Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

TÌM HIỂU QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI THAM GIA LAO ĐỘNG TRONG LUẬT LAO ĐỘNG HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.98 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
Khoa: Kinh Tế Vận Tải
Môn: Quản trị nhân sự
--oOo--

BÀI TẬP LỚN
ĐỀ BÀI: TÌM HIỂU QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI
THAM GIA LAO ĐỘNG TRONG LUẬT LAO ĐỘNG HIỆN HÀNH Ở VIỆT
NAM

GVHD : Phạm Thị Nga
SVTH

: Trần Thị Hồng Nhung

LỚP

: KT09B

MSSV

: 0954010108

TP.HCM Tháng 4 năm 2012


Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người lao động

Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 2
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG ...................................................................... 3


1.1.

Mối quan hệ lao động. ........................................................................................ 3

1.2.

Khách thể của quan hệ pháp luật lao động: ........................................................ 4

CHƢƠNG 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG ............................ 6
2.1.

Ngƣời lao động có các quyền cơ bản sau: .......................................................... 6

2.1.1. Ngƣời lao động đƣợc trả lƣơng theo số và chất lƣợng lao động: ................... 6
2.1.2. Ngƣời lao động đƣợc đảm bảo an toàn trong khi làm việc: ............................ 7
2.1.3. Ngƣời lao động đƣợc bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nƣớc: ............ 9
2.1.4. Ngƣời lao động đƣợc nghỉ ngơi theo pháp luật quy định và theo thoả thuận
giữa các bên: ............................................................................................................ 10
2.1.5. Ngƣời lao động có quyền đƣợc thành lập hoặc gia nhập tổ chức công đoàn:
10
2.2.

Ngƣời lao động có những nghĩa vụ phải thực hiện: ......................................... 11

2.2.1. Thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và chấp hành
kỷ luật lao động: ....................................................................................................... 11
2.2.2. Ngƣời lao động phải tuân thủ sự điều hành hợp pháp của ngƣời sử dụng lao
động: 13
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 15


Trần Thị Hồng Nhung – 0954010108

1


Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người lao động
LỜI MỞ ĐẦU
Bộ luật lao động nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã đƣợc Quốc
hội nƣớc ta khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994, sau đó có hiệu
lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Đây là một Bộ Luật có ý nghĩa rất to lớn trong đời
sống xã hội ở nƣớc ta. Nó đã thể chế hóa đƣờng lối chính sách, chủ trƣơng của Đảng
về vấn đề lao động đối với tất cả các thành phần kinh tế đang tồn tại và phát triển trong
nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta.
Trong nhiều năm qua, chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, quy định chi tiết
những điều cụ thể của Bộ Luật Lao động, nhằm tạo ra các cơ chế pháp lý phù hợp, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và những lợi
ích liên quan đến toàn xã hội. Bộ luật lao động đề cập đến các lĩnh vực cơ bản nhƣ: chế
độ tuyển dụng, thôi việc, ngừng việc, vấn đề tiền lƣơng, phụ cấp hƣu trí và nghỉ mất
sức, vấn đề sử dụng lao động trong các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài,.v.v… đồng thời cũng đề cập đến những vấn đề kỉ luật lao động,
chế độ trách nhiệm và các thủ tục giải quyết các tranh chấp về lao động, quyền lợi của
ngƣời lao động, quyền lợi của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp bị tuyên bố phá
sản.
Nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình sẽ giúp ngƣời lao động chủ động
hơn trong khi kí hợp đồng và tham gia lao động. Vì thế, việc tìm hiểu chính sách, chế
độ, quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động là rất cần thiết.
Với đề tài tiểu luận: “Quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động theo qui định của
pháp luật Việt Nam”, em xin phân tích và nêu ra những nội dung cơ bản nhất về quyền
và nghĩa vụ của ngƣời lao động theo sự hiểu biết của mình.

Trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu sót, nên em rất mong
những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài viết của em thêm hoàn chỉnh hơn.

Trần Thị Hồng Nhung – 0954010108

2


Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người lao động
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.

Mối quan hệ lao động.
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con ngƣời, tạo ra của cải vật chất và

các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lƣợng và hiệu quả cao là
yếu tố quyết định sự phát triển của đất nƣớc. Lao động là hoạt động có ý thức, có mục
đích của con ngƣời nhằm tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. Nhờ có lao động mà con
ngƣời tách mình ra khỏi thế giới động vật, đồng thời biết vận dụng quy luật của thiên
nhiên để chinh phục lại thiên nhiên.
Lao động của con ngƣời bao giờ cũng nằm trong một hình thái kinh tế - xã hội
nhất định, bởi vì trong quá trình lao động con ngƣời không chỉ quan hệ với thiên nhiên
mà còn có quan hệ với nhau. Quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trong lao động
nhằm tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ chính bản thân và xã hội gọi là
quan hệ lao động. Quan hệ lao động này là biểu hiện một mặt của quan hệ sản xuất và
chịu sự chi phối của quan hệ sở hữu. Chính vì thế, trong các chế độ xã hội khác nhau,
tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của các quan hệ sở hữu thống trị mà có những
phƣơng thức tổ chức lao động phù hợp, và ở đâu có tổ chức lao động, có hợp tác và
phân công lao động thì ở đó tồn tại quan hệ lao động.
Trong nền kinh tế thị trƣờng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã

hình thành nhiều quan hệ lao động, các quan hệ lao động này ngày càng trở nên đa
dạng và phức tạp, đan xen lẫn nhau. Trong số các quan hệ lao động tồn tại trong đời
sống xã hội, Luật lao động chủ yếu điều chỉnh quan hệ lao động giữa ngƣời lao động
làm công ăn lƣơng với ngƣời sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, tức là
Luật lao động chủ yếu điều chỉnh quan hệ lao động đƣợc xác lập trên cơ sở hợp đồng
lao động. Đối với quan hệ lao động hình thành trên cơ sở hợp đồng lao động, pháp luật
đặt ra các tiêu chuẩn, chuẩn mực hay khung pháp lý, trong đó quyền lợi của các bên
đƣợc ấn định ở mức tối thiểu và nghĩa vụ ấn định ở mức tối đa. Các chủ thể khi tham
gia quan hệ này hoàn toàn đƣợc tự do, bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận các vấn đề
Trần Thị Hồng Nhung – 0954010108

3


Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người lao động
liên quan đến quá trình lao động phù hợp với pháp luật và hiệu quả sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp.
Chính vì thế, Điều 1 Bộ luật Lao động năm 1994 nƣớc ta quy định : “Bộ luật lao
động điều chỉnh quan hệ lao động giữa ngƣời lao động làm công ăn lƣơng với ngƣời sử
dụng lao động và các quan hệ lao động liên quan trực tiếp với quan hệ lao động”. Đây
là loại quan hệ lao động tiêu biểu và cũng là hình thức sử dụng lao động chủ yếu, phổ
biến trong nền kinh tế thị trƣờng.
Nhƣ vậy, khác với quan hệ lao động làm công ăn lƣơng do Luật lao động điều
chỉnh, quan hệ lao động của cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy Nhà nƣớc có
những nét đặc trƣng khác biệt, vì vậy quan hệ lao động này trƣớc hết do Luật hành
chính điều chỉnh. Tuy nhiên, dƣới góc độ là một quan hệ sử dụng lao động, Luật lao
động cũng điều chỉnh các quan hệ lao động của cán bộ, công chức trong phạm vi phù
hợp. Điều 4 Bộ luật lao động quy định: “Chế độ lao động đối với công chức, viên chức
Nhà nƣớc, ngƣời giữ các chức vụ đƣợc bầu, cử hoặc bổ nhiệm, ngƣời thuộc lực lƣợng
quân đội nhân dân, công an nhân dân, ngƣời thuộc các đoàn thể nhân dân, các tổ chức

chính trị, xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác quy định
nhƣng tùy từng đối tƣợng mà đƣợc áp dụng một số uy định trong Bộ luật này”.
1.2.

Khách thể của quan hệ pháp luật lao động:
Trong quan hệ pháp luật lao động, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ

thể bao giờ cũng để hƣớng tới một mục đích, một lợi ích nào đó, và đó là khách thể của
quan hệ pháp luật lao động. Việc xác định đúng khách thể của quan hệ pháp luật lao
động có ý nghĩa rất lớn vì nó phản ánh lợi ích, mục đích đó ở mức độ nào sẽ là yếu tố
quyết định đến sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt quan hệ pháp luật lao động.
Khi tham gia vào quan hệ pháp luật này, ngƣời lao động muốn sử dụng sức lao
động của mình để có thu nhập đảm bảo cuộc sống cho họ và gia đình. Còn bên sử dụng
lao động cũng muốn có sức lao động để sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh hay
dịch vụ. Nhƣ vậy, khi thiết lập quan hệ pháp luật lao động với nhau, các bên đều hƣớng
Trần Thị Hồng Nhung – 0954010108

4


Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người lao động
tới sức lao động của ngƣời lao động và đó chính là khách thể của mối quan hệ pháp
luật này. Tuy nhiên, không phải trong mọi trƣờng hợp sức lao động đều là khách thể
mà chỉ có thể là khách thể khi sức lao động đƣợc đặt vào một tình trạng nhất định. Vì
vậy, muốn ổn định quan hệ pháp luật lao động, Nhà nƣớc phải có những biện pháp,
những quy định để ổn định và tăng cƣờng sức lao động cho ngƣời lao động cũng nhƣ
đảm bảo sử dụng nó hợp lý, hiệu quả và khoa học.

Trần Thị Hồng Nhung – 0954010108


5


Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người lao động
CHƯƠNG 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
2.1.

Ngƣời lao động có các quyền cơ bản sau:

2.1.1. Ngƣời lao động đƣợc trả lƣơng theo số và chất lƣợng lao động:
Phân phối theo lao động là một quy luật kinh tế khách quan. Đó là sự vận dụng
quy luật giá trị của nền sản xuất hàng hoá vào việc trả công lao động với ý nghĩa sức
lao động là hàng hoá, tiền lƣơng (tiền công) lầ giá cả sức lao động, tiền lƣơng (tiền
công) trả cho ngƣời lao động phải đảm bảo cho họ đủ bù đắp hao phí và duy trì cuộc
sống lâu dài. Xuất phát từ quan điểm, nhận thức sức lao động là hàng hoá, tiền lƣơng là
giá cả sức lao động, các quy định về tiền lƣơng do Nhà nƣớc ban hành phải phản ánh
đúng giá trị sức lao động. Tuỳ từng tính chất, đặc điểm khác nhau của từng loại lao
động mà Nhà nƣớc quy định chế độ tiền lƣơng hợp lý và phải quán triệt nguyên tắc:
-

Lao động có trình độ nghề nghiệp cao thành thạo, chất lƣợng cao, làm việc
nhiều thì đƣợc trả công cao và ngƣợc lại.

-

Những lao động ngang nhau thì phải trả công ngang nhau. Tuy nhiên, ngoài việc
căn cứ vào số lƣợng và chất lƣợng lao động của ngƣời lao động đƣợc biểu hiện
qua thời gian lao động và trình độ nghề nghiệp hoặc số lƣợng và chất lƣợng sản
phẩm làm ra, việc trả công lao động còn phải tính đến các điều kiện khác nhƣ:
Thu nhập quốc dân, hoặc thu nhập của doanh nghiệp, năng suất lao động đạt

đƣợc để điều tiết việc trả lƣơng.

Việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị
trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc đã làm thay đổi nhận thức về lý luận trong xây
dựng chính sách tiền lƣơng. Theo cơ chế mới: Thừa nhận ngƣời lao động đƣợc tự do
làm việc theo hợp đồng thoản thuận, tự do giữa các cơ sở sản xuất, nghĩa là công nhận
sự tồn tại khách quan của phạm trù sức lao động và nhƣ vậy tiền lƣơng không chỉ thuộc
phạm trù phân phối mà còn là phạm trù trao đổi, phạm trù giá trị. Chế độ tiền lƣơng do
Nhà nƣớc quy định, ban hành phải xuất phát từ yêu cầu là quan tâm toàn diện tới mục
đích, động cơ làm việc, các nhu cầu cũng nhƣ lợi ích kinh tế của ngƣời lao động; có
Trần Thị Hồng Nhung – 0954010108

6


Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người lao động
nhƣ vậy mới khơi dậy đƣợc khả năng tiềm ẩn của ngƣời lao động để phát triển sản xuất,
phát triển xã hội.
Lao động của con ngƣời là một trong những yếu tố quan trọng và giữ vai trò
quyết định trong quá trình sản xuất, đƣợc biểu hiện ở khả năng tƣ duy sáng tạo. Trong
điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển và trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp thì xã
hội nào, Nhà nƣớc nào càng thu hút sử dụng tốt lao động sáng tạo, chất xám, càng thúc
đẩy kinh tế phát triển.
Chính vì vậy, khi hoạch định chính sách tiền lƣơng cần đánh giá đúng vai trò
quyết định của con ngƣời. Trong nền kinh tế thị trƣờng, tiền lƣơng là biểu hiện bằng
tiền giá trị sức lao động, là giá cả sức lao động. Cũng nhƣ các thị trƣờng khác thị
trƣờng sức lao động hoạt động theo quy luật cung cầu. Mọi công dân có quyền thuê
mƣớn, sử dụng sức lao động và trả công phù hợp với giá trị sức lao động theo đúng
pháp luật Nhà nƣớc.
2.1.2. Ngƣời lao động đƣợc đảm bảo an toàn trong khi làm việc:

Những quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động đƣợc Nhà nƣớc thống
nhất quy định và tiêu chuẩn hoá. Có hai loại tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cấp Nhà nƣớc và
tiêu chuẩn cấp ngành.
-

Tiêu chuẩn cấp Nhà nƣớc là những tiêu chuẩn bắt buộc thi hành cho nhiều
ngành, nhiều nghề trong phạm vi cả nƣớc. Các tiêu chuẩn này do Chính phủ
hoặc cơ quan đƣợc Chính phủ uỷ quyền ban hành. Đối tƣợng áp dụng tiêu chuẩn
này bao gồm tất cả các cơ sở tƣ nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ,
nghiên cứu khoa học; các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội, lực lƣợng vũ
trang có sử dụng, vận chuyển, lƣu giữ máy thiết bị, vật tƣ, chất phóng xạ, thuốc
nổ, hoá chất, nhiên liệu, điện… có sử dụng lao động trên lãnh thổ Việt Nam
thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt quy mô tổ chức lớn hay nhỏ,
nhiều hay ít lao động và ngƣời quản lý là công dân Việt Nam hay nƣớc ngoài.

Trần Thị Hồng Nhung – 0954010108

7


Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người lao động
-

Tiêu chuẩn cấp ngành, cấp cơ sở là tiêu chuẩn do cơ quan quản lý cấp ngành
ban hành phù hợp với các tiêu chuẩn của Nhà nƣớc và có giá trị bắt buộc thi
hành trong phạm vi đối tƣợng mà tiêu chuẩn quy định áp dụng.
Mặt khác, khi xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng,

bảo quản, lƣu giữ các loại máy thiết bị, vật tƣ và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn, vệ sinh phải có luận chứng về các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh

lao động đối với nơi làm việc của ngƣời lao động và môi trƣờng xung quanh. Luận
chứng này phải đƣợc các cơ quan thanh tra Nhà nƣớc về an toàn lao động, vệ sinh lao
động chấp thuận trên cơ sở những quy trình đƣợc ghi trong các tiêu chuẩn về an toàn
lao động và tiêu chuẩn vệ sinh lao động.
Bất cứ đơn vị sử dụng nào, nơi làm việc cũng phải đảm bảo về không gian, độ
thoáng, độ sáng, tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về hơi, khí độc, bụi, phóng xạ, điện từ
trƣờng, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải đƣợc kiểm tra,
đo lƣờng định kỳ. Nghiêm cấm việc thải vào không khí, nguồn nƣớc hoặc đất đai các
chất gây độc hại khi việc xử lý chƣa đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
Nơi làm việc, nơi đặt máy thiét bị, nơi có chất nguy hại phải có bảng chỉ dẫn về
an toàn lao động, vệ sinh lao động và phải đặt ở vị trí mọi ngƣời dễ thấy, dễ đọc; trong
trƣờng hợp có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phải thực hiện ngay
những biện pháp khắc phục nguy cơ đó hoặc phải ngừng hoạt động.
Ngƣời lao động làm việc ở những nơi có các yếu tố nguy hiểm, độc hại phải
đƣợc cung cấp những phƣơng tiện bảo vệ cá nhân – đó là những trang bị mà ngƣời lao
động sử dụng để phòng ngừa, hạn chế sự tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại
có thể dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các phƣơng tiện bảo vệ cá nhân
đƣợc Nhà nƣớc tiêu chuẩn hoá về chất lƣợng và quy cách.
Mọi ngƣời lao động, không phân biệt công dân Việt Nam hay ngƣời nƣớc ngoài
làm những công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại dƣới bất kỳ hình thức nào trong mọi
thành phần kinh tế đều đƣợc ngƣời sử dụng lao động trang bị các phƣơng tiện cá nhân
Trần Thị Hồng Nhung – 0954010108

8


Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người lao động
cần thiết cho việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngƣời lao động có
trách nhiệm sử dụng, bảo quản tốt các phƣơng tiện bảo vệ cá nhân..
2.1.3. Ngƣời lao động đƣợc bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nƣớc:

Bảo hiểm xã hội là một hoạt động không thể thiếu đƣợc trong đời sống xã hội
và càng không thể thiếu đối với ngƣời lao động, đó là một đảm bảo rất quan trọng và
có ý nghĩa thiết thực, góp phần ổn định cuộc sống cho ngƣời lao động trong những
trƣờng hợp rủi ro. Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm đến công tác bảo hiểm và thực
hiện bảo hiểm xã hội đối với ngƣời lao động. Quyền đƣợc hƣởng bảo hiểm xã hội là
một trong những quyền cơ bản của ngƣời lao động đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Nhà nƣớc và các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các chế độ bảo
hiểm đối với ngƣời lao động. Điều 56 Hiến pháp 1992 quy định: “…Nhà nƣớc quy
định thời gian lao động, chế độ tiền lƣơng, chế độ nghỉ ngơi, và chế độ bảo hiểm xã hội
đối với viên chức Nhà nƣớc và những ngƣời làm công ăn lƣơng khuyến khích phát
triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với ngƣời lao động”. Để đảm bảo quyền
lợi bảo hiểm xã hội của ngƣời lao động, Luật lao động không chỉ quy định quyền đƣợc
hƣởng các chế độ bảo hiểm xã hội khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, chế độ hƣu trí và chế độ tử tuất, mà còn quy định trách nhiệm của Nhà nƣớc,
các đơn vị sử dụng lao động trong việc đóng góp bảo hiểm và thực hiện các chế độ bảo
hiểm cho ngƣời lao động. Các quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động, Nhà nƣớc và các
đơn vị sử dụng lao động đƣợc ghi nhận, quy định tại các điều 140, 141, 142, 143, 144,
145, 146, và 148 của Bộ Luật Lao động. Thể hiện nội dung của nguyên tắc này, các
quy định của Luật lao động phải đảm bảo cho ngƣời lao động trong mọi thành phần
kinh tế không phân biệt nghề nghiệp, thành phần xã hội, tôn giáo, giới tính, nếu có
tham gia vào quan hệ lao động, có đóng góp bảo hiểm xã hội thì đều đƣợc đảm bảo các
điều kiện về vật chất trong trƣờng hợp tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động, mất
việc làm nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, tạo điều kiện để họ an
tâm lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Trần Thị Hồng Nhung – 0954010108

9



Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người lao động
2.1.4. Ngƣời lao động đƣợc nghỉ ngơi theo pháp luật quy định và theo thoả thuận giữa
các bên:
Nghỉ ngơi là một nhu cầu không thể thiếu đƣợc của cuộc sống. Vì vậy, Nhà
nƣớc luôn quan tâm đến quyền đƣợc nghỉ ngơi của ngƣời lao động. Điều 56 Hiến pháp
1992 quy định: “Nhà nƣớc quy định thời gian lao động… chế độ nghỉ ngơi đối với viên
chức Nhà nƣớc và những ngƣời làm công ăn lƣơng…”.
Căn cứ vào tính chất mỗi ngành, nghề, đặc điểm lao động trong từng khu vực
khác nhau, Nhà nƣớc ngoài việc quy định thời gian làm việc hợp lý còn quy định thời
gian nghỉ ngơi đối với ngƣời lao động nhằm tạo điều kiện cho họ khả năng phục hồi
sức khoẻ, tái sản xuất sức lao động và tăng năng suất lao động. Thời gian nghỉ ngơi
theo chế độ của ngƣời lao động đƣợc hiểu là thời gian mà ngƣời lao động đƣợc nghỉ
giữa ca làm việc, tuần làm việc, thời gian nghỉ những ngày lễ, tết, nghỉ hàng năm theo
quy định của pháp luật. Thời gian đó ngƣời lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao
động nhƣng vẫn đƣợc tính là thời gian làm việc và đƣợc đảm bảo trả lƣơng. Để đảm
bảo quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động, Nhà nƣớc quy định cụ thể các chế dộ
nghỉ, thời gian và quyền lợi của ngƣời lao động khi nghỉ tại các điều 71, 72, 73, 74, 75,
và 76 Bộ luật lao động.
Nhƣ vậy quyền đƣợc nghỉ ngơi là một quyền cơ bản đƣợc ghi nhận trong Hiến
pháp và các văn bản pháp luật lao động khác. Trách nhiệm của Nhà nƣớc và của con
ngƣời sử dụng lao động là phải tạo mọi điều kiện để ngƣời lao động thực hiện đuực
quyền đó của mình.
2.1.5. Ngƣời lao động có quyền đƣợc thành lập hoặc gia nhập tổ chức công đoàn:
Ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp tƣ nhân
hay Nhà nƣớc đều có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp theo nội quy, điều lệ của
doanh nghiệp và quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định
của pháp luật về sử dụng lao động. Họ thực hiện quyền đó của mình thông qua ngƣời
đại diện của họ, đó là tổ chức công đoàn. Công đoàn, nhƣ điều 10 Hiến pháp 1992 đã
Trần Thị Hồng Nhung – 0954010108


10


Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người lao động
ghi nhận: “là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của ngƣời lao động
cùng với cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền
lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những ngƣời lao động khác, tham gia quản lý
Nhà nƣớc và xã hội…”. Quyền đƣợc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là một trong những quyền quan trọng của
ngƣời lao động đƣợc pháp luật lao động ghi nhận và đảm bảo thực hiện.
2.2.

Ngƣời lao động có những nghĩa vụ phải thực hiện:

2.2.1. Thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và chấp hành kỷ
luật lao động:
Trong xã hội, nếu con ngƣời thực hiện các hoạt động lao động sản xuất đơn lẻ,
tách rời nhau thì mỗi ngƣời tự sắp xếp quá trình lao động của mình, hoạt động của một
ngƣời không liên quan đến hoạt động của những ngƣời khác và ngƣợc lại. Song, đó chỉ
là giả thiết bởi trong lịch sử, con ngƣời xuất hiện cùng với xã hội loài ngƣời. Trong
cuộc sống, có nhiều lý do khác nhau nhƣ yêu cầu, điều kiện của quá trình lao động,
mục đích lợi nhuận, thu nhập…khiến ngƣời ta luôn có nhu cầu cùng thực hiện một
khối lƣợng công việc nhất định. Chính quá trình lao động chung của con ngƣời đòi hỏi
phải có trật tự, nề nếp để hƣờng các hoạt động của từng ngƣời vào việc thực hiện kế
hoạch chung và tạo ra kết quả chung đã định. Cái tạo ra trật tự, nề nếp trong quá trình
lao động chung giữa một nhóm ngƣời hay trong một đơn vị đó là kỷ luật lao động. Với
ý nghĩa này, kỷ luật lao động là yêu cầu khách quan đối với tất cả các cơ quan, doanh
nghiệp, tổ chức…hay rộng hơn là với bất kỳ một xã hội, một nền sản xuất nào. Sản
xuất ngày càng phát triển, cùng với nó là trình độ phân công, tổ chức lao động trong xã
hội ngày càng cao và vì vậy, kỷ luật lao động ngày càng trở nên quan trọng.

Dƣới góc độ pháp lý, kỷ luật lao động là một yếu tố của quan hệ pháp luật lao
động, là một chế định không thể thiếu của Luật lao động.
Với tƣ cách là một yếu tố của quan hệ pháp luật lao động, kỷ luật lao động là
một nội dung của quan hệ này, vì ngƣời lao động khi vào làm việc trong bất cứ một
Trần Thị Hồng Nhung – 0954010108

11


Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người lao động
đơn vị sử dụng lao động nào họ cũng phải chấp hành kỷ luật lao động, tuân thủ nội quy
lao động, quy trình công nghệ, an toàn lao động … do pháp luật lao động quy định
hoặc đơn vị yêu cầu.
-

Ngƣời lao động phải thực hiện các quy định cụ thể về thời gian làm việc và trật
tự trong đơn vị. Các đơn vị sẽ căn cứ vào những quy định chung của pháp luật
và những thoả thuận trong thoả ƣớc để quy cụ thể về biểu thời gian làm việc
trong ngày, trong tuần, trong mỗi ca, số ngày làm thêm, giờ bắt đầu làm việc,
giờ nghỉ giải lao và thời điểm kết thúc ngày, ca làm việc … trên cơ sở các thoả
thuận trong hợp đồng lao động, thoả ƣớc lao động tập thể và các quy định trong
nội quy lao động, ngƣời lao động phải thực hiện các quy định trên, đảm bảo
hoạt động nhịp nhàng cho quá trình tổ chức lao động của đơn vị, ngƣời lao động
phải tuân theo quy định về địa điểm, phạm vi làm việc, đi lại, giao tiếp, ra vào
cổng…để giữ gìn trật tự chung trong cơ quan, doanh nghiệp. Nghĩa vụ này vừa
đảm bảo kỷ luật, trật tự trong đơn vị, vừa tạo điều kiện cho ngƣời lao động sử
dụng hợp lý thời gian, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho họ và
hiệu quả công việc trong đơn vị.

-


Ngƣời lao động phải thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh nơi làm việc,
tuân thủ các quy định về kỹ thuật, công nghệ. Trong quá trình làm việc ngƣời
lao động phải tuân thủ các chỉ dẫn về an toàn lao động, phải sử dụng, bảo quản
trang bị phòng hộ cá nhân, đảm bảo các quy định về vệ sinh lao động và vệ sinh
môi trƣờng. Bên cạnh đó các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ cũng phải đƣợc thực
hiện nghiêm ngặt bởi các quy phạm kỹ thuật, quy trình công nghệ đảm bảo tính
đồng bộ, tính liên kết và hiệu quả trong các hoạt động của ngƣời lao động cũng
nhƣ hoạt động của cả tập thể trong một dây truyền sản xuất.

-

Ngƣời lao động phải bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của đơn vị.
Vốn, tài sản của ngƣời sử dụng lao động trong sản xuất kinh doanh đƣợc Nhà
nƣớc bảo hộ vì nó còn để tạo sản phẩm cho xã hội và tạo ra việc làm cho ngƣời
lao động. Vì vậy mọi ngƣời lao động đều có nghĩa vụ bảo vệ, không phân biệt

Trần Thị Hồng Nhung – 0954010108

12


Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người lao động
đó là tài sản Nhà nƣớc hay tƣ nhân; nếu làm thiệt hại, họ phải có trách nhiệm
bồi thƣờng theo quy định của pháp luật. Các tài liệu, tƣ liệu, số liệu… có liên
quan đến bí mật công nghệ hay bí quyết kinh doanh của đơn vị giao cho ngƣời
lao động trong phạm vi công việc thì ngƣời lao động phải có nghĩa vụ giữ gìn.
2.2.2. Ngƣời lao động phải tuân thủ sự điều hành hợp pháp của ngƣời sử dụng lao
động:
Ngƣời lao động phải chấp hành những quy định mà ngƣời sử dụng lao động đã

đề ra. Trong thời gian làm việc ngƣời lao động phải tuân theo sự hƣớng dẫn và chỉ đạo
của ngƣời sử dụng lao động. Phải chấp hành các nội quy mà đơn vị đó đề ra, phải thực
hiện hợp đồng lao động. Ngƣời lao động phải tự mình hoàn thành công việc đƣợc giao.
Vấn đề thực hiện công việc không chỉ liên quan đến tiền lƣơng mà còn liên quan đến
hàng loạt các yếu tố khác nhƣ các quyền về thân nhân, trách nhiệm nghề nghiệp … Vì
vậy, bất cứ bao giờ và ở đâu, dù tham gia quan hệ lao động với ai, ngƣời lao động đều
phải hoàn thành công việc đƣợc giao. Nếu không có sự đồng ý của ngƣời sử dụng lao
động thì ngƣời lao động không đƣợc tự chuyển nghĩa vụ cho ngƣời khác. Khoản 4
Điều 30 Bộ luật lao động nƣớc ta cũng quy định: “Công việc theo hợp đồng lao động
phải do ngƣời giao kết thực hiện, không đƣợc giao cho ngƣời khác, nếu không có sự
đồng ý của ngƣời sử dụng lao động”.

Trần Thị Hồng Nhung – 0954010108

13


Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người lao động
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trƣờng có sự tham gia của các thành phần kinh tế ở những
mức độ khác nhau, trong những phạm vi khác nhau. Một điều đặc biệt là, khi tham gia
vào thị trƣờng, không phải ai và lúc nào cũng đảm đƣơng hết đƣợc các công việc, các
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh mà họ thƣờng có nhu cầu tuyển thêm lao động
xã hội. Nhu cầu đó đƣợc xã hội khuyến khích và pháp luật cho phép. Song có một điểm
thống nhất là khi sử dụng lao động, tất cả các cơ quan. đơn vị, cá nhân… đều phải tuân
theo quy định của pháp luật lao động về điều kiện tuyển chọn và sử dụng lao động,
mức độ đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động.
Mặt khác, hiện nay thị trƣờng lao động ở nƣớc ta hiện nay chủ yếu là lao động
phổ thông nên không hiểu biết rõ về luật lao động nên thƣờng bị các chủ doanh nghiệp
cắt bớt các quyền lợi mà lẽ ra họ đƣợc hƣởng. Vì vậy, tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của

ngƣời lao động khi tham gia lao động là một việc hết sức quan trọng và cần thiết để
đảm bảo quyền lợi và lợi ích của ngƣời lao động.

Trần Thị Hồng Nhung – 0954010108

14


Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người lao động
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Bộ luật lao động Việt Nam năm 1994.

-

Các thông tƣ, nghị định bổ sung từ năm 1994 – 2012.

-

Giáo trình luật lao động cơ bản.

-

Giáo trình quyền lợi và nghĩa vụ của công chức – viên chức và ngƣời lao động.

-

Một số tài liệu khác.


Trần Thị Hồng Nhung – 0954010108

15



×