Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Giáo án lớp 4 tuần 19 năm học 2014-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.69 KB, 30 trang )

Lớp 4C

1

Năm học 2014- 2015

Tuần 19
Thứ hai ngày 6 tháng 1 năm 2015
Sáng
Tiết 1: Chào cờ
========================
Tiết 2: Toán
Tiết 91: KI- LÔ- MÉT VUÔNG
A. Mục tiêu. Giúp HS:
- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
- Biết đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông;
biết 1km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại.
- Biết giải đúng một số bài toán liên quan đến các đơn vị đo diện tích cm2 ;dm2; m2;và
km2
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ chép bài 1
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định
2.Kiểm tra
Kể tên các đơn vị đo diện tích đã học?
- 2em nêu
3.Bài mới
a. Hoạt động 1:Giới thiệu ki-lô-mét vuông
- Để đo diện tích lớn như diện tích thành


phố, khu rừng... người ta thường dùng đơn
vị đo diện tích ki- lô- mét vuông.
- GV cho HS quan sát ảnh chụp cánh đồng, - HS quan sát
khu rừng...
- Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông
có cạnh dài 1 km.
- Ki-lô-mét vuông viết tắt là: km2
1 km2 = 1 000 000 m2
- 4, 5 em đọc
b. Hoạt động 2: Thực hành
- GV treo bảng phụ và cho HS đọc yêu
Bài 1: Cả lớp làm vào vở nháp - 2 em lên
cầu:
bảng
- Viết số thích hợp vào ô trống?
Bài 2 : Cả lớp làm vào vở, 2 em lên bảng
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm?
1 km2 = 1000 000 m2; 1000000 m2 = 1
km2
32 m2 49dm2 = 3 249 dm2
-Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
Bài 3:- Cả lớp làm vở - 1em lên bảng
chữa
-Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
Diện tích khu rừng: 2 x 3 = 6 km2
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch



Lớp 4C

2

Năm học 2014- 2015

Đáp số 6 km2
4.Các hoạt động nối tiếp
1.Củng cố: 1 km2 = ? m2; 4000000 m2 = ? km2
========================
Tiết 3: Tập đọc
BỐN ANH TÀI
I Mục đích – Yêu cầu
1 – Kiến thức
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây, tinh thông , yêu tinh.
- Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc
nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
2 – Kĩ năng
- Đọc đúng các từ ngữ, câu , đoạn , bài. Chú ý các từ dễ lẫn do ảnh hưởng cách phát âm
địa phương.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể truyện chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ ca
ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé. Chú ý nghỉ hơi đúng
sau các dấu chấm xuống dòng. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy
Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
3 – Thái độ
- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt
thành của mình.
II Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.

III Các hoạt động dạy – học
1 – Khởi động
2 – Bài cũ
- Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt lớp 4.
3 – Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
- Câu chuyện ca ngỡi bốn thiếu niên có sức
khoẻ và tài ba hơn người đã biết hợp nhau
lại để diệt trừ cái ác, mang lại cuộc sống yên
bình cho nhân dân.
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc - HS khá giỏi đọc toàn bài .
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc - 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn 5 đoạn.
cho HS.
- 1,2 HS đọc cả bài .
- Đọc diễn cảm cả bài.
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới.
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch


Lớp 4C

3

Hoạt động của giáo viên
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài
- Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì

đặc biệt ?

Có chuyện gì xảy ra đối với quê hương của
Cầu Khây?
- Cẩu Khây lên đường đi diệt trừ yêu tinh
cùng những ai ?
- Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng
gì ?

+ Đại ý : Câu truyện ca ngợi sức khoẻ, tài
năng , nhiệt thành làm việcnghĩa : diệt ác,
cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý hướng
dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng đúng.

Năm học 2014- 2015

Hoạt động của học sinh
- HS đọc thầm 2 đoạn đầu – thảo luận
nhóm đôi trả lời câu hỏi 1.
+ Về sức khoẻ : nhỏ người nhưng ăn
một lúc hết chín chõ xôi, mười tuổi đã
bằng trai nười tám.
+ Về tài năng : 15 tuổi đã tin thông võ
nghệ, dám quyết chí lên đường trừ diệt
yêu tin.
- HS đọc thầm 3 câu cuối trả lời câu hỏi
2, 3.
Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc

vật khiến làng bản hoang mang, nhiều
nơi không còn ai sống sót.
- Cùng 3 người bạn nữa là : Nắm Tay
Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước và Móng
Tay Đục Máng.
- Nắm Tay Đóng Cọc có đôi tay khoẻ,
cò thể dùng tay làm vồ đóng cọc.Lấy
Tay Tát Nước có đôi tai to, khoẻ có thể
dùng để tát nước . Móng Tay Đục
Máng có móng tay sắc, khoẻ có thể đục
gỗ thành lòng máng dẫn nước vào
ruộng.
- Trao đổi tìm đại ý của truyện.

- HS luyện đọc diễn cảm.

4 – Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt.
- Về nhà kể lại câu chuyện.
- Chuẩn bị : Chuyện cổ tích về loài người.
========================
Tiết 4: Lịch Sử
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức: HS nắm được:
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch



Lớp 4C

4

Năm học 2014- 2015

- Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV.
- Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần .
2. Kĩ năng
- Nêu được một số biểu hiện suy yếu của nhà Trần
3. Thái độ
- Luôn chăm lo bảo vệ và xây dựng đất nước.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Bài cũ: Ba lần quân Nguyên Mông xâm lược nước ta, nhà Trần đã có kế sách như thế
nào? Kết quả ra sao? GV nhận xét.
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
- Phát phiếu học tập cho các nhóm. Nội dung
phiếu
- Vua quan ăn chơi sa đọa, vua bắt
+ Vào nửa sau thế kỉ XIV
dân đào hồ trong hoàng thành, chất
- Vua quan nhà Trần sống như thế nào?
đá & đổ nước biển để nuôi hải sản
- Những kẻ có quyền thế ngang

nhiên vơ vét của dân để làm giàu; đê
điều không ai quan tâm
- Những kẻ có quyền thế đối với dân ra sao?
- Bị sa sút nghiêm trọng. Nhiều nhà
phải bán ruộng, bán con, xin vào
chùa làm ruộng để kiếm sống
- Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
- Nông dân, nô tì đã nổi dậy đấu
tranh; một số quan lại thì tỏ rõ sự bất
bình
- Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình - Quân Chiêm quấy nhiễu, nhà Minh
ra sao?
hạch sách…
+ Đại diện các nhóm trình bày tình
- Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?
hình nuớc ta dưới thời nhà Trần từ
nửa sau thế kỉ XIV .
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
Trình bày tình hình nước ta từ giữa thế kỉ XIV,
dưới thời nhà Trần như thế nào?
- Là 1 vị quan đại thần, có tài
- Tiến hành một số cải cách về kinh
GV chốt ý
tế, tài chính & xã hội để ổn định đất
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
nước
+ GV cho HS thảo luận 3 câu hỏi :
- Hành động truất quyền vua là hợp
- Hồ Quý Ly là ai?
với lòng dân vì các vua cuối thời nhà

Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch


Lớp 4C

5

Năm học 2014- 2015

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
- Ông đã làm gì?

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Trần chỉ lo ăn chơi sa đoạ , làm cho
tình hình đất nước ngày càng xấu đi
và Hồ Quý Ly có nhiều cải cách tiến
Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có bộ .
hợp với lòng dân ? Vì sao?
Củng cố - Dặn dò
- Nêu các biểu hiện suy tàn của nhà Trần?
- Hồ Quý Ly đã làm gì để lập nên nhà Hồ?
- Chuẩn bị bài: Chiến thắng Chi Lăng
========================
Chiều
Tiết 1: Kĩ thuật
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU , HOA
A. MỤC TIÊU
HS biết được ích lợi của việc trồng rau , hoa

HS yêu thích công việc trồng rau , hoa.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
SGK.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs tìm hiểu về
lợi ích của việc trồng rau và hoa
- GV treo tranh hình 1 SGK yêu cầu hs quan
sát.
- Em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau ?
- Gia đình em thường sử dụng loại rau nào
làm thức ăn? Loại rau đó được chế biến như
thế nào?
- Rau còn được sử dụng làm gì?
- Nhận xét và tóm ý.
- Cho hs quan sát hình 2 và đặt câu hỏi tương
tự như trên cho hoa.
- Chốt ý, mở rộng kiến thức cho hs về các
vùng kinh tế chủ yếu nhờ vào rau và hoa như
Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa…
*Hoạt động 2:GV hướng dẫn hs tìm
hiểu điều kiện, khả năng phát triển
Hà Mạnh Cường

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

-Quan sát và trả lời.
-Cung cấp thức ăn…
-Xà lách, bắp cải ….
-Xuất khẩu, chế biến thực phẩm đóng

hộp…
-Quan sát và trả lời.

Trường Tiểu học Yên Trạch


Lớp 4C

6

Năm học 2014- 2015

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
cây rau, hoa ở nước ta
- Khí hậu nước ta có đặc điểm gì?
-Trả lời.
- Chốt: nước ta có điều kiện thích hợp để
phát triển nghề trồng rau và hoa.
- Có nhiều loại rau và hoa rết dễ trồng, ta có
thể trồng ngay tại nhà như rau muống, xà
lách, cải xoong..hoa hồng, hoa cúc…..các em
cần nắm kĩ thuật trồng để trồng tại nhà.
IV. Củng cố
Tóm tắt nội dung bằng Ghi nhớ.
V. Dặn dò
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
========================
Tiết 2: Tin học
========================

Tiết 3: Đạo đức
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
2. Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- SGK Đạo đức 4
- M ột số đồ dùng cho HS đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1.Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao chúng ta phải yêu lao động?
-Em hãy kể một tấm gương yêu lao động mà em biết?
* Nhận xét bài cũ.
2. Dạy bài mới.
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1: Thảo luận lớp (truyện Buổi học đầu
tiên, SGK)

HOẠT ĐỘNG HỌC

Mục tiêu: HS hiểu được nội dung câu chuyện và
yêu quý người lao động.
Cách tiến hành:
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch


Lớp 4C


7

Năm học 2014- 2015

GV kể chuyện cho HS nghe
-HS lắng nghe.
HS thảo luận theo hai câu hỏi trong SGK
- Thảo luận nhóm 4.
Kết luận: Cần phải kính trọng người lao động, dù
là những người lao động bình thường nhất.
Hoạt động2: Thảo luận theo nhóm đôi( bài tập 1
SGK)
Mục tiêu:HS đạt được yêu cầu 1
Cách tiến hành:
GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết
quả. Cả lớp trao đổi, tranh luận.

Gv kết luận:
-Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm,
giám đốc công ty, nhà khoa học, người đạp xích
lô, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều
là những người lao động(trí óc hoặc chân tay.)
- Những người ăn xin, những kẻ buôn bán ma
túy, buôn bán phụ nữ không phải là người lao
động vì những việc làm của họ không mang lại
lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( bài tập2, SGK)
Mục tiêu:Hiểu được ích lợi của người lao động.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
thảo luận về một tranh.

- Các nhóm làm việc.
-Đại diện từng nhóm trình bày.

GV kết luận: Mọi người lao động đều mang lại
lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân ( Bài tập3, SGK)
Mục tiêu: HS đạt được mục tiêu2.
Cách tiến hành:
GV gọi HS nêu yêu cầu của bài học.

- HS nêu yêu cầu.
-HS làm bài tập.
-HS trình bàyý kiến, cả lớp trao
đổi bổ sung.

GV kết luận:- Các việc làm (a), (c), (d), (đ), (e),
(g) là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao
động.
- Các việc (b), (h) là thiếu kính
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch



Lớp 4C

8

Năm học 2014- 2015

trọng người lao động.
Hoạt động 5: củng cố- dặn dò
* GV gọi 1-2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK
Chuẩn bị bài tập 5,6 ( SGK).
==============================================
Thứ ba ngày 7 tháng 1 năm 2015
Sáng
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu. Giúp HS rèn kĩ năng:
- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
- Tính toán giải bài toán liên quan đến các đơn vị đo diện tích theo đơn vị đo km2
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ chép bài 1
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định
2. Kiểm tra
Kể tên các đơn vị đo diện tích đã học?
- 3, 4 em nêu:
2
2
1 km = ? m

3. Bài mới
- GV treo bảng phụ và cho HS đọc yêu
Bài 1:Cả lớp làm vào vở nháp - 2 em lên
cầu:
bảng
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm?
530 dm2 =530000 cm2
846000 cm2 = 864dm2
10 km2 = 10 000 000 m2
13 dm2 29 cm2 = 1329 cm2
300 dm2 = 3 m2
Bài 2 :Cả lớp làm vào vở- 2 em lên bảng
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
a. Diện tích khu đất:
5 x 4 = 20 (km2)
- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
b. Đổi 8000 m = 8 km
Diện tích khu đất:
8 x 2 = 16 (km2)
Đáp số: 20 km2 ;16 km2
Bài 3:- Cả lớp đọc- 2, 3em nêu miệng
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
Bài 4: Cả lớp làm vở
Chiều rộng: 3 : 3 = 1 (km)
- Nêu cách tính chiều rộng hình chữ nhật?
Diện tích : 3 x 1 = 3(km2)
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch



Lớp 4C

9

Năm học 2014- 2015

Đáp số : 3 km2
Bài 5: HS đọc và nêu miệng:
a.Thành phố Hà Nội.
b.Gấp khoảng 2 lần
4. Các hoạt động nối tiếp
1.Củng cố: 20 km2 = ? m2; 23000000 m2 = ? km2
========================
Tiết 2: Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
2. Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với bộ phận cho sẵn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Sơ đồ: cấu tạo 2 bộ phận của các câu mẫu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bài cũ
- GV nhận xét.
Bài mới
Các hoạt động của GV
Các hoạt độïng của HS
Giới thiệu.
Hướng dẫn.
+ Hoạt động 1: Phần nhận xét.

- GV chia lớp thành 6 nhóm. Các nhóm đọc đoạn văn
và trả lời câu hỏi.
- 1,2 HS đọc đoạn văn và yêu
- GV chốt.
cầu bài tập.
Bộ phận chủ ngữ.
Một đàn ngỗng.
- Đại diện nhóm lời.
Hùng.
- Cả lớp nhận xét.
Thắng.
Em
Đàn ngỗng.
- Chủ ngữ nêu ttên người, con vật.
- Chủ ngữ do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
- 4 HS đọc ghi nhớ.
+ Hoạt động 2: Phần ghi nhớ
- GV: Giải thích nội dung ghi nhớ.
+ Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1
- HS làm việc cá nhân.
- GV chốt ý.
Hà Mạnh Cường

- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS phát biểu.

Trường Tiểu học Yên Trạch



Lớp 4C

10

Các hoạt động của GV
(Câu 3, 4, 5, 6, 7, 8)
Bộ phận chủ ngữ.
Câu 3: Chim chóc.
Câu 4: Thanh niên.
Câu 5: Phụ nữ.
Câu 6: Em nhỏ.
Câu 7: Các cụ già.
Câu 8: Các bà, các chị.
Bài tập 2
- Mỗi em từ đặt câu hỏi với các từ ngữ đã cho làm
chủ ngữ.
- Từng cặp HS đổi bài chữa lỗi cho nhau.
- GV nhận xét.
Bài tập 3
- GV yêu cầu HS khá, giỏi làm mẫu nói về hoạt động
của người và vật trong tranh được miêu tả.
- GV nhận xét.
Củng cố – dặn dò
Nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Tài năng

Năm học 2014- 2015

Các hoạt độïng của HS


- HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc bài của mình.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm.
HS làm việc cá nhân. HS đọc
bài của mình.

========================
Tiết 3: Tiếng anh
========================
Tiết 4: Tiếng anh
========================
Tiết 5: TTL TV
LTVC: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
.MỤC TIÊU:
Phụ đạo thêm học sinh : về cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ (CN) trong câu kể
Ai làm gì? Biết xác định bộ phận CN trong câu, biết đặt câu với bộ phận CN có sẵn.
Hoạt động 1: (25 phút) Thực hành
Bài 1:
"Ruộng rãy là chiến trường
Cuốc cày là vũ khí
Nhà nông là chiến sĩ
Hậu phương thi đua với tiền phương".
Trong các câu trên, câu nào có dạng "Ai - là gì".
Xác định CN, VN câu vừa tìm.
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch



Lớp 4C

11

Năm học 2014- 2015

Bài 2:
Tìm CN, VN ở những câu có dạng Ai - là gì trong bài thơ:
Nắng
Bông cúc là nắng làm hoa'
Bướm vàng là nắng bay xa lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị, trái hồng... là nắng của cây.
========================
Chiều
Tiết 1: Kể chuyện
BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
A- Mục đích, yêu cầu
1. Rèn kĩ năng nói
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ HS biết thuyết minh ND tranh bằng 12 câu; kể lại được câu chuyện, phối hợp cử chỉ điệu bộ phù hợp.
- Nắm được ND câu chuyện. Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi bác
đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ cốt chuyện.
- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể được tiếp lời.
B- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ chuyện trong SGK phóng to
C- Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ổn định
- Hát
1. Giới thiệu chuyện: SGV trang 11
- Nghe giới thiệu
2. GV kể chuyện
- GV kể lần 1 giọng kể phù hợp, phân biệt
- Nghe kể chuyện
lời các nhân vật.
- Giải nghĩa các từ khó: Ngày tận số, hung - Nghe giải nghĩa từ
thần, vĩnh viễn
- GV kể lần 2 ( treo tranh minh hoạ) vừa
- Quan sát tranh, nghe kể
kể vừa chỉ tranh
- GV kể lần 3
- Nghe kể chuyện
3. Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu bài tập
a) Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh
- GV dán lên bảng lớp 5 tranh minh hoạ
- HS đọc yêu cầu bài tập 1, suy nghĩ, nói
phóng to. Gọi HS thuyết minh.
lời thuyết minh cho 5 tranh.
b) Kể từng đoạn và toàn bộ chuyện, trao đổi - 1 em đọc yêu cầu bài 2, 3
về ý nghĩa chuyện.
- Kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý
- Gọi HS kể từng đoạn
nghĩa của chuyện. Mỗi nhóm cử 1 HS thi
Hà Mạnh Cường


Trường Tiểu học Yên Trạch


Lớp 4C

12

- Thi kể chuyện trước lớp
- Nhờ đâu bác đánh cá thắng được con quỷ
- Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- GV nhận xét, chọn HS kể hay nhất để biểu
dương.
4. Củng cố, dặn dò
- Em thích nhân vật nào trong câu chuyện ?
Vì sao ?

Năm học 2014- 2015

kể trước lớp .
- Bác đánh cá thông minh, bình tĩnh.
- Ca ngợi bác đánh cá mưu chí, dũng cảm.
- Lớp nhận xét
HS nêu.

========================
Tiết 2: Khoa học
TẠI SAO CÓ GIÓ ?
I- MỤC TIÊU
Sau bài này học sinh biết:
-Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.

-Giải thích tại sao có gió ?
-Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra
biển.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình trang 74,75 SGK.
- Chong chóng (hs làm).
- Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm
+ Hộp đối lưu như mô tả trang 74 SGK.
+ Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Bài cũ
-Hãy nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống?
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu: Bài “Tại sao có gió?”
Hoạt động 1:Chơi chong chóng
- Kiểm tra số chong chóng của hs .
- Cho hs ra sân chơi, các nhóm trưởng điều
khiển các bạn. Vừa chơi vừa tìm hiểu xem:
-Mang số chong chóng đã được
+ Khi nào chong chóng không quay?
hướng dẫn làm ở nhà.
+ Khi nào chong chóng quay?
-Ra sân chơi:
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay +Mỗi nhóm đứng thành 2 hàng quay
chậm?
mặt vào nhau, đứng yên và đưa chong
chóng ra trước mặt. Nhận xét xem
chong chóng có quay không? Tại sao?

(tuỳ vào thời tiết lúc đó)
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch


Lớp 4C

13

Kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh
ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi làm
chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong
chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong
chóng quay chậm. Không có gió tác động thì
chong chóng không quay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra
gió
- Chia nhóm, các nhóm báo cáo về đô dùng
thí nghệm.
- Yêu cầu hs đọc các mục Thực hành trang 74
SGK để biết cách làm.
Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi
lạnh sang nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ
của không khí là nguyên nhân gây ra sự
chuyển chuyển động của không khí. Không
khí chuyển động tạo thành gió.
Hoạt động 3: T×m hiểu nguyên nhân gây ra
sự chuyển động của không khí trong tụ nhiên
- Yêu cầu hs làm việc theo cặp, quan sát và

đọc mục “Bạn cần biết”trang 75 SGK và
những kiến thức đã thu được qua hoạt động 2
để giải thích câu hỏi: Tại sao ban ngày gió từ
biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất
liền thổi ra biển?
Kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban
ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm
cho chiều gió thay đổi giữa ban ngày và ban
Hà Mạnh Cường

Năm học 2014- 2015

+Nếu chong chóng không quay cả
nhóm bàn em làm thế nào để chong
chóng quay?(tạo gió bàng cách
chạy…0
+Nhóm trưởng cử ra 2 bạn cầm chong
chóng chạy: một chạy nhanh, một
chạy chậm. Cả nhóm quan sát chong
chóng nào quay nhanh hơn?
+Tìm hiểu xem nguyên nhân quay
nhanh:
*Do chong chóng tốt.
*Do bạn đó chạy nhanh?
*Giải thích tại sao khi bạn chạy
nhanh chong chóng quay nhanh.
-Đại diện các nhóm báo cáo, chong
chóng nào quay nhanh , chậm…và
giải thích:
+ Tại sao quay nhanh?

+ Tại sao quay chậm?

- Các nhóm làm thí nghiệm theo
hướng dẫn.
- Đại diện các nhóm trình bày.

- Làm việc cá nhân và trao đổi theo
cặp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
làm việc nhóm.

Trường Tiểu học Yên Trạch


Lớp 4C

14

Năm học 2014- 2015

đêm.
Củng cố
-Trong cuộc sống người ta ứng dụng gió vào việc gì?
Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
========================
Tiết 3: Thể dục
==============================================
Thứ tư ngày 8 tháng 1 năm 2015
Sáng

Tiết 1: Toán
HÌNH BÌNH HÀNH
A.Mục tiêu. Giúp HS
- Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
- Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành, từ đó phân biệt được hình bình hành
với một số hình đã học.
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ vẽ sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định
2. Kiểm tra
Kể tên các hình đã học?
- Hình vuông, hình chữ nhật, hình tam
3.Bài mới
giác, hình tứ giác...
a. Hoạt động 1:Hình thành biểu tượng về
hình bình hành:
- Cho HS quan sát các hình vẽ trong SGK
và nhận xét hình dạng của hình.
- GV giới thiệu :Đó là hình bình hành.
b.Hoạt động 2:Nhận biết một số đặc diiểm
của hình bình hành.
- Hình bình hành có cặp cạnh nào đối diện
với nhau? căp cạnh nào song song với
- AB và DC là hai cạnh đối diện
nhau?
AD và BC là hai cạnh đối diện.
- Đo các cặp cạnh đối diện và rút ra nhận

- Cạnh AB song song với cạnh DC
xét gì?
Cạnh AD song song với cạnh BC.
AB = DC ; AD = BC
- Hình bình hành có đặc điểm gì?
-3, 4 em nêu:Hình bình hành có hai cặp
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch


Lớp 4C

15

Năm học 2014- 2015

- Kể tên một số đồ vật có dạng hình bình
cạnh đối diện song song và bằng nhau.
hành? hình nào là hình bình hành trên các
hình vẽ trên bảng phụ?
c.Hoạt động 3:Thực hành
- Hình nào là hình bình hành?
Bài 1: Hình 1, 2, 5 là hình bình hành
- Hình tứ giác ABCD và MNPQ hình nào Bài 2: Hình MNPQ là hình bình hành
có cặp cạnh đối diện song song và bằng
nhau?
- Vẽ hai đoạn thẳng để được một hình bình Bài 3:HS vẽ vào vở- đổi vở kiểm tra
hành?
D.Các hoạt động nối tiếp

1.Củng cố: Nêu đặc điểm của hình bình hành?
========================
Tiết 2: Âm nhạc
========================
Tiết 3: Tập đọc
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. Mục đích – Yêu cầu
1 – Kiến thức
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người vì trẻ
em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.
- Học thuộc lòng bài thơ.
2 – Kĩ năng
- Đọc đúng các từ khó do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng kể chậm rãi,dàn trải, dịu dàng, biết ngắt nhịp đúng.
3 – Thái độ
- HS biết yêu mọi người vì mọi người đều sống vì các em.
II Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Sưu tầm những bức ảnh khác về sinh hoạt vui chơi, học tập của trẻ em.
III Các hoạt động dạy – học
1 – Khởi động
2 – Bài cũ: Bốn anh tài
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
3 – Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a – Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Các truyện cổ tích thường giải thích về
- Xem tranh minh hoạ chủ điểm
nguồn gốc của loài người, của muôn loài,

- Xem tranh minh hoạ
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch


Lớp 4C

16

Hoạt động của giáo viên
muôn vật. Bài thơ hôn nay các em đọc
Chuyện cổ tích về loài người là một câu
chuyện cổ tích kể bằng thơ về nguồn gốc,
sự tích loài người. Chúng ta hãy đọc để
xem bài thơ có gì hay và lạ.
b – Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc
cho HS.
- Đọc diễn cảm cả bài.
c – Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Trong câu truyện cổ tích này, ai là người
sinh ra đầu tiên?
Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt
trời ?
Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay
người mẹ?
Bố giúp trẻ những gì?
Thầy giáo giúp trẻ những gì?
- Yêu cầu HS trao đổi tìm ý nghĩa của

truyện.
* Bài thơ tràn đầy tình yêu mến con người,
với trẻ em. Tác giả bài thơ cho rằng : mọi
thứ trên đời này có là vì trẻ em. Trẻ em
phải được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ.
Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành
cho trẻ em.

Năm học 2014- 2015

Hoạt động của học sinh

- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ
thơ.
- 1,2 HS đọc cả bài .
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới.
+ HS đọc thầm 2 đoạn đầu – thảo luận
nhóm đôi trả lời câu hỏi 1,2
- Trẻ con sinh ra đầu tiên, cảnh vật trống
vắng, trịu trần, không dáng cây, ngọn cỏ
- Có mặt trời cho trẻ em nhìn rõ.
Có mẹ để bế bồng chăm sóc.
Có bố để bảo cho biết ngoan , biết nghĩ.
Có chữ, có ghế, bàn lớp, trường, có thầy
giáo để dạy trẻ học hành.
+ HS trao đổi – Đại diện nhóm nhận xét,
trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc cả bài thơ.
- Tác giả giải thích mọi vật, mọi người

sinh ra là vì trẻ em, để yêu mến, giúp đỡ
trẻ em.
+ Bài thơ ca ngợi con người.
+ Chuyện loài người là quan trọng nhất.
+ Trẻ em được ưu tiên.
+ Mọi thứ sinh ra vì trẻ em.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi học thuộc lòng từng khổ và cả
bài.

d – Hoạt động 4: Đọc diễn cảm - Học
thuộc lòng bài thơ
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý hướng
dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng đúng.
4 – Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt.
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị : Bốn anh em ( tt ).
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch


Lớp 4C

17

Năm học 2014- 2015

========================

Tiết 4: Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
A- Mục đích, yêu cầu
1. Củng cố nhận thức về 2 kiểu mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
2. Thực hành viết đoạn mở bài cho 1 bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách: Mở bài
trực tiếp, mở bài gián tiếp.
B- Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung ghi nhớ về 2 cách mở bài trên.
C- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
ổn định
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu
cầu tiết học cần đạt.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1

Hoạt động của trò
- Hát
- 2 HS mỗi em nêu ghi nhớ về 1 cách mở
bài trong bài văn miêu tả đồ vật
- Nghe giới thiệu, mở sách
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm, trao đổi
theo cặp, so sánh tìm điểm giống nhau và
khác nhau của các đoạn mở bài
- Nêu ý kiến thảo luận

- Gọi HS nêu ý kiến

- GV nhận xét, kết luận
- Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên
đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là
chiếc cặp sách.
- Điểm khác nhau:+ Đoạn a,b mở bài trực
tiếp
+ Đoạn c mở bài gián tiếp - HS đọc yêu cầu bài tập
Bài tập 2
- Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái
- GV nhắc HS bài tập này yêu cầu viết gì ? bàn học của em.
- Viết theo mấy cách, đó là cách nào ?
- Viết theo 2 cách, mở bài trực tiếp và mở
bài gián tiếp
- GV thu bài, chấm 8-10 bài, nhận xét
- HS làm bài cá nhân vào nháp
- Ví dụ 1:( Mở bài trực tiếp)Chiếc bàn HS - Nộp bài cho GV chấm
này là người bạn ở trường thân thiết với tôi - Nghe ví dụ mẫu
đã gần 2 năm nay.
- Ví dụ 2:( Mở bài gián tiếp ) Tôi rất yêu gia
đình tôi. ở đó tôi có bố mẹ, em trai thân
thương, có những đồ vật, đồ chơi và 1 góc
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch


Lớp 4C

18


học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập
đó là chiếc bàn học xinh xắn của tôi.
- GV có thể đọc bài làm tốt của HS
3. Củng cố, dặn dò:
- Treo bảng phụ, gọi HS đọc ghi nhớ

Năm học 2014- 2015

- Nghe GV đọc bài, nhận xét.
- 2 em đọc ghi nhớ

========================
Chiều
Tiết 1: Chính tả
NGHE VIẾT: KIM TỰ THÁP AI CẬP
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
* Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập
* Làm đúng các bài tập phân biệt từ ngữ có âm , vần dễ lẫn: s/x, iêc/iêt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Ba tờ phiếu viết nội dung bài tập 2. 3 băng giấy viết nội dung bài tập 3a hay 3b.
VBT Tiếng Việt 4, tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1/ Khởi động : Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Giới thiệu bài “ Kim Tự Tháp Ai - Học sinh nhắc lại đề bài.
Cập”

Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết
GV đọc bài chính tả
- HS theo dõi SGK
- Đọc thầm đọc văn( chú ý những
chữ cần viết hoa, những từ ngữ
thường viết sai và cách trình bày)
Hỏi: Đoạn văn nói điều gì?
- Ca ngợi Kim tự tháp là một
công trình kiến trúc vĩ đại của
Nhắc nhở HS cách trình bày, tư thế ngồi
người Ai Cập cổ đại
GV đọc chính tả HS viết bài
- Học sinh viết bài
GV đọc lại toàn bài chính tả một lần
- HS soát bài
GV chấm sửa sai từ 7 đến 10 bài
- Đổi vở soát lỗi cho nhau tự sửa
Nhận xét chung
những chữ viết sai
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2/6SGK
Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
Nêu yêu cầu
Đọc thầm đoạn văn làm vào
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch


Lớp 4C


19

Tổ chức trò chơi “ Thi tiếp sức “ theo nhóm
GV chốt lại lời giải đúng: Sinh vật- biết-biếtsáng tác- tuyệt mỹ- xứng đáng
Bài tập 3: Lựa chọn
Gv gọi HS nêu yêu cầu bài tập
Tổ chức hoạt động nhóm
Gọi HS nhận xét- GV chốt
Từ ngữ viết đúng chính tả
TN viết sai chính tả
sáng sủa
sắp xếp
Sản sinh
Tinh sảo
Sinh động
Bổ sung
Thời tiết
Thân thiếc
Công việc
Nhiệc tình
Chiết dành
Mải miếc
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
Gọi HS đọc lài bài tập 2
Dặn HS về nhà làm bài tập 3 vào vở

Năm học 2014- 2015

vở bài tập

HS thi
HS sửa bài
HS nêu
Hs làm việc theo nhóm trình bày

HS đọc

========================
Tiết 2: Địa lý
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
• Xác định vị trí của thành phố Hải Phòng trên bản đồ Việt Nam.
• Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng.
• Hình thành biểu tượng và thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung
tâm du lịch.
• Có ý thức tìm hiểu về thành phố cảng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
• Các bản đồ : hành chính, giao thông Việt Nam.
• Tranh, ảnh về thành phố Hải Phòng.
• Bản đồ Hải Phòng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
• GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 31 VBT Địa lí.
• GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới (30’)
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch



Lớp 4C

20

Năm học 2014- 2015

Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hải Phòng – thành phố cảng
Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm
 Mục tiêu :
Xác định vị trí của thành phố Hải Phòng
trên bản đồ Việt Nam.
 Cách tiến hành :
Bước 1 :
- u cầu HS quan sát bản đồ hành chính - Làm việc theo nhóm.
và giao thơng Việt Nam tranh ảnh thảo
luận các câu hỏi trong SGV trang 92.
Bước 2 :
- Gọi các nhóm trình bày.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận của nhóm mình.

- GV sửa chữa và giúp các nhóm hồn
thiện câu trả lời.
 Kết luận : Hải phòng, với điều kiện thuận lợi, đã trở thành phố cảng lớn nhất
miền Bắc và có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước.

2. Đóng tàu là nghành cơng nghiệp quan
trọng của Hải Phòng
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp
 Mục tiêu:
 Trình bày được những đặc điểm tiêu
biểu của thành phố Hải Phòng .
 Cách tiến hành :
 Bước 1 :
 - u cầu HS dưạ vào vốn hiểu biết,
vào tranh ảnh và mục 2 trong SGK, trả lời
câu hỏi trong SGV trang 92.
 Bước 2 :
 - HS trình bày kết quả làm việc trước
lớp.
 - GV sửa chữa và giúp HS hồn thiện
câu trả lời.
 3. Hải Phòng là trung tâm du lịch
 Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm
 Mục tiêu:
Hà Mạnh Cường




 - Làm việc cá nhân.

 - Một số HS trình bày kết quả làm việc
trước lớp.




Trường Tiểu học n Trạch


Lớp 4C

21

 Trình bày được những đặc điểm tiêu
biểu của thành phố Hải Phòng.
 Cách tiến hành :
 Bước 1 :
 - Yêu cầu HS dưạ vào SGK tranh, ảnh
vốn hiểu biết của HS để thảo luận các câu
hỏi trong SGV trang 93.
 Bước 2:
 - Gọi các nhóm trình bày.

Năm học 2014- 2015




 - Làm việc theo nhóm.


 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận của nhóm mình.
 - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn 
thiện câu trả lời.

Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.

- 2 HS đọc.

- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà
làm bài tập ở VBT địa lí và
chuẩn bị bài sau.
========================
Tiết 3: HĐNG
Luyện viết
KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: Rèn kĩ năng viết: Viết đúng mẫu chữ nghiêng thanh đậm bài
viết: KIM TỰ THÁP AI CẬP
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài viết.
- GV hướng dẫn học sinh viết.
Hoạt động 2:Thực hành luyện viết.
- Nêu y/c luyện viết.
- Theo dõi HS viết bài, uốn nắn, sửa sai cho HS.
Hoạt động 3 Nhận xét, đánh giá.
- GV thu vở chấm, nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét chung buổi học, dặn luyện viết
==============================================
Thứ năm ngày 9 tháng 1 năm 2015
Sáng
Tiết 1: Toán
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
Hà Mạnh Cường


Trường Tiểu học Yên Trạch


Lớp 4C

22

Năm học 2014- 2015

A. Mục tiêu: Giúp HS
- Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài
tập có liên quan.
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Bộ đồ dùng toán 4(các mảnh có hình dạng như hình vẽ trong SGK)
- HS: Bộ đồ dùng toán 4(các mảnh có hình dạng như hình vẽ trong SGK)
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định
2. Kiểm tra
Nêu đặc điểm của hình bình hành?
- 2 em nêu:
3. Bài mới
a. Hoạt động 1: Hình thành công thức tính
diện tích hình bình hành
- GV vẽ hình bình hành ABCD; vẽ AH
vuông góc với DC; DC là đáy,độ dài AH
là chiều cao của hình bình hành
- GV hướng dẫn HS cắt và ghép để được

-HS thực hành ghép trên bộ đồ dùng toán.
hình chữ nhật(như trong SGK)
- So sánh diện tích hình vừa ghép với diện - Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích
tích hình bình hành?
hình bình hành.
- Đáy hình bình hành là chiều dài hình chữ
nhật; chiều cao hình bình hành là chiều
- 3, 4 em nêu: Diện tích hình bình hành
rộng hình chữ nhật. Vậy nêu cách tính diện bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng
tích hình bình hành?
một đơn vị đo)
b. Hoạt động 2:Thực hành
Bài 1: cả lớp làm vở - 2em lên bảng:
- Tính diện tích mỗi hình bình hành?
Diện tích hình bình hành:
4 x 13 = 52 cm2 ; 9 x 7 = 63 cm2
- Tính diện tích hình chữ nhật, hình bình
hành?
- Tính diện tích hình bình hành?

Bài 2:Diện tích hình c. n là:5x10 =50 cm2
Diện tích hình bình hành:5 x 10 = 50 cm2
Bài 3: Đổi 4 m = 40 dm
Diện tích hình bình hành: 40 x13 =520 dm2

4.Các hoạt động nối tiếp
1.Củng cố: Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
========================
Tiết 2: LTVC
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG

A- Mục đích, yêu cầu
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch


Lp 4C

23

Nm hc 2014- 2015

1. M rng vn t ca hc sinh thuc ch im trớ tu, ti nng. Bit s dng cỏc
t ó hc t cõu v chuyn cỏc t ú vo vn t tớch cc.
2 Bit c 1 s cõu tc ng gn vi ch im
B- dựng dy- hc
- Bng ph k bng phõn loi t bi tp 1
C- Cỏc hot ng dy- hc
Hot ng ca GV
Hot ng ca HS
Hát
n định
- 1 em nhắc lại ghi nhớ tiết trớc
A. Kiểm tra bài cũ
- 1 em làm lại bài tập 3
- Lớp nhận xét
B. Dạy bài mới
- Nghe giới thiệu, mở sách
1. Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu
2. Hớng dẫn học sinh làm bài tập

- HS đọc yêu cầu bài 1, lớp đọc thầm , trao
Bài tập 1
đổi
cặp, chia nhanh các từ vào 2 nhóm.
- GV đa ra từ điển
Lần
lợt nêu bài làm
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
Học
sinh làm bài đúng vào vở
a) tài hoa,tài giỏi,tài nghệ,tài ba, tài đức,tài
năng.
b) tài nguyên, tài trợ, tài sản.
- HS đọc yêu cầu bài2
Bài tập 2
- Mỗi học sinh tự đặt 1 câu
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Lần lợt nêu câu vừa đặt
- GV ghi nhanh1-2 câu lên bảng
- Lớp nhận xét
- Hớng dẫn học sinh nhận xét.
- 1 em đọc ,lớp đọc thầm
Bài tập 3
- Trao đổi theo cặp ,phát biểu ý kiến
- GV gợi ý cách tìm nghĩa bóng
- Làm bài đúng vào vở
- Chốt lời giải đúng
a) Ngời ta là hoa đất.
b) Nớc lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi
cơ đồ mới ngoan.

- HS đọc bài 4
Bài tập 4
- Nghe GV giải nghĩa
- GV giúp học sinh hiểu nghĩa bóng
- Câu a nhằm ca ngợi con ngời là tinh hoa, - Làm bài vào vở
là thứ quý giá nhất của trái đất.
- Vài học sinh khá đặt câu có sử dụng các
- Yêu cầu học sinh giỏi tập vận dụng sử
câu tục ngữ
dụng các câu tục ngữ đó
3. Củng cố, dặn dò
========================
Tit 3: M thut
========================
Tit 4: Th dc
========================
Tit 5: Tng Toỏn
DU HIU CHIA HT
Mc tiờu: Bi dng cỏc em nõng cao hn v du hiu chia ht cho 2,5,3,9.
H Mnh Cng

Trng Tiu hc Yờn Trch


Lớp 4C

24

Năm học 2014- 2015


Bài 1: Từ 3 chữ số 0, 1, 2. Hãy viết tất cả các số có 3 chữ số khác nhau chia hết cho 2.
Bài 2: Viết tất cả các số chia hết cho 5 có 4 chữ số khác nhau từ 4 chữ số 0, 1, 2 , 5.
Bài 3: Em hãy viết vào dấu * ở số 86* một chữ số để được số có 3 chữ số và là số:
a) Chia hết cho 2
c) Chia hết cho 5
e) Chia hết cho cả 2 và 5

b) chia hết cho 3
d) chia hết cho 9
g) Chia hết cho cả 3 và 9

Bài 4: Hãy tìm các chữ số x, y sao cho 17 x8 y chia hết cho 5 và 9.

Bài 5: Tìm x, y để x765 y chia hết cho 3 và 5.
Đáp số: Y = 0 ta có các số : x= 3, 6 9
Y = 5 ta có x = 14,7

========================
Chiều
Tiết 1: BDHS
KI LÔ MÉT VUÔNG
I.MỤC TIÊU : Phụ đạo cho h/s biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
Củng cố về giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích :cm2, dm2,
m2 và km2.
II.CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hđ1:Giao bài tập cho học sinh làm
Câu 1: Số thích hợp điền vào chỗ chấm.
a) 6 km2 = ……? m2
A. 6000 m2
B. 6000000 m2 C. 60000 m2

D. 600000 m2
b) 32 m2 25 dm2 = ………? dm2
A. 32025 dm2
B. 320025 dm2 C. 3225 dm2
C. 32250 dm2
c) 408 cm2 = ……… dm2 ………… cm2.
A. 40dm2 8cm2
C. 4dm2 80cm2
B. 4 dm2 8 cm2
D. 4 dm2 800 cm2
d) 4700 cm2 = ……… dm2.
A. 470000 dm2 B. 47000 dm2
C. 470 dm2
D. 47 dm2
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch


Lớp 4C

25

Năm học 2014- 2015

Câu 2: Điền số thích hợp vào ô trống:
a) 9045 : 45 =

c) 12550 : 25 = 
b) 59885 : 295 = 

d) 2970 : 135 = 
Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a) 370 m2 = 3700 dm2

c ) 720000 cm2 = 72 m2
b) 25 dm2 50cm2 = 2550 cm2 
d) 538 dm2 = 5m2 38dm2 
Hđ3:Củng cố dặn dò
- Nhận xét chung tiết học



========================
Tiết 2: Tiếng anh
========================
Tiết 3: Tiếng anh
==============================================
Thứ sáu ngày 10 tháng 1 năm 2015
Sáng
Tiết 1: Tin học
========================
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP
A.Mục tiêu. Giúp HS:
- Hình thành công thức tính chu vi hình bình hành.
- Bước đầu biết vận dụng công thức tính chu vi diện tích hình bình hành để giải
các bài tập có liên quan.
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ; thước mét
C.Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định
2. Kiểm tra
Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
- 2 em nêu:
3. Bài mới
- Nêu tên các cặp cạnh đối diện trong các
Bài 1: 2em nêu:
hình ABCD; EGHK; NMPQ?
AB đối diện với DC
AD đối diện với BC
EG đối diện với HK
Hà Mạnh Cường

Trường Tiểu học Yên Trạch


×