Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích những yếu tố thúc đẩy Nhà nước của người Việt cổ ra đời sớm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.61 KB, 2 trang )

Họ và tên : Phạm Đức Quân
Lớp
: QT32B
MSSV
: 049

BÀI TẬP TUẦN 1
MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Đề bài: Phân tích những yếu tố thúc đẩy Nhà nước của người
Việt cổ ra đời sớm?
Vào cuối thời kì Hùng Vương,sự phân hoá xã hội chưa cao.Công xã nông thôn
với chế độ công hữu về ruộng đất tồn tại một cách tương đối bền vững,những từ
như “Lạc điền”, “Lạc dân” trong thư tịch cổ cho thấy chế độ tư hữu ruộng đất
chưa xuất hiện.Do đó sự phân hoá xã hội thành giàu nghèo diễn ra chậm chạm,
chưa sâu sắc.Quá trình hình thành, định tính, định lượng của giai cấp không sắc
nét. Mà xét về góc độ lý thuyết thì nhà nước chỉ xuất hiện khi có sự phân chia giai
cấp và mâu thuẫn giai cấp đối kháng đã trở nên gay gắt không thể điều hoà
được.Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó nền kinh tế cũng có những bước phát
triển,dần dần chuyển sang nền kinh tế sản xuất là chủ yếu,công cụ lao động phát
triển,các “Lạc dân” biết chăn nuôi,sản xuất thủ công nghiệp,trồng lúa nước. Điều
đó đã tạo nên một tiền đề vật chất cho khả năng ra đời nhà nước.Nhà nước của
người Việt cổ ra đời sớm còn do những yếu tố thúc đẩy,làm chất xúc tác như là
công cuộc trị thuỷ , tự vệ …
Vị trí địa lý nước Việt cổ nằm trên đầu mối của những luồng giao thông tự
nhiên và quan trọng nên yếu tố tự vệ chống lại các mối đe doạ từ bên ngoài ngày
càng trở nên bức thiết.Tư liệu khảo cổ đã phản ánh về điều đó.Trong giai đoạn
Phùng Nguyên,tỉ lệ vũ khí so với toàn bộ hiện vật rất nhỏ,như khu di tích Văn
Điển là 0,28%,di tích Phùng Nguyên là 0,84%,di tích Lũng Hoá là 2.91%.Trong
đó vũ khí có rất ít kiểu loại và nhiều vũ khí chưa khác mấy với công cụ sản
xuất.Nhưng đến giai đoạn Đông Sơn tỉ lệ vũ khí tăng vọt lên trên 50%,như di tích


Vĩnh Quang là 50,6%,Thiệu Dương là 59,8%,Đông Sơn là 63,29%.Kiểu và loại vũ
khí trong giai đoạn này cũng trở nên đa dạng,phong phú.Truyền thuyết dân gian
cũng nói tới nhiều cuộc xung đột như chiến đấu chống giặc Ân,giặc Man,giặc Hồ
Tôn.Chuyện Thánh Gióng với thành tựu về chế tạo vũ khí,nỏ thần của An Dương
Vương.Như vậy thời bấy giờ,chiến tranh đã trở thành một hiện tượng kịch liệt và
phổ biến trong xã hội,bao gồm cả những cuộc xung đột bên trong và bên
ngoài.Xung đột bên trong là xung đột giữa các cộng đồng,các bộ lạc,các thị tộc,
đòi hỏi phải có một thiết chế để hợp nhất các địa phương,các cộng đồng dân cư
thành quốc gia.Xung đột bên ngoài biểu hiện ở cuộc đấu tranh chống các mối đe
doạ ngoại xâm nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Đặc biệt là từ thế kỉ thứ
III tr.CN, ở Trung Quốc, đế chế Tần thành lập, đe doạ trực tiếp các nhóm Bách
Việt ở phương Nam,trong đó có cư dân Lạc Việt.


Điều kiện tự nhiên của nước Việt cổ bao gồm cả những khó khăn và thuận lợi.
Cuối thời Hùng Vương,dân cư tràn xuống vùng đồng bằng châu thổ các con sông
lớn như sông Hồng,sông Mã và phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.Thư tịch cổ
có đoạn “..ngày xưa dân Giao Chỉ chưa chia thành quận huyện,ruộng đó là ruộng
lạc ,ruộng đó theo nước triều lên xuống,dân khẩn ruộng đó mà ăn nên gọi là dân
lạc…” .Nên công cuộc trị thuỷ - thuỷ lợi giữ vai trò hết sức quan trọng.Trong các
di chỉ khảo cổ học thời kì này đã tìm thấy thóc,công cụ lao động, đê điều.Công
cuộc này đã được phản ánh qua câu chuyện rất nổi tiếng Sơn Tinh - Thuỷ
Tinh,truyền thuyết dân gian diệt trừ mộc tinh (miền đồi núi), ngư tinh (miền
biển),hồ tinh (miền châu thổ)…Trước đó tổ chức của công xã thị tộc với quy mô
tổ chức và hiệu lực của nó, không thể đảm đương nhiệm vụ lớn lao này,không đủ
khả năng tổ chức công cuộc chống lũ lụt và tưới tiêu.Do đó phải cần đến một tổ
chức mới có đủ khả năng này đó chính là nhà nước.Nhà nước là cơ cấu tổ chức
rộng lớn báo trùm toàn bộ xã hội và chặt chẽ,có khả năng cưỡng chế,có phương
tiện tổ chức quản lý đặc biệt là pháp luật,có khả năng huy động sức người sức của
để huy động đấu tranh tự vệ và trị thuỷ.

Từ đâu thời kì Hùng Vương trở đi, địa vị của những người được trao quyền lực
như thủ lĩnh liên minh bộ lạc,tù trưởng bộ lạc,tộc trưởng…được xác lập với những
quyền lực ngày càng lớn để thực hiện các chức năng xã hội.Từ địa vị đó,những
người này bên cạnh chức năng bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng đã từng bước
chiếm được nhiều hơn của cải mà vốn trước đây là của cộng đồng,có bộ máy giúp
việc và những người phục dịch cho cá nhân và gia đình.Quyền lực của họ được sử
dụng để tiến hành các công việc dưới danh nghĩa là thực hiện chức năng xã hội đã
không phải chỉ nhằm mục đích bảo vệ cho lợi ích chung mà còn mang lại lợi ích
cá nhân họ đồng thời để đề cao uy tín, địa vị và quyền hạn của mình.Quyền lực và
tài sản của những người này được tích tụ ngày càng lớn,ngày càng thể hiện tính
tập trung, độc đoán hơn, đòi hỏi thôi thúc phải có một cơ câu tổ chức mới ra
đời,không gì khác đó chính là nhà nước.
Tóm lại, từ sự phân tích trên, ta thấy rằng sự ra đời sớm của nhà nước bao gồm
2 yếu tố chính:
- Một là, công cuộc trị thủy – thủy lợi đóng vai trò quan trọng liên quan trực
tiếp đến sự tồn vong của cả cộng đồng. Nhưng cơ cấu tổ chức trong chế độ
công xã nguyên thủy không thể đảm đương nổi công việc lớn lao này. Do đó
mà nhà nước đã ra đời để thực hiện tốt hơn công cuộc đấu tranh tự vệ và trị
thủy – thủy lợi.
- Hai là, các thủ lĩnh, quý tộc ngày càng có địa vị và vai trò quan trọng trong
xã hội, quyền lực và tài sản của họ tích tụ ngày càng lớn. Lúc đầu, họ thực
hiện chức năng xã hội đảm bảo lợi ích chung cho cộng đồng, sau trở thành
độc lập với xã hội và cuối cùng vươn lên thành sự thống trị đối với xã hội,
thôi thúc sự ra đời sớm của nhà nước.



×