Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Ứng dụng công nghệ di động vào dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện trung tâm đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.91 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------FG--------

HOÀNG THỊ HỒNG NHUNG

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG
VÀO DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TẠI THƯ VIỆN TRUNG TÂM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------FG--------

HOÀNG THỊ HỒNG NHUNG

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG
VÀO DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TẠI THƯ VIỆN TRUNG TÂM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: KHOA HỌC THƯ VIỆN
Mã số:


60.32.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGƠ THANH THẢO

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


i

LỜI CẢM ƠN
WX

Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã nhận được sự động viên
và giúp đỡ quý báu từ Thầy, Cơ, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Nhân dịp
này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Cô TS. Ngô Thanh Thảo, giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn
thành và thực hiện luận văn.
Ban Giám đốc và cán bộ thư viện tại Thư viện Trung tâm đã cung
cấp tư liệu, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ cho luận văn của tôi.
Qúy Thầy/Cô khoa Thư viện – Thông tin học trường Đại học Khoa
học Xã hội & Nhân văn ĐHQG-HCM đã giảng dạy, giúp tôi có các kiến thức,
kỹ năng và phương pháp tốt nhất để hồn thành luận văn.
Cuối cùng tơi cũng chân thành cảm ơn bạn bè và những người thân
trong gia đình đã luôn dành sự động viên cho tôi trong suốt q trình thực
hiện luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2015
Tác giả


Hoàng Thị Hồng Nhung


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, bảng biểu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa
cơng bố ở cơng trình nào khác.

Tác giả


iii

MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................................ v 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................................... vi 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .............................................................................................vii 
DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................................... ix 
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 
2. Lịch sử nghiên cứu......................................................................................................... 2 
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 4 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 4 
6. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................................ 5 
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .......................................................................... 5 
8. Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài ..................................................................... 6 

9. Cấu trúc của luận văn..................................................................................................... 6 
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DI
ĐỘNG VÀO DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN ........................................................... 7 
1.1 Một số khái niệm cơ bản.............................................................................................. 7 
1.1.1 Dịch vụ thông tin – thư viện ................................................................................. 7 
1.1.2 Công nghệ di động (Mobile Technology)........................................................... 10 
1.2 Ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV .............................................................................. 16 
1.2.1 Cung cấp truy cập đến các nguồn tài nguyên thông tin số ................................. 16 
1.2.2 Hỗ trợ giao tiếp giữa thư viện và NDT ............................................................... 17 
1.2.3 Cung cấp thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ NDT .................................................. 19 
1.3 Xu hướng phát triển ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV trong TVĐH ........................ 21 
1.4 Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV................................................. 24 
1.4.1 Từ góc độ thư viện .............................................................................................. 24 
1.4.2 Từ góc độ người dùng tin ................................................................................... 27 
Chương 2 KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG VÀO DỊCH VỤ THÔNG
TIN - THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TRUNG TÂM ............................................................ 31 
2.1 Giới thiệu khái quát Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM ........................................... 31 
2.1.1 Lịch sử hình thành .............................................................................................. 31 
2.1.2 Nguồn tài nguyên thông tin ................................................................................ 31 
2.1.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị ............................................................................... 32 
2.1.4 Sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện (SPDVTT-TV) ..................................... 33 
2.1.5 Cán bộ thư viện ................................................................................................... 35 


iv

2.1.6 Người dùng tin .................................................................................................... 36 
2.2 Nhu cầu và khả năng ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV tại TVTT ............................ 37 
2.2.1 Từ góc độ người dùng tin ................................................................................... 37 
2.2.2 Từ góc độ thư viện .............................................................................................. 45 

2.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội (SWOT) ............................... 47 
Chương 3 XÂY DỰNG CÁC MƠ HÌNH ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ DI ĐỘNG VÀO
DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TRUNG TÂM............................ 52 
3.1 Mơ hình ứng dụng SMS vào dịch vụ Lưu hành tài liệu và dịch vụ Tham khảo ........ 52 
3.1.1 Mơ hình ứng dụng SMS vào dịch vụ Lưu hành để gia hạn tài liệu .................... 52 
3.1.2 Mơ hình ứng dụng SMS vào dịch vụ Tham khảo ............................................... 55 
3.2 Mơ hình ứng dụng mã QR cung cấp truy cập nhanh đến các DVTT-TV .................. 57 
3.3 Mơ hình trang website di động (mobile website) của TVTT .................................... 63 
3.4 Mơ hình giao diện mục lục trực tuyến MOPAC ........................................................ 72 
3.4.1 Tự thư viện tạo ra một phiên bản MOPAC......................................................... 72 
3.4.2 Sử dụng công cụ thương mại .............................................................................. 73 
Chương 4 THỬ NGHIỆM CÁC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG VÀO DỊCH VỤ
THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TRUNG TÂM ............................................. 79 
4.1 Thử nghiệm ứng dụng CNDĐ vào một số DVTT-TV .............................................. 79 
4.1.1 Thử nghiệm ứng dụng SMS vào dịch vụ Tham khảo ......................................... 79 
4.1.2 Thử nghiệm ứng dụng mã QR cung cấp truy cập nhanh đến các DVTT-TV ..... 84 
4.1.3 Trang website di động (mobile website) của Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM
..................................................................................................................................... 94 
4.2 Đánh giá kết quả thử nghiệm các mơ hình ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV ........... 98 
4.2.1 Ý kiến đánh giá từ NDT ..................................................................................... 99 
4.2.2 Ý kiến đánh giá từ cán bộ thư viện ................................................................... 103 
4.3 Đề xuất các giải pháp triển khai ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV tại TVTT ......... 104 
4.3.1 Hoàn thiện các ứng dụng thử nghiệm ............................................................... 104 
4.3.2 Triển khai rộng rãi các ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV tại TVTT ................ 105 
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 106 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 107 
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 112 


v


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

STT

Mục từ

Viết tắt

1

Công nghệ di động

CNDĐ

2

Cơ sở dữ liệu

CSDL

3

Dịch vụ thông tin – thư viện

DVTT-TV

4

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh


ĐHQG-HCM

5

Điện thoại di động

ĐTDĐ

6

Hướng dẫn sử dụng thư viện & Kỹ năng thông tin

HDSDTV&KNTT

7

Người dùng tin

NDT

8

Sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện

SPDVTT-TV

9

Sau đại học, Đại học, Tại chức, Phổ thông trung học SĐH, ĐH, TC,

PTTH

10

Tập huấn sử dụng thư viện

THSDTV

11

Thư viện – Thông tin học

TV-TTH

12

Thư viện Trung tâm

TVTT


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của TVTT (đơn vị tính: người)
Bảng 3.1: Chính sách mượn trả, gia hạn tài liệu tại TVTT
Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát mức độ sử dụng thư viện
Biểu đồ 2.2: Nhãn hiệu của các ĐTDĐ nói chung
Biểu đồ 2.3: Các tính năng của ĐTDĐ nói chung
Biểu đồ 2.4: Mục đích sử dụng ĐTDĐ nói chung

Biểu đồ 2.5: Các DVTT-TV mong muốn được thư viện cung cấp qua ĐTDĐ nói
chung


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sự tiến triển của cơng nghệ mạng thơng tin di động ở các nước
Hình 1.2: Quy trình xử lý dữ liệu tin nhắn SMS vào DVTT-TV
Hình 2.1: Mơ hình bố cục trang website TVTT
Hình 3.1: Mơ hình mobile website của TVTT
Hình 3.2: Mơ phỏng giao diện tìm kiếm và hiển thị kết quả tra cứu sách in trên
ĐTDĐ thơng minh
Hình 3.3: Mơ phỏng giao diện tìm kiếm và hiển thị kết quả tra cứu tài liệu điện tử
trên ĐTDĐ thơng minh
Hình 3.4: Mơ phỏng banner web giới thiệu MOPAC
Hình 4.1: Giao diện đăng nhập tạo tài khoản Zopim
Hình 4.2: Giao diện tạo tài khoản Zopim thành cơng
Hình 4.3: Giao diện đăng nhập tài khoản chat Zopim
Hình 4.4: Giao diện quản lý hộp thoại chat Zopim của TVTT
Hình 4.5: Cửa sổ Widget Customization
Hình 4.6: Giao diện chèn đoạn code chat vào trang web TVTT
Hình 4.7: Cửa sổ chat tại trang webite của TVTT
Hình 4.8: Giao diện chat của cán bộ thư viện trên màn hình máy tính
Hình 4.9: Giao diện chat của cán bộ thư viện trên ĐTDĐ thơng minh
Hình 4.10: Poster quảng bá dịch vụ Tham khảo qua SMS tại TVTT
Hình 4.11: Mã QR truy cập nhanh tới Mục lục trực tuyến (OPAC)
Hình 4.12: Mã QR truy cập nhanh đến nguồn tài liệu điện tử
Hình 4.13: Mã QR truy cập nhanh tới các Cơ sở dữ liệu trên website TVTT
Hình 4.14: Mã QR truy cập nhanh đến danh mục tài liệu mới của thư viện

Hình 4.15: Mã QR truy cập nhanh đến các thơng tin thư mục của tài liệu
Hình 4.16: Mã QR truy cập nhanh đến dịch vụ hướng dẫn & hỗ trợ
Hình 4.17: Mô tả các bước cài đặt Neoreader trên hệ điều hành Android
Hình 4.18: Mơ tả các bước cài đặt Neoreader trên hệ điều hành iOS
Hình 4.19: Quảng bá giới thiệu mã QR trên website TVTT


viii

Hình 4.20: Quảng bá giới thiệu mã QR trên facebook của TVTT
Hình 4.21: Poster quảng bá giới thiệu các DVTT-TV bằng mã QR
Hình 4.22: Thơng báo và hướng dẫn cách sử dụng các mã QR trên website TVTT
Hình 4.23: Giao diện phần mềm Adobe Dreamweaver CS6
Hình 4.24 - 4.28: Minh họa các bước tạo mobile website của TVTT
Hình 4.29: Giao diện mobile website của TVTT


ix

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Cơng thức tính mẫu khảo sát.
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát việc ứng dụng công nghệ di động vào DVTT-TV tại Thư
viện Trung tâm ĐHQG-HCM.
Phụ lục 3: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát người dùng tin về ứng dụng công nghệ
di động vào DVTT-TV tại Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM.
Phụ lục 4: Hướng dẫn sử dụng chương trình Quickmark (QR Code).
Phụ lục 5: Phiếu nhận xét của người dùng tin về bản demo các dịch vụ thông tin thư viện ứng dụng công nghệ di động.
Phụ lục 6: Câu hỏi khảo sát cán bộ thư viện về ứng dụng công nghệ di động vào
các dịch vụ thông tin - thư viện (Dành cho cán bộ chuyên môn).
Phụ lục 7: Câu hỏi khảo sát cán bộ thư viện về ứng dụng công nghệ di động vào

các dịch vụ thông tin - thư viện (Dành cho cán bộ quản lý).
Phụ lục 8: Bảng tổng hợp kết quả nhận xét của người dùng tin về bản demo các
dịch vụ thông tin - thư viện ứng dụng công nghệ di động.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu hướng phát triển của các thư viện trên thế giới hiện nay là gia tăng kết
nối người dùng tin (NDT) với thư viện, giúp họ khai thác và sử dụng các sản phẩm
và dịch vụ thông tin – thư viện (DVTT-TV) một cách thuận tiện, không phụ thuộc
vào không gian, thời gian, tiến tới thu hẹp dần khoảng cách địa lý. Sự tác động ngày
càng mạnh mẽ và tích cực của cơng nghệ di động (mobile technology) đã tạo ra một
xu hướng mới cho hoạt động thơng tin - thư viện, đó là cung cấp các dịch vụ và khả
năng truy cập vào các nguồn tài nguyên thông tin theo phương thức khơng những từ
xa mà cịn là di động. Việc ứng dụng công nghệ di động (CNDĐ) vào hoạt động
thông tin - thư viện giúp NDT tiếp cận với các DVTT-TV và các nguồn thơng tin
thơng qua một màn hình vào bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ vị trí nào.
Trong bối cảnh CNDĐ ngày càng phát triển mạnh mẽ, giá cước giảm, diện
phủ sóng tăng nhanh và ngày càng nhiều người truy cập Internet từ các thiết bị di
động, các thư viện ở Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu và ứng dụng CNDĐ vào
hoạt động phục vụ NDT. Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh (TVTT), là một trong số những thư viện đầu mối tổ chức liên kết và chia sẻ
nguồn tài nguyên thông tin trong hệ thống các thư viện thuộc Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM). TVTT nhận được sự đầu tư và quan tâm
rất lớn của các cấp lãnh đạo ĐHQG-HCM. Trong những năm gần đây TVTT đã
thực sự trở thành thư viện phục vụ đắc lực cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của đội
ngũ giảng viên, cán bộ, nhà nghiên cứu, học viên sau đại học và sinh viên thuộc
ĐHQG-HCM. Để nâng cao chất lượng phục vụ, bên cạnh hình thức phục vụ trực
tiếp cho NDT đến thư viện, chủ yếu là những NDT đang làm việc và học tập tại cơ
sở mới của ĐHQG-HCM ở Linh Trung-Thủ Đức, TVTT cũng đã thiết kế các dịch

vụ phục vụ từ xa qua mạng Internet, qua điện thoại di động (ĐTDĐ) cho NDT đang
làm việc và học tập tại các cơ sở thuộc khu vực nội thành hoặc đi công tác xa.

1


Tuy nhiên, các DVTT-TV cung cấp qua ĐTDĐ còn đơn giản, thủ cơng, chưa
được nghiên cứu một cách tồn diện, chưa được phổ biến rộng rãi đến NDT và chưa
ứng dụng các tính năng hiện đại của CNDĐ. Vì thế, việc nghiên cứu và ứng dụng
CNDĐ vào các DVTT-TV không phụ thuộc khoảng cách địa lý, thời gian sẽ tạo ra
môi trường di động hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu và mang lại tiện ích cho giảng
viên, cán bộ, nhà nghiên cứu, học viên sau đại học và sinh viên của ĐHQG-HCM.
Từ đó góp phần nâng cao khả năng truy cập, tìm kiếm và sử dụng các nguồn tài
nguyên thơng tin, các DVTT-TV cho NDT và nâng cao hình ảnh của TVTT, một
trong những thư viện đón đầu các tiến bộ công nghệ về thông tin thư viện, thiết thực
phục vụ quá trình đổi mới dạy và học của ĐHQG-HCM.
Đó là lý do của việc lựa chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ di động vào dịch
vụ thông tin - thư viện tại Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới, việc ứng dụng CNDĐ vào hoạt động thông tin - thư viện đã
được nghiên cứu và triển khai thành công tại nhiều thư viện. Từ năm 2006 đến nay
đã có rất nhiều hội thảo khoa học, sách, bài báo khoa học nghiên cứu và chia sẻ
kinh nghiệm ứng dụng CNDĐ trong thư viện. Một số nghiên cứu tập trung vào phân
tích sự cần thiết phải ứng dụng của CNDĐ vào các DVTT-TV tại các thư viện đại
học như “Mobile phone application in academic libraries services: a students’
feedback survey” của Karim N. S.A (2006) [19], “Mobile Technologies. Mobile
Users: Implications for Academic Libraries của Lippincott, J.K. (2008) [23],
“Mobile Applications for Library Services and Resources” của Liu, G. (2011) [24].
Một số khác lại tập trung vào hướng dẫn cách thức triển khai, các thao tác thực hiện

khi ứng dụng CNDĐ vào từng DVTT-TV như On the move with the mobile web:
Libraries and Mobile Technology” của Kroski, E. (2008) [13], “Libraries on Move:
Library Mobile Applications” của Khare, N. (2009) [20], “Mobile Technology and
Libraries của Griffey, J. (2010) [12] và nhiều bài báo khoa học khác. Tác giả

2


Needham, G.; Ally, M. (2010) [15] với cuốn “M-Libraries – Libraries on the move
to provide virtual access” tập hợp khoảng 20 bài viết đề cập đến 3 khía cạnh khác
nhau khi ứng dụng CNDĐ vào hoạt động thông tin – thư viện: vai trò của các thư
viện trong sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là trong thời đại di động hiện nay;
cách thức triển khai ứng dụng CNDĐ vào hoạt động thông tin – thư viện tại các thư
viện trên thế giới; sự phát triển, cải tiến và những thách thức của CNDĐ vào hoạt
động thông tin - thư viện. Một số khác tập trung nghiên cứu khả năng ứng dụng
CNDĐ vào hoạt động thông tin - thư viên như các báo cáo của các thư viện đại học
tại Anh và Úc: “M-Libraries: Information use on the move” tại Trường Đại học
Cambridge của tác giả Mills K. (2009) [14], “Mobile technology: academic
libraries in Australia and Beyond” của tác giả Yee, A. (2012) [16].
Ở Việt Nam, dù chưa có cơng trình nghiên cứu nào về khả năng ứng dụng
CNDĐ vào hoạt động thông tin - thư viện được công bố chính thức, nhưng đã có
một số thư viện bước đầu ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV. Tiêu biểu như Trung
tâm Học liệu Thái Nguyên với “Ứng dụng công nghệ tin nhắn SMS phục vụ bạn
đọc tại Trung tâm Học liệu Thái Nguyên” [9]; Thư viện Trường Đại học dân lập Kỹ
thuật Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh với “Ứng dụng mã QR Code để thông
báo sách mới, thư mục theo chuyên đề” [6]. Các ứng dụng trên có thể được xem
như bước đi tiên phong của việc ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV.
Như vậy, để các thư viện Việt Nam, đặc biệt là các thư viện đại học nhận
thấy được sự cần thiết của việc ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV, địi hỏi phải có
một nghiên cứu cụ thể và tồn diện hơn về khả năng triển khai ứng dụng CNDĐ vào

việc cung cấp các DVTT-TV.
TVTT luôn quan tâm ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động thư viện,
đặc biệt là các ứng dụng công nghệ vào DVTT-TV. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện
tại vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu về việc ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV
tại TVTT ĐHQG-HCM.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng ứng dụng CNDĐ vào các DVTT-TV, trên cơ sở đó đề
xuất các mơ hình ứng dụng CNDĐ trong điều kiện thực tế tại TVTT.
1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
9 Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng dụng CNDĐ vào DVTTTV.
9 Khảo sát khả năng ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV tại TVTT.
9 Đề xuất mơ hình ứng dụng CNDĐ vào các DVTT-TV tại TVTT.
9 Cài đặt thử nghiệm các ứng dụng CNDĐ vào một số DVTT-TV trong khả
năng của tác giả và điều kiện thực tế tại TVTT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc ứng dụng CNDĐ vào một số DVTT-TV tại TVTT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu khả năng ứng dụng CNDĐ vào một số
DVTT-TV tại TVTT gồm ứng dụng SMS vào dịch vụ Lưu hành tài liệu, dịch
vụ Tham khảo; Ứng dụng mã QR cung cấp truy cập nhanh đến các DVTTTV và thiết kế trang website di động (mobile website) nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho NDT tiếp cận và sử dụng các DVTT-TV qua ĐTDĐ nói chung.
Đây là các dịch vụ mà qua kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kết quả khảo sát

sơ bộ, tác giả nhận thấy có tính khả thi cao, phù hợp với năng lực nghiên cứu
cũng như điều kiện hiện có của TVTT để triển khai trong thực tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như
sau:

4


9 Phương pháp nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu: được sử dụng để
nghiên cứu các tài liệu liên quan từ đó xây dựng cơ sở lý luận, mơ hình ứng
dụng cho đề tài.
9 Phương pháp điều tra bảng hỏi: tìm hiểu thói quen, mục đích sử dụng các
DVTT-TV; thu thập thông tin về các thiết bị di động, kỳ vọng của NDT thư
viện về việc ứng dụng các tính năng của CNDĐ vào các DVTT-TV.
9 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: bằng phần mềm SPSS để có được
những thơng tin chi tiết, chính xác về khả năng ứng dụng CNDĐ, sự kỳ vọng
của NDT khi sử dụng các DVTT-TV qua ĐTDĐ nói chung và kết quả thử
nghiệm của đề tài.
9 Phương pháp thực nghiệm: cài đặt thử nghiệm mơ hình ứng dụng CNDĐ vào
DVTT-TV tại TVTT, và đánh giá tính khả thi của mơ hình.
6. Đóng góp mới của đề tài
9 Thực tế hoạt động hiện nay, các thư viện hầu như chưa ứng dụng các tính
năng hiện đại của CNDĐ để phát triển các DVTT-TV, do đó, đề tài đáp ứng
được tính mới về mặt thực tiễn.
9 Trên cơ sở nghiên cứu những tính năng của CNDĐ vào hoạt động DVTTTV, đề tài sẽ đề xuất một số mơ hình thử nghiệm tại TVTT, làm cơ sở để
nghiên cứu triển khai tại các thư viện thuộc hệ thống thư viện ĐHQG-HCM.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần khẳng định sự cần thiết phải ứng
dụng những tính năng hiện đại của CNDĐ vào các DVTT-TV.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
9 Xây dựng mơ hình ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV tại TVTT.
9 Giúp TVTT phát triển các DVTT-TV nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa
dạng của NDT.

5


9 Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo,
làm cơ sở cho việc biên soạn bài giảng phục vụ cho việc học tập và nghiên
cứu trong lĩnh vực thông tin – thư viện.
9 Hướng phát triển của luận văn: kết quả nghiên cứu có thể giúp các thư viện
khác ứng dụng hiệu quả CNDĐ trong quá trình phục vụ NDT; đồng thời sẽ
phát triển luận văn thêm một bước cao hơn như thử nghiệm mơ hình SMS
gia hạn tài liệu, thử nghiệm mơ hình MOPAC, ứng dụng CNDĐ để triển khai
các lớp huấn luyện kỹ năng thơng tin,...nếu có đủ điều kiện cần thiết.
8. Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài
Quá trình thực hiện, đề tài nghiên cứu sẽ sử dụng hai hướng tiếp cận tư liệu
chính sau đây:
- Nghiên cứu nguồn tài liệu từ sách, bài báo khoa học, kỷ yếu hội thảo chuyên
ngành thông tin – thư viện, công nghệ thông tin - thư viện, công nghệ viễn
thơng để phân tích, tổng hợp, xây dựng cơ sở lý luận và xây dựng mơ hình
ứng dụng cho vấn đề nghiên cứu.
- Thu thập dữ liệu thông qua khảo sát NDT, cán bộ thư viện, các yếu tố công
nghệ, điều kiện xã hội, cơ sở hạ tầng viễn thông Việt Nam và kỳ vọng của
NDT để đánh giá khả năng ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV tại TVTT.
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần chính: phần mở đầu, nội dung và kết luận.

Nội dung luận văn bao gồm 4 chương cụ thể sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng công nghệ di động vào
dịch vụ thông tin - thư viện.
Chương 2: Khả năng ứng dụng công nghệ di động vào dịch vụ thông tin thư viện tại Thư viện Trung tâm.
Chương 3: Các mơ hình ứng dụng cơng nghệ di động vào dịch vụ thông tin thư viện tại Thư viện Trung tâm.
Chương 4: Thử nghiệm các ứng dụng công nghệ di động vào dịch vụ thông
tin - thư viện tại Thư viện Trung tâm.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG VÀO DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Dịch vụ thông tin – thư viện
Trong hoạt động thông tin – thư viện, DVTT-TV đã được ra đời cùng lúc với
sự hình thành của các cơ quan thơng tin – thư viện. Theo đà phát triển của hoạt
động thông tin – thư viện, DVTT-TV ngày càng đa dạng hơn nhằm đáp ứng nhu
cầu khai thác thông tin ngày càng cao của NDT.
Theo từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh-Việt, “Dịch vụ thư viện
(library service) là một từ chung dùng để chỉ tất cả những hoạt động cũng như
chương trình được thư viện cung cấp để đáp ứng với nhu cầu về thông tin của cộng
đồng độc giả.” [2, tr. 9].
“Theo Bách khoa toàn thư quốc tế về thư viện và thông tin học (International
encyclopedia of library and information science), “Dịch vụ thông tin bao gồm lý
thuyết và thực tiễn của việc cung cấp những dịch vụ giúp kết nối những người tìm
kiếm thơng tin với các nguồn tin.” [2, tr.10].
Theo Trần Mạnh Tuấn, “DVTT-TV bao gồm những hoạt động nhằm thỏa
mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của NDT các cơ quan thông tin, thư

viện nói chung.” [5, tr.24].
Như vậy, có thể khái quát DVTT-TV như sau: DVTT-TV bao gồm những
hoạt động của cơ quan thông tin - thư viện nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của NDT.
Thư viện là cơ quan văn hóa, giáo dục hoạt động phi lợi nhuận nên DVTTTV không đặt trọng tâm vào mục tiêu mang lại lợi nhuận như hoạt động dịch vụ
trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh. Mục tiêu quan trọng nhất của DVTT-TV là
giúp các cơ quan thông tin – thư viện nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác
thông tin của xã hội và giúp NDT tiếp cận, khai thác, sử dụng có hiệu quả thơng tin
phục vụ cho các hoạt động của mình.
Dựa vào đặc điểm, chức năng, có thể chia DVTT-TV làm 3 nhóm như sau:

7


ƒ Nhóm dịch vụ cung cấp thơng tin
ƒ Nhóm dịch vụ hỗ trợ trao đổi thơng tin
ƒ Nhóm dịch vụ tư vấn, huấn luyện
Các nhóm dịch vụ này khác nhau về mục tiêu và quy trình xây dựng, triển
khai:
Nhóm dịch vụ cung cấp thơng tin có mục tiêu cung cấp trực tiếp thông tin
theo yêu cầu cụ thể của NDT. Nhóm dịch vụ cung cấp thơng tin bao gồm các dịch
vụ như: dịch vụ cung cấp tài liệu, dịch vụ dịch tài liệu, dịch vụ tra cứu tin theo yêu
cầu, dịch vụ phổ biến thơng tin có chọn lọc (SDI), dịch vụ cung cấp thơng tin trọn
gói, dịch vụ bao gói cơ sở dữ liệu theo yêu cầu,…
Nhóm dịch vụ hỗ trợ trao đổi thơng tin có mục tiêu tạo ra môi trường,
phương tiện để NDT tiến hành các hoạt động trao đổi thơng tin lẫn nhau. Thơng qua
đó, NDT sẽ thu nhận được những thơng tin cần thiết có thể thỏa mãn nhu cầu tin
của họ.
Nhóm dịch vụ trao đổi thông tin bao gồm các dịch vụ như: hội thảo, hội
nghị, seminar; diễn đàn điện tử (forum); triển lãm, hội chợ, chợ ảo; thư điện tử
(email); chat trực tuyến,…

Nhóm dịch vụ tư vấn, huấn luyện cung cấp một loạt các hoạt động trợ giúp
và tư vấn thông tin, hỗ trợ NDT khai thác và sử dụng thông tin một cách hiệu quả
nhất để phục vụ cho các hoạt động và nhiệm vụ của mình. Nhóm dịch vụ tư vấn bao
gồm các dịch vụ như: hướng dẫn sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện
(SPDVTT-TV); huấn luyện, đào tạo NDT; tư vấn phát triển kinh tế – xã hội ở các
địa phương, khu vực, quốc gia; tư vấn công nghệ phục vụ nhiệm vụ đánh giá, thẩm
định, chuyển giao cơng nghệ; …
Ngồi ra, căn cứ vào phương thức thực hiện dịch vụ thì DVTT-TV cịn được
chia làm hai loại là DVTT-TV truyền thống và DVTT-TV hiện đại.
DVTT-TV truyền thống là những dịch vụ đã ra đời khá lâu, kể từ khi bắt đầu
phát triển hoạt động thông tin – thư viện như dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ, dịch vụ
cho mượn tài liệu về nhà, dịch vụ tra cứu tin theo yêu cầu,…

8


DVTT-TV hiện đại là những dịch vụ xuất hiện gần đây, kể từ khi công nghệ
thông tin và viễn thông được ứng dụng vào hoạt động của các cơ quan thơng tin –
thư viện. Về bản chất, có thể chia các DVTT-TV hiện đại thành hai nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất là những DVTT-TV mới về nội dung và hình thức thực hiện
như: dịch vụ bao gói cơ sở dữ liệu theo yêu cầu, dịch vụ khai thác tài liệu đa
phương tiện,…
Nhóm thứ hai là những DVTT-TV có nội dung tương tự các dịch vụ truyền
thống nhưng có phương thức thực hiện và cung cấp dịch vụ hiện đại như qua mạng
nội bộ (Intranet) hoặc qua mạng thơng tin tồn cầu (Internet), ví dụ như: dịch vụ
mượn tài liệu qua mạng, dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc tự động hố (SDI tự
động hóa), dịch vụ tra cứu số (Digital reference), dịch vụ thư viện di động (Library
Mobile Services),…[3], [18].
Bản chất của các DVTT-TV hiện đại là ứng dụng cơng nghệ thơng tin và
viễn thơng vào q trình xử lý và chuyển giao thông tin, mở rộng phạm vi quét

thông tin, tăng cường xử lý sâu thông tin, nhờ đó tốc độ tiếp nhận, xử lý, lưu trữ,
chuyển giao thông tin đáp ứng các yêu cầu của NDT diễn ra rất nhanh chóng và
thuận tiện, tiết kiệm nhiều cơng sức và thời gian của cán bộ thư viện. Nhờ ứng dụng
rộng rãi những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào quá trình xây dựng và
triển khai DVTT-TV, các DVTT-TV hiện đại đã có những ưu điểm vượt trội so với
các DVTT-TV truyền thống. DVTT-TV hiện đại có khả năng đáp ứng yêu cầu tin
của NDT một cách kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, vượt qua những trở ngại của
không gian và thời gian; đồng thời nội dung thông tin được cung cấp qua dịch vụ đa
dạng, cập nhật hơn, được tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau. Ngoài ra, các
DVTT-TV hiện đại giúp nâng cao khả năng phục vụ của thư viện đại học, có thể
đáp ứng cùng lúc một khối lượng lớn yêu cầu tin của người sử dụng. Vì vậy, các
DVTT-TV hiện đại góp phần đưa thông tin đến với NDT hiệu quả hơn.
Ở Việt Nam, các thư viện đại học đang trong quá trình chuyển đổi từ thư
viện truyền thống sang thư viện hiện đại. DVTT-TV của phần lớn thư viện đại học
mới chỉ dừng lại ở các dịch vụ truyền thống như: dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ, dịch

9


vụ cho mượn tài liệu về nhà, dịch vụ sao chụp tài liệu, dịch vụ cung cấp thông tin
thư mục,… nên khả năng đáp ứng các yêu cầu của NDT trong trường đại học chưa
cao.
1.1.2 Công nghệ di động (Mobile Technology)
"CNDĐ liên quan đến thiết bị bất kỳ mà mọi người có thể mang theo khi di
chuyển ví dụ như ĐTDĐ, máy tính xách tay, và máy nghe nhạc mp3. Các thiết bị
này cho phép thực hiện các ứng dụng công nghệ ở bất cứ nơi nào". [27]
Theo các chuyên gia của viện Brookings, " CNDĐ cung cấp các công cụ và
các kết nối để nâng cao đời sống của con người. Với sự ra đời của điện thoại di
động thơng minh và máy tính bảng, đã có một sự thay đổi lớn trong cách mọi người
truy cập và chia sẻ thơng tin". [32]

Như vậy, có thể khái qt CNDĐ là cơng nghệ sử dụng cho truyền thơng di
động. Nó gắn liền với sự phát triển của các công nghệ kết nối không dây và thiết bị
di động. Cụ thể hơn, CNDĐ bao gồm các thiết bị di động, như là máy tính xách tay,
ĐTDĐ/ ĐTDĐ thơng minh, máy tính bảng, thiết bị hệ thống định vị toàn cầu (GPS),
được kích hoạt để sử dụng thơng qua một loạt các công nghệ kết nối không dây như
là hệ thống thông tin di động tồn cầu (GSM), dịch vụ vơ tuyến trọn gói (GPRS),
mạng khơng dây (WiFi), kết nối các thiết bị không dây (Bluetooth),...[31]
Trong hơn một thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi và phát triển
nhanh chóng của cơng nghệ viễn thơng, cụ thể là các chuẩn CNDĐ không dây của
hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G) trên hai nền tiêu chuẩn kỹ thuật đa
truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA -Time Division Multi Access) và đa truy
nhập phân chia theo mã (CDMA - Code Division Multiple Access). Điểm bắt đầu
của 2G là sự ra đời của mạng ĐTDĐ tiên tiến kỹ thuật số D-AMPS (hay IS-136)
dùng kỹ thuật TDMA phổ biến ở Mỹ. Tiếp theo là mạng CDMAOne (hay IS-95)
của Qualcomm, AT&T Wireless và Motorola dùng kỹ thuật CDMA phổ biến ở
Châu Mỹ và một phần của châu Á, rồi mạng GSM dùng kỹ thuật TDMA ra đời ở
châu Âu và hiện được triển khai rộng khắp trên thế giới. Sự thành công của 2G là
do dịch vụ và tiện ích mà nó đem lại cho người dùng, tiêu biểu là chất lượng cuộc

10


gọi thoại và khả năng di động. Tiếp nối 2G, là thế hệ 2,5G với sự ra đời của công
nghệ truyền thơng dạng gói (GPRS) và cơng nghệ nâng cao tốc độ truyền dữ liệu
(EDGE) giúp nâng cao dung lượng mạng và tốc độ truyền dữ liệu của các mạng

trước đây. Hiện nay mạng thông tin di động thế hệ ba (3G) đã và đang triển khai ở
nhiều nơi trên thế giới, điểm cải tiến nổi bật là khả năng truyền thơng gói với tốc độ
cao nhằm triển khai các dịch vụ truyền thông đa phương tiện như nghe nhạc, xem
hình ảnh video chất lượng cao, các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS), Email,.... Thế hệ

3G gồm mạng viễn thơng di động tồn cầu (UMTS) sử dụng kỹ thuật đa truy nhập
phân chia theo mã trên băng rộng (W-CDMA), mạng viễn thông di động quốc tế2000 (IMT-2000), sự xuất hiện của công nghệ cải tiến các công năng và tốc độ
truyền dữ liệu (CDMA2000/CDMA20001xEV-DO). Công nghệ kết nối không dây
băng rộng WiMAX (Worldwide Interoperability for Microwave Access) cũng được
đề cập đến bên cạnh các cơng nghệ 3G nói trên. Và gần đây nhiều tổ chức, cá nhân
đã sử dụng thuật ngữ 4G để chỉ công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ tư,
cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ cao hơn công nghệ 3G hiện tại [1], [4].

Hình 1.1: Sự tiến triển của cơng nghệ mạng thông tin di động ở các nước
11


Thiết bị di động (Mobile Devices)
Trong suốt hai thế kỷ qua, đã có rất nhiều sáng chế phát minh khác thuộc
lĩnh vực viễn thông. Xuất hiện sau điện thoại cố định tròn một thế kỷ, chiếc ĐTDĐ
đầu tiên (Motorola Dyna) được giới thiệu tại NewYork vào năm 1973. Trong vòng
30 năm qua, thế giới đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ di
động số. ĐTDĐ/ĐTDĐ thông minh ngày càng trở nên cần thiết và tiện lợi. Với sự
bùng nổ của công nghệ số, ngày nay ĐTDĐ nói chung đã được tích hợp rất nhiều
tính năng số hiện đại như khả năng chụp ảnh số, chức năng đa phương tiện, khả
năng kết nối không dây băng thông rộng. Bên cạnh đó, những dịng thiết bị hỗ trợ
cá nhân (PDA) có chức năng điện thoại với hệ điều hành và phần mềm kèm theo
tương đương như một máy tính xách tay.
"Thiết bị di động có thể hiểu là một thiết bị truyền thông cầm tay di động
được kết nối với một mạng không dây cho phép người dùng thực hiện các cuộc gọi
thoại, tin nhắn văn bản hoặc chạy các ứng dụng tùy theo tính năng của từng thiết bị
di động". [30]
"Một thiết bị di động là một thiết bị cầm tay nhỏ, có màn hình hiển thị và
phương thức nhập liệu dưới dạng màn hình cảm ứng hoặc bàn phím thu nhỏ. Mỗi
thiết bị di động sẽ có một hệ điều hành giúp chạy các ứng dụng như nghe gọi, nghe

nhạc, chơi game, máy tính, truy cập Internet". [26]
Như vậy có thể hiểu thiết bị di động hay một thiết bị cầm tay là một thiết bị
nhỏ, có màn hình hiển thị cảm ứng, khơng cảm ứng hoặc có bàn phím nhỏ cho phép
người dùng truy cập dữ liệu và thơng tin từ bất kỳ vị trí nào, giúp thực hiện các
cuộc gọi thoại, tin nhắn văn bản, truy cập Internet hoặc chạy các ứng dụng tùy theo
tính năng của từng thiết bị di động.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thiết bị di động với kích thước và tính
năng khác nhau như: ĐTDĐ, ĐTDĐ thơng minh (Smartphone), thiết bị hỗ trợ cá
nhân (PDA), iPod/máy nghe nhạc MP3, máy nhắn tin và các thiết bị chỉ dẫn danh
mục (PND), thiết bị trợ giúp doanh nghiệp (EDA), thiết bị đọc sách điện tử (EReader), máy tính bảng (Tablet Computer),...

12


Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các
ứng dụng CNDĐ vào DVTT-TV trên các thiết bị di động là ĐTDĐ, ĐTDĐ thông
minh. Đây là các thiết bị được nhóm NDT chính sử dụng nhiều, trong đó ĐTDĐ
thơng minh chiếm đến 77.4%. Kết quả này được trình bày chi tiết tại chương 2 và
phụ lục 3.
“ĐTDĐ là một thiết bị di động được kết nối trong một mạng lưới viễn thông
để truyền và nhận tiếng nói, video, hoặc dữ liệu khác” hoặc ĐTDĐ là một thiết bị
để kết nối trong mạng lưới thông tin liên lạc khơng dây thơng qua sóng phát thanh
hoặc truyền hình vệ tinh. Hầu hết các ĐTDĐ cung cấp dịch vụ thơng tin liên lạc
bằng giọng nói, dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS), dịch vụ tin nhắn đa phương tiện
(MMS),... [28]
“ĐTDĐ thơng minh là một ĐTDĐ với màn hình hiển thị tinh thể lỏng hoặc
màn hình LCD, gồm có các chương trình quản lý thơng tin cá nhân (như một lịch
điện tử và sổ địa chỉ) như thiết bị hỗ trợ cá nhân (PDA), và một hệ điều hành (OS)
cho phép cài đặt các tiện ích như trình duyệt web, email, âm nhạc, video, và các
ứng dụng khác. Một ĐTDĐ thơng minh có những tính năng như một máy tính cầm

tay nhưng được tích hợp trong một ĐTDĐ”. [28]
Điểm khác nhau giữa hai loại ĐTDĐ chính là ĐTDĐ thơng minh có hệ điều
hành như một máy tính có thể chạy, điều chỉnh các ứng dụng khác nhau theo yêu
cầu, sở thích của người sử dụng nhưng ĐTDĐ thì khơng thể. Ngồi khả năng chạy
các ứng dụng, ĐTDĐ thơng minh cũng có thể truy cập Internet trực tiếp như một
máy tính có kết nối mạng. Trong khi đó, ĐTDĐ thực hiện truy cập Internet chỉ bằng
cách gửi lệnh từ điện thoại đến nhà cung cấp để tiếp nhận thông tin trở lại.
Một số tính năng cơ bản của ĐTDĐ nói chung: [13]
Kết nối khơng dây (Bluetooth) – Có thể kết nối khơng dây với các thiết bị có
chức năng Bluetooth (máy vi tính, tai nghe, điện thoại,...), kết nối bằng dây với máy
vi tính thơng qua cổng USB.

13


Tin nhắn – Chức năng nhắn tin ngắn, nhắn tin có kèm âm thanh và hình ảnh
hoặc video, gửi và nhận thư điện tử, gửi và nhận thư từ các hộp thư miễn phí như
yahoo! hoặc gmail, nhắn tin trực tuyến (chat).
Chụp hình – Tích hợp máy ảnh có độ phân giải 1.3 đến 12.0 megapixels.
Một số điện thoại cũng tích hợp máy quay với khả năng quay các đoạn video
Thư điện tử – Tính năng gửi email có sẵn trên các điện thoại. Tuy nhiên,
cách thực hiện tính năng email sẽ khác nhau tùy thuộc vào các nhà cung cấp và các
ĐTDĐ nói chung.
GPS (Global Positioning System) – Tính năng này cho phép sử dụng các
ứng dụng như định vị xem bản đồ qua vệ tinh với ảnh khá chi tiết, thu trực tiếp tín
hiệu từ vệ tinh gần nhất để xác định vị trí, tốc độ di chuyển và giúp xác định địa
điểm khi người dùng đang truy cập.
Tin nhắn hình ảnh và video đa phương tiện – Tương tự như tin nhắn văn
bản, tính năng này cho phép một số điện thoại có thể gửi hình ảnh và các tập tin
video để liên lạc trên toàn quốc.

Bàn phím QWERTY - Thuật ngữ bàn phím QWERTY có nguồn gốc từ sáu
ký tự đầu tiên trên bàn phím nằm trên cùng bên trái điện thoại. Tính năng này cung
cấp bàn phím dưới ngơn ngữ tiếng Anh/Việt trên điện thoại.
Video - Tính năng xem lại video âm nhạc, phim, thể thao, thời tiết trên điện
thoại. Các thiết bị nghe nhạc cũng có thể chuyển các tập tin video từ máy tính để
xem trên điện thoại.
Khả năng truy cập Internet - Các điện thoại ngày nay cung cấp khả năng
truy cập Internet khác nhau. Các dòng điện thoại đa phương tiện có thể truy cập
web thơng qua một giao diện các tùy chọn để truy cập thông tin trên mạng như tin
tức, email, thể thao, tìm kiếm,…ĐTDĐ thơng minh, PDA, và các thiết bị di động
khác có hệ điều hành riêng, các trình duyệt web HTML với thanh địa chỉ để gõ
URL.

14


×