Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Mô hình nguyên nhân tử vong ở một số tỉnh tại việt nam năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.84 MB, 92 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
………***………

LÊ NGỌC HUY

MÔ HÌNH NGUYÊN NHÂN TỬ VONG
Ở MỘT SỐ TỈNH TẠI VIỆT NAM NĂM 2008

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA
KHÓA 2007-2013


2

HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
………***………

LÊ NGỌC HUY

MÔ HÌNH NGUYÊN NHÂN TỬ VONG


Ở MỘT SỐ TỈNH TẠI VIỆT NAM NĂM 2008

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA
KHÓA 2007-2013

Ngườihướngdẫnkhoahọc:
PGS.TS. NGUYỄN PHƯƠNG HOA


3

HÀ NỘI - 2013
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độclập – Tự do – Hạnhphúc
…………..o0o………………

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:
-

Phòng đào tạo đại học – Trường Đại học Y Hà Nội.

-

Bộ môn Y học gia Đình – Trường Đại học Y Hà Nội.

-

Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.


Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một cách khoa
học, chính xác và trung thực. Các kết quả, số liệu trong khóa luận này đều là
sự thật và chưa được đăng tải trên tài liệu khoa học nào.

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2013
Tác giả khóa luận

Lê Ngọc Huy


4

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp bác sỹ này,
tôi xin trân trọng cảm ơn:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học, Bộ môn Y học gia
đình- Trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư- Tiến sỹ Nguyễn
Phương Hoa, là người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ bảo
giúp tôi trong toàn bộ quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Y Hà Nội đã
dạy bảo, hướng dẫn tôi trong suốt 6 năm học.
Trân trọng cảm ơn những người dân thuộc 192 xã đã được chọn tại 16
tỉnh/thành phố trên cả nước đã nhiệt tình tham gia trả lời phỏng vấn, các anh
chị trong nhóm nghiên cứu đã tham gia và giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện nghiên cứu này. Không có sự tham gia của họ, tôi sẽ không bao giờ có
được những số liệu quý báu để hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tôi kính trọng tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cha, Mẹ, em
gái đã giành tất cả để giúp tôi học tập, phấn đấu và trưởng thành trong

cuộc sống và sự nghiệp.
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, đặc biệt là các thành viên của tổ 15Y6D, đã giành cho tôi nhiều sự giúp đỡ và tình cảm chân thành nhất.
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Lê Ngọc Huy


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
COPD

:

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
( Chronic Obstructive Pulmonary Disease)

HIV

:

Human Immunodeficiency Virus

AIDS

:

Hộichứngsuygiảmmiễndịchmắcphải
(Acquired Immune Deficiency Syndrome)

ĐTV


:

Điềutraviên

ICD-10 :

Phânloạiquốctếbệnhtậtlầnthứ 10

THTV

:

Trườnghợptửvong

TNTT

:

Tai nạnthươngtích

TV

:

Tửvong

THCS

:


Trunghọccơsở

THPT

:

Trunghọcphổthông

VA

:

Xácđịnhnguyênnhântửvongbằngphươngphápphỏngvấn

INDEPTH:
Mạnglướiquốctếcủacáccơsởthựcđịatheodõinhânkhẩuhọcvà
sứckhỏecộngđồng ở nhữngnướcđangpháttriển.
DHS

:

Điềutravề y tếvànhânkhẩuhọc

DSS

:

Hệthốnggiámsátnhânkhẩuhọcvàsứckhỏe


VR

:

Đăngkíbiếnđộngdânsốđịnhkỳ

WHO

:

Tổchức y tếthếgiới


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông tin về mô hình tử vong là một trong những yếu tố quan trọng
giúp cho việc lập kế hoạch và hoạch định chính sách y tế. Các số liệu về tử
vong là một trong những chỉ số y tế quan trọng cung cấp bằng chứng đểđo
lường tình trạng sức khỏe của các quốc gia. Thông tin về nguyên nhân tử
vong sẽ giúp cho việc đánh giá gánh nặng bệnh tật ở những địa bàn khác
nhau. Việc tìm hiểu mô hình tử vong được coi là một yếu tố quan trọng trong
định hướng các hoạt động y tế và hỗ trợ việc xây dựng chính sách dựa trên
bằng chứng. Mặt khác, tử vong là một chỉ số dễ đo lường hơn so với những
chỉ số y tế khác như số liệu về tình hình mắc bệnh. Người ta cũng thường giả
định rằng sự thay đổi về mô hình tử vong phản ánh phần nào bức tranh của
mô hình bệnh tật [16].
Tầm quan trọng của các chỉ số đo lường mô hình tử vong còn được thể
hiện trong hai mục tiêu thiên niên kỷ và là một trong 3 yếu tố cấu thành nên
chỉ số phát triển con người (Human Development Index) của Liên hợp

quốc.Năm 2006, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhấn mạnh đến tầm quan
trọng của thông tin tử vong bằng việc xuất bản chuyên san đặc biệt về hệ
thống giám sát tử vong trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của tử vong trong
đo lường tình hình sức khỏe của người dân ở cộng đồng, WHO cũng đã khẳng
định “đo lường tử vong là rất cần thiết đối với ngành y tế”. Tài liệu này cũng
nêu rõ cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc thu thập số liệu sao cho
những số liệu đó đảm bảo sự chính xác để phục vụ việc hoạch định chính
sáchchăm sóc sức khỏe [28].
Mặc dù vậy, hiện nay nhiều quốc gia vẫn chưa có được hệ thống thu
thập và đăng ký số liệu tốt và đáng tin cậy. Trong báo cáo đánh giá về thực
trạng số liệu tử vong của 115 nước thành viên của WHO, chỉ có 64 quốc gia
có được những số liệu đáng tin cậy về nguyên nhân tử vong theo tuổi và giới
[28]. Cũng theo đánh giá này, hệ thống đăng ký tử vong chỉ ghi nhận được


7

10% ở khu vực Châu Phi và khu vực châu Á Thái Bình Dương. Chính vì vậy,
WHO đã khuyến cáo về sự cần thiết cho các quốc gia phải thu thập thông tin
về tử vong, thậm chí ban đầu có thể chỉ trong phạm vi giới hạn như tại các cơ
sở thực địa dịch tễ học để có thể hiểu biết về nguyên nhân tử vong [2]. Xuất
phát từ tình hình đó, phương pháp xác định nguyên nhân tử vong qua phỏng
vấn (VA) đã ra đời từ những năm 50 của thế kỷ trước. Sau đó, phương pháp
này đã được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu dịch tễ học tại nhiều nước
đang phát triển và được WHO khuyến cáo áp dụng ở các nước mà hệ thống
thu thập số liệu tử vong chưa đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin.
Tình trạng theo dõi, đăng ký không đủ các trường hợp tử vong cũng đã
được nghiên cứu và phát hiện thấy ở nhiều nước có thu nhập thấp [23]. Tính
đầy đủ của số liệu theo dõi tử vong của Thái Lan được đánh giá là đã được cải
thiện rất nhiều kể từ khi nước này áp dụng quản lý bằng máy vi tính trong

theo dõi, đăng ký các sự kiện quan trọng từ năm 1995. Mặc dù vậy, một
nghiên cứu gần đây cũng cho thấy vẫn còn tới 12,5% tổng số các trường hợp
tử vong chưa được đăng ký vào hệ thống theo dõi.
Ở Việt Nam, số liệu từ các cơ sở y tế là nguồn cung cấp chính cho Niên
giám thống kê y tế được Bộ y tế xuất bản hàng năm. Những số liệu thu thập
từ cộng đồng đang còn rất thiếu, mặt khác, hầu hết các trường hợp tử vong
xảy ra tại nhà sẽ không được báo cáo với nhân viên y tế và cơ quan y tế, chính
vì thế không thể cung cấp đầy đủ các bằng chứng cho việc lập kế hoạch và
hoạch định chính sách y tế.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi dịch tễ học, mô
hình bệnh tật và tử vong đã có những thay đổi, với sự gia tăng của nhóm các
bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích, bên cạnh đó một số bệnh thuộc
nhóm lây nhiễm vẫn chưa được khống chế như HIV/AIDS và bệnh lao. Vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Mô hình nguyên nhân tử vong ở
một số tỉnh tại Việt Nam năm 2008” nhằm mục tiêu:Mô tả nguyên nhân tử
vong ở một số tỉnh tại Việt Namnăm 2008


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MÔ HÌNH TỬ VONG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI DỊCH
TỄ HỌC
Vào những năm đầu của thập kỷ 70 thế kỷ 20, Omran đã đưa ra “Học
thuyết chuyển đổi dịch tễ học” [34]. Học thuyết này có thể được coi là cái
khung để mô tả và giải thích “Sự thay đổi về mô hình bệnh tật ở một nhóm
người trong quá trình chuyển đổi về nhân khẩu học. Ví dụ như trong việc
giảm tỷ lệ tử vong: các bệnh cấp tính và bệnh nhiễm trùng được giảm xuống,
trong khi các bệnh mãn tính và liên quan đến lứa tuổi lại tăng lên cao, dần dẫn

đến một sự chuyển dịch về tỷ lệ tử vong trong nhóm tuổi - từ nhóm tuổi trẻ
chuyển sang nhóm tuổi già”.
Học thuyết này bao gồm sự thay đổi mô hình bệnh tật và sức khỏe (sự
chuyển đổi tình trạng sức khỏe), thay đổi sinh đẻ và cấu trúc tuổi dân số (là
những phần của chuyển đổi nhân khẩu học), thay đổi lối sống, thay đổi mô
hình chăm sóc sức khoẻ, sự phát triển y tế và công nghệ (chuyển đổi công
nghệ), và sự thay đổi môi trường và sinh thái học (chuyển đổi dịch tễ học).
Trong đó, Omran đã giới thiệu 3 giai đoạn của quá trình chuyển đổi dịch tễ
học: giai đoạn 1 là “thời kỳ của dịch hạch và đói kém”, giai đoạn 2 là “thời kỳ
những dịch lớn đã suy yếu” và giai đoạn 3 là “thời kỳ của các bệnh thoái hóa
và bệnh do con người gây ra” [34]. Ba mươi năm sau, Omran đã đề xuất thêm
hai giai đoạn nữa cho mô hình chuyển đổi dịch tễ học của các nước phương
Tây: giai đoạn 4 là “thời kỳ những bệnh thoái hóa muộn” và giai đoạn 5 là
“thời kỳ chất lượng cuộc sống được nâng cao, tuổi thọ cao kèm theo tình
trạng bất công bằng kéo dài” [35]. Một vài tác giả khác cũng đã đề xuất giai
đoạn thứ 5 mới của sự chuyển đổi dịch tễ học - “giai đoạn tái xuất hiện của


9

những bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng”. Giai đoạn này đã bắt đầu xảy ra
trong một số nhóm dân số [36].
Dưới tác động phức tạp của quá trình chuyển đổi dịch tễ học, tử vong là
một động lực quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển trong xã hội, biểu
hiện bằng tỷ lệ rất cao trước đây và giảm xuống rõ rệt trong thời gian hiện tại.
Mô hình tử vong thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của chuyển đổi dịch tễ
học, từ những bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng và biến chứng sản khoa rất
phổ biến trong giai đoạn 1 và 2, đến việc tăng các bệnh tim mạch (CVD), ung
thư, những bệnh do con người gây ra ở giai đoạn 3, và sự già hoá ở giai đoạn
4. Một số điểm trong quá trình chuyển đổi, có thể gây gánh nặng kép của

bệnh tật, những bệnh không lây tăng lên trong khi những bệnh nhiễm trùng
trước đó vẫn tồn tại.
Trong khi sự chuyển đổi dịch tễ học diễn ra chậm, tới trên một thế kỷ ở
những nước phát triển nhưng nó lại xảy ra rất nhanh ở những nước đang phát
triển. Chuyển đổi dịch tễ học ở các nước đang phát triển diễn ra với tốc độ,
thời gian và mức độ khác nhau. Do vậy, được phân loại thành mô hình chuyển
đổi nhanh, bình thường và chậm. Những nước đang phát triển đã trải qua giai
đoạn dịch hạch và nạn đói kéo dài (giai đoạn 1) cũng như giai đoạn của
các bệnh thoái hóa (giai đoạn 2). Omran sau này đã đề xuất giai đoạn thứ
3 khác cho những nước đang phát triển, “Giai đoạn của gánh nặng bệnh
tật gấp 3 lần”, đó là những vấn đề/bệnh tật chưa được giải quyết của giai
đoạn cũ, sự xuất hiện của những vấn đề/bệnh tật mới, và những hệ thống y
tế năng lực yếu đang phải đối phó với phòng chống và chăm sóc những
bệnh mạn tính [35].
Tuy nhiên, học thuyết này cũng cho thấy rằng những nước đang phát
triển sẽ không trải qua giai đoạn giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, lão
hoá, thay đổi lối sống, việc xuất hiện và quay trở lại của một số bệnh theo


10

đúng những cách đã được biết ở những nước đã phát triển. Trong tương
lai, những nước này có thể sẽ phải trải qua giai đoạn phức hợp của mô
hình bệnh tật và hệ thống chăm sóc sức khỏe sẽ phải đối mặt với tình
trạng mất công bằng ngày càng gia tăng, thậm chí còn cao hơn so với
những nước phát triển [35].
1.2. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN TỬ VONG
Theo định nghĩa trong y học, tử vong được xác định là “tình trạng
ngừng không hồi phục chức năng của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn” và/hoặc
“tình trạng ngừng không hồi phục chức năng của toàn bộ não, bao gồm cả

thân não” [5]. Ở các nước phát triển, luật pháp đã quy định các trường hợp tử
vong đều phải được đăng ký với chính quyền địa phương, và thậm chí ở nhiều
nơi, đây còn là thủ tục bắt buộc trước khi tiến hành tang lễ [6]. Để đăng ký tử
vong phải có giấy chứng nhận nguyên nhân tử vong do bác sỹ trực tiếp điều
trị cho bệnh nhân trước khi tử vong xác nhận.
Trong giấy chứng nhận tử vong, nguyên nhân tử vong được chẩn đoán
ở các cấp độ khác nhau (nguyên nhân chính, nguyên nhân trung gian, và
nguyên nhân trực tiếp). Các nguyên nhân này có mối quan hệ nhân - quả khi
đọc nguyên nhân tử vong lần lượt từ dưới lên trên trong giấy chứng nhận.
Trong số các nguyên nhân này, “nguyên nhân chính” có giá trị nhất về y học,
pháp lý, cũng như dịch tễ học. Nếu thiếu những thông tin có thể chẩn đoán
được các nguyên nhân khác thì “nguyên nhân chính” là nguyên nhân duy nhất
cần phải có trong giấy chứng tử [7].
Lịch sử ngành y tế đã cho thấy việc ghi chép lại nguyên nhân tử vong
rất ít được quan tâm. Trong quá khứ, và thậm chí ngày nay, việc xác định
nguyên nhân tử vong không được coi là một công việc quan trọng của người
bác sỹ điều trị [37]. Bác sỹ thường chỉ quan tâm tới điều trị bệnh cho các bệnh


11

nhân còn sống, thêm vào đó, từ quan điểm lâm sàng, họ thường cho rằng
nguyên nhân tử vong thường không phải lúc nào cũng là nguyên nhân quan
trọng gây nên bệnh tật và ngược lại. Trong quá khứ, những bệnh lây hiểm
nghèo ít có cơ hội điều trị khỏi, đồng thời nhiều bệnh ít nghiêm trọng hơn và
các bệnh mãn tính có tỷ lệ mắc bệnh cao nhưng lại ít gây tử vong. Tuy vậy,
việc đăng ký các nguyên nhân tử vong đã trở thành mối quan tâm của quốc
gia và các quan chức chính phủ để kiểm soát các nguy cơ tác động tới sức
khỏe cộng đồng kể từ giữa thế kỷ 18. Thông tin về các nguyên nhân tử vong
thường được dùng để quản lý các nguồn gây bệnh từ môi trường và làm cho

mọi người quan tâm hơn tới các bệnh truyền nhiễm. Việc đăng ký tử vong
thường nhằm đáp ứng lại sự lo ngại của cộng đồng về các bệnh dịch, và hệ
thống đăng ký sớm bệnh tật đôi khi chỉ tập trung vào các bệnh dịch được quan
tâm đặc biệt. Nên lưu ý rằng, nguyên nhân tử vong từ những bệnh trong cộng
đồng, đặc biệt là những bệnh dịch với những triệu chứng đặc hiệu, được quan
tâm và được lưu trữ tốt hơn nhiều so với những trườnghợp tử vong do những
bệnh không lây và những bệnh thoái hóa [37].
Trong lĩnh vực y tế công cộng, việc chứng nhận nguyên nhân tử vong
đóng một vai trò rất quan trọng. Mô hình chuyển đổi dịch tễ học của Omran
giải thích sự thay đổi cấu trúc nguyên nhân tử vong cũng được dựa trên việc
đăng ký và chứng nhận nguyên nhân tử vong tốt ở một số quốc gia. Giấy
chứng nhận nguyên nhân tử vong, hay còn gọi là giấy chứng tử do các bác sỹ
xác nhận luôn được tin tưởng là có tính chính xác và phù hợp cao so với việc
đăng ký thông thường của những người không có chuyên môn, nhưng tuy
vậy, các bác sỹ lại thường không muốn tham gia.Vì vậy, việc xây dựng chiến
lược và kế hoạch để tập huấn cho các bác sỹ về y tế công cộng, về tầm quan
trọng của số liệu tử vong và chẩn đoán chính xác nguyên nhân tử vong trong
việc phòng chống bệnh tật và lập kế hoạch y tế là rất quan trọng.


12

1.3. TÌNH HÌNH GHI NHẬN TỬ VONG:
Số liệu thống kê tử vong thường được sử dụng nhằm: (1) Xác định các
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cần được ưu tiên dựa trên mô hình bệnh tật và
nguyên nhân tử vong; (2) Lựa chọn các can thiệp hiệu quả đối với những
nguyên nhân tử vong có thể phòng tránh hoặc làm giảm nhẹ được; (3) Đánh
giá xu hướng của các nguyên nhân tử vong qua từng thời kỳ; (4) So sánh mô
hình nguyên nhân tử vong theo vùng, theo các quốc gia hoặc giữa các nhóm
đối tượng theo giới và nhóm tuổi,…; (5) Lượng giá tác động của các chương

trình can thiệp đối với các nguyên nhân gây tử vong.
1.3.1.Tình hình ghi nhận tử vong trên thế giới
Mặc dù thông tin về tử vong được đánh giá là rất quan trọng, song trên
thực tế tính chính xác của số liệu này còn rất thấp ở nhiều nước. Ở nhiều nước
đang phát triển, khi hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra tại nhà mà không
có sự hiện diện/chứng kiến của nhân viên y tế, việc cấp giấy chứng tử cũng
như xác định nguyên nhân tử vong không được thực hiện đầy đủ.
Theo ước tính, chỉ có một phần ba số trường hợp tử vong trên thế giới
là được ghi chép lại với các thông tin đầy đủ về tuổi, giới, nguyên nhân tử
vong và đa số các trường hợp này là ở những nước phát triển. Tình trạng vào
sổ đăng ký tử vong biến thiên khá nhiều giữa các nước và các khu vực từ gần
như đạt 100% ở các nước có thu nhập cao (khu vực châu Âu), và dưới 10% ở
các nước có thu thập nhấp (như khu vực Châu Phi). Ở các vùng nông thôn
châu Phi, trên 80% trường hợp tử vong trẻ em xảy ra tại nhà và không được
đăng ký ở trong hệ thống báo cáo tử vong định kỳ. Việc đăng ký tử vong ở
người lớn thậm chí còn ít hơn. Số liệu nguyên nhân tử vong của người lớn ở
những nước đang phát triển còn kém hơn so với thông tin tử vong của trẻ em.
Những trường hợp có thông tin thì chất lượng thông tin cũng rất đáng lo ngại.
Trong số 115 nước thành viên của WHO, chỉ có 23 nước, hầu hết là ở châu


13

Âu và Bắc Mỹ, có số liệu về số trường hợp tử vong và nguyên nhân tử vong
đầy đủ và các nguyên nhân tử vong được phân loại theo Bảng phân loại quốc
tế bệnh tật ICD-10 [28], [31].
Đã có rất nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng thông tin tử vong ở
mức độ quốc gia và quốc tế. Nhiều phương pháp thu thập số liệu tử vong khác
nhau đã được áp dụng tùy thuộc theo nguồn lực và năng lực quản lý của các
quốc gia, như Đăng ký biến động dân số định kỳ; Hệ thống thu thập thông tin

định kỳ từ các cơ sở y tế; Tổng điều tra dân số; Điều tra về y tế và nhân khẩu
học; Đăng ký biến động dân số điểm, và Hệ thống giám sát nhân khẩu học và
sức khỏe. Các phương pháp này đều cần thiết và có sự bổ sung lẫn nhau trong
hệ thống thông tin y tế.
1.3.1.1. Đăng ký biến động dân số định kỳ (VR)
Là hệ thống đăng ký và ghi chép biến động dân số của chính quyền địa
phương. Mục đích của hệ thống này là đảm bảo tính pháp lý cũng như
quyền công dân; đối với y tế công cộng, đây cũng là một nguồn số liệu để
cung cấp bằng chứng chính sách và lập kế hoạch. Tuy nhiên, những số
liệu này thường không đầy đủ và không được cập nhật. Chỉ một phần ba
trong số 56 triệu trường hợp tử vong xảy ra hàng năm trên thế giới được
ghi lại bởi hệ thống này [40].
1.3.1.2. Hệ thống thu thập thông tin định kỳ từ các cơ sở y tế
Đây là nguồn số liệu chính cho thống kê y tế ở nhiều nước đang phát
triển, đơn thuần chỉ dựa trên kết cấu sẵn có của hệ thống y tế. Hệ thống này
khó có thể là một nguồn số liệu đáng tin cậy để đánh giá gánh nặng bệnh tật
cộng đồng khi các số liệu thống kê chỉ được thu thập từ những bệnh nhân sử
dụng dịch vụ y tế công, phần nhiều là những người có khả năng tiếp cận dịch
vụ tốt hơn về địa lý và kinh tế xã hội [5]. Hệ thống này thiếu hoàn toàn thông
tin của những trường hợp tử vong xảy ra tại nhà, do vậy có thể có mô hình


14

nguyên nhân tử vong khác biệt với mô hình tại các cơ sở y tế. Điều này khá
phổ biến ở những nước có thu nhập thấp, thậm chí cả những nước có thu nhập
trung bình.
1.3.1.3.Tổng điều tra dân số
Là các cuộc điều tra được tiến hành định kỳ, trong khoảng thời gian
tiêu chuẩn là 5 hoặc 10 năm. Đây là nguồn số liệu quan trọng để đo lường tử

vong khi cỡ mẫu lớn và đại diện, cũng như có thể thực hiện đánh giá gián tiếp
về mức độ tử vong. Tuy vậy, số liệu tử vong trong các cuộc điều tra này có
chất lượng không cao, nhiều trường hợp bị bỏ sót nên khó có thể phân tích tỷ
lệ tử vong ở trẻ nhỏ, việc áp dụng mô hình này để tính tỷ lệ tử vong ở người
lớn cũng không được chính xác và không thể tìm hiểu được nguyên nhân tử
vong. Do khoảng cách giữa các đợt điều tra dài, mặc dù chất lượng điều tra
được nâng cao thì việc sử dụng những số liệu này cho mục đích lập kế hoạch,
quản lý, đánh giá và xây dựng chính sách còn khá hạn chế.
1.3.1.4. Điều tra y tế và nhân khẩu học (DHS)
Nhiều quốc gia đã áp dụng phương pháp điều tra này để đo lường
những chỉ số y tế quan trọng theo các vùng địa lý, dân tộc, và điều kiện kinh
tế xã hội. Tuy nhiên, những nghiên cứu này thường bị hạn chế trong đo lường
tử vong do cỡ mẫu không được thiết kế riêng để phát hiện những trường hợp
tử vong, và cũng quá nhỏ để tính toán tử vong ở các nhóm khác nhau.
1.3.1.5. Đăng ký biến động dân số điểm (SVR)
Là một hệ thống dựa vào cộng đồng với cỡ mẫu đại diện toàn quốc, có
chức năng: thu thập liên tục thông tin về sinh đẻ, tử vong, và di dân; xác định
nguyên nhân tử vong tại cộng đồng; và kiểm tra tính hoàn thiện của hệ thống
đăng ký sinh tử. Hệ thống này hiện đang được coi là có nhiều ưu điểm nhất
trong việc đăng ký sinh tử trên thế giới [41]. Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước
đang phát triển có dân số đông, đã thiết lập hệ thống thu thập số liệu tử vong


15

với cỡ mẫu đại diện toàn quốc, chiếm 1% tổng dân số quốc gia [42]. Một vài
nước khác ở châu Phi và ở châu Á đã bắt đầu kế hoạch thiết lập hệ thống này.
Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến năng lực và nguồn ngân sách duy trì
điều tra trên cỡ mẫu lớn là những trở ngại chính cho việc mở rộng và tính phổ
biến của mô hình này.

1.3.1.6. Hệ thống giám sát nhân khẩu học và sức khỏe (DSS)
Nghiên cứu dịch tễ ở các nước đang phát triển chỉ thường được thiết kế
dưới dạng nghiên cứu ngang. Cấu trúc mẫu thích hợp và danh sách dân cư
thường khó có được do không có số liệu đầy đủ về dân số, đồng thời tỷ lệ di
cư của các vùng này thường khá cao. Nghiên cứu dịch tễ trên một vùng dân
cư thường khó được thiết kế tốt ở các nước đang phát triển vì thiếu những dữ
kiện cơ bản về nhân khẩu học bao phủ toàn bộ dân số của vùng đó. Từ đó dẫn
đến việc xác định mẫu số khi tính các tỷ lệ là khó khăn. Hệ thống theo dõi
sinh tử hầu như không có. Điều này buộc các nhà nghiên cứu phải sử dụng
nguồn số liệu có sẵn như của các cơ sở y tế như trạm y tế xã, bệnh viện tỉnh,
bệnh viện huyện,... hoặc tiến hành các nghiên cứu cắt ngang. Các số liệu này
thường dễ thu thập nhưng thường không đầy đủ và không mô tả được đầy đủ
những thông tin liên quan đến tình trạng tử vong như nguyên nhân tử vong và
những diễn biến trước khi tử vong. Nghiên cứu cắt ngang có thể giúp đánh giá
nhanh, nhưng chúng không thể cung cấp một bối cảnh toàn diện về tình hình
tử vong trong một thời gian dài. Vì vậy một nghiên cứu theo dõi dọc tại cộng
đồng là rất cần thiết để có một bức tranh đầy đủ về tử vong. Khi hệ thống theo
dõi sinh tử không có thì việc theo dõi, giám sát các cá thể trong một cộng
đồng bao gồm giám sát về sức khỏe và nhân khẩu học (sinh đẻ, tử vong, di cư
và các sự kiện khác) là cần thiết. Từ việc mong muốn có được những thông
tin này từ các hệ thống giám sát nhân khẩu ở cộng đồng nhất định đã dẫn tới
sự ra đời của hệ thống Field Lab – cơ sở thực địa tại một số vùng ở châu Phi,


16

châu Á và châu Mỹ Latin. Mặc dù cho đến nay chỉ một vài hệ thống có dữ
liệu dài hạn. Một bước có ý nghĩa hơn là một mạng lưới quốc tế liên kết
những vùng này được thiết lập vào năm 1998 và gọi tắt là INDEPTH (Mạng
lưới quốc tế của các cơ sở thực địa theo dõi nhân khẩu học và sức khỏe cộng

đồng ở những nước đang phát triển). Những chức năng của hệ thống này là
xác định những biến động của tỷ lệ sinh đẻ, tử vong, bao gồm nguyên nhân tử
vong và di dân trong cộng đồng qua thời gian.
Trong những hệ thống thu thập số liệu tử vong kể trên, SVR và DSS là
những hệ thống khá chuyên biệt để thu thập thông tin tử vong về cả số lượng
và nguyên nhân bằng việc sử dụng phương pháp xác định nguyên nhân tử
vong qua phỏng vấn. Do vậy, đây là những lựa chọn tốt cho những quốc gia
có những hệ thống đăng ký các sự kiện quan trọng hoạt động kém hiếu quả.
Số liệu do hệ thống này cung cấp luôn được cập nhật và có chất lượng đảm
bảo về những số liệu đáng tin cậy trong lĩnh vực sức khoẻ cộng đồng phục vụ
cho công tác quản lý và theo dõi sức khỏe cộng đồng, đồng thời các cơ sở này
còn cung cấp một môi trường thích hợp cho công tác nghiên cứu và đào tạo
các chuyên ngành có liên quan.
Một số nước như Trung Quốc và Việt Nam còn có một cách thức khác
cũng liên quan đến đăng ký hộ gia đình và các sự kiện quan trọng [5], [6], [7].
Với hệ thống này mỗi hộ gia đình có một quyển sổ gọi là sổ hộ khẩu do hộ
gia đình tự quản lý (ở thành phố) hoặc do cán bộ kế toán hoặc công an xã
quản lý (ở nông thôn). Các thông tin được ghi chép và cập nhật trong quyển
sổ hộ khẩu bao gồm: sinh, tử, di cư và nhập cư.
1.3.2. Tình hình ghi nhận tử vong ở Việt Nam
Chức năng của hệ thống thông tin y tế ở Việt Nam là thu thập và phổ
biến các số liệu thống kê về tình hình sức khỏe và dịch vụ y tế. Tuy vậy, việc
thu thập, phân tích số liệu và sử dụng kết quả chưa được thực hiện một cách


17

có hệ thống. Các số liệu được thu thập ở các tuyến y tế định kỳ và được ghi lại
theo biểu mẫu thống nhất. Mỗi mục tiêu y tế quốc gia lại có những yêu cầu và hệ
thống thu thập số liệu và báo cáo riêng. Tuy nhiên, những thông tin về tình hình tử

vong còn chưa đầy đủ và số liệu của các nguồn còn rất khác nhau [24].
Hiện nay tại Việt Nam, có nhiều hệ thống song song cùng thu thập số
liệu tử vong tại cộng đồng:
- Hệ thống thứ nhất là hệ thống của ngành Tư Pháp. Trong hệ thống này
ở mỗi xã có một cán bộ tư pháp chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan
đến pháp lý. Hệ thống này được coi là một hệ thống hành chính vì theo quy
định của pháp luật mỗi khi có trường hợp sinh hoặc tử thì thân nhân phải có
trách nhiệm khai báo với cán bộ tư pháp địa phương. Trong trường hợp có
người tử vong, sau khi nhận được khai báo tử vong thì cán bộ tư pháp sẽ cấp
giấy chứng tử cho gia đình của người mất. Trước đây, trong thời kỳ bao cấp
thì phần lớn các trường hợp tử vong đều được gia đình khai báo vì sau đó gia
đình của người tử vong sẽ nhận được một số quyền lợi về vật chất phục vụ
cho tang lễ (như vải xô…). Ngày nay, việc khai báo tử vong không còn nhận
được bất kỳ một sự khuyến khích về vật chất nào do vậy tùy theo khu vực mà
tỷ lệngười dân chủ động khai báo tử vong khác nhau, kể cả ở khu vực thành
thị vẫn còn nhiều trường hợp người dân không khai báo lấy giấy chứng tử. Để
giải quyết tình trạng này, chính quyền có quy định là trưởng thôn phải có
trách nhiệm báo cáo lên xã các trường hợp sinh, tử ở thôn của mình trong
tháng vào buổi họp giao ban hàng tháng. Tuy nhiên, quy định này chưa được
thực hiện thường quy và tình trạng bỏ sót vẫn còn.
Bộ Tư pháp
Sở Tư pháp
Phòng Tư pháp
UBND xã


18

Cộng tác viên
Tổng cục Dân số - KHHGĐ

(thuộc BYT)
Chi cục Dân số-KHHGĐ (tỉnh)
TT Dân số-KHHGĐ (huyện)

Cán bộ Dân số-KHHGĐ
Bộ Y tế
Sở Y tế,
Trung tâm Y tế
Trạm Y tế xã
Y tế thôn bản
Trưởng thôn

Hình 1.Hệ thống theo dõi, ghi chép sinh và tử ở Việt Nam
- Hệ thống thứ hai là hệ thống mới được thiết lập năm 1988, hiện nay
dưới sự điều hành của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, trực thuộc
Bộ y tế. Hệ thống theo dõi dân số được coi là một hệ thống hiệu quả và có
chất lượng số liệu tốt hơn cả do hệ thống này có mạng lưới cộng tác viên ở
từng thôn, họ thường là phụ nữ làm việc kiêm nhiệm và được Tổng cục Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình trả một khoản trợ cấp nhỏ hàng tháng. Đối với
cộng tác viên dân số, chức năng nhiệm vụ chính của họ là tư vấn, vận động
thúc đẩy công tác Kế hoạch hoá gia đình. Ngoài nhiệm vụ đó thì họ cũng có
nhiệm vụ thu thập, ghi chép các sự kiện về dân số như sinh, tử, di nhập cư để
hàng tháng báo cáo cho cán bộ chuyên trách dân số của xã.
- Hệ thống thứ ba là hệ thống y tế, trạm y tế (TYT) xã có trách nhiệm
ghi chép các trường hợp tử vong xảy ra tại cộng đồng (sử dụng sổ A6). Tuy
nhiên, hệ thống này thường quan tâm nhiều hơn đến các trường hợp tử vong
xảy ra tại trạm y tế, bỏ sót nhiều trường hợp tử vong không đến TYT khám


19


chữa bệnh.Mặc dù có nhiều hệ thống nhưng số liệu ở các nguồn thường có sự
khác biệt do mối quan tâm cũng như cách thu thập số liệu khác nhau. Trong
khi hệ thống thuộc Ủy ban Dân số quan tâm nhiều hơn đến những số liệu về
nhân khẩu học với số các trường hợp sinh và tử, thì hệ thống của ngành y tế
quan tâm tới cả số lượng cũng như nguyên nhân tử vong, nhưng các nguyên
nhân thường không được chẩn đoán chính xác do phần lớn các trường hợp tử
vong xảy ra tại nhà mà không có mặt cán bộ y tế.
- Một nguồn số liệu khác là thu thập các trường hợp tử vong tại các
bệnh viện nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ số trường hợp tử vong xảy ra trên
thực tế và không thể phản ánh được mô hình tử vong của cộng đồng. Hầu hết
các trường hợp tử vong không được khám nghiệm tử thi, trừ những trường
hợp có liên quan đến pháp luật. Một báo cáo đánh giá của WHO về mức độ
hoàn thiện của hệ thống đăng ký sinh tử của Việt Nam đã đưa ra mức độ thiếu
hụt khoảng 10% số trường hợp sinh và 20% số trường hợp tử vong [24]. Một
nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ thiếu hụt số liệu tử vong của hệ thống
đăng ký sinh tử là 20% [31]. Những điểm yếu chính của hệ thống thống kê y
tế Việt Nam đã được WHO chỉ ra trong một báo cáo đánh giá, đó là thiếu số
liệu, quá nhiều hệ thống song song, thiếu nhân lực y tế có trình độ, và hệ
thống giám sát, theo dõi chưa đảm bảo chất lượng.
1.3.3. Xác định nguyên nhân tử vong bằng phương pháp phỏng vấn (VA)
Trên nguyên tắc, nguyên nhân tử vong được xác định qua khám nghiệm
tử thi hoặc do bác sỹ điều trị chẩn đoán. Trên lâm sàng, khám nghiệm tử thi
nhằm hiểu biết sâu hơn về quá trình bệnh lý và xác định được nguyên nhân
chính gây tử vong và những yếu tố góp phần gây tử vong. Khám nghiệm tử
thi có thể cung cấp những thông tin quan trọng nhằm phòng tránh được những
nguyên nhân gây tử vong tương tự trong tương lai. Tuy vậy ngày nay, khám


20


nghiệm tử thi thường chỉ thực hiện đối với những trường hợp tử vong được
cho rằng do nguyên nhân bất thường liên quan đến luật pháp.
Ở những nước phát triển, hầu hết tất cả những trường hợp tử vong đều
có chẩn đoán nguyên nhân tử vong và được coi là yêu cầu cho những thủ tục
tang lễ. Nhưng ở các nước đang phát triển thì không như vậy khi hầu hết
những trường hợp tử vong xảy ra tại nhà và không được báo cho cán bộ y tế.
Trong bối cảnh này, xác định nguyên nhân tử vong bằng phương pháp
phỏng vấn (VA) là một phương pháp hiệu quả và khả thi để ước tính tỷ lệ tử
vong theo các nhóm nguyên nhân. Phương pháp này sử dụng những thông tin
thu được từ họ hàng, người thân của người tử vong về những dấu hiệu, triệu
chứng và hoàn cảnh dẫn đến tử vong giúp xác định chẩn đoán nguyên nhân có
thể nhất gây tử vong. Phương pháp này dựa trên giả thiết hầu hết những
nguyên nhân tử vong đều có thể được xác định qua những triệu chứng và hội
chứng cụ thể và những dấu hiệu này có thể được hồi tưởng và ghi lại tương
đối đầy đủ bởi những những thành viên sống cùng trong hộ gia đình tham gia
chăm sóc người bệnh trước khi tử vong.
Phương pháp VA lần đầu tiên được áp dụng vào những năm 50 và 60 ở
châu Á (Ấn Độ, Bangladesh) và châu Phi [15], [20], [21]. Ban đầu, các bác sỹ
là những người trực tiếp phỏng vấn các thành viên sống cùng trong hộ gia
đình. Tuy vậy, việc sử dụng các bác sĩ là điều tra viên thường tốn kém và có
thể gây sai số trong quá trình phỏng vấn thu thập thông tin do có định hướng
chuyên môn. Phương pháp VA được giới thiệu rộng rãi vào những năm 1970
khi WHO đề xuất những người không có chuyên môn y tế có thể là điều tra
viên VA [15], [29]. Bộ câu hỏi VA sau này đã được phát triển và trở nên phổ
biến trong các nghiên cứu dịch tễ học. Việc sử dụng bộ câu hỏi sẽ cho phép
ghi chép lại một cách khách quan những thông tin có giá trị để từ đó xác địch
được nguyên nhân tử vong. WHO đã xuất bản tài liệu hướng dẫn điều tra



21

nguyên nhân tử vong [15], [27]. VA đã trở thành một kỹ thuật được sử dụng
rộng rãi trong việc xác định nguyên nhân tử vong ở trẻ em ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Trong những năm gần đây, VA cũng đã được áp dụng rộng rãi để
xác định nguyên nhân tử vong ở người lớn tại rất nhiều nước đang phát triển.
Nhìn chung, VA đã trở thành một phương pháp quan trọng để xác định
nguyên nhân tử vong đối với tất cả các nhóm tuổi ở những nơi mà hệ thống
thu thập số liệu tử vong và đăng ký sinh tử kém cũng như tỷ lệ tử vong tại các
cơ sở y tế thấp.
Tại Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về mô hình tử vong
được công bố như công trình nghiên cứu mô hình tử vong từ năm 2003-2005
tại huyện Lâm Thao- tỉnh Phú Thọ của Trương Việt Dũng và cộng sự [8];
công trình nghiên cứu của Lê Nam Trà và cộng sự [13]; và một số các nghiên
cứu tiến hành tại huyện Ba Vì, Hà Nội [19]; tại An Hải, Hải Phòng [1]; tại
Phù Cát, Bình Định [11]. Các nghiên cứu này đã góp phần cung cấp các bằng
chứng khoa học giúp cho công tác hoạch định chính sách y tế, công tác giảng
dạy và nghiên cứu khoa học.Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đều có nhược
điểm là cỡ mẫu chưa đủ lớn, các nghiên cứu đã được thực hiện cách đây
nhiều năm nên số liệu không mang tính cập nhật, chưa phản ánh được một
cách khái quát về mô hình tử vong tại Việt Nam. Đó cũng chính là lý do
chúng tôi thực hiện đề tài này, với mong muốn có thể mô tả được mô hình tử
vong tại Việt Nam qua một nghiên cứu có cỡ mẫu đủ lớn và số liệu mang tính
cập nhật hơn các nghiên cứu trước đây.


22

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện tại 192 xã thuộc 16 tỉnh/thành phố đã được
chọn ngẫu nhiên là: Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Nội,
Hải Dương, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Đắc Lắc,
Lâm Đồng, Bình Dương,thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kiên Giang.
Tổng số dân của 192 xã thuộc 16 tỉnh trong mẫu điều tra là 2548785
người (số liệu của Tổng điều tra dân số - Tổng cục thống kê).
2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành đối với tất cả các trường hợp tử vong từ
01/01/2008 đến 31/12/2008 bao gồm ở cả nam và nữ tại 192 xã thuộc 16 tỉnh
đã được lựa chọn.
2.3. THỜI GIAN THU THẬP SỐ LIỆU
Từ 01/03/2009 đến hết ngày 01/06/2009.
2.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang. Sử
dụng bộ câu hỏi phỏng vấn làm công cụ điều tra.
Nguyên nhân tử vong được xác định bằng phương pháp phỏng vấn
(Verbal Autopsy: VA). VA là một phương pháp xác định nguyên nhân tử vong
qua việc sử dụng những thông tin từ người thân hay người chăm sóc người đã
tử vong về hoàn cảnh, dấu hiệu và các triệu chứng của đợt ốm cuối cùng, từ
đó xác định nguyên nhân chủ yếu có khả năng dẫn tới tử vong.


23

2.4.1 Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu dùng cho nghiên cứu ngang để ước lượng tỉ lệ trong quần thể
được tính theo công thức:

n = Z 21−∝/ 2


p (1 − p )
( p.ε) 2

Chúng tôi lựa chọn p=20% (tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch) [19].
Chọn mức sai lệch tương đối ε= 0,05
Tính được n = 6147 THTV. Cỡ mẫu được nhân 1,5 lần để giảm sai số
của việc chọn mẫu, một số THTV không phỏng vấn được người chăm sóc
trực tiếp,… vậy cần điều tra tổng số là 9221 THTV.
Theo ước tính của Tổng cục thống kê, tỷ suất tử vong chung là 4‰.
Vậy cần điều tra được 9221 THTV thì phải tiến hành thu thập vàghi nhận số
THTV trongkhoảng 2.500.000 người dân (gần 3% dân số của Việt Nam)
2.4.2 Chọn mẫu: Việt Nam gồm 63 tỉnh/thành; chia thành 8 vùng sinh thái:
Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ,
Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.Chọn ngẫu
nhiên 2 tỉnh/vùng, tổng cộng có 16 tỉnh được chọn ngẫu nhiên tham gia
vào nghiên cứu.
Lập danh sách toàn bộ các xã trong các tỉnh đã chọn. Chọn ngẫu nhiên
12 xã/tỉnh.
2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
Thu thập danh sách tử vong: các điều tra viênlập danh sách người tử
vong trong toàn xã đã được chọn vào điều tra từ các nguồn: sổ theo dõi tử
vong (A6) của trạm y tế xã, sổ đăng kí tử vong của tư pháp xã, số liệu của
cộng tác viên dân số và từ các nguồn khác (trưởng thôn, hội người cao tuổi,


24

cựu chiến binh, chữ thập đỏ…). Sử dụng thêm các sổ theo dõi thai sản, sổ ghi
nhận các cuộc đẻ, sổ tiêm chủng để đối chiếu, phát hiện các trường hợp tử

vong trẻ em không được khai báo. Các điều tra viên được nhắc lưu ý các
trường hợp trẻ em chết do đẻ non, chết ngay sau đẻ và chết sơ sinh. Từ danh
sách ở các nguồn tổng hợp lại thành danh sách tất cả các trường hợp tử vong
trong một năm, từ 1/1 - 31/12/2008 đã được ghi nhận trong xã.
Bộ câu hỏi VA được sử dụng trong nghiên cứu này được phát triển dựa
trên bộ câu hỏi VA của WHO được chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế tại Việt
Nam.Bộ câu hỏi gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở, chia thành 3
phần:những thông tin chung về người tử vong và người trả lời phỏng vấn;
những câu hỏi mở cho phép người trả lời mô tả chi tiết về các triệu chứng, hội
chứng, diễn biến của bệnh dẫn đến tử vong, quá trình đi khám và điều trị bệnh
(nếu có); những câu hỏi đóng, liệt kê các triệu chứng và hội chứng.
Người trả lời: Tiêu chuẩn lựa chọn người trả lời phỏng vấn VA phải là
những người chăm sóc chính cho người đã mất trong thời gian bị bệnh hoặc là
những người nắm vững nhất thông tin về tình hình đợt ốm cuối cùng của
người đã mất. Có thể một trường hợp tử vong cần nhiều người trong hộ gia
đình tham gia trả lời phỏng vấn.
Điều tra viên(ĐTV) là các cán bộ y tế và cộng tác viên dân số
xã/phường đã được tập huấn về nội dung bộ câu hỏi và các kĩ năng phỏng vấn
thu thập thông tin. Mỗi xã/phường có 2 điều tra viên. Điều tra viên của xã nào
điều tra tại địa bàn xã đó.
Việc phỏng vấn xác định nguyên nhân tử vong từ người thân là vấn đề
nhạy cảm và gợi lại đau thương cho gia đình của người đã mất. Điều này phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi của người mất, bối cảnh dẫn đến tử vong, các
yếu tố liên quan đến văn hóa, thời gian nhớ lại, cũng như thái độ ứng xử của
ĐTV. Ví dụ như việc phỏng vấn người mẹ về cái chết của người con hay một


25

người phụ nữ trẻ về cái chết của người chồng có thể gây ra ảnh hưởng tâm lý

nặng nề nếu ĐTV thiếu các kỹ năng giao tiếp và tư vấn cần thiết. Do vậy các
ĐTV sẽ được tập huấn kỹ về kỹ năng phỏng vấn và tư vấn. Thái độ ứng xử
của ĐTV rất quan trọng, họ cần phải có thái độ cảm thông, chia sẻ với sự mất
mát của hộ gia đình. Trước khi phỏng vấn, ĐTV thường xin phép hộ gia đình
được thắp hương cho người mất nhằm chia sẻ sự mất mát người thân với hộ
gia đình. Giám sát viênlà các nghiên cứu viên của đề tài và cán bộ phòng
nghiệp vụ y của sở y tế.
Nguyên nhân tử vong được các bác sĩ chẩn đoán và được mã hóa theo
phân loại bệnh tật quốc tế ICD-10 [2].
2.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Access 2000 để nhập số liệu, phân tích số
liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 10.0.Thuật toán Khi bình phương (χ2)
được sử dụng nhằm so sánh sự khác biệt giữa các nhóm. Nguyên nhân tử
vong sẽ được phân tích theo các nhóm bệnh dựa vào phân loại quốc tế bệnh
tật ICD-10.
2.7. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU


Nguyên nhân tử vong chính: tình trạng bệnh hoặc thương tích khởi đầu cho
chuỗi bệnh tật trực tiếp dẫn đến tử vong, hoặc những tình trạng tai nạn hoặc
bạo lực mà không có nó sẽ không gây nên tử vong.



Trình độ học vấn được phân loại theo cấp học. Trong nghiên cứu này, các đối
tượng được xếp loại ở 1 trong 4 cấp học bao gồm: mù chữ, ≤ trung học cơ
sở(≤ THCS), phổ thông trung học (THPT), và trình độ học vấn cao hơn (cao
hơn THPT).



×