Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Vai trò quản lý nhà nước trong xử lý cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật ở huyện cù lao dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.74 KB, 12 trang )

Học viên thực hiện:

Tiểu luận cuối khóa

I. LỜI MỞ ĐẦU
Cù Lao Dung là vùng đất có vị trí khá đặc thù nằm biệt lập với đất liền,
bốn bề sông nước, được xem là huyện đảo, nông thôn vùng sâu của tỉnh Sóc
Trăng, được tách ra từ địa giới hành chính của huyện Long Phú theo nghị định
số 04/2002/NĐ-CP, ngày 26/02/2002 của Chính phủ. Cùng với sự thành lập đó,
đội ngũ cán bộ, công chức vừa thiếu, vừa yếu đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động điều hành của bộ máy hành chính nhà nước. Từ thực tế trên lãnh đạo
Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân huyện đã tuyển dụng đội ngũ cán bộ mới chưa qua
đào tạo chuyên môn và thiếu kinh nghiệm trong công tác nhằm từng bước kiện
toàn bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị.
Trên cơ sở đó, bộ máy hành chính cấp huyện đã từng bước ổn định và
hoạt động đạt hiệu quả, khắc phục khó khăn cả về chuyên môn cũng như trang
thiết bị phục vụ công tác. Bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn không ít
khuyết điểm, tồn tại, phần lớn do trình độ hạn chế dẫn đến năng lực quản lý
kém đã gây ra nhiều vụ việc sai phạm làm thất thoát tài sản, ảnh hưởng đến
lòng tin của nhân dân đối với vai trò chăm lo của Đảng, nhà nước.
Từ những vụ việc thực tế đã xảy ra trên địa bàn đặt ra vấn đề về vai trò
của các cấp lãnh đạo trong việc điều hành thực thi nhiệm vụ công vụ, cũng như
trong công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức nhất là trong giai
đoạn nền kinh tế thị trường tác động làm tha hoá phẩm chất đạo đức, lợi ích cá
nhân đặt trên lợi ích của tập thể và của nhân dân, làm mất đi những phẩm chất
tốt đẹp vốn có của người cán bộ, đảng viên gương mẫu. Ở góc độ chuyên viên
giúp việc, tôi xin chọn đề tài tiểu luận cuối khóa với tiêu đề “Vai trò quản lý
nhà nước trong xử lý cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật ở huyện Cù Lao
Dung”.
Đề tài tiểu luận mang tính thực tiễn trong quản lý hành chính Nhà nước
của ngành Nội vụ huyện Cù Lao Dung hiện nay, được viết dưới dạng xử lý tình


huống một cách phù hợp vấn đề phát sinh trên cơ sở các văn bản quy phạm
pháp luật về lĩnh vực quản lý cán bộ, công chức, nên người viết xin phép không
nêu đích danh đối tượng.
1

1


Học viên thực hiện:

Tiểu luận cuối khóa

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô các phòng ban của Trường Chính trị
tỉnh Sóc Trăng và quý thầy cô khoa Nhà nước Pháp luật - Quản lý nhà nước đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập ở nhà trường. Do khả
năng, trình độ có hạn, phạm vi hiểu biết vấn đề về nhà nước chưa sâu rộng, nên
nội dung bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế nhất định. Kính mong
quý thầy cô thông cảm, bản thân luôn ghi nhận những ý kiến đóng góp của quý
thầy cô, để bổ sung hoàn chỉnh tiểu luận cuối khóa đạt kết quả tốt.

Xin chân thành cảm ơn!

2

2


Học viên thực hiện:

Tiểu luận cuối khóa


II. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG:
Vào đầu tháng 4/2008, được sự chỉ đạo của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân
huyện Cù Lao Dung, Uỷ ban Kiểm tra Huyện ủy đã kết hợp cùng Thanh tra Nhà
nước huyện tiến hành thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí trong chương
trình 135 của huyện (cụ thể là kinh phí phòng chống bão lụt và trợ giá, trợ
cước) đối với bà Nguyễn Thị A, kế toán Phòng Kinh tế huyện.
Để công tác thanh tra được tiến hành thuận lợi, trưởng phòng kinh tế đã
tạm đình chỉ công tác đối với bà A trong 15ngày. Sau thời gian này bà A không
tiếp tục vào đơn vị mà tiếp tục xin nghỉ phép thêm 15 ngày với lý do: con nhỏ
(17 tháng tuổi), gia đình đơn chiếc, con lại bị bệnh kéo dài đang điều trị ngoại
trú tại bệnh viện Thị xã ngã bảy không người chăm sóc. Xét thấy hoàn cảnh bà
A cũng thật sự khó khăn nên lãnh đạo phòng đã chấp thuận cho bà A kéo dài
thời gian nghỉ phép để chăm sóc con. Hết thời gian này bà A vẫn không trở lại
đơn vị để tiếp tục công tác mà gửi đơn xin chuyển về Trung tâm y tế dự phòng
thị xã Ngã Bảy-Hậu Giang nhưng đã không được lãnh đạo phòng chấp thuận do
bà còn đang trong thời gian bị thanh tra.
Kết luận thanh tra của đoàn cho thấy: bà Nguyễn Thị A, trong thời gian
phụ trách kế toán Phòng Kinh tế huyện đã làm sai nguyên tắc quản lý hành
chính, nhũng nhiễu tiền của các đơn vị được thụ hưởng chương trình 135 trên
địa bàn huyện. Căn cứ vào kết luận trên, ngày 06/8/2008 UBND huyện đã ban
hành quyết định buộc bà A hoàn nộp số tiền 14.600.000đ (mười bốn triệu sáu
trăm ngàn đồng) trong thời gian 15 ngày kể từ ngày triển khai. Giao Chánh
Thanh tra huyện kết hợp với Trưởng Phòng kinh tế triển khai đối với bà A và
thu hồi số tiền nêu trên nộp vào kho bạc nhà nước để chờ xử lý.
Nhận được quyết định từ UBND huyện, ngày 08/8/2008 Phòng Kinh tế
đã tiến hành họp triển khai đúng theo tinh thần chỉ đạo của trên, bà Nguyễn Thị
A cũng đã nhận toàn bộ trách nhiệm và cam kết sẽ nộp lại đủ số tiền đúng thời
gian nhưng xin nộp trong hai lần với lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không
có khả năng thi hành quyết định ngay. Đề nghị của bà A được cấp lãnh đạo chấp


3

3


Học viên thực hiện:

Tiểu luận cuối khóa

thuận và trong lần đầu bà đã nộp lại 4.600.000đ (bốn triệu sáu trăm ngàn) và số
còn lại cam kết sẽ nộp đủ trong thời gian sớm nhất.
Cũng trong thời gian này, bà A tiếp tục gửi đơn đề nghị chuyển công tác
với lý do: bà hiện cư ngụ tại ấp Xẻo Vong, Phụng Hiệp, chồng bà lại công tác ở
Ngã Bãy, con lại còn nhỏ nên muốn được về công tác gần nhà để tiện bề chăm
sóc chồng con. Nếu đúng sự thật thì lý do trên của bà A vô cùng chính đáng
nhưng thời gian này bà vẫn chưa thanh toán dứt điểm các khoản tiền mà Thanh
tra huyện đã kết luận nên chưa được các cấp lãnh đạo chấp thuận và bà A vẫn
không đến cơ quan tiếp tục công tác.
Từ lúc triển khai quyết định, thủ trưởng đơn vị cũng đã nhiều lần gọi điện
yêu cầu bà A trở lại đơn vị tiếp tục công tác và phải nhanh chóng thi hành quyết
định bồi hoàn đúng thời gian quy định để sớm được thuyên chuyển theo nguyện
vọng nhưng bà A chỉ hứa hẹn cho qua. Đến ngày 01/9/2008 thì bà A cũng đã
đến đơn vị đăng nộp toàn bộ số tiền còn thiếu lại trong quyết định bà phải thi
hành cùng với tờ đơn xin chuyển công tác về Đài truyền thanh thị xã Ngã Bảy.
Từ sự việc trên, với vai trò chuyên viên tham mưu giúp việc chúng ta cần
phân tích, tìm ra nguyên nhân chính gây khó khăn trong quá trình thi hành
quyết định là gì? Trách nhiệm thuộc về ai? từ đó tìm ra nhiều giải pháp, lựa
chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hợp lý, hợp tình, bảo đảm được tính
nghiêm minh của pháp luật.


-----------------

4

4


Học viên thực hiện:

Tiểu luận cuối khóa

III. PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:
3.1. Phân tích nguyên nhân - hậu quả.
Từ tình huống trên đặt ra cho chuyên viên chúng ta cần phải phân tích
nguyên nhân của vụ việc, để làm rõ vấn đề là tại sao nó lại xảy ra?. Từ đó đánh
giá được hậu quả của tình huống này nó sẽ mang lại cho xã hội, cho nhân dân,
cho cán bộ ta. Đặc biệt, là vai trò của Đảng và Nhà nước ta trong xử lý cán bộ,
công chức có hành vi nhũng nhiễu, sai trái trong thực hiện các chủ trương lớn.
a. Từ tình huống trên đã đặt ra những vấn đề mà các chuyên viên
chúng ta cần phân tích tìm ra được những nguyên nhân đã tác động dẫn đến
tình huống xảy ra:
Thứ nhất, xuất phát từ sự thiếu ý thức trách nhiệm của bà A về những sai
phạm mình gây ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đã lợi dụng chức vụ công
tác để vụ lợi cá nhân gây thất thoát tài sản của nhà nước và lợi ích của nhân
dân, vi phạm quy định về nghĩa vụ của cán bộ công chức trong thi hành công
vụ.
Thứ hai, ý thức chấp hành quyết định của cấp trên kém, cố tình kéo dài
thời gian, gây khó khăn cho đơn vị trong hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên.
Thứ ba, đã cố ý không chấp hành các quy định về quản lý cán bộ, công

chức, tự ý bỏ việc trong khi đang thi hành quyết định xử lý, xem thường tổ
chức, vi phạm quy định về những điều cán bộ, công chức không được làm, ảnh
hưởng đến đạo đức công vụ.
Thứ tư, sự thiếu hiểu biết của bà A đối các quy định hiện hành về quản lý
cán bộ, công chức là trong thời gian đang xem xét kỷ luật thì không thể thuyên
chuyển công tác theo nguyện vọng được.
Thứ năm, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý, kiểm tra cán bộ, công
chức thực thi nhiệm vụ gây hậu quả nghiêm trọng, khi xảy ra vụ việc vi phạm
5

5


Học viên thực hiện:

Tiểu luận cuối khóa

lại không cương quyết trong triển khai thực hiện quyết định của cấp trên, gây
khó khăn trong quá trình truy thu tài sản nhà nước bị thất thoát.
b. Từ những nguyên nhân dẫn đến tình huống trên xảy ra đã để lại
những hậu quả nghiêm trọng như sau:
Thứ nhất, sự mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với vai trò của
các cơ quan quản lý trong xử lý cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhĩu, chủ
trương phòng chống tham nhũng của Đảng và nhà nước ta, từ đó sẽ dẫn đến sự
xa rời giữa quần chúng với chính quyền địa phương, nếu không khéo thì đây là
một nguy cơ lớn.
Thứ hai, Nếu như chúng ta không có những giải pháp để xử lý thích đáng
thì đây sẽ là tiền đề cho nhiều sự việc nghiêm trọng khác về những biểu hiện
lệch lạc, quan liêu, sa sút về đạo đức lối sống thì việc chúng ta sẽ mất nhiều cán
bộ là điều không thể tránh khỏi.

Thứ tư, Chính là sự thiếu kiên quyết trong xử lý sai phạm sẽ dẫn đến thái
độ bất bình trong bộ phận cán bộ, công chức chuyên tâm với công vụ, tinh thần
trách nhiệm cao trong công tác, làm cho bộ máy công chức nhà nước không còn
vai trò “là công bộc, là đầy tớ của nhân dân”.
3.2. Mục tiêu cần xử lý.
Từ các nguyên nhân cơ bản trên, chúng ta cần xác định mục tiêu cụ thể
để xử lý khắc phục khó khăn.
Thứ nhất, căn cứ vào các văn bản quy phạm hiện hành, trình cơ quan có
thẩm quyền xem xét việc chi trả các chế độ cho bà A, trong trường hợp cần thiết
cần giải thích, dẫn chứng các quy định cụ thể nhằm giải quyết sự việc thấu tình,
đạt lý.
Thứ hai, căn cứ vào mức độ sai phạm, thái độ nhận lỗi của bà A, cơ quan
quản lý cần có hình thức kỷ luật thích đáng, đúng chức năng, thẩm quyền của
mình, vì đây là tấm gương cho các cán bộ, công chức trong quá trình thi hành
nhiệm vụ.
6

6


Học viên thực hiện:

Tiểu luận cuối khóa

Thứ ba, cần có phương án giải quyết thích đáng nguyện vọng của bà A
hợp tình, hợp lý trên cơ sở mức độ sai phạm bà đã gây ra trong quá trình tham
gia công tác tại đơn vị.
3.3. Xây dựng phương án.
Để giải quyết tốt một tình huống mà thực tiển đang đặt ra cho chúng ta
với những nguyên nhân cơ bản nhất ảnh hưởng, tác động dẫn đến phát sinh vấn

đề phức tạp trên. Đồng thời để hạn chế những hậu quả mà tình huống trên để
lại. Chúng ta cần tìm ra nhiều phương án, nhiều giải pháp tối ưu nhất, để giải
quyết tình huống trên vừa hợp tình hợp lý.
3.3.1 Phương án 1:
Phòng kinh tế sẽ nộp trả số tiền lương và các khoản đóng góp khác của
bà A (từ tháng 01/5 - 31/8/2008) vào ngân sách nhà nước do trong thời gian này
bà không trực tiếp công tác tại đơn vị nên không được hưởng. Mặt khác, soạn
thảo công văn đề nghị UBND huyện ban hành quyết định buộc thôi việc đối với
bà A do tự ý bỏ việc trong thời gian dài.
a. Thuận lợi:
Bà A đã vi phạm khoản 1, điều 18, mục 4, chương II của Luật cán bộ
công chức được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 và khoản 1c, điều 85 của
Luật lao động nên phương án trên thể thể hiện được tính nghiêm minh của pháp
luật đối với hành động sai trái của cán bộ, công chức.
b. Khó khăn:
Nếu gia đình bà A thật sự khó khăn thì qua sự việc này lại càng khó khăn
hơn, vì bà bị buộc phải nghỉ việc nên sẽ không có bất kỳ khoản trợ cấp nào để
hỗ trợ tìm việc làm, không thể hiện được sự quan tâm, chăm lo của lãnh đạo
đơn vị đối với cán bộ của mình và vai trò của tổ chức công đoàn không được
phát huy.
3.3.2 Phương án 2:

7

7


Học viên thực hiện:

Tiểu luận cuối khóa


Toàn bộ số tiền lương và các khoản phụ cấp của bà A (từ 01/5 –
31/8/2008) cũng sẽ được nộp trả lại ngân sách nhà nước vì trong thời gian này
bà không tham gia công tác nên không được nhận là phù hợp, ngoài ra đơn vị
cũng triệu tập bà A về để họp xét hình thức kỷ luật cảnh cáo vì đã có hành vi sai
trái trong khi thi hành nhiệm vụ và đề nghị UBND huyện xem xét chuyển công
tác theo nguyện vọng của bà.
a. Thuận lợi:
Phương án này trước hết được sự đồng tình, nhất trí cao từ phía bà A vì
nếu gia đình bà A vừa khó khăn, vừa đơn chiếc và sự kéo dài thời gian thi hành
quyết định truy nộp tiền nhũng nhiễu; tự ý bỏ công tác ở đơn vị để về chăm sóc
con bệnh tật là bất khả kháng thì điều này thể hiện rõ sự quan tâm của lãnh đạo
đến hoàn cảnh của cán bộ, đồng thời thể hiện sự khoan dung, rộng lượng là
truyền thống ngàn đời của dân tộc ta.
b. Khó khăn:
- Vi phạm nghiêm trọng khoản 1, điều 18, mục 4, chương II của Luật cán
bộ công chức được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 và khoản 1c, điều 85
của Luật lao động về quy định hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức tự ý
bỏ việc không được sự đồng thuận của cấp trên hay người sử dụng lao động.
- Phương án vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ cán bộ, công chức trong
đơn vị và gây xôn xao dư luận xã hội do hình thức xử phạt mang tính “Giơ cao
đánh khẽ”, trong khi cả nước thực hiện tích cực phong trào “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phòng chống tham nhũng lãng phí
đang trở thành quốc sách.
- Làm giảm lòng tin vào sự lãnh đạo trong sáng, tính kiên định mục tiêu
và nghiêm minh của Đảng, vai trò quản lý của nhà nước trong chăm lo cho đời
sống, sự ổn định và phát triển của nhân dân.
3.3.3 Phương án 3:
Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ quan, yêu cầu bà A viết bản tường
trình toàn bộ sự việc, lấy biểu quyết ý kiến tập thể với các nội dung sau:

8

8


Học viên thực hiện:

Tiểu luận cuối khóa

- Truy nộp toàn bộ số tiền lương và các khoản phụ cấp khác của bà A
trong thời gian bà không tham gia công tác tại đơn vị (từ 01/5-31/8/2008) theo
đúng quy định
- Xử lý hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với bà A do sai phạm trong quá
trình thi hành công vụ, kéo dài thời gian thi hành quyết định bồi hoàn do sai
phạm gây ra.
- Đề nghị UBND huyện ban hành quyết định cho thôi việc hưởng trợ cấp
1lần đối với bà A do hoàn cảnh gia đình khó khăn, đã tự ý bỏ đơn vị công tác
trong thời gian dài, không được sự chấp thuận của lãnh đạo.
a. Thuận lợi:
Là phương án giải quyết kết hợp vừa thấu tình đạt lý, thể hiện sự dung
hoà giữa tính nghiêm minh của luật pháp và sự khoan dung của Đảng và nhà
nước ta đối với những người lỡ sai đường lạc lối, tạo cho họ có cơ hội sửa sai,
suy ngẫm lại những việc làm của mình để từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về
hoạt động công vụ, vai trò của người cán bộ trong nền kinh tế thị trường. Từ đó
sẽ có những bước tiến mới trong vị trí công tác mới, đồng thời phương án này
cũng được sự đồng tình ủng hộ của đa số cán bộ, công chức.
b. Khó khăn:
Vì là phương án giải quyết dung hoà giữa tình và lý nên không tránh khỏi
những tình tiết được giảm nhẹ (khoản 1c, điều 85 của Bộ luật lao động ngày
23/6/1994 quy định người lao động tự ý bỏ việc quá 7 ngày trong tháng và

20ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng thì bị sa thảy).
3.4. Lựa chọn phương án giải quyết tình huống:
Trên cơ sở phân tích sự thuận lợi và khó khăn của từng phương án trên
thì tôi tham mưu chọn phương án 3 vì có tính khả thi cao đáp ứng được mục
tiêu của tình huống đặt ra và thể hiện được vai trò, trách nhiệm của đơn vị đối
với sự sai phạm của của cấp dưới. Mặt tích cực khi ta thực hiện theo phương án
này là nó thoả mãn được nhiều khúc mắc của nhân dân, dư luận xã hội; và mang
tính răng đe đối với cán bộ, công chức rất cao.
9

9


Học viên thực hiện:

10

Tiểu luận cuối khóa

10


Học viên thực hiện:

Tiểu luận cuối khóa

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN.
Để thực hiện có hiệu quả phương án trên, Phòng Kinh tế cần làm một số
trình tự hợp lý như sau:
Trước hết, lãnh đạo phòng triệu tập bà A về yêu cầu viết tường trình toàn

bộ sự việc cũng như hoàn cảnh gia đình bà từ khi đơn vị tạm đình chỉ công tác
đến nay để tập thể xem xét.
Cử cán bộ công đoàn đơn vị trực tiếp đến gia đình bà A xác minh sự thật
bản tường trình.
Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức của đơn vị thông qua tờ trình của bà
A và kết quả xác minh của tổ chức công đoàn, từ đó lấy ý kiến biểu quyết của
tập về cách thức xử lý đối với bà A.
Đề nghị UBND huyện (có kèm theo biên bản họp cơ quan, tờ trình của bà
A và kết quả xác minh của đại diện công đoàn đơn vị) ban hành quyết định cho
thôi việc theo thẩm quyền.

11

11


Học viên thực hiện:

Tiểu luận cuối khóa

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
5.1. Kết luận.
Qua tình huống cho thấy quá trình triển khai các nguồn vốn cần có sự
kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cấp lãnh đạo, phát hiện sai phạm để có
biện pháp xử lý kịp thời.
Một bộ phận cán bộ còn sa sút về đạo đức, cần xử lý nghiêm tạo sự răng
đe trong cơ quan quản lý nhà nước và nhân dân;
Nêu cao vai trò trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị trước sự sai phạm của
cán bộ, công chức mình quản lý ./.
5.2. Kiến nghị:

Tăng cường công tác giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết về quyền
hạn, nghĩa vụ và những điều cán bộ, công chức không được làm.
Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng và nhất là
phát động rộng rãi phong trào “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” đến từng cán bộ, công chức bằng việc làm cụ thể trong quá trình thi hành
công vụ.
Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đội ngũ cán bộ, công chức để kịp
thời uốn nắn, giáo dục khi có biểu hiện lệch lạc, quan liêu, sa sút về đạo đức lối
sống hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc đáng tiếc xảy ra.

12

12


Học viên thực hiện:

Tiểu luận cuối khóa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Bộ Luật Lao động

2.

Luật cán bộ, công chức

3.

4.

13

13



×