là cây cà phê có chất lượng tốt và giá trị kinh tế cao, do
đó trong hướng phát triển của ngành cà phê Việt Nam cần chú trọng mở rộng
diện tích cây cà phê chè, cà phê vối chỉ nên giới hạn nhất định và đi vào thâm
canh.
2. Vai trò, vị trí của ngành cà phê trong nền kinh tế Việt Nam.

Với kim ngạch xuất khẩu đạt trên dưới 500 triệu USD/ năm, cà phê đã
vươn lên trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đứng thứ hai sau
gạo, góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản nói riêng và
tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế nói chung, mang lại một nguồn ngoại
tệ đáng kể cho đất nước.
Bảng 5. Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu cà phê trong các mặt hàng nông
sản.
Đơn vị: Triệu USD
1996

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn

1997

1998

1999

2000


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

Giá trị xuất khẩu nông sản

2.373


2.475

2.602

2.819

3.141

Giá trị xuất khẩu cà phê

336,8

497,5

594

585

489

Tỷ trọng (%)

14,19

20,25

22,83

20,75


15,57

Nguồn:Vụ KH-TK, Bộ thương mại
Nhận xét: từ năm1997 tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu cà phê chiếm trên
dưới 20% kim ngạch xuất khẩu nông sản. Đây là một tỉ lệ tương đối cao, có thể
thấy rõ vị trí của ngành cà phê trong số các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, trong
khoảng 2 năm gần đây mặc dù khối lượng xuất khẩu liên tục tăng nhưng giá trị
kim ngạch xuất khẩu lại có xu hướng giảm, tỉ trọng cà phê xuất khẩu trong các
mặt hàng nông sản cũng giảm. Nguyên nhân là do những biến động bất lợi về giá
cả trên thị trường thế giới.
Hiện nay, Việt Nam đã là nước xuất khẩu cà phê robusta đứng đầu thế giới.
Đến t---háng 10 năm 2000, với sản lượng đạt khoảng 11 triệu bao, nước ta chính
thức trở thành nước sản xuất cà phê đứng thứ 2 thế giới (vượt Colombia). Tỉ
trọng của cà phê Việt Nam trong thương mại quốc tế hiện nay khoảng 12%.
Bên cạnh việc đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu
toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì ngành cà phê còn giải quyết những vấn đề kinh
tế – xã hội lớn như: tạo ra công ăn việc làm và thu nhập khá cao cho người dân,
cải biến môi trường sinh thái,… Việc phát triển cây cà phê đã góp phần:
- Xây dựng vùng kinh tế mới trên Tây Nguyên và vùng miền núi.
- Tham gia tích cực chương trình định canh, định cư cho đồng bào các dân
tộc thiểu số.
- Tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động.
- Tích cực tham gia vào cải tạo môi sinh, phủ xanh đất trông đồi núi trọc và
góp phần quan trọng vào củng cố An ninh, Quốc phòng khu vực Tây nguyên,
khu vực miền núi phía Bắc.
Tuy nhiên, việc phát triển qua nhanh cây cà phê trong mấy năm trở lại đây
đã gây ra những tác động tiêu cực như: phát triển ồ ạt mà không gắn với việc
chăm sóc và bảo quản tốt dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, việc phá rừng nguyên


Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


LuËn v¨n tèt nghiÖp



NguyÔn V¨n Vinh

sinh để trồng cà phê gây ra sự suy thoái về môi trường sinh thái, nguồn nước
phục vụ cho tưới tiêu và sinh hoạt bị cạn kiệt,…
* Yêu cầu khách quan của việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê
Việt nam.
- Đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu cà phê là một cách, hướng phát triển sản
xuất nông nghiệp phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH và phát triển kinh tế của cả
nước. Phát triển cà phê và một số cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao khác
không chỉ là một nguồn tích luỹ vốn quan trọng cho công nghiệp mà còn là điều
kiện thay đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp nước ta, giúp nó thoát khỏi thế
độc canh cây lúa từ xã hội truyền thống.
- Phát triển sản xuất, kinh doanh cà phê là phát huy được lợi thế so sánh
của nước ta trong thương mại quốc tế. Do những thuận lợi về điều kiện tự nhiên
như đất đai, khí hậu phù hợp với cây cà phê, những điều kiện kinh tế –xã hội như
lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, có thể nói cây cà phê nước ta có lợi thế so
sánh về lâu dài so với các nước trong khu vực và thế giới. Muốn phát huy được
lợi thế này, đòi hỏi ngành cà phê cũng như Nhà nước cần có những biện pháp
phù hợp để hỗ trợ cho sản xuất và kinh doanh cây cà phê. Trong đó, việc nâng
cao công nghệ sản xuất và mở rộng thương mại quốc tế có ý nghĩa then chốt.
- Xuất phát từ những cơ hội và những khó khăn thách thức đối với ngành
cà phê Việt Nam trong thời gian qua, thì việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà
phê nước ta là một yêu cầu có tính khách quan. Để đẩy mạnh và nâng cao kim

ngạnh xuất khẩu cà phê, đòi hỏi sự nỗ lực thực sự để sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực trong đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực tiếp thị, đảm bảo tính
cạnh tranh, thâm nhập thị trường. Với những kinh nghiệm phát triển trong thời
gian qua, với những lợi thế thừa hưởng do đẩy mạnh hợp tác quốc tế, với nguồn
kiến thức kinh nghiệm sẵn có của thế giới và khả năng chuyển giao công nghệ
tốt hơn trước, môi trường đầu tư trong và ngoài nước ngày càng thuận lợi hơn;
ngành cà phê Việt Nam có thể vượt qua những khó khăn trở ngại hiện nay, nắm
bắt được thời cơ thuận lợi để phát triển trong thời gian tới nhằm đạt được các
mục tiêu đã đề ra.
3. Các nhân tố và chủ thể tạo nên sự tăng trưởng của ngành cà phê
Việt Nam.

Khoa kinh tÕ ph¸t triÓn


×