Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.23 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

1

Nội dung
A. Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên
I.Một số khái niệm
II.Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên – xã hội

2
2
2

1.Xã hội – bộ phận đặc thù của tự nhiên

2

2.Sự thống nhất biện chứng giữa con người, xã hội và tự nhiên

3

3.Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên

3

3.1. Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong hệ thống

3


tự nhiên – xã hội
3.2. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ

4

phát triển của xã hội
3.3. Mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên phụ
thuộc vào nhận thức và vận dụng quy luật tự nhiên và quy luật xã hội

5

trong hoạt động thực tiễn
B. Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
I.

6

Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

6

1.

Tài nguyên rừng

6

2.

Đa dạng sinh học


7

3.

Tài nguyên đất

7

4.

Các tài nguyên khác

8

Bảo vệ môi trường

8

1.

Thực trạng, nguyên nhân

8

2.

Một số giải pháp

10


3.

Các kết quả thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

11

II.

Kết luận

12


Tài liệu tham khảo

13

Mở đầu

Triết học là hệ thống những lí luận chung nhất của con người về thế giới,
bản thân con người và vị trí, vai trò của con người trong thế giới. Con người là
sản phẩm hoàn hảo nhất của tạo hoá, là loài động vật cao cấp có ngôn ngữ và tư
duy. Từ xa xưa con người đã luôn tò mò về thế giới xung quanh, về giới tự
nhiên. Đã biết bao nhà triết học phải đau đầu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi:
“Con người có nhận thức được thế giới hay không?”, “Vai trò, vị trí của con
người trong thế giới đó?”, và một câu hỏi cũng được đặt ra: “Tự nhiên, xã hội
có mối quan hệ với nhau như thế nào?”. Bài tiểu luận “Quan hệ giữa xã hội với
tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” đưa ra vài lời gợi ý
cho câu hỏi trên; đồng thời xem xét đến vấn đề môi trường – một trong những

yếu tố cơ bản của điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, một vấn đề đang
được quan tâm hàng đầu hiện nay trên thế giới; tuy nhiên bài tiểu luận tập trung
vào vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam, đặc biệt trong công cuộc Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay. Qua đó, hy vọng có thể thay đổi nhận thức
của mỗi cá nhân và toàn xã hội, giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn về mối
quan hệ giữa tự nhiên, xã hội và con người; từ đó sẽ có những chuyển biến, cải
thiện trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

2


NỘI DUNG

A. Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên
I. Một số khái niệm
Tự nhiên, theo nghĩa rộng, là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách
quan. Với nghĩa này thì con người và xã hội loài người là một bộ phận,
hơn nữa, là bộ phận đặc thù của tự nhiên.
Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, lấy mối quan hệ
của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền
tảng. “Xã hội không phải bao gồm các cá nhân, mà xã hội biểu hiện tổng
số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân đối với nhau”.
II. Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội
1. Xã hội – bộ phận đặc thù của tự nhiên
Với định nghĩa “tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách
quan” thì con người và xã hội loài người là một bộ phận của tự nhiên.
Xét về mặt tiến hoá, con người có nguồn gốc từ tự nhiên, là sản
phẩm cao nhất của quá trình tiến hoá của thế giới vật chất. Sự tồn tại của
bản tính tự nhiên trong con người là một tất yếu khách quan, bởi vì con
người có nguồn gốc phát sinh từ động vật. Để tồn tại và phát triển, con

người cũng có đầy đủ những nhu cầu thiết yếu như bất kỳ một động vật
cao cấp nào khác và đồng thời cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những
quy luật sinh học như đồng hoá và dị hoá, di truyền và biến dị, thích
nghi… Tuy nhiên, con người còn tiến hành các hoạt động lao động. Lao
động là ranh giới phân biệt về chất giữa con người và con vật, giữa xã
hội loài người và thế giới loài vật. Trong quá trình lao động, ngôn ngữ ra
đời. Lao động và ngôn ngữ là hai nhân tố đã biến bộ óc của con vượn
thành bộ óc của con người.

3


Mặt khác, xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình
thái này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa
người với người làm nền tảng. Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và
những quan hệ của các cá nhân với nhau.Như vậy xã hội cũng là một bộ
phận của tự nhiên. Song bộ phận này có tính đặc thù thể hiện ở: phần còn
lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức tác động lẫn nhau; trong xã
hội, nhân tố hoạt động là của con người có ý thức, hành động có suy nghĩ
và theo đuổi những mục đích nhất định. Hoạt động của con người không
chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự
nhiên.
2. Sự thống nhất biện chứng giữa con người, xã hội và tự nhiên
Nguyên lý tính thống nhất vật chất của thế giới do Ph.Ăngghen
đưa ra đã khẳng định, tuy thế giới vô cùng phức tạp và đa dạng được cấu
thành từ nhiều yếu tố khác nhau, song, suy đến cùng có ba yếu tố cơ bản:
giới tự nhiên, con người và xã hội loài người. Ba yếu tố đó thống nhất
với nhau trong một hệ thống “Tự nhiên - Con người – Xã hội” hay “Xã
hội – Tự nhiên”, vì rằng chúng đều là các dạng thức khác nhau, những
trạng thái khác nhau, những đặc tính và những mối quan hệ khác nhau

của vật chất vận động. Thế giới vật chất luôn vận động, nhưng sự vận
động đó lại diễn ra một cách cụ thể trong trạng thái ổn định tương đối,
bởi vì đó là sự vận động có quy luật và tuân theo quy luật. Tất cả các quá
trình diễn ra trong tự nhiên, trong xã hội, trong con người đều phải chịu
sự chi phối của những quy luật phổ biến nhất định. Sự hoạt động của các
quy luật đó đã nối liền các yếu tố trong thế giới thành một chỉnh thể
thống nhất, vĩnh viễn vận động và phát triển không ngừng trong không
gian và thời gian.
3. Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên

4


3.1. Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong hệ thống
tự nhiên – xã hội
Trong sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, yếu tố tự nhiên
có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của xã hội, còn yếu tố xã
hội ngày càng có vai trò quan trọng đối với việc biến đổi và phát triển
của tự nhiên.
Tự nhiên là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của quá
trình sản xuất ra của cải vật chất. Tự nhiên là môi trường sống của con
người và xã hội loài người, vai trò này không có gì có thể thay thế được
và cũng không bao giờ bị mất đi, cho dù xã hội phát triển đến trình độ
nào đi chăng nữa. Chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những thứ cần
thiết nhất cho sự sống của con người như nước, ánh sáng, không khí,…
và những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội như
các nguyên vật liệu, tài nguyên khoáng sản,… Ngày nay, với khoa học,
kỹ thuật và công nghệ hiện đại, con người có thể sản xuất, chế tạo ra
những vật liệu mới vốn không có sẵn trong tự nhiên, song, suy đến cùng,
những thành phần tạo nên chúng đều xuất phát từ tự nhiên. Vì vậy, tự

nhiên luôn là tiền đề, điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội.
Nếu tự nhiên là nguồn cung cấp các tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản
xuất cho con người và xã hội, thì con người và xã hội là người tiêu thụ,
người biến đổi tự nhiên mạnh mẽ nhất, nhanh chóng nhất so với tất cả
những thành phần khác của chu trình sinh học. Xã hội có thể sử dụng tất
cả các nguồn vật chất vốn có của sinh quyển: động vật, thực vật, vi sinh
vật, đất, đá, sỏi, cát, dầu mỏ, khí đốt, ánh sáng, nước, không khí…
3.2. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc
vào trình độ phát triển của xã hội
Từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, lịch sử của tự
nhiên không chỉ phụ thuộc sự tác động của các yếu tố tự nhiên, mà còn
5


chịu sự chi phối ngày càng mạnh mẽ của yếu tố xã hội. Đồng thời, sự
phát triển của lịch sử xã hội không thể tách rời các yếu tố tự nhiên.
Sự gắn bó, quy định lẫn nhau giữa lịch sử xã hội và lịch sử tự
nhiên biểu hiện thông qua mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Mối
quan hệ đó luôn biến đổi theo quá trình lịch sử, thực hiện trong sự phát
triển và thay thế các hình thái xã hội cụ thể. Mỗi nền văn minh, mỗi một
hình thái kinh tế - xã hội đều được đặc trưng bởi một trình độ phát triển
của một công cụ sản xuất nhất định: nền văn minh nông nghiệp đặc trưng
bởi công cụ sản xuất bằng kim loại thủ công, nền văn minh công nghiệp
– công cụ sản xuất bằng máy móc cơ khí. Công cụ sản xuất biến đổi và
phát triển, tức là sức chinh phục tự nhiên của con người tăng lên, điều đó
làm thay đổi tính chất mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Tuy
nhiên xã hội đối xử với giới tự nhiên ra sao còn phụ thuộc vào bản chất
chế độ xã hội, vào quan hệ sản xuất thống trị. Do đó, với đỉnh cao là nền
đại công nghiệp cơ khí tự động hoá, sự khác biệt giữa con người và tự
nhiên ngày càng tăng lên và cuối cùng đã dẫn đến sự mâu thuẫn gay gắt

trong hệ thống “tự nhiên - xã hội” dưới chủ nghĩa tư bản. Trong giai
đoạn này, con người không chỉ coi tự nhiên như môi trường sống, như
kho tài nguyên, mà chủ yếu còn như đối tượng để khai thác, vơ vét nhằm
thu lợi nhuận tối đa. Mối quan hệ đó đã dẫn đến những hậu quả khôn
lường. Khủng hoảng sinh thái đang đe doạ nhân loại, đe doạ sự sống của
cả hành tinh.
3.3. Sự tác động lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc
vào nhận thức và vận dụng quy luật tự nhiên, quy luật xã hội trong
hoạt động thực tiễn
Bằng hoạt động thực tiễn, con người và xã hội ngày càng giữ vai
trò quan trọng đối với sự biến đổi và phát triển của tự nhiên. Đứng trên
bình diện xã hội, những kết quả mà con người đạt được trong lĩnh vực

6


sản xuât vật chất đều phải nhằm phục vụ cho mục đích phát triển không
ngừng của xã hội. Trong các chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất, đặc biệt trong suốt mấy thế kỷ thống trị của chủ nghĩa tư bản, sự
khai thác tự nhiên, vơ vét của cải nhằm thu lợi tối đa đã tàn phá tự nhiên
hết sức nặng nề. Do đó, xét trên bình diện tổng thể của hệ thống tự
nhiên–xã hội, thì hoạt động của con người là hoạt động tự phát. Vì rằng,
những hoạt động đó chưa tính toán đầy đủ những quy luật tồn tại và phát
triển của tự nhiên mà con người cần tuân thủ trong hoạt động thực tiễn,
trước hết là hoạt động sản xuất xã hội. Cuộc khủng hoảng sinh thái đang
diễn ra ở một số nơi trên hành tinh là hậu quả của những hành động thiếu
suy nghĩ và “bóc lột” quá đáng tự nhiên của con người.

B. Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
I. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

1.

Tài nguyên rừng

- Suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng:
Bảng 1. Sự biến động diện tích rừng qua một số năm
Năm

Tổng

diện Diện

tích Diện

tích có rừng rừng tự nhiên rừng

tích Độ che phủ
trồng rừng (%)

(triệu ha)

(triệu ha)

(triệu ha)

1943

14,3

14,3


0

43,0

1983

7,2

6,8

0,4

22,0

2005

12,7

10,2

2,5

38,0

- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:
+ Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng
rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
+ Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các
vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

7


+ Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất
lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng
đất rừng.
2. Đa dạng sinh học
- Suy giảm đa dạng sinh học: Sự đa dạng sinh học thể hiện ở
thành phần các loài và số lượng các loài; tuy nhiên sự đa dạng
sinh học đang có nguy cơ giảm sút.
- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
+Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên
nhiên
+Ban hành Sách đỏ Việt Nam. Đã có 360 loài thực vật và 350 loài động
vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
+Quy định việc khai thác: cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng
non; cấm gây cháy rừng,…
3.

Tài nguyên đất

- Theo số liệu thống kê năm 2005, nước ta có khoảng 12,7 triệu ha
đất có rừng, 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm hơn
28,4% tổng diện tích đất tự nhiên).
- Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất:
Đối với vùng đồi núi, để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp
dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang,
đào hố vẩy cá, … Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư
cho dân cư miền núi. Đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn;



8


4. Các tài nguyên khác
- Tài nguyên nước:
Tình trạng ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và ô
nhiễm môi trường nước là hai vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng
tài nguyên nước hiện nay. Do vậy, cần sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài
nguyên nước, đảm bảo cân bằng nước và phòng chống ô nhiễm nước.
- Tài nguyên khoáng sản:
Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản. Tránh lãng phí tài nguyên
và làm ô nhiễm môi trường.
II. Bảo vệ môi trường
1. Thực trạng, nguyên nhân
 Thực trạng:
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2008, cả
nước có khoảng trên 200 khu công nghiệp. Theo báo cáo giám sát của
Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu
công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương
rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc.
Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước
thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu
công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải.
Cùng với đó, các làng nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục
hồi, phát triển mạnh mẽ và hậu quả về môi trường do các hoạt động sản
xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm
không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than,
lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 thải ra trong quá trình sản xuất khá cao.

Bên cạnh đó, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo
động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải, không khí, tiếng ồn... Dân
9


số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng
nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt ở đô thị hầu
hết trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí
nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo báo cáo Chương trình
môi trường của Liên hợp quốc, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đứng đầu
châu Á về mức độ ô nhiễm bụi.
 Nguyên nhân:
a.

Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo

vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng.
b.

Quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là

của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn
chế hiệu quả hoạt động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các chế tài xử phạt đối với các
loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường
vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh.
c.

Các cấp chính quyền còn buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm


trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra
về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất
dường như vẫn mang tính hình thức.
d.

Công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường trong xã hội

còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.
e.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên

trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục
vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
2. Một số giải pháp
Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô
nhiễm môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau :

10


a. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường,
trong đó những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe
các đối tượng vi phạm. Cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi
trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc
tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường
tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
b. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường;
phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng

thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường, nhằm phát hiện,
ngăn chặn và xử lí kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường của
các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các
phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các
lực lượng này.
c. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công
nghiệp, các làng nghề, các đô thị, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện
các xu thế phát triển; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ,
chồng chéo gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi
trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc
các công ty phải xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh
mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về
hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
d. Tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động
môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cấp có thẩm quyền
xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Thực hiện
công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện
để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện về tác động môi
trường của những quy hoạch và dự án đó.

11


e. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong
toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp
hành pháp luật bảo vệ môi trường của người dân, doanh nghiệp trong
việc gìn giữ và bảo vệ môi trường.
3. Các kết quả thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia

Qua hơn 3 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia,
các nội dung, nhiệm vụ được quy định trong Chiến lược đã được từng
bước thực hiện, cụ thể:
a.

Từng bước tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận

thức và hành động của người dân và cộng đồng xã hội về nhiệm vụ bảo
vệ môi trường. Thông qua hoạt động tích cực của Ban Công tác Mặt trận
và các tổ tự quản bảo vệ môi trường ở khu dân cư đã giúp định hướng
nhận thức và tạo sự quan tâm, chú ý của người dân.
b.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động, giám sát của Mặt

trận các cấp đã phát huy quyền làm chủ, nâng cao tính tích cực, chủ
động của người dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như xây dựng các quy ước, hương
ước của cộng đồng dân cư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
c. Góp phần phát huy và tăng cường sự thống nhất hành động giữa Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, sự phối hợp ngày
càng hiệu quả giữa ngành chuyên môn với Mặt trận và các tổ chức thành
viên trong việc huy động toàn xã hội tham gia thực hiện Chiến lược bảo
vệ môi trường quốc gia.

12


KẾT LUẬN


Những nguyên lí cơ bản của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ
giữa con người, tự nhiên và xã hội có ý nghĩa về phương pháp luận rất to
lớn để chúng ta xem xét và giải quyết vấn đề môi trường sinh thái ngày
nay. Đó là vấn đề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con
người và cả xã hội loài người. Hiểm hoạ này có ngăn chặn và giải quyết
được hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào những hoạt động tự
giác của con người. Sự phát triển bền vững là mục tiêu chiến lược của
toàn nhân loại nhưng để đạt được mục tiêu đó cần có sự nỗ lực hợp tác
của tất cả các nước, các dân tộc, của mọi người. Con người cần chung
tay bảo vệ môi trường - ngôi nhà chung của chúng ta. Đặc biệt vấn đề
này có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Chúng ta đang trong quá
trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; vì thế nhiều khi quá chú
trọng vào việc phát triển kinh tế mà quên đi phát triển kinh tế - xã hội
phải gắn liền với bảo vệ môi trường.
Do khuôn khổ hạn hẹp nên bài tiểu luận này mới chỉ đề cập tới
một số khía cạnh trong vấn đề bảo vệ môi trường. Đây là một vấn đề có
ý nghĩa thực tiễn lớn nên cần được nghiên cứu sâu hơn.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác-Lênin, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội 2004.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Đại học Mở Hà Nội, Hướng dẫn học tập
triết học Mác-Lênin, NXB Thống kê, Hà Nội 2004.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Địa lí 12, NXB Giáo dục, 2009.
4. Hồng Ngọc, Việt Nam trong nhóm “cực kỳ rủi ro” trước biến đổi khí

hậu, />5. Lan Hương, Được vay vốn ưu đãi để bảo vệ môi trường,

/>6. Lê Bá Trình, Một số kết quả thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường

quốc gia của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
/>7. TS.Trần Đắc Hiến, Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay - Thực trạng

và một số giải pháp khắc phục,
/>8. Thái Công Tung, Môi trường và các vấn nạn hiện nay ở Việt Nam,

/>9. Thu Cúc, Giáo dục - ‘chìa khoá’ đối phó với biến đổi khí hậu,
/>
14



×