Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Trong các giai đoạn hoạt hóa của enzyme, giai đoạn nào quan trọng để đánh giá hoạt tính của enzyme

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.1 KB, 15 trang )

Trường đại học Mỏ-Địa Chất
Khoa Dầu Khí
Bộ môn Lọc Hóa Dầu

Tiểu Luận: Công Nghệ Sinh Học Đại Cương.
Đề tài: Trong các giai đoạn hoạt hóa của enzyme, giai đoạn nào quan trọng để đánh
giá hoạt tính của enzyme.


Hà Nội, 10/2012
I. Mở đầu.
Trong cơ thể sống (các tế bào) luôn luôn xảy ra quá trình trao đổi chất. Sự trao
đổi chất ngừng thì sự sống không còn tồn tại. Quá trình trao đổi của một chất là tập hợp
các quy luật của rất nhiều các phản ứng hóa học khác nhau. Các phản ứng hóa học phức
tạp này có liên quan chặt chẽ với nhau và điều chỉnh lẫn nhau. Enzyme là các hợp chất
protein xúc tác cho các phản ứng hóa học đó. Chúng có khả năng xúc tác đặc hiệu các
phản ứng hóa học nhất định và đảm bảo cho các phản ứng xảy ra theo một chiều hướng
nhất định với tốc độ nhịp nhàng trong cơ thể sống. Chúng có trong hầu hết các loại tế bào
của cơ thể sống. Chính do những tác nhân xúc tác có nguồn gốc sinh học nên enzyme còn
được gọi là các chất xúc tác sinh học (biocatalysators) nhằm để phân biệt với các chất
xúc tác hóa học. Vì enzyme là chất xúc tác nên hoạt tính của nó rất quan trọng, nó quyết
định đến tính chất của từng loại enzyme. Mỗi enzyme có khả năng xú tác cho một hoặc
một số phản ứng nhất định. Hoạt động hay hoạt tính của enzyme càng mạnh thì lượng cơ
chất được chuyển hóa hoặc lượng sản phẩm tạo thành trên một đơn vị thời gian càng lớn.
Vì vậy có thể đáng giá hoạt tính của enzyme bằng cách xác định tốc độ chuyển hóa cơ
chất hoặc tốc độ tích lũy sản phẩm phản ứng.
II. Nội dung:
1. Cơ chế của phản ứng có xúc tác nói chung.
Vận tốc phản ứng hóa học được xác định bởi giá trị năng lượng hoạt hóa tức là mức
năng lượng các chất tham gia phản ứng phải đạt được để cắt đứt liên kết cần thiết và hình
thành các liên kết mới. Năng lượng hoạt hóa càng lớn thì vận tốc phản ứng càng chậm và


ngược lại. Do làm giảm năng lượng hoạt hóa phản ứng, các chất xúc tác có tác dụng thúc
đẩy vận tốc phản ứng hóa học. Ví dụ, bột platin là một chất xúc tác hóa học được sử dụng
rộng rãi. Vì các chất tham gia phản ứng trên bề mặt platin đều được chuyển sang trạng
thái có khả năng phản ứng cao hơn. Do vậy năng lượng hoạt hóa sẽ nhỏ hơn và tốc độ
phản ứng sẽ cao hơn.Như vậy, trong các phản ứng có xúc tác, chất xúc tác làm giảm năng
lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học, có nghĩa là nó chỉ tham gia vào các phản ứng trung
gian mà không đóng vai trò là chất tham gia phản ứng. Sau phản ứng, chất xúc tác lại
phục hồi về trạng thái ban đầu để tiếp tục xúc tác.
2. Cơ chế của xúc tác enzyme.


Hầu như tất cả các biến đổi hóa sinh trong tế bào và cơ thể sống đều được xúc tác bởi
enzyme ở pH trung tính, nhiệt độ và áp suất bình thường trong khi đa số các chất xúc tác
hóa học khác lại chỉ xúc tác ở nhiệt độ và áp suất cao. Chính nhờ việc tạo được môi
trường đặc hiệu (bởi trung tâm hoạt động của enzyme liên kết với cơ chất) có lợi nhất về
mật năng lượng để thực hiện phản ứng mà enzyme có được những khả năng đặc biệt đã
nêu trên. Trong phản ứng có sự xúc tác của enzyme, nhờ sự tạo thành phức hợp trung
gian enzyme - cơ chất mà cơ chất được hoạt hóa. Khi cơ chất kết hợp vào enzyme, do kết
quả của sự cực hóa, sự chuyển dịch của các electron và sự biến dạng của các liên kết
tham gia trực tiếp vào phản ứng dẫn tới làm thay đổi động năng cũng như thế năng, kết
quả là làm cho phân tử cơ chất trở nên hoạt động hơn, nhờ đó tham gia phản ứng dễ dàng.
Năng lượng hoạt hóa khi có xúc tác enzyme không những nhỏ hơn rất nhiều so với
trường hợp không có xúc tác mà cũng nhỏ hơn so với cả trường hợp có chất xúc tác
thông thường. Ví dụ trong phản ứng phân hủy H2O2thành H2O và O2 nếu không có chất
xúc tác thì năng lượng hoạt hóa là 18 Kcal/mol, nếu có chất xúc tác là platin thì năng
lượng hoạt hóa là 11,7 Kcal/mol, còn nếu có enzyme catalase xúc tác thì năng lượng hoạt
hóa chỉ còn 5,5 Kcal/mol.
Vậy trung tâm hoat động đóng vai trò quan trọng, quyết định đến hoạt tính của
enzyme.
2.1.

Trung tâm hoạt động của emzyme.
Trong quá trình xúc tác của enzyme chỉ có một phần tham gia trực tiếp vào phản
ứng để kết hợp với cơ chất gọi là “ trung tâm hoạt động”. Cấu tạo đặc biệt của trung tâm
hoạt động quyết định tính đặc hiệu và hoạt tính xúc tác của enzyme.
*. Trong “emzyme một cấu tử” các acid amin thường phân bố trên những phần
khác nhau của mạch polypeptid nhưng nằm kề nhau trong không gian tạo thành trung tâm
hoạt động. Sự kết hợp của các nhóm chức của các acid amin thường gặp là –SH của
cysteine, vòng amidazol của histidine, w-COOH của asparie và acid glutamic, -COOH
của các acid amin cuối mạch…
* Trong “enzyme hai cấu tử” ngoài mạch polypeptide mà các nhóm chức kết hợp
để tạo trung tâm hoạt động còn có các nhóm chức coenzyme và các nhóm ngoại khác kết
hợp tạo thành trung tâm hoạt động. Trong nhóm các nhóm chức tham gia tạo trung tâm
hoạt động cần phân biệt hai nhóm: “ tâm xúc tác” ( tham gia trực tiếp vào hoạt động xúc
tác của emzyme ) và “nền tiếp xúc” ( giúp enzyme kết hợp đặc hiệu với cơ chất ). Một


enzyme có thể có hai hay nhiều tâm hoạt động, tác dụng của các trung tâm hoạt động
không phụ thuộc vào nhau.
Vậy: Từ kết quả nghiên cứu về bản chất hoá học, về cấu trúc trung tâm hoạt động,
cơ chế tác động, về trung tâm hoạt động chúng ta có thể có một số nhận xét chung về
trung tâm hoạt động như sau:
- Là bộ phận dùngđể liên kết với cơ chất.
- Chỉ chiếm tỉ lệ rất bé so với thể tích toàn bộ của enzyme.
- Gồm các nhóm chức của amino acid ngoài ra có thể có cả các ion kim loại và các
nhóm chức của các coenzyme.

Hình 1. Tâm hoạt động của enzyme (màu đỏ)
Đối với enzyme một thànhphần: Trung tâm hoạt động chỉ gồm những nhóm chức của các
amino acid như nhóm hydroxy của serin, carboxy của glutamic, vòng imidazol… Các



nhóm chức của các amino acid có thể xa nhau trong chuỗi polypeptide nhưng nhờ cấu
trúc không gian nên nó gần nhau về mặt không gian. Đối với E hai thành phần: Trung
tâm hoạt động cũng như trên, các nhóm chức của các amino acid tham gia tạo thành
Trung tâm hoạt động liên kết với nhau bằng các liên kết hydro. Ngoài ra trong Trung tâm
hoạt động của loại này còn có sự tham gia của coenzyme và có thể cả ion kim loại. Theo
Fisher trung tâm hoạt động có cấu trúc cố định, khi kết hợp với cơ chất để tạo phức E-S
ta có thể hình dung giống như chìa khóa và ổ khóa. Ngày nay người ta đã chứng
minhđược rằng: Trung tâm hoạt động của enzyme chỉ có cấu tạo hoàn chỉnh khi có sự
tương tác với cơ chất (thuyết tiếp xúc cảm ứng của Koshland).
2.2.

Cơ chế tác dụng

Những quan điểm hiện nay nhằm giải thích cơ chế tác dụng của enzyme đều cho
rằng khi enzyme (E) tương tác với cơ chất (S) sẽ làm giảm năng lượng hoạt hóa của các
phản ứng hóa sinh. Muốn làm giảm năng lượng hoạt hóa các phản ứng enzyme cần trải
qua nhiều giai đoạn trung gian và tạo thành phức chất nhất định giữa E và S.
Khi kết hợp với phân tử enzyme, do kết quả của sự cực hóa, sự chuyển dịch của
các electron và sự biến dạng của các mối liên kết tham gia trực tiếp vào phản ứng sẽ làm
thay đổi động năng và thế năng nên phân tử cơ chất trở nên hoạt động và dễ dàng tham
gia phản ứng.
Việc tạo thành phức hợp E-S giai đoạn đầu xảy ra rất nhanh và rất không bền. Do
đó sau một thời gian dài mới được chứng minh bằng thực nghiệm. Bằng chứng rõ ràng
nhất về sự tồn tại của phức hợp E-S là thành công của hai nhà hóa sinh Nhật Bản K. Iaglu
và T. Ozava là tách được phức E-S trong phản ứng khử amin bằng cách oxy hóa (loại trừ
nhóm amine) một dãy amino acid dãy D do oxydase xúc tac.
Nhìn chung chúng ta có thể hình dung cơ chế tác dụng của enzyme lên cơ chất tạo
thành sản phẩm bằng phương trình tổng quát như sau:
E + S ES P + E

Giai đoạn 1: E kết hợp với S để tạo thành E-S. Giai đoạn này xảy ra rất nhanh, nhờ
các liên kết không bền như liên kết hydro, tương tác tĩnh điện, tương tác Vander Waals…
Mỗi loại liên kết đòi hỏi những liên kết đòi hỏi những điều kiện khác nhau và chịu ảnh
hưởng khác nhau khi có nước.


Giai đoạn 2: Sau khi tạo phức, cơ chất có những biến đổi nhất định về mật độ điện
tử, cấu hình làm cơ chất trở nên hoạt động hơn, phản ứng dễ dàng để tạo thành sản phẩm
P.
Trong nhiều phản ứng do enzyme xúc tác có 2 hay nhiều loại cơ chất, ví dụ
hexokinase xúc tác phản ứng:
ATP + glucose hexokinase

ADP + glucose 6 photphate

Cơ chế enzyme xúc tác cho phản ứng 2 cơ chất có thể như sau:
a/ Cơ chế tạo phức 3 thành phần

b/ Cơ chế không tạo phức 3 thành phần

Đây là trường hợp cơ chất thứ 2 (S2) chỉ kết hợp vào enzyme (ở trạng thái E’) sau
khi P1 được tạo thành.
2.3.

Nhận xét.

Vì tâm hoạt động của enzyme nó quyết định đến hoạt tính của emzyme, và qua các
giai đoạn hoạt hóa của emzyme tâm hoạt động là nơi xảy ra tất cả các phản ứng, là nơi
tạo điều kiện thuận lợi để phản ứng xảy ra dễ dàng. Vì vậy theo quan điểm của em thì
trong các giai đoạn hoạt hóa của enzyme, thì giai đoạn thứ 2 tức là giai đoạn: “Sau khi

tạo phức, cơ chất có những biến đổi nhất định về mật độ điện tử, cấu hình làm cơ chất trở
nên hoạt động hơn, phản ứng dễ dàng để tạo thành sản phẩm P.” là giai đoạn quan trọng
để đánh giá hoạt tính của enzyme. Vì:


1.Giai đoạn thứ nhất: Enzyme chỉ kết hợp với cơ chất bằng liên kết yếu tạo thành
phức hợp enzyme - cơ chất (ES) không bền, phản ứng này xảy ra rất nhanh và đòi hỏi
năng lượng hoạt hóa thấp. Giai đoạn này phản ứng của enzyme mới bắt đầu nên không
ảnh hưởng nhiều đến vận tốc của phản ứng.
2. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn xảy ra sự biến đổi cơ chất dẫn tới sự kéo căng và
phá vỡ các liên kết đồng hóa trị tham gia phản ứng đồng thời tạo ra sản phẩm và trả lại
(hoàn nguyên) enzyme. Giai đoạn này là giai đoạn quyết định đên vận tốc của phản ứng,
ta có:
Xét phản ứng:

Gọi v1 là vận tốc của
thành phức chất ES.

phản ứng tạo

Gọi v-1 là vận tốc của phản ứng phân ly phức chất ES để tạo thành E và S.
Gọi v2 là vận tốc của phản ứng tạo thành E và P (sản phẩm).
v1 = k1[E][S]
v-1 = k-1[ES]
v2 = k2[ES]
Khi hệ thống đạt cân bằng trạng thái ta có:
k-1[ES] + k2[ES] = k1[E][S]
(k-1+k2) [ES] = k1[E][S] (1)
Gọi E0 là nồng độ ban đầu:
[E0] = [E] +[ES] [E] = [E0] – [ES] (2)

Thay các giá trị số [E] từ (2) vào phương trình (1) ta có
(k-1+k2) [ES] = k1([E0] – [ES])[S]


[ES] =
Nếu đặt km = k-1 + k2/k1 (km là hằng số Michaelis Menten).
Ta có: [ES] = [E0][S]/km + [S]
Mặt khác vận tốc phản ứng tạo thành sản phẩm P là:
V = k2[ES]
Thay [ES] bằng giá trị ở trên ta thu được:
V=

Vậy vận tóc của phản ứng là: V =
Ta thấy vận tốc của phản ứng phụ thuộc vào k2 và km (ở đây ta không xét đến
nồng độ của enzyme và cơ chất). Do đó để đánh giá hoạt tính của enzyme thì giai
đoạn 2 tức là giai đoạn “Giai đoạn 2: Sau khi tạo phức, cơ chất có những biến đổi nhất
định về mật độ điện tử, cấu hình làm cơ chất trở nên hoạt động hơn, phản ứng dễ dàng để
tạo thành sản phẩm P” là quan trọng để đánh giá hoạt tính của enzyme.
Sau đây là một ví dụ về khảo sát hoạt tính của enzyme mà em tìm hiểu được:
Phân lập xạ khuẩn và khảo sát hoạt tính một số enzyme thủy phân của Steptomycess spp
1.Nguyên liệu
- Các mẫu đất dùng để phân lập xạ khuẩn được thu nhận tại Vườn quốc gia Nam Cát
Tiên, mẫu xác bã thực vật được thu nhận tại Bến Tre.
- Các dòng xạ khuẩn V1, V2, V3, V4, V5, V6, V7 được cung cấp bởi Bộ môn Sinh
hóa, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM.
- Các dòng xạ khuẩn HX5, HX8, HX11, HX14, HX16, HX16,18, HX24, HX40, H20,
H5,15 được cung cấp bởi ThS. Nguyễn Thị Diệu Hạnh – Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM.
- Môi trường Gause điều chỉnh (g/l): 20g tinh bột; 3g MgSO4.7H2O; 3g K2HPO4; 1g
KNO3; 0,5g NaCl; 0,01g FeSO4.7H2O; 20g agar. Hấp khử trùng 1210C trong 30

phút. [4]
2. Phương pháp


- Phương pháp phân lập xạ khuẩn: phân lập trên môi trường Gause bổ sung
tetracycline nồng độ 20µg/ml.
- Phương pháp định tính hệ enzyme thủy phân: nuôi cấy các dòng Streptomyces spp.
trên môi trường Gause (thay tinh bột bằng cơ chất thích hợp) trong 6 ngày ở nhiệt độ
phòng, đo đường kính vòng phân giải.
- Phương pháp thu dịch chiết enzyme: nuôi cấy các dòng Streptomyces spp. trong môi
trường cảm ứng 96 giờ ở nhiệt độ phòng, ly tâm 4000 vòng/phút, lọc dịch bên trên
qua giấy lọc.
- Phương pháp xác định hoạt độ cellulase, mannanase: sử dụng CMC, guargum làm
cơ chất; dựa trên định lượng glucose phóng thích theo phương pháp Miller [2]
- Phương pháp xác định hoạt độ pectinase: sử dụng pectin làm cơ chất, dựa trên định
lượng sản phẩm cuối galacturonic acid bằng phương pháp so màu [4]
- Phương pháp xác định hoạt độ protease: sử dụng casein làm cơ chất, xác định hoạt
độ dựa trên phương pháp Anson cải tiến [2]
- Phương pháp xác định hoạt độ amylase: định lượng tinh bột bị phân giải dựa trên cơ
sở xác định mức độ giảm cường độ màu của hỗn hợp phản ứng với dung dịch Iod. [2]
-D-glucosamine bằng phương pháp Elson-Morgan [2]β- Phương pháp xác định hoạt
độ chitinase: sử dụng chitin huyền phù làm cơ chất, dựa trên định lượng sản phẩm
cuối N-acetyl- Phương pháp định danh trên vùng 16S rRNA của Streptomyces.

3. Kết quả phân lập xạ khuẩn
Từ các mẫu thu thập, tiến hành phân lập được 35 dòng xạ khuẩn. Trong đó, 23 dòng/4
mẫu tại Nam Cát Tiên và 12 dòng/5 mẫu tại Bến Tre. Kết quả cho thấy mật độ xạ
khuẩn khác nhau tùy thuộc vào địa điểm lấy mẫu, các mẫu lấy tại Nam Cát Tiên đa
dạng hơn về chủng loại xạ khuẩn so với các mẫu lấy tại Bến Tre.
Quan sát đặc điểm hình thái trên môi trường Gause sau khi nuôi cấy 6 ngày ở nhiệt độ

phòng dựa trên hình dạng khuẩn lạc, màu sắc khuẩn ty khí sinh, màu sắc khuẩn ty cơ
chất, sắc tố khuếch tán trong môi trường. Đặc điểm hình thái các dòng phân lập được
rất đa dạng. Khuẩn lạc chủ yếu hình tròn, mép trơn hay phóng xạ, thường có màu
trắng hoặc xám, một số dòng sinh sắc tố khếch tán trong môi trường.
Tiến hành quan sát vi thể tiêu bản phòng ẩm sau 7 ngày trên môi trường Gause dưới


kính hiển vi quang học có độ phóng đại 40X, 100X. Nhận thấy các dòng phân lập có
đặc điểm hình dạng khuẩn ty, cuống sinh bào tử đặc trưng của Streptomyces nên có
thể bước đầu khẳng định những dòng xạ khuẩn phân lập được thuộc giống
Streptomyces.

Hình 1: Một số khuẩn lạc của Streptomyces trên môi trường ISP2 ở 28-30oC, 5 ngày
(a) V2; (b) HX11; (c) HX14;(d) T22; (e) T13; (f) X15; (g) LA83; (f) LA60; (i) R2


Hình 2: Một số hình dạng khuẩn ty và cuống sinh bào tử trên tiêu bản phòng ẩm, độ
phóng đại 40X. (a) T11; (b) LA28; (c) X5; (d) LA57; (e) B1; (f) LA88
4.Kết quả khảo sát hoạt tính hệ enzyme thủy phân dựa trên vòng phân giải cơ chất
Khảo sát hoạt tính 6 enzyme cellulase, pectinase, mannanase, chitinase, protease,
amylase trên 53 dòng Streptomyces, vòng phân giải cơ chất được đo sau 6 ngày nuôi
cấy ở nhiệt độ phòng. Kết quả cho thấy cả 53 dòng khảo sát đều có khả năng sinh
tổng hợp 6 loại enzyme trên với mức độ khác nhau. Bảng 1. Tỷ lệ đường kính vòng
phân giải cơ chất của các enzyme từ dịch nuôi cấy Streptomyces spp.


Bảng 1 cho thấy đa số các dòng Streptomyces spp. đều có khả năng phân giải cơ chất
mạnh và nhiều dòng có khả năng phân giải mạnh nhiều nguồn cơ chất khác nhau.
Điều này chứng tỏ hầu hết các dòng khảo sát có hoạt tính enzyme cao. Tuy nhiên,
hoạt tính protease và amylase, nhất là hoạt tính amylase thấp hơn so với các enzyme

còn lại. Chitinase và mannanase có hoạt tính cao hơn các enzyme khác với số lượng
các dòng có đường kính vòng phân giải cơ chất lớn hơn 3cm của chitinase là 29 dòng
(chiếm 54,72%) và mannanase là 22 dòng (chiếm 41,51%). Các dòng T11, LA35,
LA60, LA61, LA83, V2, V3, V5, V6, H20 là những dòng có hoạt tính cao ở cả 6
enzyme khảo sát, các dòng này được sàng lọc và tiếp tục khảo sát hoạt độ.
5. Kết quả khảo sát hoạt độ hệ enzyme thủy phân dựa trên định lượng sản phẩm cuối
Tiến hành khảo sát hoạt độ enzyme của 10 dòng Streptomyces spp. kể trên, kết quả
được trình bày trong bảng 2. Theo một số nghiên cứu hoạt độ enzyme của xạ khuẩn
trước đây, những dòng khảo sát có hoạt độ tương đối cao. Bảng 2. Hoạt độ (Hđ)
enzyme của 10 dòng Streptomyces spp. có hoạt tính cao


Từ kết quả này, có thể chọn lọc ra những dòng có tiềm năng phục vụ trong những lĩnh
vực ứng dụng enzyme, tùy vào đặc tính của từng dòng:
- Dòng T11 có hoạt độ chitinase (0,909 UI/ml), mannanase (77,533 UI/ml) cao nhất
trong số các dòng khảo sát, các enzyme còn lại tuy không vượt trội so với các dòng
còn lại nhưng so với một số nghiên cứu trước đây thì đây là một mức rất cao nên vừa
có thể nghiên cứu ứng dụng tác động cộng hợp của nhiều loại enzyme hoặc tác động
của chitinase, mannanase.
- Dòng LA35 có hoạt độ cao đều ở tất cả các enzyme khảo sát với hoạt độ cellulase
(50,000 UI/ml), pectinase (18,920 UI/ml), chitinase (0,682 UI/ml), mannanase
(62,000 UI/ml), protease (2,204 UI/ml), amylase (908,100 UI/ml). Kết quả định danh
cho thấy LA35 có độ tương đồng cao về gen với loài: S. citricolor, S. sayamaensis.
- Dòng LA83 cũng có hoạt độ tương đối cao đều ở tất cả các enzyme khảo sát với
hoạt độ cellulase (31,250 UI/ml), pectinase (23,420 UI/ml), chitinase (0,273 UI/ml),
mannanase (54,267 UI/ml), protease (3,071UI/ml), amylase (1220,220 UI/ml) nên có
thể sử dụng trong một số chế phẩm vi sinh phân giải xác bả thực vật.
- Dòng V2 có hoạt độ cellulase (87,500 UI/ml), protease (2,470 UI/ml), amylase
(1049,940 UI/ml) tương đối cao so với một số nghiên cứu về Streptomyces trước đây,



cần nghiên cứu thêm đặc tính này. Kết quả định danh cho thấy V2 có độ tương đồng
cao về gen với một số loài: S. gougerotii, S. griseoaurantiacus, S. viridochromogene,
S. ansochromogenes, S. misionensis.
- Dòng V3 có hoạt độ cellulase (112,500 UI/ml) cao vượt trội so với các dòng khác,
gấp 2,4 lần hoạt độ trung bình (46,875 UI/ml) và 4,5 lần so với dòng LA61 và H20 có
hoạt độ thấp nhất (25,000 UI/ml), có triển vọng cao trong việc nghiên cứu sản xuất
cellulase. Kết quả định danh cho thấy V3 có độ tương đồng cao về gen với một số
loài: S. costaricanu, S. graminearus, S. murinu, S. griseofuscus.
- Dòng V5 có hoạt độ amylase cao nhất (1558,800 UI/ml) gấp 5,5 lần dòng có hoạt độ
amylase thấp nhất là H20 (281,790 UI/ml). Tuy nhiên, hoạt độ ở các enzyme còn lại
chỉ đạt mức trung bình hoặc thấp nên có thể ứng dụng V5 vào những lĩnh vực liên
quan đến amylase.
III. Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu và các ví dụ ta có thể thấy muốn đánh giá hoạt tính của các
enzyme ta phải dựa vào các giai đoạn phản ứng của cơ chất với tâm hoạt động. Đặc biệt
là giai đoạn 2 tức là giai đoạn “Giai đoạn 2: Sau khi tạo phức, cơ chất có những biến đổi
nhất định về mật độ điện tử, cấu hình làm cơ chất trở nên hoạt động hơn, phản ứng dễ
dàng để tạo thành sản phẩm P” vì vận tốc phản ứng của cả quá trình là
V = phụ thuộc vào k2 là hằng số cân bằng của giai đoạn 2 (ở đây ta không xét
đến nồng độ cơ chất và nồng độ enzyme)
IV. Tài liệu tham khảo
1. TS. Tống Thị Thanh Hương, bài giảng công nghệ sinh học đại cương, Đại học

Mỏ-Địa Chất
2. Phạm Thị Trân Châu, Trần thi Áng. 1999. Hoá sinh học, NXB Giáo dục, Hà

Nội.
3. Đỗ Quý Hai. 2004. Chuyên đề enzyme, Tài liệu lưu hành nội bộ Trường
ĐHKH Huế.

4. Trần Thanh Phong. 2004. Chuyên đề enzyme, Tài liệu lưu hành nội bộ Trường
ĐHKH Huế.


5. Bergmeyer H. U. 1968. Methods of enzymatic analysis, translated from the
6.
7.
8.
9.

third German edition, Academic Press, New York.
Copeland R. A. 2000. Enzymes,copyright by Wiley-VCH, Inc.
Gilbert H. F. 1992. Basic concepts in biochemistry, Copyright by the McgrawHill companies, Inc.
Lehninger A. L. 2004. Principles of Biochemistry, 4th Edition. W.H Freeman.
/>


×