Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh tây hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.64 KB, 61 trang )

1

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện nay,các ngân hàng thương mại
nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng lớn. Năm 2011,
mọi rào cản đối với ngân hàng nước ngoài theo cam kết sau khi Việt Nam gia
nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) được tháo bỏ. Các ngân hàng trong
nước phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn hơn, đòi hỏi cần nâng
cao hoàn thiện chất lượng dịch vụ để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị
trường. Phát triển tín dụng được xem là mũi nhọn, được các ngân hàng
thương mại trong nước chọn làm hướng phát triển ưu tiên.
Đối với một tổ chức kinh doanh tiền tệ như ngân hàng thì an toàn vốn là
yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại.Do đó, trong cho vay ngân hàng phải
luôn luôn thận trọng, đảm bảo hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.Để đạt được
điều đó các NHTM cần có những biện pháp phù hợp.
Ngân hàng Công thương chi nhánh Tây Hà Nội là chi nhánh cấp 1 của
Ngân hàng Công thương Việt Nam.Trong hoạt động kinh doanh của chi
nhánh, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và là hoạt động đem lại phần
lớn thu nhập cho ngân hàng.Trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân
hàng kể cả trong nước và ngoài nước, áp lực tăng trưởng tín dụng, tăng tài
sản, mở rộng thị phần ngày càng cao, khiến cho rủi ro tín dụng cũng theo đó
tăng lên.Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, có rất nhiều những nhân tố
khách quan khiến cho những khoản cho vay của ngân hàng có thể bị thất thoát
do khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ.Ngân hàng trong những
trường hợp đó sẽ bắt buộc phải xử lý nguồn thu nợ thứ hai là các TSBĐ đã
được khách hàng thế chấp, cầm cố…Vì vậy, hơn lúc nào hết, công tác bảo
đảm tín dụng càng trở nên quan trọng.Thực hiện tốt công tác bảo đảm tín


dụng, ngân hàng có thể giảm thiểu ở mức thấp nhất các rủi ro, bảo toàn được
nguồn vốn của mình.Vì vậy, em chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác


2

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh Tây Hà Nội”
làm đề tài chuyên đề.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm tín dụng và thông
qua việc nghiên cứu thực trạng tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh Tây
Hà Nội trong giai đoạn năm 2009 – 2011 đề xuất những giải pháp, đưa ra kiến
nghị để hoạt động bảo đảm tín dụng của chi nhánh ngân hàng ngày càng hoàn
thiện hơn.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các khoản vay có tài sản bảo đảm và không có
tài sản bảo đảm.
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động đảm bảo tín dụng tại Ngân hàng Công
Thương chi nhánh Tây Hà Nội.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp tổng hợp,

phương pháp khảo sát thực tiễn, phương pháp trừu tượng hóa khoa học,
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp duy vật biện
chứng, phương pháp duy vật lịch sử…

5.

Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời mở đẩu và phần kết luận, chuyên đề có 3 chương:

Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động bảo đảm tín dụng
Chương 2. Thực trạng hoạt động bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng Công
Thương chi nhánh Tây Hà Nội
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng
Công Thương chi nhánh Tây Hà Nội


3

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐẢM BẢO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1

Những vấn đề cơ bản về bảo đảm tín dụng trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng

1.1.1 Khái quát về hoạt động tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay,
trong đó bên cho vay giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn
nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoản trả vô điều kiện
vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.Tín dụng từ xa xưa

dựa trên lòng tin là chủ yếu, ngày nay, tín dụng được pháp luật bảo hộ.Các
hình thức tín dụng chủ yếu là: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, tín
dụng Nhà nước, tín dụng quốc tế.Trong đó, tín dụng ngân hàng giữ một vai
trò quan trọng trong nền kinh tế, nó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh,
luân chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế và toàn xã hội.Nghiệp vụ tín dụng đối với ngân hàng là nghiệp vụ
chính, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.Từ những năm 70 trở
lại đây, ngân hàng không chỉ cho vay ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt vốn và các
nhu cầu chi tiêu ngắn hạn mà còn cung cấp các khoản cho vay trung và dài
hạn cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư mua sắm tài sản cố định, mở
rộng kinh doanh, xây dựng các dự án mới, các công trình dài hạn…
1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng
Trong xu thế hội nhập quốc tế, hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày
càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế.Đó là:
- Thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần đẩy mạnh quá trình
tái sản xuất xã hội.Tín dụng ngân hàng làm thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời,
đảm bảo tiếp tục hoạt động sản xuất thông qua chức năng phân phối lại vốn
tiền tệ.


4

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.Nhờ
nguồn vốn trung dài hạn mà ngân hàng cung cấp, các doanh nghiệp có vốn để
đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị, máy móc,…từ đó mở rộng quy
mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.Tín dụng ngân hàng cung

cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đảm bảo thực hiện kịp
thời các hợp đồng quốc tế, ngoài ra, vay nợ nước ngoài là nhu cầu khách quan
giữ các quốc gia, nhất là với Việt Nam là một nước đang phát triển.Nhờ các
nguồn vốn từ nước ngoài cũng như đầu tư nước ngoài mà nền kinh tế tăng
trưởng, phát triển.
Những vấn đề về bảo đảm tín dụng trong hoạt động tín dụng của ngân
hàng
Khái niệm bảo đảm tín dụng
Hoạt động tín dụng là việc ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình để
cấp tín dụng cho các khách hàng theo nguyên tắc hoản trả bằng các nghiệp vụ
cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ
khác.Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhiều rủi ro cho ngân hàng,có thể
dẫn đến tổn thất rất lớn nếu khách hàng sau khi nhận khoản vốn vay và không
thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.Do vậy, cần thiết phải thực
hiện các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đi vay.
Khái niệm bảo đảm tín dụng : “là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo
điều kiện cho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong
trường hợp người đi vay không thực hiện trả nợ theo quy định”
Bảo đảm tín dụng nhằm giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì
một lý do nào đó mà không thanh toán được nợ cho ngân hàng, làm động lực
thúc đầy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.Tuy nhiên, bảo đảm tín dụng
không phải là cơ sở để quyết định cho vay,việc quyết định cấp tín dụng hay
không dựa trên cơ sở tính khả thi của dự án và khả năng tài chính của khách
hàng.


5

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng


1.2.2 Đặc trưng của bảo đảm tín dụng
Từ góc độ của người cho vay,bảo đảm phải thể hiện được 3 đặc trưng:
- Giá trị của bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm
BDTD không chỉ là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng mà còn có ý
nghĩa thúc giục người đi vay phải trả nợ,nếu không họ sẽ mất tài sản.Nhưng
nếu giá trị của TSBD nhỏ hơn nghĩa vụ phải thanh toán thì người đi vay dễ có
động cơ không trả nợ.
- Tài sản phải có sẵn thị trường tiêu thụ
Mức độ thanh khoản của tài sản có quan hệ đến lợi ích của người cho
vay.Mức độ thanh khoản thấp thường khó được ngân hàng chấp nhận.Mức độ
thanh khoản trung bình có thể chấp nhận được nhưng phải tính đến chi phí
kéo dài thời gian xử lý.
- Tài sản phải có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên
về xử lý tài sản
Tức là tài sản phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay hoặc người
bảo lãnh và được pháp luật cho phép giao dịch, đồng thời phải có đủ các cơ sở
pháp lý để ngân hàng – chủ thể cho vay được quyền ưu tiên xử lý tài sản
nhằm thu nợ khi người đi vay không thanh toán đúng hạn.
1.2.3 Ý nghĩa của bảo đảm tín dụng
1.2.3.1 Đối với khách hàng
BDTD buộc khách hàng phải thận trọng trong việc sử dụng vốn,cân
nhắc, tính toán kỹ lưỡng các phương án sản xuất kinh doanh,đảm bảo tính
hiệu quả khi thực hiện.
Đối với những doanh nghiệp mới,chưa có mối quan hệ tín dụng với ngân
hàng, BDTD là điều kiện để các chủ thể được cấp tín dụng.
1.2.3.2

Đối với ngân hàng


BDTD giúp ngân hàng tạo cơ sở kinh tế và pháp lý nhằm hỗ trợ cho việc
thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay.BDTD gắn liền với trách nhiệm


6

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

vật chất của người đi vay trong suốt thời gian vay nhằm tránh tình trạng
khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc thiếu hiệu quả.Đồng thời ràng
buộc trách nhiệm của khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.
Đối với những khách hàng có phương án kinh doanh khả thi nhưng khả
năng tài chính chưa tốt,dựa vào TSBD hoặc bảo lãnh của bên thứ 3, ngân
hàng có thể dễ đưa ra quyết định cho vay, tạo điều kiện mở rộng tín dụng,
nâng cao thu nhập.
Việc thực hiện công tác BDTD tốt sẽ giúp ngân hàng tránh được những
tổn thất khi rủi ro xảy ra,từ đó mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho ngân
hàng.
1.2.3.3

Đối với nền kinh tế

BDTD giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng, tránh được nhiều
tổn thất về vốn, nhờ vậy việc luân chuyển vốn được diễn ra thuận lợi hiệu quả
hơn.Như vậy, BDTD tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng
và các tổ chức kinh tế khác,từ đó mà thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.3 Các hình thức bảo đảm tín dụng
• Bảo đảm tín dụng bằng tài sản
Có 3 hình thức bảo đảm tín dụng:

1.3.1

Thế chấp
Cầm cố
Bảo lãnh
Thế chấp tài sản

Thế chấp tài sản là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc sở
hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ đối với bên cho vay.
Có hai loại thế chấp :Bất động sản và giá trị quyền sử dụng đất theo quy
định của luật dân sự và luật đất đai.Ngoài ra máy bay, tàu biển cũng được sử
dụng để thế chấp theo quy định của pháp luật.
 Các hình thức thế chấp


7

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

• Bất động sản
Theo quy định của bộ luật dân sự 2005 : “Bất động sản là các tài sản bao
gồm: đất đai,nhà,công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản
gắn liền với nhà,công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất đai,
các tài sản khác do pháp luật quy định.”
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đất đai là bất động sản thuộc sở
hữu toàn dân, vì vậy chỉ được phép thế chấp giá trị quyền sử dụng đất.Tất cả
bất động sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp và các nhân đều
được thế chấp để vay vốn.Như vậy, các bất động sản là các tài sản không di

dời được như : Nhà ở, các cơ sở sản xuất kinh doanh … và các tài sản khác
gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng,
ngoài ra là các hoa lợi, lợi tức, khoản tiền bảo hiểm, các quyền lợi phát sinh từ
bất động sản thế chấp đều được thế chấp vay vốn theo quy định của pháp luật.
- Giá trị quyền sử dụng đất
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.Nhà nước
thực hiện việc giao đất hoặc cho thuê đất đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức
kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội
sử dụng ổn định, lâu dài.Trong đó, chỉ có cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức
kinh tế được phép thế chấp vay vốn ngân hàng.Tuy nhiên, đối với các tổ chức
kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất và các hộ gia đình,
cá nhân, tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất mà trả tiền thuê đất hàng
năm hoặc thời hạn thuê đất đã trả tiền còn lại dưới 5 năm thì chỉ được phép
thế chấp tài sản sở hữu gắn liền với quyền sử dụng đất, không được thế chấp
giá trị quyền sử dụng đất.
 Phân loại thế chấp:
• Căn cứ vào tính chất pháp lý:
- Thế chấp pháp lý: là hình thức thé chấp mà trong đó người đi vay thỏa
thuận chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng khi không thực hiện được nghĩa vụ


8

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

trả nợ.Theo hình thức này, ngân hàng được quyền bán tài sản hoặc cho thuê
với tư cách là chủ sở hữu mà không cần thực hiện các thủ tục tố tụng để nhờ
sự can thiệp của tòa án.
- Thế chấp công bằng: là hình thức thế chấp mà ngân hàng chỉ nắm giữ

giấy chứng nhận sở hữu tài sản hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để
đảm bảo cho món vay.Khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ theo
hợp đồng, việc xử lý tài sản phải dựa trên thỏa thuận giữa người đi vay và
ngân hàng hoặc nhờ đến sự can thiệp của tòa án nếu có tranh chấp.
• Căn cứ vào số lần thế chấp:
- Thế chấp thứ nhất: là việc thế chấp tài sản cho món vay đầu tiên.Tức là
việc sử dụng một tài sản làm bảo đảm cho nhiều khoản vay ,và thế chấp cho
khoản vay đầu tiên đang tồn tại gọi là thế chấp thứ nhất.
Thế chấp thứ nhất có thể là thế chấp cho một bên cho vay và thế chấp
cho nhiều bên cho vay.
- Thế chấp thứ hai: là hình thức thế chấp trong đó người đi vay sử dụng
phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản nợ thứ nhất được
bảo đảm bằng tài sản đó để bảo đảm cho khoản nợ thứ hai.
• Thế chấp trực tiếp và thế chấp gián tiếp:
- Thế chấp trực tiếp: là hình thức thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn
vay, tức là tài sản thế chấp do chính vốn vay tạo nên.
- Thế chấp gián tiếp: là hình thức thế chấp mà trong đó tài sản thế chấp
và tài sản dùng vốn vay để mua là hai tài sản khác nhau.
• Thế chấp toàn bộ và thế chấp một phần bất động sản
Theo quy định của pháp luật, người đi vay có thể thế chấp toàn bộ bất
động sản hoặc thế chấp một phần.Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động
sản có vật phụ, thì vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp.Trong
trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc
tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận.Riêng đối với thế chấp quyền sử dụng đất,
thì nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng trồng vườn cây và các tài sản khác
của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu có thỏa
thuận.


9


Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

Trong thực tế, các ngân hàng thường nhận thế chấp toàn bộ bất động
sản.Thế chấp một phần chỉ áp dụng trong trường hợp phần tài sản thế chấp có
thể phát mại riêng mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận thế
chấp.Đối với các tài sản gắn liền với đất như nhà ở, các công trình xây dựng
thì chỉ được nhận thế chấp cùng với giá trị quyền sử dụng đất.
1.3.2 Cầm cố tài sản
Điều 326, Bộ luật dân sự 2005 có nêu: “ Cầm cố tài sản là việc một bên (
sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia
( sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Căn cứ vào tính chất pháp lý, tài sản cầm cố được chia làm 2 loại: có
đăng ký quyền sở hữu và không đăng ký quyền sở hữu.Đối với tài sản không
đăng ký quyền sở hữu, tài sản cầm cố phải chuyển giao cho bên cho vay,
ngược lại đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì tài sản có thể do bên
cho vay, bên đi vay, hoặc bên thứ 3 giữ theo thỏa thuận của bên cho vay và
bên đi vay.
Tài sản cầm cố là động sản bao gồm:
- Tài sản thực (vật có thực) như xe cộ, máy móc, hàng hóa, vàng, tàu
biển, máy bay, các loại khác.
- Tiền gồm tiền mặt, tiền trên tài khoản
- Giấy tờ có giá( giấy tờ trị giá được bằng tiền) như cổ phiếu, trái phiếu,
hối phiếu...
- Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,
quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác.
- Lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố
1.3.3 Bảo lãnh
1.3.3.1 Khái niệm bảo lãnh

Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay ( người nhận bảo
lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay( người được bảo lãnh), nếu
khi đến hạn người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ nghĩa vụ.


10

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

1.3.3.2 Các chủ thể tham gia bảo lãnh
- Người bảo lãnh : Là người thực hiện nghĩa vụ thay cho người đi vay
đối với người cho vay ( ngân hàng)
Người bảo lãnh có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
Một bảo lãnh có thể có nhiều người tham gia cùng bảo lãnh.
Trong trường hợp có nhiều người tham gia bảo lãnh, những người tham
gia bảo lãnh phải liên đới chịu trách nhiềm và ngân hàng cho vay có quyền
yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh phải thực hiện toàn bộ nghĩa
vụ trả nợ.Tuy nhiên, nếu chứng thư bảo lãnh có quy định phần bảo lãnh cho
từng người cụ thể thì miễn trừ nghĩa vụ liên đới.
- Người nhận bảo lãnh: Là người chủ nợ, người hưởng thụ bảo lãnh.
- Người được bảo lãnh: là người đi vay9 (con nợ), người có nghĩa vụ
phải thanh toán nợ cho ngân hnagf cho vay.
1.3.3.3 Các hình thức bảo lãnh
• Bảo lãnh có bảo đảm bằng tài sản hoặc bằng uy tín
Bảo lãnh có bảo đảm bằng tài sản là bên bảo lãnh phải có tài sản để thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh.Việc bảo lãnh bằng tài sản có thể kèm theo biện pháp
thế chấp hoặc cầm cố để thực hiện nghĩa vụ hoặc không (do TCTD và bên
bảo lãnh thỏa thuận).Đây là hình thức bảo đảm kép, nhằm đề phòng khi người

bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ thì ngân hàng có thể xử lý tài sản
kèm theo bảo lãnh.
Bảo lãnh bằng uy tín là hình thức bảo lãnh chỉ dựa trên uy tín của người
bảo lãnh.Theo quy định của pháp luật hiện nay, bên bảo lãnh không phải là
TCTD thì chỉ được bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình.Tức là, chỉ
có TCTD được phép bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối
với người nhận bảo lãnh.
• Bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
Người bảo lãnh có thể bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ số nợ phải thanh
toán cho ngân hàng.Trong trường hợp bảo lãnh một phần thì phải ghi rõ số


11

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

tiền bảo lãnh.Những trường hợp pháp luật quy định cho vay phải có bảo đảm
thì chỉ áp dụng bảo lãnh một phần trong trường hợp phần còn lại phải có tài
sản thế chấp hoặc cầm cố, nếu không thì buộc phải bảo lãnh toàn bộ.
• Bảo lãnh riêng biệt hoặc bảo lãnh duy trì
Bảo lãnh riêng biệt được áp dụng cho một số tiền vay cụ thể theo hợp
đồng tín dụng và được hạch toán riêng trên hợp đồng cho vay.
Bảo lãnh duy trì là hành vi bảo lãnh cho một loạy các giao dịch và mức
bảo lãnh theo hạn mức tối đa.Phương thức bảo lãnh này được áp dụng khi cho
vay bằng kỹ thuật thấu chi trên tài khoản vãng lai.
1.4 Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản
Cho vay không có tài sản bảo đảm là việc ngân hàng cho khách hàng vay
vốn chỉ dựa trên uy tín, khả năng trả nợ của khách hàng vay hay của bên bảo
lãnh, bao gồm:

- Ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng để cho vay không có bảo
đảm bằng tài sản.
Các NHTM được chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không
có bảo đảm bằng tài sản khi cho vay vốn ngắn, trung, dài hạn để thực hiện các
dự án đầu tư phát triển hoặc phương án kinh doanh, sản xuất, dịch vụ đối với
khách hàng vay đáp ứng được đầy đủ các điều kiện: mức độ tín nhiệm cao, có
dự án đầu tư, phương thức sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng tài chính
mạnh…
- NHTM quốc doanh cho vay không có bảo đảm theo chỉ thị của chính
phủ
Đó là các dự án, các chương trình kinh tế trọng điểm, chương trình kinh
tế đặc biệt, hoặc chương trình kinh tế xã hội với một số khách hàng thuộc đối
tượng hưởng các chính sách của Nhà nước.
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động bảo đảm tín dụng của ngân
hàng


12

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

1.5.1 Các nhân tố chủ quan
• Chất lượng của cán bộ tín dụng
Trên thực tế, hầu hết các quy trình tín dụng của các ngân hàng đều rất
chặt chẽ và hạn chế thấp nhất các rủi ro.Vì vậy, khi khoản vay xảy ra nợ xấu
có thể do CBTD đã bỏ sót quy trình hoặc non yếu nghiệp vụ.Trình độ chuyên
môn nghiệp vụ và đạo đức của CBTD ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng
BĐTD.Một đội ngũ cán bộ với chuyên môn giỏi, đạo đức tốt, am hiểu pháp
luật sẽ có khả năng đánh giá, phân tích chính xác về khách hàng, dự án

phương án vay, định giá TSBĐ.
• Chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ
Mỗi ngân hàng đều xây dựng và xác định quy mô hoạt động, những
ngành ưu tiên tín dụng, cơ cấu kì hạn vay… trong từng thời kỳ phát triển của
ngân hàng.Theo đó, các quyết định cho vay cũng được duyệt theo từng thời
kỳ chính sách chiến lược của ngân hàng.
• Chất lượng công tác thẩm định TSBĐ
Việc định giá TSBĐ do tổ thẩm định của ngân hàng thực hiện.Khi định
giá, trừ trường hợp tài sản là tài sản hình thành từ vốn vay thì CBTD đều phải
kiểm tra thực tế TSBĐ, thu thập tài liệu thông tin để định giá TSBĐ để đảm
bảo định giá TSBĐ chính xác, khách quan, minh bạch.
Nếu công tác định giá của ngân hàng thực hiện không tốt, sẽ dẫn đến
định giá quá cao hoặc định giá quá thấp TSBĐ.Nếu định giá quá cao, khách
hàng không có động cơ cố gắng trả nợ cho ngân hàng, hoặc khi ngân hàng
phải xử lý TSBĐ sẽ không thu hồi được đủ nợ.Nếu định giá quá thấp, sẽ gây
khó khăn cho khách hàng trong việc nếu tiếp cận vốn vay, gây tâm lý không
muốn vay vốn của ngân hàng.
• Chất lượng công tác xử lý TSBĐ của ngân hàng
Việc xử lý TSBĐ nếu được thực hiện một cách thuận lợi, nhanh chóng sẽ
tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi vốn nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và


13

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

chi phí.Nếu xử lý TSBĐ không tốt, gây tranh chấp lợi ích giữa các bên sẽ dẫn
đến thiệt hại cho ngân hàng, bao gồm : ngân hàng sẽ không thu hồi được nợ
ngay, gây ứ đọng vốn, cũng có thể không thu hồi được nợ, ngoài ra khi các

bên tranh chấp phải nhờ sự phân giải của tòa án sẽ làm mất thêm chi phí và
thời gian cho ngân hàng.Vì vậy, việc xử lý TSBĐ thuận lợi là rất cần thiết.
1.5.2 Các nhân tố khách quan
• Môi trường pháp lý
Các văn bản pháp luật được NHNN, Chính phủ, bộ tư pháp… tạo nên hành
lang pháp lý, điều chỉnh các quan hệ, liên quan đến việc thực hiện bảo đảm tín
dụng của ngân hàng.Hiện nay, ở nước ta, các văn bản pháp đang có hiện
tượng không đồng bộ, chồng chéo, mâu thuần nhau, không phù hợp với thực
tế, gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng khi thực hiện bảo đảm tín dụng.Vì
vậy, NHNN, Chính Phủ cần phối hợp với các cơ quan liên quan sớm hoàn
thiện các văn bản pháp lý, đem lại thuận lợi cho ngân hàng trong công tác bảo
đảm tín dụng.
• Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của ngân
hàng.Các ngân hàng cũng như doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của các chu
kỳ kinh tế, trải qua tăng trưởng rồi suy thoái.Trong thời kỳ kinh tế ổn định,
tình hình lạm phát thấp, các ngân hàng có điều kiện thuận lợi để phát triển,
mở rộng các hoạt động tín dụng, đầu tư, thanh toán, …Ngược lại, khi nền
kinh tế gặp khó khăn, lạm phát ở mức cao, các doanh nghiệp giảm sản xuất,
kinh doanh không hiệu quả thì khó khăn cho ngân hàng là điều không thể
tránh khỏi.
• Đạo đức của khách hàng
Tư cách, đạo đức của khách hàng vay vốn cũng có tác động tới hiệu quả của
BĐTD.Nếu khách hàng có tư cách không tốt, cố tình lừa đảo ngân hàng, cung


14

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng


cấp các thông tin sai lệch dẫn đến những quyết định cấp vốn không chính xác
sẽ gây rất nhiều rủi ro cho ngân hàng.
• Các nhân tố bất khả kháng
Các nhân tố bất khả kháng như chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn là những mối
đe dọa tiềm tàng mà ngân hàng không thể tránh được.Ngân hàng chỉ có thể
phòng tránh được những rủi ro này bằng cách yêu cầu bên bảo đảm mua bảo
hiểm cho TSBĐ
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương một, chuyên đề đã hệ thống hóa có chọn lọc những lý luận cơ
bản về bảo đảm tín dụng của NHTM bao gồm khái niệm, đặc trưng, ý nghĩa,
và các hình thức bảo đảm tín dụng mà hiện nay các NHTM ở Việt Nam đang
áp dụng.Ngoài ra chương một còn nêu lên các nhân tố ảnh hưởng tới công tác
bảo đảm tín dụng của ngân hàng, đây là cơ sở lý luận để tiếp cận và hoàn
thiện công tác bảo đảm tín dụng.


15

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

Chương 2
Thực trạng hoạt động bảo đảm tín dụng tại Ngân hàng Công Thương chi
nhánh Tây Hà Nội
2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Công Thương chi
nhánh Tây Hà Nội
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Công Thương chi nhánh Tây Hà Nội được thành lập và hoạt động
từ năm 2006với tiền thân là Ngân hàng Công Thương Cầu Diễn.Ngân hàng

Công Thương Cầu Diễn được thành lập vào tháng 2 năm 2006 trên cơ sở
nâng cấp Phòng giao dịch Cầu Diễn thuộc chi nhánh Ngân hàng Công
Thương Cầu Giấy theo quyết định số 054/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày
24/02/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam về việc
thành lập chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cầu Diễn.
Đến ngày 05/08/2009, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Công
Thương chi nhánh Tây Hà Nội theo quyết định số 496/QĐ-HĐQT-NHCT1
của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam về việc chuyển đổi
và đổi tên chi nhánh NHCT Cầu Diễn thành Ngân hàng Công Thương Tây Hà
Nội.
Là chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT Việt Nam, với hơn 6 năm kinh nghiệm
và trưởng thành, chi nhánh đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển vững
mạnh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.Ngân hàng là đơn vị đại diện
pháp nhân có con dấu riêng, trực tiếp kinh doanh và hạch toán nội bộ, hoạt
động theo sự chỉ đạo, định hướng của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.Chi
nhánh Tây Hà Nội ra đời đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của các cá nhân cùng
các tổ chức kinh tế,…trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội cùng các
vùng lân cận.Với tăng trưởng dư nợ hàng năm xấp xỉ 20%, chi nhánh ngân
hàng đã cung ứng vốn chính xác, kịp thời cho các doanh nghiệp, cá nhân trên
địa bàn hoạt động hiệu quả hơn, đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực.


16

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

• Trụ sở chính của chi nhánh
Trụ sở chính của chi nhánh đặt tại số 8 Hồ Tùng Mậu, huyện Từ Liêm, thành
phố Hà Nội

• Chức năng của từng bộ phận
Ban lãnh đạo: Có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ phận trong hệ thống,
đảm bảo hệ thống hoạt đông theo đúng kế hoạch, phát huy mọi mặt nhằm đạt
được kết quả cao nhất.
Phòng khách hàng cá nhân: Tiếp cận trực tiếp với khách hàng là các cá nhân,
tư vấn giải đáp, giới thiệu và cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân
hàng.Đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn, các cán bộ phòng khách
hàng cá nhân tiến hành thẩm định khách hàng và cấp tín dụng.Ngoài ra,
phòng khách hàng cá nhân có nhiệm vụ lưu trữ các thông tin về khách hàng,
có chức năng kiểm soát, kiểm tra, quản lý đối với hoạt động của các phòng
giao dịch, quỹ tiết kiệm và thực hiện tổng hợp, thống kê, báo cáo theo yêu cầu
nghiệp vụ.
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Tương tự như phòng khách hàng cá nhân
nhưng đối tượng phục vụ của phòng khách hàng doanh nghiệp là các doanh
nghiệp, được chia ra là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp
lớn.Nghiệp vụ mà phòng khách hàng doanh nghiệp thực hiện chủ yếu là cấp
tín dụng, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ…
Phòng kế toán: Thực hiện các giao dịch kế toán, thanh toán, bù trừ, thanh toán
điện tử, thanh toán liên ngân hàng.Tính toán các chỉ tiêu nội bộ, thực hiện
công tác kế toán, lập báo cáo, kế hoạch tài chính, kế hoạch chi tiêu nội bộ.
Phòng tổ chức hành chính: Theo dõi, áp dụng các chế độ về tiền lương, bảo
hiểm xã hội, chế độ đãi ngộ với các cán bộ nhân viên, quản lý người lao động,
công tác tuyển dụng, điều động, sắp xếp cán bộ…Bên cạnh đó, phòng còn có
chức năng đào tạo, tập huấn cho các cán bộ ngân hàng.


17

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng


Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Có chức năng kiểm tra, kiểm soát đối với
tất cả các vấn đề liên quan.Bộ phận kiểm tra, kiểm soát tổng hợp, thống kê,
báo cáo về tình hình đầu tư, tài trợ vốn của chi nhánh.
Tổ rủi ro: Tiến hành thẩm định độc lập những dự án vay vốn tại ngân hàng để
phát hiện rủi ro, đánh giá, xem xét tính khả thi của dự án, góp phần đưa ra
quyết định cho vay.Ngoài ra, thực hiện kiểm tra những chứng từ kế toán hàng
ngày để đảm bảo không có sai sót.
• Nhiệm vụ của chi nhánh
Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế
dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, các loại tiền gửi khác
trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ; phát hành
chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, ….để huy động vốn
Hoạt động tín dụng: Thực hiện cơ cấu cho vay phù hợp với chính sách mục
tiêu của Ngân hàng Công Thương Việt Nam theo từng thời kỳ.Cho vay ngắn
hạn bù đắp thiếu hụt vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các
nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn các nhân.Cho vay trung dài hạn nhằm thực hiện
các dự án đầu tư, phát triển sản xuất…
Cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Cung ứng các phương tiện thanh
toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, các dịch vụ thu
chi hộ cho khách hàng
Kinh doanh ngoại hối: Cho vay, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, tái bảo lãnh,
chiết khấu, tái chiết khấu và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách
quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNN và của Ngân hàng Công Thương
Việt Nam.
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác: tư vấn tài chính, đầu tư, bảo lãnh…
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân
hàng Công Thương Việt Nam giao cho.



18

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

Sự ra đời của chi nhánh Tây Hà Nội Ngân hàng Công Thương là điều tất yếu
và phù hợp với xu hướng phát triển của địa bàn, của Ngân hàng Công Thương
Việt Nam.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Trụ sở ngân hàng bao gồm: Ban lãnh đạo, Phòng cho vay khách hàng doanh
nghiệp, phòng chi vay khách hàng cá nhân, phòng kế toán, phòng tiền tệ kho
quỹ, phòng tổ chức hành chính và các phòng giao dịch.
Mô hình tổ chức của Ngân hàng Công Thương chi nhánh Tây Hà Nội được
thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
2.1.3 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công
thương chi nhánh Tây Hà Nội
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng tạo tiền đề cho hoạt
động tín dụng, mở rộng thị phần của ngân hàng thương mại.Để đáp ứng chỉ
tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm của ngân hàng nhóm 1 và tầm quan trọng
của công tác huy động vốn, Ngân hàng Công thương chi nhánh Tây Hà Nội
đã chú trọng và làm tốt công tác này, cụ thể thể hiện ở tổng nguồn vốn huy
động tăng trưởng liên tục qua các năm.


19

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng


Biểu đồ 2.1 Diễn biến huy động vốn của Ngân hàng Công thương chi
nhánh Tây Hà Nội
(Đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng
trưởng cao qua các năm.
Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động đạt 1920 tỷ đồng, tăng 32.5% và số
tuyệt đối tăng 471 tỷ đồng so với năm 2008.
Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 2650 tỷ đồng, tăng 38% và số
tuyệt đối tăng 730 tỷ đồng so với năm 2009.
Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 3972 tỷ đồng, tăng 49.9% và số
tuyệt đối tăng 1322 tỷ đồng so với năm 2010.
Qua biểu đồ, có thể thấy rằng tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh
tăng dần qua các năm thể hiện công tác huy động vốn của chi nhánh ngày
càng có hiệu quả.Để đạt được kết quả như trên, chi nhánh đã áp dụng và đẩy
mạnh các chính sách huy động vốn như : chính sách lãi suất ưu đãi cho các
khách hàng có số dư tiền gửi lớn, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn,


20

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

các chương trình ưu đãi cho các chủ thẻ, chủ tài khoản, các chương trình
khuyến mại, dự thưởng…
• Cơ cấu huy động vốn
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công thương chi
nhánh Tây Hà Nội theo loại tiền

Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu

2009
Số
Tỷ
tiền trọng
(%)

2010
Tỷ
trọng
(%)

Số
tiền

Tổng NV

1920

100

2650

100

+38


3972

100

+49.9

Nội tệ

1844

96

1929

72.8

+4.6

2974

74.9

+54.1

Ngoại tệ

76

4


(+/_)

Số
tiền

(%)

2011
Tỷ
trọng
(%)

(+/_)
(%)

721
27.2 +848.7 998
25.1 +38.4
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009,2010,2011)

Dựa vào bảng 2.1 – Tình hình huy động vốn của chi nhánh Tây Hà Nội,
ngân hàng Công thương, ta có thể thấy chi nhánh đã áp dụng hình thức huy
động vốn linh hoạt, huy động vốn về cả nội tệ và ngoại tệ.Trong đó, nguồn
vốn huy động bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với ngoại tệ trong
tổng nguồn vốn huy động ( năm 2009 chiếm 96%, năm 2010 chiếm 72.8%,
năm 2011 chiếm 74.9%).Đặc biệt, trong giai đoạn năm 2009 – 2010 có sự
chuyển dịch trong cơ cấu nguồn vốn, huy động bằng nội tệ giảm tỷ trọng
trong tổng nguồn vốn huy động, từ 96% xuống 72.8%, tuy nhiên về số tương
đối thì huy động nội tệ năm 2010 vẫn tăng so với năm 2009 là 85 tỷ đồng
(+4.6%); huy động bằng ngoại tệ tăng đột biến từ 76 tỷ đồng lên 721 tỷ đồng,

tăng gấp hơn 8 lần.Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là do những tháng
cuối năm 2009 có những diễn biến bất lợi về tỷ giá ngoại tệ và giá vàng thế
giới, tạo tâm lý tích trữ ngoại tệ và vàng của người dân.


21

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của chi nhánh Tây Hà Nội theo đối
tượng gửi tiền
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ
tiêu
Tổng
NV
Dân

Tổ
chức
kinh
tế
Vốn
vay
Vốn
khác

2009


1920

Tỷ
trọng
(%)
100

2650

2010
Tỷ
trọng
(%)
100

395

20.6

755

881

45.9

617
28

Số

tiền

(+/_)
%

Số
tiền

+38

3972

2011
Tỷ
trọng
(%)
100

28.5

+91.1

1066

26.84

+41.2

1320


49.8

+49.8

2192

55.2

+66.06

32.1

500

18.9

-19

621

15.63

+24.2

1.4

75

2.8


+167.8

93

2.33

+24

Số
tiền

(+/_)
%
+49.9

( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009, 2010, 2011)
Theo đối tượng gửi tiền, tiền gửi từ dân cư, từ tổ chức kinh tế đều tăng
lên qua các năm.Có thể thấy, nguồn vốn chủ yếu của chi nhánh ngân hàng là
từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
nguồn vốn huy động.Đồng thời, số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế ngày
càng có xu hướng tăng, điều này là một biểu hiện rất tốt bởi tiền gửi của các
tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kì hạn, vì vậy chi phí lãi suất huy
động thấp hơn so với nguồn tiền gửi từ dân cư.Ngoài ra, việc đẩy mạnh huy
động tiền gửi từ tổ chức kinh tế còn giúp cho ngân hàng phát triển thêm các
dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, cùng các dịch vụ ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, số dư tiền gửi từ dân cư cũng tăng lên đáng kể qua các
năm, năm 2010 tăng 91.1% (360 tỷ đồng) so với năm 2009, năm 2011 tăng
41.2% (311 tỷ đồng) so với năm 2010, cho thấy nỗ lực huy động vốn của chi



22

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

nhánh ngân hàng.Đây là nguồn vốn có lãi suất ổn định, chủ yếu là tiết kiệm có
kì hạn nên có thể trở thành nguồn vốn ổn định cho ngân hàng, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, mang lại hiệu quả kinh tế
lớn.
2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn
Bên cạnh công tác huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn hay hoạt động
tín dụng đóng vai trò quyết định tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Ngân hàng Công thương Tây Hà Nội.Với những nỗ lực không ngừng, chi
nhánh ngân hàng Công thương Tây Hà Nội đã đạt được những kết quả khả
quan trong hoạt động tín dụng.
• Về hoạt động tín dụng
Biểu đồ 2.2 Diễn biến dư nợ của chi nhánh ngân hàng Công thương
Tây Hà Nội từ năm 2009 – 2011
(Đơn vị: Tỷ đồng)
TỔNG DƯ NỢ

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009, 2010, 2011)
Qua biểu đồ 2.2, ta có thể thấy dư nợ cho vay của chi nhánh Tây Hà Nội
liên tục tăng trưởng.Cụ thể là:
Năm 2009, dư nợ cho vay của chi nhánh là 1477 tỷ đồng, năm 2010 là
2765 tỷ đồng, tăng 87.2% so với năm 2009, số tương đối là 1288 tỷ đồng.


23


Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

Năm 2011, dư nợ cho vay là 3054 tỷ đồng, tăng 10.5% so với năm 2010,
số tương đối là 289 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay tăng trưởng liên tục do chi nhánh ngân hàng đã thực hiện
các biện pháp đẩy mạnh tín dụng như : cho vay ưu đãi lãi suất, công tác thẩm
định nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Qua biểu đồ ta cũng thấy được dư nợ tăng đột biến vào năm 2010, tăng
87.2% so với năm 2009, điều này là do nền kinh tế năm 2010 đã được vực
dậy sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, Ngân hàng Nhà nước tập trung
tín dụng và tạo điều kiện hỗ trợ cho các nhu cầu vay vốn trong hoạt động sản
xuất, xuất khẩu, nông nghiệp và phát triển nông thôn, các doanh nghiệp trở
mình mở rộng và đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.3 Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của chi nhánh
Tây Hà Nội ( 2009 – 2011)
(Đơn vị : tỷ đồng)
2009

Chỉ tiêu
Tổng dư
nợ
Cá nhân
Tổ chức
kinh tế

2010

2011


Số tiền

Tỷ lệ
(%)

Số tiền

Tỷ lệ
(%)

Số tiền

Tỷ lệ
(%)

1477

100

2765

100

3054

100

665

45


958

34.65

1099

36

812

55

1807

65.35

1955

64

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011)
Biểu đồ 2.3 Diễn biến dư nợ theo đối tượng khách hàng
(2009 – 2011)
(Đơn vị: tỷ đồng)


24

Chuyên đề tốt nghiệp

Học viện Ngân hàng

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009, 2010, 2011)
Qua biểu đồ 2.3 ta có thể thấy dư nợ tín dụng đối với KHDN chiếm tỷ
trọng lớn hơn so với KHCN, đồng thời tăng trưởng qua các năm.Cụ thể là:
Năm 2009 dư nợ tín dụng KHDN là 812 tỷ đồng, đến năm 2010 con số
này tăng lên rõ rệt 995 tỷ đồng đạt mức dư nợ 1807 tỷ đồng, tăng 122.5% so
với năm 2009.Nguyên nhân của sự tăng trưởng rõ rệt này là do năm 2010, các
doanh nghiệp mở rộng kinh doanh và hoạt động sản xuất sau khủng hoảng
kinh tế vừa qua.
Năm 2011, dư nợ tín dụng KHDN là 1955 tỷ đồng, tăng 8.2% so với
năm 2011, về số tương đối là 148 tỷ đồng, đây là mức tăng trưởng đạt được
do việc chi nhánh mở rộng cho vay, đẩy mạnh công tác tín dụng hiệu quả.
Về KHCN,dư nợ tín dụng năm 2009 là 665 tỷ đồng, năm 2010 là 958 tỷ
đồng, tăng 44% so với năm 2009 và sang đến năm 2011 là 1099 tỷ đồng, tăng
14.7% so với năm 2010.Điều này cho thấy dư nợ tín dụng của nhóm KHCN
cũng có mức tăng trưởng liên tục hàng năm.


25

Chuyên đề tốt nghiệp
Học viện Ngân hàng

Bảng 2.4 Dư nợ cho vay theo thời hạn
(Đơn vị:Tỷ đồng)
2009

Chỉ tiêu


2010

2011

Số tiền

Tỷ lệ
(%)

Số tiền

Tỷ lệ
(%)

Số tiền

Tỷ lệ
(%)

Tổng dư nợ

1477

100

2765

100

3054


100

Dư nợ ngắn
hạn

924

62.6

1600

57.9

1996

65.33

Dư nợ trung
hạn

341

23

370

13.4

326


10.67

Dư nợ dài hạn

212

14.4

795

28.7

733

24

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009, 2010, 2011)
Biểu đồ 2.4 Diễn biến dư nợ của chi nhánh Tây Hà Nội theo thời
hạn tín dụng (2009 – 2011):

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011)
Trên biểu đồ ta có thể thấy dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh ngân hàng.Năm 2009, DNNH là 924 tỷ
đồng, sang năm 2010 là 1600 tỷ đồng, tăng 73% so với năm 2009, năm 2011,
con số này là 1996 tỷ đồng, tăng 24.75% so với năm 2010.DNNH của ngân
hàng chủ yếu là dư nợ cho vay các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu vốn lưu



×