Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu văn hóa học tín ngưỡng thờ trời của người việt tây nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.21 KB, 40 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: VĂN HÓA HỌC


HỌC VIÊN: NGUYỄN VĂN CƯNG-VHHK13A

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VĂN HÓA HỌC

TÍN NGƯỠNG THỜ TRỜI CỦA NGƯỜI
VIỆT TÂY NAM BỘ


TP HCM 06-2013

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: VĂN HÓA HỌC


HỌC VIÊN: NGUYỄN VĂN CƯNG-VHHK13A
Đường link tham gia diễn đàn:
/>Nick: mrcungnguyen

TÍN NGƯỠNG THỜ TRỜI CỦA NGƯỜI
VIỆT TÂY NAM BỘ


Người hướng dẫn khoa học:
GS.TSKH TRẦN NGỌC THÊM


TP HCM 06-2013

4


MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................5
DANH MỤC HÌNH ...........................................................8
DẪN NHẬP.......................................................................9
1.Lý do chọn đề tài...........................................................9
2.Mục đích nghiên cứu.....................................................9
3.Lịch sử vấn đề.............................................................10
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................11
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.....................................11
6.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu................12
7.Bố cục luận văn...........................................................12
CHƯƠNG I.....................................................................13
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................13
1.1.Khái niệm về Trời và tín ngưỡng thờ Trời...............13
1.1.1.Khái niệm tín ngưỡng......................................13
5


1.1.2.Khái niệm Trời.................................................14
1.2.Trời trong văn hóa Thế Giới và Việt Nam................15

1.2.1.Tín ngưỡng thờ Trời trong văn hóa thế giới....15
1.2.2.Tín ngưỡng thờ Trời trong văn hóa Việt Nam.16
1.3.Tín ngưỡng thờ Trời Tây Nam Bộ trong Hệ Tọa Độ
Văn Hóa ......................................................................16
1.3.1.Không gian văn hóa........................................16
1.3.2.Chủ thể văn hóa..............................................19
1.3.3.Thời gian văn hóa............................................24
Tiểu kết chương 1..............................................24
CHƯƠNG II....................................................................25
TÍN NGƯỠNG THỜ TRỜI CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM
BỘ NHÌN TỪ VĂN HÓA NHẬN THỨC VÀ ỨNG XỬ.....25
2.1. Tín ngưỡng thờ Trời của người Việt Tây Nam Bộ
nhìn từ văn hóa nhận thức.............................................25
2.1.1. Trời trong truyền thuyết..................................25
2.1.2. Trời trong các tôn giáo...................................27
2.1.3. Trời trong tâm thức dân gian..........................28
6


2.2. Tín ngưỡng Trời của người Việt Tây Nam Bộ nhìn từ
văn hóa ứng xử..............................................................29
2.2.1. Trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên. .29
2.2.1.1 Tục sùng bái tự nhiên...................................29
2.2.1.2 Thích ứng với tự nhiên.................................30
2.2.2. Trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa
31
2.2.2.1. Giao lưu văn hóa Việt-Hoa..........................31
2.2.2.2. Giao lưu văn hóa Việt-Chăm-Khmer...........32
Tiểu kết chương 2....................................................33
CHƯƠNG III...................................................................34

TÍN NGƯỠNG THỜ TRỜI CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM
BỘ NHÌN TỪ VĂN HÓA TỔ CHỨC...............................34
3.1. Nghi thức thờ cúng Trời..........................................34
3.2. Nghệ thuật kiến trúc ...............................................35
3.2.1. Cơ Sở Thờ Tự................................................35
3.2.2. Cách bày trí ...................................................36
Tiểu kết chương 3........................................................37
7


KẾT LUẬN......................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................39

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.3-1: Bản đồ hành chính Tây Nam Bộ (Đồng Bằng
Sông Cửu Long).............................................................17
Hình

1.3-2:

Hệ

Thống

Sông



Kong-


ảnh:

...........................................18
Hình 1.3-3: Phân bố gió mùa hàng năm.........................19
Hình 1.3-4: (1) Người Việt;(2) Người Hoa;(3) Người
Khmer;(4) Người Chăm..................................................23
Hình

0-5:

Ngọc

Hoàng

Thượng

Đế-nguồn:

......................................................26
Hình

0-6:

Cửu

Thiên

Quyền


Nữ-nguồn:

......................................................27
Hình 0-7: Thiên Nhãn trong Đạo Cao Đài-nguồn:
......................................................27

8


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Tây Nam Bộ là vùng đất mới trong quá trình mở cõi
về phương Nam của người Việt. Khi mới đến định cư
người Việt đã trãi qua không ít khó khăn để ứng phó với
khí hậu, với địa hình, với nhiều loài thú dữ…nơi đây rất
thích hợp cho việc trồng lúa và cây ăn trái, lối sống thích
hòa hợp với thiên nhiên, từ đó hình thành những tín
ngưỡng và sùng bái tự nhiên như thờ thần: mây, mưa,
sấm, chớp, trời, đất… Chính vì vậy chúng tôi quyết định
chọn đề tài nghiên cứu tín ngưỡng thờ Trời của người
việt Tây Nam Bộ, để tìm hiểu sâu hơn những tập tục của
tín ngưỡng này.
2. Mục đích nghiên cứu
Tín ngưỡng thờ Trời là một bộ phận không thể tách
rời trong nghiên cứu tín ngưỡng văn hóa dân gian của
người Việt Tây Nam Bộ. Thông qua việc nghiên cứu
chúng tôi muốn tìm hiểu phong tục, cách thức tín
ngưỡng Trời của người dân nơi đây, đồng thời tìm sự
khác biệt giữa thờ cúng Trời của người Việt ở Tây Nam


9


Bộ với các vùng khác trong nước cũng như các quốc gia
trong khu vực.
3. Lịch sử vấn đề
Hiện nay có rất nhiều công trình đã nghiên cứu về
tín ngưỡng cũng như tập tục của vùng đất Tây Nam Bộ
này như : Sơn Nam 1970: Lịch sử khẩn hoang vùng đất
Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long- Nét sinh hoạt xưaVăn minh miệt vườn, Huỳnh Lứa 1987: Lịch sử khai phá
vùng đất Nam Bộ, Lương Ninh 2005: Vương Quốc Phù
Nam: lịch sử và văn hóa, Nguyễn Mạnh Cương 2008:
Tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long, Huỳnh Quốc Thắng 2003: Lễ hội dân gian của
người Việt ở Nam Bộ, Trần Ngọc Thêm(chủ biên) 2013:
Văn Hóa Người Việt vùng Tây Nam Bộ. Đây là công trình
có sự đầu tư công phu và làm tư liệu tham khảo quý báo
cho ai muốn nghiên cứu về Tây Nam Bộ, Phan Thị Yến
Tuyết 1999:Tín ngưỡng cúng việc lề, một tâm thức về cội
nguồn của cư dân Việt khẩn hoang tại Nam Bộ…
Tín ngưỡng thờ Trời thuộc tín ngưỡng sùng bái tự
nhiên, đề tài này có nhiều học giả tiếp cận: một số bài
viết của mục sư Nguyễn Văn Huệ:Trời trong tín ngưỡng
10


Việt Nam, Phan An 2012: Người việt Nam Bộ [Bàn thờ
thiên của người Việt ở Tây Nam Bộ:tr134]…Tuy nhiên
mới chỉ là những chuyên đề trên tạp chí chưa được
nghiên cứu một cách hệ thống theo góc nhìn văn hóa

học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu là những thần tích, nghi
thức thờ cúng, những hoạt động tín ngưỡng thờ Trời của
người Việt Tây Nam Bộ.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu, hệ thống, phân
tích tư liệu, giải mã tín ngưỡng thờ Trời trong văn hóa
tâm linh, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Việt
Tây Nam Bộ..
Về thực tiễn đề tài đề xuất hướng giữ gìn phát huy
các giá trị tinh thần tốt đẹp của người Việt Tây Nam Bộ
qua việc tín ngưỡng thờ Trời.

11


6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Trong đề tài này chúng tôi sẽ kết hợp bằng nhiều
phương pháp nghiên cứu cụ thể:
-

Phương pháp Hệ Thống-Cấu Trúc

-

Phương pháp so sánh

-


Phương pháp định vị Hệ Tọa Độ K-C-T

-

Phương pháp điền dã.

-

Phương pháp phân tích

7. Bố cục luận văn
Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở Lý Luận và Thực Tiễn
Chương 2: Tín ngưỡng thờ Trời ở Tây Nam Bộ
nhìn từ văn hóa Nhận Thức và văn hóa ứng Xử
Chương 3: Tín ngưỡng thờ Trời ở Tây Nam Bộ
nhìn từ Văn Hóa Tổ Chức

12


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CHƯƠNG I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm về Trời và tín ngưỡng thờ Trời
1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng
Cho đến nay có rất nhiều khái niệm và định nghĩa tín ngưỡng khác
nhau, một số người đồng nhất khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo với nhau.
Trong từ điển tiếng Việt tín ngưỡng được định nghĩa như là lòng tin và

sự tôn thờ một tôn giáo. [Nguyễn Như Ý(chủ biên)2004:1646].
Theo GS.VS.TSKH.Trần Ngọc Thêm trong cuốn: Tìm về bản sắc văn
hóa Việt Nam thì tín ngưỡng được đặt trong văn hóa tổ chức đời sống cá
nhân: “Tổ chức đời sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa tổ chức
cộng đồng. Tổ chức đời sống cá nhân bao gồm những vấn đề thuộc tầm vi
mô, liên quan đến cuộc sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Đời sống
mỗi cá nhân trong cộng đồng được tổ chức theo những tập tục được lan
truyền từ đời này sang đời khác (phong tục). Khi đời sống và trình độ hiểu
biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những thần thánh do họ
tưởng tượng ra (tín ngưỡng). Tín ngưỡng cũng là một hình thức tổ chức đời
sống cá nhân rất quan trọng. Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy
phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường… tín ngưỡng trở thành
tôn giáo. Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, do mạnh về tư duy tổng hợp mà
thiếu óc phân tích nên các tín ngưỡng dân gian chưa chuyển biến hoàn
toàn được thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó - mới có những mầm


mống của những tôn giáo như thế - đó là Ông Bà, đạo Mẫu. Phải đợi khi
các tôn giáo thế giới như Phật giáo, Đạo giáo, Kitô giáo… du nhập vào và
đến thời điểm giao lưu với phương Tây, các tôn giáo dân tộc như: Cao Đài,
Hòa Hảo mới xuất hiện”. [Trần Ngọc Thêm 2004: 233].
Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin
của con người vào thực thể, lực lượng siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm
tin, sự ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà
ta có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây là
niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng”. Do vậy, niềm tin vào cái
thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời
sống tâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất, đời sống xã
hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...”[Ngô Đức Thịnh 2012:9].
Theo chúng tôi “Tín ngưỡng là niềm tin sự tôn sùng vào một hiện

tượng tự nhiên vào một đấng thần linh nào đó nhằm tìm sự bình yên, sự
hạnh phúc trong tâm hồn của mỗi người”.
1.1.2. Khái niệm Trời
Sùng bái tín ngưỡng tự nhiên từ xưa cho đến nay ở quốc gia nào cũng
có, vì bởi lẽ con người vốn thuộc về tự nhiên. Với niềm tin sự hiện diện của
Trời và Đất, con người tin ông Trời là đấng cao cả, vĩ đại, không có một vị
thần nào sánh được với Ngài. Từ điển: vi.wiktionary.org “Trời” nghĩa là
khoảng không gian nhìn thấy như hình vòm úp trên mặt đất. Trong Hán-Việt
Trời là Thiên

. Chữ Thiên theo cách giải thích của linh mục Wieger 1 gồm

hai phần : nét nhất là một, nét đại là lớn, ngụ ý chỉ Thiên là một đấng vĩ đại,
1

. Leon Wieger(1856-1933) là một nhà Hán học người đã dành phần lớn cuộc đời trưởng thành của

mình ở Trung Quốc, nơi ông qua đời. Ông là tác giả của nhiều công trình biên soạn và phần mở
rộng của Trung Quốc, đầu tiên để nâng cao kiến thức về truyền giáo tại Trung Quốc vào các nước
nhiệm vụ của họ: Lịch sử của niềm tin tôn giáo và ý kiến triết học Trung Quốc, Trung Quốc thông
qua lứa tuổi, và là cha đẻ của hệ thống Học, văn bản lịch sử, văn bản triết học, ký tự Trung Quốc,
Văn hóa dân gian Trung Quốc hiện đại …

14


không bất cứ ai được ví như ngài vượt trên tất cả mọi loài. Chữ Thiên theo
nguyên tự, nét(-) chỉ không trung bao la và hình chữ

chỉ hình người giang


hai tay, hai chân: hội ý thiên là một vị duy nhất, ở trên hết mọi người, vị
thiên ở trên cai quản mọi người ở dưới.
[ />1.2. Trời trong văn hóa Thế Giới và Việt Nam
1.2.1. Tín ngưỡng thờ Trời trong văn hóa thế giới
Ở Đông Nam Á
Do nằm ở khu vực nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, cư dân Đông Nam
Á có lối sống hài hòa với tự nhiên dẫn đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên :
“khu vực Đông Nam Á tục thờ Mặt Trời là một tín ngưỡng đặc biệt phổ biến
ở vùng nông nghiệp lúa nước. Không trống đồng, thạp đồng nào là không
khắc hình mặt trời ở tâm; ở phương nam, toàn dân thờ Trời (nhiều vùng nhà
nào cũng có bàn thờ thiên, hay “Bà Thiên”, ở góc sân). [Trần Ngọc Thêm
2004: 243].
Trong văn hóa Trung Hoa
Người Trung Hoa cổ xưa quan niệm Trời là thủy tổ. Quan niệm này có
thể tìm thấy trong Kinh Thi qua câu: “Thiên sinh chưng dân…” Giản Chi và
Nguyễn Hiến Lê cho rằng chữ "dân" ấy tức là chữ "nhân". 2 Như vậy, Thiên
sinh chưng dân tức là Trời sinh ra con người.
Theo Đổng Trọng Thư người Trung Hoa là một nhà Nho lấy Nho gia
Tiên Tần làm cơ sở các học phái khác, đặc biệt là quan điểm âm dương
ngũ hành gia, làm thành một hệ thống đặc trưng thần học duy tâm chủ
nghĩa trời người hợp nhất. Ông xem trời như vị chủ tể tối cao chi phối tự
2

. Đại Cương Triết Học Trung Quốc. Quyển Hạ. Sài Gòn, Nxb Cảo Thơm, 1966, tr. 23

15


nhiên và xã hội, là đại quân của bách thần, là ông tổ của mọi vật. [Đàm Gia

Kiện(chủ biên) 1993: Lịch sử văn hóa Trung Quốc: 460 tr].
1.2.2. Tín ngưỡng thờ Trời trong văn hóa Việt Nam
Trong đời sống thường ngày của người Việt từ Trời được sử dụng rất
thông dụng. Người Việt gọi Trời bằng Ông Trời để thể hiện sự tôn kính một
Đấng Thần Linh. Mặc dù Trời là vị thần không nhìn thấy, không biết nhưng
vẫn hiện hữu cùng người Việt qua ngôn ngữ phổ thông của người bình dân
từ đời này sang đời khác, trong ca dao tục ngữ: “ Trời nắng tốt dưa,Trời
mưa tốt lúa” hay “Trời sinh Trời dưỡng, Trời sinh voi, Trời sinh cỏ”3.
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, hai dân tộc Tày-Nùng ở phiá
Bắc Việt Nam, “ thế giới vô hình được phân thành 3 tầng tương ứng với 3
Mường: Mường Trời, Mường Đất và Mường Nước, tương ứng với mỗi tầng
lại có dạng thần linh ma quỷ riêng. Mường Trời là nơi ngự trị của các thần
linh tối cao quyết định sự sinh tồn và số phận của mọi người. Đồng thời,
Mường Trời cũng là nơi trú ngụ của con người sau khi chết, đối lập với
Mường Đất nơi hiện hữu của thể xác con người. Quan niệm có một thế giới
Mường Trời là quan niệm từ xa xưa liên quan đến tục thờ Trời của người
Tày- Nùng”. [Nguyễn Thị Yên 2009: 52].
1.3.

Tín ngưỡng thờ Trời Tây Nam Bộ trong Hệ Tọa Độ Văn Hóa

1.3.1. Không gian văn hóa
Tây Nam Bộ còn gọi là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long hoặc theo
cách gọi của người dân miền Nam Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 12
tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre,
Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố trung ương Cần Thơ. Tổng diện
3

. />

16


tích 40.548,2 km², dân số khoảng 17.330.900 người (2011). Có vị trí nằm
liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là
vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

Hình 1.3-1: Bản đồ hành chính Tây Nam Bộ (Đồng Bằng Sông Cửu Long)
[ nguồn: />
Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật
rừng ngập mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây
đước (Rhizophora sp.) và mắm (Avicennia sp.). Những thực vật chịu mặn
này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật
liệu lắng tụ, làm giảm sự xói mòn do nước
hoặc gió, và cung cấp sinh khối cho trầm tích
châu thổ (Morisawa M., 1985), và rồi những
đầm lầy biển được hình thành4.
Sông Cửu Long, hay Cửu Long Giang
(chữ Hán: 九龍江), là tên gọi chung cho các
4

. Nguồn: />
17


phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam. Sông Mê
Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ
Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và Việt
Nam( xem Hình1.3- 2).
Sông Mekong ở Việt Nam chia thành 2 nhánh: sông Tiền và sông Hậu

cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt
Nam, dài chừng 220–250 km mỗi sông và sau đó đỗ ra Biển Đông. Tại Việt
Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, Sông Cửu Long.
Ngoài hệ thống sông Mê Kông còn có một số hệ thống sông khác:
Sông Vàm Cỏ ( Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ

Hình 1.3-2: Hệ Thống Sông Mê Kong-

Tây), Sông Mỹ Tranh, Sông Ông Đốc,

ảnh:

Sông Gành Hào… hay hệ thống kênh đào:
Kinh Vĩnh Tế, Kinh Bảo Định… và gần 10.000 kênh rạch tự nhiên hoặc
nhân tạo khác dùng để tháu chua rửa phèn cho khu vực này.
Tây Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa với tính chất cận xích đạo
thể hiện khá rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm từ 24-27 0c, có 2 mùa chính:
mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tập trung từ tháng 5 đến tháng 11,
lượng mưa chiếm khoảng 99% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm lớn nhất ở
khu vực Tây Nam Cà Mau là 2000mm, nhưng cá biệt ở Gò Công lại chỉ có
1300mm. [Lê Thông(chủ biên) 2007: 493].

18


Hình 1.3-3: Phân bố gió mùa hàng năm5

Chính những yếu tố điều kiện tự nhiên như vậy sẽ tác động mạnh mẽ
đến việc hình thành tính cách văn hóa của người Việt Tây Nam Bộ.

1.3.2. Chủ thể văn hóa
Tây Nam Bộ là nơi có nhiều dân tộc sinh sống Kinh(Việt), Hoa, Khmer,
Chăm và một số ít dân tộc thiểu số khác.
Lưu dân Việt đến Tây Nam Bộ, khoảng đầu và giữa thế kỷ XVI đến
khẩn hoang vùng đất Nam Bộ và mở rộng dần từ miền Đông sang miền Tây
Nam Bộ. Đa phần họ là những nông dân, thợ thủ công, binh lính bị lưu đày,
hay những tù nhân vượt ngục và một số ít giang hồ bị truy nã… vì hoàn
cảnh, vì nghèo đói buộc họ phải rời bỏ quê hương đi tìm đất mưu sinh, Tây
Nam Bộ là vùng đất còn hoang sơ chưa có nhiều người đến định cư, đó là
điều kiện lý tưởng đầu tiên hướng họ đến lựa chọn vùng đất này làm kế
sinh nhai. Theo Tổng Cục Thống Kê năm 2011 dân số Việt Nam đạt 88,78
triệu người. Riêng người Việt ở Tây Nam Bộ có 17.330.900 triệu người6.
Tiếp theo người Việt là người Hoa, vào nửa sau thế kỷ XVII và những
thế kỷ tiếp theo, một luồng di cư khá đông đảo của người Trung Hoa ở
duyên hải phía Nam Trung Quốc tìm đến định cư ở miền Nam Việt Nam,
5

.Nguồn: />
aac=CLICK&aid=ARTICLE_DETAIL&ari=1562&lang=1&menu=khoa-hoc-congnghe&mid=995&parentmid=0&pid=1&title=xoi-lo-boi-tu-bo-bien-nam-bo-tu-thanh-pho-ho-chi-minhden-kien-giang---nguyen-nhan-va-cac-giai-phap-bao-ve.
6

. Nguồn: />
19


được chúa Nguyễn cho phép đến định cư và sinh sống ở Nam Bộ(Đông
Nam Bộ và Tây Nam Bộ). Trong các tài liệu thư tịch, thường nhắc đến cuộc
định cư của nhóm người Hoa do Mạc Cửu thống lĩnh đến khai khẩn vùng
Hà Tiên và các địa phương kế cận. Một nhóm người Hoa khác do sự
hướng dẫn của Dương Ngạn Địch đến định cư ở vùng đất Mỹ Tho, Cần

Thơ ngày nay. Những di dân Trung Hoa đến Tây Nam Bộ phần lớn là nông
dân, thợ thủ công, một số đáng kể là các binh lính và quan lại cùng gia
đình. Họ rời bỏ đất nước Trung Hoa vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu là do
nghèo đói, loạn lạc, dịch bệnh... đi tìm đất mưu sinh. Một số các quan lại và
và binh lính Trung Hoa phải lưu vong vì họ không chịu thần phục nhà Thanh
vừa thay thế nhà Minh thống trị Trung Hoa. Những người này hy vọng vùng
đất Nam Bộ là nơi họ nương náu chờ ngày ''phản Thanh phục Minh”.
Hoạt động kinh tế của người Hoa tập trung chủ yếu trên lĩnh vực sản
xuất tiểu thủ công, thương nghiệp và thương mại dịch vụ. Ở nhiều vùng
thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, người Hoa còn sản xuất nông nghiệp,
trồng lúa và các loại hoa màu đặc sản. 7. Theo kết quả toàn bộ Tổng điều tra
Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 ở Việt Nam có hơn 823.071 người
Hoa đang sinh sống, trong đó Tây Nam Bộ có khoảng 177.178 người,
chiếm 21,5% tổng số người Hoa ở việt nam và 1,03 % tổng dân số ở Tây
Nam Bộ.8
Người Khmer được xem là những lưu dân sớm nhất đến vùng đất
này, họ là những hậu duệ của người Chân Lạp, định cư trước người Việt
vài 3 thế kỷ. Ban đầu, nước Chân Lạp là một thuộc quốc của Phù Nam, sau
dần lớn mạnh, không những cởi bỏ được ách thống trị và còn bắt Phù Nam
thần phục lại mình. Sự kiện này xảy ra vào khoảng nửa thế kỷ 7 (sau năm
7

.Nguồn: />
hoa-dan-toc-da-dang.
8

. Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009:134-146

20



627). Từ đấy trở đi, có thể nói Phù Nam đã bị diệt vong và đất nước của họ
bị sát nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp(tiếng Khmer: េចនឡ
, Chân Lạp là
phiên âm Hán-Việt của từ tiếng Trung: 真臘) có lẽ là nhà nước đầu tiên của
người Khmer tồn tại trong giai đoạn từ khoảng năm 550 tới năm 802 trên
phần phía nam của bán đảo Đông Dương gồm cả Campuchia và một số
tỉnh phía Nam của Việt Nam hiện đại.
Chân Lạp được chia làm hai vùng Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp.
Thủy Chân Lạp nay là vùng đất Tây Nam Bộ(Việt Nam) còn Lục Chân Lạp
nay là lãnh thổ của Campuchia. Vào khoảng thế kỷ 14 văn minh Ăngko của
đế quốc Khmer đi vào suy vong và sụp đỗ, và nhiều người Khmer đã rời bỏ
Lục Chân Lạp tìm đến vùng Thủy Chân Lạp cư trú để trốn tránh sự đàn áp
của quân Xiêm. Như vậy người Khmer là những cư dân đầu tiên của vùng
đất Tây Nam Bộ.
Người Khmer ở Việt Nam hiện nay có dân số khoảng 1.260.640 người,
có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố. Tập trung nhiều nhất ở Tây Nam Bộ với
1.183.476 người, chiếm 93,8% tổng số người khmer ở việt nam.9
Người Chăm, còn gọi là người Chàm, người Chiêm, người Chiêm
Thành, người Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam,
Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Dân số tại Việt Nam theo điều tra dân số
1999 là 132.873 người; theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt
Nam năm 2008 là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số lượng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam10. Theo Tổng điều tra dân số và nhà
ở 2009 là 161.729 người. Trong đó Tây Nam Bộ có 15.823 người chiếm
9,8% tổng số Chăm ở Việt Nam11.
9

. Nguồn: ://vi.wikipedia.org/wiki/Người_Khmer_(Việt_Nam)


10

11

. Nguồn: />. Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009:134-146

21


Người Chăm vốn sinh sống ở Duyên Hải miền Trung Việt Nam từ rất
lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu
sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Chăm là nhóm dân cư gốc Nam Đảo (malayopolynésien) sinh sống trên những vùng đất thấp dọc duyên hải, Chămpa là
toàn thể các nhóm dân cư thuộc vương quốc Chiêm Thành cũ gồm cả
người Chăm đồng bằng lẫn người Thượng (gốc Nam Đảo hoặc Môn
Khmer), sinh sống rải rác trên các vùng rừng núi phía Tây dãy Trường Sơn,
hay Tây Nguyên. Người Chăm Tây Nam Bộ tập trung chủ yếu ở An Giang
do biến cố lịch sử thế kỷ thứ 14 – 16 họ di dân qua Cam Pu Chia. Sau đó
xuôi theo dòng Mê Kông vào Tây Nam Bộ ở vào khoảng thế kỉ 18. Bộ phận
cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Ðồng Nai và
thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới.12

1

12

2

. Nguồn: />
22



3

4

Hình 1.3-4: (1) Người Việt;(2) Người Hoa;(3) Người Khmer;(4) Người Chăm13

Ngoài 4 nhóm dân tộc chính (Kinh (Viêt), Hoa, Khmer, Chăm), Tây
Nam Bộ còn có một số dân tộc khác đang sinh sống nhưng số lượng khá ít.
Như vậy những lưu dân Tây Nam Bộ đã thực sự trở thành chủ nhân của
vùng đất này sau một thời gian dài, không ít khó khăn, chống chọi với thiên
nhiên, với thú dữ, trong bất cứ hoàn cảnh nào người Việt ở Tây Nam Bộ
cũng gắn bó, yêu thương, hợp tác, giao lưu, giúp đỡ nhau tạo nên một cộng
đồng dân tộc đặc trưng trong khu vực, một cộng đồng văn hóa thống nhất
trong sự đa dạng.

13

. Nguồn Hình: (1) />
thong; (2) (3) ; (4) .

23


1.3.3. Thời gian văn hóa
Hành trình mở cõi về phía Nam của người Việt tính từ thời Lý, trải
qua các triều đại phong kiến lãnh thổ Đại Việt được mở rộng dần cho tới
năm 1635, chúa Nguyễn Phúc Nguyên dời thủ phủ vào Kim Long, bên bờ
sông Hương và Phú Xuân - Huế ra đời đánh dấu mốc quan trọng trong
hành trình mở cõi của dân tộc Việt Nam.

Theo Trần Ngọc Thêm(Chủ Biên) 2013: [“Văn Hóa Người Việt Vùng
Tây Nam Bộ: 93-94]”, chia thời gian văn hóa Tây Nam Bộ ra làm 3 giai
đoạn:
Giai đoạn 1: giai đoạn hình thành văn hóa(khoảng từ thế kỷ XVII đến
giữa thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn từ khu vực miền Trung và miền Bắc đến
khai phá, họ trãi qua vô vàn khó khăn và hiểm trở để thích nghi với vùng đất
Tây Nam Bộ .
Giai đoạn 2: giai đoạn phát triển văn hóa(khoảng từ giữa thế kỷ XIX
đến thập niên 1970 của thế kỷ XX). Giai đoạn này khó khăn đã dần vượt
qua và người việt đã thích nghi và bén rễ ở vùng đất mới, họ tìm được niềm
vui, sự hứng khởi trong cuộc sống.
Giai đoạn 3: giai đoạn hội nhập toàn diện văn hóa(khoảng từ giữa
thập niên 1970 của thế kỷ XX đến nay). Giai đoạn này đã vào ổn định và
dần khẳng định bản sắc văn hóa riêng của khu vực.
Tiểu kết chương 1
Tín ngưỡng dân gian nói chung và tín ngưỡng thờ Trời nói riêng của
người Việt Tây Nam Bộ đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của lưu dân
người Việt. Khí hậu ở đây nóng ẩm, mưa nhiều, cũng là những nhân tố
đóng góp vào việc hình thành tính cách con người Tây Nam Bộ, là nơi giao
lưu và tiếp biến văn hóa của các dân tộc: Việt, Hoa, Khmer, Chăm…
24


CHƯƠNG 2: TÍN NGƯỠNG THỜ TRỜI CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ
NHÌN TỪ VĂN HÓA NHẬN THỨC VÀ ỨNG XỬ

CHƯƠNG II.
TÍN NGƯỠNG THỜ TRỜI CỦA NGƯỜI VIỆT TÂY NAM BỘ NHÌN
TỪ VĂN HÓA NHẬN THỨC VÀ ỨNG XỬ
2.1. Tín ngưỡng thờ Trời của người Việt Tây Nam Bộ nhìn từ văn hóa

nhận thức
2.1.1. Trời trong truyền thuyết
Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân
gian mà đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn
tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời
gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.14
Người Việt Tây Nam Bộ phần lớn là những lưu dân có nguồn gốc từ
miền Bắc và miền Trung, có truyền thống tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín
ngưỡng thờ Nữ Thần(Thờ Mẫu), thờ Thành Hoàng, người Việt gọi là Bà
Trời nhưng sau đó ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa theo Nho Giáo trọng
nam nên có tên gọi Ông Trời, tin vào triết lý âm dương ông Trời-Bà Trời.
Người Trung Hoa gọi ông Trời là Ngọc Hoàng hay Ngọc Hoàng Thượng
Đế.
Bà Mụ Trời: Là người phụ nữ làm nghề đỡ đẻ. Không quản ngày đêm,
mưa gió, lúc nào bà cũng sẵn sàng lặn lội giúp dân. Quyển Đền Miếu Việt
Nam thuật lại thần tích về bà như sau: “một đêm mưa gió bão bùng, có một
chúa sơn lâm đến rước bà đi đỡ cho vợ mình đương gặp nạn khó sinh.
Xong việc, hàng tuần trước nhà bà đều có heo rừng, hươu nai do cọp đem
14

. />

×