Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân của bộ Quốc triều hình luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.07 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
1. Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn
nhân của bộ Quốc triều hình luật
2. Đánh giá về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong
thời kì hôn nhân của bộ Quốc triều hình luật
2.1. Tiến bộ
2.2. Hạn chế
C. KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

A.

Trang
0
1
1
1
3
3
5
7
8
11

MỞ ĐẦU


Trong xã hội phong kiến không kể ở phương Đông hay phương Tây, địa vị của
người phụ nữ trong gia đình rất thấp kém. Họ bị trói buộc bởi tam tòng tứ đức, bởi
nghĩa vụ với cha mẹ, với gia đình chồng. Trải qua hàng trăm năm đấu tranh bền bỉ,
người phụ nữ mới dần khẳng định địa vị của mình trong gia đình và ngoài xã hội, họ đã

1


và đang từng bước xác lập mối quan hệ bình đẳng với những người đàn ông. Tuy nhiên,
không phải chỉ khi người phụ nữ xuống đường đấu tranh, khi cộng đồng quốc tế bắt đầu
quan tâm tới “bình đẳng giới” vào thế kỉ XIX thì những quyền và lợi ích hợp pháp của
người phụ nữ mới được coi trọng. Ở Việt Nam, tuy vấn đề bình đẳng giới được đặt ra
muộn hơn ở các nước phương Tây nhưng từ thế kỉ XV, bằng những quy định của bộ
Quốc triều hình luật, địa vị của người phụ nữ đã được cải thiện hơn rất nhiều thậm chí
trong một số lĩnh vực, pháp luật đã thiết lập một vị thế tương đối bình đẳng giữa 2 giới;
một trong số đó là quyền sở hữu tài sản trong gia đình. Những quy định về chế độ tài
sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân của bộ Quốc triều hình luật là một nét đặc
sắc có phần đi trước thời đại của pháp luật phong kiến Việt Nam.
B.
1.

NỘI DUNG

Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân của bộ Quốc triều
hình luật
Cùng với sự chú trọng luật hình và trình độ lập pháp còn hạn chế, bộ Quốc triều

hình luật không có những quy định riêng biệt, cụ thể về chế độ tài sản giữa vợ và chồng
trong thời kì hôn nhân mà quy định gián tiếp thông qua các chế định thừa kế và hợp
đồng.

Cụ thể, chế độ tài sản giữa vợ và chồng được quy định gián tiếp trong điều 374,
375 và 376 của bộ Quốc triều hình luật. Điều 374 quy định: “Chồng cùng vợ trước có
con, vợ sau không có con, hay vợ cùng chồng trước có con, chồng sau không có con,
mà chồng chết trước không có chúc thư, thì điền sản thuốc về con vợ trước, hay con
chồng trước; nếu vợ sau, chồng sau không chia đúng phép thì bị xử phạt 50 roi, biếm 1
tư. Cha mẹ còn thì lại xử khác (đúng phép, nghĩa là vợ trước có 1 con, vợ sau không
con, thì điền sản chia làm 3, cho con vợ trước 2 phần, vợ sau 1 phần; nếu vợ trước có 2
con trở lên, thì phần vợ sau chỉ bằng phần các con thôi. Phần của vợ sau thì chỉ để
nuôi dưỡng 1 đời mình, không được nhận làm của riêng; nếu vợ sau chết hay cải giá
lấy chồng khác thì phần ấy lại về con chồng. Vợ chết trước thì người chồng cũng theo
lệ ấy nhưng không câu nệ khi lấy vợ khác. Nếu điền sản là của chồng cùng vợ trước
làm ra, thì chia 2 phần, vợ trước và chồng mỗi người 1 phần, phần của vợ trước thì để
riêng cho con, còn phần chồng thì lại chia như trước. Nếu điền sản là của chồng và vợ
2


sau làm ra, thì cũng chia làm 2 phần, chồng và vợ sau mỗi người 1 phần, phần của
chồng thì chia như trước; còn phần của vợ sau được nhận làm của riêng, vợ chết trước
thì chồng cũng như thế)”. Điều 375 quy định: “Vợ chồng không có con, hoặc ai chết
trước, không có chúc thư, mà điền sản chia về chồng hay vợ cùng là để việc tế tự,
không đúng phép thì xử phạt 50 roi, biếm 1 tư. Người trong họ không được giữ phần
điền sản về việc tế tự ấy nữa.(đúng phép, nghĩa là chồng chết thì điền sản chia làm 2
phần, về người họ ăn thừa tự 1 phần để giữ việc tế tự; về vợ 1 phần, phần của người vợ
thì chỉ để nuôi đời mình khồn được nhận làm của riêng, vợ chết hay cải giá thì phần ấy
lại thuộc về người thừa tự. Nếu cha mẹ hãy còn sống thì thuộc về cha mẹ cả; vợ chết
trước thì cũng thế chỉ không bắt buộc hễ lấy vợ khác thì mất phần ấy. Trên đây là nói
về điền sản cha mẹ để cho con, còn điền sản của vợ chồng làm ra thì chia làm 2, vợ
chồng mỗi người 1 phần; phần của vợ được nhận làm của riêng, phần của chồng lại
chia làm 3, cho vợ 2 phần, để về việc tế tự và phần mộ 1 phần, 2 phần cho vợ cũng chỉ
để nuôi 1 đời mình, không được nhận làm của riêng, vợ chết hay cải giá thì 2 phần ấy

lại để về việc tế tự và phần mộ, nếu cha mẹ còn sống thì cha mẹ giữ; vợ chết trước thì
chồng cũng thế chỉ không câu nệ khi lấy vợ khác)”. Điều 376 quy định: “Vợ chồng đã
có con nếu 1 người chết trước, sau đó con cũng chết thì điền sản thuộc về chồng hay
vợ. Nếu người trưởng họ chia không đúng phép, thì xử phạt 50 roi, biếm 1 tư và mất
phần chia (đúng phép nghĩa là điền sản của vợ chia làm 3, để cho chồng 2 phần, cho
người họ (người thừa tự) 1 phần. Cha mẹ còn sống thì chia làm 2, thuộc về cha mẹ 1
phần, thuộc về chồng 1 phần, phần của chồng chỉ được để nuôi 1 đời, không được nhận
làm của riêng, chồng chết thì phần ấy thuộc về cha mẹ hay người thừa tự. Chồng chết
trước thì vợ cũng thế, cải giá thì phải trả lại)”.
Theo như quy định tại các điều luật đã trích dẫn ở trên, ta có thể thấy, mọi tài sản
trong gia đình đều thuộc sở hữu của vợ chồng và khối tài sản được hình thành từ 3
nguồn. Đó là:
Tài sản riêng bao gồm: Tài sản riêng của chồng được thừa kế từ gia đình mình
(phu điền sản) và tài sản riêng của vợ được thừa kế từ gia đình mình (thê điền sản). Cụ
thể, các điều luật trên đều sử dụng các cụm từ như “điền sản cha mẹ để cho con”, “của
3


riêng”, “điền sản của vợ” hay quy định về tội ngoại tình ở điều 401: “…Vợ cả, vợ lẽ
phạm tội đều xử tội lưu, điền sản trả lại cho người chồng” đã quy định một cách gián
tiếp nguồn gốc của tài sản riêng cũng như công nhận quyền sở hữu riêng của vợ hoặc
chồng với tài sản đó. Tuy trong thời gian hôn nhân tồn tại không có sự phân chia quá
rạch ròi về tài sản riêng, vợ chồng cùng quản lí khối tài sản đó và lợi tức của nó là tài
sản chung nhưng sự tồn tại của chúng sau hôn nhân (cụ thể là khi hôn nhân chấm dứt)
chứng tỏ trong thời kì hôn nhân chúng vẫn luôn tồn tại.
Tài sản chung là tài sản do 2 vợ chồng làm ra trong thời kì hôn nhân (tần tảo điền
sản) được đề cập đến ở điều 374 và 375. Cụ thể, điều 374 quy định: “…Nếu điền sản là
của chồng cùng vợ trước làm ra, thì chia 2 phần, vợ trước và chồng mỗi người 1 phần
… Nếu điền sản là của chồng và vợ sau làm ra, thì cũng chia làm 2 phần, chồng và vợ
sau mỗi người 1 phần, phần của chồng thì chia như trước; còn phần của vợ sau được

nhận làm của riêng …”; điều 375 quy định “…điền sản của vợ chồng làm ra thì chia
làm 2, vợ chồng mỗi người 1 phần; phần của vợ được nhận làm của riêng, phần của
chồng lại chia làm 3…”. Có thể thấy, pháp luật đã công nhận đóng góp của người phụ
nữ ngang bằng với người đàn ông trong khối tài sản chung của gia đình, chính vì vậy
nên khi quan hệ hôn nhân chấm dứt, người vợ được hưởng 1 nửa số tài sản chung làm
của riêng. Đồng thời, pháp luật công nhận quyền sở hữu chung của 2 vợ chồng với tài
sản trong gia đình nên khi tiến hành các hoạt động chuyển nhượng, thuê hay vay mượn
ruộng đất đều phải có khế ước, văn tự với chữ kí và sự đồng ý của cả 2 vợ chồng.
2. Đánh giá về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân của bộ
Quốc triều hình luật
2.1.
Tiến bộ
Điểm đặc sắc, tiến bộ nhất của bộ Quốc triều hình luật nằm trong những quy định
về quyền và địa vị của người phụ nữ mà một trong số đó là quyền sở hữu tài sản của gia
đình trong thời kì hôn nhân. Sự tiến bộ đó không hề bị giới hạn bởi không gian và thời
gian, không những thể hiện khi đặt cạnh những quy định của pháp luật cùng thời mà
còn thể hiện nguyên vẹn những nét đặc sắc khi so sánh với Hoàng Việt luật lệ của triều
Nguyễn hay Đại Thanh luật lệ của Trung Quốc và thậm chí là pháp luật của các nước
phương Tây của hàng trăm năm sau đó. Theo điều 88 của “Đại Thanh Luật Lệ,” chỉ
4


nam giới được hưởng quyền chia tài sản của cha mẹ (tức không thể tồn tại thê điền sản
như quy định của Quốc triều hình luật); còn theo điều 78, khi người nữ lấy chồng thì tất
cả tài sản riêng của mình kể cả tài sản mình tự tạo lập ra hay nhận của cha mẹ ruột của
mình, đều phải sát nhập hết vào gia sản của nhà chồng. Nếu ly dị hay cải giá, người nữ
phải rời nhà chồng với hai bàn tay trắng, không lấy được các tài sản riêng mà mình
mang đến gia sản nhà chồng. Năm 1890, ở Hoa Kỳ vẫn còn 1 số tiểu bang áp dụng học
lý Femme Couverte của Thông Luật theo đó“người vợ là vật sở hữu của chồng” không
có quyền pháp lý đối với lợi tức do chính bà kiếm ra, cũng như đối với con cái và tài

sản của bà, trừ khi hai vợ chồng ký hôn khế trước, và đặt tài sản của họ dưới chế độ
giám hộ. So sánh các quy định về tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân của
Đại Thanh luật lệ (chế định từ năm 1644, chính thức ban hành năm 1740), Hoàng Việt
luật lệ với kĩ thuật lập pháp cao hơn hay pháp luật của các nước phương Tây khi đã bắt
đầu thiết lập nhà nước tư sản có cái nhìn thoáng và ít yêu cầu hơn với người phụ nữ
cùng với Quốc triều hình luật của thế kỷ XV mới thấy hết được những điểm tiến bộ của
nó, khi Quốc triều hình luật đã lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp thiết lập địa vị tương
đối bình đẳng trong sở hữu tài sản giữa vợ và chồng. Việc công nhận quyền sở hữu của
người vợ với tài sản riêng là công nhận 1 quyền cơ bản của con người, công nhận quyền
sở hữu với tài sản chung đồng nghĩa với việc công nhận những đóng góp của người phụ
nữ trong gia đình. Điều này không những thể hiện tính nhân văn của bộ luật mà còn
mang đậm bản sắc, phong tục tập quán dân tộc.
Những quy định tiến bộ về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn
nhân cũng như việc xác lập địa vị tương đối bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
sở hữu xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn trọng người phụ nữ thể hiện qua
truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, …, điều này xuất phát từ thực tế lịch sử đấu tranh
chống giặc ngoại xâm không thể thiếu vai trò của người phụ nữ ở hậu phương, không
thể phủ nhận đóng góp của người phụ nữ trong gia đình. Đồng thời, do phong tục tập
quán Việt Nam là tài sản hương hỏa chỉ dùng để thờ cúng tổ tiên, không thể giao cho
người khác họ nên để đảm bảo tài sản hương hỏa không bị chuyển giao cho dòng họ
5


khác khi con gái đi lấy chồng, cách tốt nhất là thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của
người vợ .
Thứ 2, Quốc triều hình luật là sản phẩm của thời Hậu Lê. Đây là thời kỳ chế độ
phong kiến Đại Việt phát triển rực rỡ nhất, vị vua đầu tiên có xuất thân từ tầng lớp bình
dân cùng với nguồn gốc hình thành của vương triều dựa vào sức mạnh của nhân dân để
giành độc lập từ tay ngoại bang khiến nhà nước thời Hậu Lê có tính nhân dân và tính

dân tộc tương đối sâu sắc, nhà nước quan tâm bảo vệ lợi ích của cộng đồng dân tộc.
Thứ 3, ở Việt Nam, tồn tại chủ yếu lại là gia đình nhỏ (3 thế hệ: vợ chồng, các
con, cha mẹ), hay gia đình hạt nhân chỉ gồm 2 thế hệ. Do vậy, trong gia đình truyền
thống Việt Nam, vợ chồng có thể độc lập quyết định những công việc quan trọng trong
gia đình. Lúc này, vợ chồng cùng tham gia bàn bạc, cùng giải quyết. Điều này khác xa
so với kiểu gia đình đa thế hệ với những dòng họ lớn mà quyền quyết định các việc
trọng đại trong gia đình đều đặt vào trong tay người gia trưởng (thường là trưởng tộc
hay người chồng, người cha trong gia đình), như ở Trung Quốc.
2.2. Hạn chế
Tuy nhiên, với kĩ thuật lập pháp còn hạn chế của thế kỷ XV cùng những tư tưởng
ăn sâu bám rễ trong xã hội phong kiến, những quy định về chế độ tài sản giữa vợ và
chồng trong thời kì hôn nhân của Quốc triều hình luật cũng không tránh khỏi còn nhiều
hạn chế.
Thứ nhất, các quy định phần lớn mang tính chất ví dụ, quá cụ thể dẫn tới thiếu
tính bao quát và điển hình, chính vì vậy trên thực tế khi giải quyết các vụ việc cụ thể
cần tới các chỉ dụ riêng lẻ hoặc do phong tục tập quán điều chỉnh (ví dụ như khi 2 vợ
chồng có sự tranh chấp về tài sản). Đồng thời, pháp luật chưa có những quy định trực
tiếp về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân, tất cả các quy định đều
chỉ được suy ra và vận dụng gián tiếp thông qua chế định thừa kế và chế định hợp đồng
nên tính hệ thống và tính pháp điển hóa không cao.
Thứ 2, Quốc triều hình luật mới chỉ có quy định về điền sản, hoàn toàn không
nhắc đến vấn đề sở hữu với các loại tài sản khác như vàng, bạc, nhà cửa, lụa vải, lúa
thóc, …

6


Thứ 3, tuy về quan hệ tài sản pháp luật đã công nhận quyền sở hữu tài sản của
người phụ nữ nhưng vẫn còn có sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng. Cụ thể, đối với 1
phần tài sản riêng mà vợ, chồng nhận được để nuôi 1 đời (khi 1 trong 2 người chết), tuy

vợ hay chồng đều không được nhận làm của riêng nhưng người vợ phải trả lại số tài sản
đó nếu tái giá còn người chồng thì không hay khi li hôn do lỗi của người vợ thì toàn bộ
tài sản riêng phải để lại cho nhà chồng, đối với tài sản các con được thừa kế thì chỉ
người cha được quyền định đoạt. Đồng thời, tuy cần có chữ kí của người vợ trong các
khế ước, văn tự mua bán, thuê đất nhưng trên thực tế, quyền quyết định chủ yếu vẫn
thuộc về người chồng, pháp luật không có quy định điều chỉnh về vấn đề này; tuy nói
tài sản trong gia đình đều thuộc về vợ và chồng nhưng pháp luật lại có quy định về thất
xuất trong đó có trường hợp vợ trộm cắp tài sản trong gia đình, dường như một phần
nào đó, quyền sở hữu tài sản trong gia đình của người vợ cũng bị hạn chế.
Những hạn chế trong quy định về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì
hôn nhân xuất phát từ đặc điểm văn hóa xã hội của nước ta thời phong kiến. Cụ thể:
Thứ nhất, nhà nước phong kiến Lê sơ được xây dựng với Nho giáo là bệ đỡ tư
tưởng nên tam tòng tứ đức và tư tưởng gia trưởng, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn
sâu, bám rễ trong đời sống gia đình Việt. Chính vì vậy, tuy pháp luật có những quy định
về quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ nhưng chính bản thân họ lại khó có thể tự
giác thực hiện quyền này của mình, nhất là trong việc định đoạt tài sản.
Thứ 2, nước ta có nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, trong một xã hội trọng
nông thì điền sản là thứ tài sản quý nhất, quan trọng nhất và dường như chỉ có điền sản
mới đáng giá.
Thứ 3, trình độ lập pháp của các nhà làm luật thời kì này còn rất hạn chế, chủ yếu
học tập từ pháp luật Trung Quốc và kế thừa các quy định trong bộ luật của triều đại
trước.
Thứ 4, Nhà Lê từng bước xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập
quyền với địa vị chí tôn của nhà vua, pháp luật được xây dựng với mục tiêu hàng đầu là
bảo vệ chế độ phong kiến, địa vị quyền lợi của giai cấp thống trị, củng cố trật tự đẳng
cấp xã hội và gia đình gia trưởng phong kiến, thể chế hóa tư tưởng đạo đức chính trị
Nho giáo và Hình luật được đặc biệt coi trọng nên các quy định trong lĩnh vực hôn nhân
7



gia đình không được quá coi trọng. Bên cạnh đó, Nhà nước công nhận phong tục tập
quán là một bộ phận của pháp luật nên có một số vấn đề do phong tục tập quán điều
chỉnh.
C.

KẾT LUẬN

Lịch sử lập pháp của nước ta đã trải qua hàng ngàn năm để đạt được trình độ lập
pháp cao như ngày nay. Tuy nhiên, con đường đi lên không phải lúc này cũng thẳng tắp
mà trong lịch sử đã có những bước thụt lùi trong những quy định về một số lĩnh vực cụ
thể. Quy định về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân cũng vậy. Nếu
như đây là một nét đặc sắc, độc đáo của bộ quốc triều hình luật thì đến Hoàng Việt luật
lệ đã hoàn toàn biến mất. Chính vì vậy, không thể vì pháp luật phong kiến còn nhiều
hạn chế về cả nội dung lẫn hình thức mà bỏ qua việc tiếp thu những tinh hoa, những
điểm tiến bộ của nó. Ngày nay, pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam đã tiếp thu và
phát huy tinh thần của Quốc triều hình luật khi quy định rõ ràng, cụ thể và hợp tình, hợp
lí về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân. Từ đó có thể thấy, những
quy định về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân trong bộ Quốc triều
hình luật đã thể hiện những quan điểm hết sức tiến bộ và mang tính nhân văn sâu sắc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật: Hình luật triều Lê, Nxb. Pháp lí, 1991.
2. Lê Thị Sơn (Chủ biên), Quốc Triều hình Luật lịch sử hình thành, nội dung và giá trị,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004.
3. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia. Viện Nhà nước và pháp luật, Nghiên
cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV – Thế kỷ XVIII, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1994.
4. Đánh giá về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân của bộ Quốc Triều
hình luật
Nguồn: />5. Ngô Vũ Hải Bằng, Quyền lợi của người phụ nữ trong bộ luật Hồng Đức, tạp chí xưa

và nay.
Nguồn: />8


6. ThS. Lê Minh Tuấn, Bộ luật Hồng Đức có nhiều quy định tiến bộ bênh vực, bảo vệ
quyền lợi của người phụ nữ.
Nguồn: />7. Chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật
Nguồn: />8. Những điểm đặc sắc trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của bộ Quốc triều hình luật.
Nguồn:
/>9. Chế định hôn nhân trong bộ Quốc triều hình luật
Nguồn:
/>10.Nguyễn Thanh Bình, Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức)
Nguồn:
/>a=v&q=cache:vr3QNB8sLQcJ:files.myopera.com/thanhbinhtelebank/files/PLDC.do
c+&hl=vi&gl=vn&pid=bl&srcid=ADGEESjjoMJ5M4hoJwDIEZpKaBYXsvx8r1eftw9M-VRa8t2F9Tc8Wo06vNvylnE8e940_ktDlPzvIZY9HZI7F6CAVOvQVcmIw11djthEq78
mEgv50mTdfv1673QG2N3AFerUCMrmq9&sig=AHIEtbRmkswBRfRWPD4EyI2
OvZ_jhRJrbA
11.Phạm Văn Bản, Tiến trình nhân quyền
Nguồn: />
9


PHỤ LỤC

Chúng tôi là Phạm Văn Khánh và vợ ở làng Thư Điền, huyện Yên Mô, phủ
Ninh Bình có 1 sào ruộng ở cánh đồng Phù Long, tứ chí như sau: phía đông
giáp con ngòi Hát, phía Tây giáp ruộng nhà ông Hài, phía Nam giáp ruộng
ông Thuần, phía Bắc giáp ruộng nhà bà Bảnh. Nay vì cần tiền bán đứt thửa
ruộng này cho ông Lê Văn Chỉnh cùng vợ người cùng làng, lấy số tiền là 3
quan tiền. Khi lập khế ước này 2 bên đã nhận đủ phần mình.Thửa ruộng

đoạn mại này chính là tư sản của riêng tôi, có điều gì man trá, tôi chịu hoàn
toàn trách nhiệm không liên can gì đến người mua. Kể từ ngày lập văn tự,
người mua nhận ruộng canh tác, truyền tử nhược tôn, vĩnh viễn như của
riêng.
Theo pháp luật trong nước, nay lập văn tự làm bằng.
Niên hiệu Hồng Đức, năm … ngày … tháng …
Ký tên hoặc điểm chỉ

Mẫu khế ước đoạn mại đất được Phạm Hữu Nghị xây dựng dựa trên các tài liệu lịch sử

10


Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

Quyền và lợi ích của người phụ nữ ở các nước phương Tây chỉ được đặt ra khi người họ
tự mình đấu tranh vào thế kỷ XIX

11



×