LỜI CẢM ƠN
Trải qua một thời gian dài học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm
nghiệp đến nay khoá học đã bước vào giai đoạn kết thúc. Để hoàn thiện
chương trình đào tạo tại nhà trường, củng cố những kiến thức lý thuyết, làm
quen dần với công tác nghiên cứu khoa học và tiếp cận với thực tiễn sản xuất.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, khoa Lâm học, bộ môn Điều
tra – Quy hoạch và thầy giáo PSG.TS Trần Hữu Viên tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Xây dựng phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho
Ban quản lý rừng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 – 2020”
Để hoàn thành đề tài ngoài sự nỗ lực bản thân, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn Điều tra - Quy hoạch, Ban
lãnh đạo, các phòng ban của Ban quản lý rừng tỉnh Hải Dương, bạn bè đồng
nghiệp và đặc biệt là sự chỉ đạo tận tình chu đáo của PSG.TS Trần Hữu Viên
trong suốt thời gian thực tập. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới tất cả các Bác, các Cô, chú trong Ban quản lý rừng tỉnh Hải Dương, tới các
bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt tới thầy giáo PSG.TS Trần Hữu Viên.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã hết sức cố gắng để đạt được kết
quả tốt nhất, tuy nhiên do thời gian hạn chế, bản thân mới bắt đầu làm quen
với công tác nghiên cứu ngoài thực tế nên bản khóa luận khó tránh khỏi
những thiếu sót. Vậy tôi kính mong các thầy, cô giáo, các bạn đọc góp ý, bổ
sung để bản khóa luận được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân mai, ngày 14 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện:
Vũ Đình Điệp
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kỳ chiến tranh cũng như những năm đầu phục hồi nền kinh tế
đất nước, các Lâm trường quốc doanh luôn là lực lượng nòng cốt trong việc
thực hiện các kế hoạch của nhà nước về phát triển sản xuất Lâm nghiệp. Thực
hiện chủ trương chuyển đổi cơ chế phát triển kinh tế, hiện nay các Lâm
trường quốc doanh đang thực hiện chuyển đổi thành các Công ty lâm nghiệp
hay các Ban quản lý rừng. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay họ đang gặp rất
nhiều khó khăn trong công tác quản lý và phát triến sản xuất do nhiều nguyên
nhân như: Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, diện tích rừng nghèo chiếm
nhiều trữ lượng rừng thấp không đáp ứng nhu cầu sản xuất, những rủ ro, thiên
tai thường xuyên xảy ra. Mặt khác các Ban quản lý thường nằm ở những vùng
xa xôi hẻo lánh tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, cơ sở hạ tầng yếu
kém, phong tục tập quán canh tác thì cũ kĩ lạc hậu…
Là một doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp được chuyển đổi từ Lâm
trường Chí Linh theo quyết định 3693/QĐ-UB ngày 11/09/2003 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Hải Dương, Ban quản lý rừng tỉnh Hải Dương luôn giữ vai trò
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trên hai huyện Chí Linh
và Kinh Môn. Để đáp ứng được với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới như hiện
nay doanh nghiệp cần phải phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác sản xuất
lâm nghiệp và xây dựng được kế hoạch tổ chức các hoạt động sản xuất kinh
doanh phù hợp. Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Xây dựng phương án quy hoạch phát triến sản xuất Lâm nghiệp cho
Ban quản lý rừng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020”
2
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đã được đề
cập rất sớm ngay từ thế kỷ 17, quy hoạch lâm nghiệp đã được xác nhận như là
một chuyên ngành bắt đầu từ quy hoạch vùng. Vào thời gian này quy hoạch
quản lý rừng và Lâm sinh ở châu Âu được xem như là một lĩnh vực phát triển
ở mức cao trên cơ sở QHSDĐ (Olschowy,1975). Đến thế kỷ 19, với các khái
niệm “Lập địa hợp lý”, “Năng suất sử dụng”( Weber,1972), đã mở đầu thời
kỳ quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.Trên cơ sở QHSDĐ theo
địa lý và vùng sản xuất, là nền tảng của quy hoạch vùng cho sản xuất nông
nghiệp.
Đầu thế kỷ 18, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết việc
“Khoanh khu chặt luân chuyển”, có nghĩa là đem trữ lượng hoặc diện tích tài
nguyên rừng chia đều cho từng năm của chu kỳ khai thác và tiến hành
“khoanh khu chặt luân chuyển” theo trữ lượng hoặc diện tích. Phương thức
này phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, Chu kỳ khai thác ngắn.
Sau cách mạng công nghiệp, vào thế kỷ 19 phương thức kinh doanh rừng
chồi được thay thế bằng phương thức kinh doanh rừng hạt với chu kỳ khai
thác dài, phương thức khoanh khu chặt luân chuyển nhường chỗ cho phương
thức “Chia đều” của Harting. Harting đã chia chu kỳ khai thác thành nhiều
thời kỳ lợi dụng và trên cơ sở đó khống chế lượng chặt hàng năm. Đến năm
1816 xuất hiện phương pháp phân kỳ lợi dụng của H.cotta. Cotta chia chu kỳ
khai thác thành 20 thời kỳ lợi dụng và cũng lấy đó để khống chế lượng chặt
hàng năm.
Sau đó phương pháp “Bình quân thu hoạch” ra đời. Quan điểm phương
pháp này là giữ đều mức thu hoạch trong chu kỳ khai thác hiện tại, đồng thời
vẫn đảm bảo thu hoạch được liên tục trong chu kỳ sau. Và đến cuối thế kỷ 19
3
xuất hiện phương pháp “Lâm phần kinh tế” của Judeich, phương pháp này
khác với “Phương pháp bình quân thu hoạch” về căn bản. Judeich cho rằng
những lâm phần nào đảm bảo thu hoạch được nhiều tiền nhất sẽ được đưa vào
diện khai thác. Hai phương pháp “ Bình quân thu hoạch” và “Lâm phần kinh
tế” chính là tiền đề của hai phương pháp tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng
khác nhau.
Tại Mỹ, bang Wiscosin đã ra đạo luật sử dụng đất đai vào năm 1929 và
tiến hành xây dựng kế hoạch sử dụng đất đầu tiên cho vùng Oneide của
Wiscosin, kế hoạch này đã xác định các diện tích cho sử dụng lâm nghiệp,
nông nghiệp và nghỉ ngơi giải trí.
Tại Đức, Haber năm 1972 đã xuất bản tài liệu “Khái niệm về sử dụng đất
khác nhau”, đây được coi là lý thuyết sinh thái về quy hoạch sử dụng đất, dựa
trên quan điểm về mối quan hệ hợp lý giữa tính đa dạng của hệ sinh thái cũng
như sự ổn định của chúng với năng suất và khả năng điều chỉnh. Từ năm 1967
hội đồng nông nghiệp châu Âu đã phối hợp với tổ chức FAO, tổ chức nhiều
hội nghị về phát triển nông thôn và quy hoạch sử dụng đất. Các hội nghị này
khẳng định rằng quy hoạch vùng nông thôn trong đó quy hoạch các vùng sản
xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi…cũng như quy hoạch cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là giao thông phải dựa trên cơ sở quy hoạch đất đai.
Trên thế giới, du canh được coi là một trong những mô hình sử dụng đất
đầu tiên. Đây là kiểu sử dụng đất nông nghiệp được phát quang để canh tác
trong thời gian ngắn hơn thời gian bỏ hoá (Conklin,1975). Phương thức này
được xem như là một sự lãng phí về sức người, tài nguyên đất đai, là nguyên
nhân gây nên xói mòn và thoái hoá đất đai (Grinnell,1977). Trên cơ sở giải
quyết những nhược điểm của phương thức du canh, đã có một số mô hình, hệ
thống canh tác mới ra đời. Taungya được coi là một phương thức canh tác có
thể chấp nhận được cả về mặt hiệu quả kinh tế và môi trường sinh thái, bằng
sự kết hợp đồng thời cả hai loại cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp.
4
Cuối thập kỷ 70, các phương pháp điều tra, đánh giá truyền thống được
thay thế dần bằng các phương pháp điều tra đánh giá cùng tham gia: Phương
pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA), phương pháp đánh giá nhanh nông
thôn có sự tham gia cuả người dân (PRA) và đặc biệt là phương pháp phân
tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất cấp vi mô. Ưu thế của các
phương pháp này đã được thực tiễn chứng minh bằng các kết quả áp dụng
RRA và PRA vào thập kỷ 80 và những năm đầu thập kỷ 90 trên nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ. Những kết quả thực nghiệm phân tích hệ thống canh tác
tại châu Á, châu Phi và Nam Mỹ đã xác nhận rằng phân tích hệ thống canh tác
là một công cụ để quy hoạch lập kế hoạch nông lâm nghiệp và sử dụng đất
cấp địa phương. Luning (1990), đã kết hợp đánh giá đất đai với phân tích hệ
thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất. Theo Enwin (1999), phân tích hệ
thống canh tác là công cụ cho phân tích các trở ngại trong hệ thống nông trại
hộ gia đình, để xác định mục tiêu cho quy hoạch, xác định các kiểu sử dụng
đất hiện tại và phương án sử dụng đất mới, đánh giá các phương án sử dụng
đất khác nhau với mục đích lựa chọn được phương án hiệu quả nhất.
Nhìn chung quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển sản xuất nông
lâm nghiệp ngay từ khi mới ra đời cho đến nay đã có nhiều biến đổi rõ rệt,
xây dựng phương pháp ngày càng hoàn chỉnh hơn, phù hợp dần với thực tiễn
sản xuất. Bắt đầu từ quy hoạch vùng, đến các quy hoạch chuyên ngành và kỳ
kế hoạch với cường độ kinh doanh rừng cao.
2.2. Tại Việt Nam
Trong thời kỳ Pháp thuộc, các công trình nghiên cứu đánh giá và quy
hoạch sử dụng đất đã được các nhà khoa học nghiên cứu phát triển với quy
mô rộng. Từ năm 1955 đến 1975, công tác điều tra phân loại đã được tổng
hợp một cách có hệ thống trong phạm vi toàn Miền bắc. Nhưng đến năm
1975, các số liệu nghiên cứu về phân loại đất mới được thống nhất. Xung
quanh chủ đề phân loại đất đã có nhiều công trình triển khai thực hiện trên các
5
vùng sinh thái (Ngô Nhật Tiến 1986, Đỗ Đình Sâm 1994…). Tuy nhiên,
những công trình nghiên cứu trên chỉ mới dừng lại ở mức nghiên cứu cơ bản,
thiếu biện pháp đề xuất cho việc sử dụng đất, công tác điều tra phân loại đã
không gắn liền với công tác sử dụng đất. Những thành tựu về nghiên cứu đất
đai trong giai đoạn trên là cơ sở quan trọng trong các phần bảo vệ, cải tạo,
quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả trong cả nước. Tuy nhiên ở
nước ta vấn đề quy hoạch sử dụng đất cho cấp vi mô có sự tham gia của
người dân mới được nghiên cứu áp dụng. Liên quan đến quy hoạch sử dụng
đất cấp vi mô đó một số công trình tiêu biểu như : Nguyên Bá Ngãi, Lê Sỹ
Trung (Đề tài tiến sỹ), và một số luận văn cao học và một số tài liệu hướng
dẫn áp dụng cho các dự án đầu tư Quốc tế (Đức, Thụy Điển..vv).
Công tác quy hoạch sử dụng đất trên quy mô cả nước giai đoạn 19952000 đã được giao cho Tổng cục địa chính xây dựng năm 1994. Trong đó
việc lập kế hoạch giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào
mục đích khác cũng được đề cập tới. Báo cáo đánh giá tổng quát hiện trạng sử
dụng đất và định hướng phát triển đến năm 2000 làm căn cứ để các địa
phương, các nghành thống nhất để triển khai công tác quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất.
Từ năm 1993 nghiên cứu và thí điểm đầu tiên về quy hoạch sử dụng đất
và giao đất lâm nghiệp cấp xã do dự án đổi mới chiến lược phát triển lâm
nghiệp thực hiện tại: xã Tử Nê, xã Hang Kìa và xã Pà Cò thuộc tỉnh Hòa
Bình. Sau đó dự án đã tổng hợp những bài học kinh nghiệm và rút ra được
trong công tác quy hoạch sử dụng đất được coi là một nội dung chính cần
được thực hiện trước khi giao đất trên cơ sở tập quán nương rẫy cố định, lấy
xã làm đơn vị lập kế hoạch và giao đất, có sự tham gia tích cực của người
dân, già làng trưởng bản và chính quyền xã. Cần phải có kế hoạch sử dụng đất
chi tiết, tránh những mâu thuẫn cộng đồng phát sinh sau khi quy hoạch.
6
Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam - Thụy Điển giai
đoạn 1996 - 2000 trên phạm vi 5 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên
Quang và Phú Thọ đã tiến hành thử nghiệm công tác quy hoạch phát triển
nông, lâm nghiệp các xã trên cơ sở phát triển các thôn bản và hộ gia đình.
Theo Bùi Đình Toái và Nguyễn Hải Nam năm 1998, tỉnh Lào Cai xây dựng
mô hình PRA để tiến hành quy trình sử dụng đất, tỉnh Hà Giang xây dựng quy
hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất 3 cấp: Xã, thôn và hộ gia đình. Đến năm
1998 trên toàn vùng dự án có 78 thôn bản được quy hoạch sự dụng đất theo
phương pháp có người dân tham gia. Phương pháp sử dụng đất trong giai
đoạn này đã căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của người sử dụng đất với
cách tiếp cận từ dưới lên tạo ra kế hoạch có tính khả thi cao hơn, tuy nhiên
chưa tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa chủ chương nhà nước với nguyện vọng
của nhân dân. Vấn đề đặt ra ở đây là tìm ra một phương pháp quy hoạch tại địa
phương kết hợp hài hòa giữa ưu tiên của chính phủ và nhu cầu của cộng đồng.
Tác giả Vũ Văn Mễ và Desloges năm 1996 đã thử nghiệm phương pháp
QHSDĐ có người dân tham gia tại Quảng Ninh đã đề xuất 6 nguyên tắc và
các bước trong công tác QHSDĐ. Sáu nguyên tắc đó là: Kết hợp hài hòa giữa
ưu tiên của chính phủ và nguyện vọng của người dân địa phương; tiến hành
trong khuôn khổ luật hiện hành và các nguồn lực hiện có tại địa phương; đảm
bảo tính công bằng, chú trọng đến cộng đồng dân tộc miên núi, người nghèo
và vai trò của phụ nữ; đảm bảo phát triển bền vững; đảm bảo nguyên tắc cùng
tham gia; kết hợp hướng tới mục tiêu phát triển cộng đồng.
7
2.2.1. Một số chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước về quy hoạch
phát triển rừng và đất rừng
- Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua Luật số: 13/2003/QH11 ngày 26
tháng 11 năm 2003.
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua Luật số: 29/2004/QH11
ngày 03 tháng 12 năm 2004.
- Nghị định số: 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Thủ tường Chính
phủ về việc quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp.
- Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP của chính phủ về việc hướng dẫn công
tác quy hoạch sử dụng đất vi mô và vĩ mô, QHSDĐ và giao đất lâm nghiệp
- Nghị định số: 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính
phủ về việc quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; giao rừng, cho
thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng,chuyển đổi, chuyển
nhượng, tặng cho; công nhận, đăng ký, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp
vốn, thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Trách nhiệm quản lý
nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng của uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Nghị định số: 17/2006/NĐ-CP của chính phủ về việc bổ sung sửa đổi và
bãi bỏ một số điều của các Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP và Nghị định số:
187/2004/NĐ-CP.
- Nghị định số: 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
8
CHNG 3
MC TIấU, NI DUNG, PHNG PHP NGHIấN CU
3.1 Mc tiờu nghiờn cu
3.1.1 Mc tiờu tng quỏt
Tin hnh Quy hoch phỏt trin xn xut lõm nghip cho Ban qun lý
rng tnh Hi Dng giai on 2011 2020, phù hợp với sự chuyển đổi cơ
chế tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp hiện nay theo đờng lối
phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nớc.
3.1.2 Mc tiờu c th
- iu tra, phõn tớch iu kin c bn ca Ban qun lý
- ỏnh giỏ c tim nng t ai, ti nguyờn rng.
- Quy hoch phỏt trin sn xut Lõm nghip cho Ban qun lý giai
on 2011 2020.
3.2 Ni dung nghiờn cu
3.2.1 iu tra, phõn tớch iu kin c bn ca Ban qun lý
- iu tra iu kin t nhiờn
- iu tra iu kin kinh t - xó hi
- iu tra tỡnh hỡnh sn xut kinh doanh Lõm nghip t trc ti nay
- iu tra hin trng s dng t ai, ti nguyờn rng ca Ban qun lý
- Phõn tớch nhng thun li v khú khn trong sn xut lõm nghip
3.2.2 Quy hoch phỏt trin sn xut Lõm nghip
- Xỏc nh phng hng, mc tiờu, nhim v phỏt trin sn xut Lõm
nghip.
- Quy hoch cỏc bin phỏp s dng t ai ti nguyờn rng
- Quy hoch cỏc bin phỏp phỏt trin sn xut Lõm nghip cho Ban qun lý
9
- Quy hoạch các giải pháp thực hiện.
- Dự tính vốn đầu tư, ước tính hiệu quả kinh tế của bản phương án.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh Lâm
nghiệp.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1 Phương pháp kế thừa có chọn lọc những tài liệu có sẵn
Các tài liệu kế thừa phải đảm bảo các yêu cầu: Chính thống, cập nhật, đầy
đủ và đảm bảo độ tin cậy. Bao gồm các tài liệu sẵn có từ các báo cáo về tình
hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và xã liên quan qua các năm, các kết
quả đo đếm về điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết…), các văn bản, dự báo
tổng kết hàng năm của Ban quản lý, hệ thống bản đồ và một số tài liệu khác.
3.3.1.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
- Điều tra trên thực địa và phỏng vấn người dân về các hoạt động sản xuất
nông lâm nghiệp trên địa bàn của Ban quản lý.
- Điều tra đánh giá tài nguyên rừng bằng phương pháp lập OTC điển hình
với diện tích 500m2 đối với rừng trồng và 1000m2 đối với rừng tự nhiên.
Trong OTC đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao như: Hvn, Hdc,
D1.3, Dt.
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Tổng hợp, phân tích số liệu từ đó làm cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai,
tài nguyên rừng và nhu cầu phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu làm cơ sở để xây dựng phương án,
quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp
- Dự đoán hiệu quả kinh tế.
10
3.3.2.1 Phương pháp tĩnh:
Coi các yếu tố chi phí là kết quả độc lập tương đối, không chịu tác dụng
của các nhân tố thời gian.
- Tổng lợi nhuận: P = Tn – (CP + r)
P
- Tỷ suất lợi nhuận: Pcp = CP
- Hiệu quả vốn đầu tư: Pv =
P
Vdt
Trong đó: P là tổng lợi nhuận 1 năm
Tn là tổng thu nhập 1 năm
Vđt là tổng vốn đầu tư trong 1 năm
CP là tổng chi phí sản xuất kinh doanh 1 năm
r là Tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)
3.3.2.2 Phương pháp động
Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận CBA (Cost Benefit
Analys) để phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất. Các số liệu được
tổng hợp và phân tích bằng các hàm kinh tế trong chương trình MC.EXCEL
trên máy tính. Các chỉ tiêu kinh tế được sử dụng để đánh giá gồm: Lãi ròng
(NPV) và tỉ suất thu hồi nội bộ (IRR), tỉ suất giữa giá trị hiện tại của thu nhập
và chi phí (BCR).
* Tính giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV)
NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động
sản xuất sau khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.
n
NPV =
∑
t=o
Bt − Ct
(1 + r ) t
11
NPV: Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (đồng)
Bt : Giá trị của thu nhập ở năm thứ t (đồng)
Ct : Giá trị chi phí ở năm thứ t (đồng)
r : Tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)
t : Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
* Tính tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR)
BCR là hệ số sinh lãi thực tế nó phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết
mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
n
BPV
=
BCR =
CPV
Bt
∑ (1 + r )
t =o
n
Ct
∑ (1 + r )
t =0
t
t
BCR: Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí.
BPV : Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng).
CPV : Giá trị hiện tại của chi phí (đồng).
Nếu hoạt động sản xuất nào có BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng
cao cụ thể là BCR>1 thì sản xuất có lãi, BCR=1 hoà vốn, BCR<1 thì sản xuất lỗ.
* Tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR)
IRR là chỉ tiêu thể hiện tỷ suất lợi nhuận thực tế của một chương trình đầu
tư, tức là nếu vay vốn với lãi suất bằng chỉ tiêu này thì chương trình đầu tư
hoà vốn. IRR thể hiện lãi suất thực của một chương trình đầu tư, lãi suất này
gồm hai bộ phận: Trang trải lãi vay ngân hàng, phần lãi của nhà đầu tư.
IRR thể hiện mức lãi suất vay vốn tối đa mà chương trình đầu tư có thể
chấp nhận được mà không bị lỗ vốn. IRR được tính theo tỷ lệ %, đây là chỉ
tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông
qua tính chiết khấu. IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn
càng nhanh: Nếu IRR > r là có lãi, IRR < r là lỗ, IRR = r là hoà vốn.
12
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện cơ bản của Ban quản lý
4.1.1 Điều kiện sản xuất lâm nghiệp
4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Toàn bộ khu vực nghiên cứu của Ban quản lý rừng Hải Dương nằm ở
phía Bắc của tỉnh, trụ sở của Ban đặt tại khu vực Côn Sơn xã Cộng Hoà
huyện Chí Linh cách trung tâm thành phố Hải Dương 45Km về phía Nam.
Toạ độ địa lý:
- Từ 20005’ đến 21015’ vĩ độ Bắc.
- Từ 1060 17' đến 106038' kinh độ Đông.
Về ranh giới cụ thể:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.
- Phía Nam giáp các huyện Nam Sách, Kim Thành tỉnh Hải Dương.
- Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh.
- Phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh.
Tổng diện tích tự nhiên 2 huyện: 44.538,82 ha / 45 xã - thị trấn.
- Huyện Chí Linh: 28.189,48 ha, gồm 20 xã - thị trấn (17xã, 3 thị trấn).
- Huyện Kinh Môn: 16.349,04 ha gồm 25 xã - thị trấn (22 xã, 3 thị trấn).
- Diện tích đất đồi rừng (Đất lâm nghiệp) chỉ có ở 32 xã với tổng diện
tích là 8222.16 ha đất lâm nghiệp.
Với vị trí, ranh giới như trên Ban quản lý rất thuận lợi trong việc giao
lưu buôn bán, phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ các sản phẩm nông,
lâm nghiệp.
13
b. Địa hình, địa thế
Ban quản lý rừng tỉnh Hải Dương quản lý phần diện tích nằm gọn trên hai
huyện Chí Linh và Kinh Môn, đây là 2 huyện vùng đồi rừng nằm về phía bắc
của tỉnh, dạng địa hình chủ yếu là đồi núi thấp được chia thành 3 khu vực:
- Khu vực núi thấp thuộc cánh cung Đông Triều chạy dọc theo phía Bắc
huyện Chí Linh có độ cao trung bình 200 ÷ 300 m, nơi có đỉnh cao nhất Hòn
Phước 616 m, Chóp Chài 500 m ... độ dốc trung bình 25 ÷ 300, có nơi độ dốc
lên tới 35 ÷ 400.
- Khu vực đồi rừng có độ cao trung bình 70 ÷ 100 m, độ dốc trung bình
20 -250 phân bố tập trung ở 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn.
- Khu vực núi đá vôi xen kẽ núi đất: Kính Chủ, Phú Thứ, Đốc Tít thộc
huyện Kinh Môn.
Độ cao và mức độ chia cắt cũng giảm dần từ vùng núi thấp xuống vùng
đồi sau đó xuống vùng đồng bằng. Như vậy hệ thống đồi núi phía Bắc của
tỉnh có tác dụng như bức tường che chắn cho vùng đồng bằng của 2 huyện
Chí Linh và Kinh Môn, với dạng địa hình như trên ít gây cản trở cho công tác
khai thác và vận chuyển lâm sản.
c. Địa chất, thổ nhưỡng
Đá mẹ
- Đá sa thạch và cuội kết: 5.333,9 ha, chiếm 36,4% diện tích đất đồi rừng.
- Đá phiến thạch, phấn xa: 46004,7 ha chiếm 23,14%.
- Phù sa cổ bạc màu: 4722,4 ha chiếm 32,3%.
Độ dầy tầng đất:
- Tầng đất nông: 2841,1 ha, chiếm 19,4%.
- Tầng đất sâu: 1744,8 ha, chiếm 11,9%.
- Tầng đất trung bình: 10.074,8 ha, chiếm 68,7%.
14
Độ dốc:
- <150: 6.299,8 ha, chiếm 42,9% diện tích đất đồi rừng.
- 16 - 250: 5071,2 ha, chiếm34,7% diện tích đất đồi rừng.
- > 260: 3.290,0 ha, chiếm 22,4% diện tích đất đồi rừng.
Độ cao:
-Núi thấp>300m diện tích là 607,2 ha, chiếm 4,1% diện tích
đất đồi rừng.
- Đồi cao (200- 300 m) diện tích là 675,2 ha, chiếm 4,6%.
- Đồi trung bình (100 -200 m) diện tích là 2.483,4 ha, chiếm 16,9%.
- Đồi thấp (<100 m) diện tích là 10.895,2 ha, chiếm 74,4%.
Nhìn chung đất đai ở đây chủ yếu là đất đồi nên độ dốc nhỏ và độ dày
tầng đất ở mức độ trung bình. Điều này rất thuận lợi cho sự phát triển của các
loài cây như: Keo, Bạch đàn, Lát hoa, Thông và một số cây ăn quả khác như:
Vải, Nhãn…
d. Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu
BQL nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa nóng từ tháng 5 đến tháng 10.
- Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Do ảnh hưởng về mặt địa hình, khí hậu thời tiết trong vùng cũng có
những sự phân hoá nhất định, hình thành nên các tiểu vùng khí hậu khác
nhau. Phía Bắc khô nóng hơn phía Nam và cũng có những diễn biến bất lợi
hơn, điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng cây trồng.
15
Một số đặc trưng về khí hậu:
- Nhiệt độ trung bình năm 230C, nhiệt độ tháng cao nhất 380C, nhiệt độ
tháng thấp nhất 10,20C.
- Độ ẩm không khí bình quân năm là 85%.Tháng có độ ẩm cao nhất vào
tháng 4 (88%) và có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 (33.5%).
- Chế độ gió: khu vực có hai hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió
Đông Nam, gió Đông Bắc khô lạnh ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông,
lâm nghiệp vùng đồi rừng. Bên cạnh đó bão thường xuất hiện vào khoảng tháng
5, 6 và kết thúc vào tháng 10 tuy mật độ không nhiều và mức độ không lớn
nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông lâm nghiệp tại địa
phương.
- Lượng mưa trung bình năm: 1.480 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa
chiếm tới 78% lượng mưa cả năm. Số giờ nắng trong năm là 1.379 giờ, số
ngày mưa 145 ngày (tập trung vào các tháng từ 3 ÷ 10).
Thuỷ văn:
Vùng đồi rừng 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn có 2 sông lớn là sông Phả
Lại và sông Kinh Thầy, ngoài ra còn có rất nhiều các suối lớn nhỏ, chế độ
thuỷ văn trong vùng phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa nên thất thường, gây
không ít khó khăn cho sản xuất nông, lâm nghiệp như lũ lụt về mùa mưa, hạn
hán về mùa khô.
Nhìn chung chế độ khí hậu thuỷ văn của khu vực cũng gây không ít khó
khăn cho công tác phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trong vùng.
e. Hệ thực vật
Do đặc điểm khí hậu và địa hình của cùng đã hình thành nên kiểu rừng “lá
rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới gió mùa” với các loài cây chủ yếu: Re,
Kháo, Trám, Muồng, Lim xanh, Sau sau, Sến, Sao đen… cây ưu thế trước đây
là Lim xanh hiện nay là Dẻ và Sồi. Bên cạnh các loài cây thân gỗ thì hệ thảm
16
thực vật ở đây cũng rất phát triển với đa dạng nhiều loài cây phổ biến như:
Giàng giàng, Lau lách, Mâm xôi, Cộng sản, Sim, Mua…
Theo kết quả điều tra của Viện sinh thái – Tài nguyên Bộ khoa học công
nghệ và môi trường thì trong vùng có khoảng 156 loài thực vật bậc cao và
trên 100 loài cây thuốc khác nhau.
f. Hệ động vật
Do khu vực có diện tích rừng tự nhiên chiếm ít, mặt khác tình trạng săn
bắn bừa bãi diễn ra nhiều nên hiện nay khu vực chỉ còn lại một số ít các loài
động vật. Theo số liệu thống kê của Viện sinh thái trong vùng có khoảng 123
loài chim và thú nhỏ như: Lợn rừng, Sóc, Nhím, Cầy hương, Hoẵng…chúng
tập trung chủ yếu ở những khu rừng tự nhiên, những nơi xa xôi hẻo lánh, núi
đá, ít người qua lại.
4.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Tình hình dân số, dân tộc, lao động, và phân bố dân cư
Ban Quản Lý rừng tỉnh Hải Dương quản lý trên diện tích của 2 huyện Chí
Linh và Kinh Môn với 28 xã và 6 thị trấn, với 7 dân tộc anh em là: Kinh, Tày,
Nùng, Thái, Sán Dìu, Hmông, Hoa. Tổng số hộ là: 65.372 và 242.173 nhân
khẩu. Mật độ dân số trong vùng bình quân 530 người/km2.
Tổng số lao động trong vùng là 131.769 người, chiếm 54,0% dân số,
trong đó có tới 76% là lao động nông, lâm nghiệp,
Nhìn chung, nguồn nhân lực trong vùng khá dồi dào, nhân dân trong vùng
cần cù chịu khó và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm nghiệp,
song hiện nay đang thiếu việc làm vì vậy cần phải bố trí và sắp xếp việc làm
cho số lao động dư thừa trên.
17
b. Cơ sở hạ tầng
Ban quản lý rừng có mạng lưới giao thông rất thuận lợi bao gồm cả
mạng lưới đường bộ, đường sắt và đường thủy:
Đường bộ có trên 800 km (từ đường liên xã trở lên) và 1100 km đường
liên thôn, 100% số xã có đường ô tô vào trung tâm xã, đường liên huyện, liên
xã được rải nhựa, bê tông hoặc cấp phối.
Đường sắt có khoảng 10 km chạy qua địa bàn.
Đường thủy với khoảng 70 km đường sông, phân bố gần như đều khắp
trên địa bàn.
Mạng lưới giao thông của hai huyện Chí Linh và Kinh Môn tương đối
phát triển, hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt nối liền với
các tỉnh khác trong khu vực, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc đi lại giao
lưu kinh tế hàng hóa giữa các địa bàn trong tỉnh và với các tỉnh bạn.
c. Y tế, văn hóa, giáo dục
Hệ thống kết cấu hạ tầng giáo dục văn hóa xã hội của các xã trong vùng 2
huyện Chí Linh, Kinh Môn khá hoàn chỉnh 100% số xã có trường học được
xây dựng kiên cố, cơ sở vật chất cho dạy và học tương đối tốt. Số lượng học
sinh trong độ tuổi đi học cao, tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp hàng năm đều đạt
95% trở lên.
Y tế 100% số xã có trạm y tế, cơ sở vật chất đã được xây dựng khang
trang, bộ máy tổ chức được kiện toàn, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế
được nâng cao, chất lượng phục vụ tốt.
Hiện nay, 100% số xã trong vùng đồi rừng đều có điện thắp sáng và phục
vụ cho sản xuất phát triển kinh tế. Hệ thống thông tin liên lạc trong các huyện,
thị đều có các đài, trạm phát thanh truyền hình, hầu hết các xã đã xây dựng
được các tụ điểm sinh hoạt văn hóa thể thao cho thanh thiếu niên.
Nhìn chung về văn hoá, giáo dục, y tế trên địa bàn tương đối phát triển
điều này rất thuận lợi cho công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ
và phát triển nghề rừng.
18
4.1.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp từ trước tới nay
a. Sự hình thành và phát triển của Ban quản lý rừng tỉnh Hải Dương.
* Giai đoạn trước năm 1999.
Trước năm 2002 Ban quản lý rừng có tên là Lâm trường quốc doanh Chí
Linh. Lâm trường quốc doanh Chí Linh được thành lập theo quyết định số
937 ngày 27/6/1967 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hải
Dương).
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của lâm trường là:
- Sản xuất nông lâm nghiệp.
- Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ song, mây tre đan.
- Khai thác gỗ và chế biến lâm sản.
Từ trước năm 1993 - 1998 làm chủ dự án 327, kết quả đã trồng phủ xanh
đất trống đồi núi trọc trên địa bàn hai huyện Chí Linh và Kinh Môn.
Từ năm 1999 đã trực tiếp tham gia dự án 661 trên địa bàn hai huyện Chí
Linh và Kinh Môn.
* Giai đoạn 1999 đến nay.
Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước và chuyển đổi doanh
nghiệp Nhà nước. Đến năm 2003 Lâm trường quốc doanh Chí Linh được
chuyển sang đơn vị sự nghiệp và đổi tên thành Ban quản lý rừng Hải Dương
theo quyết định số 3693/QĐ-UB ngày 11/9/2003 của UBND tỉnh Hải Dương.
Ban quản lý rừng tỉnh Hải Dương quản lý trên diện tích 11145.90 ha trên
hai huyện thuộc vùng đồi rừng Chí Linh và Kinh Môn (trên 32 xã vùng đồi
rừng). Hiện nay Ban quản lý rừng thực hiện nhiệm vụ chính:
- Quản lý bảo vệ xây dựng và phát triển vốn rừng.
- Khai thác các lâm, đặc sản phục vụ cho các nhu cầu về các loại lâm sản
ở trong và ngoài tỉnh
19
- Trồng mới, nâng cấp và bổ sung tài nguyên rừng trên địa bàn.
- Về công tác khoán bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp đã triển khai theo nghị
định 01/CP ngày 04/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng số hộ nhận
khoán: 2.742 hộ với diện tích là: 8.455 ha (6.147 ha rừng trồng và 2.308 ha
rừng tự nhiên).
Cơ cấu tổ chức sản xuất trong Ban quản lý:
Tổng số lao động của BQL rừng tỉnh Hải Dương là: 34 người. Trong đó:
12 người làm việc tại Ban quản lý, còn lại 22 người làm việc tại 5 trạm.
Lao động trình độ đại học là 14 người, trung cấp 03 người, công nhân 17
người
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban quản lý được thể như sau:
Giám đốc
Phó Giám đốc
TC hành chính
Phó Giám đốc
SX kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính
Trạm QLR
Côn sơn
Trạm Nam
Chí Linh
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Trạm Bắc
Chí Linh
Trạm Nông
Lâm Bến
Tắm
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban quản lý
Chỉ huy trực tuyến:
Quan hệ công tác:
20
Trạm Kinh
Môn
b. Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kimh doanh
* Về công tác trồng mới rừng:
Công tác trồng mới rừng được tiến hành ngay từ khi thành lập Lâm
trường, hiện nay hầu hết diện tích rừng của Ban là rừng trồng với tập đoàn
cây trồng chủ yếu là Thông, Keo, Bạch đàn, Lát hoa được bố trí trồng thuần
loài hay trồng hỗn giao phân bố đều trên hai huyện, nhìn chung chất lượng
rừng khá tốt, trữ lượng bình quân rừng đạt khoảng 40,0 m 3/ ha. Rừng tự nhiên
chiếm rất ít chỉ khoảng 2335.3 ha chiếm 28.4% diện tích đất sản xuất lâm
nghiệp, loại rừng này tập trung nhiều ở huyện Chí Linh.
Từ năm 1999 tỉnh đã trực tiếp tham gia chương trình 5 triệu ha rừng. Để
triển khai thực hiện, UBND tỉnh đã có quyết định thành lập Ban điều hành
và thành lập hội đồng nghiệm thu. UBND tỉnh có quyết định giao cho Lâm
trường Chí Linh (nay là Ban quản lý rừng Hải Dương) làm chủ đầu tư.
* Về công tác khoán rừng và đất lâm nghiệp cũng như khoán bảo vệ rừng:
Ban quản lý rừng đã triển khai triệt để theo nghị định 01/CP ngày
4/1/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện cho đến nay tổng số hộ nhận
khoán bảo vệ rừng là 2.742 hộ với diện tích là 8455 ha (6147 ha rừng trồng và
2308 ha là rừng tự nhiên) trong đó:
+ Huyện Chí Linh: 2143 hộ với diện tích 7092,0 ha.
+ Huyện Kinh Môn: 599 hộ với diện tích 1.363,0 ha.
* Về chính sách hưởng lợi từ rừng:
Trong những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương thực hiện theo quyết
định số 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền
hưởng lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn.
21
* Nhu cầu khai thác chế biến lâm sản và thị trường tiêu thụ:
Những năm trước đây khi mà diện tích rừng tự nhiên còn nhiều, trữ lượng
lớn nên hàng năm bên cạnh việc khai thác rừng trồng BQL còn tập trung khai
thác cả rừng tự nhiên các loài cây gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như: Lim
xanh, Lát hoa, Giổi xanh, Sến mật, Gụ lau…Đến nay do diện tích rừng tự
nhiên ngày càng bị thu hẹp kéo theo trữ lượng suy giảm nên hàng năm BQL
chỉ tiến hành khai thác ở rừng trồng, chủ yếu là các sản phẩm gỗ trụ mỏ cung
cấp cho các nghành công nghiệp than của tỉnh Quảng Ninh đồng thời đáp ứng
nhu cầu gỗ nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp và các xưởng sản xuất
trong tỉnh. Nhu cầu về lâm sản để phục vụ cho các hoạt động chế biến trên địa
bàn tỉnh là rất lớn. Hầu như hàng năm các đơn vị chế biến trong tỉnh đều phải
nhập gỗ từ ngoài vào. Có thể nói sự phát triển của ngành công nghiệp chế
biến cũng như nhu cầu về gỗ trong nhân dân đang ngày một tăng. Đây là điều
kiện thuận lợi cho BQL mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp,
phát triển nghề rừng.
Ngoài ra với diện tích lớn Thông nhựa cung cấp với một số lượng lớn lâm
đặc sản hàng năm. Mỗi năm BQL khai thác khoảng 35 – 40 tấn nhựa thông,
đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
* Về công tác vườn ươm:
Để cung cấp đầy đủ nhu cầu cây con phục vụ cho công tác trồng rừng, tại
mỗi trạm của BQL được thiết kế một vườn ươm với quy mô nhỏ đồng thời bố
trí thêm 2 công nhân chăm sóc, bảo vệ như vậy nhu cầu về gống, chất lượng
cây con cung cấp cho công tác trồng mới rừng của BQL luôn được đáp ứng.
* Các nghành sản xuất khác:
Sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp trong khu vực là
1.307,55 ha chiếm 9.72%. Các hộ thuần nông ruộng đất ít mặt khác đất canh
22
tác không thích hợp với việc mở rộng phát triển nông nghiệp, do vậy hầu hết
người dân ở đây đã phát triển kinh tế theo hướng nông lâm kết hợp lấy ngắn
nuôi dài nên đời sống kinh tế ổn định hơn. Những hộ ở gần rừng, ven rừng
tham gia vào nghề rừng lâu dài nên có điều kiện kinh tế khá hơn.
Ngành chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc gia cầm trong khu vực cũng đã có những
chiều hướng phát triển tuy nhiên mới chỉ ở mức độ thấp, chăn nuôi nhỏ lẻ. Các
sản phẩm thu được chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu thực phẩm trong khu vực.
Các dịch vụ du lịch, thương mại: Các hoạt động thương mại trong vùng
phát triển đa dạng và tăng nhanh trong những năm gần đây, trong vùng có 6
thị trấn và nhiều thị tứ đang được hình thành. Đây là các trung tâm tiêu thụ
sản phẩm, lưu thông hàng hóa nông, lâm sản như các loại hoa quả, gia súc,
gia cầm. Mặt khác Chí Linh, Kinh Môn là 2 huyện có tiềm năng du lịch lớn
nhất cuả tỉnh Hải Dương điển hình là khu di tích lịch sử Côn Sơn, Kiếp Bạc,
An Phụ, Kính Chủ và rất nhiều đền, chùa … đã được xếp hạng, kết hợp với hệ
thống hồ trên núi như hồ Bến Tắm, Hồ Côn Sơn… tạo nên nhiều cảnh quan
đẹp sơn thủy hữu tình hàng năm đã thu hút nhiều du khách trong nước và
quốc tế đến thăm quan, du lịch
4.1.2 Tiềm năng tài nguyên rừng
4.1.2.1 Hiện trạng tài nguyên rừng của Ban quản lý
Qua số liệu thu thập được từ BQL kết hợp với quá trình điều tra khảo sát
thực tế. Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của BQL rừng tỉnh Hải Dương
thể hiện theo biểu 4.1 như sau:
23
Biểu 4.1: Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng
STT
I
1
2
2.1.1
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
2.1.2
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
2.1.3
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
II
1
2
3
III
1
2
3
4
Hạng mục
Mã
Tổng diện tích tự nhiên
Nhóm đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất sản xuất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Keo lai > 7 tuổi
Keo lai < 7 tuổi
Thông mã vĩ
Bạch đàn
Thông lấy nhựa
Keo + Lát
Rừng non phục hồi (IIa,b)
Rừng phòng hộ
Keo
Keo + Lát
Keo + Thông
Thông
Rừng tự nhiên (IIIA1)
Rừng đặc dụng
Thông
Keo
Thông + Keo
Lim xanh
Dẻ tái sinh
Nhóm đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất khác
Nhóm đất chưa sử dụng
Đất trống trảng cỏ (Ia)
Đất trống cây bụi (Ib)
Đất trống có cây gỗ rải rác (Ic)
Núi đá không cây
24
NNP
SXN
LNP
RSX
RPH
RDD
PNN
ONT
CDG
ĐKH
CSD
NCS
Diện tích
(ha)
11145.90
10806.41
2584.25
8222.16
2672.31
452.80
726.80
250.00
219.19
202.22
112.20
709.10
4148.33
1028.40
632.80
585.70
275.23
1626.20
1401.52
650.00
70.90
167.35
81.35
431.92
152.90
50.40
79.10
23.40
186.59
58.12
74.10
44.00
10.37
Tỷ lệ
(%)
100
96.95
23.91
76.09
32.50
16.94
27.20
9.36
8.20
7.57
4.20
26.54
50.45
24.79
15.25
14.12
6.63
39.20
17.05
46.38
5.06
11.94
5.80
30.82
1.37
32.96
51.73
15.30
1.67
31.15
39.71
23.58
5.56
Qua kết quả thu được ở biểu 4.1 cùng với quá trình điều tra khảo sát
ngoài thực tế tại BQL có thể rút ra một số nhận xét như sau:
* Đối với nhóm đất nông nghiệp
Diện tích nhóm đất nông nghiệp là tương đối lớn với tổng diện tích là
10806.41 ha chiếm 96.95% diện tích đất tự nhiên. Với đặc điểm sản xuất lâm
nghiệp là chủ yếu nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chỉ
chiếm 23.91% với diện tích 2584.25 ha đây là diện tích đất canh tác của
người dân chủ yếu trồng các loại cây nông nghiệp như: Lúa, Ngô, Khoai, Sắn
và một số loại hoa quả rau màu khác…, nhìn chung phương thức canh tác còn
nhỏ lẻ và phụ thuộc nhiều vào mùa vụ sản phẩm chỉ đủ đáp ứng nhu cầu về
lương thực, thực phẩm trong vùng. Còn lại một diện tích rất lớn là đất sản
xuất lâm nghiệp 8222.16 ha chiếm 76.09% so với diện tích của nhóm đất
nông nghiệp. Trong đó bao gồm 3 loại rừng là: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ
và rừng đặc dụng:
Diện tích rừng sản xuất 2672.31 ha chiếm 32.5% so với diện tích đất sản
xuất lâm nghiệp, trong đó rừng trồng chiếm đa số 4138.8 ha với những loài
cây trồng chính như: Keo, Thông, Bạch đàn, Dẻ, Lát hoa. Theo số liệu thống
kê được những loài cây này được trồng rải rác từ trước những năm 1998 đến
nay, đây là nỗ lực rất lớn của BQL rừng trong việc trồng rừng phủ xanh đất
trống đồi núi trọc nhằm nâng cao độ che phủ của rừng, phát triển vốn rừng
đồng thời cung cấp một khối lượng gỗ không nhỏ cho các nghành công
nghiệp trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó còn có một diên tích đất không nhỏ
đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên thuộc trạng thái rừng IIa, IIb diện tích
709.1 ha, diện tích rừng này hiện nay đang được Ban quản lý giao khoán cho
người dân tổ chức nuôi dưỡng và làm giàu rừng. Mặt khác Ban quản lý còn
202.22 ha diện tích Thông lấy nhựa hàng năm cung cấp khoảng từ 30 – 40 tấn
nhựa thông mỗi năm đem lại nguồn thu rất lớn cho Ban quản lý.
25