Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Hướng dẫn đọc hiểu truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện ở một số tác phẩm trong chương trình ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.66 KB, 16 trang )

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN

SÁNG KIÉN KINH NGHIỆM

Hướng dẫn đọc - hiểu truyện ngắn từ góc
độ tình huống truyện ở một số tác phẩm
trong chương trình Ngữ văn 12

NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ HÒNG TỎ: NGỮ VẨN

NĂM HỌC 2013 – 2014

PHẠM THI HÔNG

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
L ĐẶT VẤN ĐẺ
Dạy văn là “khai trí, khai tâm » (Lê Ngọc Trà). Thật vậy, văn học có một giá trị
đặc biệt, đó là tính toàn vẹn của nhận thức về thế giới, nhận thức lý trí và tình cảm.
Thực tế, môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong nhà trường. Học văn không chỉ học
những ừi thức về ngôn ngữ, về lý luận, về lịch sử văn chương... mà cốt lõi của học
văn là bồi dưỡng và phát triển năng lực văn chương ở mỗi người: năng lực cảm
xúc- tư duy, năng lực cảm thụ. Thế nhưng, thực tế những năm gần đây số học sinh
yêu thích môn văn ngày càng ít đi, đăc biêt những tiết dạy về tác phẩm truyện
ngắn không được học sinh đón nhận một cách thích thú, say mê. trong giờ học
nhiều khi học sinh tỏ ra thờ ơ lãnh đạm với số phận nhân vật, với tiếng nói tâm
tình của nhà văn. Một thực trạng nữa là học sinh không học bài, không soạn bài,
không đọc văn bản, lên lớp học thụ động. Thực trạng này dẫn đến kết quả là học
sinh không có kỹ năng vận dụng kiến thức để viết một bàì văn về môt tác phẩm


Truyện ngắn nào đó cho đúng, cho hay; thiếu tư duy sáng tạo, phần lớn sa vào kế
lể một cách vụng về.
Xuất phát từ sự trăn trở là làm thế nào để học sinh hiểu một tác phẩm truyện
ngắn sâu sắc và toàn diện, ngoài viêc vận dụng thi pháp học vào giảng dạy, tôi xin
đề xuất về cách dạy từ góc độ tình huống truyện ở môt vài tác phẩm truyện ngắn
trong chương trình 12 cùng đồng nghiệp.
II. Cơ SỞ LÍ LUẠN
Tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn. Nghĩa là nó quyết
định đến sự sống còn của một truyện ngắn. Tình huống là nhân tố tổ chức của
thiên truyện. Tức là nó bao trùm và chi phối các thành tố khác như nhân vật, cảnh
vật, bố cục, kết cấu, lời trần thuật... Nhìn ở chiều ngược lại, những thành tố kia
châu tuần xung quanh để làm sống dậy cái tình huống này. Diện mạo của một
truyện ngắn, xét đến cùng, là do tình huống quyết định. Theo Giáo sư Nguyên
Đăng Mạnh:“ỘMữw trọng nhất của truyện ngan là tạo ra một tình huống nào
đẩy, từ tình huống ấy bật noi một bản chất tính cách nhân vật hoặc bộc lộ một tâm
trạngNhà thơ Hữu Thỉnh cũng quan niệm truyện ngắn phải “tạo ra các tình huống
đế nhân vật bộc ỉộ tính cách”. Như vậy, từ người nghiên cứu đến người sáng tác
đều thừa nhận vai trò quan trọng của tình huống đối với sự thành công của một
truyện ngắn. Từ đó có thể rút ra phương pháp luận đổi với người đọc truyện ngắn
là : bước vào một truyện ngắn cần phải nắm được giá ừị của các bình diện nghệ
thuật cấu thành cái thực thể sinh động là truyện ngắn. Nhưng nếu chưa nắm được
tình huống thì coi như chưa nắm được chiếc chìa khoá vàng để mở vào thế giới bí
ẩn của truyện ngắn ấy.
III. Cơ SỞ THựC TIỄN
- Trong chương trình sách giáo khoa lớp 12, tác phẩm truyện ngắn chiếm một số
lượng khá lớn (điều này phản ánh đúng tương quan của thành tựu truyện ngắn so
với những thể loại văn xuôi khác trong đời sống văn học của chúng ta). Đó là
những truyện ngắn thuộc giai đoạn văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết
PHẠM THI HÔNG


2


thế kỷ XX. Đây là những tác phẩm tiêu biểu cho một giai đoạn văn học, nó in đậm
phong cách nghệ thuật của các tác giả, nó phản ánh con người, cuộc sống một cách
toàn diện, giúp học sinh có kiến thức sâu sắc, cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và
con người. Tuy nhiên, việc khai thác, tìm hiểu, khám phá truyện ngắn từ góc độ
tình huống truyện lại chưa được sự quan tâm đúng mức của người dạy và người
học nên việc cảm thụ tác phẩm truyện ngắn của người học chưa được sâu sắc.
- Ở trường THPT Lê Quý Đôn, việc bố trí thời gian phụ đạo cho học sinh, nhất là
học sinh khối 12 được đặc biệt chú trọng. Hằng năm, công việc này được thực
hiện ngay từ đầu năm học đối với 3 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ. Mỗi môn,
một lớp được học ít nhất 1 tiếưtuần. Đó là một thuận lợi đối với chúng tôi
- những giáo viên giảng dạy Ngữ văn ở khối lớp 12. Từ thực tế trên của nhà
trường, trong nhiều năm qua, chúng tôi đã sử dụng tiết học này vừa để ôn tập kiến
thức chung cho học sinh, vừa hướng học sinh tiếp cận truyện ngắn từ góc độ tình
huống ở môt vài tác phẩm cụ thể trong chương trình 12.

PHẠM THI HÔNG

3


B. NÔI DUNG NGHIÊN cứu
I. CÁC BƯỚC THựC HIỆN
1.Khái niệm về Truyện ngắn và tình huống truyện trong truyện ngắn
1.1. Khái niệm truyện ngắn
Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu truyện kể bằng văn
xuôi có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu
thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang,

trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Trong truyện ngắn, ngoài
những yếu tố như cốt truyện, lối trần thuật, ngôn ngữ...thì tình huống truyện được
xem là hạt nhân thể loại của truyện ngắn. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề
quan ừọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn. Truyện ngắn thường chỉ tập trung
vào một tình huống, một chủ đề nhất định.
1.2. Khái niệm tình huống truyện
a,Khải niệm:
Tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo theo
lối lạ hóa. Nối cách khác, tình huống là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một
sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư
tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
b. Phân loại tình huổng truyện:
Hiện nay, còn nhiều cách phân loại tình huống khác nhau. Tuy nhiên cách phân
loại phù hợp với giáo viên và học sinh THPT vẫn là cách phân loại sau đây:
Tình huống được chia thành 03 loại: Tình huống hành động; Tình huống tâm
trạng; Tình huống nhận thức.
- Tình huống hành động'. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà trong đó nhân
vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động.
- Tình huống tâm trạng-. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi
vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm.
- Tình huống nhận thức: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật
được đẩy tới một tình thế bất thường: đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên
một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ.
2. Quỉ trình tiếp cận tình huống truyện
Theo TS. Chu Văn Sơn, quy trình tiếp cận tình huống truyện gồm các bước sau:
2.1. Xác định tình huống truyện
2.2. Phân tích tình huống truyện
2.3. Rút ra ỷ nghĩa tư tưởng của tình huống truyện
3. Giảng dạy một số tác phẩm truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện (minh họa)


PHẠM THI HÔNG

4


3.1. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
CL Xác định tình huống
Tình huống truyện trong tác phẩm là tình huống về nhân vật Tràng - anh nông dân
nghèo thô kệch, dân ngụ cư bỗng “nhặt” được vợ dễ dàng trong nạn đói khủng
khiếp năm 1945. Đây là một tình huống đầy éo le về cuộc hôn nhân oái ăm, kì lạ.
b.
Phân tích tình huống truyện
bl Tình huống truyện của tác phẩm thể hiện ngay ở nhan đề “ Vợ nhặt
- Tạo ấn tượng, tập trung sự chú ý của người đọc về cái giá quá rẻ rúng của con
người.
- Phản ánh được tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân
nghèo trong nạn đói khủng khiếp; sự đen tối, bế tắc của xã hội VN trước Cách
mạng tháng Tám.
b2. Tình huống truyện là tình huống oái ăm, kì lạ có tác dụng bộc lộ sâu sắc tâm
trạng các nhân vật.
- Tình huống oái ăm, kì lạ: một người nông dân nghèo khổ, thô kệch, lại là dân
ngụ cư, lâu nay ế vợ, bỗng dưng "nhặt" được vợ. Hơn nữa, Tràng lấy vợ vào lúc
không ai lại đi lấy vợ - giữa những ngày nạn đói đang lăm le cướp đi mạng sống
của mỗi người.
- Bộc lộ sâu sắc tâm trạng các nhân vật
+ Tâm trạng ngạc nhiên:
. Những người trong xóm ngụ cư: Lũ trẻ thì nghi ngờ đó là mối quan hệ “chông vợ
hài”, còn người lớn thì nhìn theo bóng Tràng và người đàn bà, ai cũng ngạc nhiên.
Mỗi người một suy đoán khác nhau "ai đấy nhỉ ? Hay là người nhà bà cụ Tứ dưới
quê lên ", có người cười " hay là vợ anh cu Tràng ? ”

. Bà cụ Tứ: Bà cụ từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Bà ngạc nhiên ừước thái
độ khác thường của con trai - “sao hỏm nay u về muộn thế? Đợi u sốt cả ruột”-,
ngạc nhiên khi nhìn vào nhà thấy người đàn bà lạ ngồi trên giường con ừai mình “ai đẩy nhỉ? ngạc nhiên trước tiếng chào bằng u của người đàn bà đó - “quái, sao
lại chào mình bằng u?
. Chính Tràng cũng ngạc nhiên trước sự việc mình có vợ: chẳng những cứ đứng
"tây ngây" giữa nhà tối hôm trước mà đến tận hôm sau, qua một đêm có vợ rồi
nhưng "hẳn cứ lơ lửng như người đi ra từ trong một giấc mơ".
+ Tâm trạng buồn - vui, mừng - lo ... lẫn lộn:
. Những người ừong xóm ngụ cư:

PHẠM THI HÔNG

5


Khi hiểu ra thì “khuôn mặt họ bỗng dưng rạng rố hẳn lên”. Vì trong không khí
chết chóc họ vẫn được chứng kiến hạnh phúc của con người, vẫn thấy được mầm
sống đang sinh sôi để vui, để hi vọng. Nhưng họ vẫn thấy lo cho Tràng biết có
nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không”. Đó là sự ngậm ngùi của những
người hàng xóm khi đang đối mặt với tử thần.
. Bà cụ Tứ:
Khi hiểu ra cơ sự: Bà mừng vì con mình nghèo mà đã có được vợ, nhưng bà vẫn
cảm thấy tủi hờn, xót xa, ai oán; bà lo lắng “không biết chúng nó có nuôi nổi nhau
sống qua được cơn đói khát này không”.
. Tràng
Lúc đầu anh cũng “chợn nghĩ, thóc gạo này đến cái thân mình còn chưa nuôi nổi
lại còn đèo bồng” nhưng rồi, “trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh
sống ê chề tăm tối hằng ngày ... một cài gì mới mẻ, lạ lắm chưa từng thấy ở người
đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn
tay vuốt nhẹ ở sống lưng”, “một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập

trong lòng”.
c.Ỷ nghĩa tư tưởng của tình huống truyện
-Tố cáo được tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật, kẻ đã gây ra nạn đói
khủng khiếp, không chỉ cướp đi sinh mệnh của mấy triệu người Việt Nam, mà còn
hạ thấp giá ừị con người.
- Cảm thương nỗi bi thảm của con người trước nạn đói; Phát hiện và khẳng định
bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của con người: ngay trên bờ vực của cái chết,
họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn
nhau.
3.2. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
a.Xác định tình huống
Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” được xây dựng qua việc phát
hiện ra những nghịch lí của Phùng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh săn tìm cái đẹp ở ngoài
bãi biển và ở toà án huyện
- Ở ngoài bãi biển
+ Nghệ sĩ Phùng đã phát hiện ra một cảnh đẹp trời cho trên một vẻ đẹp mờ
sương, mặt biển mà cả đời bấm máy anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần:
hình ảnh chiếc thuyền lướt vó nhạt nhoà trong làn sương mù màu trắng buổi bình
minh... Phát hiện ấy khiến người nghệ sĩ cảm thấy sung sướng hạnh phúc, tưởng
tâm hồn mình được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi, bắt gặp cáí tận Thiện, tận
PHẠM THI HÔNG

6


Mĩ.
+ Nhưng ngay sau đó, người nghệ sĩ lại phát hiện ra một sự thực trớ trêu và đầy
nghịch lí như trò đùa quái ác của cuộc sống. Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền
ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí mệt mỏi và cam
chịu, một lão đàn ông thô kệch dữ dằn độc ác, coi việc đánh vợ như một phương

cách giải toả những ấm ức khổ đau. Phùng cay đắng nhận thấy: hoá ra đằng sau cái
vẻ đẹp thơ mộng của “chiếc thuyền ngoài xa” trên biển sớm mờ sương lại là một
sự thực tàn nhẫn của bi kịch gia đình. Đằng sau cái vẻ đẹp ấy mới là sự thực của
cuộc đời. Cái vẻ đẹp bên ngoài ấy nhiều khi thường đánh lừa ta như vậy.
- Trong toà án huyện: người đàn bà hàng chài van xin để toà cho chị được sống
cùng người chồng vũ phu. Câu chuyện về cuộc đời chị đã giúp cho nghệ sĩ Phùng
và chánh án Đẩu “ngộ” ra được những chân lí sâu sắc, éo le của cuộc đời.
b.
Phân tích tình huống bl. Khía cạnh
nghịch lí của tình huổng.
- Cảnh thiên nhiên toàn bích nhưng cảnh đời thì đen toi
Chiếc thuyền ngoài xa hiện lên trong ánh bình minh đẹp như một cảnh “trời cho”
nhưng lại đối lập với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài.
- Người có thiện chí giúp đỡ nạn nhân nhưng lại bị nạn nhân từ chổi Chánh án
Đẩu tốt bụng khuyên người đàn bà bỏ chồng để thoát khỏi cảnh bị bạo hành,
nhưng lại bị người đàn bà từ chối với cái lí của một người vợ, một người mẹ: cần
một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn, chị “sống cho con chứ không phải
sống cho mình”.
- Người vợ tốt nhưng lại bị chồng ngược đãi
Người đàn bà hàng chài là người vợ yêu chồng, cảm thông với chồng; là người mẹ
yêu con, hy sinh tất cả vì con; là người phụ nữ sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời nhưng lại
bị chồng ngược đãi. Gánh nặng mưu sinh đè trên vai đã làm người chồng vốn hiền
lành trở thành kẻ vũ phu, đánh đập vợ tàn nhẫn. b2. Khía cạnh nhận thức của
tình huống.
Thể hiện qua những nhận thức của hai nhân vật Phùng và Đẩu
- Nhận thức về nghệ thuật và cuộc sống của người nghệ sĩ (qua nhân vật Phùng):
+ Cái đẹp ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống (cái đẹp của chiếc
thuyền khi ở ngoài xa che khuất cuộc sống tối tăm, nghiệt ngã của cuộc sống gia
đình người hàng chài).
+ Cái xấu cũng có thể làm cái đẹp bị khuất lấp (tìm hiểu sâu gia đình hàng chài

Phùng nhận ra cuộc sống nhức nhối đã làm khuất lấp những vẻ đẹp của các thành
viên trong gia đình).
-ỳ Từ sự phức tạp ấy Phùng nhận ra rằng để hiểu được sự thật đời sống, người
nghệ sĩ không thể nhìn đơn giản mà phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn.
- Nhận thức về con người và xã hội của người cán bộ (qua nhân vật Đẩu):
+ Đằng sau cái vô lí là cái có lí (việc người đàn bà bị hành hạ nhưng không bỏ
chồng là vô lí nhưng người đàn bà ấy không muốn bỏ chồng lại có lí riêng).
+ Đằng sau cái tưởng chừng đơn giản lại chứa chất nhiều phức tạp (ban đầu Đẩu
tưởng li hôn là cách giải quyết tốt nhất sự việc nhưng sau anh lại nhận ra quan hệ
PHẠM THI HÔNG

7


của họ có nhiều ràng buộc phức tạp hơn nhiều).
-> Từ sự phức tạp đó, Đẩu đã nhận ra rằng: muốn giải quyết những vấn đề của
cuộc sống không chỉ dựa vào thiện chí, pháp luật hoặc lí thuyết sách vở mà phải
thấu hiểu cuộc sống và cần có giải pháp thiết thực.
c.Ỷ nghĩa tư tưởng của tình huống truyện
Lê Ngọc Chương trong bài viết “Chiếc thuyền ngoài xa, một ẩn dụ nghệ thuật của
Nguyễn Minh Châu” có một lời khuyên: “Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái
đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng
con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật
nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc
đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên ừong cuộc đời và sống cùng cuộc
đời.”
Tình huống truyện chứa đựng những suy ngẫm, phát hiện sâu sắc của nhà văn về
cách nhìn nhận, đánh giá con người, cuộc sống và về mối quan hệ giữa nghệ thuật
với hiện thực, người nghệ sĩ với cuộc đời:
- Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lý. cần nhìn

nhận mọi sự việc, hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó và trong mối quan hệ
với nhiều yếu tố khác nữa.
- Muốn giúp đỡ con người không chỉ dựa vào thiện chí hay kiến thức sách vở mà
phải thấu hiểu cuộc sống của họ và có những biện pháp thiết thực.
- Nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc sống. Nghệ thuật chân chính là
cuộc sống và phải luôn luôn vì cuộc sống.
II. KÉT QUẢ THựC HIỆN 1. Kết quả khảo sát:
Lớp Sĩ Tiếp thu bài học
Kết quả làm bài
A



Hiểu sâu

Không Giỏi
Khá
Tb
Yêu
hiểu
00
12C2 40 15=37,6% 25=62,4% 00
2 = 5% 14=35%
24=60%
01=2%
!2C5 44 12=27,5% 35=72,5% 00
2=4,5% 12=27,5% 29=66%
12C7 42 12=28,6% 30=71,4% 00
1=2,4% 12=28,6% 28=66,6% 01=2,4%
2. Nhận xét: a. về kiến thức

Vận dụng cách dạy từ góc độ tình huống truyện ở môt số tác phẩm truyện ngắn trong
chương trình 12, tôi nhận thấy học sinh có hứng thú ừong giờ học. Đặc biệt các em đã hiểu
sâu về nội dung tác phẩm.
b. về kỹ năng
Qua việc tìm hiểu bài học ở góc độ tình huống truyện, học sinh biết vận dụng kiến thức
trong bài học một cách có hệ thống vào bài làm văn của mình; cảm thụ được tác phẩm theo
đặc trưng thể loại; nắm được những nét riêng của từng truyện; thấy được tài năng và sự sáng

PHẠM THI HÔNG

Hiểu

8


tạo của mỗi nhà văn, từ đó thấy được sự đóng góp lớn lao của mỗi tác giả cho nền văn học
dân tộc.
c. về thái độ
Từ việc phân tích tình huống, ý nghĩa, tác dụng của tình huống truyện, học sinh đã cảm
nhận sâu sắc, đồng cảm với số phận nhân vật... từ đó mà giúp các em tự hoàn thiện nhân
cách và tâm hồn.
Chúng ta không phủ nhận cách dạy truyện ngắn theo hướng phân tích nhân vật, kết cấu,
ngôn ngữ..., song ở một số bài học cụ thể trong chương ừình Ngữ văn 12 như: Vợ nhặt,
Những đứa con trong gia đình, Chiếc thuyền ngoài xa, dạy từ góc độ tình huống truyện, về
phía học sinh sẽ giúp các em tiếp thu bài học theo hướng nhất quán, sâu sắc; về phía giáo
viên, đảm bảo được tính chỉnh thể của tác phẩm, đặc biệt là không trượt ra khỏi ý đồ nghệ
thuật của nhà văn. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tính phù họp trong hướng khai
thác ở nhũng bài học này.

c. KÉT LUẬN

Rất có lí khi cho rằng: Tình huống truyện là cánh cửa tiếp cận tác phẩm. Đúng vậy, nếu
như cấu tứ, mạch cảm xúc là điểm tựa để người đọc khám phá và tìm hiểu một bài thơ thì
tình huống truyện chính là yếu tố tạo ra những bất ngờ và làm nên nét độc đáo cho một
truyện ngắn. Trong tác phẩm tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể
hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa để khám
phá tác phẩm.
Từ quan điểm trên, ừong nhiều năm qua, giảng dạy truyện ngắn trong chương trình lớp 12
tôi đặc biệt chú ý đến hướng tiếp cận tác phẩm từ tình huống truyện ở một số bài dạy. Cách
dạy này đã đạt được hiệu quả cao về mục tiêu cần đạt của bài học.
D. ĐỀ NGHỊ
1. Đối với học sinh
Để học tốt một tác phẩm truyện ngắn từ góc độ tình huống (cũng như tiếp cận ở các góc
độ khác), điều cần thiết là học sinh phải đọc kỹ tác phẩm để nắm vững cốt truyện, nhớ được
những tình tiết quan trọng trong tác phẩm. Mặt khác cần có sự so sánh với tác phẩm khác để
thấy được sự sáng tạo của nhà văn...
2. Đối với giáo viên
Dạy truyện ngắn từ góc độ tình huống, chúng ta cần lưu ý thêm những vấn đề sau:
- Tình huống truyện là hạt nhân của truyện ngắn nhưng không phải là yếu tố duy nhất thể
hiện chủ đề tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy, bên cạnh việc phân tích tình
huống truyện cần phải kết hợp phân tích giọng điệu, kết cầu... giúp học sinh có cái nhìn toàn
diện và sâu sắc hơn về tác phẩm.
- Cần theo dõi chất lượng tiếp nhận bài học của học sinh qua phiếu thăm dò, qua các bài
kiểm ừa 15 phút, 1 tiết...
- Dạy truyện ngắn từ góc độ tình huống có nhiều ưu điểm, nhưng không phải áp dụng cho
tất cả các bài dạy về truyện ngắn nói chung mà chỉ áp dụng một cách phù hạp vói từng bài
cụ thể.

PHẠM THI HÔNG

9



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giới thuyết về tình huống truyện của TS Chu Văn Sơn (Thư viện tư liệu Ngữ Văn Violet.vn).
2. Tình huống truyện - cánh cửa tiếp cận tác phẩm (Giaoducthoidai.vn).
Trang
A. MỞ ĐẦU

02

I. ĐẶT VẮN ĐỀ

02

II. Cơ SỞ LÝ LUÂN

02

III. Cơ SỞ THƯC TIỄN

02

B. NÔI DUNG NGHIÊN cứu

03

I. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN

03


II. KẾT QUẢ THỰC HỆN

08

c. KẾT LUÂN

09

D. ĐÈ NGHI

09

TÀI LIỆU THAM KHẢO

10

PHIÉU CHẤM ĐIỂM, XÉP LOẠI SÁNG KIÉN KINH NGHIỆM
Năm học 2013-2014
(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN)
HỘI ĐÒNG KHOA HỌC
Trữờng THPT Lê Quý
Đôn
- Đề tài: Hướng dẫn đọc - hiểu truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện ở một số
tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12
- Họ và tên tác giả: Phạm Thi Hồng.
- Đơn vị: Trường THPT Lê Quý Đôn.
- Điểm cụ thể:

PHẠM THI HÔNG


10


Phần

Nhận xét của người đánh giá xếp loại Điểm
tối đa
đề tài

1. Tên đề tài
2. Đặt vấn đề
3. Cơ sở lý luận

1

1

1

1

4. Cơ sở thực tiễn

2

2

5. Nội dung nghiên cứu

9


8

6. Kết quả nghiên cứu

3

3

7. Kết luận

1

1

8. Đề
nghị
9.
Phụ lục
10. Tài liệu tham khảo
11. Mục lục
12.
Phiếu
đánh giá
Thể
thức văn bản, chính tả
xếp loại

1


1

1

1

1

1

Tông công

20đ

Đỉêm
đạt
được

19 đ
Căn cứ số điểm đạt được, đề tài ừên được xếp loại:
A Người đánh giá xếp loại đề tài:
(Kỷ, ghi rõ họ tên)
Lê Thi Hồng Nhung

PHIÉU CHẤM ĐIỂM, XÉP LOẠI SÁNG KIÉN KINH NGHIỆM
Năm học 2013-2014
(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN)
HỘI ĐÒNG KHOA HỌC
Trường THPT Lê Quý
Đôn

- Đề tài: Hướng dẫn đọc - hiểu truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện ở một số
tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12
- Họ và tên tác giả:.......Phạm Thi Hồng.
- Đơn vị: Trường THPT Lẻ Quý Đôn.
- Điểm cụ thể:
PHẠM THI HÔNG

11


Phần

Đicm
đạt
đươc

Nhận xét của người đánh giá xếp loại Điểm
tối đa
đề tài

1. Tên đề tài
2. Đăt vấn đề
3. Cơ sở lý luận

1

1

1


1

4. Cơ sở thực tiễn

2

2

5. Nội dung nghiên cứu

9

8

6. Kết quả nghiên cứu

3

2,5

7. Kết luận

1

1

8. Đề
nghị
9.
Phụ lục

10. Tài liệu tham khảo
11. Mục lục
12.
Phiếu
đánh giá
Thể
thức văn bản, chính tả
xếp loại

1

1

1

1

1

1

Tông công

20đ
18,5 đ

Căn cứ số điểm đạt được, đề tài ừên được xếp loại:
A Người đánh giá xếp loại đề tài:
(Kỷ, ghi rõ họ tên)
Võ Thi Kim Liên


PHIÉU THÓNG NHẤT ĐIỂM, XÉP LOẠI SÁNG KIÉN KINH NGHIỆM
Năm học 2013-2014
(Dành cho ngưòi tham gia đánh giá xếp loại SKKN)
HỘI ĐÒNG KHOA HỌC
Trường THPT Lê Quý
Đôn
- Đề tài: Hướng dẫn đọc - hiểu truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện ờ một số
tác phấm trong chương trình Ngữ văn 12
-.................................. Họ và tên tác giả:
Phạm Thi Hồng.
- Đơn vị: Trường THPT Lẻ Quý Đôn.
- Điểm cụ thể:
PHẠM THI HÔNG

12


Phần

Nhận xét của ngưòi đánh giá xếp loại Điểm
đề tài
tổỉ đa

1. Tên đề tài
2. Đăt vấn đề
3. Cơ sở lý luận

1


1

1

1

4. Cơ sở thực tiễn

2

2

5. Nội dung nghiên cứu

9

8

6. Kết quả nghiên cứu

3

3

7. Kết luận

1

1


8. Đề
nghị
9.
Phụ lục
10. Tài liệu tham khảo
11. Mục lục
12.
Phiếu
đánh giá
Thể
thức văn bản, chính tả
xếp loại

1

1

1

1

1

1

Tông công

20đ

Điêm

đạt
đươc

19 đ
Căn cứ số điểm đạt được, thống nhất đề tài trên được xếp
loại: A Người đánh giá xếp loại đề tài:
(Kỷ, ghi rõ họ tên)
1. Lê Thi Hồng Nhung ..............................
2. Võ Thị Kim liên ....................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIÉU ĐÁNH GIÁ, XỂP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm hoc: 2013 - 2014
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THPT Lê Quý Đôn
1. Tên đề tài: Hướng dẫn đọc - hiểu truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện ở
một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12
2. Họ và tên tác giả: Phạm Thị Hồng
3. Chức vụ: Tổ trưởng Tổ: Ngữ văn
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm:.............................................................................................................

PHẠM THI HÔNG

13


b) Hạn chế:.............................................................................................................

5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường (Trung tâm):...........

thống nhất xếp loại:....................
Những ngưòi thẩm đỉnh:
(Kỷ, ghi rõ họ tên)

Chủ tịch HĐKH
(Ký, đóngdấu, ghi rõhọtên)

II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống
nhất xếp loại:.............
Những người thẩm đỉnh:
Chủ tịch HĐKH
(Kỷ, ghi rõ họ tên)
(Kỷ, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
PHẠM THI HÔNG

PHẠM THI HÔNG

14



×