Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

NHÀ SÀN THẤP CỦA DÂN TỘC CHĂM(NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 49 trang )

Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn
Khoa Việt Nam Học Và Tiếng Việt

ĐỀ TÀI: NHÀ SÀN THẤP CỦA DÂN TỘC CHĂM
(NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC)

Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng
Giảng Viên hướng dẫn: TS. Hà Thị Thu Hương

Mục Lục
1


Mở Đầu
1 Lý do nghiên cứu đề tài………………………….…………….............3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………................4
3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu………………………………………5
4 Phương pháp nghiên cứu……………………………...………….…….6
Chương 1. Khái quát về người Chăm và tỉnh Ninh Thuận…………………6
1.1 Khái quát về người Chăm và làng Chăm ở Ninh Thuận............................6
1.1.1 Người Chăm Ninh Thuận………………………………………………..6
1.1.2 Cấu trúc ngôi làng người Chăm tại tỉnh Ninh Thuận……………..…...9
Tiểu kết chương 1……………………………………………………………..11
Chương 2. Quy trình xây dựng ngôi nhà Chăm…………………………….10
2.1 Khái quát chung về khuôn viên nhà……………………………………10
2.2 Quy trình xây dựng ngôi nhà…………………………………….….…….11
2.2.1 Chọn đất……………………………………………………….…………11
2.2.2 Xác định điểm hỏa…………………………………….....……...............11
2.2.3 Chọn nguyên vật liệu………………………………………….…............12
2.2.4 Chọn hướng nhà……………………........................................................12


Tiểu kết chương 2……………………………………………………………..17
Chương 3. Tổng quan hệ thống các ngôi nhà trong khuôn viên sinh sống..
………………………………………………………………………….14
3.1 Hệ thống các công trình phụ ( hàng rào khuôn viên, cổng và hai ngôi nhà
phụ)……………………………………...............................................................14
3.1.1 Hàng rào khuôn viên……………………………………...……………..14
3.1.2 Cổng ra vào khuôn viên…………………………………..……………...14
3.1.3 Nhà xay thóc và nhà để nông cụ………….………..……………………15
3.2 Hệ thống năm ngôi nhà chính……………..…………………….………..16
3.2.1 Nhà Bếp( Thang Kinh)…………………………..………………………16
3.2.2 Nhà Tục( Thang Yơ )………………………………………...……..........17
3.2.3 Nhà Thang lâm( Nhà Lẫm)………………………...……………………20
3.2.4 Nhà Thang Tôn( Nhà Cao Cẳng)…………………………...…………..23
3.2.5 Nhà Thang Mưyau( Nhà Song, Nhà Kề)………………………..………25
Tiểu kết chương 3…………………………………………………………….37
Kết luận…………………………………………………………….................33
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………..…….……33
Phụ lục ảnh…………………………………………………………………….38

2


Mở Đầu
1. Lý do nghiên cứu đề tài.
Chăm là một dân tộc nằm trong trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam, tiếng nói
thuộc hệ ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo của việt nam, Dân Tộc Chăm cũng có những
tên gọi khác nhau như: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, trong lịch sử phát triển của dân
tộc, văn hóa Chămpa bắt nguồn từ văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa đặc sắc của cư
dân ven biển trung bộ thuộc châu Panduranga hay còn gọi là Panrang theo tiếng
Chăm cổ, văn hóa của dân tộc Chăm cũng có sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hóa

Ấn Độ ở nhiều mặt đời sống từ: tôn giáo, tín ngưỡng đến văn hóa, chữ viết, văn học
nghệ thuật…do ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ nên từ những thế kỷ trước
văn hóa Chăm đã bị các nhà nghiên cứu Phương Tây đánh đồng gọi Chăm Pa là một
trong những quốc gia bị “ Ấn Độ hóa”. Tuy nhiên dù thế nào đi chăng nữa thì chúng
ta cũng có thể nhận thấy nền văn hóa của dân tộc Chăm là một nền văn hóa rực rỡ và
đặc sắc, góp phần quan trọng tạo nên tính đa dạng cho nền văn hóa Việt Nam.
Ngôi nhà là công trình lớn của cả một đại gia đình, là nơi chứa đựng tổng thể các
giá trị vật chất và tinh thần của con người, nhà vừa là nơi cư trú, sinh hoạt của con
người, lại vừa là nơi thể hiện các giá trị vật chất do con người sáng tạo ra, để đánh
giá một gia đình thuộc tầng lớp giàu hay nghèo dựa vào đó người ta cũng có thể đã
đánh giá được một phần nào.
Ngôi nhà cũng phản ánh góc độ văn hóa từ môi trường sống như: địa hình, khí
hậu đến các phong tục tập quán, quan niệm tín ngưỡng, quan điểm thẩm mỹ của cả
một cộng đồng người…hiểu được tầm quan trọng của ngôi nhà đối với con người vì
vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu về ngôi nhà cũng giúp ta tìm hiểu được các phong tục
3


tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và đặc trưng văn hóa, qua đó giúp ta khai thác được
nhiều khía cạnh về văn hóa của một cộng đồng người nào đó?
Nhà sàn thấp của dân tộc Chăm là một trong những ngôi nhà đặc trưng của vùng
đất Duyên Hải Nam Trung Bộ, ngôi nhà sàn thấp là một đặc trưng văn hóa của người
Chăm nơi đây còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa truyền thống, hiểu được tính
cấp thiết và ý nghĩa của vấn đề nên bài nghiên cứu này của chúng tôi sẽ đi sâu hơn
vào nghiên cứu đề tài “Ngôi nhà sàn thấp của người Chăm”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Văn hóa dân tộc Chăm là một nền văn hóa rất đặc sắc và đa dạng, từ trước đến
nay văn hóa Chăm được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và được tiếp cận dưới
những góc độ khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các đề tài nghiên cứu về văn hóa Chăm

lại tập trung chủ yếu vào nghiên cứu lịch sử văn hóa Vương Quốc Chămpa như cuốn:
Du khảo văn hóa chăm của tác giả Nguyễn Văn Kự, Ngô Văn Doanh.
Hay tìm hiểu hệ thống các đền tháp, tôn giáo, tín ngưỡng và tìm hiểu về phong
tục tập quán như cuốn: Văn hóa các dân tộc tây nam bộ-thực trạng và những vấn đề
đặt ra của GS-TS Trần Văn Bích, Phong tục cưới của người chăm của tác giả Lê
Ngọc Canh (Tạp Chí Dân Tộc Học-1991), kiến trúc điêu khắc của Tháp Chăm, bia
ký, văn tự và sự giao lưu tiếp xúc văn hóa với bên ngoài như bài: văn hóa chăm
những yếu tố bản địa và bản địa hóa của Phan xuân Biên( Tạp Chí Dân Tộc Học số
1-1994)
Tuy nhiên trong lịch sử nghiên cứu về Chăm thì những đề tài viết về ngôi nhà của
dân tộc Chăm, khuôn viên Ngôi Nhà, kiến trúc điêu khắc hay chức năng của các ngôi
nhà là rất ít, chỉ có một số những công trình nghiên cứu có viết về ngôi nhà của
người Chăm nhưng viết rất sơ sài, chỉ mang tính khái quát chứ chưa đi sâu vào khai
thác các khía cạnh kiến trúc, điêu khắc, bố trí, chức năng, và văn hóa phản ánh qua
ngôi nhà như bài hệ thống cấu trúc làng Chăm ở Việt Nam của tác giả Mạc Đường
4


( Tạp Chí Dân Tộc Học số 1/1993) ở bài viết này tác giả cũng có quan tâm đến ngôi
làng của người Chăm và hệ thống cấu trúc của làng tuy nhiên bài viết này chỉ mang
tính khái quát giới thiệu về vùng đất sinh sống chủ yếu của người Chăm và cấu trúc
cơ bản người Chăm sống ở vùng Ninh Thuận và người Chăm ở vùng An Giang, hay
cuốn Du khảo văn hóa Chăm. Trong tất cả những cuốn sách nghiên cứu về khuôn
viên nhà ở của người Chăm mà tôi tìm được thì chỉ có cuốn sách Nhà ở của người
chăm ninh thuận truyền thống và biến đổi do tác giả Lê Duy Đại chủ biên của Nxb
Khoa Học Xã Hội Hà nội-2001 cuốn sách này được đầu tư khá công phu và tỉ mỉ về
ngôi nhà của người Chăm, tác giả phân tích nó trên hai bình diện truyền thống và
biến đổi của ngôi nhà Chăm, đây là cuốn sách có giá trị trong việc tìm hiểu ngôi nhà
truyền thống của người Chăm ở Ninh Thuận tuy nhiên cuốn sách này cũng chưa nêu
bật lên được sự so sánh giữa ngôi nhà truyền thống Chăm với một vài dân tộc khác

để làm sáng rõ lên giá trị khác biệt của ngôi nhà Chăm so với các ngôi nhà của các
dân tộc khác.

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Mục đích nghiên cứu.
Mục đích bài nghiên cứu này của chúng tôi là mong muốn góp phần làm sáng rõ
về đặc trưng ngôi nhà ở của người Chăm, và văn hóa Chăm thể hiện qua ngôi nhà,
thông qua các công đoạn xây dựng, cách bố trí cấu trúc của ngôi nhà và của khuôn
viên, những quan niệm, phong tục tập quán và tín ngưỡng
3.2 Phạm Vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu đề tài này là tập trung vào khai thác ngôi nhà Chăm tại địa
bàn huyện Ninh Phước- tỉnh Ninh Thuận đây là địa bàn có nhiều người Chăm tập
trung sinh sống vào loại đông ở nước ta, văn hóa Chăm ở khu vực này được lưu giữ
lại khá đậm nét trên mọi lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, chữ viết, tôn giáo, nhà ở…
trong quá trình nghiên cứu khai thác tư liệu tôi có đi khảo sát thực tế ngôi nhà của
5


dân tộc Chăm tại Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam, ngôi nhà của người Chăm được
bảo tàng mua lại thực tế của đồng bào Chăm tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
và về dựng lại tại khu trưng bày ngoài trời của Bảo Tàng, dưới sự trợ giúp của chính
phủ Na Uy, từ năm 2001 đến 2006 thì khuôn viên của ngôi nhà Chăm được hoàn
thành, những ngôi nhà được bảo tàng mua về đây là một trong bốn ngôi nhà cổ
truyền thống duy nhất còn lại của người chăm, có tuổi thọ xây dựng trên dưới 100
năm vì vậy đây được coi là một trong những ngôi nhà cổ còn lại của Đồng Bào
Chăm tại tỉnh Ninh Thuận. khuôn viên của người Chăm ở Bảo Tàng thuộc vào gia
đình tầng lớp quý tộc vì thế mà bài nghiên cứu này của chúng tôi cũng sẽ tập trung
nhiều hơn vào khai thác ngôi nhà sàn thấp truyền thống của người Chăm thuộc tầng
lớp quý tộc.


4. phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của chúng tôi là thu thập các tài liệu, sách, báo, tạp chí.
Phương pháp tiếp cận từ góc độ văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng và phong tục tập quán.
Phương pháp đi điền giã thực tế tại Bảo Tàng Dân Tộc Học, quan sát thực tiễn, chụp
ảnh, đo đạc, hỏi ý kiến các nhà nghiên cứu và các Anh, Chị làm việc, trông coi trực
tiếp tại ngôi nhà. Phương pháp so sánh giữa nhà của dân tộc Chăm với một số dân
tộc khác.

6


Chương 1. Khái quát về người Chăm Ninh Thuận và làng
Chăm ở Ninh Thuận
1.1 Người Chăm ở Ninh Thuận
Dân tộc Chăm ở nước ta có một nền văn hóa phong phú và đặc sắc xuyên suốt
chiều dài lịch sử của dân tộc, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu văn hóa cho dân
tộc ta, dân tộc Chăm ở nước ta hiện nay có dân số khoảng 161.729 người(theo số liệu
tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009), sống tập trung nhiều nhất ở dải đất duyên
hải Nam Trung Bộ trải dài vào trong Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm
các tỉnh Ninh Thuận 67,274 người chiếm(41,6%) tổng số người Chăm, Bình Thuận
34,694 người chiếm(21,4%), Phú Yên, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây
Ninh, An Giang.
Tôn giáo tín ngưỡng: Trước kia khi mới sơ khai người Chăm theo tôn giáo Totem
giáo, họ thờ các vị thần tự nhiên như Thần Sông, Thần Núi, Thần Biển, Thần Tình
yêu…ngày nay người Chăm theo hai hai tôn giáo chính là Bàlamôn giáo, được du
nhập vào Chăm từ khoảng thế kỷ I, hồi giáo của người Chăm được chia làm hai loại
là hồi giáo cũ ta gọi là Chăm bà ni và hồi giáo mới ta gọi là Chăm Islam, cư dân
Bàlamôn giáo và hồi giáo cũ( chăm bà ni) sống tập trung nhiều tại khu vực Ninh
Thuận, Bình Thuận và một số tỉnh khác dọc ven biển Miền Trung nước ta, Bàlamôn
giáo và hồi giáo Bàni được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khi vào Việt Nam

được tiếp xúc với văn hóa bản địa hai tôn giáo này đã chịu tác động mạnh mẽ của
văn hóa bản địa làm cho những tôn giáo này không còn giống như các tôn giáo chính
thống trên thế giới mà mang nhiều sắc thái văn hóa bản địa. hiện nay những tôn giáo
này cũng không còn liên lạc nhiều với tôn giáo chính thống trên thế giới nữa.
Ngoài ra do ảnh hưởng của văn hóa bản địa nên người Chăm Bà La môn và Bàni
cũng có tục thờ cúng tổ tiên. Chăm Bàlamôn có tục thiêu người chết hay còn gọi là
7


hỏa táng, họ sẽ đựng 1 chút bột xương sọ người vào trong cái Kut và sẽ thờ nó. Đối
với người Chăm bàni có tục thổ táng giống như người Việt và cũng có những nghi lễ
thờ cúng hàng năm.
Ngược lại cư dân Chăm hồi giáo mới(Chăm Islam) lại là tôn giáo liên hệ khá chặt
chẽ với hồi giáo thế giới, có tổ chức rõ ràng, có giáo luật và kỷ luật nghiêm khắc,
sống tập trung tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hồi giáo Islam du nhập vào
nước ta khá muộn do 1 số những hoàn cảnh của lịch sử, hiện nay Chăm hồi giáo Bàni
và Chăm hồi giáo Islam lại không có sự liên kết với nhau và đôi khi còn đối lập nhau
do giáo lý của họ có nhiều khác biệt.
Về kinh tế: Phát triển nông nghiệp, dệt vải và sản xuất gốm là ba ngành kinh tế
quan trọng của người Chăm.
Đồ gốm của người Chăm có 1 điều đặc biệt là làm bằng tay và nung hoàn toàn lộ
thiên, nó chủ yếu được tạo bởi bàn tay tài hoa của người phụ nữ Chăm, vùng sản
xuất gốm nổi tiếng nhất là gốm Bầu Trúc và Gò Sành.
Người Chăm thường ít chú trọng đến việc trang trí các hoa văn trên đồ gốm,
những hoa văn phổ biến của họ chỉ chủ yếu là hình sóng nước và con sò nó phản ánh
văn hóa nơi họ sinh sống là vùng sông nước, người Chăm cũng kiêng không vẽ hình
người lên trên đồ gốm vì họ quan niệm khi đưa gốm vào nung có nghĩa là nung cả
con người, đó là điều không tốt.
Dệt vải: Nghề dệt thổ cẩm được ra đời từ rất sớm, người ta trồng bông để lấy sợi,
các hoa văn trang trí trên các sản phẩm khá tinh xảo chứa nhiều yếu tố nghệ thuật

phản ánh văn hóa Chăm, trong xã hội Chăm người ta cũng phân biệt tầng lớp giàu
nghèo trên các họa tiết của áo quần, nếu là người giàu thì các họa tiết được trang trí
là hình các chú Chim xinh xắn còn trang phục của tầng lớp bình dân sẽ là các họa tiết
đơn giản, các sản phẩm hoàn toàn được làm thủ công trên các khung dệt, được tạo
bởi những bàn tay khéo léo của người phụ nữ Chăm, những cô gái Chăm đến tuổi lấy
chồng thì ai cũng đều biết dệt vải, nó là thước đo giá trị để đánh giá cô gái đó có phải
8


là người Chăm chỉ hay không? làng dệt thổ cẩm nổi tiếng của người Chăm là Mỹ
Nghiệp, được bảo lưu theo hình thức “ Mẹ truyền con nối”
Sản xuất nông nghiệp: Trồng lúa cũng là 1 nghề khá phát triển của dân tộc Chăm,
họ trồng chủ yếu là lúa nước, ngoài ra cũng có hình thức trồng lúa cạn trên các sườn
đồi và trên nương nhưng chỉ trồng được 1 vụ.
Lễ hội: Là những cư dân nông nghiệp nên hàng năm người Chăm có rất nhiều
những lễ hội phản ánh văn hóa của cư dân nông nghiệp như: lễ hội Kate là 1 trong
những lễ hội quan trọng nhất của người Chăm, các nghi lễ nông nghiệp như: lễ dựng
chòi cày, lễ hạ điền, lễ mừng lúa mới, lễ hội cầu đảo, lễ thu hoạch lúa.
Ninh Thuận là một tỉnh nằm trên dải đất Miền Trung của nước ta, có diện tích
336.306,24ha, phía bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa, phía nam giáp với tỉnh Ninh
Thuận, phía tây giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp biển.
Địa giới hành chính gồm một thành phố và sáu huyện với 65 xã phường: Thành
phố Phan Rang- Tháp Chàm, các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Thuận Ái,
Thuận Nam, Bắc Ái.
Tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống như: Chăm, Kinh, Ranglai…trong đó
sống tập trung nhiều nhất là Người Chăm, năm 2000 dân số toàn tỉnh là 556.768
người trong đó người Chăm là 130.641 người chiếm khoảng 23,5% dân số toàn tỉnh,
huyện có nhiều người Chăm sinh sống nhất là huyện Ninh Phước có tới 60.102 người
chăm sống trong huyện, chiếm 82% dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2000.
Người Chăm thường sống tập trung quây quần thành từng làng Chăm riêng biệt,

cũng có 1 số làng có người Việt sống xen kẽ vào nhưng tỉ lệ này không có nhiều.
hiện nay người Chăm sống tập trung tại 27 làng thuộc 12 xã trong đó huyện Ninh
Phước chiếm tới 13 làng Chăm.

9


Người Chăm sống ở vùng đất Ninh Thuận theo hai tôn giáo chủ yếu là Chăm theo
đạo Bàlamôn và Chăm hồi giáo cũ, tuy nhiên người Chăm ở đây không tự gọi mình
là Chăm Bàlamôn mà gọi mình là Chăm Ahier và Chăm Bàni(hồi giáo cũ) gọi là
Chăm Awal, ngoài ra cũng có 1 bộ phận người Chăm theo đạo Islam(hồi giáo mới)
sống ở khu vực này tuy nhiên bộ phận này chỉ chiếm 1 tỉ lệ nhỏ còn lại sống tập
trung ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Quan hệ xã hội
Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ Chăm giữ vai trò cao nhất trong
gia đình, người phụ nữ lớn tuổi nắm quyền cai quản gia đình được gọi là “ Po Sang”
có nghĩa là chủ nhà.
Có nhiều những tập tục quan trọng thể hiện vai trò to lớn của người phụ nữ
Chăm trong gia đình như: con cái sinh ra sẽ được mang dòng họ mẹ, khi mất đi cũng
được đưa về theo nghĩa trang của mẹ, được gọi là Kut đối với người Chăm Ahier và
Gahul đối với người Chăm Awal.
Đối với hôn nhân nhà gái cũng là bên chủ động đi dạm hỏi chồng, người phụ nữ
lớn tuổi trong gia đình sẽ là người nắm vai trò quyết định mọi việc lớn trong gia
đình, tài sản của gia đình cũng được truyền lại cho con gái, vai trò về tài sản của
người đàn ông Chăm không được đánh giá cao trong gia đình vì vậy mà người đàn
ông sau khi kết hôn sẽ chuyển về sống ở nhà vợ như hình thức ở rể họ sẽ không được
chia bất cứ tài sản nào mà chỉ được gia đình cho như 1 hình thức bố thí, khi mà sống
bên nhà vợ nếu có sự bất hòa trong gia đình hay vì bất cứ một lý do nào dẫn đến sự li
dị hoặc người vợ bị mất sớm thì người chồng cũng không được hưởng bất kể một
chút tài sản nào mà phải ra đi tay trắng.


10


1.2 Cấu trúc ngôi làng của Người Chăm(Palei) tại Ninh Thuận.
Người Chăm thường sống tập trung lại với nhau thành từng làng được gọi là
Palei.
Tỉnh Ninh Thuận hiện nay có khoảng 27 làng thuộc 12 xã có người Chăm sinh
sống, Cư dân làng Chăm thường được cấu trúc theo dòng họ mẹ, đứng đầu mỗi dòng
họ là một người phụ nữ, mỗi làng thường được kết cấu từ ba đến bốn dòng họ mẹ vì
thế cho nên mỗi làng Chăm thường chỉ có người Chăm sinh sống và ít có sự xen kẽ
với dân tộc khác.
Quan niệm về phong thủy để chọn đất lập làng là một điều rất quan trọng đối với
người Chăm, họ quan niệm gần làng phải có núi, phải gần nguồn nước, mảnh đất
phải cao ở phía tây và phía nam, thấp ở phía bắc và đông, nước chảy về phía đông.
Sau khi chọn được mảnh đất thích hợp lập làng thì người ta sẽ tiến hành những nghi
lễ cúng bái như cúng thần Thổ Địa, Thần Sông, Thần Núi…sau khi được các thần
chứng giám họ sẽ tiến hành đặt tên làng.
Trong ngôi làng của Người Chăm có ít cây cối mọc xung quanh vì theo quan
niệm cây cối là nơi trú ngụ của ma quỷ nên người Chăm không dám trồng nhiều cây
cối xung quanh nhà mình, vì thế khi nhìn vào ngôi làng của Người Chăm từ xa ta
thường nhìn thấy là ngôi một ngôi làng chỉ có những ngôi nhà được xếp trơ trọi với
nhau, các ngôi nhà thường được bố trí sát nhau và được ngăn cách với nhau bởi hàng
rào khuôn viên, các khuôn viên được cấu tạo theo hệ thống đại gia đình tức là có nhà
của ông bà, bố me, con cái, và các gia đình nhỏ dựng trong cùng một khuôn viên,
khuôn viên của các hộ gia đình thường đặt nằm bên cạnh nhau trên một đường thẳng,
hai bên được cách nhau bởi con đường thẳng tắp, tạo nên sự thông thoáng cho các
ngôi làng.

11



Tiểu kết chương 1
Người Chăm ở nước ta nói chung và người Chăm ở Ninh Thuận nói riêng đã
cùng nhau tạo nên nền văn hóa đặc sắc cho Việt Nam, trong cái chung của nền văn
hóa ấy văn hóa Chăm lại toát lên những nét rất riêng của dân tộc mình điều đó phản
ánh đặc trưng của văn hóa tộc người, nét riêng của văn hóa tộc người Chăm được
phản ánh rõ nét trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục
tập quán, cấu trúc làng, chế độ xã hội…những nét riêng của nền văn hóa Chăm đã
tạo nên một cơ tầng văn hóa Việt Nam, phản ánh rõ đặc trưng của vùng văn hóa
Trung Bộ góp phần tạo nên bề dày lịch sử cho nên văn hóa Việt Nam.

12


Chương 2. Quy trình xây dựng ngôi nhà
2.1 Khái quát về khuôn viên nhà Chăm
Khuôn viên ngôi nhà của người Chăm thường rất rộng, được bố trí theo chế độ
đại gia đình, có nhà dành cho ông bà, nhà của bố mẹ, con cái và nhà của các cặp vợ
chồng mới cưới.
Khuôn viên nhà thường có hệ thống bảy ngôi nhà trong đó có năm ngôi nhà chính
là: nhà Bếp(Thang King), nhà Tục(Thang Yơ), nhà của Bố Mẹ Thang Lâm(Nhà
Lẫm) nhà của ông bà Thang Tôn(Nhà Cao Cẳng), nhà của con cái Thang(MưuYau).
và hai ngôi nhà phụ là nhà để cối xay thóc và nhà để gác nông cụ
Trong khuôn viên người ta thường chỉ dựng hệ thống bảy ngôi nhà(kể cả hai
ngôi nhà phụ) vì họ quan niệm theo ngũ hành: năm ngôi nhà chính giống như bàn tay
của con người, còn bảy ngôi nhà( tính cả hai ngôi nhà phụ) được quan niệm giống
như khuôn mặt của con người hai mắt, hai lỗ mũi, hai lỗ tai và một cái miệng.
Người Chăm chỉ dựng năm hoặc bảy ngôi nhà trong khuôn viên của mình, nếu
như gia đình đó đông con thì những thành viên xây dựng gia đình trước sẽ phải

nhường ngôi nhà đang ở cho gia đình của người em và tách gia đình của mình đang
sống ra 1một khu đất khác tạo lập thành khuôn viên gia đình mới.
2.2 Quy trình xây dựng
2.2.1 Chọn Đất
Việc chọn đất làm nhà là một trong những công việc đầu tiên và quan trọng nhất,
mảnh đất mà người Chăm chọn phải vuông vắn, đẹp đẽ, có sông núi xung quanh, cây
cối mọc tươi tốt, họ kiêng không dựng nhà trên đất nghĩa địa, đất đình chùa.
Người ta chọn đất bằng cách chuẩn bị sáu hũ cơm mới có rắc men, đặt ở sáu vị trí
quan trọng của ngôi nhà và mượn thày cúng đến cúng, sau ba ngày các hũ cơm đều
13


lên mem thơm phức tức là thần thổ địa cho phép làm, còn nếu các hũ cơm có mùi hôi
thối thì không được phép làm nhà trên mảnh đất đó.
Cách chọn đất thứ hai là họ lấy con dao nhọn cắm xuống đất, khi rút dao lên nếu
có đất dính vào mũi dao người ta sờ đất thấy đất mịn, mát tức là đất tốt, còn đât khô
nẻ có nghĩa là đất xấu không thích hợp để dựng nhà.
2.2.2 Xác định điểm hỏa
Với quan niệm trong mỗi mảnh đất bao giờ cũng có điểm hỏa, vì thế mà trong khi
dựng nhà bao giờ người Chăm cũng phải đo và tìm ra được điểm hỏa của mảnh đất.
Điểm hỏa là điểm không tốt của mảnh đất, nó chứa tất cả những nóng nực, những
điều không hay, điểm hỏa được người Chăm tưởng tượng giống như cái miệng của
núi lửa, người ta tránh không xây dựng nhà trên điểm hỏa vì nếu xây dựng ở trên đó
chẳng khác gì gia đình đó đang nằm trên đống lửa, tất cả mọi rủi ro của mảnh đất sẽ
đổ hết vào ngôi nhà đang xây dựng trên đó, mọi tai họa sẽ đến với các thành viên
đang sinh sống trong gia đình ấy.
Người ta xác định điểm hỏa bằng cách đóng cọc ở bốn góc của mảnh đất, căng
dây chéo nhau, điểm giao nhau ở chính giữa của bốn sợi dây được gọi là điểm hỏa
của mảnh đất, họ dựng các ngôi nhà tiếp giáp với điểm hỏa để có thể thiết kế một
máng nước sao cho khi trời mưa, nước mưa từ máng sẽ dội xuống điểm hỏa làm dịu

đi cái nóng nực của mảnh đất, mục đích của việc làm như vậy cũng với mong muốn
sự dịu mát của nước mưa sẽ giảm bớt đi những tai họa có thể ập đến với gia đình.
Trong khuôn viên của người Chăm thường có hai cái máng nước đổ xuống điểm
hỏa là máng nước giao nhau giữa nhà Tục với nhà Thang lâm và giữa nhà Tục với
nhà Thang Mưuyau.

14


2.2.3 Chọn nguyên vật liệu
Sau khi đã chọn được mảnh đất thích hợp và làm xong các thủ tục lễ bái thần linh
người ta sẽ tiến hành chọn nguyên vật liệu để xây dựng nhà. Để xây dựng nên một
ngôi nhà người Chăm phải có sự kết hợp của rất nhiều những vật liệu lấy từ tự nhiên
như gỗ, tre, nứa, lồ ô, cỏ tranh, rơm, rạ, dây rừng…,thế nên với người Chăm làm nhà
là một công đoạn cực kỳ vất vả và tốn kém vì các nguyên vật liệu được lấy hầu hết từ
trên rừng các công đoạn vận chuyển rất vất vả.
Chọn Gỗ: Gỗ được coi là một trong những loại vật liệu quan trọng nhất của người
Chăm, gỗ được sử dụng để làm cột nhà, đòn dông, đòn tay, vít…trong các loại gỗ
được chọn để làm nhà thì gỗ dùng để làm cột là quan trọng nhất, vì nó sẽ làm trụ cột
để giữ vững cho ngôi nhà không bị đổ, riêng đối với nhà Tục Thang Yơ sẽ được sử
dụng cây gỗ Trâm Bầu vì họ quan niệm gỗ Trâm Bầu tượng trưng cho sự phát triển,
sự sinh sôi nảy nở.
Người Chăm cũng kiêng không sử dụng các loại cây gỗ: Trầm Hương, Gỗ Mun
để xây dựng nhà vì quan niệm nó là nơi trú ngụ của ma quỷ và có mùi không tốt cho
sức khỏe.
Nguyên vật liệu làm mái: vật liệu làm mái nhà được lấy từ các loại cỏ tranh được
cắt ở trên rừng về đem phơi khô hoặc được làm từ rơm rạ sau mỗi vụ mùa người ta
lựa chọn chúng rồi xếp sóng lại phơi khô cất đi cho đến khi gia đình có việc.

15



2.2.4 Chọn hướng ngôi nhà
Là dân tộc cực kỳ coi trọng yếu tố phong thủy, việc bố trí ngôi nhà và hướng của
ngôi nhà đóng vai trò rất lớn, họ quan niệm ngôi nhà có thể ảnh hưởng đến hạnh
phúc, sinh mạng của cả cuộc đời của con người. Mỗi ngôi nhà đều có hướng và cách
bố trí riêng của nó để phù hợp với các yếu tố phong thủy và các quan niệm về tín
ngưỡng tôn giáo.
Nhà Bếp Thang King
Nhà Bếp sẽ được chọn để dựng ở góc Tây Bắc của khuôn viên, đối với người
Chăm quan niệm Tây Bắc là hướng của sự sống, hướng cửa ra vào của nhà bếp bao
giờ cũng được đặt đối diện với cửa của ngôi nhà Tục Thang Yơ trên một đường
thẳng vì người Chăm quan niệm Nhà Tục giống như cái miệng của ngôi nhà của
người Chăm, đặt chúng thẳng nhau sẽ giống như thức ăn được đưa vào miệng của
con người vậy.
Nhà Tục (Thang Yơ)
Là một trong những ngôi nhà quan trọng nhất trong khuôn viên người Chăm,
được coi là ngôi nhà khởi nghiệp của gia đình nên nhà Tục bao giờ cũng được dựng
ở góc Đông Bắc của mảnh đất vì người Chăm quan niệm hướng Đông là hướng mặt
trời mọc, là hướng mở đầu cho sự sinh sôi phát triển của muôn loài vì vậy mà họ
chọn dựng ngôi nhà Tục ở hướng Đông Bắc cũng với mong muốn mọi khởi đầu tốt
đẹp sẽ đến với gia đình.
Nhà Thang Lâm(Nhà Lẫm)
Được coi như là con ngựa thần của gia đình, nhà Thang Lâm bao giờ cũng quay
mặt về Hướng Nam, nó là ngôi nhà đứng ở vị trí chính giữa của khuôn viên và có thể
nhìn bao quát được tất cả xung quanh khuôn viên.

16



Nhà Thang Tôn( Nhà Cao Cẳng)
Trong khuôn viên của người Chăm chỉ có Thang Tôn là ngôi nhà duy nhất được
phép dựng ở hướng Đông vì người Chăm quan niệm hướng Đông là hướng của thần
thánh, các đình chùa, đền tháp sẽ được dựng ở hướng Đông, Thang Tôn là nhà dành
cho ông bà, ông bà khi được chuyển xuống nhà Thang Tôn ở phải là người có chức
sắc cao trong hàng ngũ tôn giáo được mọi người kính trọng, hoặc họ đã phải thoát
tục tức là không còn quan hệ với nhau nữa thì mới được ở tại ngôi nhà này.
Nhà Thang Muyau(Nhà Song, Nhà Kề)
Là ngôi nhà tiếp giáp với nhà Tục hướng của nó là quay về hướng Tây đối diện
với nhà Thang Tôn, tuy nhiên cửa của hai ngôi nhà lại được làm tránh nhau ra tức là
chúng không bao giờ được đặt thẳng hàng với nhau vì người Chăm quan niệm cửa ra
vào giống như miệng con người vậy, đặt hai cánh cửa thẳng hàng nhau sẽ gây ra đấu
khẩu, bất hòa trong gia đình.
Trong khuôn viên nhà của người Chăm chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy được
ngôi nhà quay về hướng Bắc, người Chăm quan niệm hướng Bắc là hướng xấu,
hướng của ma quỷ thế nên họ sẽ kiêng không làm nhà quay về hướng Bắc. hướng
này chỉ được sử dụng trong đám tang khi người ta đặt đầu người chết quay về hướng
Bắc, hay là hướng đặt nghĩa trang.

Tiểu kết chương 2.
Để xây dựng lên được một ngôi nhà hoàn chỉnh thì ở giai đoạn trước đó người
Chăm đã phải thực hiện rất nhiều những công đoạn khác nhau từ chọn đất, chọn gỗ,
xác định hướng xây dựng nhà, xác định điểm hỏa của mảnh đất…các công đoạn
chọn nguyên vật liệu xây nhà đối với người Chăm được lựa chọn rất cẩn thận, công
phu. Việc xem xét phong thủy trước khi xây dựng một ngôi nhà đối với họ là một
điều không thể thiếu được, sử dụng yếu tố phong thủy trong xây dựng ngôi nhà cũng
là một phần giúp cho khuôn viên nhà Chăm luôn có sự ổn định về số lượng các ngôi
17



nhà, và hướng đặt các ngôi nhà, trong quy trình xây dựng thì việc tìm ra điểm hỏa
của mảnh đất là không thể thiếu được, đây là một phong tục rất hay của người Chăm
mà có ít dân tộc có được điều này.
Đối với người Chăm quan niệm ngôi nhà có thể ảnh hưởng đến cả sự nghiệp,
cuộc đời và số phận của con người vì thế cho nên để xây dựng được một ngôi nhà
Chăm đòi hỏi phải rất công phu, tỉ mỉ và tốn nhiều của cải công sức của gia đình.

Chương 3. Tổng quan hệ thống các ngôi nhà trong khuôn viên
của người Chăm.
3.1 Công trình phụ (hệ thống hàng rào khuôn viên, cổng và hai
ngôi nhà phụ)
3.1.1 Hàng rào khuôn viên
Trong khuôn viên của người Chăm bao giờ cũng có hàng rào xung quanh để bảo
vệ, mục đích của việc rào khuôn viên là để tránh các loại thú dữ và để phân biệt đất
nhà mình với đất nhà khác.
Nguyên vật liệu làm hàng rào thường được lấy từ tự nhiên dựng như: tre, nứa, lồ
ô, xăng đan… đôi khi gia đình không có điều kiện người ta cũng dùng cả những
chiếc rào tre để dựng lên hàng rào khuôn viên.
Hàng rào thường có chiều cao khoảng 1,2 mét, nó được ghép lại bằng các thân
cây dựng đứng và có một chiếc nẹp bằng tre chạy ngang thân để giữ cho hàng rào
được thẳng, không bị xộc xệch đổ về đằng trước hay đằng sau, hàng rào được ghép
lại với nhau rất kín nên khi đứng bên ngoài hàng rào ta khó có thể nhìn được vào
trong nhà.

18


3.1.2 Cổng nhà
Gắn liền với hàng rào sẽ là cổng ra vào của gia đình hay còn gọi là cửa ngõ, lễ
dựng cửa ngõ sẽ được tiến hành ngay sau khi nhà bếp Thang Kinh và nhà Tục được

hoàn thành người ta sẽ mượn thầy cúng đến để làm lễ dựng cửa ngõ.
Cổng có chiều rộng khoảng 90cm đến 1 mét, cao khoảng 2m, được dựng bằng hai
cây gỗ to, chôn sâu ở hai bên để tạo nên bộ khung vững chắc cho cổng, bên trên hai
cây gỗ đó người ta sẽ dựng cho nó một lớp mái để che mưa che nắng, hai bên sẽ là
hai cánh cửa cổng có thể đóng ra đóng vào được tạo bằng gỗ tạo nên một chỉnh thể.
Cổng nhà sẽ được đặt quay về hướng Nam, cổng sẽ được đặt thụt lùi sâu vào
trong sân của khuôn viên so với hàng rào chừng khoảng hơn 2m, theo cuốn “Nhà ở
của người chăm ở ninh thuận truyền thống và biến đổi” của Lê Duy Đại cho rằng
theo quan niệm của người Chăm chiếc cổng được đặt thụt lùi vào trong giống như
miệng của con người vậy, và thức ăn lùa vào miệng cũng giống như của cải được lùa
vào nhà.
Có một điều đặc biệt chú ý là cánh cổng của người Chăm sẽ không bao giờ đặt
nằm thẳng với cửa của các ngôi nhà, nó luôn được hướng vào một khoảng đất trống
của gia đình bởi quan niệm đặt thẳng vào cửa của gia đình sẽ đem đến những điều
không hay cho các thành viên của gia đình.
3.1.3 Nhà xay thóc và nhà để nông cụ
Được đặt ở đầu cổng của gia đình nơi giáp với hàng rào chắn, hai ngôi nhà sẽ
được dựng cột ở bốn góc, có lợp mái bên trên để che mưa nắng bảo vệ các đồ vật
được chứa bên trong nhưng lại không có tường, chúng được dựng với không gian
mở, đứng ở mọi góc đều có thể nhìn được chúng.

19


3.1.4 Giếng nước của gia đình
Theo tài liệu của GSTS Lê Duy Đại trong cuốn “Nhà ở của người chăm ở ninh
thuận truyền thống và biến đổi”cho rằng giếng của người Chăm chính là miệng của
con rồng, người Chăm quan niệm khu đất trong khuôn viên của mình là hiện thân
của con rồng và miệng giếng chính là miệng rồng.
Sau khi công việc rào khuôn viên đã được hoàn thành người ta sẽ mượn thầy

cúng đến để làm lễ đào giếng, giếng của người Chăm bao giờ cũng được đặt ở hướng
Đông Bắc vì theo quan niệm đó là hướng khởi đầu, người ta làm lễ đào giếng cúng
thần cũng với mong muốn rồng sẽ hiện thân trong khuôn viên, phun mưa mang
những điều mát mẻ, tươi tốt đến với gia đình.
Giếng được đào sâu dưới lòng đất chừng khoảng 3,5 đến 4m. chiều cao của thành
giếng lên khỏi mặt đất là khoảng 0,8-1m, chiều rộng của thành giếng vào khoảng
0,8m. thành giếng hoàn toàn được làm bằng gỗ, nó được người dân lấy các miếng gỗ
đã được đẽo gọt cẩn thận, có chiều dài khoảng 0.8m, người ta sẽ đem các mảnh gỗ
xếp khít lại với nhau và được định hình bởi bốn cái cọc to ở bốn góc.
Một điều đặc biệt ở giếng của người Chăm mà ta dễ dàng nhìn thấy là giếng có
hình vuông chứ không phải là giếng hình tròn như người Việt, nguyên nhân của nó
cũng có thể do quan niệm giếng chính là miệng của con rồng nên nó có hình dáng
như vậy, cũng có một cách giải thích khác là do giếng của người Chăm được làm từ
các thanh gỗ ghép lại thế nên để làm được cái giếng hình tròn là một điều rất khó.

20


5.2 Hệ thống năm ngôi nhà chính
Ngôi nhà cũng thể hiện vai trò, vị trí và quyền năng của từng thành viên trong gia
đình đó, mỗi ngôi nhà của người Chăm đều có những chức năng khác nhau phản ánh
tín ngưỡng, phong tục tập quán và văn hóa riêng của người Chăm, chúng ta hãy đi
tìm hiểu vị trí và chức năng của từng ngôi nhà sau đây.
5.2.1 Nhà Bếp( Thang King)
Nhà bếp Thang King được gọi là nhà sự sống, Sau khi các công đoạn chọn đất,
chọn gỗ, xác định định hướng, điểm hỏa và lễ cúng được hoàn thành thì nhà Bếp sẽ
là ngôi nhà được dựng lên đầu tiên trong khuôn viên.
Kết cấu nóc mái: nhà gồm có hai mái chính và hai mái phụ ở hiên nhà, hai mái
phụ được thiết kế với diện tích khá nhỏ so với những ngôi nhà khác, mái nhà được
lợp bằng cỏ ranh, hai lớp mái chính sẽ được lợp dài hơn để che mưa, che nắng trước

cửa bếp.
Sàn Nhà: chỉ riêng trong khuôn viên nhà, nhà Bếp là ngôi nhà duy nhất được làm
sàn bằng đất, mặt sàn được làm khá cao so với các ngôi nhà trong cùng khuôn viên
khoảng 40cm, mặt sàn được chia làm làm hai phần: phần bên ngoài dùng để nấu
nướng và phần bên trong được coi như là cái kho dùng đựng đồ đạc linh tinh và thóc
gạo để nấu nướng hàng ngày, hai phần này được ngăn cách nhau bởi một vách tường
và được thông thiên với nhau bởi một ô cửa sổ hình vuông rất nhỏ.
Không gian bên trong: không gian bên trong nhà khá hẹp, gian đựng đồ đạc bên
trong không có cửa sổ nên rất tối, gian nấu nướng bên ngoài được thiết kế mấy ô cửa
sổ nhỏ thông gió vì vậy trông sáng và thoáng hơn gian bên trong.
Bên trên vị trí bếp đun người ta treo một sàn gác dùng để gác đồ đạc và treo các
loại lương thực để tránh mối mọt hay gác thịt để làm thịt hun khói. ở phía bên trái
giáp với tường bếp người ta cũng dựng một sàn gác chạy dài theo chiều dài của bếp,
21


sàn gác này có chiều cao khoảng 1m so với mặt bếp, đây là nơi để úp bát đĩa, song
nồi của gia đình thay cho tủ đựng bát.
Vị trí đặt ba Ông Đầu Rau được đặt ngay dưới sàn gác của gia đình, được coi là
ngôi nhà sự sống thế nên người Chăm rất chú ý đến việc cúng bái ba Ông Đầu Rau,
người đảm nhiệm trọng trách này trong gia đình là những người phụ nữ.
Phong tục tập quán: người Chăm thường ăn cơm nấu trong các nồi đất, thức ăn
có rau, cá, thịt, thức uống phổ biến là rượu cần và rượu gạo, tục ăn trầu phổ biến.
Các hộ gia đình nhỏ trong khuôn viên sẽ nấu nướng và ăn chung với nhau. Bếp là
ngôi nhà được dựng đầu tiên trong khuôn viên, nếu như gia đình thuộc hàng giàu có
người ta sẽ dựng đồng thời nhà bếp và nhà Tục (Thang yơ) cùng lúc, nhưng nếu gia
đình đó không có điều kiện thì người ta sẽ tạm mượn nhà bếp một thời gian để ở cho
đến khi gia đình có đủ điều kiện để xây dựng được ngôi nhà Thang yơ. Như vậy nhà
bếp không chỉ đóng vai trò là ngôi nhà dành riêng cho nấu nướng mà khi khó khăn
người ta cũng rất linh hoạt biến nhà bếp thành ngôi nhà ở.

3.2.2 Nhà Tục (Thang yơ)
Được coi là ngôi nhà khởi nghiệp của gia đình, đồng thời cũng là ngôi nhà có ý
nghĩa rất quan trọng tất cả các thành viên trong gia đình đều trải qua sống tại ngôi
nhà này một thời gian, các hoạt động nghi lễ như cúng tế, cưới xin, tang ma đều được
tổ chức tại ngôi nhà này vì vậy mà nó được coi là ngôi nhà Tục, là nhà có ý nghĩa
quan trọng nhất của người Chăm.
Kết cấu nóc mái: nhà được thiết kế gồm bốn mái, có một điều đặc biệt ở ngôi nhà
này là có ba mái chính lớn và một mái phụ nhỏ hơn ở chái nhà phía Nam, nguyên
nhân do mái ở phía Bắc tiếp giáp với máng nước đổ xuống điểm hỏa nên phải được
thiết kế lớn hơn bình thường.

22


Kết cấu sàn nhà: là ngôi nhà mang ý nghĩa quan trọng nhất của người Chăm nên
kết cấu sàn của Thang Yơ cũng có nhiều khác biệt so với những ngôi nhà khác trong
cùng khuôn viên, Sàn nhà được làm từ thân cây tre đem bổ dập thành từng miếng,
được đan khít lại với nhau bằng dây mây, nhà Tục được sử dụng thân cây tre để lợp
sàn cũng vì theo quan niệm của người Chăm tre là loại cây sinh sôi nảy nở nhiều
tượng trưng cho tính phồn thực lợp nó ở ngôi nhà khởi nghiệp của gia đình với mong
muốn mọi thứ sẽ sinh sôi phát triển, khi lợp sàn người ta sẽ úp mặt bên trong thân
cây tre xuống dưới những thanh gỗ được đỡ bên dưới làm giá đỡ cho sàn nhà.
Nhà của người Chăm được gọi là ngôi nhà sàn thấp bởi vì sàn nhà của nó không
bao giờ tiếp hẳn xuống đất mà lúc nào nó cũng được đỡ trên những phiến đá hình
vuông, những phiến đá được đặt ở những góc quan trọng tạo nên giá đỡ vững chắc
cho ngôi nhà, các phiến đá thường được xếp cách nhau khoảng 1–1,5m, tuy nhiên
chiều cao của nnhà lại không đáng kể, độ cao trung bình của ngôi nhà chỉ khoảng 2535cm với độ cao này chỉ khiến ngôi nhà cao hơn mặt đất một chút vì vậy mà nó được
gọi là nhà sàn thấp. Mục đích của việc chọn làm nhà sàn thấp là muốn lấy nhiệt ẩm
từ dưới lòng đất tạo cho ngôi nhà sự mát mẻ, thoáng đãng.
Việc lựa chọn làm nhà sàn thấp cũng phản ánh một phần góc độ văn hóa từ môi

trường sống bởi vùng đất Ninh Thuận, Bình Thuận là vùng khí hậu rất nóng nực, đất
đặc trưng ở đây là đất cát vì thế điều kiện để có thể xây dựng ngôi nhà trệt đất giống
như người Việt là điều rất khó, cách lựa chọn làm nhà Sàn Thấp của người Chăm là
một sáng tạo cực kỳ thông minh vì cách làm nhà như này vừa mát mẻ, thoáng đãng,
sạch sẽ lại dễ xử lý khi có trường hợp cát rơi trong nhà.
Tường nhà: được làm bằng đất, người ta lấy rơm rạ trộn với bùn đất đắp vào cốt
vách ở giữa, các công đoạn làm tường đều được làm do bàn tay của những người thợ
Chăm, họ đắp đất vào tường bằng tay rồi sau đó tìm một vật có diện tích phẳng nện
vào nền tường nhà để tạo độ khít, tránh nứt nẻ cho tường.

23


Mặt bằng và không gian sinh hoạt: mặt bằng của nhà Thang yơ có hình chữ nhật
và được chia làm ba gian: gian đầu tiên ngoài cùng là nơi tổ chức mọi hoạt động nghi
lễ của gia đình mang hình tượng như là cái đầu người, gian ở giữa là phòng ngủ
mang hình tượng cái lồng ngực, gian ở trong cùng là kho đựng thóc mang hình tượng
là cái bụng, kho thóc của gia đình bao giờ cũng được gắn liền nhà tục Thang Yơ, như
vậy với các quan niệm về ý nghĩa tượng trưng của người Chăm thì nhà Tục Thang
Yơ được hiểu giống như hình tượng cơ thể của một con người vậy.
Nhà có hai cửa chính để ra vào, một cánh cửa quay mặt đối diện với nhà bếp và
một cánh cửa thông sang với nhà Thang Mưyau.
Kiến trúc bên trong ngôi nhà Tục cũng không có nhiều đặc biệt, ở sát vách gian
ngoài cùng người ta sẽ thường trang trí một chiếc rương đựng đồ, có chiều dài
khoảng 1,2m và có bốn bánh xe để dễ di chuyển khi nhà có công việc gì hoặc hỏa
hoạn xảy ra.
Bên trong phòng ngủ của cặp vợ chồng có trải hi chiếc chiếu lên nhau cái bên
dưới mặt phải sẽ được úp lên, cái bên trên mặt trái sẽ được đặt úp xuống để tượng
trưng cho âm dương. Thẳng lên trên chiếu ngủ người ta có dựng một cái xà gác bằng
tre đan lại thành các ô vuông nhỏ dùng để gác chăn chiếu.

Kiến trúc điêu khắc: kiến trúc của ngôi nhà Thang Yơ không có nhiều đặc biệt,
trên nhà không được chạm khắc những hình hoa văn như con rồng, con rùa, bướm
hay hoa mai như những ngôi nhà khác bởi vì đây là ngôi nhà Tục người ta rất kiêng
việc đóng đinh hay chạm khắc linh tinh lên cột nhà.
Phong tục tập quán: theo phong tục Thang Yơ là ngôi nhà được dựng đầu tiên để
ở trong khuôn viên, trong giai đoạn đầu tiên cả đại gia đình sẽ sống tại ngôi nhà này
chỉ cho đến khi người con gái đầu tiên trong gia đình kết hôn thì bố mẹ và các em sẽ
phải nhường lại ngôi nhà này cho cặp vợ chồng trẻ và tiếp tục dựng một ngôi nhà
khác để ở được gọi là nhà Thang Lâm.
24


Việc dựng các ngôi nhà cũng có sự phân biệt về tầng lớp, nếu như gia đình thuộc
vào tầng lớp bình dân thì họ sẽ không làm nhà Thang Lâm mà thay vào đó họ sẽ
dựng ngôi nhà Ngang, còn nếu như gia đình thuộc tầng lớp nghèo điều kiện kinh tế
chưa cho phép họ làm một ngôi nhà mới thì họ sẽ quay trở lại mượn tạm nhà bếp một
thời gian để ở cho đến khi gia đình có đủ điều kiện để xây dựng ngôi nhà mới là nhà
Ngang. nhà Tục Thang Yơ lúc này sẽ trở thành phòng tân hôn của đôi vợ chồng trẻ
và lễ cưới sẽ được tổ chức tại đây.
Như đã giới thiệu tôn giáo của người Chăm là Bàlamôn là theo chế độ mẫu hệ,
người con gái khi kết hôn sẽ được được ở lại gia đình nhà mẹ đẻ và người đàn ông sẽ
đến nhà vợ ở rể vì vậy khuôn viên nhà Chăm chính là khuôn viên của đại gia đình
mẫu hệ.
Theo phong tục cô con gái út trong gia đình sẽ là người được hưởng toàn bộ tài
sản được thừa kế và cũng là người phải chịu trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ khi về
già vì vậy mà cô con gái út lại là người được đánh giá cao nhất trong gia đình Người
Chăm.
3.2.3 Nhà Thang Lâm( Nhà Lẫm)
Đây là ngôi nhà được làm sang trọng nhất trong khuôn viên nhà của người
Chăm, được đặt ở vị trí trung tâm của khuôn viên, có kích thước to lớn nhất trong tất

cả các ngôi nhà.
Kết cấu nóc mái: Thang Lâm là ngôi nhà duy nhất trong khuôn viên được kết cấu
bởi hai lớp mái, lớp mái trên được lợp bằng ngói, lớp mái bên dưới được làm bằng
bùn đất trộn với rơm rạ chúng được trát vào những phên tre tạo thành lớp mái dày
vững chắc, có tác dụng chống nóng cho ngôi nhà,
điều này làm hạn chế sự khắc nghiệt của thời tiết Miền Trung đó cũng là lý do mà
khi ta bước chân vào ngôi nhà của người Chăm ta sẽ cảm thấy rất mát mẻ và dễ chịu.

25


×