Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phát triển ngôn ngữ khoa học công nghệ trong giai đoạn việt nam hội nhập toàn cầu hiện trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.16 KB, 7 trang )

Phát triển ngôn ngữ khoa học - công nghệ trong giai đoạn Việt Nam hội nhập toàn cầu - Hiện
trạng và giải pháp

Phát triển ngôn ngữ khoa
học - công nghệ trong giai
đoạn Việt Nam hội nhập toàn
cầu - Hiện trạng và giải pháp
Bởi:
TS Đào Hồng Thu

Tóm tắt
Bài báo đề cập đến vấn đề phát triển ngôn ngữ khoa học chuyên ngành, cụ thể là ngôn
ngữ khoa học và công nghệ trong giai đoạn Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước.
Ngôn ngữ khoa học - công nghệ được đề cập trong khuôn khổ bài báo là tiếng Việt khoa
học - công nghệ trong mối quan hệ với một ngoại ngữ chuyên ngành cụ thể là tiếng Anh
kỹ thuật.

Ngôn ngữ khoa học - công nghệ và sự phát triển quốc gia
Qua nghiên cứu vai trò của tiếng Việt trong quá trình giao lưu quốc tế hiện nay, chúng
tôi thấy rằng tiếng Việt ngày càng được chú trọng trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên,
có một thực tế không thể bỏ qua là việc tiếp nhận và sử dụng tiếng Việt, ngôn ngữ mẹ
đẻ của mình, của sinh viên các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật, dạy nghề còn tồn
đọng nhiều vấn đề cần được giải quyết. Một tâm lý trong sinh viên các trường kỹ thuật
cần được quan tâm và điều chỉnh là chỉ cần chú ý đến chuyên môn, không cần chú ý
đến ngôn ngữ biểu đạt nội dung chuyên môn. Điều này được minh chứng bởi thực tế
quá trình học tập và kết quả về môn học tiếng Việt của đại đa số sinh viên các trường kỹ
thuật ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Có thể khẳng định rằng việc sử dụng ngôn ngữ trong giáo dục là một bước cơ bản cho
công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong một quốc gia bởi vì trong quá trình phát triển về
mọi phương diện của một quốc gia, ngôn ngữ luôn đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí
là nhân tố quyết định đảm bảo sự ổn định và tiến bộ của quốc gia đó. Ngôn ngữ chính là


nhân tố thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, góp phần vào việc nâng cao
1/7


Phát triển ngôn ngữ khoa học - công nghệ trong giai đoạn Việt Nam hội nhập toàn cầu - Hiện
trạng và giải pháp

thu nhập quốc gia và cá nhân. Khả năng sử dụng ngôn ngữ, mà chủ yếu là ngôn ngữ kỹ
thuật, trở thành điều kiện chủ yếu và cấp thiết trong quá trình công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước để tiến tới hội nhập khu vực và toàn cầu hiện nay, bởi vì chuyển giao
công nghệ tiên tiến đòi hỏi lực lượng chuyên gia Việt Nam sử dụng thành thạo ngôn ngữ
nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh, và ngôn ngữ mẹ đẻ thuộc lĩnh vực khoa học và công
nghệ. Nhiều trường hợp đã cho thấy rằng do thiếu kiến thức về ngôn ngữ chuyên ngành
và văn hóa ngành nghề nhiều đơn vị kinh tế trong và ngoài nước đã và đang phải chịu
những tổn thất to lớn. Ví dụ, lao động Việt Nam và Indonesian tại Malysia đã đánh nhau
do bất đồng ngôn ngữ, hậu quả là 29 lao động Việt Nam và 4 lao động Indonesian đã
bị cảnh sát Malaysia bắt giữ (theo báo Lao động Thủ đô tháng 11/2003); nông dân Việt
Nam trồng lúa còn theo phương pháp cũ, lạc hậu do không được hướng dẫn tốt phương
pháp trồng lúa hiện đại (theo báo Lao tháng 11/2003); một công ty tàu biển nước ngoài
thuê thuyền viên Việt Nam đã phải quay lại bến cũ và chịu tổn thất của chuyến đi do
trình độ ngôn ngữ thấp kém của các thuyền viên dẫn đến việc không đảm bảo chất lượng
công việc (theo báo Lao động tháng 11/2003) và v.v.
Trong giai đoạn hội nhập khu vực và toàn cầu của Việt Nam hiện nay, điều tiên quyết
là cần coi trọng việc phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ khoa học và công nghệ,
cụ thể là tiếng Việt khoa học - công nghệ trong mối quan hệ với một ngoại ngữ chuyên
ngành là tiếng Anh kỹ thuật. Một trong những hoạt động có thể mang lại hiệu quả cho
quá trình hội nhập hiện nay là nghiên cứu và sàng lọc những từ vay mượn của tiếng Anh.
Đây cũng là vấn đề chủ yếu của bài báo và sẽ được chúng tôi đề cập đến một cách cụ
thể hơn trong phần II dưới đây. Và chúng tôi cho rằng quan tâm đến ngôn ngữ khoa học
- công nghệ như một thực thể của quốc sách hàng đầu của quốc gia sẽ tạo được vị thế

mới cho tiếng Việt khoa học - công nghệ, góp phần tăng sức cạnh tranh của Việt Nam
trong quá trình hội nhập toàn cầu và giao lưu quốc tế hiện nay.

Giải pháp đầu cho việc phát triển ngôn ngữ khoa học - công nghệ trong giai
đoạn Việt Nam hội nhập toàn cầu
Trong giai đoạn phát triển xã hội mang tính chất toàn cầu hóa như hiện nay, ngôn ngữ
khoa học - công nghệ, ở đây chúng tôi cụ thể hóa là tiếng Việt khoa học - công nghệ
trong mối quan hệ với tiếng Anh kỹ thuật, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình
Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước theo Nghị quyết IX của Trung ương Đảng
Cộng sản Việt nam với gần 80% dân số là cư dân nông nghiệp. Vai trò đặc biệt quan
trọng của ngôn ngữ khoa học - công nghệ này được thể hiện trong việc tạo lập các hệ
thống thuật ngữ khoa học vay mượn từ các ngoại ngữ khác nhau trong đó có tiếng Anh
kỹ thuật ở các cấp từ phổ thông đến đại học và phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học
trong cộng đồng người sử dụng. Chúng tôi thấy cần khẳng định rằng từ khi Việt Nam
bắt đầu chuẩn bị hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế trí thức, việc tạo lập các hệ thống
thuật ngữ khoa học vay mượn đã có những thành công đáng kể trong việc đặt nền móng
cơ sở cho chuyển giao khoa học và công nghệ, cho việc cải tạo và phát triển một nền
nông nghiệp trở thành hiện đại và tiên tiến ở nước ta; trong việc tham gia vào vào việc
2/7


Phát triển ngôn ngữ khoa học - công nghệ trong giai đoạn Việt Nam hội nhập toàn cầu - Hiện
trạng và giải pháp

soạn thảo các chương trình, dự án các cấp mà điển hình nhất là các chương trình về công
nghệ thông tin. Tuy nhiên, ngôn ngữ khoa học - công nghệ nói chung và các hệ thống
thuật ngữ khoa học vay mượn nói riêng gặp không ít thử thách do những yếu tố kinh tế xã hội của quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế tác động đồng thời tích cực và tiêu cực
vào sự phát triển của tiếng Việt hiện đại, trong đó có ngôn ngữ khoa học - công nghệ.
Thực tế trên đã dẫn đến những nghiên cứu để tìm được giải pháp cho việc phát triển
ngôn ngữ khoa học - công nghệ ở Việt Nam của chúng tôi. Các điều tra về hoạt động của

thuật ngữ khoa học vay mượn đã được tiến hành chủ yếu đối với sinh viên các khối kỹ
thuật. Để tham khảo, xin giới thiệu một trong số các điều tra đã được tiến hành đối với
sinh viên khối A (các khối khoa học kỹ thuật - công nghệ) trường Đại học Bách khoa
Hà Nội. Điều tra về Thuật ngữ tiếng Anh kỹ thuật
Sinh viên khối A trường Đại học Bách khoa Hà Nội là sinh viên khối khoa học kỹ thuật
- công nghệ. Các bạn chính là những người tiếp cận với văn bản khoa học kỹ thuật nhiều
nhất. Đa số các văn bản loại này có nguồn gốc là sách nước ngoài nên các bạn thường
gặp trở ngại trong việc đọc, hiểu và dịch, nhất là các thuật ngữ tiếng Anh kỹ thuật.
Thuật ngữ kỹ thuật là từ, ngữ biểu đạt các khái niệm chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa
học kỹ thuật và công nghệ.
Các thuật ngữ bao gồm thuật ngữ được Việt hóa và thuật ngữ chưa được Việt hóa (gọi
tắt là từ, ngữ vay mượn). Ví dụ, các thuật ngữ đã được Việt hóa như: máy vô tuyến
truyền hình, chuột (máy tính), máy vi tính v.v., các thuật ngữ chưa được Việt hóa (từ,
ngữ vay mượn) như: transitor, rotor, stator, chip, RAM, ROM v.v. đều được dùng để chỉ
khái niệm, chi tiết, thiết bị, quá trình v.v.
Với mục đích sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội tương trợ lẫn nhau và giúp nhau
cùng hiểu và sử dụng các thuật ngữ tiếng Anh kỹ thuật cho đúng, sinh viên khối D Đại
học Bách khoa Hà Nội tiến hành khảo cứu thuật ngữ tiếng Anh kỹ thuật này. Chúng tôi
mong nhận được sự trợ giúp của các bạn khối A trong trường để chúng tôi hoàn thành
bản điều tra. Xin chân thành cảm ơn.
Xin các bạn vui lòng đánh dấu (x) vào các ô lựa chọn phù hợp của các bạn và trả lời vào
các chỗ trống sau:
1. Trong quá trình học chuyên ngành của bạn, bạn thấy số lượng các thuật ngữ tiếng
Anh kỹ thuật là





Rất nhiều (70% - 90%)

Trung bình (30% - 50%)
Nhiều (50% - 70%)
Ít ( < 30%)

3/7


Phát triển ngôn ngữ khoa học - công nghệ trong giai đoạn Việt Nam hội nhập toàn cầu - Hiện
trạng và giải pháp

Trong đó: Số lượng thuật ngữ tiếng Anh kỹ thuật đã được Việt hóa là:





Rất nhiều (70% - 90%)
Trung bình (30% - 50%)
Nhiều (50% - 70%)
Ít ( <30%)

Số lượng thuật ngữ tiếng Anh kỹ thuật chưa được Việt hóa (vay mượn) là:





Rất nhiều (70% - 90%)
Trung bình (30% - 50%)
Nhiều (50% - 70%)

Ít (30%)

2. Theo bạn, các thuật ngữ dễ đọc là:
• Thuật ngữ đã được Việt hóa
• Thuật ngữ chưa được Việt hóa (từ, ngữ vay mượn)
• Loại khác mà bạn thấy (Nêu tên …………………………………………)
3. Bạn dùng từ, ngữ vay mượn vì lý do gì?
• Dùng theo sách và giáo viên
• Trong quá trình học, tự dùng cho tiện
• Để chứng tỏ mình am hiểu ngành học
4. Các cách chuyển dịch thuật ngữ tiếng Anh mà bạn thấy là:
• Phiên âm sang tiếng Việt
• Tạo ra cụm danh từ tiếng Việt có nghĩa tương đương
• Các cách khác mà bạn biết (Nêu tên …………………………)
5. Theo bạn, dùng từ, ngữ vay mượn có thuận lợi gì?





Nhanh gọn, dễ nhớ
Dễ bao quát khái niệm, tránh giải thích rườm rà
Tiện trong soạn thảo văn bản
Thuận lợi khác mà bạn thấy (Nêu tên ………………………)

6. Theo bạn, dùng từ, ngữ vay mượn có khó khăn gì?
• Khó đọc
• Đôi khi cứ dùng mà không hiểu nghĩa
• Từ, ngữ vay mượn bị biến đổi so với nghĩa gốc trong từ điển
4/7



Phát triển ngôn ngữ khoa học - công nghệ trong giai đoạn Việt Nam hội nhập toàn cầu - Hiện
trạng và giải pháp

• Khó nhận biết phiên âm
• Khó khăn khác mà bạn thấy (Nêu tên ………………………)
7. Từ, ngữ vay mượn hay được dùng
• Trong khi giáo viên giảng bài (cho ngắn gọn)
• Trong sách học và tài liệu tham khảo
8. Kể tên các loại sách bạn học và tham khảo có sử dụng thuật ngữ tiếng Anh kỹ thuật
đã chuyển dịch hoặc chưa chuyển dịch sang tiếng Việt
9. Nêu các từ, ngữ vay mượn mà bạn biết:

Với một loạt kết quả điều tra, chúng tôi thấy rằng giải pháp đầu cho việc phát triển ngôn
ngữ khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay có thể là quy hoạch tổng thể toàn
bộ các hệ thống thuật ngữ khoa học - công nghệ, ưu tiên các hệ thống thuộc các chuyên
ngành thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất
nước. Theo nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng đối với mỗi chuyên ngành cụ thể, số lượng
thuật ngữ có thể bao gồm từ 250 đến 300 đơn vị.
Để có thể thực hiện được mục tiêu đề ra, có thể tiến hành:
1. Nghiên cứu và đề ra các phương thức nhận biết và sử dụng các thuật ngữ Hán - Việt
trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau.
2. Nghiên cứu và đề ra các chuẩn chung trong việc chuyển dịch tương đương từ tiếng
Anh sang tiếng Việt thuật ngữ khoa học đối với cùng một hiện tượng, một sự vật, một
quá trình và v.v. trong cùng một lĩnh vực chuyên ngành, bởi rằng thuật ngữ khoa học chỉ
chứa đựng một nghĩa và nhằm giúp người học tiếp nhận chuyên môn của mình dễ dàng
hơn.
3. Nghiên cứu và đề ra các chuẩn chung đối với việc sử dụng từ, ngữ vay mượn trong
khoa học - công nghệ. Nghiên cứu cho thấy rằng số lượng thuật ngữ khoa học vay mượn

(chủ yếu từ tiếng Anh) dùng sai do không hiểu nghĩa là khá phổ biến. Sử dụng không
chính xác thuật ngữ khoa học vay mượn từ ngôn ngữ nước ngoài thể hiện ngay cả khi
người sử dụng không xác định được thuật ngữ khoa học vay mượn mà họ đang sử dụng
là đúng hay sai. Trong quá trình hội nhập toàn cầu và giao lưu quốc tế như hiện nay ở
5/7


Phát triển ngôn ngữ khoa học - công nghệ trong giai đoạn Việt Nam hội nhập toàn cầu - Hiện
trạng và giải pháp

Việt Nam, việc sử dụng các biến dị thể của thuật ngữ khoa học vay mượn đang là vấn
đề nổi cộm cần được quan tâm đặc biệt và sớm có giải pháp, bởi do điều này dẫn tới sự
chệnh hướng phát triển về khoa học và công nghệ, đặc biệt là khoa học kỹ thuật và công
nghệ.
4. Việt hóa tối ưu và tối đa thuật ngữ khoa học phổ biến trong một số ngành khoa học và
công nghệ mũi nhọn, đặc biệt là công nghệ thông tin. Theo nghiên cứu, số lượng thuật
ngữ khoa học tiếng Anh chiếm tỷ lệ rất lớn trong các văn bản thuộc các lĩnh vực khoa
học và công nghệ khác nhau. Trong đó, lượng thuật ngữ khoa học vay mượn từ tiếng
Anh là khá nhiều và gây cản trở trực tiếp cho việc tiếp nhận kiến thức chuyên ngành của
đông đảo những người cần các thông tin về khoa học và công nghệ.
Ở đây, chúng tôi cho rằng sự xuất hiện của các biến thể trong tiếng Việt làm nẩy sinh
những tranh chấp mới và nhiều khi rất gay gắt giữa các xu hướng Việt hóa và quốc tế
hóa chứa đựng tính tất yếu trong tiến trình phát triển xã hội loài người hiện nay, tuy
nhiên, để giữ gìn bản sắc ngôn ngữ dân tộc, cần có giải pháp cụ thể để môi trường ngôn
ngữ dân tộc không bị ô nhiễm.
Cuối cùng, có thể khẳng định rằng vai trò của ngôn ngữ khoa học - công nghệ đối với
quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu của Việt Nam là cực kỳ to lớn. Ngôn ngữ khoa
học - công nghệ đóng góp trực tiếp vào những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công
nghệ hiện đại. Ngôn ngữ khoa học và công nghệ cần được coi là cơ sở phát triển động
lực của xã hội hiện đại và cần được nghiên cứu một cách hệ thống, bởi do trước sự phát

triển mới của xã hội hiện đại sẽ có sự phát triển mới về cấu trúc và chức năng của ngôn
ngữ nói chung, của ngôn ngữ khoa học và công nghệ nói riêng, và sự cần thiết phải
nghiên cứu, sử dụng và phát triển một cách có hệ thống theo qui luật phát triển của tự
nhiên và xã hội.

Tài liệu tham khảo
1. Những vấn đề văn hóa, văn học và ngôn ngữ học - Nxb.KHXH, 1999.
2. Tạp chí Courie - tháng 11 năm 1991, tháng 2 năm 2000.
3. Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc Việt Nam - nxb.tp Hồ Chí Minh, 1996.
4. Adams V. An Introduction to Modern English Word-Formation - London, 1973.
5. Akhmanova Olga. Linguistic Terminology. - M. 1977.
6. Stevens Peter. Teaching English as an International Language - Pergamon Institute of
English, 1980.

6/7


Phát triển ngôn ngữ khoa học - công nghệ trong giai đoạn Việt Nam hội nhập toàn cầu - Hiện
trạng và giải pháp

7. Trimble Louis, Trimble Mary Todd and Drobric Karl [eds]. English for Specific
Purposes: Science and Technology. - English Language Institute, Oregon State
University, 1978.
8. Đào Hồng Thu. Về vấn đề ngôn ngữ và văn hóa trong môi trường đào tạo các khối
ngành công nghệ và kỹ thuật. - Tuyển tập Công trình khoa học năm 2001, Đại học Bách
khoa Hà Nội.
9. Các khảo sát, điều tra về ngôn ngữ khoa học - công nghệ.

7/7




×