Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Lý luận và phương pháp dạy học đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.02 KB, 10 trang )

Lý luận và phương pháp dạy học đại học

Giảng viên: TS. Lê Cao Phan

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

*******************

BÀI TIỂU LUẬN

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn
Học viên thực hiện

: TS. Lê Cao Phan
:

Ninh Thuận
08/2015

Học viên:

Page | 1


Lý luận và phương pháp dạy học đại học

Giảng viên: TS. Lê Cao Phan



Đề tiểu luận
Môn : Lý luận và phương pháp dạy học đại học
(Lớp CĐSP Ninh thuận 7/2015)

a) Căn cứ vào thực tế công việc của mình, anh chị hãy đề xuất một nội dung có thể dạy
học bằng phương pháp tình huống.
b) Anh chị hãy xây dựng quy trình dạy học tình huống nội dung nêu trên bao gồm các
bước : tạo tình huống, nghiên cứu tình huống, xử lý tình huống, báo cáo kết quả.

Chú ý :
- Tình huống phải gắn liền với nội dung môn học mà các anh chị đang phụ trách.
- Trong giai đoạn “tạo tình huống”, anh chị cần chỉ rõ tình huống phải mang tính giáo
dục, có chứa đựng mâu thuẩn và mang tính khiêu khích, tạo ra sự thích thú cho người
học, phù hợp với người học, tạo ra nhu cầu phải giải quyết tình huống ở người học.
- Bài làm trên giấy A4, không quá 6 trang, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13.
- Sau khi làm xong, anh chị chuyển file về địa chỉ :

để tôi chấm trước. Còn bản vật lý, anh chị sẽ nạp cho Trung tâm bồi dưỡng nguồn
nhân lực Đại học Đà lạt sau.

Chúc các anh chị vui khỏe.

Học viên:

Page | 2


Lý luận và phương pháp dạy học đại học


Giảng viên: TS. Lê Cao Phan

A. Căn cứ vào thực tế công việc của mình, anh chị hãy đề xuất một nội dung có
thể dạy học bằng phương pháp tình huống.
Căn cứ vào thực tế công việc của mình tôi đề xuất nội dung “Lựa chọn phương án
dẫn dòng như thế nào khi thiết kế bản vẽ thi công cho Đập dâng Bồng Sơn thuộc Thị
trấn Bồng Sơn và Xã Hoài Xuân, Huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định”
Một vài nét về đập dâng Bồng Sơn và các điều kiện chính ảnh hưởng đến việc lựa
chọn phương án dẫn dòng khi thiết kế bản vẽ thi công
- Đập dâng Bồng Sơn Thị trấn Bồng Sơn + Xã Hoài Xuân, Huyện Hoài Nhơn,
tỉnh Bình Định cuối thị trấn và cách cầu đường bộ Bồng Sơn (QL1A cũ) khoảng 3km
về phía hạ Đập dâng Bồng Sơn được xây dựng trên sông Lại Giang, vị trí tuyến đập dự
kiến nằm lưu theo chiều dài sông. Đầu bờ phải tuyến đập nằm ở thôn Định Trị -xả
Hoài Mỹ, bờ phải thuộc địa phận thôn Song Cạnh xã Hoài Xuân huyện Hoài Nhơn. Vị
trí này phù hợp với vị trí dự kiến xây dựng đập theo quy hoạch thị trấn Bồng Sơn đến
năm 2030.
Vị trí tuyến đập có tọa độ địa lý theo tọa độ VN2000 như sau:
140 46’ 7’’  140 56’ 7’’

Vĩ độ Bắc

1090 45’30 ’’  109050’ 30’’ Kinh độ Đông
- Nhiệm vụ công trình là tạo nguồn nước ngọt cấp cho 200 ha nuôi trồng thủy
hải sản ở hạ lưu; giữ ngọt tạo nguồn cấp nước tưới cho 500ha lúa và tạo nguồn cấp
nước sinh hoạt cho thị trấn Bồng Sơn và vùng lân cận, kết hợp cải tạo môi trường sinh
thái đảm bảo cảnh quan khu vực.
- Điều kiện khí hậu thủy văn và đặc trưng dòng chảy:
+ Vùng xây dựng công trình chịu ảnh hưởng nhiệt đới gió mùa, được
chia làm hai mùa: Mùa mưa và mùa khô
+ Lượng mưa năm lưu vực sông Lại Giang tương đối lớn tuy nhiên phân

bố rất không đều theo không gian và thời gian, thời gian mưa tập trung nhiều
vào 4 tháng cuối năm (tháng 9 đến thàng12) từ tháng 1 đến tháng 8 là mùa khô
kéo dài lượng mưa nhỏ, gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp .
+ Dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm
Học viên:

Page | 3


Lý luận và phương pháp dạy học đại học

Giảng viên: TS. Lê Cao Phan

Đập dâng Bồng Sơn có diện tích lưu vực là F = 1300km2
X0 = 2440mm; Y0= 1482,2mm; M0 = 47,05l/s/km2; Q0 = 61,2 m3/s;
W0 = 1296,9×106m3; Q75% = 43,0 m3/s; W75% = 43,0×106m3;
Cv = 0.42; Cs = 2Cv
Kết quả tính toán phân phối dòng chảy năm P = 75%

Dòng chảy lũ
Bảng 1-1: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế:
P%
Q(m3/s)

0.2

05

1


1,5

2,0

5,0

10,0

9337

8215

7352

6840

6473

5277

4334

Bảng 1-2: Lưu lượng dòng chảy mùa kiệt P=10%
Tháng

1

2

3


4

5-6

7

8

Qmax10%

1030

250

159

182

830

130

387

- Điều kiện dân sinh kinh tế khu vực:
+ Hoài Nhơn là huyện phía cực bắc của tinh Bình Định giáp với tinh Quảng
Ngãi diện tích tự nhiên toàn huyện là 421.50km2 tổng dân số toàn huyện là 206.043
người.
- Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

+ Điều kiện giao thông vận tải
Hệ thống giao thông đối ngoại tương đối thuận lợi.
Trục quốc lộ 1A qua Thị Trấn tạo điều kiện thuận lợi về giao lưu với các
khu vực. Các tuyến đường tỉnh lộ 629, 630 nối thị trấn với khu vực Tây -Bắc
Tuyến đường sắt Bắc - Nam (chiều dài qua trung tâm thị trấn khoảng
1,4km với ga Bồng Sơn) đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách
Học viên:

Page | 4


Lý luận và phương pháp dạy học đại học
.

Giảng viên: TS. Lê Cao Phan

Đường ven biển ĐT 639 ( Nhơn Hội –Tam Quan ) đi qua các xã ven

biển như: Hoài Mỹ, Hoài Hương, Hoài Hảo, Hoài Thanh, Tam Quan Nam, Tam
Quan Bắc và nối với quốc lộ 1A
Đường nội bộ thị trấn Bồng Sơn, Hoài Mỹ, Hoài Xuân và các khu vực
lân cận, phần lớn đã được nâng cấp, xây dựng. Mạng lưới đường nội bộ hầu hết
đã được thảm nhựa, bê tông xi măng.
+ Điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nhân lực
Vật tư thịết bị: Hiện nay trên thị trường trong nước có rất nhiều chủng
loại có thể cung ứng theo yêu cầu công trình .
Nguyên vật liệu: Sắt thép, xi măng có thể mua ngay tại thị trấn Bồng
Sơn, khả năng cung cấp dồi dào đáp ứng được nhu cầu của dự án .
Nhiên liệu: Hiện nay nhiên liệu trong nước nói chung và vùng dự án có
thể cung cấp đầy đủ cả về số lượng củng như chất lượng .

Điện: Hệ thống lưới điện chạy ngang qua vị trí công trình và đang cấp
điện cho 2 trạm bơm Hoài Xuân và Hoài Mỹ.
Thông tin liên lạc: Điện thoại đã có đến tại địa phương gần với công
trình. Vùng xây dựng nằm trong vùng phủ sóng của mạng lưới điện thoại di
động Vinaphone, Mobiphone, viettel nên việc liên lạc bằng điện thoại di động
rất thuận lợi.
Nhân lực: Công trình đập dâng bồng sơn là công trình có qui mô lớn đặc
biệt là đập bê tông, có tính chất kĩ thuật phức tạp các công việc hầu hết thi công
bằng cơ giới từ làm đất, đào móng, đến đổ bê tông…….Công trình được các
đơn vị thi công lớn trong nước đảm nhiệm thông qua đấu thầu. tình hình cung
ứng nhân lực tại địa phương là rất lớn, nhưng hầu hết là lao động không có tay
nghề, chưa được đào tạo vì vậy đối với công trình đầu mối không lợi dụng được
nhân lực của địa phương.
B. Anh chị hãy xây dựng quy trình dạy học tình huống nội dung nêu trên bao
gồm các bước: tạo tình huống, nghiên cứu tình huống, xử lý tình huống, báo cáo
kết quả.
Học viên:

Page | 5


Lý luận và phương pháp dạy học đại học

Giảng viên: TS. Lê Cao Phan

1. Tạo tình huống
Giảng viên sẽ đi nhắc lại đặc thù của công trình thủy lợi, và nguyên nhân quan
trọng vì sao phải thực hiện công tác dẫn dòng khi thi công các công trình thủy lợi?
Tình huống đưa ra ở đây là ứng với đập dâng Bồng Sơn – một công trình thực
tế với các thông số thiết kế đã có, với các điều kiện về thủy văn, cơ sở hạ tầng, dân

sinh, điều kiện về cung ứng vật liệu được mô tả rõ ràng… thì các anh chị sinh viên cần
phải tự mình suy nghĩ, tự đặt mình vào vị trí của một kỹ sư thủy lợi để đưa ra lựa chọn
về việc sử dụng phương pháp dẫn dòng nào là hợp lý? (Hợp lý về kỹ thuật và kinh tế).
Và sau cùng đưa ra được phương án dẫn dòng thi công sơ bộ trong giai đoạn thiết kế
thi công.
Lớp được chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm sẽ phải tự phân tích, đưa ra sự lựa
chọn phương án dẫn dòng thi công cho công trình đập dâng Bồng Sơn và bảo vệ quan
điểm khoa học kỹ thuật của nhóm mình trước các câu hỏi đến từ giảng viên và nhóm
khác.
2. Nghiên cứu tình huống
Giảng viên sẽ nhắc lại sơ lược một số nét chính cơ bản về đập dâng Bồng Sơn,
trong đó làm nổi bật lên các điều kiện liên quan đến công tác dẫn dòng thi công như
điều kiện về thủy văn, dân sinh, hạ tầng kỹ thuật khu vực xây dựng công trình.
Giảng viên đưa ra một loạt các câu hỏi gợi mở để nhóm sinh viên suy nghĩ giải
đáp như:
Phương pháp dẫn dòng dự định sử dụng là phương pháp nào?
-

Lựa chọn tần suất dẫn dòng, thời đoạn và lưu lượng thiết kế dẫn dòng
như thế nào?  Lấy từ cơ sở ở văn bản pháp quy nào, có tin cậy không?

-

Dẫn dòng bằng cách đắp đê quai ngăn dòng một đợt hay hai đợt?  Khi
nào thì áp dụng đắp đê quai một đợt, khi nào mới nên đắp đê quai ngăn
dòng hai đợt?
Phương pháp dẫn dòng nào mới là phương pháp có lợi về mặt thời gian,

kinh tế, phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất hơn khi áp dụng vào công trình
này?


Học viên:

Page | 6


Lý luận và phương pháp dạy học đại học

Giảng viên: TS. Lê Cao Phan

Ứng với phương pháp dẫn dòng đã lựa chọn thì hình thức dẫn dòng ra
sao mới hợp lý:
-

Dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp, lòng sông không thu hẹp?

-

Dẫn dòng qua máng, qua kênh?

-

Dẫn dòng qua đường hầm hoặc cống ngầm?

-

Dẫn dòng qua khe răng lược, chỗ lõm chừa lại trên thân đập?

Yêu cầu đặt ra là mỗi một nhóm lựa chọn bất kì phương án nào đều sẽ đứng lên
nêu bật được lý do vì sao nhóm chọn phương án này mà không lựa chọn

phương án kia, giải đáp các câu hỏi đến từ giảng viên và các nhóm khác.
3. Phân tích, xử lý tình huống
Sau khi các nhóm thảo luận và có sự lựa chọn phương án dẫn dòng cho nhóm
mình giảng viên sẽ trình bày, giới thiệu cho sinh viên hai phương án dẫn dòng minh
họa áp dụng cho công trình Bồng Sơn để sinh viên có thể nghe qua và phân tích so
sánh đối chiếu với phương án của nhóm mình:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dẫn dòng thi công đập dâng Bồng Sơn
+ Về điều kiện thủy văn
Chế độ dòng chảy khu vực lòng sông chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa khô từ tháng ( 01 đến tháng 08 ). Lưu lượng lớn nhất các tháng ứng với tần
suất được thể hiện trong (bảng 1-2) bên trên.
Mùa lũ từ tháng 09 đến tháng 12. Lưu lượng lớn nhất ứng với tần suất P = 10%
là Qlũmax10% = 4334 (m3/s)
+ Điều kiện địa hình, địa chất
Tại tuyến xây dựng công trình hẹp, đặc điểm độ dốc lớn dung tích lớn khả năng
điều tiết rất hạn chế. Chiều rộng lòng sông khoảng 155m. Trên phần lớn diện tích khu
vực lòng sông chủ yếu là lớp sỏi nhỏ và á sét liền khối cứng chắc.  Phù hợp với dẫn
dòng thi công qua lòng sông thu hẹp.
+ Đặc điểm kết cấu công trình

Học viên:

Page | 7


Lý luận và phương pháp dạy học đại học

Giảng viên: TS. Lê Cao Phan

Đập dâng nước bằng bê tông nên có thể cho phép nước tràn qua phần đập đã thi

công xong để xả lũ chính vụ.  Phù hợp với dẫn dòng thi công qua đập đang thi công
dỡ.
+ Phương án dẫn dòng thi công 1:
Mùa khô từ tháng 01/2014 đến tháng 08/2014: Dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp.
Mùa mưa từ tháng 09/2014 đến tháng 12/2014: Dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp và các
khoang đập đả thi công xong.
Mùa khô từ tháng 01/2015 đến tháng 08/2015: Dẫn dòng qua các khoang đập đã thi
công xong.
Mùa mưa từ tháng 09/2015 đến tháng 12/2015: Dẫn dòng qua các khoang đập đã thi
công xong.
+ Phương án dẫn dòng thi công 2:
Mùa khô từ tháng 01/2014 đến tháng 08/2014: Dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp.
Mùa mưa từ tháng 09/2014 đến tháng 12/2014: Dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp và các
khoang đập đả thi công xong.
Mùa khô từ tháng 01/2015 đến tháng 08/2015: Dẫn dòng qua các khoang đập đã thi
công xong.
Mùa mưa từ tháng 09/2015 đến tháng 12/2015: Dẫn dòng qua các khoang đập đã thi
công xong.
Mùa khô từ tháng 01/2016 đến tháng 08/2016: Dẫn dòng qua các khoang đập đã thi
công xong.
Mùa mưa từ tháng 09/2016 đến tháng 12/2016: Dẫn dòng qua các khoang đập đã thi
công xong.
Phân tích ưu và nhược điểm của hai phương án đưa ra để so sánh lựa chọn phương án:
Phương án 1
*Ưu điểm
- Thời gian hoàn thành công trình sớm hơn phương án 2 là một năm.
Học viên:

Page | 8



Lý luận và phương pháp dạy học đại học

Giảng viên: TS. Lê Cao Phan

- Khối lượng thi công giữa các năm tương đối đồng đều.
- Khối lượng thi công đê quai nhỏ
*Nhược điểm
- Cường độ thi công lớn nên đòi hỏi nhà thầu trong nước phải có kinh nghiệm
và công nghệ tiên tiến
- Do thi công với cường độ lớn nên khó đáp ứng các qui định nghiêm ngặt của
việc đổ bê tông.
Phương án 2
*Ưu điểm
- Khối lượng thi công giữa các năm tương đối đồng đều.
- Cường độ đổ nhỏ hơn phương án 1. Vì vậy khả năng lên đập thuận lợi và đảm
bảo chất lượng tốt.
*Nhược điểm
- Thời gian thi công kéo dài, nên ảnh hưởng đến điều kiện kinh trong vùng dự
án
Kết luận: Qua quá trình phân tích, so sánh quyết định chọn phương án dẫn dòng phục
vụ cho việc thi công đập dâng Bồng sơn là phương án 1 với thời gian thi công là 2
năm.
Đến đây giảng viên sẽ yêu cầu sinh viên cho nhận xét, đánh giá về phương án
dẫn dòng giảng viên đưa ra minh họa như trên còn tồn tại ưu và khuyết điểm gì, cũng
như yêu cầu sinh viên đứng lên báo cáo kết quả lựa chọn phương án dẫn dòng của
nhóm.
4. Báo cáo kết quả
Từng nhóm sẽ trình bày và đưa ra lựa chọn phương án dẫn dòng của nhóm
mình, lý giải vì sao nhóm mình chọn phương án dẫn dòng bằng cách đắp đê quai một

đợt mà không phải hai đợt? Hình thức dẫn dòng tại sao lại là qua kênh mà không phải
qua cống ngầm hay tràn tạm?  Phân tích các điểm chưa hợp lý khi nhóm sinh viên
lựa chọn phương án dẫn dòng chưa phù hợp để nhằm giúp sinh viên thông qua các
Học viên:

Page | 9


Lý luận và phương pháp dạy học đại học

Giảng viên: TS. Lê Cao Phan

điểm chưa hợp lý mà điều chỉnh lại và nhận thức được lựa chọn phương án nào sẽ phù
hợp với công trình đập dâng Bồng Sơn đang xem xét.
Cuối cùng, giảng viên sẽ nhận xét và đánh giá nhóm, rút ra kết luận các giải
pháp chính yếu, các điểm cần lưu ý và chốt lại để sinh viên dễ ghi nhớ.

Học viên:

Page | 10



×