Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO trong hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.55 KB, 33 trang )

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
I.

II.
1.

MỤC LỤC
1. Quá trình hình thành và phát triển
2. Cơ sở tâm lý học của lý thuyết kiến tạo
3. Quan điểm cốt lõi của thuyết kiến tạo
4. Các nguyên tắc của lý thuyết kiến tạo
5. Các dạng lý thuyết kiến tạo
6. Phương pháp dạy học kiến tạo
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Qúa trình hình thành và phát triển
Lý thuyết kiến tạo(LTKT) ra đời vào cuối thế kỉ XVIII, với hệ thống quan điểm
của hai nhà triết học: Giambattista Vico và Immanuel Kant.
G. Vico cho rằng con người chỉ có thể hiểu một cách rõ ràng những gì mà chính họ
xây dựng nên. Để học bất kì điều gì, con người cần có thông tin. Đối với G. Vico,
thông tin này chỉ tồn tại bên trong kinh nghiệm mỗi cá nhân. Trong lối suy nghĩ
này, G.Vico là người đầu tiên sử dụng từ “Construction” để mô tả quá trình mỗi
con người thu nhận kiến thức. I. Kant bổ sung thêm nhiều ý tưởng nền tảng. I.
Kant cho rằng kiến thức có thể được phát triển trong tư duy con người chỉ bằng
cách tổ chức thông tin vào trong những cấu trúc nhận thức sẵn có. I.Kant là người
đề ra khái niệm sơ đồ tiên nghiệm, là sơ đồ hình thức để tổng hợp tư liệu cảm tính
vào trong đó. Và sau này Piaget đã kế thừa tư tưởng này và phát triển nó trong lý
thuyết của mình. Đến thế kỉ XX, sự đóng góp của Jean Piaget1 đối với sự phát
triển của LTKT là rất lớn. J. Piaget tin rằng con người học thông qua quá trình xây
dựng một cấu trúc nhận thức. Theo ông, sự phát sinh và phát triển nhận thức, trí
tuệ của cá nhânlà quá trình hình thành và phát triển các sơ đồ nhận thức. Qua quá
trình nghiên cứu về lý luận và vận dụng nó trong giáo dục, Piaget đã xây dựng nền


tảng LTKT trong giáo dục. Cũng như J. Piaget, L. S. Vygotsky đã có những đóng
góp lớn lao cho tâm lý học và giáo dục học trên thế giới. Vygotsky mô tả sự phát
triển nhận thức chủ yếu như là một chức năng của sự tương tác văn hóa, lịch sử và
xã hội hơn là quá trình xây dựng riêng lẻ. Một khái niệm nổi tiếng của ông là
“Vùng phát triển gần nhất”. Trong các tác phẩm của mình, Vygotsky đã làm sáng
tỏ và bổ khuyết những mặt còn thiếu của J. Piaget..... đã tạo nên những nhánh phát
triển mới, hoàn thiện lý luận và áp dụng nó.
1


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
2.

Cơ sở tâm lý học của lý thuyết kiến tạo
Cơ sở tâm lý học của LTKT là “thuyết phát sinh nhận thức” của J. Piaget và
“thuyết lịch sử văn hóa về sự phát triển tâm lý cấp cao” của L. S. Vygotsky. J.
Piaget đã đưa ra luận điểm xuất phát, chỉ đạo các nghiên cứu phát sinh nhận thức
của ông như sau: Sự phát sinh, phát triển các chức năng trí tuệ là quá trình tổ
chức sự thích nghi của cơ thể, thông qua hoạt động đồng hóa và điều ứng, nhằm
tạo lập các trạng thái cân bằng tạm thời giữa hai quá trình này. Đó chính là quá
trình hình thành và thống nhất các sơ đồ nhận thức của cá nhân. Các khái niệm
công cụ của J. Piaget bao gồm:
- Thích nghi là quá trình tạo lập sự cân bằng giữa hành động của cơ thể lên
môi trường sống xung quanh. Đó là quá trình tác động qua lại giữa cơ thể với môi
trường.
- Sơ đồ nhận thức: Sơ đồ nhận thức là kinh nghiệm mà chủ thể tích lũy được
trong mỗi giai đoạn nhất định. Quá trình hình thành và phát triển trí tuệ là sự liên
tục hình thành các sơ đồ mới trên cơ sở các sơ đồ đã có.
- Đồng hóa là quá trình não tiếp nhận thông tin từ các kích thích bên ngoài,
“tiêu hoá” chúng, biến thành cái có nghĩa cho bản thân trong quá trình thích ứng

với môi trường, cái có nghĩa đó chính là sơ đồ. Thực chất đó là quá trình tái lập lại
một số đặc điểm của khách thể nhận thức, đưa nó vào một số sơ đồ đã có. Về lý
thuyết, đồng hóa không làm thay đổi (phát triển) nhận thức, nó chỉ mở rộng (làm
tăng trưởng) cái đã biết.
- Điều ứng là quá trình thích nghi của chủ thể đối với đòi hỏi đa dạng của
môi trường, bằng cách tái lập những đặc điểm khách thể vào cái đã có, qua đó biến
đổi sơ đồ đã có, tạo ra sơ đồ mới, dẫn đến trạng thái cân bằng giữa chủ thể và môi
trường.
- Cân bằng là tự cân bằng của chủ thể giữa hai quá trình đồng hóa và điều
ứng. Sự cân bằng này nhanh chóng bị phá vỡ do sự biến động của các yếu tố bên
ngoài, các sơ đồ đã có không đáp ứng được. Chủ thể buộc tiến hành đồng hóa và
điều ứng mới, tạo trạng thái cân bằng mới dẫn đến sự thích nghi mới cao hơn. Cứ
như vậy, cân bằng thường xuyên được thiết lập và bị phá vỡ.
2


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO

3.

Trong học thuyết của mình, Vygotsky cho rằng ngay ngày đầu tiên trong quá
trình phát triển tâm lý của trẻ em, sự thích ứng với môi trường được thực hiện bằng
các phương tiện xã hội thông qua những người xung quanh. Con đường đi qua
người khác là con đường trung tâm của sự phát triển trí tuệ.
L. S. Vygotsky đã đưa ra khái niệm “vùng phát triển gần nhất” ảnh hưởng
lớn đến giáo dục. Vùng phát triển gần nhất đặc trưng bởi sự khác biệt giữa khả
năngmà trẻ có thể tự giải quyết được và nhiệm vụ mà nó sẽ làm được với sự giúp
đỡ củangười khác.
Vygotsky cho rằng trong suốt quá trình phát triển của trẻ thường xuyên diễn
tình huống trẻ em độc lập giải quyết nhiệm vụ, không cần bất kì sự trợ giúp nào từ

bên ngoài. Còn trình độ phát triển gần nhất được thể hiện trong tình huống trẻ hoàn
thành nhiệm vụ khi có sự giúp đỡ của người khác, còn nếu tự mình thì đứa trẻ
không thực hiện được. Hai trình độ phát triển thể hiện mức độ khác nhau ở các thời
điểm khác nhau và luôn vận động, vùng phát triển gần nhất hôm nay thì trở thành
trình độ hiện tại và xuất hiện vùng phát triển gần nhất mới.
Các quan điểm, khái niệm công cụ do Piaget và Vygotsky là nền móng vững
chắc giúp các nhà nghiên cứu khác tiếp tục phát triển và mở rộng học thuyết.
Quan điểm cốt lõi của thuyết kiến tạo:
Nhiều nhà khoa học đã đưa ra các quan điểm sau:
LTKT là lý thuyết bắt nguồn từ cả hai lĩnh vực triết học và tâm lý học. Quan
điểm cơ bản của lý thuyết này là người học xây dựng nên kiến thức và nhân cách
của bản thân dựa trên kinh nghiệm đã có.
LTKT hình thành dựa trên nền tảng tâm lý học và triết học, bắt đầu bằng
những giả thiết khác nhau về việc học. Lý thuyết này tin rằng thế giới của bản
thân
người học được xây dựng trong nhận thức và sự xây dựng này hình thành qua hoạt
động thực tế của cá nhân.
Theo Mebrien và Barandt (1997), kiến tạo là một cách tiếp cận “dạy” dựa trên
nghiên cứu về việc “học” với niềm tin rằng tri thức được kiến tạo nên bởi mỗi cá
nhân người học sẽ trở nên vững chắc hơn rất nhiều so với việc nó nhận từ người
khác.
3


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
LTKT là lý thuyết về việc học dựa trên suy nghĩ chúng ta xây dựng những
hiểu biết về thế giới bằng sự phản ánh trên những kinh nghiệm của mình. Mỗi
người trong chúng ta xây dựng cấu trúc trí tuệ riêng, dựa trên những điều này
chúng ta nhận thức được kinh nghiệm bản thân. Bởi vậy học là quá trình của sự
điều chỉnhcấu trúc trí tuệ để là đồng hóa kinh nghiệm mới (Brooks & Brooks,

1999).
Theo quan điểm kiến tạo trong học tập, HS tích cực xây dựng kiến thức cho
bản thân qua kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và tương tác xã hội (Lương Việt
Thái, 2004).
Quá trình nhận thức của người học về thực chất là quá trình người học
xâydựng nên những kiến thức cho bản thân thông qua các hoạt động đồng hóa và
điềuứng các kiến thức và kĩ năng đã có để thích ứng với môi trường học tập mới.
Đây chính là nền tảng của LTKT trong dạy học (Nguyễn Hữu Châu, 2005).
Qua tìm hiểu quan điểm của các nhà khoa học, chúng tôi nhận thức về quan
điểm cốt lõi của LTKT như sau:
- Học là quá trình hình thành và phát triển các sơ đồ nhận thức thông qua
hoạt động đồng hóa và điều ứng nhằm tạo lập trạng thái cân bằng thích nghi với
môi trường.
- Người học tích cực, chủ động và sáng tạo xây dựng kiến thức của bản thân
dự a trên những kinh nghiệm đã có và tương tác với môi trường học tập. Chúng ta
có thể tìm hiểu điểm khác nhau cơ bản giữa quan điểm truyền thống và quan điểm
kiến tạo trong bảng sau:

4


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
So sánh quan điểm truyền thống và kiến tạo trong giáo dục.
Quan điểm truyền thống

Quá
trình
học

Quan điểm kiến tạo

- Quá trình chủ động
- Quá trình thụ động
- Việc học được tiến hành trong các
- Việc học tiến hành tuyến tính và
chủ đề phức hợp và theo tình huống.
hệ thống.
- Kết quả học phụ thuộc vào cá nhânvà
- Kết quả học được ấn định trước.
tình huống cụ thể, không nhìn thấytrước.

Ngườ
- Có vai trò bị động do nhân tố - Có vai trò bị động do nhân tố bên
i
bênngoài điều khiển và kiểm tra.
ngoài điều khiển và kiểm tra.
học
- Người dạy có nhiệm vụ đưa ra các
Ngườ - Trình bày và giải thích nội tình huống có vấn đề và chỉ dẫn
i
dungmới cũng như điều khiển, các“công cụ” để giải quyết vấn đề. GVlà
dạy kiểm tracác bước học tập.
người tư vấn và cùng HS tổ chứcquá
trình học tập.
4.

5.

Các nguyên tắc của lý thuyết kiến tạo:
- Không có kiến thức khách quan tuyệt đối. Kiến thức là một quá trình sản phẩm
được kiến tạo theo từng cá nhân (tương tác giữa dối tượng học tập và người học).

- Về mặt nội dung, dạy học phải định hướng theo những lĩnh vực và vấn đề phức
hợp, gần với cuộc sống và nghề nghiệp, được khảo sát đánh giá một cách tổng thể.
- Việc học tập chỉ có thể được thực hiện trong một quá trình tích cực vì chỉ từ
những kinh nghiệm và kiến thức mới của bản thân thì mới có thể thay đổi và cá
nhân hóa những kiến thức và khả năng đã có.
- Học tập trong nhóm có ý nghĩa quan trọng, góp phần cho người học tự điều
chỉnh sự học tập của bản thân mình.
- Học qua sai lầm là điều rất có ý nghĩa.
Các lĩnh vực học tập cần định hướng vào hứng thúc người học, vì có thể học hỏi
dễ nhất khi các kiến thức người ta thấy hứng thú hoặc có tính thách thức.
- Thuyết kiến tạo không chỉ giới hạn ở những khía cạnh nhận thức của việc dạy
và học. Sự học tập hợp tác đòi hỏi và khuyến khích phát triển không chỉ có lý trí,
mà cả về mặt tình cảm, giao tiếp.
- Mục đích học tập là xây dựng kiến thức của bản thân, nên khi đánh giá các kết
quả học tập không định hướng theo các sản phẩm học tập, mà cần kiểm tra những
tiến bộ trong quá trình học tập và trong những tình huống học tâp phức tạp.
Các dạng lý thuyết kiến tạo
5


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
Theo nhiều nhà nghiên cứu có ba loại lý thuyết có ảnh hưởng lớn đến giáo dục
là: thuyết kiến tạo nhận thức (Cognitive Constructivism), thuyết kiến tạo xã hội
(Social Constructivism), thuyết kiến tạo cơ bản (Radical Constructivism).
5.1. Thuyết kiến tạo nhận thức
Thuyết kiến tạo nhận thức hình thành trên tư tưởng của J. Piaget. Theo Peter
E. Doolittle: “Kiến thức, theo cách nhìn của thuyết kiến tạo nhận thức, là kết
quảcủa sự chủ quan hóa chính xác và xây dựng từ thế giới thực bên ngoài. Kết quả
làcấu trúc nhận thức bên trong tương ứng với cấu trúc chính xác tồn tại của thế
giớithực. Có nghĩa là thuyết kiến tạo nhận thức thừa nhận sự tồn tại thế giớikhách

quan và con người có khả năng nhận thức thế giới qua hoạt động của mình.
Peter E. Doolittle chỉ rõ, trong thuyết kiến tạo nhận thức: “Học là một
quátrình xây dựng mô hình bên trong hay sự trình bày chính xác những cái tương
tựhay phản chiếu cấu trúc bên ngoài cái mà tồn tại trong thế giới thực”.
Như vậy, theo lý thuyết này, học là một quá trình tích cực nhận thức của chủ
thể. Trong quá trình học, thông qua hoạt động đồng hóa và điều ứng, những kiến
thức mới được tiếp nhận làm thay đổi cấu trúc trí tuệ đã có, thiết lập sự cân bằng
mới giữa người học với môi trường.
5.2. Thuyết kiến tạo xã hội
Người có công lớn xây dựng nên thuyết kiến tạo xã hội là L. S. Vygotsky.
Dựa trên cơ sở vững chắc là triết học Mác – Lênin. Vygotsky đặc biệt nhấn mạnh
đến vai trò của hoạt động xã hội trong quá trình hình thành kiến thức, tư duy. Ông
cho rằng ngay những ngày đầu tiên của quá trình phát triển tâm lý trẻ em, sự thích
ứng của nó với môi trường được thực hiện bằng các phương tiện xã hội thông qua
những người xung quanh. “Con đường từ đồ vật đến trẻ em và từ trẻ em đến đồ
vật đều đi qua người khác... Con đường đi qua người khác là con đường trung tâm
duy nhất của sự phát triển trí tuệ”. Và Bakhtin (1984) cũng chỉ rõ: “Chân lý thì
không tìm kiếm được bên trong đầu của cá nhân con người, nó thì được tạo
thànhgiữa những người cùng tìm kiếm sự thực trong quá trình đàm thoại tương tác
giữa họ”. Như vậy, kiến thức là kết quả của quá trình tương tác xã hội và sử dụng
ngôn ngữ, như là một sự chia sẻ trong toàn xã hội. Cá nhân học tập chủ yếu qua
quá trình tương tác tích cực với người khác.
6


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO

6.
6.1


5.3. Thuyết kiến tạo cơ bản
Các quan điểm kiến tạo cơ bản được hình thành dựa trên các công trình
nghiên cứu của Ernst von Glasersfeld. Các nhà nghiên cứu sau Glasersfield đã bổ
sung thêm một quan điểm vào thuyết kiến tạo cơ bản là công nhận sự tương tác với
xã hội như là một nguồn kiến thức.
Điểm cần lưu ý trong thuyết kiến tạo cơ bản chính là nguồn gốc của kiến
thức. Glasersfield thừa nhận sự tồn tại của thế giới khách quan nhưng không cho
rằng kiến thức có nguồn gốc khách quan:
Hiện thực bên ngoài có thể tồn tại nhưng nó không thể nhậnbiết bởi cá
nhân.
Trong khi kiến thức thì được xây dựng nên từ kinh nghiệm,nhưng kiến thức
được xây dựng bằng cách đó thì không phải là mộtsự mô tả chính xác thế giới bên
ngoài.
Những nhà nghiên cứu theo LTKT khác cũng khẳng định quan điểm này,
chẳng hạn như Straver (1995), “Kiến thức là kiến thức của người học, không phải
kiến thức của thế giới bên ngoài”.
Như vậy, Trong LTKT cơ bản, kiến thức của một con người cụ thể có tính
chất độc lập với thế giới khách quan.
Phương pháp dạy học kiến tạo:
Khái niệm phương pháp dạy học kiến tạo:
Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (methodos) có nghĩa là
con đường để đạt mục đích. Theo đó, PPDH là con đường để đạt mục đích dạy
học.
PPDH được định nghĩa như sau: PPDH là cách thức thực hiện phối hợp,
thống nhất giữa người dạy và ngườihọc nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy
học. Đó là sự kết hợp hữu cơ thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt
động học trong quá trình dạy học.
Dựa trên khái niệm PPDH và đặc trưng riêng của DHKT, chúng tôi định
nghĩa PPDHKT như sau: PPDHKT là phương pháp dạy học được xây dựng dựa
trên lý thuyết kiến tạo,trong đó người dạy tạo điều kiện cho quá trình hình thành

7


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
và phát triển những sơ đồ nhận thức của người học dựa trên kinh nghiệm đã có và
thông qua tương tác với môi trường học tập.
6.2
Mô hình ba bình diện của PPDHKT
6.2.1
Mô hình ba bình diện của phương pháp dạy học
Mô hình ba bình diện của PPDH do Bernd Meier thiết kế gồm ba thành phần
chính: quan điểm DH, PPDH theo nghĩa hẹp và kỹ thuật DH.
Các khái niệm:
- Quan điểm dạy học.
Quan điểm DH là những định hướng tổng thể cho các hành động phương
pháp, trong đó có sự kết hợp những nguyên tắc DH làm nền tảng, những cơ sở
lýthuyết của lý luận DH, những điều kiện DH và tổ chức cũng như những định
hướngvề vai trò của GV và HS trong quá trình DH.
Quan điểm DH là những định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô
hình lý thuyết của PPDH.
- PPDH theo nghĩa hẹp (PPDH cụ thể).
PPDH cụ thể là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm
thực hiện những mục tiêu DH xác định, phù hợp với nội dung và những điều kiện
DH cụ thể.
PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS.
- Kĩ thuật dạy học.
Kĩ thuật DH là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong
các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình DH.
Các kỹ thuật DH chưa phải là các PPDH độc lập, mà là những thành phần của
PPDH. Kỹ thuật DH được hiểu là đơn vị nhỏ nhất của PPDH. Sự phân biệt giữa kỹ

thuật và PPDH nhiều khi không rõ ràng.
Mô hình ba bình diện của PPDH được Bernd Meier thiết kế được trình bày
theo hình sau:

8


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO

6.2.2

Quan điểm dạy học kiến tạo
PPDHKT dựa trên các quan điểm sau:
- Dạy học thúc đẩy quá trình cơ cấu, cơ cấu lại sơ đồ nhận thức của người
học thông qua quá trình đồng hóa và điều ứng dựa trên kinh nghiệm hiện có để đạt
tới sự cân bằng mới nhằm thích nghi với môi trường học tập.
- GV không đóng vai trò truyền thụ kiến thức cho HS mà là người thiết kế
các tình huống, nhiệm vụ học tập, cũng như tổ chức điều phối các hoạt động trong
lớp học và xây dựng môi trường giúp người học tương tác với đối tượng học tập và
tương tác lẫn nhau.
- Người học tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học từ đó tạo
dựng nên kiến thức về thế giới khách quan. Học qua thất bại có vai trò quan trọng.
- Dạy học phải dựa trên trình độ hiện tại và chú ý đến động cơ thúc đẩy hoạt
động học của người học.
- Dạy học theo nhóm có ý nghĩa quan trọng vì là hoạt động hợp tác giúp
người học giải quyết các vấn đề gặp phải, điều chỉnh hoạt động học tập của bản
thân và hòa nhập vào cộng đồng xã hội.
- Thực hiện tự đánh giá kết quả, điều chỉnh cách học của người học là hoạt
động quan trọng của dạy học kiến tạo.
6.2.3Một số phương pháp dạy học kiến tạo cụ thể

9


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
Một số PPDH cụ thể cho thấy rõ nét đặc thù của DHKT là:
6.2.3.1.Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ
6.2.3.1.1. Khái niệm
Học hợp tác là phương pháp học mà trong đó HS dưới sự hướng dẫn của GV
làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung
của nhóm đặt ra.
Phương pháp tổ chức học tập theo nhóm là cách thức tổ chức DH trong đó
người học chủ động thu nhận kiến thức thông qua hoạt động tương tác trong nhóm
theo một kế hoạch được GV thiết kế.
6.2.3.1.2. Một số cấu trúc có hiệu quả cao trong dạy học
 Cấu trúc STAD (STAD: Student Teams Achievement Division, phân chia
thành tích học sinh trong nhóm, do Robert Slavin thiết kế).
- Cấu trúc STAD được tổ chức như sau:
+GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Cá nhân tự nghiên cứu, làm việc tự lực trong khoảng thời gian xác định.
+ Các nhóm thảo luận, giúp nhau hiểu kĩ lưỡng về bài học được giao.
+ Tiến hành làm bài kiểm tra cá nhân lần 1, đánh giá.
+ Tiến hành học nhóm trao đổi nội dung chưa hiểu qua bài kiểm tra lần 1.
+ Tiến hành làm bài kiểm tra cá nhân lần 2.
+ Đánh giá sự nỗ lực của từng cá nhân (chỉ số cố gắng) và cả nhóm.

10


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
- Cách đánh giá theo cấu trúc STAD được minh họa bằng bảng sau:

Thành viên
Thành viên số 1
Thành viên số 2
Thành viên sô 3
Thành viên số 4

Kiểm tra cá Kiểm tra cá Chỉ số cố gắng Kết quả
nhân lần 1
nhân lần 2
của cá nhân
nhóm
5
6
1
8
9
1
4
9
8
0
3
5
2

- Đánh giá về cấu trúc STAD: Cơ chế chấm điểm dựa vào sự cố gắng của
STAD được đánh giá là một nội dung quan trọng trong sự phát triển các phương
pháp học hợp tác trên thế giới vì:
+ Loại bỏ được phần lớn hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhóm.
+ Đề cao sự đóng góp của các HS yếu kém và nâng sự đóng góp này thành

một nhân tố quyết định cho hoạt động nhóm có hiệu quả.
+ Lấy sự cố gắng và nỗ lực làm tiêu chí đánh giá thay cho đánh giá khả
năng, học lực của cá nhân.
+ Một HS kém có thể mang điểm về cho cả nhóm dựa vào sự nỗ lực của
bản thân nên giúp các em tự tin hơn và tăng cường tình đoàn kết, giúp đỡ trong
nhóm.
 Cấu trúc Jigsaw(do Elliot Aronson thiết kế):

11


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
Hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw được tóm tắt như bảng sau:
BƯỚC
LÀM
VIỆC

Phân công
công việc

Nhóm
chuyên
gia

Nhóm hợp
tác

Làm bài cá
nhân


Đánh giá kết
quả cá nhân,
nhóm

THÀN
H VIÊN

Chiệu trách
nhiệm

Thảo luận
cùng chủ
để

Giảng bài
cho nhau

Kiểm tra

Kết quả

Thành viên số 1
Thành viên số 2
Thành viên số 3

Phần bài A
Phần bài B
Phần bài C

Thành viên

Từng thành
Kiểm tra cá
Thành
trở về nhóm
viên không
nhân. Nội
viên cùng và giảng bài
những hiểu
dung
bài
chủ
đề cho nhau để
về phần bài
kiểm
tra
của từng từng thành
của mình mà
gồm tất cả
viên hiểu hết
còn
hiểu
Thành viên số 4 Phần bài D nhóm
các phần A,
thảo luận từng bài học
toàn bộ bài
B, C, D.
A, B, C, D
học
- Đánh giá kết quả cá nhân, nhóm (tính điểm tiến bộ):
+ Chấm điểm bài kiểm tra cá nhân.

+ Tính điểm trung bình (điểm nền).
+ Tính điểm tiến bộ của cá nhân.
+ Điểm tiến bộ của nhóm: Trung bình cộng điểm tiến bộ của các cá nhân.
+ GV tổ chức cho HS tự chấm điểm cá nhân, nhóm và kiểm tra lại độ chính
xác của các điểm đó.
Cách tính điểm tiến bộ theo cấu trúc Jigsaw:
Điểm bài kiểm tra
Điểm tiến bộ
Thấp hơn điểm nền từ 3 điểm trở lên
0
Thấp hơn điểm nền từ 1 đến 2 điểm
1
Bằng hoặc trên điểm nền từ 1 đến 2 điểm
2
Cao hơn điểm nền từ 3 điểm trở lên
3
Điểm tuyệt đối (không tính đến điểm nền)
3
- Đánh giá về cấu trúc Jigsaw:
+ Là một trong những cấu trúc ưu việt nhất, có hiệu quả nhất.
+ Đề cao tương tác bình đẳng, tầm quan trọng mỗi thành viên trong nhóm.
+ Loại bỏ gần như triệt để hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhóm.
12


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
+ Có thể áp dụng ở Việt Nam do tính hiệu quả về mặt thời gian cao và hệ
thống điểm số linh hoạt.
+ Có thể áp dụng trong giờ ôn tập, luyện tập, tổng kết kiến thức.
6.2.3.2. Phương pháp điều phối:

6.2.3.2.1. Khái niệm phương pháp điều phối:
Phương pháp điều phối được sử dụng để điều khiển sự làm việc phối hợp
tích cực giữa các thành viên trong nhóm trong việc thảo luận về một chủ đề.
Phương pháp này có mục đích cấu trúc hóa tiến trình và huy động sự tham
gia tích cực của tất cả các thành viên tham gia vào quá trình làm việc, giải quyết
vấn đề và quyết định.
Người điều phối có vai trò điều khiển và phối hợp sự tham gia của các thành
viên mà không can thiệp vào nội dung và quyết định của nhóm.
6.2.3.2.2. Quy tắc điều phối
- Trình bày ngắn gọn.
- Thu thập các chủ đề, vấn đề.
- Tất cả các thành viên đều tham gia.
- Làm rõ các bước tiến trình trong học tập.
- Trình bày vấn đề trực quan (bằng hình ảnh, sơ đồ, mô hình...)
- Tóm tắt ý nghĩ của tất cả thành viên tham gia.
- Chú ý duy trì không khí thoải mái.
- Hãy chỉ ra những điều nổi trội trong nhóm.

13


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
Tiến trình của phương pháp điều phối được trình bày ở hình sau:
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU PHỐI

6. Kiến thức thu được

5. Định hướng hành đồng

1. Mở đầu


2. Định hướng chủ đề

4. Xử lý chủ đề

3. Sắp xếp chủ đề

6.2.3.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
6.2.3.3.1. Khái niệm
Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Phương pháp trường hợp, phương pháp
tình huống) là một PPDH, trong đó HS tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn
và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra.
Trường hợp là những tình huống điển hình trong dạy học. Nghiên cứu trường
hợp nhằm hiểu và vận dụng tri thức.
Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn,
xung đột. Tình huống trong DH là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình
huống thực, được cấu trúc hóa nhằm mục đích DH.
6.2.3.3.2. Các loại trường hợp
Trường hợp quyết định
14


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
Hoạt động trọng tâm là trên cơ sở thông tin đã có đưa ra các quyết định và lập luận
cho các quyết định đó.
Trường hợp tìm thông tin:
Thông tin đã có nhưng chưa được đầy đủ. Hoạt động trọng tâm là thu thập thông
tin cho việc giải quyết vấn đề.
Trường hợp phát hiện vấn đề:
Các vấn đề chưa được nêu rõ trong mô tả trường hợp. Hoạt động trọng tâm là phát

hiện vấn đề cần giải quyết.
Trường hợp tìm phương án giải quyết:
Hoạt động trọng tâm là tìm phương án giải quyết vấn đề.
Trường hợp đánh giá:
Hoạt động chính là đánh giá các phương án giải quyết vấn đề đã cho.
Trường hợp khảo sát, nghiên cứu:
Thu thập thông tin, nghiên cứu giải quyết nhiệm vụ, vấn đề.

15


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
Cấu trúc tiến trình phương pháp nghiên cứu trường hợp được mô tả ở hình sau:
THÔNG
NGHIÊN
QUYẾT
BẢO
SO
SÁNH
VỆĐỊNH
TIN
CỨU

ĐỐI DIỆN (Nhận biết)

6.2.3.3.3. Những yêu cầu với trường hợp
- Trường hợp cần liên hệ với kinh nghiệm hiện tại cũng như tình huống cuộc
sống, nghề nghiệp trong tương lai của người học.
- Trường hợp cần có thể diễn giải theo cách nhìn của người học và có thể mở
nhiều hướng giải quyết.

- Trường hợp cần chứa đựng mâu thuẫn, vấn đề và có thể liên quan nhiều
phương diện.
- Trường hợp cần vừa sức và có thể giải quyết trong điều kiện cụ thể.
16

- Tính xác thực và tính tình huống
- Mối quan hệ đa dạng
- Đa phương tiện


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
- Trường hợp có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.
Đặc điểm của nội dung, người học, người dạy trong phương pháp nghiên cứu
trường hợp được trình bày trong hình sau:

17


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO

- Tính xác thực và tính tình huống.
- Mối quan hệ đa dạng
- Đa phương tiện.

NỘI
DUNG

NGƯỜI DẠY

- Khuyến khích tính quyết định


- Chú ý trình độ đầu vào
- Tạo mâu thuẫn nhận thức
- Thay đổi các phương tiện
- Làm rõ các mối quan hệ

18

NGƯỜI HỌC

- Sử dụng các khả năng hà
động
- Mang lại kinh nghiệm
- Làm rõ nhận thức của cá


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO

19


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
6.2.3.4. Phương pháp tự học có hướng dẫn
6.2.3.4.1. Khái niệm
Tựhọc có hướng dẫn là một hình thức học tập trong đó người học phải tự
nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu do GV biên soạn, sách tham khảo, tài liệu
khácđể thu nhận kiến thức và tự rèn luyện kỹ năng dưới sự hướng dẫn của GV.
HS được hướng dẫn sử dụng tài liệu do GV biên soạn theo kế hoạch. Sau đó,
GV đánh giá trình độ đã đạt được của người học sau một thời gian tự học.
Nhiều nhiệm vụ học tập được thiết kế giúp cho HS tăng thêm phần trách

nhiệm bản thân cho đến khi có thể học mà không cần sự giúp đỡ.
6.2.3.4.2.Áp dụng phương pháp dạy học có hướng dẫn trong dạy học
•Thiết kế bài tập tự học
- Các bài tập tự học có thể là bài tập chi tiết được lên kế hoạch cẩn thận theo
trình tự nối tiếp, hoặc đó là phiếu bài tập có chọn lựa kỹ càng sách tham khảo và
sốtrang, bài tập ôn tập theo đề tài.
- Các bài tập được lên kế hoạch cẩn thận theo trình tự nối tiếp rất có giá trị
ởgiai đoạn đầu trong quá trình hướng dẫn HS cách tự học.
- Khó khăn chủ yếu của HS là không ai giúp đỡ trong khi bế tắc cho nên bài
tập được thiết kế phải bắt đầu từ mức dễ đến khó.
•Hình thành cho HS thói quen tự kiểm tra
- Yêu cầu của phương pháp này là không cho điểm bài làm vì học sinh tự
thực hiện mục đích học tập của mình. GV chỉ kiểm tra kết quả theo mục tiêu đề ra
khi bài làm đã hoàn thành. Do đó, GV phải hình thành thói quen tự kiểm tra cho
mỗi HS.
- Một số biện pháp giúp HS rèn luyện thói quen tự kiểm tra:
+ Soạn câu trả lời các câu hỏi đánh số trên phiếu bài tập để HS đánh giá bài
làm của mình và của bạn học.
+ Cung cấp câu trả lời mẫu hoặc cách giải tối ưu, sau khi học sinh đã hoàn
thành phiếu bài tập.

20


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
+ Cho các câu hỏi tự kiểm tra để HS đánh giá sự tiến bộ và mức độ hiểu biết
về nội dung đang học. GV yêu cầu HS nộp bài làm để biết là các em đã hoàn thành
nhưng không cho điểm.
+ Yêu cầu HS nêu câu hỏi trong phần nội dung chủ đề đang học.
+ Yêu cầu HS phát biểu và đánh giá chiến lược tự kiểm tra của mình như

một phần của khóa học.
•Hướng dẫn về nguồn tài liệu
- Nguồn tài liệu có thể được cung cấp, chỉ dẫn rõ ràng hay mập mờ, thậm chí
không đề cập đến trong các bài tập được giao trong khóa học. Điều này giúp HS
phát triển kỹ năng tự tìm nguồn tài liệu.
- GV có thể yêu cầu HS tự đánh giá kỹ năng tìm nguồn tài liệu của mình như
bằng cách so sánh nguồn tài liệu mình tìm được với của các bạn khác.
•Hình thành thói quen tự giám sát của HS:
- GV cần phát triển kỹ năng tự giám sát cho HS trong thời gian hướng dẫn tự
học.
- HS phải tự mình đấu tranh với sự hấp dẫn của các hoạt động khác như chơi
game, đi chơi với bạn bè… để dành thời gian cho việc học. HS sẽ tự chủ được khi
hình thành được thói quen tự giám sát hoạt động của mình.
- GV có thể khuyến khích thói quen tự giám sát bằng cách nhận xét về bài
tập, bài luận các em thực hiện được với kế hoạch thực hiện chi tiết do các em đề ra.
•Đánh giá kết quả tự học
- GV có thể thực hiện việc đánh giá qua bài thi được tổ chức ngay sau bài
tập tự học. Bài thi có thể là bài thi tự cho điểm, câu hỏi đố, bài kiểm tra trắc
nghiệm…
6.3 Một số kỹ thuật dạy học kiến tạo:
6.3.1. Kỹ thuật liên kết suy nghĩ:
Kỹ thuật liên kết suy nghĩ là những kỹ thuật huy động và phối hợp suy nghĩ,
ý tưởng của các thành viên trong nhóm về cách giải quyết một vấn đề. Các ý nghĩ
xuất hiện tự do với trực cảm và tưởng tượng của người học. Một số kỹ thuật liên
kết suy nghĩ được trình bày trong phần dưới đây.
21


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
6.3.1.1. Công não (Brainstorming)• Khái niệm: Công não (động não, huy

động ý tưởng) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về
một chủ đề của các thành viên trong nhóm. Các thành viên được cổ vũ tham gia
một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng.
• 4 quy tắc của công não:
- Không đánh giá và phê phán trong khi thu thập ý tưởng của các thành viên.
- Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày.
- Khuyến khích số lượng các ý tưởng.
- Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.
• Các bước tiến hành:
- Người dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề cần giải quyết.
- Các thành viên đưa ra ý kiến của mình bằng lời, phương tiện trực quan.
- Nghỉ giải lao và suy nghĩ về các ý tưởng của các thành viên đã nêu ra.
- Đánh giá – lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng thì
sắp xếp các ý tưởng:
+ Có thể ứng dụng trực tiếp.
+ Có thể sử dụng nhưng cần nghiên cứu thêm.
+ Không có khả năng ứng dụng.
• Ứng dụng: Kỹ thuật này được dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ
đề, tìm các phương án giải quyết vấn đề, thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ
khác nhau.
7.1.2. Công não viết (Brainwriting)
• Khái niệm: Công não viết là một hình thức biến đổi của công não. Trong
đó các ý kiến không được trình bày miệng mà được viết ra giấy. Hình thức này yêu
cầu tất cả các thành viên cần tham gia viết ý tưởng cá nhân về chủ đề.
• Cách thực hiện: - Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của
các thành viên. - Mỗi thành viên viết tất cả những ý nghĩ của mình lên các tờ giấy
đó. - Khi không nghĩ thêm được gì nữa thì có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi
trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ của mình.
6.3.1.3. Kỹ thuật “phòng tranh”
22



PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
• Tất cả thành viên trong nhóm phác họa những ý nghĩ đầu tiên về cách giải
quyết vấn đề trên một tờ bìa, rồi dán lên bàn hay tường như triển lãm tranh.
• Trong một vòng “triển lãm tranh”, mỗi thành viên trình bày những suy
nghĩ của mình về những cách giải quyết vấn đề (giai đoạn tập hợp).•
Trong giai đoạn thứ hai của việc tìm lời giải cá nhân, các phương án giải
quyết tiếp tục được tìm kiếm.
• Trong giai đoạn đánh giá, tất cả các phương án giải được tập hợp lại. Mọi
người quan sát, suy xét và lựa chọn phương án tối ưu.
6.3.1.4. Kỹ thuật 635
• Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên tờ giấy trong vòng 5 phút
về cách giải quyết một vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh.
• Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có
thể lặp lại vòng khác. Tối đa, sau 1 vòng, có được 18 đề xuất đưa ra trong nhóm.
• Con số 6-3-5 có thể thay đổi. Đây là dạng cụ thể của kỹ thuật XYZ, trong
đó X, Y, Z có thể thay đổi.
6.3.2. Kỹ thuật lấy thông tin phản hồi
Thông tin phản hồi trong quá trình DH là GV và HS cùng nhận xét, đánh
giá,đưa ra ý kiến đối với những yếu tố cụ thể ảnh hưởng tới quá trình học tập.
Mục đích là điều chỉnh, hợp lý hóa quá trình dạy và học.
Đặc điểm của phản hồi thông tin tích cực: cảm thông, không chỉ trích chê
bai; kiểm soát, thái độ đúng mực; ý kiến được người nghe chờ đợi; trình bày rõ
ràng, cụ thể; không nhận xét giá trị; đúng lúc; có thể biến thành hành động; cùng
thảo luận, khách quan.
6.3.2.1. Kỹ thuật “tia chớp”
• Khái niệm: Kỹ thuật “tia chớp” là kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm cải
thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các
thành viên lần lượt nêu ngắn gọn nhanh chóng ý kiến của mình về tình trạnh vấn

đề.
• Quy tắc thực hiện: - Có thể áp dụng bất cứ lúc nào khi các thành viên thấy
cần thiết và đề nghị. - Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi
23


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
đã thỏa thuận. - Mỗi người nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình. - Chỉ thảo luận
khi tất cả đã nói xong ý kiến của mình.
6.3.2.2. Kỹ thuật 3×3
• HS được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một phần nhất định nào đó (chủ
đề thảo luận, nội dung bài học, phương pháp dạy học…)
• Mỗi người cần viết ra: 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến.
• Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.
6.4. Vai trò của học sinh
- HS phải chủ động và tích cực trong việc đón nhận tình huống học tập mới,
chủ động trong việc huy động kiến thức, kỹ năng đã có vào khám phá, giải quyết
các tình huống học tập mới.
- HS phải chủ động bộc lộ những quan điểm và những khó khăn của bản
thân khi đứng trước tình huống học tập mới. HS đạt được tri thức, tư duy và nhân
cách qua quá trình dự đoán, kiểm nghiệm, thất bại từ đó rút ra bài học cần thiết.
- HS phải chủ động tích cực trong việc thảo luận, trao đổi thông tin với bạn
học và GV. Việc trao đổi này phải xuất phát từ nhu cầu của chính HS trong việc
tìm những giải pháp để giải quyết tình huống học tập mới hoặc khám phá sâu hơn
các tình huống đó.
- HS phải tự điều chỉnh lại kiến thức của bản thân sau khi lĩnh hội được các
tri thức mới, thông qua việc giải quyết các tình huống học tập.
- HS không chỉ chú trọng vào quá trình thu nhận kiến thức mà còn nắm cách
học, mô tả được những nhiệm vụ cần thực hiện để giải quyết vấn đề.
- HS phải có kỹ năng sử dụng các phương tiện học tập thành thạo như biết

khai thác thông tin trên internet, sử dụng các phần mềm...
- HS nỗ lực biến những ý tưởng trong học tập thành sản phẩm cụ thể.
6.5.Vai trò của giáo viên:
Theo quan điểm DHKT, GV không còn là nguồn kiến thức, không là người
quyết định mọi việc trong lớp học mà là người hỗ trợ, thúc đẩy (facilitators) hoạt
động học diễn ra trong môi trường lớp học được cấu thành từ nhiều yếu tố. Nói

24


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIẾN TẠO
như vậy, không có nghĩa là vai trò của GV trở thành thứ yếu mà ngược lại GV là
mắt xích quyết định chất lượng hoạt động DH.
Ở vai trò mới, GV chuyển từ “người quản lý” sang “người thúc đẩy” và HS
từ “người bị quản lý” sang vai trò “người được ủy quyền”. GV là người thiết kế
các tình huống học tập, người nêu vấn đề, người biên soạn, giới thiệu tài liệu học
tập, điều phối mọi hoạt động trong lớp học, tiếp nhận những phản hồi, điều chỉnh
hoạt động học đi đúng hướng, luôn bên cạnh người học với vai trò nhà tư vấn tạo
môi trường cho người học kiến tạo kiến thức cho mình.
- GV khuyến khích, chấp nhận sự tự điều khiển và sáng kiến của người học.
- GV tích cực tìm hiểu kiến thức đã có và nhu cầu học tập của HS.
- GV khuyến khích HS trao đổi, tranh luận với nhau và cả với GV, cũng như
thay đổi cách hướng dẫn và thay đổi nội dung khi cần thiết.
- GV khuyến khích HS tư duy phê phán và tìm hiểu các vấn đề trong những
tình huống bằng những câu hỏi tư duy, hay các câu hỏi mở.
- GV theo dõi những câu hỏi và tìm hiểu cẩn thận những phản hồi ban đầu
của HS đối với vấn đề, tình huống đưa ra.
- GV đặt HS vào những tình huống có thể thách thức những quan niệm trước
đó của HS bằng những vấn đề có thể gây ra mâu thuẫn với giả thuyết ban đầu của
HS và sau đó động viên các em thảo luận với nhau.

- GV dành thời gian để HS xây dựng mối liên kết và tạo ra các sơ đồ nhận
thức khi học kiến thức mới.
- GV hướng dẫn người học cách học, cách điều chỉnh các kỹ năng học tập và
cách định hướng, điều khiển những nỗ lực học tập.
6.6. Ưu nhược điểm của dạy học kiến tạo:
6.6.1. Ưu điểm:
-Dạy học kiến tạo là cách dạy học tích cực vì vậy mang ưu điểm của phương
pháp dạy học tích cực hay dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
-Quá trình dạy học theo lý thuyết kiến tạo giúp cho học sinh đựơc trải nghiệm,
tiếp cận vấn đề, huy động nguồn tri thức, kinh nghiệm sử dụng nguồn tri thức đó là
một cách hữu ích. Nói cách khác là quá trình học đi đôi với hành kiến thức luôn
vận động trong một quá trình hoạt động của chủ thể.
25


×