Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ngoại ngữ chuyên ngành kỹ thuật công nghệ với việc đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ thập kỉ đầu thế kỉ XXI cơ sở lí luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.87 KB, 7 trang )

Ngoại ngữ chuyên ngành kỹ thuật - công nghệ với việc đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ
thập kỉ đầu thế kỉ XXI - Cơ sở lí luận và thực tiễn

Ngoại ngữ chuyên ngành kỹ
thuật - công nghệ với việc
đào tạo giáo viên phổ thông
ngoại ngữ thập kỉ đầu thế kỉ
XXI - Cơ sở lí luận và thực
tiễn
Bởi:
TS Đào Hồng Thu

Dạy và học ngoại ngữ thông qua hoạt động của học sinh trên cơ sở thực tế
xã hội
Để thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo phổ thông nói chung, phổ thông
ngoại ngữ nói riêng, theo chúng tôi, phải giải quyết đồng bộ rất nhiều mặt có liên quan
đến giáo dục.
Về phương diện đạo tạo, phương pháp giáo dục, công nghệ dạy và học, nghị quyết TW2
của Đảng nêu rõ : "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp
dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy và học, đảm
bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học".
Thành tựu to lớn và quan trọng nhất của tâm lí học thế kỉ XX được sử dụng làm cơ sở
để đổi mới phương pháp dạy và học là lí thuyết hoạt động của L.X.Vưgôtski (Nga) và
được Lêônchiev kế thừa và phát triển. Theo lí thuyết này, bằng hoạt động và thông qua
hoạt động, con người tự sinh thành ra mình, kiến tạo và phát triển nhân cách của mình.
Như vậy, mỗi người đều là một chủ thể có ý thức tự giác trong mọi hoạt động của chính
người đó. Bằng hoạt động và thông qua hoạt động của bản thân, con người chiếm lĩnh

1/7



Ngoại ngữ chuyên ngành kỹ thuật - công nghệ với việc đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ
thập kỉ đầu thế kỉ XXI - Cơ sở lí luận và thực tiễn

kiến thức, hình thành và phát triển năng lực trí tuệ cũng như quan điểm về hành vi và
đạo đức.
Dạy và học ngoại ngữ là một loại hoạt động đặc thù của con người. Loại hình hoạt động
này có cấu trúc giống như hoạt động lao động sản xuất nói chung, nghĩa là cũng bao
gồm các thành tố có quan hệ và tác động đến nhau: động cơ, mục đích, điều kiện và
hoạt động, hành động, thao tác. Chúng ta thấy rằng động cơ quy định sự hình thành và
diễn biến của hoạt động. Như vậy, muốn thỏa mãn động cơ đề ra, phải thực hiện lần
lượt các hoạt động cụ thể để đạt được mục đích cụ thể. Cuối cùng, mỗi hoạt động được
thực hiện bằng nhiều thao tác sắp xếp theo một trình tự xác định và ứng với mỗi thao
tác phải sử dụng các phương tiện, công cụ thích hợp. Bất kì hoạt động nào cũng đều có
đối tượng phù hợp. Thông thường, nếu hoạt động có đối tượng là một khách thể thì nó
có xu hướng làm biến đổi khách thể. Hoạt động dạy và học là loại hình hoạt động đặc
thù nên nó làm cho chính chủ thể (người dạy và người học) biến đổi và phát triển.
Trong quá trình dạy và học, kết quả của việc học tập phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động
học của học sinh. Vì vậy, nhiệm vụ chính của giáo viên là tổ chức, hướng dẫn hoạt động
của học sinh để thông qua hoạt động học của mình, học sinh có thể lĩnh hội được nền
văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển các phẩm chất tâm lí, hình thành nhân cách của họ.
Muốn tổ chức, hướng dẫn tốt hoạt động học tập ngoại ngữ của học sinh phổ thông mà
thực chất là hoạt động nhận thức ngoại ngữ và các phương pháp thể hiện sáng tạo ngôn
ngữ được học, người giáo viên cần nắm được quy luật chung của quá trình nhận thức
một khoa học, cơ chế sinh lí của hoạt động ngôn ngữ, động cơ và mục đích của việc học
ngoại ngữ, các kĩ xảo và kĩ năng giao tiếp. Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ ở phổ thông,
trí nhớ ngoại ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng. Quá trình duy trì và phát triển trí nhớ,
tư duy ngôn ngữ góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
Môi trường của học sinh phổ thông hiện nay là môi trường sống động của nền kinh tế
tri thức với động lực là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ, với

giao lưu hội nhập quốc tế nên người giáo viên dạy ngoại ngữ phổ thông cũng cần nắm
được kiến thức về khoa học kĩ thuật hiện đại bằng tiếng Việt và cả bằng ngoại ngữ được
giảng dạy tại trường.
Trong thập kỉ đầu của thế kỉ XXI, việc lĩnh hội và vận dụng các kiến thức về ngoại ngữ
chuyên ngành khoa học kĩ thuật và công nghệ của giáo viên phổ thông ngoại ngữ có thể
ở mức độ các thuật ngữ khoa học cơ bản, khoa học kĩ thuật, công nghệ của một số lĩnh
vực phổ biến như điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ hóa học, công nghệ
môi trường, dệt may và các phương pháp trình bày nội dung thông tin của các ngành kỹ
thuật - công nghệ trên.
Với kiến thức về khoa học kĩ thuật và công nghệ của giáo viên, chúng tôi hy vọng chắc
chắn rằng các bài học ngoại ngữ (chính khóa và ngoại khóa) của học sinh sẽ hấp dẫn

2/7


Ngoại ngữ chuyên ngành kỹ thuật - công nghệ với việc đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ
thập kỉ đầu thế kỉ XXI - Cơ sở lí luận và thực tiễn

hơn, và hơn thế nữa, hoạt động lĩnh hội kiến thức khoa học kĩ thuật và công nghệ bằng
ngoại ngữ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người giáo viên hỗ trợ các học sinh cuối cấp
phổ thông trung học có xu hướng lựa chọn ngành nghề và thi vào các trường dạy nghề,
cao đẳng và đại học thuộc khối kĩ thuật và công nghệ. Chúng ta biết rõ rằng số thí sinh
lựa chọn và thi vào khối ngành kỹ thuật hàng năm không phải là ít, chỉ tính riêng trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội hàng năm trung bình có từ 27,000 đến 33,000 thí sinh dự
thi.
Cuối cùng, người giáo viên dạy phổ thông ngoại ngữ cần nắm và đưa ra được các biện
pháp để động viên, khuyến khích học sinh tích cực, tự lực thực hiện hành động học của
mình, đặc biệt trong môi trường xã hội không có giao tiếp hàng ngày bằng ngôn ngữ
được học, cũng như đánh giá kết quả hành động dạy và học ngoại ngữ ở phổ thông hiện
nay.


Vấn đề nhận thức ngoại ngữ chuyên ngành khoa học kĩ thuật và công nghệ
đối với giáo viên phổ thông ngoại ngữ:
Để việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ trong
quá trình Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đạt hiệu quả, chúng tôi đặt mục tiêu trong
khuôn khổ bài báo này đề cập đến một số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc
nhận thức ngoại ngữ chuyên ngành khoa học kĩ thuật và công nghệ đối với giáo viên
phổ thông ngoại ngữ hiện nay.
Quy luật chung của quá trình nhận thức:
Quá trình nhận thức một ngôn ngữ là quá trình nhận thức khách quan. Các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác đã nêu rõ quy luật chung nhất của hoạt động nhận thức là: "Từ trực
quan sinh động đến tư duy trìu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con
đường biện chứng của nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan".
Theo tâm lí học hiện đại thì trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt được các
mức độ nhận thức khác nhau, ở mức độ thấp ban đầu, con người nhận thức theo cảm
tính, ở mức độ cao, nhận thức của con người là nhận thức lí tính (tư duy), tức là trong tư
duy của con người phản ánh thuộc tính bản chất bên trong của sự vật, các mối quan hệ
có tính quy luật. Ở đây, con người thực hiện các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp,
khái quát hóa, trừu tượng hóa để rút ra tính chất chủ yếu của đối tượng nhận thức và xây
dựng thành khái niệm. Mỗi khái niệm được diễn đạt bằng một từ ngữ. Ngoài ra, sụ nhận
thức còn thực hiện các phép suy luận để rút ra những kết luận mới, dự đoán những hiện
tượng mới trong thực tiễn. Do vậy, tư duy luôn có tính sáng tạo, nếu được rèn luyện và
phát triển sẽ giúp con người cải tạo thế giới khách quan, phục vụ lợi ích của con người.
Trên cơ sở quy luật chung của nhận thức, đối với mỗi ngành khoa học, quá trình nhận
thức đều có các nét đặc thù, phụ thuộc vào đối tượng nhận thức cụ thể. Mỗi khoa học
3/7


Ngoại ngữ chuyên ngành kỹ thuật - công nghệ với việc đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ
thập kỉ đầu thế kỉ XXI - Cơ sở lí luận và thực tiễn


chỉ trở thành một khoa học thực sự khi nó có một hệ thống khái niệm rõ ràng và một
phương pháp nghiên cứu có hiệu quả. Từ đây, chúng ta thấy rằng việc nhận thức bản
chất của ngôn ngữ và dạy - học ngoại ngữ như một khoa học đặt cơ sở vững chắc cho lí
luận, làm nền tảng cho phương hướng giải quyết toàn bộ các vấn đề về dạy và học ngoại
ngữ trong trường phổ thông hiện nay.
Hoạt động nhận thức trong đào tạo kiến thức chuyên ngành cho giáo viên phổ
thông ngoại ngữ.
Nét khu biệt giữa hoạt động nhận thức của nhà khoa học và của giáo viên phổ
thông ngoại ngữ.
Việc nghiên cứu hoặc học tập một môn khoa học nhất định sẽ đạt hiệu quả nếu sử dụng
chính phương pháp luận của khoa học đó. Ví dụ, có thể tổ chức quá trình học tập của
giáo sinh phổ thông ngoại ngữ tương tự như quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học
và công nghệ. Trên thực tế, giữa hai quá trình này có các nét khu biệt. Để thành công
trong việc cập nhật các kiến thức khoa học kĩ thuật và công nghệ cho giáo sinh phổ
thông ngoại ngữ, theo quan điểm của chúng tôi, cần xử lí các vấn đề có liên quan tới đặc
thù nghề nghiệp và điều kiện làm việc của họ.
• Nhà khoa học phải tìm ra cái mới, giải pháp mới mà trước đây loài người chưa
biết, còn giáo sinh ngoại ngữ cần tìm cho bản thân các kiến thức mới về ngoại
ngữ và phương pháp học tập, làm việc hiệu quả, chủ yếu là từ người hướng dẫn
học tập. Như vậy, việc khám phá của giáo sinh trong quá trình lĩnh hội kiến
thức và các phương pháp là cho chính bản thân mình. Ở đây, quan trọng là
cung cấp cho giáo sinh các kiến thức về khoa học chuyên ngành và phương
pháp nghiên cứu để họ có thể tự thực hiện hoạt động nhận thức trong các lĩnh
vực chuyên môn phục vụ hoạt động dạy - học trên thực tiễn sau này.
• Về thời gian, nhà khoa học có thể để nhiều tháng, năm, thậm chí cả cuộc đời
mình để khám phá một định luật, xây dựng một thuyết nào đó. Giáo sinh chỉ có
một lượng thời gian nhất định để thực hiện nhiệm vụ học tập chính khóa và
ngoại khóa. Thông thường, giáo sinh phổ thông ngoại ngữ chưa xác định cho
công việc của bản thân trên cơ sở thời gian như một nhà khoa học hoặc chuẩn

bị bước vào khoa học. Do vậy, chúng tôi cho rằng, để thế kỉ XXI thực sự là thế
kỉ của tri thức, trong thập kỉ đầu này nên đào tạo cho giáo sinh phổ thông ngoại
ngữ - ngành của khoa học xã hội và nhân văn - kiến thức về khoa học thời gian,
các phương pháp làm việc khoa học được định vị theo trục thời gian.
• Về phương tiện, nhà khoa học có thiết bị, máy móc tinh vi. Giáo sinh trong
điều kiện tài chính hạn hẹp (trừ số ít do được chu cấp) chỉ có các phương tiện
học tập đơn giản. Do đó, trong quá trình đào tạo, chúng tôi nghĩ rằng nên cập
nhật cho giáo sinh kiến thức sử dụng các phương tiện phục vụ cho giảng dạy
ngoại ngữ sau khi ra trường, không phải ở trình độ cơ bản như hiện nay, mà ở
cấp độ cao hơn. Riêng đối với công nghệ thông tin, nên đào tạo cho giáo sinh

4/7


Ngoại ngữ chuyên ngành kỹ thuật - công nghệ với việc đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ
thập kỉ đầu thế kỉ XXI - Cơ sở lí luận và thực tiễn

một số phương pháp lập trình nhắm phục vụ tốt cho giảng dạy ngoại ngữ ở phổ
thông.
• Yếu tố hết sức quan trọng cần lưu ý: hoạt động khoa học là hoạt động sáng tạo.
Nhà khoa học thực hiện bước nhảy vọt trong quá trình nhận thức tự nhiên.
Trong hoạt động khoa học của mình, nhà khoa học phải khám phá ra những gì
mà trước đó loài người chưa tìm ra; phải nhận ra điều mà trước đó nhân loại
chưa nhận thấy. Đây là thực chất của hoạt động sáng tạo. Đối với giáo sinh
ngoại ngữ, hoạt động sáng tạo là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong hoạt động
giao tiếp và dịch thuật. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu trên ghế trường đại
học, chúng ta cần giúp các em làm quen với cách suy nghĩ khoa học (mà ở phổ
thông chưa được đào tạo đầy đủ), tạo ra những yếu tố tiên quyết của hoạt động
sáng tạo; cần đặc biệt quan tâm đến việc luyện tập cho giáo sinh vượt qua
những khó khăn để đạt được mục đích trong hoạt động khoa học. Chúng ta có

thể vận dụng ở đây lí thuyết về "vùng phát triển gần" của Vưgôtski. Theo
Vưgôtski, "vùng phát triển gần" là khoảng cách giữa trình độ hiện tại của người
học và trình độ phát triển cao hơn, cần vươn tới. Nếu có sự hướng dẫn cụ thể để
người học thu hẹp khoảng cách này thì đến một thời điểm nhất định người học
sẽ tự vượt qua khoảng trống đó để đạt trình độ cần vươn tới.
Như vậy, để giáo sinh phổ thông ngoại ngữ có thể cập nhật kiến thức của mình vào quá
trình dạy và học ngoại ngữ ở thời đại công nghiệp phát triển của thế kỉ XXI, chúng ta
cần chuẩn bị cho họ các điều kiện cần thiết để thực hiện thành công hoạt động học tập
và nghiên cứu sáng tạo.
Phương thức giải quyết vấn đề đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ từ góc độ của
khoa học kĩ thuật và công nghệ.
Chúng ta biết rằng hoạt động nhận thức của con người chỉ thực sự bắt đầu khi gặp phải
mâu thuẫn giữa trình độ đang có và nhiệm vụ cần giải quyết mà các kiến thức, kĩ năng
đang có là chưa đủ để giải quyết vấn đề. Để khắc phục mâu thuẫn, con người phải xây
dựng kiến thức mới, phương pháp mới, kĩ năng mới. Trên thực tế, dạy và học nói chung,
dạy và học ngoại ngữ nói riêng là hoạt động giải quyết vấn đề nhận thức của người dạy
và người học. Quá trình dạy và học ngoại ngữ là quá trình liên tục giải quyết các vấn đề
về dạy và học các môn học của chương trình đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học
về ngoại ngữ.
Để việc đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ có kiến thức phù hợp với xu thế phát
triển của xã hội và thời đại - kiến thức về khoa học kĩ thuật và công nghệ - đạt hiệu quả,
trong phần này, báo cáo đề cập đến mối liên hệ giữa tiến trình giải quyết vấn đề trong
khoa học, trong đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ và các phương thức giải quyết
vấn đề trong quá trình dạy và học mà giáo sinh cần nắm vững.
B.1. Tiến trình giải quyết vấn đề trong khoa học bao gồm các bước chủ yếu sau:

5/7


Ngoại ngữ chuyên ngành kỹ thuật - công nghệ với việc đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ

thập kỉ đầu thế kỉ XXI - Cơ sở lí luận và thực tiễn

• Xác định nội dung, yêu cầu và điều kiện của vấn đề cần giải quyết;
• Tổng quan các phương pháp giải quyết vấn đề đặt ra (nếu có) và điểm lại
những vấn đề tương tự đang tồn tại;
• Nếu vấn đề nêu trên đã có giải pháp thì liệt kê các giải pháp đã có và lựa chọn
một giải pháp thích hợp với vấn đề được nêu;
• Nếu chưa có, phải đề xuất giải pháp mới hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng kiến thức
và phương tiện mới để giải quyết vấn đề đã nêu;
• Thử nghiệm vào thực tế để đánh giá hiệu quả, bổ sung và hoàn thiện kết quả
được công bố.
B.2. Đặc điểm giải quyết vấn đề của quá trình đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ:
Chúng ta có thể hình dung mối quan hệ giữa tiến trình giải quyết vấn đề trong khoa học
và trong quá trình đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ được thể hiện ở các điểm sau:
• Về động cơ, nhu cầu: Điểm giống nhau là vấn đề cần giải quyết đã tự xác định
mục đích, nhu cầu. Tuy nhiên, sự khác nhau là ở chỗ, nhà khoa học tự nguyện
đem hết sức mình để giải quyết bằng được vấn đề đặt ra, còn giáo sinh chưa ở
mức độ có ý thức tập trung cao độ và đem hết sức mình để giải quyết vấn đề
học tập của bản thân;
• Về năng lực giải quyết vấn đề: Khi chấp nhận giải quyết vấn đề, người giải
quyết vấn đề đã có một trình độ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất định. Với cùng
lượng thời gian, vấn đề được giải quyết ở mức độ và cấp độ khác nhau;
• Về điều kiện làm việc: Nhà khoa học có trong tay phải tạo ra các điều kiện và
cơ sở vật chất phù hợp để giải quyết vấn đề. Giáo sinh ngoại ngữ chưa đủ điều
kiện hoặc chỉ có thể đạt được các điều kiện ở mức độ thấp như sách giáo khoa,
đài, băng v.v.
Như vậy, ngoại ngữ chuyên ngành khoa học kĩ thuật và công nghệ có thể thâm nhập
được vào môi trường đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ nếu người học được cập
nhật các kiến thức về hoạt động nhận thức thuộc lĩnh vực khoa học kĩ thuật và công
nghệ.

B.3. Các phương thức giải quyết vấn đề cơ bản:
• Phương thức giải quyết vấn đề theo kiến thức đã biết (bằng phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh). Nếu áp dụng giải quyết vấn đề theo phương thức này
thì việc tiếp nhận ngoại ngữ chuyên ngành khoa học kĩ thuật và công nghệ của
người học sẽ đạt kết quả khi:
- Sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật để giải quyết các bài học có liên quan đến khoa học kĩ thuật
và công nghệ;
- Dịch thuật các văn bản khoa học kĩ thuật và công nghệ;
6/7


Ngoại ngữ chuyên ngành kỹ thuật - công nghệ với việc đào tạo giáo viên phổ thông ngoại ngữ
thập kỉ đầu thế kỉ XXI - Cơ sở lí luận và thực tiễn

- Tiếp nhận các thuật ngữ kĩ thuật;
- Định hướng nghiên cứu khoa học bằng ngôn ngữ phong cách khoa học.
• Phương thức nghiên cứu, sáng tạo từng phần: Phương thức này được sử dụng
khi nghiên cứu tài liệu mới, vấn đề mới. Ở đây, trực giác đóng vai trò quan
trọng. Vấn đề đặt ra là giáo sinh cần được rèn luyện trực giác khoa học để dự
đoán một câu trả lời, một giải pháp cho vấn đề đặt ra rồi tìm cách kiểm tra tính
đúng đắn của dự đoán đó bằng thực nghiệm. Phương thức này khả quan khi
được thực hiện để áp dụng các phương pháp sư phạm trong việc dạy ngoại ngữ
phổ thông, trong việc xây dựng và dự đoán hệ thống thuật ngữ kĩ thuật v.v.
• Phương thức sáng tạo tổng hợp: Kiến thức khoa học luôn được tiếp nhận và
khái quát theo một trật tự (lôgích) nhất định. Sáng tạo tổng hợp trong khoa học
giúp giáo viên phổ thông ngoại ngữ có thể dựa vào kiến thức đã có để tổ chức
hoạt động nghiên cứu và dạy - học có hiệu quả.
Thay cho lời kết, chúng tôi muốn khẳng định rằng việc đào tạo giáo viên phổ thông
ngoại ngữ của thập kỉ đầu thế kỉ XXI sẽ mang lại hiệu quả nếu được định hướng theo
tiến trình phát triển của một xã hội công nghiệp hiện đại và xu thế hội nhập quốc tế của

Việt Nam.

Tài liệu tham khảo
1. A.A.Leontiev. Ngôn ngữ như một hiện tượng xã hội. Viện Hàn lâm khoa học
Nga, 1976.
2. Bùi Hiền. Phương pháp hiện đại dạy - học ngoại ngữ. Nxb. ĐHQG Hà Nội,
1999.
3. S.Sakovski. Xã hội hóa giao tiếp ngôn ngữ và các vấn đề về giảng dạy tiếng
nước ngoài, Moscow, 1987.
4. Đào Hồng Thu. Dạy và học ngoại ngữ ở môi trường không chuyên ngữ. T/c
khoa học và công nghệ 4 trường đại học, số 12 tháng 9/1996.
5. Đào Hồng Thu. Về vấn đề "Dạy học ngoại ngữ ở trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội ". T/c khoa học và công nghệ 4 trường đại học, số 14 tháng 4/1997.

7/7



×