Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CÔNG NGHIỆP HOÁ Ở VIỆT NAM QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU ĐỖ QUỐC SAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.22 KB, 13 trang )

ĐAI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
    
TIỂU LUẬN MÔN HỌC:

CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ
Đề tài:

CÔNG NGHIỆP HOÁ Ở VIỆT NAM
QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU
ĐỖ QUỐC SAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
PHAN NGUYỄN KHÁNH LONG

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
LÂM THÁI BẢO NGÂN
NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH
NGUYỄN THỊ THUÝ
TRẦN THỊ NGUYỆT
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG

Huế, 11/2011


MỤC LỤC
I/ Mục tiêu nghiên cứu
II/ Cơ sở lý luận về tiêu chí đánh giá quá trình CNH-HĐH.
III/ Thực trạng CNH ở Việt Nam qua tiêu chí đáng giá của Đỗ Quốc Sam


1.
Tiêu chí kinh tế:
1.1)
GDP/người.
1.2)
Tỷ trọng giá trị gia tăng nông nghiệp trong GDP.
1.3)
Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động.
2. Tiêu chí khoa học công nghệ:
2.1) Tỷ lệ kinh phí R&D trong GDP.
2.2) Số người sử dụng internet trên tổng số dân
2.3) Số lượng sinh viên đại học/10.000 dân.
2.4) Tỷ lệ hàng công nghệ cao/hàng công nghiệp chế tạo xuất khẩu.
3. Tiêu chí xã hội:
3.1) Tỷ trọng dân số đô thị trong tổng dân số.
3.2)Chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% dân số cao nhất và nhóm thấp
nhất.
3.3) Số bác sĩ trên 10.000 dân.
4. Tiêu chí môi trường:
4.1) Tỷ lệ sử dụng nước sạch.
4.2) Tỷ lệ che phủ rừng.
IV/ Việt Nam và các nước trên thế giới
1. Việt Nam và Nhật Bản.
2. Việt Nam và Lào.
3. Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
V/ Kết luận
1. Hạn chế
2. Tích cực
VI/Tài liệu tham khảo



CÔNG NGHIỆP HOÁ Ở VIỆT NAM
QUA CÁI NHÌN CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU
ĐỖ QUỐC SAM
I/ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá quá trình CNH của Việt Nam qua các chỉ tiêu của nhà nghiên cứu Đỗ
Quốc Sam.
Góp phần tìm hiểu thực trạng CNH của VN hiện nay
Từ đó đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của quá trình CNH ở VN.
II/CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CÔNG
NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HOÁ
Công nghiệp hoá là một quá trình làm thay đổi căn bản , toàn diện nền kinh tế.
Vì vậy, mức độ hoàn thành công nghiệp hoá cũng phải được đo lường bằng hệ
thống tiêu chí phản ánh trình độ đạt được trong quá trình công nghiệp hóa của mỗi
nước . Có nhiều hệ thống tiêu chí khác nhau để đánh giá mức độ hoàn thành công
nghiệp hoá tuỳ thuộc vào quan niệm và mục tiêu của công nghiệp hoá ở mỗi thời
kỳ cụ thể.
Trên thế giới hiện có rất nhiều bộ tiêu chí khác biệt nhau, nhưng hầu hết đều
phản ánh khá đày đủ bản chất của quá trình công nghiệp hoá. Trên cơ sở đó , tại
Việt Nam chúng ta sẽ nghiên cứu thực trạng công nghiệp hoá qua tiêu chí đánh giá
của Đỗ Quốc Sam.
Đỗ Quốc Sam đưa ra bộ tiêu chí về công nghiệp hoá áp dụng cho Việt Nam ,
bao gồm 4 nhóm tiêu chí :
∗ Nhóm tiêu chí kinh tế:
Trong tiến trình CNH- HĐH, nhóm tiêu chí kinh tế là tiêu chí cơ bản để đánh
giá một nền kinh tế công nghiệp so với nền kinh tế nông nghiệp. Đây là tiêu chí
quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của một nền kinh tế, mức độ thoả mãn
nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân, phản ánh sự phân chia tổng số lao
động xã hội ...
∗ Nhóm tiêu chí khoa học - công nghệ:

Thực chất của quá trình CNH – HĐH là quá trình áp dụng “tiến bộ khoa họccông nghệ”. Do đó, việc tăng cường phát triển khoa học-công nghệ, ứng dụng
những thành tựu mới vào sản xuất nhằm cải thiện đời sống của người dân cũng là
tiêu chí quan trọng để đánh giá.
∗ Nhóm tiêu chí xã hội:
Sự văn minh trong đời sống của một quốc gia, sự phát triển con nguời trên
phương diện sức khoẻ, tri thức và mức sống ...do sự tiến bộ của công nghiệp hoá


mang lại. Do đó, để đánh giá mức độ phát triển của công nghiệp hoá cần xét tới
tiêu chí xã hội.
∗ Nhóm tiêu chí tài nguyên môi trường:
Công nghiệp hoá là một quá trình nhằm tạo sự phát triển toàn diện trên tất cả
các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, ngoài các tiêu chí kinh tế, xã hội thì
vấn đề môi trường cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá tính bền vững của
quá trình công nghiệp hóa.
Hiện nay, các nước công nghiệp phát triển đã và đang chuyển sang phát triển
các ngành công nghệ cao, công nghệ sạch nên hạn chế được mức độ phá huỷ môi
trường sinh thái; ngược lại, hầu hết các nước đang trong quá trình công nghiệp
hoá đều dựa vào tài nguyên thiên nhiên để phát triển, do công nghệ lạc hậu các
nước này phải đánh đổi môi trường lấy tốc độ tăng trưởng.
III/ THỰC TRẠNG CNH Ở VIỆT NAM QUA TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
CỦA ĐỖ QUỐC SAM
1/ Tiêu chí Kinh tế
1.1) GDP/người:
GDP/người biểu thị giá trị về kết quả sản xuất và dịch vụ mà một người trong
quốc gia đó làm ra . Đây là căn cứ để có thể so sánh giữa các quốc gia với nhau về
mức thu nhập , sự thay đổi về thu nhập và mức hưởng thụ thực tế trong những
thời kỳ khác nhau của quá trình CNH . Đây còn là thước đo phản ánh mức độ thoả
mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân do CNH mang lại.
Tại các nước đã hoàn thành CNH, GDP/người rất cao. Năm 2007:

+)Các nước công nghiệp phát triển đạt trên 16.000USD
+)Các nước công nghiệp hoá mới đạt từ 1000USD trở lên.
+)Các nước đang công nghiệp hoá đạt dưới 1000USD.
Ở Việt Nam, năm 2010,thu nhập bình quân trên đầu người đạt
1.168USD/người/năm.
1.2)Tỷ trọng giá trị gia tăng nông nghiệp trong GDP
Một nền kinh tế phát triển hiện đại thì tỷ trọng của giá trị CN và DV trong
GDP phải cao, còn tỷ trọng của nông nghiệp thì thấp hơn.
Một nền kinh tế đang phát triển muốn trở thành một nền kinh tế công nghiệp
hoá mới thù phải giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống dưới 20% GDP, nâng tỷ trọng
CN và DV lên trên 80% GDP. Muốn trở thành nước CNH cao thì phải giảm tỷ
trọng nông nghiệp xuống dưới 10% GDP, thậm chí dưới 5%GDP.


Ở Việt Nam tỷ trọng khu vực công nghiệp trong cơ cấu GDP từ 41% (năm
2005) tăng lên 41,1% (năm 2010); khu vực dịch vụ từ 38% (năm 2005) tăng lên
38,3% (năm 2010); khu vực nông nghiệp từ 21% (năm 2005) giảm xuống 20,6%
(năm 2010).

1.3)Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động
Mức độ thành công của CNH được đo bằng tỷ lệ phần trăm của lao động phi
nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội. Tại các nước đã CNH, tỷ trọng lao
động ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, tỷ trọng nông
nnghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng thấp, thường chiếm dưới 10% trong tổng số lao
động xã hội. Còn các nước chưa CNH hay đang CNH thì tỷ trọng lao động nông
nghiệp chiếm rất lớn.
Ở Việt Nam, tỷ trọng lao động trọng nông nghiệp từ 57,1% (năm 2005) giảm
xuống 48,2% (năm 2010) ; trong công nghiệp và xây dựng từ 18,2% (năm 2005)
tăng lên 22,4% (năm 2010) ; dịch vụ từ 24,7% (năm 2005) tăng lên 29,4% (năm
2010).



Cơ cấu lao động trong các ngành ở Việt Nam qua các năm
2. Tiêu chí về khoa học
2.1) Tỷ lệ kinh phí R&D trong GDP
Trong nhiều năm qua, nhà nước đã có chính sách và tăng đầu tư cho khoa học ,
công nghệ , tuy nhiên vẫn ở mức rất thấp , chỉ chiếm khoảng 0,6% GDP, trong đó
0,5% của nhà nước và 0,1% là các thành phần kinh tế khác. Tuy nhỉên trong 0,5%
lại có cả đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, quản lý phí nên số tiền thực cho đầu tư còn
nhỏ hơn nhiều. Tỷ lệ đầu tư cho khoa học, công nghệ từ ngân sách nhà nước tại
các quốc gia phát triển so với khu vực ngoài nhà nước khoảng 1:3, còn Việt Nam
thì ngược lại 5:1.
2.2) Số người sử dụng internet trên tổng số dân
Việt Nam, đã có gần 2,9 triệu người đăng ký sử dụng internet, tăng 41,3%
trong vòng 11 tháng đầu năm 2009. Trong cùng thời gian nói trên, số nguời dùng
internet tại Việt Nam tăng 7,9%, đưa tổng số người sử dụng lên tới 22,4 triệu.
Trong năm 2008, số người sử dụng internet tăng 12,3% và trong năm 2007, tỷ lệ
này là 26,3%.
2.3) Số lượng sinh viên đại học/10.000 dân


Hiện nay Việt Nam có tổng số 376 trường đại học, cao đẳng trên cả nước,
trong đó bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý 54 trường, các Bộ, ngành khác
quản lý 116 trường, Các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của 125 trường. Tổng
số sinh viên bậc đại học hiện nay khoảng 1.700.000 người, số lượng tuyển sinh
hằng năm trong những năm gần đây khoảng 500.000 người/kỳ thi.
Tuy nhiên đánh giá chung chất lượng đào tạo giáo dục bậc đại học ở Việt Nam
còn thấp, chưa tạo được sự đồng hướng giữa người học, người dạy, nhà đầu tư cho
giáo dục, người sử dụng lao động và xã hội. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học
còn nhiều trì trệ là nguyên nhân cơ bản của việc chất lượng giáo dục đại học Việt

Nam ngày càng tụt hậu trước đòi hỏi của phát triển đất nước.
2.4) Tỷ lệ hàng công nghệ cao/hàng công nghiệp chế tạo xuất khẩu
Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so
với năm 2009 trong đó 18 mặt xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD với tổng kim ngạch đạt
54.595 triệu USD, chiếm 76% tổng kim ngạch cả nước.
18 Mặt hàng xuất khẩu chủ lực năm 2010
Kim ngạch
So với tổng kim ngạch
Mặt hàng
(1000USD)
xuất khẩu cả nước (%)
1. Dệt, may
11172
15,6
2.Giày dép
5079
7,09
3.Thuỷ sản
4953
6,91
4.Dầu thô
4944
6,9
5.Điện tử, máy tính, linh kiện
3558
4,97
6.Gỗ và sản phẩm gỗ
3408
4,76
7. Gạo

3212
4,48
8.Máy, thiết bị, dụng cụ,
phương tiện khác
3047
4,25
9.Đá quý, kim loại quý và sản
phẩm
2855
3,99
10.Cao su
2376
3,32
11.Than đá
1549
2,16
12.Phương tiện vận tải và phụ
tùng
1504
2,1
13.Dây điện, cáp điện
1313
1,83
14.Xăng dầu
1271
1,77
15.Cà phê
1163
1,63
16. Hạt điêu nhân

1136
1,59
17.Sản phẩm từ chất dẻo
1051
1,47
18.Sắt thép
1004
1,4
Tổng
54595
76


Trong đó:
+ Điện tử, máy tính và linh kiện: Trong 10 năm (2001- 2010) xuất khẩu
nhóm hàng này đạt 17.593,7 triệu USD, năm 2001 mới chỉ đạt trên 700 triệu USD
thì năm 2010 đạt 3.558 triệu USD, tăng gấp 5 lần. Các sản phẩm chính là máy in,
bo mạch, linh kiện, máy tính xách tay.
+ Máy, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải, phụ tùng khác: Với con số
xuất khẩu năm 2010 đạt hơn 3 tỷ USD có sự đóng góp quan trọng của nhóm hàng
máy nông nghiệp, động cơ, và phương tiện vận tải ( nhóm phương tiện vận tải và
phụ tùng đạt 1504 triệu USD).
+ Gỗ và sản phẩm gỗ: Năm 2004, xuất khẩu của nhóm đạt 1 tỷ USD, từ đó
đến nay mỗi năm tăng bình quân khoảng gần 400 triệu USD (riêng năm 2009 giảm
170 triệu so với năm trước). Thị trường chính gồm 10 quốc gia: Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc, Đức, Canada, Oxtrâylia, Pháp, HàLan, trong
đó thị trường Mỹ chiếm đến trên 40% kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu,
chủ yếu là đồ nội thất gia đình, văn phòng.
3.1) Tỷ trọng dân số đô thị trong tổng dân số:
Tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, tăng

9,47 triệu người so với năm 1999
Dân số ở thành thị hiện chiếm 29,6% tổng dân số cả nước, tăng bình quân
3,4%/năm; trong khi tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4%/năm.
Đông Nam Bộ là vùng có mức độ độ thị hóa cao nhất với dân số thành thị
chiếm 57,1%; tiếp đến là vùng Đồng bằng Sông Hồng có mức độ đô thị hóa tương
đối cao với 29,2% dân số sống ở thành thị.
3.2)Chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% dân số cao nhất và nhóm thấp nhất:
Qua số liệu từ khảo sát mức sống hộ dân cư năm 2010 của Tổng cục Thống kê,
tình trạng phân hóa giàu nghèo thể hiện qua hệ số Gini ở Việt Nam ở mức trung
bình so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên mức độ đó đã tăng dần theo các
năm (hệ số Gini hiện là 0,46, còn hồi năm 1996 là 0,37).
Nếu năm 2002, hệ số cách biệt thu nhập một nhân khẩu/tháng giữa nhóm 1
(nhóm 20% thu nhập thấp nhất) so với nhóm 5 (nhóm 20% thu nhập cao nhất) là
8,1 lần, và không thay đổi bao nhiêu đến năm 2006 (8,3) thì năm 2010 tỷ lệ này đã
tăng lên 9,2.
Mặt khác, mức chi cho lương thực, thực phẩm vẫn chiếm tỷ trọng rất cao
trong chi tiêu đời sống của nhóm người thu nhập thấp, đến 65,8% tổng mức chi
tiêu ở nhóm 1.
Tỷ trọng này phản ảnh chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp và dễ bị
tổn thương. Điều này dễ dàng nhìn thấy qua sự khác biệt về mức chi tiêu cho các
lĩnh vực khác, ngoài ăn uống, giữa các nhóm thu nhập là rất lớn. Thực vậy, cách


biệt về chi cho giáo dục giữa nhóm 20% thu nhập cao nhất và nhóm 20% thấp
nhất là 6 lần, chi cho văn hóa giải trí gấp 123 lần.

Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc
Chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% dân số cao nhất và nhóm thấp nhất giữa
các vùng từ 2002 – 2008 :


Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ

2002
6,9
6,2
6,0
5,8
5,8

2004
7,0
7,0
6,4
6,0
6,5

2006
7,1
7,1
6,6
6,3
6,6

2008
7,6
7,8

6,8
6,5
7,0

Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL

6,4
9,0
6,8

7,6
8,7
6,7

7,9
8,8
6,8

8,2
8,7
7,3

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (2004,2006,2008,2009)
3.3) Số bác sĩ trên 10.000 dân:
Tính đến nay, VN chỉ có 5,6 bác sĩ trên 10.000 dân.
So với một số nước trong khu vực, tỷ lệ này còn thấp. Philippines, Trung
Quốc, Brunei, Singapore có ít nhất khoảng 15-20 bác sĩ trên 10.000 dân.



Ngoài ra, tỷ lệ dược sĩ cũng chỉ đạt mức 0,75 dược sĩ trên 10.000 dân. Thời
gian tới, Việt Nam đang phấn đấu đạt 1 dược sĩ trên 10.000 dân.
Ngành y tế phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 52 nhân lực y tế (tất cả các chuyên
ngành)/10.000 dân, 10 bác sỹ/10.000 dân, 12 điều dưỡng/10.000 dân.
4. Tiêu chí môi trường
4.1) Tỷ lệ sử dụng nước sạch:
Nước sạch và vệ sinh môi trường Hiện trạng sử dụng nước sạch Cho đến thời
điểm hiện nay, vẫn còn trên 60% dân số nông thôn chưa có nước sạch để dùng.
Nước mặt ở các sông, hồ, suối, ao đã nhiễm bẩn, nhiễm mặn. Tình hình khô hạn,
thiếu nước sản xuất đang diễn ra gay gắt. Theo tin của Ban Chỉ đạo quốc gia về
Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường cho thấy cả nước có khoảng
43.729 hộ (215.720 người) thiếu nước sinh hoạt. Trong đó Đắk Lắk 12.580 hộ
(126.610 người), Gia Lai 6.752 hộ (33.760 người), Ninh Thuận 11.720 hộ (58.600
người). Tại các vùng núi, vùng thưa dân, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch chỉ đạt con số
rất thấp. Bắc Kạn năm 1997 mới chỉ có 11% dân số được hưởng nước sạch.

Rừng cây

Nước sạch

4.2) Tỷ lệ che phủ rừng:
Độ che phủ rừng là số đo tỷ lệ phần trăm diện tích có rừng so với diện tích tự
nhiên của một vùng lãnh thổ.
Tỷ lệ che phủ rừng từ 27,2% vào năm 1990 đã tăng lên 38,7% vào đầu năm
2009.
Tuy nhiên, tình trạng chặt phá rừng bừa bãi cũng ở mức đáng báo động. Theo
Cục Kiểm lâm, từ đầu năm 2009 đến nay cả nước đã phát hiện 11.090 vụ khai



thác, vận chuyển, chế biến gỗ và lâm sản trái pháp luật (tăng 3,5% so với năm
2008).
IV/ VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1/ Việt Nam và Nhật bản :
Các chỉ tiêu đánh giá

Việt Nam

Nhật Bản

GDP/người (2009)

1.200USD/năm

37.800USD/năm

Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP(2010)

20.06%

1.1%

Tỷ lệ kinh phí R&D trong GDP(2007)

0.4% GDP

3,4%GDP

Tỷ lệ kinh phí giáo dục trong GDP(2007)


8.3% GDP

3,5% GDP

Số người sử dụng internet

26.9 triệu người

99 triệu người

Số bác sĩ

48.720 bác sĩ

260.000 bác sĩ

Diện tích rừng che phủ

12.594.000 ha

24.081.000 ha

Các chỉ tiêu
GDP/người(2009)
Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP(2010)

Việt Nam
1.200USD/người
20.07%


Lào
1.073USD/người
30%

Tỷ lệ kinh phí R&D trong GDP
Tỷ lệ kinh phí giáo dục trong GDP
Số người sử dụng internet
Số bác sĩ/10.000 dân
Tỷ lệ rừng che phủ

26,9 triệu người

23,7 triệu người

Tỷ lệ dân số thành thị(2009)

29,6%

2/ Việt Nam và Lào:

12.594.000 ha

3/ Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam:

25,8%


Tại Đại hội VIII tái khẳng định: “Mục tiêu CNH-HĐH là xây dựng nước ta
thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất, đời sống vật

chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh”. Với mục tiêu này thì việc xác định tiêu chí tổng hợp tiêu
biểu cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá là rất khó.
Trình tự xác định các tiêu chí đánh giá trình độ CNH-HĐH qua tham khảo
phương pháp luận xây dựng chỉ tiêu ở các nước và đối chiếu với tình hình ở nước
ta, việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá cần đảm bảo:
+ Thể hiện rõ định hướng và đặc trưng CNH ở Việt Nam.
+ Tương hợp với các tiêu chí được dùng rộng rãi trên thế giới để dễ so
sánh và đánh giá.
+ Các dữ liệu thống kê của Việt Nam và quốc tế có đủ để tính toán các chỉ
số định lượng.
+ Đơn giản, thuận tiện, định nghĩa rõ ràng không thể nhầm lẫn.
V/ KẾT LUẬN:
Vậy để thực hiện quá trình CNH của nước ta cần phát huy sức mạnh toàn dân
tộc, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ hơn, động viên mọi nguồn lực của toàn
xã hội, đẩy mạnh CNH HĐH đất nước, chủ động tích cực vào hội nhập quốc tế,
phát triển nhanh và bền vững hơn đưa nước ta thành nước công nghiệp hiện đại
vào năm 2020. Những hạn chế và tích cực trong quá trình CNH ở Việt Nam :
1/Hạn chế :
-CNH chưa tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội nhanh , bền vững và có
hiệu quả.
-CNH tác động rất yếu đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tiến bộ và có hiệu quả.
-CNH chưa đẩy nhanh và có hiệu quả quá trình nâng cao trình độ kỹ thuật và
đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh.
2/ Tích cực:
-Tăng sản phẩm thu nhập quốc dân.
-Đời sống kinh tế xã hội được cải thiện, uy tín quốc tế tăng lên.
-Tình hình chính trị an ninh được ổn định ,quan hệ đối ngoại được mở rộng.
-Sự phát triển cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực .


Tài liệu tham khảo:


1/ Ngô Đăng Thành – CB. Các mô hình công nghiệp hoá trên thế giới và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2/ Gs. Đỗ Quốc Sam- Một số vấn đề về công nghiệp hoá, hiện đại hoá sau
20 năm đổi mới.
3/ Tài liệu trên một số trang web:
+ Tạp chí Đảng cộng sản Việt Nam
+
+
+



×