Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đường cờ Hứa Ngân Xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.99 KB, 65 trang )

Ngân Xuyên Kỳ Lộ

Bài 01: Chỉ một nước yếu cũng đủ trí mệnh
Sự kiện: Giải giao hữu Quảng Đông Thượng Hải
Địa điểm: Quảng Châu
Thời gian: 04/07/1993
Bên Đỏ: Thượng Hải Lâm Hoành Mẫn
Bên Xanh: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên
Kết quả: Xanh thắng
Bình luận: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên
Hai đội Quảng Đông và Thượng Hải là kình địch trên kỳ đàn hiện nay. Trong sử cờ,
đội Quảng Đông đã từng chín lần lên ngôi quán quân, còn đội Thượng Hải thì năm
lần giơ cao cúp vô địch. Hai đội đều coi đối phương là kình địch lớn nhất của mình.
Những năm 60-70, hai đội đã từng cử hành thi đấu giao lưu nhiều lần, đạt được
mục tiêu giúp nhau tiến bộ. Thời gian như bóng câu, cho đến tháng 7 năm 1993,
nhờ sự tài trợ của vị tiên sinh Hoàng Tù, một danh nhân ở Hồng Kong, hai đội mới
nổi trống trận một lần nữa ở Quảng Châu. Thi đấu phân đội nam đội nữ. Đội Nam
do Lữ Khâm và Hồ Vinh Hoa, đấu riêng với nhau 4 bàn. Còn lại gồm tôi (Hứa),
Trang Ngọc Đằng, Thang Trác Quang và Tông Vĩnh Sinh mỗi người đấu 4 bàn với 4
người đội Thượng Hải gồm Lâm Hoành Mẫn, Bộ Chính Vĩ, Vạn Xuân Lâm và Đổng
Húc Bân. Đội nữ Quảng Đông gồm Lưu Bích Quân và Trịnh Sở Phương đấu với đội
Thượng Hải là Đơn Hà Lệ và Âu Dương Kỳ Lâm. Kết quả là đội nam Quảng Đông
thắng, đội nữ Quảng Đông hòa. Không còn nghi ngờ gì nữa, lần cử hành thi đấu này
đối với một người mới cần thi đấu rèn luyện như tôi mà nói rất là có ích. Dưới đây là
một bàn chọn trong đó. Quý vị độc giả có thể từ đó nhìn được con đường trưởng
thành của tôi.

1. T3.5
Thủ phi tượng là khai cuộc do chính Hồ Vinh Hoa đưa lên khoảng năm 60. Theo lý
luận mà nói, đường lối suy nghĩ này hoàn toàn ngược với những gì được công nhận



trước đây là đi tiên phải xuất quân đánh trước. Mà đi tiên lại bố trí phòng thủ lại
vừa khéo hợp với quan điểm triết học của Lão Tử: Trong thiên hạ, không có gì mềm
mại hơn nước, mà nước lại xuyên qua đá. Hồ Vinh Hoa với thiên phú siêu phàm và
sức sáng tạo kinh người đã dùng Phi Tượng chiến thắng nhiều trận, đã đem lại
vầng hào quang cho khai cuộc này. Đương nhiên là theo sự phát triển và nhận thức
về lý luận khai cuộc, bên đi Hậu cũng tìm ra được nhiều phương án chống đỡ như
Pháo 2 bình 4, Pháo 2 bình 6, Pháo 8 bình 6, Pháo 8 bình 4, Tượng 3 tiến 5, Tượng
7 tiến 5, Tốt 7 tiến 1, Tốt 3 tiến 1, Mã 2 tiến 3, Mã 8 tiến 9, Pháo 2 bình 5, Pháo 8
bình 5 v.v.... Hiện nay, thường dùng nhất là Pháo 2 bình 4, Pháo 8 bình 4 và mã 2
tiến 3.
... P2-6
2. C7.1
Khống chế Mã địch, mở thông đường Mã của mình là loại chiến thuật rất thường
dùng trong giai đoạn khai cuộc. Ngoài ra còn có Mã 8 tiến 9, Xa 9 tiến 1, Mã 8 tiến
7. Có thể nói là Đỏ căn cứ vào sự di động của Pháo phải bên Xanh mà có sự điều
động tương ứng quân bên cánh trái.
... M2.3
3. P8-6
Nếu đổi lại là Mã 8 tiến 7, thì sẽ .. Xa 1 bình 2, Mã 7 tiến 6 Xa 2 tiến 6. Bên Đỏ bị
bức phải đi Quải Cước Mã, trận hình sẽ hơi bị rối. Lúc này danh tướng Thượng Hải
Lâm Hoành Mẫn đi trước sau trật tự, lộ rõ công phu ở nơi tầm thường.
... X1-2
4. M8.7 M8.7
5. X9.1 X2.4
Nếu đi ... Xa 2 tiến 6 sẽ bị Xa 9 bình 4 Xa 2 bình 3, Pháo 6 thối 1. Sau đó nếu Xanh
đi ...Pháo 8 bình 9 sẽ bị Xa 4 tiến 5 Xa 9 bình 8, Xa 1 tiến 2. Cờ đỏ thông thoáng có
lực, rõ ràng có lợi.
6. M7.6 C7.1



7. X9-7
Thông thường đi Xa 9 bình 4 để khống chế Xanh Mã 7 xuất kích, thậm chí Xa 4 tiến
5 triển khai tấn công, đi trước có thể dễ có được tiên thủ. Lâm Hoành Mẫn chắc
chắn là có nghiên cứu sâu cuộc này, đương nhiên là nắm chắc đường biến hóa này.
Đoán là lúc đánh cờ nổi hứng, đi nước mạo hiểm. Nhưng nhìn vào thế cờ mà nói thì
Xa đỏ ẩn phía sau so với Xa xanh đang chiếm cứ trận địa hơi kém một chút.
... T7.5
8. M2.4
Tiếp tục dùng trận pháp kỳ dị để ứng chiến không phải là do Lâm đại sư muốn đổi
mới mà do hình cờ hạn chế. Nếu như đổi thành Mã 2 tiến 3 sẽ bị ... Pháo 8 tiến 3,
Mã 6 tiến 7 Mã 7 tiến 6. Trận hình của Đỏ bị ép. Nếu như đổi thành Mã 2 tiến 1 thì
sẽ bị .. Tốt 9 tiến 1, cũng không phải là cách tốt.
... P8.3
9. P2-3
Thế cài răng lược, đối đầu gay gắt. Nhưng vô hình chung bên Xanh đã chiếm ưu thế
không gian nhất định. Đừng xem thường điểm ưu thế không gian này. Nếu không
bước sẽ không đi được ngàn dặm, không tích dòng suối nhỏ khó thành biển lớn. Cao
thủ đánh nhau, thắng bại luôn thể hiện trong từng điểm ưu nhỏ
... X9-8
10. X1-2 S6.5
11. X2.2 P6.1
12. P3/2 C9.1
Mấy nước vừa qua, hai bên đổi hình hoán vị, tốn không ít công sức . Lúc này bên
Xanh thúc tốt biên, sáng tạo điều kiện cho Pháo lộ 6 xuất kích từ phía biên. Như
thế, nếu Đỏ tiến Binh 1 tiến 1 trước thì sao, thì sẽ ...Tốt 5 tiến 1, Mã 6 tiến 7 Mã 3
tiến 5 cũng là Hắc ưu. Còn hỏi vì sao nước này Xanh không tiến Tốt 5? Trả lời là Đỏ
sẽ Pháo 3 bình 2, thế của Xanh đã hết, tiêu chắc. Lại nói nếu Xanh đẩy Tốt biên mà
Đỏ vẫn Pháo 3 bình 2 thì sẽ có thể xảy ra như sau: ...Pháo 8 tiến 4, Xa 2 thối 2 Xa
8 tiến 4 bên Xanh nắm chắc nước tiên.



13. X2-4 P6-9
14. X4.4 P8/2
15. X4/2 P9.3
16. C3.1 P8.2
17. C3.1 X2-7
18. P3-2 P9.3
Hai bên trải qua một phen chiến đấu kịch liệt. Bên xanh tuy là nắm được tiên thủ
nhưng không có cách nào từ nước tiên đoạt được thế. Đáng tiếc là Lâm đại sư hao
phí quá nhiều thời gian ở khai cuộc dẫn đến vội vàng đi nhầm nước yếu. Đáng lẽ đi
Mã 4 tiến 2 không bị vấn đề gì. Đại khái là Xanh sẽ tiếp ... Pháo 8 tiến 1, sẽ Sĩ 6
tiến 5. Đường chiến đấu còn dài.
19. X4/2 X8-6
20. X4-2 X6.5
21. M6.7 X7.4
22. X2-1
Đánh đến đây, bên đỏ bị quy định trong 60 phút phải đi đủ ba chục nước, không
đạt sẽ bị thua. Nói về hình cờ thì cũng khó chống đỡ. Tiếp theo Xanh có thể đi tiếp
... Pháo 9 thối 1. Đỏ sẽ bị mất quân.
Tổng kết cả bàn, bên đỏ do một nước không yếu lắm trong giai đoạn khai cuộc đã
bị lâm vào thế kém, cả bàn rơi vào thế bị động. Đó chính là điểm tinh tế trong cờ
tướng vậy. Lần thi đấu này, tôi phát huy cũng khá xuất sắc, liên tục chém 4 viên
đại tướng của Thượng Hải. Thắng lợi trong trận giao hữu Quảng Đông - Thượng Hải
quả thực là sự cổ vũ rất lớn cho tôi có đủ dũng khí để tranh bá cùng anh hùng thiên
hạ.

Bài 02: Sau cơn mưa, trời lại sáng
Sự kiện: Giải vô địch cá nhân toàn quốc
Địa điểm: Thanh Đảo



Thời gian: 09/08/1993
Bên Đỏ: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên
Bên Xanh: Giang Tô Liêu Nhị Bình
Kết quả: Đỏ thắng
Bình luận: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên
Một tháng sau khi giải đấu giao hữu giữa hai đội Quảng Đông - Thượng vừa kết
thúc, trận tranh giải vô địch cá nhân toàn quốc bắt đầu nổ ra ở Thanh Đảo. Đối với
mỗi một kỳ thủ, trổ được hết tài năng ở giải này sẽ được ghi vào sử xanh của làng
cờ. Mới vào giải, tôi đánh cũng chỉ tầm tầm. Ba vòng đầu tiên được kết quả rất đẹp:
2 thắng 1 hòa, nhưng mà chất lượng thì không có gì là đáng khen. Đến vòng thứ 4,
gặp phải đặc cấp đại sư Triệu Quốc Vinh của Hắc Long Giang, lúc khai cuộc tuy tôi
chiếm ưu, nhưng giai đoạn trung cuộc lại đi liền mấy nước yếu. Cuối cùng bại trận
dưới cuộc tấn công của một Đông Bắc Hổ tinh tế, sắc bén. Điểm thi đấu dừng lại ở
đó gần như không cho tôi được một viễn cảnh nào tươi đẹp, chỉ còn biết cố gắng
hết sức mình đánh từng ván từng ván trong các vòng còn lại. Đến vòng thứ 5, tôi
lại gặp một cường địch - Thập liên bá Hồ Vinh Hoa. Thật là nhà dột mà còn gặp
mưa to gió lớn a! Trước đây, tôi đã từng giao phong với Hồ đại sư 2 lần, mà lần nào
cũng giương cờ trắng. Bây giờ, trong lúc khó khăn này lại khiến tôi phải gặp vị tông
sư mà tôi luôn sùng bái kính nể. Thật là không muốn để người ta yên mà! Cũng còn
may là lúc tôi bước vào đấu trường, ngồi xuống thì trong lòng hoàn toàn yên tĩnh.
Quá trình ván này khiến mọi người vô cùng bất ngờ. Hồ đại sư đánh với phong độ
thất thường, đi một nước siêu dở dẫn đến thất bại. Dường như cánh cửa tâm hồn
đột nhiên mở rộng, những ván sau, tôi đánh càng lúc càng hay. Đến vòng thứ 6, 7
tôi gặp đồng đội là Trần Phú Kiệt và Trang Ngọc Đằng với chiến tích là 1 thắng 1
hòa. Ván cờ giới thiệu dưới đây là vòng thứ 8.

1. C7.1 P2-3
2. P2-5 T3.5

Dùng tốt để pháo chống lại tiên nhân chỉ lộ, phi hữu tượng là một biến hóa được sử
dụng nhiều nhất. Lúc khai cuộc còn chưa nhiều, từng xuất hiện nước biến Mã 8 tiến
7. Sau đó, bên Đỏ dần dần cũng ra được cách công kích thiết thực, đi thử như sau:


Mã 2 tiến 3, Xa 9 bình 8, Mã 8 tiến 7, Tốt 3 tiến 1, Mã 7 tiến 6, Tốt 3 tiến 1, Mã 6
tiến 4, Tượng 3 tiến 5, Pháo 8 tiến 5, Đỏ ưu. Sóng sau xô sóng trước, những khai
cuộc không mạnh cuối cùng cũng biến mất. Thay vào đó là Tượng 3 tiến 5 và Tượng
7 tiến 5. Trong thực chiến hiện nay, đa phần chọn phi hữu tượng, đại khái là do đi
theo thói quen mà thôi.
3. M2.3
Cho bên Xanh thấy có thể đẩy tốt qua sông làm mồi nhử, từ đó có thể nhanh chóng
khởi động các quân lớn, khống chế cuộc diện. Đó chính là tinh hoa nhất của khai
cuộc này. Đương nhiên Đỏ cũng có thể đi Mã 8 tiến 9, sau đó .. Xa 9 tiến 1, Mã 2
tiến 3 Xa 9 bình 4, Xa 1 bình 2 Sĩ 4 tiến 5. Do Đỏ đẩy Mã ra biên nên thế cờ tương
đối hòa hoãn. Có người hỏi: Nếu như đã không sợ tốt Xanh qua hà, vì sao không đi
Mã 8 tiến 7? Thử đi như sau: ... Tốt 3 tiến 1, Mã 7 tiến 6 Tốt 3 tiến 1, Mã 6 tiến 5
Mã 2 tiến 4. Thế trận của bên Xanh ổn định, chiếm lại chủ động.
... X9.1
Chọn nâng hoành xa sẽ dẫn hướng phát triển thế cờ về thế hơi bị gò bó. Nếu như
đổi thành ... Tốt 3 tiến 1, sẽ bị Xa 1 bình 2 Tốt 3 tiến 1, Mã 8 tiến 9 Xa 9 bình 4, Xa
9 bình 8 sau đó Xanh có X 4 tiến 4 hoặc Sĩ 4 tiến 5 cũng được.
4. M8.7 X9-2
Lần này bên Đỏ không đi Xa 1 bình 2. Mã trái dẫu biết là khó nhưng vẫn tiến lên,
tiếp tục chiến thuật quán triệt là dùng mồi chốt qua hà để nhử. Nếu như bên Xanh
không hiểu động cơ phía sau, đi ... Tốt 3 tiến 1, tất sẽ bị Binh 7 tiến 1 Pháo 3 tiến
5, Xa 1 bình 2 xa 9 tiến 1, Pháo 8 tiến 2 Tốt 9 tiến 1, Pháo 5 tiến 4 Sĩ 6 tiến 5, Pháo
8 bình 9 Mã 2 tiến 1, Xa 2 tiến 6. Bên Đỏ bỏ quân đạt được thế công mạnh. Đường
biến hóa này sau khi do Diêm Văn Thanh đánh ra trong giải toàn quốc năm 1990,
không còn ai dám vuốt râu hùm tính đường ăn quân của Đỏ nữa.

5. X1-2 M2.4
6. P8-9 M8.9
7. M7.6 C9.1
Bên Đỏ tuy là Pháo 8 bình 9 né tránh có hơi bị ép, nhưng sự hòa hợp trong cả cấu


trúc cộng với nhược điểm quải cước mã của bên Xanh là nguyên nhân khiến bên Đỏ
vui vẻ chấp nhận nước biến này. Còn bên Xanh, tuy nhiên có điểm yếu là quải cước
mã nhưng Xa đường 1 cũng đủ để bù lại, còn Xa đường 2 có thể tiến lên quấy rối
đội hình bên Đỏ, cuộc diện tương đương cân bằng.
8. P5-6
Trung Pháo lệch sang bên, tiện để lên tượng liên hoàn. Cũng có người đi Pháo 9
bình 6, về mặt ý nghĩa công kích quải cước mã của Xanh cũng y như thế nhưng vẫn
giữ lại uy hiếp chốt đầu của bên Xanh, nhưng phải nói là có lợi mà cũng có hại.
... X1.1
9. S6.5 X2.3
10. X2.6 X1-2
11. T7.5
Nếu như đi Tượng 3 tiến 5 thì sao? Đi thử như sau: ... Pháo 8 bình 6, Pháo 6 thối 2
Sĩ 4 tiến 5, Pháo 9 bình 6 Pháo 3 bình 4. Lúc này nếu như bên Đỏ phi Tượng trái thì
đã có thể nhẹ nhàng dùng Mã ăn Tốt 3. Trong một ván cờ ẩn chứa rất nhiều chỗ
tinh tế như vậy. Đối với bạn yêu cờ muốn nâng cao sức cờ mà nói, nhất định phải
cẩn thận suy nghĩ tìm kiếm, đối chiếu từng biến từng biến mới có thu hoạch được.
... P8-6
12. P6/2 Xt.3
Ở thế cờ hiện tại, bên Đỏ có thể chồng Pháo đường hông tấn công Mã được hay
không đã trở thành tiêu điểm chú ý. Quay ngược trở lại, nếu như ở nước thứ 8, bên
Đỏ đi Pháo 9 bình 6 thì Xanh có chiêu Xa 2 tiến 4 quấy rối, rốt cuộc vẫn không thể
vẹn cả đôi đường. Nói đến đây, không khỏi nghĩ đến: Cao thủ đánh cờ, làm gì có
chỗ nào cho những suy nghĩ ấu trĩ, tự mình cho là hay chứ. Khổng tử nói: "Những gì

mình không muốn thì đừng làm vậy với người khác" chính là muốn chúng ta nên
quan tâm đến suy nghĩ của người khác, đạo lý trong cờ chẳng phải cũng như thế
hay sao?
13. C3.1 S4.5
14. M3.4 P6.1
Thế cờ này, tôi đã kiểm nghiệm qua thực tiễn ở vòng 4 khi đấu với Triệu Quốc Vinh.


Bây giờ danh tướng Giang Tô cũng bắt chước lại khiến tôi cảm thấy không hay. Bỏ
qua yếu tố tâm lý, Xa lộ 2 bên Đỏ vốn nằm ở vị trí không tốt, đuổi nó đi không có ý
nghĩa thực tế nào mà ngược lại còn khiến trận hình của mình trở nên không nghiêm
chặt nữa. Đề nghị đổi thành ... Pháo 3 thối 2 chứa nhiều biến hóa hơn.
15. X2/2 C5.1
16. C3.1 C7.1
17. X2.2 P6/1
18. X2-6 C7.1
Bên Đỏ thông qua việc thí chốt bất ngờ khai thông đường tốt. Xa phải chuyển sang
trận địa thông thoáng, giờ phối hợp với Pháo kẹp hông tấn công Mã Xanh, cộng
thêm hai Mã hùng cứ trên hà hăm trái, dọa phải, thế cờ cực kỳ sinh động. Đoạn
trước có nói đến trận đấu với Triệu Quốc Vinh, lúc này Triệu đi ... Pháo 3 bình 4.
Tiếp theo đi Mã 4 thối 6 Xa trước tiến 2, Xa 9 bình 8 Xa 2 tiến 8, Mã 6 thối 4? (Nên
Mã 6 tiến 7 có thể đơn giản hóa, đạt ưu thế) Mã 4 tiến 2, Xa 6 bình 7? (nên đi Xa 6
thối 1) Pháo 4 tiến 7, Sĩ 5 thối 6 Tốt 5 tiến 1! Bên Xanh khéo léo đẩy tốt qua hà,
đoạt được nước tiên. Là một kỳ thủ giỏi trải trăm trận, Liêu Nhị Bình đương nhiên là
nắm rõ tin này. Quả nhiên, thấy ông ta không hề lúng túng, chỉ hơi suy nghĩ một
chút đã biến chiêu. Nếu như Đỏ đi tiếp Tượng 5 tiến 3 tất ... Pháo 3 tiến 3, Mã 4
thối 6 Pháo 3 tiến 1. Bên Đỏ không dễ nắm được cuộc diện.
19. M4/6 Xt/1
20. Mt.4
Hai Mã đỏ bay lượn nhảy múa như một bức tranh "Kim Qua Thiết Mã". Nếu như đổi

thành Mã 6 thối 7 tất ... Xa 2 thối 2, Binh 7 tiến 1 Xa 2 tiến 4, Xa 6 tiến 2 Xa 2 bình
4, Pháo 6 tiến 8 Tốt 3 tiến 1, Mã 7 tiến 6 Xa 2 thối 7 lấy quân. Bên Đỏ không ưu
hơn gì.

... M4.5
21. M6/7 Xt.2
22. X6-5 Xt-3
23. X5-7 C7-6


Cuộc diện đến đây, các quân bên Đỏ chiếm vị trí cực tốt. Một cổ sát khí vô hình đã
xông đến gần trận hình của bên Xanh. Nhưng rõ ràng là Liêu Nhị Bình đã lơi lỏng,
vẫn theo suy nghĩ thông thường là giữ lại Tốt qua hà để kiềm chế lực lượng của bên
Đỏ. Lẽ ra nên đi ... Xa 3 thối 2. Nếu như Đỏ đi Pháo 9 tiến 4 sẽ .. Tốt 7 bình 6, còn
có thể chiến đấu được.
24. P6.6
Tiến Pháo nhẹ nhàng tiêu sái. Lập tức kiếm khí tỏa khắp không gian, chính là chỗ
Xanh không ngờ tới.
... X3/2
25. P6-5 X3-1
26. M4.2 X2/1
27. C7.1 X1/2
28. T5.7 P6-8
29. X9-6 X1.1
30. P9-3 X1-3
31. X7.1
Đỏ thắng

Bài 03: Xua tan mây mù, trời cao nắng đẹp
Sự kiện: Giải vô địch cá nhân toàn quốc

Địa điểm: Thanh Đảo
Thời gian: 10/08/1993
Bên Đỏ: Hà Bắc Lưu Điện Trung
Bên Xanh: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên
Kết quả:Xanh thắng
Bình luận: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên
Sau khi đánh xong vòng thứ 8, danh tướng Hà Bắc là Lưu Điện Trung đánh như chẻ
tre, đi thẳng một đường quá quan chém tướng, có được năm thắng 3 hòa được 6.5
điểm tạm dẫn đầu quần hùng. Được 6 điểm sát theo sau có Lữ Khâm, Trang Ngọc
Đằng, Triệu Quốc Vinh, Bốc Phụng Ba và tôi. Án theo điểm phân loại, điểm cao gặp


nhau. 6 người cao điểm đánh với nhau ở vòng 9. Đối thủ của tôi chính là Lưu Điện
Trung đang cực kỳ sung mãn.

1. P2-5 M8.7
2. M2.3 X9-8
3. X1-2 M2.3
4. M8.9 C7.1
Trung pháo đối bình phong mã là cách khai cuộc mà đại đa số người chơi cờ quen
thuộc. Khai cuộc cực kỳ rộng lớn phức tạp này dẫu được nhiều đời kỳ thủ bỏ công
nghiên cứu hoàn thiện nhưng vẫn cảm thấy còn rất nhiều chỗ kỳ bí, khó lường. Cho
đến hiện nay, những biến hóa mới trong khai cuộc này vẫn xuất hiện không ngừng,
khiến người ta hoa cả mắt. Nước thứ 4 của bên Đỏ là một nước rẽ quan trọng,
ngoại trừ Mã 8 tiến 9 ra, còn có các loại biến hóa chủ yếu là Binh 7 tiến 1, Binh 3
tiến 1, Mã 8 tiến 7. Để đối phó lại thì việc đi Tốt 7 tiến 1 có vẻ tất nhiên. Nếu như
đổi thành Tốt 3 tiến 1, bên đỏ có 2 cách tấn công: 1. Pháo 8 bình 7 Mã 3 tiến 2, Xa
2 tiến 6 Tượng 3 tiến 5, Xa 9 tiến 1 Sĩ 4 tiến 5, Xa 9 bình 6 Xa 1 bình 4, Xa 6 tiến 8
Tướng 5 bình 4, Binh 5 tiến 1 bên Đỏ chiếm nước tiên. 2. Xa 2 tiến 4 Pháo 8 bình 9,
Xa 2 tiến 5 Mã 7 thối 8, Pháo 8 bình 7 Mã 8 tiến 7, Xa 9 bình 8 Xa 1 bình 2, Xa 8

tiến 6 Tốt 7 tiến 1, Binh 7 tiến 1 bên Xanh khó đánh.
5. P8-7 X1-2
6. X9-8 P2.2
Tuần hà pháo phối hợp với bàn hà mã có vẻ là phương án tốt để chống lại pháo
đầu. Ngoài ra còn có Pháo 2 tiến 4 và Pháo 8 tiến 4. Tôn Tử có nói: "Hễ là quân thì
thường thích ở trên cao mà ghét ở dưới thấp, gọi là thích dương mà ghét âm. Đó là
chỗ nuôi quân tốt, quân không có tật bệnh gì thì có thể nói là tất thắng." Có thể
nói, 3 cách ứng phó vừa nêu trên của bên Xanh là theo nguyên tắc tác chiến này.
Nếu như hơi trì hoãn một chút, đi Tượng 3 tiến 5 tất sẽ bị Xa 8 tiến 6. Xe đỏ sẽ nằm
ở trên cao, ép Mã xanh vào thế bị động.
7. X2.6 M7.6
8. X8.4 T3.5


9. C9.1 C3.1
Ngoài ra còn có thể đi ... Sĩ 4 tiến 5. Diễn biến như sau: 1. Pháo 7 tiến 4 Tốt 7 tiến
1, Xa 2 bình 4 Pháo 8 tiến 3, Xa 8 bình 3 Xa 8 tiến 4. Sau đó Đỏ có một trong 2
nước Xa 3 bình 4 và Xa 3 bình 8 đều khá phức tạp. 2.Xa 2 thối 3 Tốt 3 tiến 1 hoặc
... Mã 6 thối 7 thì cục thế sẽ có vẻ hòa hoãn.
10. X8-2
Sấm động giữa trời quang. Một chiêu mới cực kỳ quỷ dị của Lưu đại sư đã dẫn tôi
vào một thế cờ hoàn toàn lạ. Trước trận đấu, tôi biết rõ là Lưu đại sư rất giỏi khai
cuộc, vì thế đối với chuyện kỳ binh đánh bất ngờ cũng có chút chuẩn bị tâm lý.
Nhưng mà khi vào đánh cờ, đột nhiên gặp phải biến hóa vẫn khiến tôi cực kỳ chấn
động. Tôi suy nghĩ đến gần hai chục phút mới dám đi cờ. Ở nước này, thông thường
Đỏ đi Xa 2 thối 2 hoặc Xa 2 thối 3.

... P8.3
11. X2.3 P8-4
12. X2/5 X2.2

Cao Xa bảo Mã, đề phòng trước. Phân tích một cách khách quan, bên Đỏ bình Xe
mời đổi, chả khác nào buông lỏng Xa Pháo cánh trái của bên Xanh. Bây giờ không
có phương án tiếp theo nào tốt cả, xem ra chiêu mới này chưa đủ độ chín. Ở nước
này nếu như bên Đỏ không lui tuần hà xa, mà đổi thành Binh 7 tiến 1 thì sẽ ... Pháo
2 tiến 3, Binh 7 tiến 1 Mã 3 thối 5 (cũng có thể Pháo 4 bình 3, Pháo 7 bình 6 Mã 6
tiến 4, Pháo 5 bình 8 Xa 2 tiến 7, Sĩ 4 tiến 5 Xa 2 thối 4, Tượng 3 tiến 5 Pháo 3 tiến
2, Xa 2 thối 5 Mã 4 tiến 2, Xa 2 bình 8 cuộc diện bình ổn) Pháo 7 bình 6 Mã 5 tiến
7, Xa 2 thối 8 Pháo 2 bình 5, Tượng 3 tiến 5 Xa 2 tiến 7, Sĩ 4 tiến 5 Tượng 3 tiến 5,
Xa 2 tiến 3 cuộc diện bình thường.
13. S4.5 S4.5
14. P7-8
Nhìn qua thì có vẻ như bên Đỏ vẫn còn tiên. Nghĩ sâu hơn, bên Xanh đẩy Xa ra biên
vừa hay có kế hoạch đẩy chốt biên đả thông đường biên. Lúc chúng tôi bình tĩnh
phân tích lại thì không khó để thấy bên Xanh đã có thế phản tiên. Thậm chí có thể


nói, cuộc diện lạc quan đã quét sạch những cảm giác khẩn trương gò bó ban đầu
trong tôi. Tôi bắt đầu cảm thấy viễn cảnh tươi đẹp ở cuộc cờ này. Nhưng đổi vai trò
lại để suy nghĩ, Lưu đại sư thanh danh hiển hách đối cờ với một tên nhóc miệng còn
hôi sữa. Vốn tính mượn danh tiếng và chiêu mới trấn áp, ra tay là gục. Nhưng mà
thực tế cho thấy chuyện không thể đơn giản như vậy. Chúng ta có thể đoán được
tâm tình của Lưu đại sư. Đối với một danh tướng nhiều năm chinh chiến, sức cờ
hùng hậu mà nói thì đoạt được quán quân toàn quốc là tâm nguyện nhiều năm của
ông. Bây giờ, ông đang thúc ngựa dẫn đầu, bước rất gần tới mục tiêu cực kỳ hấp
dẫn này, lúc này lại không chiếm được chút ưu thế nào trước một tên nhóc miệng
còn hôi sữa. Cần phải hiểu là, trăm thuyền đua tranh, chỉ cần anh chậm một chút là
người khác vượt lên ngay. Chuyện này quả thật khiến người ta cực kỳ bức bối!
Nhưng cũng cần phải nói là, đánh cờ kỵ nhất là bực bội. Lúc này, cách đi bình tĩnh
nhất nên là Xa 2 bình 4, sau đó ... Pháo 4 thối 4, Binh 7 tiến 1 Pháo 4 bình 3, Binh
7 tiến 1 Pháo 3 tiến 2, Pháo 7 tiến 5 Xa 2 bình 3, Pháo 5 bình 4 Mã 6 thối 7, Tượng

3 tiến 5. Giản hóa cuộc cờ, đại khái là hòa cờ.

... X2-1
15. P8.1 C1.1
Nước vừa rồi, bên Đỏ vẫn nên đi Xa 2 bình 4 sẽ không hề hấn gì. Giờ tấn Pháo lên 1
chống lại chuyện bên Xanh đánh thông đường biên hoàn toàn không có tác dụng gì.
Đánh cờ tán loạn, không mục tiêu. Xem ra Lưu đại sư không còn bình thường nữa
rồi.
16. C9.1 X1.2
17. X2-4 P4/5
18. P5-4 M6/7
19. T3.5 M3.4
20. X4-2 X1.2
21. P8/3 M7.6
22. P8-9 X1-2
23. P4.1 M6.4


24. P4/2

Do bên Đỏ tùy tiện lùi Pháo, dẫn đến toàn cuộc sụp đổ. Lẽ ra nên đi Pháo 4 thối 1
vẫn có thể thủ chắc. Bên Xanh xem ra chỉ còn mỗi nước Tốt 3 tiến 1 mà thôi. Độc
giả có thể tự mình tính thử.
... Mt.5
Bên đỏ lại đi sót nước, phải nói là màn đêm đã bắt đầu buông xuống, chỉ còn vầng
dương le lói chút ánh sáng cuối cùng. Lúc này Mã bên Xanh đã đạp Tượng, phòng
tuyến bên Đỏ trong phút chốc sụp đổ tan tành.
25. T7.5 X2.1
26. M9.8 X2-5
27. M3/4 P4-3

28. X2-6 P3.6
29. P9-7 P3/1
30. P4.4 X5-2
31. P4-7 X2/2
32. Pt.1 M4/2
33. M4.2 P2-1
34. Tg5-4 X2.4
35. M2.4 P1.1
36. X6.2 M2/3
37. X6/3 P3-6
38. M4/6 X2-3
39. M6.8 X3-2
Màn chiến đấu vừa rồi tuy là bên Đỏ ra sức chống đỡ nhưng do mất thế quá lớn nên
không thể giữ được.
Nhìn trên toàn cuộc, Lưu Điện Trung rõ ràng là phong độ thất thường. Điều này
phần lớn là do tâm lý không coi trọng đối thủ mà ra. Có câu: "Người đi trăm dặm,
hơn nửa rơi lại ở dặm thứ 90." Lưu đại sư trong giai đoạn xông pha, do quá mong
muốn chiến thắng đã tự gieo mầm thất bại, khiến người ta không khỏi tiếc nuối!
Nhìn vị đại sư ở tuổi trung niên không ngừng sáng tạo thế cờ, cần cù chăm chỉ, trên


gương mặt hằn dấu thời gian, bạn không thể không cảm thấy xấu hổ. Ngoại trừ
việc lấy được thành quả từ sách cờ mà tiền bối đã hao tâm tổn sức nghiên cứu ra
mà không tốn công cán gì, tôi đã làm được gì đâu? Vòng thi đấu này, Lữ Khâm và
Trang Ngọc Đằng lần lượt đánh bại Bốc Phụng Ba và Triệu Quốc Vinh. Điểm số chỉ
trong chốc lát đã do tôi và 2 vị sư huynh dẫn đầu.

Bài 04: Nhất tiễn định giang sơn
Sự kiện: Giải vô địch cá nhân toàn quốc
Địa điểm: Thanh Đảo

Thời gian: 14/08/1993
Bên Đỏ: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên
Bên Xanh:Hà Bắc Diêm Văn Thanh
Kết quả:Đỏ thắng
Bình luận: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên
Vòng thứ 9 trong hồi trước vừa xong, tam hùng đất Nam Việt cùng nhau dẫn đầu.
Vòng thứ 10, tôi đánh hòa sư huynh Lữ Khâm, Trang Ngọc Đằng đánh bại Lưu Điện
Trung, một mình một ngựa dẫn đầu. Vòng thứ 11, Trang vó ngựa hẫng nhịp, bị
"Đông Phương Điện Não" thừa cơ đánh bại. Lữ Khâm lại bị Thượng Hải Vạn Xuân
Lâm bức hòa. Còn tôi thì thắng tướng mới của Hắc Long Giang là Trương Hiểu Bình.
Vòng thứ 12, Trang Ngọc Đằng đấu với Diêm Văn Thanh, tôi đánh với Liễu Đại Hoa
đều hòa. Còn Lữ Khâm trải qua một trận chiến vất vả, đã đánh bại cao thủ nghiệp
dư Quảng Tây là Hoàng Sĩ Thanh. Tổng lại, tôi và Lữ Khâm cùng 9 điểm, đứng
đầu;Trang Ngọc Đằng kém nửa điểm. Giải chỉ còn vòng cuối cùng, nếu không có gì
bất ngờ thì chức quán quân sẽ do 1 trong 3 người nắm giữ. Kết quả rút thăm: Tôi
đấu với người được 8 điểm là Diêm Văn Thanh, Lữ Khâm đối với người được 8 điểm
là Liễu Đại Hoa, Trang Ngọc Đằng đối với người được 8 điểm là Miêu Vĩnh Bằng. Do
đối thủ của tôi có hệ số phụ cao nên thực tế là nếu tôi thắng tất sẽ đứng đầu thiên
hạ. Chỉ cần một mũi tên là có được giang sơn! Trong lòng tôi cao hứng khó kiềm
chế được. Cũng may là trước trận quyết chiến, theo lệ thường, sẽ được nghỉ một
ngày. Tôi có thể nhân cơ hội này thả lỏng thần kinh đang căng thẳng một chút, hơn
nữa lại còn dư thời gian để chuẩn bị cho trận quyết đấu ngày hôm sau. Nói đến


chuẩn bị, ngoại trừ đoán đối thủ thường dùng trận gì ra, tôi phải liên tục tự nhủ:
nhất định phải bỏ qua gánh nặng. Hôm đó, ngay cả bàn cờ tôi cũng không cầm ra,
chỉ luyện cờ trong đầu một chút rồi thanh thản đi dạo hết một ngày thành phố Hải
Tân xinh đẹp, sau đó ngủ một giấc ngon lành. 8 giờ sáng hôm sau lập tức lao đầu
vào trận chiến sinh tử này.


1. P2-5 M2.3
2. M2.3 P8-6
3. X1-2 M8.7
4. C3.1 C3.1
Mãnh tướng Hà Bắc Diêm Văn Thanh kỹ năng khai cuộc cực cao, mười tám ban binh
khí món nào cũng tinh thông. Trận Phản Công Mã này lại là món binh khí đắc ý
thường xuyên sử dụng. Vòng thứ 11, Diêm đã dùng trận pháp này đánh bại đội
trưởng của mình là Lưu Điện Trung. Giờ là thời khắc quan trọng nhất lại mang ra thi
thố, có thể thấy ông ta tin tưởng vào trận Phản Công Mã này đến thế nào. Lúc này,
bên Đỏ đẩy chốt ba lên, hi vọng thế cờ sẽ phát triển theo hướng mong muốn. Ngoài
ra, còn có các biến hóa C7.1, M8.9, P8-6, C5.1 v.v...
5. M8.9 T7.5
6. P8-7 X1-2
7. X9-8 P2.4
Nước thứ 5, nếu bên Xanh đi T3.5, bên Đỏ có thể P8.4 ứng phó, tiếp theo ... C7.1,
C3.1 T5.7, X2.6 X9.2, cuộc thế tương đối hòa hoãn. Bây giờ bên Đỏ gá Ngũ Thất
Pháo, đã thành thế căng thẳng kiếm bạt cung giương.
8. C7.1 C3.1
9. C3.1
Bỏ trước lấy sau, cuộc cờ lập tức mở toang. Loại chiến thuật này vốn thường thấy
trong đấu cờ, không có gì mới mẻ. Trong một số tình thế nhất định, dùng nó với hi
vọng có thể từ đó đánh bạt đường phong tỏa của Pháo phải bên Xanh, hơn nữa lại
đem xa điều sang cánh trái, tập trung toàn bộ binh lực đánh vào cánh phải bên
Xanh. Nhưng cũng cần phải chú ý là: Mất tốt 3, mã Xanh hết bị cản, xem ra cái giá


phải trả khá đắt. Bên Đỏ trong suốt quá trình chiến thuật tiếp theo, tất phải khéo
léo lợi dụng toàn bộ quân cờ có thể hoạt động để dồn ép từng bước. Ở nước này,
nếu bên Xanh không ăn chốt 3, có thể đi ...X9-8 ứng phó, tiếp theo C3.1 X8.9,
M3/2 M7/8, X8.1 hai bên đều có chốt sang sông nhưng so hình thế thì chốt của bên

Đỏ có uy lực hơn.

... C7.1
10. X2.4 C3-2
Ngoài ra còn có ... P2-3, bên Đỏ có thể X8.9 hoặc X8-9 đều thuộc các biến ghi
trong sách mà tôi có nghiên cứu chuẩn bị cho nước P2-3 trước trận đấu. Không ngờ,
Diêm Văn Thanh lại ra một chiêu bình chốt, lập tức đẩy tôi rơi vào cảnh hoàn toàn
không có sự chuẩn bị vô cùng bất lợi.
11. C9.1 P6.4
12. X2-8 X2.5
13. M9.8 P6-7
14. M8.7
Binh thư cổ đại thường nói "Phàm dữ địch chiến, tu bị trì trọng, kiến lợi tắc động,
bất kiến lợi tắc chỉ, thận bất khả khinh cử dã" ý chỉ phàm khi quyết chiến với địch,
phải chuẩn bị rất cẩn thận, thấy lợi mới đánh, không thấy lợi thì phải ngưng, không
được phép khinh thường đánh đại. Mà tôi đối với thế cuộc trước mắt, sự hiểu biết
chỉ giới hạn trong một câu bình chú khi xem qua một đối cuộc tương tự cuộc này là:
Mỗi bên công một cánh, ưu kém khó định. Mà giờ vào cuộc, lại đi tỷ thí trận này với
Diêm đại sư kiêu dũng thiện chiến, tiền đồ là cát hay là hung quả thực hoàn toàn
không nắm được chút nào. Nếu như đổi thành T3.1 thì sao? Có thể thử như sau: ...
M3.2, C5.1 P2-6, cuộc thế của bên Đỏ khó triển khai tiếp. Đánh đến đây, bàn kế
bên, trận chiến giữa Lữ và Liễu đã hiện rõ thế hòa. Thực tế mà nói, ván này tôi chỉ
cần hòa là đã có thể đăng quang. Nhưng mà tình thế đã không cho phép. Nếu như
cứ kiếm cách đánh hòa thì e là: "Trời cho mà không lấy thì phải tội vào người". Nghĩ
đến đó, cộng thêm sự hăng hái bồng bột của tuổi trẻ bèn thúc mã xông tới, mở ra
một trận chiến quyết liệt.


... P7.3
Mỗi bên đánh một cánh đã trở thành thế cưỡi hổ khó xuống. Nếu như nhường nhịn

mà đi ...T5.3 tất sẽ bị T3.1 bên Đỏ giành được M8.7 trước, rõ ràng lợi hơn
15. S4.5 P2-3
16. M7.5 T3.5
17. P7.5 X9-8
Diêm đại sư vẻ mặt ung dung, đi cờ như bay, xem ra trong lòng đã có kế sách.
Nước này khí mã kiếm đường tấn công, chắc nịch có lực khiến tôi giật bắn cả mình.
Nếu như nước này Xanh đổi thành ... T5/3 tất sẽ bị X8.3 rồi M3.4 bên Đỏ sẽ giành
được thế công trước.
18. X8.3
Trong sách binh thư "Lý Vệ Công vấn đáp" quyển trung có câu: "Thiên chương vạn
cú, bất xuất hồ trí nhân nhi bất trí vu nhân nhi dĩ." ý là "cả ngàn chương sách, cả
vạn câu từ chẳng qua cũng chỉ là lừa người mà không để bị người lừa mà thôi." Binh
pháp đã như thế, đánh cờ cũng chẳng thể khác được. Nếu như cứ theo cách thông
thường tất sẽ bay pháo đánh mã. Vào cờ, tôi thấy đối phương đã có sự chuẩn bị
nên chợt nảy ra sáng ý, bèn ra tay thay đổi thứ tự đi cờ, hi vọng có thể thoát ra
được cảnh khó "bị người lừa". Thực chiến cho thấy, nước cờ này vô cùng trọng yếu,
vô hình chung, làm giảm bớt không gian lui về của pháo Xanh.

... P3.2
19. P7-3 P7-9
20. X8-7 X8.9
21. M3/4 X8/6
22. M4.3 P3-4
23. P5-8
Thủ thế bên cánh, vây Ngụy cứu Triệu. Các vị độc giả thân mến, chúng ta không
khó để thấy Pháo lộ 3 của bên Xanh không chỉ không xông tả đánh hữu mà còn bị
bên Đỏ lợi dụng. Nếu như bên Xanh ở nước thứ 18, đổi thành ...P3/2 thì sao? Có
thể diễn ra như sau: P7-3 P7-9, S5.6 C7.1, P5.4 S6.5, P5-3 ... biến hóa phức tạp



nhưng bên Đỏ vẫn nắm được nước tiên.

... X8.6
24. M3/4 X8/7
25. M4.3
Nếu đổi thành M4.5 tất ...X8-7, P8.7 S4.5, X7.6 P4/8, X7/3 P4.5 cuộc diện sẽ khá
phức tạp.

... C7.1
Cung tên đã giương, không thể không bắn. Trong lúc đánh cờ, vật chất dù rất là
quan trọng như trong một số hình thế thì "Thế" thậm chí còn quan trọng hơn vật
chất lực lượng rất nhiều. Vì thế mới có câu "Thiện chiến giả, cầu chi vu thế" ý là
người đánh giỏi chỉ cầu được thế. Lúc này nếu như bên Xanh đi ...X8-7 ăn lại một
quân tất sẽ bị P8.7 S4.5, M3.4 xa mã pháo bên Đỏ nhanh chóng tạo thành thế tấn
công, bên Xanh khó ứng phó.
26. P8.7 Tg5.1
Nếu đổi thành ...S4.5 tất X7.6 P4/8, X7/5 P4.5, P3/1 X8.7, M3/4 X8/6, M4.5 X8-7,
M5/3 bên Đỏ hơn quân chiếm ưu.
27. X7.5 P4/7
28. P3.1
Binh pháp có câu: "Thế tất hữu tổn, tổn âm ích dương" hàm ý hình thế tất sẽ có tổn
thất, nhưng dùng tổn thất để đổi được cái lợi khác. Ở đây Pháo bên Đỏ chắc chắn sẽ
mất, nhưng nước xê dịch lại tạo điều kiện cho chủ soái tấn công. Có được nước này,
bên Đỏ đã xác lập được ưu thế.
... X8.7
29. S5/4 X8/8
30. Tg5.1 X8-7
31. Tg5-6 Tg5-6
32. X7-6 S6.5
33. X6/3 X7.2



34. X6-4 S5.6
35. X4-2 S4.5
36. C5.1
Ưu thế đã nắm trong tay, ngôi vị quán quân chỉ còn cách có vài ly, tôi không khỏi
kích động thành ra hơi mất bình tĩnh, bỏ sót đòn phản kích tiềm tàng của bên Xanh.
Lẽ ra nên đi P8/7 C7.1, X2/5 có thể đánh chắc thắng chắc.

... X7-6
37. M3.5 X6.3
38. M5.7 X6-2
39. C5.1 X2.2
40. Tg6.1 X2/3
41. T7.9 C7.1
42. C5.1 C7.1
43. S6.5 X2.3
44. P8/7
Một mình một ngựa xông pha cứu chủ, nguy hiểm tột độ.

... P9/2
45. S5.4 T5.3
46. C5-4 S5.4
47. Tg6-5 S6/5
48. P8.6
Đỏ thắng. Một trường chiến đấu bóng đao ánh kiếm vừa rồi thật khiến người ta phải
nghẹt thở. Chiêu dâng pháo này vốn không lấy gì làm phức tạp, nhưng chuyện này
lại cực kỳ quan trọng. Tôi phải kiểm tra tới lui mấy lần mới dám đi cờ. Đến đây, nếu
bên Xanh ăn Pháo sẽ bị C4.1 tất ăn Xe thắng. Nhìn trên toàn cục, bên Xanh hoàn
toàn không thấy có sơ hở gì nghiêm trọng, như vậy bại là do đâu? Có thể là do đi

hậu phải thủ mà quá ham đánh không phù hợp chăng.
Thắng được bàn này, tôi vinh hạnh được lên ngôi quán quân toàn quốc. Quay đầu
nhìn lại đoạn đường đã qua, không khỏi cảm khái muôn phần. Vòng thứ 4 bại trong


tay Triệu Quốc Vinh, vốn đã nghĩ chuyện đoạt ngôi là vô vọng. Không ngờ, một
nước sót cờ cực lớn của Hồ Vinh Hoa lại nhen nhóm trong tôi ngọn lửa hi vọng, từ
đó đi thẳng một đường thuận buồm xuôi gió, thực hiện được nguyện vọng nhiều
năm. Lại nhớ về giải cá nhân toàn quốc năm 1992, tám vòng đầu tôi và Triệu Quốc
Vinh cùng nhau dẫn đầu, nhưng đến 5 vòng sau lại 4 hòa 1 thua, rớt xuống tận
hạng 8. Quả thật là ứng với câu: "Họa hề phúc sở ỷ, phúc hề họa sở phục" trong
họa mà được phúc, trong phúc đã mang mầm họa.

Bài 05: Dùng chính tắc bày trận dùng kỳ chiêu chiến thắng
Cúp Vị Cực Vương
Địa điểm: Quảng Châu
Thời gian: 02/12/1993
Bên Đỏ: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên
Bên Xanh: Chiết Giang Vu Ấu Hoa
Kết quả: Đỏ thắng
Bình luận: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên

Nói về cúp Vị Cực Vương, đây là giải thi đấu giữa tinh anh của tám tỉnh đã cử hành
lần 1 năm 1992. Tiêu chuẩn mời tham gia giải này có khác biệt so với các giải khác.
Lúc đó, các giải thi đấu phần lớn toàn mời các kỳ thủ đã đoạt quán quân toàn quốc
tham gia, nhưng cúp Vị Cực Vương lại chuyên môn mời các kỳ thủ xếp hạng tương
đối cao trong bảng tổng sắp. Quả thật là vô cùng cảm tạ ban tổ chức đã có lòng
nghĩ tới các kỳ thủ còn thiếu bước nữa là lên ngôi quán quân. Có thể nói, phần đông
các kỳ thủ có thiên phú chưa vượt lên được, một phần là do bản thân, mà phần lớn
là do thiếu rèn luyện mà ra. Nói ra cũng ngộ, giải này tổ chức hai lần, mà rèn luyện

qua giải này, tôi và Đào Hán Minh lần lượt bảng hổ đề danh năm 1993, 1994 trở
thành vị quán quân toàn quốc thứ 9 và thứ 10 trong lịch sử cờ. Giải cúp Vị Cực
Vương được tổ chức lần này, tôi đã đoạt được quán quân toàn quốc, nhưng với tư
cách là chủ nhà, tôi vẫn gia nhập chiến trường. Giống như lần tổ chức trước, giải lần
này vẫn là tám người phân ra làm 2 tổ tiến hành thi đấu, sau đó cùng hạng ở hai
bảng đấu với nhau. Phân theo đẳng cấp sắp xếp, tổ A gồm Chiết Giang Vu Ấu Hoa,


Cát Lâm Đào Hán Minh, Hà Bắc Diêm Văn Thanh và tôi ở Quảng Đông. Tổ B gồm
Thượng Hải Lâm Hoành Mẫn, Bắc Kinh Trương Cường, Quảng Đông Trang Ngọc
Đằng và Tứ Xuyên Tưởng Toàn Thắng. Sau đây giới thiệu 1 ván cờ ở vòng 2.

1. P2-5 M8.7
2. M2.3 X9-8
3. X1-2 C7.1
4. X2.6 M2.3
5. M8.7 S4.5
Nếu như đổi thành ...C3.1 tất X9.1 hình thành trung pháo trực hoành xa đối bình
phong mã lưỡng đầu xà đang thịnh hành. Căn cứ vào thực tế lúc đó thì bên đi trước
có thể nắm được nước tiên tương đối ổn thỏa, cho dù là chém một nhát không
trúng thì cũng có thể an toàn rút lui. Cũng vì lẽ đó, "Anh ba liều mạng" Vu Ấu Hoa
đương nhiên là không muốn chọn đường cực ít cơ hội phản kích như thế. Hơn nữa,
vị "Lãnh diện sát thủ" nổi danh khắp thiên hạ trong lòng cũng muốn nắn gân thử vị
"Tân khoa trạng nguyên".
6. P8-9
Cũng có thể đổi thành C7.1 tất ... T3.5, tiếp theo Đỏ có thể đi X2-3 chấp nhận ăn
mã thí hoặc M7.6 P8-9, cuộc thế lại quay về biến quen thuộc. Nhưng bên Đỏ ở nước
này nếu đổi thành X9.1 tất ... P2-1, so với trận lưỡng đầu xà đề cập bên trên, bên
Xanh nhanh chóng triển khai chủ lực cánh phải, đương nhiên là hiệu quả hơn so với
...C3.1


... X1-2
7. X9-8 M7.6
Nếu đổi thành ...P8-9 thì X2.3 M7/8, X8.4 bên Đỏ vẫn nắm tiên. Còn nếu đổi thành
...C3.1, X2-3 P8/1, X3/1 bên Xanh trận hình không hoàn chỉnh. Giờ Vu đại sư tả mã
bàn hà lại phục thủ đoạn phản kích xông tốt uy hiếp Xe, rõ là rất có lực phản kích.
8. X8.4


Cũng là đề phòng bên Xanh ...M6.4 tập kích, nếu như đổi thành C7.1 thì trở lại hình
khai cuộc Ngũ Cửu Pháo đối Tả Mã Bàn Hà. Mà nước xe tuần hà này còn có thể
ngăn được Pháo bên phải tiến lên phong tỏa. Ngoài ra còn phòng chống Xanh đẩy
chốt qua hà. Việc này thể hiện rõ nguyên tắc tác chiến trong "Binh pháp Tôn Tử" có
đề cập "Thủy nhân địa nhi chế lưu, binh nhân địch nhi chế thắng. Cố binh vô
thường thế, thủy vô thường hình..." ý chỉ nước do thế đất mà thành dòng, binh dựa
vào động tĩnh của địch mà lên kế hoạch đánh thắng, vì thế mới có câu quân binh
không có thế trận cố định mà nước cũng không có hình dạng nhất định.
... P2.2
Nếu như đổi thành ...T3.5 thì sao? Có thể lấy một ví dụ để đối chiếu: M3/5 C3.1,
P5-2 P2.1, X2/3 C7.1, C3.1 M6/8, X2-4 P8.5, P9-2 M8.7, P2-3 M7/5, X4-3 bên Đỏ
hơi ưu (xem đối cuộc giải đồng đội năm 1994, tác giả tiên hòa Tống Quốc Cường).
9. C7.1 T7.5
10. P9-8 P2.3
Như trong hình, bên Đỏ bình pháo mời đổi, nước đi xuất thần. Cuộc diện lập tức mở
ra. Lẽ nào không thấy binh pháp có nói:"Dĩ chính hợp, dĩ kỳ thắng" ý chỉ dùng chính
tắc bày trận, dùng kỳ chiêu để chiến thắng hay sao? Nếu nước này đi sai thành
P5.4 tất ... C7.1 sau đó ...M6.4 ngược lại thành xấu cờ.
11. X8.5 M3/2
12. P5-8 C7.1
13. X2/1

Nếu đổi thành X2-4 tất ... P8.5, X4/1 P8-3, C3.1 X8.6 bên Xanh tuy ít chốt nhưng
cũng không có gì đáng ngại. Phải nói rằng, nếu nước thứ 7, bên Xanh đi ... C7.1 thì
bên Đỏ chỉ còn cách chọn nước biến này mà thôi.
... M6/7
14. X2-8 M2.3
15. C3.1 C3.1
16. X8.2 M7.6
17. C7.1 M3.4
18. X8/2 M4.3


19. X8/1 P8.5
20. M3.4
Chủ động mời đổi, nước cờ trầm ổn. Nếu như sai lầm đi T7.5 tất ... M6.8, bên Xanh
có thể thở nhẹ nhõm.
... P8-2
21. X8/2 M6.4
22. M4/6 C5.1
"Anh Ba liều mạng" không còn đường nào binh. Tình thế vô cùng khẩn cấp không
tránh khỏi có chút mất tinh thần. Con chốt giữa này đối với con Mã lộ 3 của bên
Xanh hoàn toàn không có chút giúp đỡ thực tế nào. Chẳng bằng đi ...T5.3, sau đó
X8.2 M4/2, M6.7 C5.1 vẫn có thể cầm cự được.
23. X8.2 M4.6
24. S6.5 C5.1
25. X8-5 X8.7
26. T3.5 M6.7
27. Tg5-6 M7/5
28. X5-7
Tổng quan toàn cuộc, bên Xanh ở nước thứ 5 thử nắn gân tốc độ quá chậm khiến
cho toàn cuộc bị động chịu đòn. Cũng cần phải nói là bên Đỏ ở nước thứ 10 và nước

thứ 20 hai đòn đổi quân, xem thì có vẻ bình thường nhưng lại đặt nền móng cho sự
thắng lợi. Ngẫm đi ngẫm lại, quả thật có điểm đạt tới ý cảnh "Vô vi nhi vô sở bất vi"
ý chỉ không chống lại hoàn cảnh khách quan, không cưỡng cầu thì việc chi cũng
thành vậy.
Giải lần này tôi đánh rất xuất sắc, trong bảng chém hết 3 tướng, sau đó trận
chung kết đánh bại Tưởng Toàn Thắng, thuận lợi đoạt được cúp quán quân.

Bài 06: Đồng môn đấu nhau, khó phân thắng bại
Cúp Ngũ Dương lần thứ 14
Địa điểm: Quảng Châu
Thời gian: 22/12/1993


Bên Đỏ: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên
Bên Xanh: Quảng Đông Lữ Khâm
Kết quả: Hòa
Bình luận: Quảng Đông Hứa Ngân Xuyên
Đánh xong giải cúp Vị Cực Vương, giải giữa các quán quân toàn quốc Ngũ Dương
Bôi lần thứ 14 đúng hẹn vang lên tiếng cồng khai mạc. Được tham gia đánh giải cúp
Ngũ Dương phải nói luôn là câu chuyện đẹp nhất trong giấc mơ của vô số kỳ thủ
hằng đêm! Bạn có biết tại sao không? Bởi vì giải cúp Ngũ Dương này ngay từ lần
đầu tiên đã đề ra 1 điều quy định: Chỉ có quán quân giải cá nhân toàn quốc mới có
tư cách tham gia cúp Ngũ Dương. Cũng vì thế, giải cúp Ngũ Dương lần đầu tiên mở
màn (năm 1980), chỉ có ba người đủ tư cách tham gia là Dương Quan Lân, Hồ Vinh
Hoa và Liễu Đại Hoa (do quán quân năm 1958 là Lý Nghĩa Đình đã sớm phong đao
quải kiếm quy ẩn giang hồ). Mãi cho đến lần thứ 9, số người tham gia mới lên đến 7
người (lão tướng Dương Quan Lân đã rút lui từ sau giải lần 5). Còn nhớ những lần
giải Ngũ Dương Bôi trước, tôi lúc nào cũng lặng lẽ theo dõi trên khán đài như một
tín đồ Hồi giáo vô cùng ngoan đạo đối diện với Muhammad thần thánh vậy. Thật
vậy đó, tôi vô cùng ngưỡng mộ những người đang ngồi trong nhà thi đấu hoành xe

nhảy mã. Vậy mà giờ đây, tôi cũng sắp được lên đài, ngồi so tài cùng với những
người như vậy. Chuyện này quả thật đã làm tim tôi đập rộn rã a! Tôi tham gia thi
đấu mà lòng nơm nớp âu lo, trong đầu chỉ toàn nghĩ đến chuyện làm sao đánh cho
đúng phong độ, ra sức học tập tinh túy kỳ nghệ của các vị tiền bối trên kỳ đàn. Giải
được tổ chức ở nhà thi đấu trung tâm công viên văn hóa tại Quảng Châu có sức
chứa đến vài ngàn người. Sau khi rút thăm, vòng đầu tôi và đại sư huynh Lữ Khâm
không hẹn mà gặp.

1. P2-5 M8.7
2. M2.3 X9-8
3. X1-2 M2.3
Bên Hậu chọn khuất đầu Bình Phong Mã ứng chiến đã trở nên phổ biến trong mấy
năm gần đây. Vì sao số người chọn ...Chốt 7 tiến 1 ở nước thứ 3 lại ít đi như vậy?
Nguyên nhân chỉ là do tiếp theo bên Tiên đi X2.6 rồi nhảy M8.7 hình thành trận


Trung Pháo trực hoành xa. Trong suốt những năm gần đây, thực tiễn cho thấy,
dùng trận này tiến công Bình Phong Mã thắng nhiều mà thua ít, lúc nào cũng có thể
xông lên tấn công, không được thì cũng rút lui an toàn. Còn hiện tại, nếu bên Tiên
vẫn cố X2.6 thì sao? Bên Hậu tất nhiên không đi ... C7.1 về đường cũ mà có thể đi
... P8-9 đổi xe. Nếu như Tiên đổi Xe thì cuộc cờ đơn giản hóa, hiệu suất nước tiên
không cao, còn nếu X2-3 thì ...P9/1. Bên Tiên tuy là lời hơn 1 chốt nhưng lại dẫn
đến đòn phản kích của bên Hậu, lợi bất cập hại. Vì thế ở nước thứ 4, bên Tiên phần
lớn đi C3.1, C7.1 hoặc M8.9, M8.7. Đó là điểm cực kỳ tinh tế trong bố cuộc, không
thể không xem xét cho kỹ.
4. C3.1 C3.1
5. M8.9 C1.1
Ở nước này, nếu bên Tiên không lên mã biên cũng có thể M8.7, P8.4, P8-7, mỗi
trận có điểm đặc biệt riêng. Bên Hậu nếu như không đẩy chốt biên cũng có thể lên
T3.5 hoặc T7.5

6. P8-7 M3.2
Đến đây hình thành trận Ngũ Thất Pháo đối Bình Phong Mã cùng tiến chốt 3 điển
hình. Nước này, bên Tiên cũng có thể đánh P8.4 rồi tùy theo thế trận mà P8-7 hoặc
bình 3. Còn ngũ thất pháo lại mang công dụng khác, thông qua việc kềm chế mã lộ
3 có được khả năng khống chế toàn quân của bên Hậu. Tiếp theo nếu đi ...X1-2 tất
sẽ bị X9-8 P2.4, X2.6 bên Hậu rơi vào thế khó đi. Giờ bên Hậu nhảy mã ngoài, vừa
có thể né được sự kềm chế của pháo bên Tiên, vừa thuận thế phong tỏa xe cánh
trái của bên Tiên, một nước hai tác dụng.
7. X9.1
Khởi động xe cánh trái, phù hợp với nguyên lý khai cuộc là triển khai quân đều hai
cánh. Nếu đổi thành M3.4 tất ...T3.5, M4.5 P8-9, X2.9 M7/8, M5/7 S4.5 bên Tiên
tuy hơn chốt nhưng xe cánh trái ra chậm, nước tiên khó giữ được.
... C1.1
Ngoài ra còn có ...T7.5 và T3.5, hoặc cũng có thể ... M2.1,P7.3 sau đó bên Hậu có
thể ... C1.1 hoặc ... X1.3 đều trong kỳ phổ.


×