Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tìm hiểu tình hình sản xuất rau hữu cơ tại xã đông xuân huyện sóc sơn TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.52 KB, 46 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau là một thực phẩm không thể thiếu, không thể thay thế trong mỗi
bữa ăn hàng ngày của con người đặc biệt khi mà lương thực và các thức ăn
giàu đạm đã đước đảm bảo thì yêu cầu về số lượng cũng nhw chất lượng rau
lại càng tăng như một yếu tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài
tuổi thọ của con người. Cây rau vừa là cung cấp các yếu tố dinh dưỡng quan
trọng cho con người nhưng cũng lại là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.
Như xã Đông Xuân cây rau lại là một loại cây trồng mang lại hiệu quả
kinh tế cao đã đưa vào chuyên canh và đã tiến tới một loại hàng hóa có giá trị
kinh tế cao hơn rau an toàn đó chính là rau hữu cơ ( trên thị trường hiện nay
thì 1 cân rau hữu cơ có giá khoảng từ 14 ngàn đến 25 ngàn tuỳ thuộc vào loại
rau, cụ thể, bắp cải 16 ngàn đồng/kg; bắp cải tím 25 ngàn đồng/kg, bầu sao
12 ngàn đồng/kg, bí đỏ 15 ngàn đồng/kg, cà chua 18 ngàn đồng/kg, cà rốt 22
ngàn đồng/kg, cải chân vịt giá 14 ngàn đồng/kg, hành giá 20 ngàn đồng/kg, lơ
trắng 20 ngàn đồng/kg, xu hào 16 ngàn đồng/kg
Xã Đông Xuân lại là một trọng điểm điển hình mới về chuyển đổi cơ
cấu cây trồng tiến tới xây dựng nông thôn mới.
Nhận biết được giá trị kinh tế của các sản phẩm hữu cơ xã cụ thể Hội
nông dân xã đã chỉ đạo chuyển đổi và quy hoạch vùng để sản xuất rau hữu cơ
cho các thôn trong xã.
Do là một trong các xã của huyện Sóc Sơn chuyển đổi diện tích sản
xuất rau an toàn sang sản xuất rau hữu cơ thành công nhưng cũng gặp rất
nhiều khó khăn.
Chính vì các lý do trên chúng tôi chọn Xã Đông Xuân, Huyện Sóc Sơn
làm địa điểm thực tập và chọn đề tài “Tìm hiểu tình hình sản xuất rau hữu
cơ tại xã Đông Xuân huyện Sóc Sơn TP Hà Nội”.

1



1.2 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Nhằm đánh giá được tình hình sản xuất rau hữu cơ của xã Đông Xuân
huyện Sóc Sơn. Từ đó chỉ ra các thuận lợi và khó khăn và đề ra một số giải
pháp cho việc phát triển rau hữu cơ.
1.2.2 Yêu cầu
Điều tra điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai của xã Đông Xuân, huyện
Sóc Sơn, Hà Nội. Điều tra tình hình kinh tế xã hội của xã Đông Xuân.
Điều tra kỹ thuật sản xuất rau hữu cơ của xã Đông Xuân. Phân tích những
thuận lợi và khó khăn, giải pháp cho việc phát triển sản xuất rau hữu cơ.

2


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RAU HỮU CƠ
2.1.1. Nông nghiệp hữu cơ
2.1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy
định theo tiêu chuẩn quốc tế của IFOAM với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái
cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử
dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Đó
là phương pháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một
loại hoá chất độc hại nào, như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt
cỏ hoá chất cũng như các loại phân hoá học, sản xuất hữu cơ chú trọng đến
cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
2.1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ
Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ
phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết sự
tăng trưởng của cây trồng, và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Các nông

dân canh tác theo hình thức nông nghiệp hữu cơ dựa tối đa vào việc quay
vòng mùa vụ, các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ
giới để duy trì năng suất đất để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng,
và kiểm soát cỏ, côn trùng và các loại sâu bệnh khác. Mục đích hàng đầu của
nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng
độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.
Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM: "Vai trò của nông
nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là
nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh
vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người".

3


Nhìn chung Canh tác Nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh
quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và
gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng
và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng,
không độc hại, và có chất lượng cao… Ngoài ra, còn đảm bảo duy trì và gia
tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại,
đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng
ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với
điều kiện địa phương. (hữu cơ là gì), [4].
2.1.2. Nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam
Mặc dù có thể nói rằng, như tại tất cả các nước khác, tất cả các nông
dân đã trồng trọt theo phương thức hữu cơ từ cách đây hàng trăm năm, canh
tác hữu cơ theo hiểu biết quốc tế lại khá mới đối với Việt Nam. Thị trường địa
phương đã không được phát triển, mặc dù cách đây vài năm, một công ty đã
cố gắng giới thiệu các loại rau hữu cơ cho người tiêu dùng ở Hà Nội. Hầu như
không có tổ chức quốc tế và địa phương nào hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ

(ngoại lệ chủ yếu là ADDA và GTZ). Chính phủ cũng đã không có chính sách
hỗ trợ việc phát triển nông nghiệp hữu cơ trong nước và do đó, hầu như vẫn
không có các dịch vụ nghiên cứu và mở rộng canh tác.
Tuy nhiên, vào tháng 12/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(MARD) đã ban hành các tiêu chuẩn cơ bản cấp quốc gia đối với sản xuất
theo hình thức hữu cơ, hiện có thể được áp dụng làm quy chiếu cho các nhà
sản xuất, chế biến và những người khác quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ
dành cho thị trường trong nước. Bộ NN & PTNT lập kế hoạch thành lập một
hệ thống chứng nhận dành cho thị trường nội địa cùng với các cơ quan chính
phủ, các tổ chức phi chính phủ quốc tế, khu vực tư nhân và các khu vực khác.
Các sản phẩm hữu cơ chủ yếu là các loài cây như quế, hồi, gừng, chè,
điều, tôm và cá Basa. Các sản phẩm này được chứng nhận theo tiêu chuẩn của

4


các nước nhập khẩu, như châu Âu và Mỹ và các cơ quan chứng thực nước
ngoài thực hiện việc kiểm tra và chứng thực .
2.1.3 Giới thiệu về rau hữu cơ
2.1.3.1. Khái niệm rau hữu cơ
Là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên (Không bón
phân hoá học; Không phun thuốc bảo vệ thực vật; Không phun thuốc kích
thích sinh trưởng; Không sử dụng thuốc diệt cỏ; Không sử dụng sản phẩm
biến đổi gen)
2.1.3.2. So sánh giữa rau hữu cơ với rau an toàn và rau thường
Bảng 2.1: So sánh rau hữu cơ khác với rau an toàn và rau thường.
Tiêu chí

Rau thường


Phân bón hóa Sử dụng không có
học
Thuốc trừ

liều lượng
Sử dụng không có

sâu
Chất kích

liều lượng

thích sinh
trưởng

Rau VietGap(Rau an
toàn)
Mức độ cho phép

Không sử dụng

Liều lượng cho phép

Không sử dụng

Sử dụng không có Được sử dụng có liều
liều lượng

Rau hữu cơ


lượng

Không sử dụng. Rau
sinh trưởng chậm tự
nhiên.

(Nguồn:giới thiệu về rau hữu cơ [1])

Giá trị dinh dưỡng của rau hữu cơ : Thực Phẩm hữu cơ có chứa
nhiều thành phần dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm khác. Tỷ lệ hợp chất
chống oxi hoá trong trái cây và rau quả hữu cơ ≥ 40% so với loại bình thường
( theo các nhà khoa học thuộc Đại học Newcastle Anh quốc ). Chứa nhiều
khoáng chất có ích cho cơ thể hơn (sắt, kẽm…).

Khác biệt về cảm quan:

5


Về hình thức bên ngoài: Rau hữu cơ nhìn bề ngoài còi hơn các loại rau
trồng theo phương pháp khác. Kích thước rau cũng không hoàn toàn đồng đều.
Về cảm nhận khi ăn: Rau hữu cơ khi ăn thấy ngọt, đậm, nhiều nhựa
hơn. Thấy "vị rau" nhiều hơn hẳn, cảm giác như ăn rau rừng mọc tự nhiên.
2.1.3.3. Nguyên tắc cơ bản quản lý sâu bệnh hại trong canh tác hữu cơ
Nguyên tắc cơ bản quản lý sâu bệnh hại trong canh tác hữu cơ là cây
khoẻ có sức kháng cự tốt hơn với sự tấn công của sâu bệnh hại Sản xuất thực
phẩm hữu cơ hoàn toàn dựa theo quy luật của tự nhiên:
1/ Thông qua luân canh cây trồng => giảm rủi ro lan truyền bệnh từ cây
trồng này tới cây khác.Trong sản xuất, thường được phân chia thành các loại:



Cải bắp, su hào, củ cải, cải xanh, súp lơ



Cà chua, cà tím, ớt ngọt, dưa chuột, bí xanh…



Hành tây, tỏi tây, tỏi ta



Đậu trạch xanh, vàng, đậu đũa, đậu Hà Lan, đậu tương



Dền, muống, mồng tơi, xà lách, cải cúc…



Nhóm cây phân xanh
Mỗi loại sâu bệnh thường thích nghi với một họ rau vì thế dùng phương

pháp luân canh (hết vụ rau này thì chuyển sang trồng loại rau khác họ với loại
rau vừa mới thu hoạch), thì mầm sâu bệnh ít có cơ hội phát triển.
2/ Tạo điều kiện cho côn trùng có ích phát triển (là thiên địch của các sâu
bọ phá hoại).
3/ Trồng xen kẽ các cây có mùi hắc (thì là, cần tây, lá húng…) để xua
đuổi côn trùng.(giới thiệu về rau hữu cơ), [1].


6


2.2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ NÓI CHUNG
VÀ CÁC TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CỦA RAU HỮU CƠ
2.2.1. Quy trình sản suất rau hữu cơ nói chung
2.2.1.1. Điều kiện để sản xuất rau hữu cơ
Địa điểm sản xuất rau phải nằm trong vùng sản xuất an toàn theo qui
đinh của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Qui định này đánh giá chất
lượng đất và nước không bị nhiễm hóa chất độc hại, kim loại nặng…
Địa điểm sản xuất rau không nằm trong vùng chiêm trũng, có khả năng
ngập lụt, không nằm trong các khu công nghiệp
Bất kỳ người dân nào cũng đều có thể tham gia trồng rau hữu cơ nhằm
bảo vệ sức khỏe của bản thân, của cộng đồng và bảo vệ môi trường sinh thái.
2.2.1.2. Qui trình sản xuất rau hữu cơ
1. Chuẩn bị ruộng:
Cách ly ruộng hữu cơ với các ruộng khác bằng tường bao hay trồng cỏ.
Hay nói một cách khác là phải tạo vùng đệm cách ly với các ruộng sản xuất
thông thường. Việc cách ly sẽ giúp không để các hóa chất độc hại từ thuốc trừ
sâu hay phân bón hóa học từ rưộng sản xuất thông thường lây nhiễm sang
ruộng hữu cơ.
2. Lên kế hoạch sản xuất:
Một yêu cầu tất yếu của sản xuất hữu cơ là luân canh cây trồng. Cùng
sự hỗ trợ của dự án ADDA và kỹ sư nông nghiệp của Công ty, người dân
nhóm các nhóm rau với nhau: nhóm ăn lá, nhóm củ quả, nhóm họ đậu…. rồi
lên kế hoạch luân canh quay vòng. Biện pháp này giúp cây trồng tránh được
sâu bệnh, sử dụng cân bằng hơn dinh dưỡng trong đất.
3. Chuẩn bị phân bón:
Yêu cầu đầu tiên của sản xuất hữu cơ là không được phép sử dụng phân

bón vô cơ (hóa học). Để bù đắp dinh dưỡng cho cây, người dân phải ủ phân
(compost). Nguyên liệu ủ phân bao gồm:

7


Phân chuồng như phân gà, phân lợn, phân trâu bò…: cung cấp đạm
Các vật liệu xanh như phụ phẩm lá rau, cây cỏ tươi: cung cấp chất khoáng
Các loại vật liệu nâu như rơm, lá khô: cung cấp kali
Các vật liệu trên phải được trộn đều với nhau và ủ nóng trong khoảng 2-3
tháng cho đến khi hoai mục hoàn toàn. Ngoài ra trong quá trình ủ các vi sinh
hô hấp tạo ra nhiệt do đó nhiệt độ bên trong của khối phân ủ có thể lên tới 60
O

C đến 70 OC tùy từng giai đoạn chính vì vậy các nguồn sâu bệnh sẽ bị tiêu

diệt trong quá trình ủ phân, các hạt cỏ dại mất khả năng nảy mầm. Sau đó
phân ủ được đem bón cho đất.
Có ý kiến hỏi phân tươi, nước tiểu có được dùng để sản xuất hữu cơ
không? Tuyệt đối cấm trong qui định sản xuất hữu cơ. Tất cả các nguyên liệu
trên phải được ủ nóng trước khi bón vào đất.
4. Chuẩn bị nước tưới:
Nước tưới trong sản xuất hữu cơ, đặc biệt trong sản xuất rau rất quan
trọng. Nguồn nước tưới phải đảm bảo không lây nhiễm hóa chất sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp trong vùng. Chính vì vậy, các vùng sản xuất hữu cơ
phải đào giếng hoặc dẫn nước trực tiếp từ vòi về ruộng.
5. Phòng trừ sâu bệnh:
Thuốc trừ sâu hóa chất tuyệt đối bị cấm trong sản xuất hữu cơ. Thay
vào đó, người nông dân phải áp dụng các biện pháp dân gian hay còn gọi là
sinh học như chiết xuất nước tỏi, gừng để phun trừ sâu bệnh. Bên cạnh đó,

trồng các cây dẫn dụ hoặc xua đuổi côn trùng cũng phải được áp dụng xung
quanh ruộng rau hữu cơ. Một đặc tính quan trọng nữa của sản xuất hữu cơ là
khi đất đai ổn định, cây trồng tăng trưởng tốt, thường cây hữu cơ sẽ khỏe hơn
cây trồng thông thường nên khả năng kháng bệnh của cây hữu cơ sẽ cao hơn
rất nhiều.

8


6. Trồng và chăm sóc:
Việc trồng và chăm sóc rau hữu cơ về nguyên tắc không khác với thông
thường. Tuy nhiên, trồng rau hữu cơ đòi hỏi nhiều công lao động hơn do phải
chuẩn bị hết các vật tư sản xuất từ tạo vùng đệm, phân bón, nước tưới đến
biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Bên cạnh đó, người dân cũng không được phép
dùng thuốc trừ cỏ nên phải làm cỏ hoàn toàn bằng tay.
7. Ghi chép sổ sách
Quản lý canh tác hữu cơ đòi hỏi người nông dân phải ghi chép đầy đủ
các vật tư đầu vào, các biện pháp tác động, xử lý trong quá trình canh tác.
Người nông dân cũng phải ghi chép sản lượng thu hoạch. Các thông tin này
cho thấy sự minh bạch trong sản xuất hữu cơ, giúp tránh được việc tái sử
dụng hóa chất hay trộn hàng từ bên ngoài. Toàn bộ quá trình này sẽ được
thanh tra hàng năm bởi một bên thứ ba. (Xem chứng nhận PGS – phụ lục????)
Do không được phép dùng các loại giống biến đổi gien, thuốc kích
thích tăng trưởng nên thời gian sinh trưởng của rau hữu cơ dài hơn rau thông
thường. Ví du như đối với nhóm rau ăn lá, rau cải: nếu được bón đầy đủ phân,
thuốc hóa chất, từ khi gieo đến khi thu hoạch khoảng 25 ngày.
Trong khi đó, rau sản xuất theo qui trình hữu cơ sẽ phải mất 35 ngày.
Chính điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng rau. Do thời gian sinh
trưởng dài hơn , thời gian quang hợp lâu hơn giúp cho cây rau hữu cơ tích lũy
hàm lượng dinh dưỡng , hàm lượng vitamin cao hơn, đem lại hương vị đặc

trưng hơn, đậm đà hơn.(Điều kiện để sản xuất rau hữu cơ), [5].
2.2.2. Các tiêu chuẩn chất lượng của rau hữu cơ
(Các tiêu chuẩn này được chiếu theo: Các tiêu chuẩn Quốc gia về sản
xuất và chế biến các sản phẩm hữu cơ (10TCN 602-2006). Được Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) ban hành ngày 30 tháng12 năm 2006.)

9


1. Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước
sạch, không bị ô nhiễm (theo quy định trong tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn
của TCVN 5942-1995)
2. Khu sản xuất hữu cơ phải được cách ly tốt khỏi các nguồn ô nhiễm
như các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, khu đang xây dựng, các trục
đường giao thông chính …
3. Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón hóa học trong sản xuất hữu cơ.
4. Cấm sử dụng các loại thuốc bảo về thực vật hóa học.
5. Cấm sử dụng các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng.
6. Các thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác thông thường
không được sử dụng trong canh tác hữu cơ.
7. Các dụng cụ đã dùng trong canh tác thông thường phải được làm
sạch trước khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ.
8. Nông dân phải duy trì việc ghi chép vào sổ tất cả vật tư đầu vào dùng
trong canh tác hữu cơ.
9. Không được phép sản xuất song song: Các cây trồng trong ruộng
hữu cơ phải khác với các cây trồng trong ruộng thông thường.
10. Nếu ruộng gần kề có sử dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ
thì ruộng hữu cơ phải có một vùng đệm để nhăn cản sự xâm nhiễm của các
chất hóa học từ ruộng bên cạnh. Cây trồng hữu cơ phải trồng cách vùng đệm
ít nhất là một mét (01 m).

Nếu sự xâm nhiễm xảy ra qua đường không khí thì cần phải có một loại
cây được trồng trong vùng đệm để ngăn chặn bụi phun xâm nhiễm. Loại cây
trồng trong vùng đệm phải là loại cây khác với loại cây trồng hữu cơ. Nếu
việc xâm nhiễm xảy ra qua đường nước thì phải có bờ đất hoặc rãnh thoát
nước để tránh bị xâm nhiễm do nước bẩn tràn qua.

10


11. Các loại cây trồng ngắn ngày được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ
trọn vẹn một vòng đời từ khi làm đất đến khi thu hoạch sau khi thu hoạch có
thể bán như sản phẩm hữu cơ.
12. Các loại cây trồng lâu năm được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ
trọn vẹn một vòng đời từ khi kết thúc thu hoạch vụ trước cho đến khi ra hoa
và thu hoạch vụ tiếp theo có thể bán như sản phẩm hữu cơ.
13. Cấm sử dụng tất cả các vật tư đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi
gen GMOs.
14. Nên sử dụng hạt giống và các nguyên liệu trồng hữu cơ sẵn có.
Nếu không có sẵn, có thể sử dụng các nguyên liệu gieo trồng thông thường
nhưng cấm không được xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trước khi
gieo trồng.
15. Cấm đốt cành cây và rơm rạ, ngoại trừ phương pháp du canh truyền
thống.
16. Cấm sử dụng phân người.
17. Phân động vật đưa vào từ bên ngoài trang trại phải được ủ nóng
trước khi dùng trong canh tác hữu cơ.
18. Cấm sử dụng phân ủ được làm từ rác thải đô thị
19. Nông dân phải có các biện pháp phòng ngừa xói mòn và nhiễm mặn đất.
20. Túi và các vật đựng để vận chuyển và cất giữ sản phẩm hữu cơ đều
phải mới hoặc được làm sạch. Không được sử dụng các túi và vật đựng các

chất bị cấm trong canh tác hữu cơ.
21. Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trong canh tác hữu cơ không được
phép sử dụng trong kho cất trữ sản phẩm hữu cơ.
22. Chỉ được phép sử dụng các đầu vào nông dân đã có đăng ký với
PGS và được PGS chấp thuận.

11


2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ TẠI VIỆT
NAM

Khái niệm nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam là khá mới mẻ. Tuy nhiên
Nông nghiệp nước ta đang đứng trước nhiều thách thức như ô nhiễm môi
trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, ngộ độc thuốc bảo vệ
thực vật ở người. Xây dựng một nền nông nghiệp sạch, thân thiện với môi
trường và sức khỏe con người là một đòi hỏi bức thiết. Bên cạnh đó, nhu cầu
về nông sản hữu cơ hiện đang tăng rất mạnh đặc biệt là ở các thành phố lớn
như Hà Nội do ngày càng có nhiều người nhận ra được lợi ích của việc sử
dụng thực phẩm hữu cơ và ảnh hưởng của các ca ngộ độc thực phẩm liên
quan đến nhiễm khuẩn và dư lượng thuốc trừ sâu.
Mô hình nông nghiệp hữu cơ được triển khai tại Việt Nam từ năm 2005
theo chương trình hợp tác của Hội Nông dân Việt Nam và Dự án phát triển
nông nghiệp châu Á của Đan Mạch (ADDA). Đến nay cả nước có 9 tỉnh tham
gia dự án với nhiều mô hình đa dạng như: trồng rau hữu cơ, cam hữu cơ, nuôi
cá hữu cơ… Năm 2008, Hà Nội triển khai mô hình rau hữu cơ tại 3 xã Thanh
Xuân, Đông Xuân và Xuân Giang của huyện Sóc Sơn. Đến nay, chỉ riêng xã
Thanh Xuân đã có 8 nhóm sản xuất (tương đương 65 thành viên) với diện tích
4,3 ha. (gỡ khó cho rau hữu cơ), [3]
Dần dần các dự án hữu cơ được nhà nước quan tâm và đưa vào nhiều

hơn cho nông nghiệp Việt nam.
Tổ chức Phát triển nông nghiệp ADDA của Đan Mạch đã Triển khai dự
án “Trồng rau hữu cơ nhằm xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường tại Sóc
Sơn và Lương Sơn. Mục tiêu của dự án là thúc đẩy nền nông nghiệp hữu cơ
hiệu quả và bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ. Sau bốn năm thực hiện, dự án
đã đào tạo được 1.500 nông dân trồng rau, hoa quả, chè và cá hữu cơ và đã
thành lập được 28 nhóm nông dân. Dự án cũng triển khai một số hoạt động
liên quan đến thị trường để tăng nhận thức người tiêu dùng về thực phẩm hữu

12


cơ và triển khai hệ thống chứng nhận có sự tham gia. Trong năm 2009, dự án
cũng đã tiến hành phát triển chuỗi rau hữu cơ nhằm kết nối các nhóm nông
dân sản xuất với công ty bao tiêu sản phẩm và siêu thị
Dự án do DANIDA (Chính phủ Đan Mạch) tài trợ thông qua tổ chức
ADDA (tổ chức phát triển nông nghiệp Châu Á – Đan Mạch) với tổng ngân
sách là 2.110.000 USD. Thời gian hoạt động của dự án là từ tháng 11/2004
đến 10/2010. Các đối tác của dự án bao gồm: Hội ND Việt Nam, Bộ
NN&PTNT, các Viện nghiên cứu, NGOs, Công ty tư nhân.
ADDA là một tổ chức Phi Chính phủ (NGO) của Đan Mạch được thành
lập năm 1994. ADDA ra đời để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi tăng trưởng của
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và đối tượng hưởng lợi là những
người nghèo và người bị thiệt thòi ở vùng nông thôn.
Đây là một trong số rất ít các dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ tại
Việt Nam. Và đây cũng là dự án hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ duy nhất hướng
tới thị trường nội địa. Nhờ sự hỗ trợ này của dự án, đến đầu năm 2010, lần
đầu tiên, người tiêu dùng trong nước được biết đến các sản phầm hữu cơ đâu
tiên thông qua các kháo tập huấn. Cụ thể là tập huấn trồng lúa hữu cơ cho
nhóm nông dân xã Tả Vai, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai; tập huấn trồng vải hữu

cơ cho nhóm nông dân xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang; tập huấn
rau hữu cơ cho nhóm nông dân xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang,
xã Định Phúc, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, xã Đình Bảng, Bắc Ninh; và tập
huấn thủy sản hữu cơ cho nhóm nông dân ở Tân Dân, Hải Phòng. Dự kiến
đến năm 2010, sẽ có khoảng 3000 đến 3750 nông dân được đào tạo về NNHC
và có sản xuất thành phẩm hữu cơ
Cố vấn dự án, ông Koen den Braber cho rằng, trong nông nghiệp hữu
cơ, nông dân không sử dụng phân bón hóa học và các chất kích thích tăng
trưởng; không sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc các chất diệt cỏ và

13


các chế phẩm biến đổi gen. Do đó, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chất
lượng cao và bảo đảm an toàn cho sức khỏe con người.
Với những lợi ích lâu dài, Nông nghiệp hữu cơ cần được phát triển và
nhân rộng ở Việt Nam. Điều này đòi hỏi sự quan tâm của các Bộ, ban ngành
của Chính phủ, tạo điều kiện cho các công trình nghiên cứu về về Nông
nghiệp hữu cơ, giúp người tiêu dùng và người sản xuất nhận thức được tầm
quan trọng của nông nghiệp hữu cơ, xây dựng được mối quan hệ tin cậy giữa
người sản xuất và người tiêu dùng. (Dứ án hữu cơ), [6]
Hiện nay Thành phố đang chỉ đạo mơt rộng diện tích ra ngoại thành Hà
Nội trọng điểm là huyện Sóc Sơn.
Ở ngoại thành Hà Nội, ông Ngô Đại Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện
Sóc Sơn cho biết: địa phương và các ngành, đoàn thể chức năng đang tích cực
triển khai việc mở rộng diện tích trồng rau hữu cơ và tiến tới xây dựng thương
hiệu cho rau rau hữu cơ Sóc Sơn. Đến thời điểm này, Sóc Sơn đã có trên 50
ha trồng rau hữu cơ, cho người trồng lãi 5-6 triệu đồng/sào/lứa rau (gấp 3-4
lần so với trồng rau an toàn). Huyện đang nghiên cứu, hướng dẫn bà con nông
dân tích cực dồn điền đổi thửa, hình thành các vùng sản xuất tập trung để mở

rộng diện tích trồng rau hữu cơ trên địa bàn trong thời gian tới. Tại các xã như
Thanh Xuân, Đông Xuân và Xuân Giang, người trồng rau hữu cơ đã tập hợp,
xây dựng được các tổ, nhóm sản xuất rau hữu cơ để giúp đỡ nhau về kinh
nghiệm sản xuất, giám sát quy trình trồng, chăm sóc rau và đưa sản phẩm tới
các địa chỉ đã đăng ký.
UBND huyện Sóc Sơn cũng đã tạo điều kiện, mở 3 điểm bán rau hữu
cơ tại thị trấn huyện và tổ chức giới thiệu sản phẩm tiếp thị tại một số cửa
hàng, siêu thị lớn, các khách sạn cao cấp để giúp người trồng rau có nguồn
tiêu thụ sản phẩm được ổn định. Hiện nay, rau hữu cơ Sóc Sơn đang bán rất
chạy, mặc dù luôn có giá cao hơn rau an toàn khoảng 10- 20% và mới chỉ đủ
để cung cấp cho một số khách sạn, nhà hàng cao cấp, cơ quan đóng trên địa

14


bàn Hà Nội và tại một số điểm chuyên bán rau hữu cơ chứ chưa đủ để bán
rộng rãi ra thị trường. Rau hữu cơ hiện là sản phẩm trồng trọt được đánh giá
là sạch và an toàn tuyệt đối cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Trong
suốt quá trình sinh trưởng, cây rau chỉ được bón duy nhất loại phân hữu cơ đã
được ủ mục trong khoảng 2 tháng, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc kích thích. Nếu có sâu bệnh, người trồng rau chỉ dùng các chế
phẩm thảo mộc như tỏi, gừng, ớt đem ngâm rồi mới phun cho cây. Tuy nhiên
việc phun các thuốc thảo mộc chỉ dùng để phòng là chính. Còn phun để tiêu
diệt chỉ trường hợp mật độ sâu hại nhiều mới phun. Do vậy rau sản xuất bằng
phương pháp hữu cơ là rất an toàn. (Điều kiện để sản xuất rau hữu cơ), [3]

15


PHẦN III

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Người nông dân sản xuất rau hữu cơ tại xã Đông Xuân huyện Sóc Sơn.
- Diện tích sử dụng sản xuất rau hữu cơ tại xã Đông Xuân huyện Sóc Sơn.
- Chủng loại, số lượng rau được sử dụng sản xuất .
- Quy trình kỹ thuật, biện pháp canh tác được sử dụng trong sản xuất rau hữu cơ.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm thực tập tại xã Đông Xuân huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội.
3.1.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/07/2011 đến 15/ 10/ 2011
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1 Tiến hành điều tra thực địa công tác sản xuất rau hữu cơ tại xã Đông
Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội về các vấn đề sau:
1.Tìm hiểu nhận thức của người sản xuất rau về rau hữu cơ.
2. Tìm hiểu diện tích sản xuất rau hữu cơ của xã.
3. Tìm hiểu các giống rau hữu cơ được trồng trên địa bàn và các sản
phẩm nào được thị trường tiêu thụ nhiều nhất.
4. Tìm hiểu quy trình trồng rau hữu cơ . (Tìm hiểu thời vụ gieo trồng,
các biện pháp xử lý đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc, biện pháp xử lý
phân bón hữu cơ.Tìm hiểu các biện pháp thu hoạch và bảo quản).
3.2.2. Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ, rút ra những thuận lợi,
khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ. Tìm hiểu các chính sách hỗ trợ của
nhà nước và các đoàn thể tới sản xuất rau hữu cơ tại địa phương. Từ đó, kiến
nghị các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên thị trường.

16


3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phỏng vấn, điều tra thực địa
Dùng phiếu điều tra thu thập số liệu, thông tin sơ cấp về diện tích sản xuất,
nhận thức của người nông dân về rau hữu cơ. Thu thập các thông tin về quy trình
sản xuất, chủng loại và số lượng các loại giống rau được sử dụng trong sản xuất
rau hữu cơ. Điều tra tại thôn Bến (12 hộ).
Thu thập số liệu thứ cấp được lưu trữ tại xã Đông Xuân về số liệu
thống kê biến động thời tiết của xã từ năm 2011 và định hướng phát triển kinh
tế của xã trong những năm tiếp theo.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập thông tin trên tạp chí, báo đài, truyền hình, internet. Các thông
tin này miêu tả về quy trình sản xuất rau hữu cơ, các quy chuẩn chất lượng
đối với rau hữu cơ được sản xuất trên thị trường thế giới nói chung và tại Việt
Nam nói riêng.
3.3.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến tư vấn của các 2 chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất
và tiêu thụ rau hữu cơ (đó là PGS.TS Phạm Thị Hương – Bộ môn Rau Hoa
Quả, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội và Ông Trần Ngọc Liên – Chủ tịch
hội nông dân xã Đông Xuân, Sóc Sơn) nhằm có nhận định tổng quan hơn. Từ
đó, đưa ra được các đề xuất và kiến nghị trong phương hướng phát triển sản
xuất rau hữu cơ thành ngành hàng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.3.4. Phương pháp phân tích kinh tế
Sử dụng phương pháp so sánh hệ thống số liệu sơ cấp và thứ cấp thu
thập được nhằm phân tích, đánh giá tình hình sản xuất rau hữu cơ qua các
năm tại xã Đông Xuân.

17


PHẦN IV KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU HỮU CƠ CỦA XÃ

ĐÔNG XUÂN – SÓC SƠN
4.1.1. nhận thức của người nông dân về rau hữu cơ
 Tình hình sử dụng chất hóa học và chất kích thích sinh trưởng
trong sản xuất rau hữu cơ của người dân

(nguồn: số liệu điều tra người dân)

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ sử dụng chất hóa học và kích thích sinh trưởng trong
sản xuất rau hữu cơ của người dân (%)
Việc sử dụng các chất hóa học và chất kích thích sinh trưởng trong sản
xuất rau hữu cơ của xã là tuyệt đối không sử dụng chiếm 100%. Được nhóm
trưởng quản lý và ghi chép đầy đủ mới có thể xuất bán .
 Tỷ lệ người dân được tham gia tập huấn sử dụng phân bón trong
sản xuất rau hữu

18


(nguồn: số liệu điều tra người dân)

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ tham gia tập huấn sử dụng phân bón trong sản xuất rau
hữu cơ của người dân
Tỷ lệ các xã viên có sản xuất rau hữu cơ tham gia tập huấn chiếm 100
% . Dưới sự quản tý và tuyên truyền của nhóm trưởng người sản xuất nhận
thức tầm quan trọng của các lớp tập huấn.
 Tình hình sử dụng chất bảo quản nông sản sau thu hoạch của
người dân

(nguồn: số liệu điều tra người dân)


Biểu đồ 4.3: Tình hình sử dụng chất bảo quản nông sản sau thu hoạch rau
hữu cơ của người dân

19


Các sản phẩm hữu cơ khi thu hái giữ được độ tươi sinh học là rất
cao.Các chất bảo quản nông sản đối với sản phẩm hữu cơ là không được phép
sử dụng. Tỷ lệ không sử dụng chất bảo bảo quản ở xã là không chiếm 100%.
4.1.2. Diện tích sản xuất rau hữu cơ của xã Đông Xuân
giai đoạn 2009 – 2011
 Diện tích sản xuất chung
Bảng 4.1: Diện tích sản xuất rau hữu cơ của xã Đông Xuân
giai đoạn 2009 – 2011
(Đơn vị tính: m2)

Chỉ tiêu
Tổng diện tích
Rau ăn lá
Rau ăn quả
Rau ăn củ

2009
2880
1850
575
455

2010
2880

1775
620
485

2011
3968
2557
905
506

(Nguồn: Hội nông dân xã Đông Xuân)

(Nguồn: Hội nông dân xã Đông Xuân)

Biểu đồ 4.4: Diện tích sản xuất rau hữu cơ của xã Đông Xuân
giai đoan 2009 – 2011

20


Nhìn chung diện tích sản xuất rau hữu cơ của xã không có biến động
nhiều từ năm 2009 – năm 2010 tổng diện tích sản xuất vẫn là 2880 m 2 trong
năm 2011 có tăng lên 3968 m2 tăng hơn năm 2010 là 1088 m2.

(nguồn: số liệu điều tra người dân)

Biểu đồ 4.5: Cơ cấu diện tích các loại rau hữu cơ được sản xuất năm 2009
Năm 2009 tỷ lệ diện tích trồng cây rau ăn lá chiếm 64 %, diện tích rau
ăn quả chiếm 20 % và diện tích rau ăn củ chiếm 16 %. Nhìn chung diện tích
chủ đạo sản xuất rau ăn chiếm phần lớn diện tích sản xuất.


(nguồn: số liệu điều tra người dân)

Biểu đồ 4.6: cơ cấu diện tích các loại rau được sản xuất năm 2011

21


Tỷ lệ diện tích trồng rau ăn lá vẫn chiếm 64% vẫn chiếm tỷ lệ sản xuất chủ yếu,
diện tích trồng rau ăn quả chiếm 23% và rau ăn củ chiếm 13 % chiếm tỷ lệ nhỏ nhất.

 Phân bổ diện tích sản xuất rau hữu cơ cho từng hộ nông dân tại xã
Đông Xuân
Với diện tích sản xuất rau hữu của xã Đông xuân cho thấy. Diện tích
sản xuất rau hữu cơ của xã còn rất ít. Đến thời điểm năm 2011 chỉ còn thôn
Bến là còn diện tích sản xuất rau hữu cơ.
Bảng 4.2: Phân bổ diện tích sản xuất rau hữu cơ cho từng hộ nông dân
tại thôn Bến xã Đông Xuân, Sóc Sơn
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12

Hộ sản xuất
Đào Xuân Bích
Trần Thị Lan
Đào Văn Liêm
Đào Thị Vân
Trần Thị Lan Triệu
Đào Thị Đệ
Đào Thái Sơn
Trần Thị Tiến
Phạm Thị Tuyến
Nguyễn Thị Hương
Trần Thị Phương
Nguyễn Thị Soạn
Tổng cộng

Diện tích sản xuất
Rau an toàn
Rau hữu cơ
Cây trồng
(m2)
2520
540
720
720
1800
1440
720
360

720
720
240
1080
17771

(m2)
720
120
480
600
360
0
188
720
120
180
120
360
3968

khác
360
420
600
360
720
360
720
360

600
360
360
360
12060

(Nguồn: điều tra hộ nông dân)

Nhìn số liệu diện tích sản xuất của các hộ tại thôn Bến xã Đông Xuân
cho ta thấy. Diện tích sản xuất rau hữu cơ chiếm 3968/33799 m 2 mà trong đó
diện tích trồng rau an toàn là 17771/ 33799 m 2 và diện tích cây trồng khác
chiếm 12060/ 33799 m2 nhỏ trong cả thôn chỉ với 3968 m2.
Qua đây cho thấy chỉ với diện tích của 12 hộ mà đã thấy diện tích
trồng rau hữu cơ là quá ít do vậy cần thúc đẩy mở rộng diện tích sản xuất rau
hữu cơ hơn nữa.

22


4.1.3. Cơ cấu các giống rau được sử dụng trong sản xuất rau hữu cơ tại xã
Đông Xuân
Bảng 4.3: Cơ cấu giống rau được đưa vào sản xuất hữu cơ

STT
1
2
3

Giống rau
Rau ăn lá

Rau ăn củ
Rau ăn quả

Số hộ sản xuất
(hộ)
12
8
10

Tỷ lệ (%)
100
66
83

(nguồn: số liệu điều tra người dân)

Nhìn bảng trên cho thấy vùng sản xuất loại rau chính được đưa vào sản
xuất là các loại rau ăn lá là chủ yếu chiếm 100 % số hộ trồng. Rau ăn củ
chiếm 66 % cũng chiếm tỷ lệ cao nhưng chỉ được trồng vào chính vụ tức là
vào tháng 9 đến tháng 10 và thu hoạch vào tháng 12 và tháng 1 năm sau. Rau
ăn quả thì được trồng nhiều hơn thời vụ trồng cũng đa dạng như dưa chuột có
thể trồng quanh năm …
Diện tích trồng rau của xã là rau hữu cơ rất đa dạng về chủng loại trên
cùng một diện tích các hộ nông dân lấy cây trồng chính rau ăn lá có diện tích
trồng nhiều nhất rồi đến các cây trồng phụ.

23


Bảng 4.4: Các giống rau được sản xuất hữu cơ tại xã Đông Xuân

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên giống rau
Cải ngọt
Rau muống
Su hào
Cà tím
Dưa chuột
Bí ngô
Cải bắp
Súp lơ
Mồng tơi

Thời gian

Năng

sinh trưởng

suất


(ngày)
30 - 35
*
50 - 55
120
50 – 65
120
95 - 100
100
*

(Tấn/ha)
*
*
2 - 2,5
*
1,5 –1,8
*
30-40
40
*

Thời vụ trồng
Quanh năm
Quanh năm
Tháng 9-10
Tháng 1 - 4
Quanh năm
Tháng 6-9
Tháng 11– 12

Tháng 9 - 12
Tháng 3- 5

(nguồn: số liệu điều tra người dân)

(*) không xác định thời gian sinh trưởng và năng suất

24


4.1.4. Một số khâu trong quy trình sản xuất rau hữu cơ nói chung
 Kỹ thuật xử lý đất, hạt giống và phân bón
Bảng 4.5: Các biện pháp kỹ thuật được sử dụng
trong sản xuất rau hữu cơ của người dân
Chỉ tiêu

Số hộ

Tỷ lệ
(%)

Xử lý bằng nước ấm
Xử lý bằng thuốc hóa học
Xử lý bằng phương pháp vật lý

12
0
0

100

0
0

(trà xát, đập vỏ hạt)
Xử lý bằng phương pháp khác
Diện tích sản xuất rau hữu cơ trong

0
12

0
100

vùng quy hoạch
Các hộ có xử lý đất trước khi trồng
Xử lý đất không dùng các chế

12
12

100
100

phẩm hóa học
Sử dụng phân hóa học
Sử dụng phân hữu cơ
Có sử dụng phân bón hữu cơ từ

0
12

12

0
100
100

động vật.
Có sử dụng phân bón hữu cơ từ

8

67

phân xanh.
(nguồn: số liệu điều tra người dân)

Qua bảng 4.5 cho thấy số lượng hộ sản xuất rau hữu cơ có xử lý hạt
giống bằng nước ấm là 12 hộ chiếm 100% số hộ sản xuất rau hữu cơ. Còn số
hộ xử lý bằng phương pháp vật lý 4 hộ chiếm 33.3 %. Còn phương pháp dùng
các thuốc hóa học là tuyệt đối không sử dụng vì nó không được phép sử dụng
trong sản xuất hữu cơ.
Bên cạnh đó, số hộ có sử dụng phân hóa học là không có hộ nào. Số hộ
sử dụng phân hữu cơ là 12 hộ chiếm tỷ lệ 100%. Trong đó số hộ sử dụng phân
động vật được ủ nong và hoai mục có 12 hộ chiếm 100 %. Số hộ sử dụng
phân xanh để cải tạo đất là 8 hộ chiếm 67 %.

25



×