Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một sốyếu tố đến khả năng nhân nhanh invitro một số loại hoa tại trường cao đẳng nông lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 47 trang )

Lời cảm ơn!
Để hoàn thành được đề tài này tôi đã nhận đựơc sự giúp đỡ rất nhiệt
tình của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. Nguyễn Thị
Thúy Liên người đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian
thực tập.
Xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Chuyên – Cô giáo
Nguyễn Thị Chung hiện là Giáo viên khoa công nghệ sinh học, Trường
cao đẳng nông lâm.
Cuối cùng cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè
những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Bắc Giang, ngày 04 tháng 06 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Văn Trực


Trường Cao đẳng Nông Lâm



Khoa công nghệ sinh học

PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam có nguồn tài nguyên di truyền cây nhiệt đới và bán nhiệt
đới phong phú trong đó phải kể đến nguồn tài nguyên về giống hoa
(Nguyễn Ngọc Huệ, Nguyễn Quang Minh 2000), nó vừa mang giá trị thẩm
mỹ giải quyết nhu cầu làm đẹp cho cộng đồng, ý nghĩa trong việc giải
quyết nhu cầu về giống và có ý nghĩa trong việc bảo tồn nguồn gen bản địa


Có rất nhiều kết quả nghiên cứu và nhiều tiến bộ khoa học công nghệ mới
về hoa, cây cảnh phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đặc biệt cho
vùng đồng bàng Sông Hồng và trung du vùng núi phía bắc. Theo kết quả
điều tra, hiện cả nước có khoảng 11.340ha hoa, cây cảnh, trong đó các tỉnh
miền Bắc (mà tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông hồng) có 6.300 ha, miền
Nam có ≈ 5.000 ha, thu nhập bình quân trồng hoa, cây cảnh ở cả nước là 72
triệu đồng/ha/năm. Những nơi có diện tích hoa tập trung và trồng với quy
mô lớn (Tây Tựu, Mê Linh, Hoành Bồ) thu nhập trồng hoa từ 230-250 triệu
đồng/năm. Cá biệt có nhiều mô hình (quy mô 2-10 ha) thu nhập đạt tới 350
triệu đồng/ha/năm. Còn ở những nơi trồng theo kiểu quảng canh, thu nhập
chỉ đạt 40-60 triệu đồng/ha/năm. Như vậy phải nói rằng thu nhập từ trồng
hoa luôn cao hơn so với trồng lúa từ 9 - 10 lần và hầu hết ở địa phương nào
có diện tích trồng hoa nhiều, ở đó đời sống của nhân dân được cải thiện rõ
rệt, nhiều hộ trở nên giàu có, thu nhập 60-120 triệu đồng/hộ/năm (Đặng
Văn Đông, Viện Nghiên cứu Rau quả), Thị trường tiêu thụ hoa - cây cảnh
chủ yếu là ở nội địa (chiếm 80% sản lượng) một phần dành cho xuất khẩu.
Hiện có 2 vùng xuất khẩu hoa lớn là Đà Lạt mỗi năm sản xuất được khoảng
7 - 10 triệu USD sang các nước Singapo, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản
với các chủng loại hoa chính là Hồng, Cúc, Lily, Địa lan, Hồng môn... và
vùng hoa quanh Hà Nội mỗi năm xuất khẩu khoảng 3 - 4 triệu USD chủ
yếu là hoa Hồng, hoa Cúc sang Trung Quốc (TS. Đặng Văn Đông, Viện
Nghiên cứu Rau quả), Giá trị kinh tế về hoa thì lớn như vậy nhưng hiện nay
việc sản xuất các giống hoa chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu giống trên
quy mô sản xuất lớn còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt ở khâu nhân

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

2

Nguyễn Văn Trực – 8K

Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm



Khoa công nghệ sinh học

giống invitrro và thích ứng chúng trong điều kiện môi trường bên ngoài với
mục đích tạo sản phẩm sạch bệnh, số lượng lớn nhưng giá phải cạnh tranh.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số
yếu tố đến khả năng nhân nhanh invitro một số loại hoa tại trường cao
đẳng nông lâm”
1.2. Mục tiêu - ý nghĩa - yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
Tìm được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhân nhanh invitro cây
hoa Cúc
Tìm được môi trường thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển
của cây hoa Lyly trong nuôi cấy invitro.
1.2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa thực tiễn: Khi nghiên cứu này thành công sẽ ứng dụng trong
việc nhân giống cây hoa Cúc bằng phương pháp invitro tạo được những cây
sạch bệnh, năng suất cao, giảm giá thành giống hoa cho người dân.
- Ý nghĩa khoa học: Xác định được các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến
khả năng nhân nhanh cây hoa Cúc để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường.
Đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu về giống hoa cho vùng nghiên cứu.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cây hoa Cúc

- Cây hoa lyly
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và khả năng
nhân nhanh invitro cây hoa Cúc .
- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và khả năng
nhân nhanh invitro cây hoa Lyly
1.3.3. Địa điểm nghiên cứu
Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào Trường Cao đẳng Nông lâm
Xã bích sơn - Huyện việt yên - Tỉnh bắc giang
1.3.4 Thời gian nghiên cứu:
Từ ngày 29/03/2010 đến ngày 04/ 06/2010

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

3

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm



Khoa công nghệ sinh học

Phần II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cắt trên thế giới
* Tình hình sản xuất hoa cắt và cây cảnh trên thế giới


Đồ thị 1.1. Diện tích trồng hoa, cây cảnh của một số nước trên
thế giới (ha) (Nguồn: Jo Wijnands, 2005)
Nhìn vào đồ thị ta thấy: diện tích trồng hoa, cây cảnh tập trung chủ
yếu ở các nước châu Âu và châu Á, một phần ở các nước châu Phi. Trong
đó, ngành sản xuất hoa cắt và cây cảnh không ngừng phát triển và mở rộng
ở nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây như: Trung Quốc, Ấn
Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Đức, Anh,Úc,
Newzealand, Kenya, Ecuador, Colombia, Israel...
Hiện nay, Trung Quốc là nước có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn
nhất thế giới với diện tích là 122.600 ha, nước có diện tích trồng hoa, cây
cảnh lớn thứ hai là Ấn Độ : 65.000ha. Mỹ là nước đứng thứ 3, với khoảng
60.000 ha (AIPH, 2004). Một số nước châu Âu như : Pháp, Đức, Tây Ban
Nha, Anh, Hà Lan, Israel... có nghề trồng hoa phát triển, diện tích trồng hoa
của các nước đều ở mức trên 15.000ha. Sản xuất hoa ở các nước châu Âu
chiếm khoảng 15% lượng hoa trên thế giới. Ở châu Phi, Kenya là nước
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

4

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm



Khoa công nghệ sinh học


trồng nhiều hoa nhất với diện tích 2.180ha. Nam Phi và Zimbabwe có diện
tích trồng hoa khoảng 1.100ha.
* Tình hình tiêu thụ hoa trên thế giới
Tình hình tiêu thụ hoa trung bình/người và ước tính giá trị thị trường
của một số nước trên thế giới được thể hiện ở đồ thị 2.1.1b như sau:

Đồ thị 1.2. Tình hình tiêu thụ hoa cắt trên đầu người và giá trị
thị trường (100 triệu Euro) của một số nước trên thế giới
(Nguồn: Jo Wijnands, 2005)
Trên thế giới có 3 thị trường tiêu thụ hoa chính là Mỹ, các nước châu
Âu và Nhật Bản (Buschman, 2005).
Hàng năm giá trị xuất khẩu hoa cắt trên thế giới khoảng 25 tỷ USD,
đứng đầu trong 4 nước xuất khẩu hoa trên thế giới là Hà Lan 1.590 triệu
USD, Colombia 430 triệu USD, Kenya 70 triệu USD và Israel 135 triệu
USD. Đức là một trong những nước nhập khẩu hoa cắt lớn nhất thế giới,
với giá trị nhập khẩu hoa cắt của Đức là 880 triệu Euro mỗi năm; Anh: 830
triệu Euro; Mỹ: 600 triệu Euro; Canada: 203 triệu Euro. Hà Lan không chỉ
là nước xuất khẩu nhiều hoa mà còn là một nước nhập khẩu hoa lớn, giá trị
nhập khẩu chiếm khoảng 25% xuất khẩu (Jo Wijnands, 2005). Tiêu thụ hoa
bình quân trên đầu người hàng năm của các nước trên thế giới biến động
trong phạm vi rất rộng từ vài Euro như ở Nga đến trên 90 Euro như ở Thụy
Sỹ. Ước tính giá trị thị trường cao nhất là Mỹ, đạt trên 7.000 triệu Euro; sau
đó đến Nhật, đạt gần 4.000 triệu Euro; Đức trên 3.000 triệu Euro và Anh
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

5

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K



Trường Cao đẳng Nông Lâm



Khoa công nghệ sinh học

trên 2.000 triệu Euro...Tính theo số lượng hoa cắt năm 2006, 11 nước châu
Âu đã xuất khẩu 175,86 triệu cành hoa cắt. Tiêu thụ hoa cắt ở châu Á cũng
tăng nhanh từ những năm 1993 trở lại đây như : Inđonêxia năm 1993 tiêu
thụ 33,93 triệu cành, năm 1999 tiêu thụ 58,99 triệu cành; Trung Quốc sản
xuất và tiêu thụ năm 1993 khoảng 400 triệu cành, đã tăng lên 1,09 tỷ cành
vào năm 1996 (Yang Xiaohan, 1996).
Như vậy, thị trường hoa cắt trên thế giới là rất lớn và đang có xu thế
tăng mạnh. Tính chất chuyên nghiệp ngày càng tăng thể hiện nhu cầu của
người tiêu dùng ngày một tăng tạo ra những khó khăn và thách thức về thị
trường cho các nước xuất khẩu hoa (Jo Wijnands, 2005).
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại Việt Nam
Việt Nam có điều kiện khí hậu phù hợp cho nhiều loài hoa và cây
cảnh phát triển. Tính đến năm 2005, nước ta có khoảng 13.200ha diện tích
trồng hoa cây cảnh (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007). Sản
xuất hoa cho thu nhập cao, bình quân đạt khoảng 70-130 triệu đồng/ha nên
rất nhiều địa phương trong cả nước đang mở rộng diện tích trồng hoa trên
những vùng đất có tiềm năng. Tại miền Bắc, sản xuất hoa tập trung ở một
số địa phương: Thành Phố Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh
Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lao Cai, Sơn La và
Hà Giang. Loại hoa sản xuất nhiều nhất ở vùng này là hoa Cúc, chiếm
khoảng 35%, thứ 2 là hoa Hồng chiếm 32%; còn lại là các loại hoa khác,
như: Lay ơn, Đồng tiền, Cẩm chướng, Huệ, Lan....Vùng sản xuất nhiều hoa
ở phía Bắc gồm: Tây Tựu-Từ Liêm-Hà Nội: 330ha ; Vĩnh Phúc 867ha ; Hải

Phòng : 755ha ; Hoành Bồ - Quảng Ninh 10ha; Lào Cai 95,7ha, Sơn La
22ha, Hà Giang 18ha. Các tỉnh phía Nam, Thành Phố Hồ Chí Minh là địa
phương có diện tích trồng hoa cây cảnh lớn khoảng 700ha, với 1.400 hộ
sản xuất trên 8 quận huyện, các loại hoa trồng chính là: hồng môn, lay ơn,
đồng tiền, thiên điểu...Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện thời tiết, khí
hậu thêm vào đó là truyền thống và kinh nghiệm của người trồng hoa. Lâm
Đồng đã trở thành trung tâm sản xuất hoa cắt cành lớn nhất cả nước, với
diện tích trồng hoa cây cảnh năm 2005 là 2027ha. Hoa được sản xuất chủ
yếu ở Thành Phố Đà Lạt, các xã Hiệp Thành, Hiệp An, sản lượng hoa
khoảng 640 triệu cành. Nghề trồng hoa ở Đà Lạt đang có xu hướng phát
6
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm



Khoa công nghệ sinh học

triển mạnh, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, sử dụng giống mới, cải
tiến quy trình canh tác, áp dụng các loại phân bón thế hệ mới với đặc tính
phân giải chậm, sử dụng các vật liệu hỗ trợ sản xuất…. nhưng ứng dụng
mang lại hiệu quả rõ rệt nhất là sản xuất hoa trong nhà màng, sử dụng các
hệ thống tưới cải tiến và sử dụng giống thông qua kỹ thuật nhân cấy mô
thực vật (Nguyễn Văn Tới, 2007). Diện tích trồng hoa, cây cảnh của nước
ta tăng trưởng ổn định trong suốt 12 năm qua; so năm 1994, diện tích hoa
cây cảnh năm 2006 tăng 3,8 lần (diện tích hoa cây cảnh năm 1994 :

3.500ha, năm 2006: 13.400ha) giá trị tăng 6 lần, đạt 1.045 tỷ đồng (Đỗ
Tuấn Khiêm, 2007). Hiệu quả kinh tế từ trồng hoa gấp 10 lần so với lúa và
7 lần so với cây trồng khác; nếu đầu tư 28 triệu cho 1ha hoa thì lợi nhuận
thu được 90 triệu đồng (Nguyễn Xuân Linh, 1998).
Mặc dù diện tích trồng hoa cây cảnh ở nước ta tăng, nhưng việc sử
dụng hoa cắt ở nước ta chưa nhiều, bình quân khoảng 1USD/người/năm, so
sánh với các nước khác trên thế giới, như: Mỹ, Đức, Nhật, Hà Lan, Italia...
(bình quân 1 người 16,6USD/năm) thì nước ta sử dụng hoa cắt còn rất ít.
Tiêu thụ hoa trong nước đa dạng về chủng loại, nhưng chất lượng hoa thấp,
giá rẻ, hiệu quả kinh tế không cao; hoa được tiêu thụ tập trung chủ yếu vào
những ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm. Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu
được một số loại hoa cắt cành như : hồng, phong lan, cúc, đồng tiền, cẩm
chướng, Lily sang Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Australia,
Ả rập, nhưng số lượng chưa nhiều bình quân khoảng 10 triệu USD/năm. Sở
dĩ sản phẩm hoa cây cảnh của Việt Nam khó thâm nhập thị trường thế giới
là do chủng loại, chất lượng, kích cỡ không đồng đều, chưa đáp ứng được
thị hiếu của khách hàng quốc tế.
2.2.3. Những thụân lợi, khó khăn và phương hướng sản xuất hoa ở Việt
Nam.
Kết quả nghiên cứu đề tài “ Điều tra khả năng phát triển hoa ở khu
vựcmiền Bắc Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Xuân Linh (viện di truyền
nông nghiệp Việt Nam) đã thực hiện trong 2 năm 1996-1997. PGS.TS
Nguyễn Xuân Linh đã đưa ra những đánh giá sau:
+ Những điều kiện thuận lợi của sản xuất hoa ở Việt Nam
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

7

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K



Trường Cao đẳng Nông Lâm



Khoa công nghệ sinh học

- Việt Nam là một nước nông nghiệp, diện tích tự nhiên lớn, 80%
dân số sống bằng nghề nông, nông dân cần cù, giàu kinh nghiệm sản xuất,
nghề trồng hoa có từ lâu đời.
- Thị trường tiêu thụ hoa ngày càng được mở rộng, có tiềm năng xuất
khẩu hoa ra các nước khác.
- Một số loại hoa họ nhiệt đới có nguồn gốc ở Việt Nam thích hợp
với điều kiện tự nhiên của vùng.
- Nhà nước đang khuyến khích phát triển hoa để phục vụ nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.
+ Những khó khăn của sản xuất hoa Việt Nam
- Khí hậu miền Bắc nóng, ẩm về mùa hè đặc biệt trong các tháng từ
tháng 5 đến tháng 8, mùa đông thì có gió mùa Đông Bắc lạnh, độ chiếu
sáng ngắn, yếu. Miền Nam quanh năm nóng ẩm, có mùa đông khô và mùa
nóng mưa, ẩm độ cao, điều kiện khí hậu không thuận lợi cho các cây hoa
có nguồn gốc ôn đới.
- Chưa có các giống hoa chất lượng cao, thích ứng với điều kiện của
vùng. Tuy một số vùng có một số giống hoa đẹp, quý như trà, lan, Anthirium
nhưng ở dạng hoa dại nên không thể cạnh tranh được với các dạng hoa lai tạo
có màu sắc sặc sỡ và chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
- Sản xuất hoa tản mạn, các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất bảo quản
hoa chưa được áp dụng rộng rãi.
- Thiếu các phương tiện, thiết bị bảo vệ hoa trong điều kiện nắng

nóng, mưa, bão... như nhà kính, nhà lưới, nhà che.
- Thị trường hoa chưa phát triển trong cả nước và xuất khẩu
- Những đội ngũ cán bộ khoa học về cây hoa chưa được đào tạo đầy đủ.
- Việc đầu tư giống hoa của các nước vào Việt Nam còn hạn chế.
+ Phương hướng phát triển sản xuất cây hoa ở Việt Nam
- Nhà nước cần đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển hoa ở Việt
Nam, khai thác hợp lý, tận dụng tiềm năng, khắc phục những hạn chế, khó
khăn, đem lại hiệu quả cao cho sản xuất hoa ở nước ta.
- Trước mắt tập trung nghiên cứu, cải tiến giống, đầu tư phát triển
các loài hoa nhiệt đới quý, đẹp được thị trường chấp nhận, có khả năng
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

8

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm



Khoa công nghệ sinh học

thích ứng điều kiện tự nhiên của vùng, phát triển các giống hoa ôn đới theo
mùa vụ cho các vùng có khí hậu thích hợp.
- Tăng cường đào tạo cán bộ về hoa, áp dụng các tiến bộ về sản xuất,
bảo quản, chế biến hoa của thế giới vào điều kiện sản xuất hoa của vùng.
- Tạo cơ sở kỹ thuật cho sản xuất, chế biến, bảo quản hoa như nhà lưới,
nhà kính, nhà che cây hoa, kho lạnh, bến bãi, bảo quản, lưu giữ phục vụ

xuất khẩu hoa.
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ hoa.
- Tích cực hợp tác, mời các chuyên gia hàng đầu về hoa của các
nước tiên tiến sang truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất hoa.
- Dự kiện năm 2010 diện tích trồng hoa sẽ đạt 16.000 ha với 5 tỷ
cành hoa, ước tính đạt doanh thu xuất khẩu 60 triệu USD.
2.2. Một số nét sơ lược về cây Hoa Cúc
2.2.1. Giới thiệu về cây hoa cúc
Cúc là học cây lưu niên dễ trồng nhất. Thường thì nên trồng vào mùa
xuân để tránh giá lạnh mùa đông nhưng thực ra có thể trồng cúc bất kỳ thời
điểm nào miễn là đảm bảo cây sẽ hình thành rễ bám vào đất trước khi khí
hậu trở nên quá nóng. Tuy vậy, cây sẽ phát triển mạnh nhất và cho nhiều
hoa nhất khi điều kiện thời tiết có ánh nắng mặt trời cộng với cung cấp đủ
các chất dinh dưỡng và nước. Có tới hàng trăm loài cúc khác nhau với kích
thước cây, hoa, số lượng hoa, kích thước khóm và thời gian nở hoa khác
nhau. Nhưng nếu ở vùng phía Bắc người trồng nên trọn các cúc có thời
gian ra bông ngắn...
2.2.2. Đặc điểm thực vật học của hoa Cúc
- Rễ: Thuộc loại rễ chùm, phát triển theo chiều ngang ở tầng đất mặt
từ 5-20cm.
- Thân: Cây thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn dễ gãy, cây dạng đứng
hoặc bò.
- Lá: Lá đơn, không có lá kèm, mọc so le nhau, bản lá xẻ thùy lông
chim. Trên một thân cây Cúc có từ 30-50 lá.
- Hoa: Mỗi hoa gồm rất nhiều hoa nhỏ gộp lại tạo thành một bông
hoa. Đường kính bông hoa phụ thuộc vào giống: Giống hoa to có đường
kính 10-12cm, loại trung bình: 5-7cm và loại nhỏ từ 1-2cm.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

9


Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm



Khoa công nghệ sinh học

2.2.3. Một số giống Hoa Cúc
Ở nước ta có khoảng trên 50 giống hoa cúc nhưng trồng phổ biến có
1 số giống hoa cúc dưới đây:
Cúc đại đoá vàng: Cúc vàng Đà Lạt; Cúc Chi Đà Lạt; Cúc Chi trắng
Đà Lạt; Cúc Chi vàng Đà Lạt; Cúc Ngầm; Cúc Hoạ Mi; Cúc Kim Từ
Nhung; Cúc tím hoa cà; Cúc đỏ; Cúc vàng Đài Loan; Cúc CN93; Cúc
CN97; Cúc đỏ tiết Dê…
2.2.4. Thời vụ trồng hoa cúc
Bảng 2.1: Thời vụ trồng đối với 1 số giống hoa cúc như sau:
TT

Giống cúc

1
2
3
4
5
6

7

Vàng Đài Loan
Cúc CN93
Cúc CN97
Cúc CN98
Cúc vàng Tầu
Các giống cũ
Các giống cúc Singapo

Thời vụ (tháng)
Giâm ngọn
Trồng
Thu hoạch
6-9
7 - 10
11 - 3
2-9
3-5
6 - 11
6-9
7 - 10
11 - 2
2-3
3-5
7 - 12
3-5
6-8
10 - 12
6-9

7 - 10
11 - 2
7-9
8 - 10
11 - 2

2.2.5. Các phương pháp nhân giống hoa cúc tại Việt Nam
Hiện nay ở việt nam có một số phương pháp nhân giống cây hoa cúc
như sau :
+ Phương pháp giâm cành: (giâm ngọn):
Vườn cây mẹ: vườn trồng những cây cúc giống tốt, sạch bệnh, đã
được chọn lọc kỹ. Khoảng cách trồng 15 x 15 cm, mật độ 400.000 cây /ha.
Lên luống cao và phải thoát nước. Thường sau trồng khoảng 10 - 12 ngày,
ta tiến hành bấm ngọn 1 lần và sau 20 ngày nữa ta bấm ngọn lần 2. Lúc này
cần phải lưu ý điều khiển giữa lần bấm ngọn thứ nhất và thứ hai vì sau vài
ngày bấm ngọn lần 1 sẽ có nhiều nhánh xuất hiện. Khi chúng dài từ 12 - 15
cm, ta chỉ lấy 3 nhánh phát triển tốt nhất, số còn lại thì loại bỏ hết. Sau 25
ngày kể từ khi bấm ngọn lần thứ 2, ta tiến hành cắt cành lần 1. Như vậy
mỗi cây mẹ sẽ cắt được 3 - 4 cành. Sau đó tiếp tục cắt lần 2, lần 3, mỗi lần
cách nhau khoảng 25 ngày. Với kỹ thuật như vậy trong 1 vụ ( thời gian
khoảng 4 tháng) trên 1ha có thể thu được 4.000.000 cành giâm có chất
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

10

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm




Khoa công nghệ sinh học

lượng tốt, lượng cành giống này đủ trồng cho 10 ha trong vườn sản xuất.
Sau 3 - 4 lần cắt như vậy, cây mẹ già, ta có thể thay thế hoặc chăm sóc cải
tạo để làm trẻ hoá vườn cây mẹ...
+ Nhân giống cúc bằng phương pháp tỉa chồi
Cây do tỉa chồi thường mọc khoẻ nên đảm bảo tính chất của cây mẹ
cho hoa tốt, nhưng thời gian ra hoa tương đối lâu hơn so với cây giâm cành
và có nhược điểm thời kỳ nở hoa không đồng đều. Muốn có nhiều chồi non
tốt cần vun gốc và chăm sóc cây mẹ đầy đủ, mầm giá phát sinh xung quanh
gốc cây mẹ nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào giống, tuỳ điều kiện chăm bón,
đất tốt hay xấu, những giống cúc mới như CN - 93, CN - 97, vàng Đài
Loan, tím sen.. thường là những giống đẻ nhiều mầm giá nhất.
+Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào (In vitro):
Đây là phương pháp nhân giống hiện đại, phục vụ cho sản xuất với
quy mô lớn, hệ số nhân rất cao. Từ 1 bộ phận của cây cúc, sau 1 năm có thể
nhân được từ 4.106 – 6.106 cây giống sạch bệnh, đồng nhất về mặt di
truyền, cây giống có chất lượng cao.
2.3 Một số nét sơ lược về cây hoa Lyly
Hoa Lily mới được đưa vào trồng ở nước ta từ mấy năm gần đây ở
Đà Lạt, Sơn La. Từ năm 2003 một số công ty TNHH kinh doanh hoa ở một
số địa phương ở miền Bắc đã bắt đầu nhập nội giống của các công ty của
Hà Lan, gián tiếp qua các công ty ở Côn Minh Trung Quốc. Đà Lạt là nơi
thử nghiệm trồng hoa Lily đầu tiên ở nước ta, và đã có hoa Lily xuất khẩu
sang Nhật, Indonesia, Malaisia và Campuchia. ước tính hiện nay Đà Lạt có
khoảng gần 5 ha canh tác trồng hoa Lily cả bên ngoài trời và trong nhà
Polifilm. Riêng Mộc Châu năm 2009 trồng trên 6 ha trong nhà mái che.

PGS.TS Hoàng Ngọc Thuận, Trường ĐHNN Hà Nội đã nghiên cứu chế tạo
và sản xuất thành công chế phẩm phân bón lá phức hữu cơ Pomior P399
dùng cho hoa, cây cảnh...Tại Sơn La, một số doanh nghiệp tư nhân đã nhập
giống từ Côn Minh Trung quốc trồng thử nghiệm hoa Lily tại Mộc Châu,
xã Ngọc Chiến huyện Mường La, cho thấy tỉnh Sơn La có nhiều vùng có
thể phát triển tốt cây hoa Lily để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu. Kết quả trồng thử nghiệm ở một số địa phương cho thấy muốn trồng
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

11

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm



Khoa công nghệ sinh học

hoa Lily có hiệu quả còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết trong các khâu kỹ
thuật, cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị. Cao nguyên Mộc Châu ở độ
cao trên 1050 mét so với mặt biển, đất đai phì nhiêu và tương đối bằng
phẳng, có chế độ chiếu sáng tốt, nhiệt độ bình quân năm khoảng 18,5 0C, rất
phù hợp với phát triển nhiều loại hoa cao cấp có nguồn gốc ôn đới và á
nhiệt đới. Đây là một lợi thế mà ít vùng trong nước có được. Hiện nay ở
Mộc châu đã có nhiều doanh nghiệp và tư nhân đang đầu tư trồng hoa Lily
như: Công ty cổ phần hoa Nhiệt đới - Hà Nội, Công ty rau quả - Hà Nội.
2.3.1. Nguồn gốc

• Cây hoa ly được du nhập vào nước ta từ lâu khoảng vào năm 1980.
Đến nay đã được trồng ở khắp nơi và nó đã trở thành thứ hàng hoá thương
phẩm ngày càng phát triển.
Phân loại
• Bộ : Liliales
• Họ: Liliaceae
• Chi: Lilium
• Loài: L. longiflorum
Lyly là tên gọi chung tất cả các cây thuộc loài Lylium . Đặc trưng
của loài này là thân ngầm dưới mặt đất có rất nhiều vảy bao bọc lại nên
người ta còn gọi tên là hoa bách hợp.
2.3.2. Một số phương pháp nhân giống hoa lyly như sau:
* Giâm bằng vảy
• Nhân giống bằng củ
• Nhân giống bằng hạt
• Nhân giống bằng mầm hạt
• Nhân giống bằng nuôi cấy mô
* Nhân giống bằng vảy
- Giâm vảy, phun xử lý NAA 1000ppm, tưới phun nước giữ ẩm
(40 – 60%/ngày) thì vảy sẽ ra củ, củ lớn làm giống cho cây mới.
* Nhân giống bằng cách tách củ
- Chọn củ giống tốt trồng thành cây chuyên nhân giống, hoặc chọn
cây hoa đẹp từ vườn sản xuất, trồng và chăm sóc tốt.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

12

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K



Trường Cao đẳng Nông Lâm



Khoa công nghệ sinh học

- Vào tháng 3 đào lấy củ hong khô, tách và phân loại củ. Củ mẹ có
đường kính 8- 10 cm dùng làm giống.
- Củ con có chu vi 5cm trở lên thì trồng 1 vụ trở thành cây có củ nhỡ
(chu vi 10cm trở lên), củ nhỡ làm giống trồng mọc cho cây lấy hoa.
- Củ con nhỏ chu vi từ 1-3cm thì trồng 1 vụ thành củ 5cm, lấy củ này
trồng tiếp 1 vụ nữa mới cho củ giống.
Lyly nhân bằng củ có hệ số nhân giống thấp, mặt khác nếu nhân liên
tục nhiều năm, virut tích luỹ lại và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,
làm cho cây sinh trưởng yếu.
Bên cạnh đó bởi rất nhạy cảm nên Lyly dễ mắc các bệnh gây ra
bởi nấm, vi khuẩn…, đặc biệt là LSV (Lyly Symtomless Vi rút). Từ thập
kỷ 70 của thế kỷ XX, hầu hết các khu trồng Lyly thương mại trên thế
giới đều bị nhiễm LSV làm giảm đáng kể năng suất cây trồng. Giống
Lyly ở Đà Lạt – nơi trồng Lyly nhiều nhất Việt Nam còn bị thoái hóa
trầm trọng bởi đã được nhập về trồng nhiều năm (từ thời Pháp thuộc) lại
không được định kỳ phục tráng. Để tạo cây giống có khả năng kháng
virus và các nguồn bệnh khác, một số nước đã nghiên cứu, ứng dụng kỹ
thuật công nghệ tế bào thực vật nhằm nhân giống nhanh và chọn tạo
giống mới. Tiêu biểu, Hà Lan có những phòng thí nghiệm mỗi năm sản
xuất cả chục triệu củ giống Lily để xuất khẩu. Trong khi đó, Đà Lạt là
một trong những vùng đất thích hợp nhất cho sự phát triển của loài hoa
này lại chỉ sản xuất cầm chừng bởi hầu hết các công ty và nhà vườn đều
phải nhập củ giống từ Hà Lan với giá từ 7 – 13 ngàn đồng/ củ. Củ giống

quá đắt khiến giá hoa Lyly sản xuất ở Việt Nam bị đẩy lên khá cao, khó
tiêu thụ nội địa và hội nhập thị trường thế giới.
Do đó chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm tìm ra được các điều kiện
tối ưu nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa lyly trong nuôi cấy
invitro. Nhằm tạo ra củ giống có chất lượng cao, giá thành hạ, đảm bảo
cung cấp đủ nguồn giống cho sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

13

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm



Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

14

Khoa công nghệ sinh học

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm




Khoa công nghệ sinh học

PHẦN III: VẬT LIỆU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1.Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu được lấy từ đỉnh sinh trưởng, chồi nách của hoa
cây hoa Cúc
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ đường đến khả năng nhân
nhanh invitro một số loại hoa.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ vitamin đến khả năng nhân
nhanh invitro một số loại hoa.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh
invitro một số loại hoa.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp BA + đường đến hệ số nhân
nhanh invitro một số loại hoa.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp vitamin và đường đến hệ số nhân
nhanh invitro một số loại hoa.
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.1. Các thí nghiệm tham gia
Các thí nghiệm được bố trí một cách ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại,
mỗi lần nhắc 5 bình, mỗi bình 5 mẫu.
Các thí nghiệm được tiến hành theo các bước sau:
- Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đường Saccarozo đến khả
năng nhân nhanh invitro một số loại hoa:
D1 : MS ( đối chứng)
D2 : 20 gam/lít

D3 : 30 gam/lít
D4 : 40 gam/lít
D5 : 50 gam/lít

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

15

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm



Khoa công nghệ sinh học

- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ vitamin đến khả năng nhân
nhanh invitro một số loại hoa:
V1 : MS ( đối chứng )
V2 : 50% vitamin MS ( 2,5 ml/lít )
V3 : 100% vitamin MS ( 7,5 ml/lít )
V4 : 150% vitamin MS ( 8.75 ml/lít )
V5 : 200% vitamin MS ( 10 ml/lít )
- Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng nhân
nhanh invitro một số loại hoa:
C1 : MS ( đối chứng )
C2 : 2 ml/lít
C3 : 3 ml/lít

C4 : 4 ml/lít
C5 : 5ml/lít
- Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của tổ hợp BA + đường đến hệ số nhân
nhanh invitro một số loại hoa.
G1 : MS ( đối chứng )
G2 : MS + BA ( tối ưu ) + 20 g đường
G3 : MS + BA ( tối ưu ) + 30 g đường
G4 : MS + BA ( tối ưu ) + 40 g đường
G5 : MS + BA ( tối ưu ) + 50 g đường
- Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của tổ hợp BA + vitamin đến hệ số nhân
nhanh invitro một số loại hoa.
H1 : MS ( đối chứng )
H2 : MS + BA ( tối ưu ) + 50% vitamin MS
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

16

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm



Khoa công nghệ sinh học

H3 : MS + BA ( tối ưu ) + 75% vitamin MS
H4 : MS + BA ( tối ưu ) + 150% vitamin MS
H5 : MS + BA ( tối ưu ) + 200% vitamin MS

3.3.2. Điều kiện thí nghiệm
- Thí nghiệm được tiến hành trong phòng nuôi cấy mô thực vật
- Môi trường nuôi cấy: môi trường cơ bản MS bổ sung các chất khác
nhau tùy theo từng thí nghiệm, pH 5,7. Sau 2 tuần cấy chuyền một lần
- Môi trường được hấp khử trùng ở 1210C trong thời gian 15 phút.
- Nhiệt độ phòng nuôi: 25 ±10C
- Thời gian chiếu sáng: 16h sáng + 8h tối/ngày
- Cường độ chiếu sáng 3000 lux
- Thể tích môi trường trong bình nuôi cấy là 60 ml
3.3.3. Cách tính các chỉ tiêu
3.3.3.1. Phương pháp theo dõi
- Tiến hành 7 ngày theo dõi thí nghiệm 1 lần .
- Đo chiều cao cụm chồi: Từ gốc đến ngọn của chồi cao nhất
- Đếm số chồi: Đếm tổng số chồi và nhánh tạo ra trên một mẫu nuôi
cấy ban đầu.
- Số lá trung bình trên chồi.
- Số củ mới phát sinh từ cây mẹ.
3.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi
* Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng nhân nhanh của chồi
- Hệ số nhân chồi




Hệ số nhân chồi (chồi/cây mẹ) =

số chồi thu được sau cấy
số cây mẹ ban đầu

- Chiều cao chồi

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

17

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm

Chiều cao chồi (cm) =






Khoa công nghệ sinh học

chiều cao các cây theo dõi
số cây thí nghiệm

- Số lá trung bình/chồi




Số lá trung bình/chồi (lá) =

số lá các cây theo dõi

cây thí nghiệm

* Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng (đánh giá bằng cảm quan)
- Chất lượng chồi ở mức xấu (+): có chồi dị dạng, số lượng chồi bất
định nhiều, chồi phát triển chậm.
- Chất lượng chồi ở mức trung bình(++): Số lượng chồi nhỏ và trung bình
nhiều, phát triển chậm
- Chất lượng chồi ở mức tốt (+++): Số lượng chồi có kích thước lớn nhiều,
phát triển tốt
3.3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm
Số liệu thí nghiệm thu được xử lí bằng chương trình thống kê sinh
học IRRISTAT 4.0 và EXCEL

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

18

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm



Khoa công nghệ sinh học

PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của nồng độ đường Saccarozo đến hệ số nhân chồi một
sô loại hoa.

Trong điều kiện invitro việc cung cấp nguồn hydrat cacbon cho cây
ngoài lượng chất hữu cơ do cây quang hợp được,người ta cần bổ sung một
lượng hydrat cacbon ngoại sinh dưới dạng chất hữu cơ là thành phần bắt
buộc của môi trường nuôi cấy. Thông thường dạng đường được sử dụng
trong nuôi cấy invitro là saccarose với nồng độ thay đổi từ 2 - 8% tùy theo đối
tượng và bộ phận nuôi cấy. Nhìn chung tác dụng của đường theo quy luật: Trong
khoảng nồng độ thích hợp, hàm lượng đường tăng thì sự sinh trưởng phát triển
và hệ số nhân chồi cũng tăng. Nếu tiếp tục tăng quá cao thì sẽ làm giảm sự sinh
trưởng phát triển và hệ số nhân chồi do làm tăng cao áp suất thẩm thấu của môi
trường.
Để xác định hàm lượng đường saccarose thích hợp cho sự sinh trưởng
phát triển và hệ số nhân chồi, chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên nền môi
trường MS 0,6% agar + 3ml BAP bổ sung vào môi trường hàm lượng đường
saccarose thay đổi từ 2,0% - 5,0%.
Kết quả thí nghiệm được biểu diễn dưới bảng sau 2.2 sau :
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của hàm lượng đường succarose tới hệ số nhân và
chất lượng chồi cây hoa Cúc invitro (sau 1 tuần nuôi cấy)
Công
thức
D1
D2
D3
D4
D5
CV%
LSD0,05

Số mẫu
cấy/5
bình

25
25
25
25
25

Chỉ tiêu theo dõi
Hệ số
nhân
(lần)
1.01
1.21
1.28
1.80
1.47
2.0
0.25

Chiều cao
chồi(cm)

Số lá/chồi

0.86
0.88
0.92
0.89
0.89

6.20

8.13
7.60
9.47
8.27

Chất
lượng
chồi
+
++
+++
+++
++

Ghi chú:
(+): Chồi mảnh, yếu, lá nhỏ
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

19

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K




Trường Cao đẳng Nông Lâm

Khoa công nghệ sinh học


(++):Chồi phát triển không hoàn chỉnh, lá rất nhỏ,số chồi hữu hiệu ít
(+++)Chồi phát triển bình thường, lá to, cây khỏe
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của hàm lượng đường succarose tới hệ số nhân
và chất lượng chồi cây hoa Lyly (sau 1 tuần nuôi cấy)
Công
thức

Số mẫu
cấy/5 bình

D1
D2
D3
D4
D5
CV%
LSD0,05

25
25
25
25
25

Chỉ tiêu theo dõi
Hệ số nhân
Chiều cao
(lần)
chồi(cm)
0.51

0.31
0.73
0.40
0.80
0.47
1.08
0.55
0.84
0.49
3,9
0,31

Chất lượng
chồi
+
+
++
+++
+++

(+): Chồi mảnh, yếu, lá nhỏ
(++):Chồi phát triển không hoàn chỉnh, lá rất nhỏ,số chồi hữu hiệu ít
(+++)Chồi phát triển bình thường, lá to, cây khỏe

Biểu đồ : 1.3. Ảnh hưởng của hàm lượng đường đến hệ số nhân một số loại
hoa

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

20


Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm



Khoa công nghệ sinh học

Ảnh 1: Ảnh chụp toàn bộ mẫu thí nghiệm

Công thức Đối chứng và D1

Công thức D2, D3

Công thức D4, D5
Kết quả bảng 2.2 cho thấy ở công thức đối chứng sự sinh trưởng phát
triển và khả năng tái sinh chồi rất kém,sau 1 tuần nuôi cấy chiều cao chồi
21
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm




Khoa công nghệ sinh học

chỉ đạt 0,86, số lá trung bình của các lần nhắc đạt 6,20, hệ số nhân là 1,01
lần. Đồng thời chồi phát triển xấu, cây úa vàng, một số mẫu bị chết. Trong
khi đó ở các công thức có bổ sung đường cho thấy hàm lượng đường có
ảnh hưởng quyết định đến sự sinh trưởng phát triển và hệ số nhân chồi. Thể
hiện cụ thể tại các công thức D2, D3, D4, D5. Khi hàm lượng đường tăng
lên thì hệ số nhân chồi cũng như tốc độ phát triển của chồi cũng tăng lên.
Biểu hiện ở chỗ : khi hàm lượng đường tăng từ 2 – 5% thì hệ số nhân chồi
cũng tăng lên từ 1,21 – 1,80, chiều cao của chồi tăng từ 0,86 – 0,92. Đồng
thời mẫu cấy phát triển rất mạnh, xanh tốt, cụm chồi to, khỏe. Nhưng khi
tăng hàm lượng đường lên 5% thì hệ số nhân chồi có xu hướng giảm, chồi
vô hiệu nhiều.
Như vậy công thức được đánh giá tốt nhất là công thức 4. Vì ở nồng
độ này cho ta hệ số nhân chồi cao, chồi sinh trưởng phát triển tốt, không
xuất hiện chồi dị dạng.
Đối với cây hoa Lyly ở công thức D1 khi môi trường không có bổ
sung đường thì hệ số nhân chồi thấp, chỉ đạt 0,51 và chiều cao chồi đạt 0,31
cm. Bên cạnh đó chồi xấu, thân còi cọc, lá kém phát triển. Khi hàm lượng
đường được bổ sung vào môi trường tăng dần từ 10 – 30 g/lít thì hệ số nhân
cũng như động thái tăng trưởng của cây cũng tăng lên, hệ số nhân tăng từ
0,73 – 1,08 và chiều cao chồi tăng từ 0,40 – 0,55cm.chồi xanh đậm, chất
lượng chồi ở mức tốt. Tuy nhiên khi hàm lượng đường tăng cao, hệ số nhân
chồi cũng như tốc độ tăng trưởng của chồi giảm, hệ số nhân giảm từ 1,08 –
0,84 và chiều cao chồi giảm từ 0,55 – 0,49 cm.
Do đó trong thí nghiệm này công thức cho chất lượng chồi tốt nhất là
công thức 4, là công thức có bổ sung 30g đường/lít.
4.2. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Vitamin đến hệ số
nhân chồi một số loại hoa.
Các vitamin rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Các

vitamin thường dùng trong nuôi cấy mô thực vật là Thiamin (B1), acid
nicotinic, pyridoxin, glycine, B5, B12… Trong môi trường MS các vitamin
được sử dụng với lượng khác nhau

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

22

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm

Tên hóa chất



Nồng độ ( g/lít )

Thiamin

0,02

Axit nicotinic

0,10

Pyridoxin


0,10

Glyxin

0,40

Khoa công nghệ sinh học

Lượng dùng ( ml )

5

Để đánh giá ảnh hưởng của nồng độ Vitamin đến hệ số nhân chồi
cây hoa Cúc chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên nền môi trường MS +
0,6% agar + 3% đường succarose + 3% BAP có bổ sung hàm lượng
Vitamin thay đổi từ 2,5 ml – 10 ml. Kết quả thu được được ghi vào bảng
2.4 sau:
Bảng 2.4. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin tới chất lượng
chồi cây hoa Cúc
Công
Số mẫu
thức thí cấy/5
nghiệm
bình
V1
V2
V3
V4
V5
CV%

LSD0,05

25
25
25
25
25

Chỉ tiêu theo dõi
Hệ số
Chiều cao
nhân
chồi(cm)
(lần)
1.09
0.83
1.36
0.92
1.64
1.33
1.75
1.56
2.16
1.51
0,39
2,7

Chất
lượng
Số lá/chồi

chồi
5.13
6.93
8.27
9.33
11.13

+
++
++
+++
+++

Ghi chú:
(+): Chồi mảnh, yếu, lá nhỏ
(++):Chồi phát triển không hoàn chỉnh, lá rất nhỏ,số chồi hữu hiệu ít
(+++)Chồi phát triển bình thường, lá to, cây khỏe

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

23

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm




Khoa công nghệ sinh học

Bảng 2.5. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin tới chất lượng
chồi cây hoa Lyly.
Công
thức
V1
V2
V3
V4
V5
CV%

Số
mẫu
cấy/5 bình
25
25
25
25
25

Chỉ tiêu theo dõi
Hệ số nhân
Chiều cao
(lần)
chồi(cm)
0,44
0,31
0,67

0,31
0,77
0,38
0,83
0,52
0,95
0,57
3,6

LSD0,05

Chất
chồi

lượng

+
+
++
+++
++

0,2

Biểu đồ 4.2.a. Ảnh hưởng của các vitamin đến hệ số nhân nhanh
invitro một số loại hoa

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

24


Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


Trường Cao đẳng Nông Lâm



Công thức DC và V1

Khoa công nghệ sinh học

Công thức V2, V3

Công thức V4, V5
Kết quả ở bảng 2.4 Cho ta thấy : ở công thức đối chứng khi hàm
lượng các vitamin = 0 thì hệ số nhân chồi thấp 1,09, chiều cao chồi 0,83, số
lá/ chồi 5,13 đồng thời chồi sinh ra dị dạng nhiều, sinh trưởng phát triển
kém. Tuy nhiên khi bổ sung các vitamin vào môi trường nuôi cấy thì hệ số
nhân, tốc độ phát triển của chồi cũng tăng. Thể hiện : khi hàm lượng các
vitamin tăng từ 50 – 200% vitamin MS thì hệ số nhân chồi tăng từ 1,36 –
2,16, số lá/chồi cũng tăng từ 6,93 – 11,13, chiều cao chồi tăng từ 0,93 –
1,51. Bên cạnh đó chồi xanh tốt, mập, lá phát triển cân đối.
Nhìn chung khi hàm lượng các vitamin tăng lên thì tốc độ phát triển
của chồi cũng tăng theo. Nên trong thí nghiệm này, công thức được đánh
giá cao nhất là công thức 5. Tuy nhiên để tiết kiệm kinh phí cho quá trình
nuôi cấy mô tế bào người ta thường dùng với lượng ở công thức 3 là phù
hợp nhất.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp


25

Nguyễn Văn Trực – 8K
Lê Thị Bình- 8K


×