Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÀI DỰ THI : DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Chủ đề Tiết 8 Đối xứng trục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.66 KB, 14 trang )

Dạy học theo chủ đề tích hợp

– Lưu Thị Mỵ

- Trường THCS Cảnh Thụy.

BÀI DỰ THI :
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

Chủ đề :Tiết 8 - Đối xứng trục
1. Tên dự án dạy học:
Tiết dạy: Tiết 8 - Đối xứng trục - Chương I - Hình học 8
Tiết theo phân phối chương trình: Tiết 8
2. Mục tiêu dạy học:
2.1 Kiến thức:
HS nắm vững định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng;
hiểu được định nghĩa về hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng; nhận
biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng; hiểu được
định nghĩa về hình có trục đối xứng và qua đó nhận biết được hình thang cân là
hình có trục đối xứng.
2.2 Kĩ năng:
HS biết về điểm đối xứng với một điểm cho trước, vẽ đoạn thẳng đối xứng
với đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối
xứng với nhau qua một một đường thẳng.
2.3 Thái độ: Tích cực hợp tác. Rèn tính cẩn thận và say mê học tập .
- Thấy rõ trục đối xứng có ứng dụng rất nhiều lĩnh vực
2.4 Tư duy: HS biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế. Bước
đầu biết áp dụng tính đối xứng trục vào việc vẽ hình, gấp hình.
Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn sau để giải
quyết các vấn đề dạy học đặt ra cụ thể là:
- Môn Vật lý : Hiểu về cách vẽ ảnh của vật qua gương phẳng, thấy rõ hơn độ lớn


của ảnh bằng độ lớn của vật....
+ Môn Vật lý 7: Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Bài 6: Thực hành quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
- Môn Công nghệ: Biết cách trang trí phòng khách, nhà ở .... theo kiểu đối
xứng trục tạo nên sự thoải mái, thuận tiện cho sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi.
+ Môn Công nghệ 6: Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.
+ Môn Công nghệ 8: Chương I : Bản vẽ các khối hình học
- Môn Mỹ thuật: Trang trí hình vuông cơ bản cần các trục đối xứng để ta vẽ họa
tiết cho đều, và dựa vào đường trục để vẽ các mảnh chính phụ cho cân đối
+ Môn Mỹ thuật 6: Bài 18: Trang trí hình vuông.
- Môn Sinh học: Học sinh thấy rõ được lợi ích lá mọc kiểu đối xứng, rồi động
vật cũng có tính đối xứng trên hình dạng của chúng.
+ Môn Sinh học: Lớp 6 – Chương IV Lá- Bài 19 : Đặc điểm bên ngoài của lá.
Lớp 7- Chương 6: Ngành động vật có xương sống
Lớp cá chép – Lớp lưỡng cư – Lớp bò sát – Lớp chim – Lớp thú.
- Môn Lịch sử: Học sinh thấy rõ thành tựu kiến trúc cổ đặc biệt là Cố Đô Huế
được xây dựng từ thời Gia Long (1802) và đạt tới quy mô hoàn chỉnh dưới triều
Minh Mạng (1820 – 1840), được bổ sung ở các thời vua Nguyễn tiếp theo, thành
một tổng thể kiến trúc độc đáo và đa dạng. Trung tâm là khu Đại Nội với gần
1


Dạy học theo chủ đề tích hợp – Lưu Thị Mỵ - Trường THCS Cảnh Thụy.
140 công trình, mỗi công trình có chức năng riêng biệt, được xây cất và trang trí
độc đáo: Ngọ Môn, điện Thái Hoà, sân Đại Triều, cung Diêm Thọ, Thái Miếu....
Ngoài ra còn các lăng tẩm của các vua Nguyễn. Năm 1993 UNESCO đã cấp
bằng công nhận cố đô Huế là Di sản văn hoá thế giới.
+ Môn Lịch sử 7: Bài28: Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIIInửa đầu thế kỉ XIX.
- Môn Địa lí: HS thấy được khí hậu trên Trái Đất chia thành năm vành đai nhiệt,
các vành đai đối xứng nhau qua đường xích đạo.

+ Môn Địa lí 6 : Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất
3. Đối tượng dạy học của dự án
Số lượng học sinh: 24 em ( Dạy tại lớp 8A)
Khối : 8
Đặc điểm học sinh: Học sinh đại trà có lực học: Giỏi, khá, trung bình, yếu.
4. Ý nghĩa của dự án
- Đối với thực tiễn dạy học :
+ Biết vẽ điểm, đoạn thẳng, tam giác, các vật đối xứng nhau qua một đường
thẳng(qua mặt phẳng )
+ Hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng(qua mặt phẳng) có chu vi, diện
tích bằng nhau.
+ Biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế và áp dụng được
tính đối xứng trục vào vẽ hình và gấp hình.
- Đối với thực tiễn đời sống :
+ Các vận dụng xung quanh ta như đồng hồ, máy bay, kèo nhà...tuy có công
dụng và thực tiễn khác nhau, nhưng về hình dạng chúng thường có đặc tính
chung là tính đối xứng.
Trong đồng hồ, kèo nhà, máy bay, .... ta thấy một đường thẳng ( biểu diễn
bằng nét đứt) mà hình dáng các đồ vật ở hai bên đường thẳng này hoàn toàn
giống nhau. Nếu quay các đồ vật một góc 1800 quanh đường thẳng này thì
chúng lại trùng khít lại như cũ. Trong toán học ta gọi các hình như vậy là các
hình có trục đối xứng
Người ta đã chế tạo đồng hồ, máy bay có hình dạng đối xứng không chỉ để
cho đẹp mà còn có ý nghĩa khoa học thực tiễn: đồng hồ có tính đối xứng để
đảm bảo việc chia giờ được đều đặn, máy bay có hình dạng đối xứng để cho
máy bay giữ được thăng bằng trên không trung v.v.v
Đối xứng cũng là một chuẩn mực để các nghệ sĩ sáng tạo các tác phẩm
nghệ thuật. Trong các chùa chiền cổ các câu đối được đặt theo kiểu đối xứng
(cả về ý tứ và hình thức bố trí). Trong nhiều công trình kiến trúc, nguyên tắc
đối xứng cũng được ứng dụng rộng rãi.

Tính đối xứng cũng được thể hiện trong giới tự nhiên. Không ít các thực
vật, động vật mang nhiều hình thức đối xứng. Ví dụ trên cơ thể người thì
chóp mũi, rốn làm thành một trục đối xứng: mắt, tai, mũi, tay, chân, ngực
v.v.v mang tính đối xứng. Tính đối xứng của đôi mắt làm người ta nhìn đồ
vật chuẩn xác hơn; tính đối xứng của đôi tai làm cho người ta có cảm giác lập
thể khi nghe âm thanh, xác định chính xác được vị trí của nguồn âm. Sự đối
xứng của đôi tay, đôi chân là người ta giữ được thăng bằng cho cơ thể.
2


Dạy học theo chủ đề tích hợp – Lưu Thị Mỵ - Trường THCS Cảnh Thụy.
Đối xứng là một nội dung nghiên cứu chủ yếu của toán học. Nhưng nội
dung đối xứng của toán học không giới hạn trong phạm vi hình dáng mà còn
bao gồm phạm vi rộng hơn. Ví dụ: với các cặp điểm (3;4) và (-3;4) là đối
xứng trên mặt phẳng với trục y là trục đối xứng, cặp điểm (3;4) và (-3;4) là
đối xứng trên mặt phẳng qua gốc toạ độ v.v.v.
+ Học sinh hiểu rõ hơn cách vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
+ HS xác định được hình có trục đối xứng trên thực tế
+ Biết cách trang trí phòng khách, khuôn viên theo hình có trục đối xứng
+ Thấy được tính đối xứng trong công nghệ chế tạo ôtô, tàu thuỷ, máy bay.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Máy chiếu, thước thẳng chia khoảng, tranh ảnh. Tấm bìa có hình dạng
tam giác cân, tam giác đều, chữ H, B, A, K
- Chèn một số hình ảnh các địa danh nêu trong bài dạy.
- Các tài liệu tham khảo
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

Tiết 8 :

ĐỐI XỨNG TRỤC


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
HS nắm vững định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng;
hiểu được định nghĩa về hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng; nhận
biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng; hiểu được
định nghĩa về hình có trục đối xứng và qua đó nhận biết được hình thang cân là
hình có trục đối xứng.
2.Kĩ năng:
HS biết về điểm đối xứng với một điểm cho trước, vẽ đoạn thẳng đối xứng
với đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối
xứng với nhau qua một một đường thẳng.
3.Thái độ :
Học sinh tích cực hợp tác. Rèn tính cẩn thận và say mê học tập .
Thấy rõ trục đối xứng có ứng dụng rất nhiều lĩnh vực
4.Tư duy:
Học sinh biết nhận ra một số hình có trục đối xứng trong thực tế. Bước đầu
biết áp dụng tính đối xứng trục vào việc vẽ hình, gấp hình.
II. CHUẨN BỊ :
GV: Máy chiếu, thước thẳng chia khoảng, tranh ảnh. Tấm bìa có hình dạng
tam giác cân, tam giác đều, chữ H, B, K, A
- Chèn một số hình ảnh các địa danh nêu trong bài dạy.
HS: thước thẳng chia khoảng, tranh ảnh, kéo, giấy kẻ ôvuông để thực hành
cắt chữ H, B, K, A. Tấm bìa có hình dạng tam giác cân, tam giác đều.
III.PHƯƠNG PHAP DẠY HỌC
- Phương pháp đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, luyện tập củng cố .
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1: ổn định lớp (1p)
3



Dạy học theo chủ đề tích hợp – Lưu Thị Mỵ - Trường THCS Cảnh Thụy.
Kiểm tra sỹ số HS- Ổn định tổ chức lớp
2: Kiểm tra bài cũ (4p)
HS1: Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng? Vẽ đường trung trực của
đoạn thẳng AB.
Lớp 8A : Đặng Dũng : 9 điểm
3. Bài mới (38p)
GV đặt vấn đề vào bài: Trong môn Mỹ Thuật người ta thường gấp giấy để cắt
một số chữ cái.

H

B

K

A

? Những chữ nào có thể gấp giấy cắt được thì chúng ta cùng vào tìm hiểu bài
học ngày hôm nay.

Tiết 8 :

ĐỐI XỨNG TRỤC

Hoạt động của GV
Hoạt động1: Tìm hiểu về hai điểm đối xứng
nhau qua một đường thẳng(8p)
HS làm ?1

GV: Ta nói điểm A đối xứng với A’ qua đường
thẳng d. Hay điểm A’ đối xứng với A qua đường
thẳng d. Hay hai điểm Avà A’ đối xứng với nhau
qua đường thẳng d

Hoạt động của HS
1.Hai điểm đối xứng
nhau qua một đường
thẳng(8p)
HS làm ?1
A
d

B
H
A'

GV:? Khi nào thì hai điểm gọi là đối xứng nhau
qua một đường thẳng?
GV rút ra định nghĩa
Tích hợp môn Vật lý
Ở môn Vật lý 7 Bài 6 Khi thực hành vẽ ảnh của
điểm S qua guơng phẳng là điểm S’. Hai điểm S
và S’ có quan hệ gì?

4

HS ghi: A đối xứng với A’
qua đường thẳng d
HS trả lời: Khi Đường

thẳng đó là đường trung
trực của đoạn thẳng nối 2
điểm đó.
HS:Đọc định nghĩa( SGK)
HS : Hai điểm S và S’ là
hai điểm đối xứng nhau
qua gương phẳng.


Dạy học theo chủ đề tích hợp

– Lưu Thị Mỵ

- Trường THCS Cảnh Thụy.

.A
.S

HS: điểm đối xứng của B
là B.
HS : Nắm được cách quy
ước.
2. Hai hình đối xứng
nhau qua một đường
thẳng(8p)
HS làm ?2

O

I

/

S

.

A

C

B

Như vậy để vẽ ảnh của một điểm qua gương ta
d
sẽ vẽ như hai điểm đối xứng nhau qua một
đường thẳng. Và khoảng cách SO luôn bằng
A'
OS’với O là trung điểm của đoạn thẳng SS’
C'
B'
GV:? Cho B ∈ d tìm điểm đối xứng của B qua
1HS vẽ hình trên bảng HS
đường thẳng d.
ở dưới vẽ hình vào vở .
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hai hình đối xứng HS trả lời: C’ ∈ A’B’ vì 3
điểm A’,B’C’ thẳng hàng.
nhau qua một đường thẳng(10p)
HS: ghi nhớ
GV: yêu cầu HS làm ?2
Gv:? A đối xứng với A’ qua d, B đối xứng B’ Định nghĩa (SGK)

qua d, C đối xứng với C’ qua dvà C ∈ AB thì C’ Hs đọc định nghĩa
- HS ghi : d gọi là trục đối
có thuộc A’B’ hay không?
GV: Ta nói đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng xứng của hai hình
HS trả lời
nhau qua d
HS tìm được các hình đối
xứng với nhau qua d
GV: cho học sinh rút ra định nghĩa
GV: Giới thiệu trục đối xứng của hai hình
? Tìm hai hình đối xứng nhau qua d
A'

A
B

C

B'

- HS trả lời

C'

5


Dạy học theo chủ đề tích hợp

– Lưu Thị Mỵ


- Trường THCS Cảnh Thụy.

- HS: Độ lớn của vật bằng
độ lớn của ảnh.

Tích hợp môn Vật lý
So sánh độ lớn của vật với độ lớn của ảnh ?

HS rút ra chú ý : Hai hình
đối xứng nhau qua 1
đường thẳng thì chúng
bằng nhau.
3. Hình có trục đối xứng
A

B

GV: Từ đó dự đoán xem 2 đoạn thẳng AB và
A’B’, ∆ ABC và ∆ A’B’C’, hai chiếc bút chì có
bằng nhau không?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hình có trục đối
xứng (10p)
Không yêu cầu HS làm ?3

H

C

HS đọc

HS trả lời được : Hình H
có trục đối xứng khi mỗi
điểm đối xứng nhau qua
đường thẳng d đều thuộc
hình H
HS trả lời
- Ha có 1 trục đối
xứng
- Hb có 3 trục đối
xứng
- Hc có vô số trục đối
xứng

GV cho HS đọc sách giáo giới thiệu AH là trục
đối xứng của Δ cân ABC
GV:? (HS khá giỏi) Khi nào hình H có trục đối
xứng .
- HS trả lời chữ cái H, A
ta có thể dùng gấp giấy để
cắt vì khi gấp tấp bìa theo
GV : yêu cầu HS làm bài tập
trục đối xứng thì thì 2
Mỗi hình sau có bao nhiêu trục đối xứng
phần của tấm bìa trùng
nhau. ( HS gấp thực hành)
6


Dạy học theo chủ đề tích hợp


– Lưu Thị Mỵ

- Trường THCS Cảnh Thụy.
HS : hình thang cân
A

D

H

K

B

C

HS đọc định lí SGK
Tích hợp môn mỹ thuật
Quay lại câu hỏi đầu bài chúng ta gấp giấy để cắt 4.Củng cố - Liên hệ thực
tế
được những chữ cái nào?
Học sinh thấy được những
ứng dụng của trục đối
xứng trong cuộc sống.

H

B

K


A

GV Trong các tứ giác đã học ( hình thang, hình
thang cân) hình nào có trục đối xứng.

Hình 1: Trục đối xứng là
bàn. Đây là cách trang trí
phòng khách theo kiểu đối
xứng, chúng ta đã được
tìm hiểu trong môn Công
Hoạt động 4: Củng cố - Liên hệ thực tế (10p)
6ChươngIIBT : GV trình chiếu các hình ảnh trong thực tế Nghệ
yêu cầu HS tìm trục đối xứng ( GV có thể cho Trang trí nhà ở
HS nêu tên địa danh, vật ...)

Hình 1: Phòng khách
Tích hợp môn Công Nghệ 6
GV: Phòng khách trên được sắp xếp theo phong
cách đối xứng, từ ghế sofa đến những chiếc đèn
bàn ấn tượng đều được sắp xếp giống nhau một
7


Dạy học theo chủ đề tích hợp

– Lưu Thị Mỵ

cách hoàn hảo tạo nên sự hài hòa cho căn phòng.


- Trường THCS Cảnh Thụy.
Hình 2a,b Trục đối xứng
là 2đường vuông góc hoặc
đường chéo. Sử dụng trục
đối xứng trong môn Mỹ
Thuật 6 – Bài 18 : Trang
trí hình vuông

Hình 2a: Trang trí họa tiết

Hình 2b: Trang trí hình vuông

Hình 3a,b:Lá cây được sắp
xép mọc theo kiểu đối
Tích hợp môn Mỹ thuật 6
Trong môn Mỹ Thuật lớp 6 : Các hoạ tiết thường nhau. Cấu tạo hình dạng
được sắp xếp đối xứng( bằng nhau, giống nhau) bên ngoài của động vật đa
số có hình dạng đối xứng (
qua các đường trục ngang dọc và đường chéo.
trục đối xứng)
Môn Sinh học 6: Chương
IV: Lá – Bài 19: Đặc
điểm bên ngoài của lá
Môn sinh 7: Từ động vật
bậc thấp đến động vật
bậc cao

8



Dạy học theo chủ đề tích hợp

– Lưu Thị Mỵ

- Trường THCS Cảnh Thụy.

Hình 3a: Cây thuốc dạ cẩm

Hình 4a Trục đối xứng là
đường nối điểm giữa của
mái nhà với điểm giữa của
chân cổng Cố Đô Huế.Cố
Hình 3b: Hình dạng con bướm
Đô Huế cũng như nhiều
Tích hợp môn Sinh học 6,7
công trình kiến trúc cổ
-Kiểu lá mọc đối ( mọc đối xứng trục) có tác mà các em đã biết đến qua
dụng tiếp nhận được nhiều ánh sáng, để tiến môn Lịch Sử 6, Lịch sử 7
hành quang hợp giúp cho sự sinh trưởng phát người cũng ta xây dựng
triển của cây tốt hơn.
theo kiểu đối xứng.
-Trong các loài côn trùng hay trong tất cả các
loài động vật tiến hoá cao nhất đều có tính đối
xứng trong cơ thể của nó.

9


Dạy học theo chủ đề tích hợp


– Lưu Thị Mỵ

- Trường THCS Cảnh Thụy.

- Không chỉ có các công
trình kiến trúc xưa mà các
công trình kiến trúc hiện
đại ngày nay cũng có tính
đối xứng
Hình 4a: Ngọ môn
Tích hợp môn Lịch sử 7 và Lịch sử thế giới.
GV: Sử dụng trục đối xứng trong xây dựng, kiến
trúc làm cho công trình khu đại nội Cố Đô Huế
từ cổng nhìn vào có kiến trúc hài hoà cân đối.
Tạo nên một vẻ đẹp cổ kính mà hiện đại để lại
trong lòng du khách mỗi lần đến Huế không thể
quên. Cố Đô Huế được xây dựng từ thời Gia
Long (1802) và đạt tới quy mô hoàn chỉnh dưới
triều Minh Mạng (1820 – 1840), được bổ sung ở
các thời vua Nguyễn tiếp theo, thành một tổng
thể kiến trúc độc đáo và đa dạng. Năm 1993
UNESCO đã cấp bằng công nhận cố đô Huế là
Di sản văn hoá thế giới.

Hình4b: Tháp đôi rực rỡ trong ánh sáng lung
linh
Đến thủ đô Kuala Lampur( Malaysia ) không
khỏi choáng ngợp với tòa tháp đôi Petronas đẹp
lộng lẫy, vút lên giữa trời xanh. Chiều cao 452m
gồm 88 tầng, hai tòa tháp luôn đối xứng nhau

10

Hình 5: Khí hậu trên trái
đất chia ra thàng năm vành
đai khí hậu, các vành đai
đối xứng nhau qua đường
xích đạo.


Dạy học theo chủ đề tích hợp

– Lưu Thị Mỵ

- Trường THCS Cảnh Thụy.

Cực Bắc
Vaønh ñai laïnh

66°33’B

23°27’B


23°27’N

Vaønh ñai laïnh

66°33’N

Cực Nam


Hình 5:Các vành đai nhiệt

Tích hợp môn Địa lí 6
Sự phân bố lượng ánh sáng và nhiệt của Mặt
Trời trên bề mặt Trái Đất không đồng đều. Nơi
nào có góc chiếu sáng càng lớn, thời gian chiếu
sáng càng dài thì càng nhận được nhiều ánh sáng
và nhiệt. Chính vì thế, người ta có thể chia bề
mặt Trái Đất ra năm vành đai nhiệt đới, các vành
đai nhiệt đới đối xứng nhau qua đường xích đạo.

Hình 6a,b: Trục đối xứng
đương thẳng nối từ đuôi
đến đầu lái của máy bay
và tàu thủy

HS : nghe
Hình 6a : Máy bay đang bay

11


Dạy học theo chủ đề tích hợp

– Lưu Thị Mỵ

- Trường THCS Cảnh Thụy.

Hình 6b: Tàu thủy

Tích hợp khoa học kĩ thuật hiện đại
Ngày nay khi khoa học ngày càng phát triển và
hiện đại, thì các nhà khoa học luôn quan tâm đến
tính đối xứng để tạo ra các phương tiện bay trên
trời hay đi dưới biển, nhờ có đối xứng mà máy
bay không bị dơi khi hoạt động và tàu thủy
không bị chìm.
GV: Toán học không khô khan và ít mang tính
thực tế như một số người vẫn thường nghĩ. Mà
sự thật Toán học rất phong phú và sinh động, nó
có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con
người và sự phát triển của nền văn minh nhân
loại. Vì lí do đó, các em cần yêu thích môn Toán,
Toán học là một hành trang hữu ích để đi đến
những ước mơ và hứa hẹn nhiều điều thú vị nếu
sau này chúng ta tiếp tục nghiên cứu về môn
Toán.
4: Hướng dẫn về nhà (2p)
- Học thuộc và nắm được hai điểm, hai hình đối xứng nhau qua d . Nhận biết
đvà tìm được hình có trục đối xứng
- Làm bài tập 36, 37, 38 SGK.
- chuẩn bị cho tiết sau Luyện Tập
V. RÚT KINH NGHIỆM BÀI GIẢNG
- Qua bài giảng trên tôi thấy HS nắm được kiến thức về trục đối xứng biết
liên hệ vào thực tế, biết tích hợp nhiều môn học.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
a, Nội dung :
7.1. Về kiến thức : Đánh giá ở 3 cấp độ
- Nhận biết
- Thông hiểu

- Vận dụng (cấp độ thấp, cấp độ cao)
7.2. Về kĩ năng : Đánh giá :
12


Dạy học theo chủ đề tích hợp – Lưu Thị Mỵ - Trường THCS Cảnh Thụy.
- Rèn kĩ năng trình bày bài tập hình
- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để nhận biết hình đối xứng trục trong
thực tế
7.3. Về thái độ : Đánh giá thái độ HS
- Ý thức tinh thần tham gia học tập
- Tình cảm của học sinh với các môn học khác có liên quan
Đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua bài kiểm tra 15phút như
sau
( Sau tiết giảng bài).
Câu 1: (4,5đ) Khoanh tròn vào trong các biển báo giao thông sau đây có trục đối
xứng. Rồi vẽ trục đối xứng của nó( nếu có).
A. Biển nguy hiểm: Đường hẹp hai bên(H.61a)
B. Biển nguy hiểm: Đường giao với đường sắt có rào chắn(H.61b)
C. Biển nguy hiểm: Đường ưu tiên gặp đường không ưu tiên bên phải(H.61c)
D. Biển nguy hiểm khác (H.61d)

Câu 2: (5.5đ) a,Cho hình vẽ biết diểm A đối xứng với C qua đường thẳng d, E
và D thuộc d. So sánh AD + DB và AE + E B
Bằng cách điền vào …. để được lời giải hoàn chỉnh.
Vì A đối xứng với C qua đường thẳng d
Nên AD = …………. và AE = ……………
Khi đó : AD + BD = …………+ …………….. = ……..
Và AE + EB = ………….. + ………………..
Xét ∆ BEC theo bất đẳng thức tam giác ta có:

…….......< ……………………. Hay ……..…………. < …………..…….

13


Dạy học theo chủ đề tích hợp

– Lưu Thị Mỵ

- Trường THCS Cảnh Thụy.

BT 3 9/ 88
B

A
E

d
D

C

b,Bạn Tú đang ở vị trí A ra bờ sông là d gánh nước
tưới cây đi đến vị trí B thì con đường nào là ngắn nhất

8. Các sản phẩm của học sinh
Kết quả điểm kiểm tra của 24 học sinh lớp 8A như sau :

Giỏi
SL

8

Khá
Trung Bình
Yếu, Kém
%
SL %
SL
%
SL
%
33,33% 10
41,66% 5
20,84% 1
4,17%

14



×