Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh hải dương trong bối cảnh kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.91 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ LAN ANH

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN
TỘC Ở TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ LAN ANH

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN
TỘC Ở TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60.22.80

Người hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Thị Phi Yến


Hà Nội-2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................ 2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 5
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 5
6. Đóng góp của đề tài. ........................................................................................................... 6
7. Ý nghĩa của đề tài. .............................................................................................................. 6
8. Kết cấu của đề tài: Gồm 2 chương ..................................................................................... 6
CHƯƠNG I ............................................................................................................................... 7
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC Ở TỈNH HẢI DƯƠNG –
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ................................................................................................. 7
1.1. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc- Một số vấn đề lý luận ............................... 7
1.1.1 .Khái niệm văn hóa và giá trị văn hóa dân tộc.......................................................... 7
1.1.2 Giá trị văn hóa địa phương là biểu hiện cụ thể của văn hóa dân tộc ..................... 14
1.2 Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở Hải Dương trong nền kinh tế thị trường. 17
1.2.1 Những giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc ở Hải Dương. ............................................ 18
1.2.2. Tính tất yếu khách quan của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa ở Hải Dương
trong nền kinh tế thị trường .............................................................................................. 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 56
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................. 57
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC Ở TỈNH HẢI DƯƠNG –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .......................................................................................... 57
2.1. Thực trạng của việc gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh Hải Dương............ 57
2.2. Phương hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở Hải
Dương ................................................................................................................................... 62

2.2.1. Phương hướng ........................................................................................................ 62
2.2.2 Giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở Hải Dương. .......... 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 86
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................................. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 90

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã nhấn
mạnh quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa
là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội”.
Chăm lo văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội .Thiếu
nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan
hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không có sự phát
triển kinh tế- xã hội bền vững.
Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội
công bằng, văn minh, con người mới có điều kiện phát triển toàn diện. Văn hóa
là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân
tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi
phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương…biến thành nguồn
lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển.
Giá trị văn hóa là tài sản của dân tộc do lịch sử để lại, là cốt lõi của bản
sắc dân tộc bao gồm các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Di
sản văn hóa là tài sản, là của cải quý báu kết tinh sự sáng tạo lâu dài của dân tộc,
phản ánh trình độ, diện mạo, bản sắc và bản lĩnh của dân tộc. Đồng thời di sản
văn hóa là cơ sở để liên kết cộng đồng, là nền tảng để sáng tạo các giá trị văn

hóa mới, là tiền đề để mở rộng quan hệ và giao lưu văn hóa với các dân tộc khác
trên thế giới. Di sản văn hóa không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của
nhân dân, góp phần khẳng định niềm tự hào dân tộc mà còn là nguồn lực để phát
triển kinh tế -xã hội. Giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng qua hệ
thống giá trị văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thế hệ trẻ hiện
nay.Vì vậy, đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa, nâng cao
trách nhiệm của nhân dân đối với việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy vai trò của giá
trị văn hóa dân tộc là công việc vừ cơ bản vừa cấp bách, cần phải được tiến hành
nghiêm túc, kiên trì và thận trọng.
2


Hiện nay, cùng với nhịp sống công nghiệp của nền văn minh hiện đại, loài
người đang đối mặt với một nghịch lý của sự tiến bộ là: trong khi khả năng hoàn
thiện của thế giới nhân tạo, mức dộ thỏa mãn những nhu cầu đời sống vật chất
của con người ngày càng tỏ ra có cơ may thì đi đôi với nó, sự “ gặm mòn” thế
giới nhân tính, sự khủng hoảng trong thế giới tâm linh và sự gia tăng của những
nguy cơ xung đột và đói nghèo cũng trở thành hiện thực. Trong bối cảnh ấy việc
khơi dậy ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thật có ý nghĩa
lớn lao.
Thực tiễn trong những năm qua việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
dân tộc nói chung và giá trị văn hóa dân tộc ở Hải Dương nói riêng đã thu được
những thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, yếu kém
chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, đặc biệt là trong bối
cảnh kinh tế thị trường.
Giá trị văn hóa dân tộc Hải Dương là một bộ phận của di sản văn hóa dân
tộc, góp phần làm tăng thêm giá trị, diện mạo bản sắc văn hóa dân tộc, là nguồn
lực để góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và của đất nước.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh Hải Dương trong bối

cảnh kinh tế thị trường”. Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài góp phần tìm ra
những giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và giá trị văn hóa dân tộc ở Hải Dương
nói riêng, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức và năng lực vận dụng sáng tạo
đường lối, chủ trương chính sách phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước cho
cán bộ quản lý, lãnh đạo ở địa phương nhằm đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ
đổi mới và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề văn hóa đã có nhiều tác giả và công trình nghiên cứu lớn bàn về
vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc. Tập trung theo hai hướng cơ bản được các tác
giả quan tâm, đã có một số tác giả viết bài và luận văn nghiên cứu ở từng khía
cạnh khác nhau:
3


1.Giá trị văn hóa dân tộc:
- “Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở
Thăng Long- Hà Nội” –Tác giả: PGS-TS Võ Quang Trọng- Bảo tàng dân tộc
học Việt Nam.
- “Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở
vùng núi Đông Bắc nước ta” – Tác giả: Nguyễn Văn Lãng.
- “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam trước tác
động của toàn cầu hóa”, Tác giả: Nguyễn Đình Tường, Viện khoa hoc xã hội
Việt Nam.
- “Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số”,
Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 7/2000.
- “Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở tỉnh
Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay” ” – Tác giả: Đỗ văn Hòa
2. Bản sắc văn hóa.
-“Bản sắc văn hóa Việt Nam”, Phan Ngọc, Nxb Văn học, 2002.

- “Bản sắc văn hóa dân tộc”, Hồ Bá Thâm, Nxb Văn hóa Thông tin, 2003
- “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu
hội nhập” – Tác giả: GS Đinh Xuân Lâm- ĐHKHXH và NV- ĐHQG Hà Nội.
- “ Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay
qua thực tế của tỉnh Sơn La” –Tác giả: Nguyễn Tuấn Nghĩa.
- “Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc”, PGS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Nxb
Thành Phố Hồ Chí Minh, 2001.
- “Quản lí nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Thái ở
huyện Con Cuông - Nghệ An” – Tác giả: Phạm Hương.
-“Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc”, Nguyễn Khoa Điềm(chủ biên).
- “Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc”, Huy Cận, Nxb Chính trị Quốc
gia,1994.
Nhìn chung các công trình, tác phẩm đều đã đi vào khai thác những đặc
điểm chung về văn hóa. Tuy nhiên, đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
4


của vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh Hải Dương trong
bối cảnh kinh tế thị trường dưới góc độ triết học thì chưa có công trình nào đề
cập một cách tập trung và có hệ thống. Chính vì vậy đề tài “Giữ gìn và phát huy
giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh Hải Dương trong bối cảnh kinh tế thị trường” góp
phần vào thực hiện mục đích đó.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phân tích làm rõ thực trạng giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
dân tộc ở tỉnh Hải Dương trong bối cảnh kinh tế thị trường, đề xuất một số giải
pháp nhằm giữ gìn có hiệu quả giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh Hải Dương trong
điều kiện hiện nay.
Từ mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về giá trị văn hóa dân tộc

- Phân tích làm rõ thực trạng giữ gìn và phát huy giá tị văn hóa dân tộc ở
tỉnh Hải Dương trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm gìn giữ có hiệu quả giá trị văn hóa dân
tộc ở tỉnh Hải Dương trong điều kiện hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc tiêu
biểu ở tỉnh Hải Dương.
Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa là một vấn đề rộng, giá trị văn hóa dân tộc
rất đa dạng và phong phú, luận văn không trình bày toàn bộ giá trị văn hóa dân
tộc nói chung mà chỉ trình bày giá trị văn hóa dân tộc ở Hải Dương, chủ yếu
khai thác đề tài này theo khía cạnh triết học .
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
+ Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc tiêu biểu ở tỉnh Hải Dương,
nhất là trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
+ Mối quan hệ biện chứng giữa giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc
với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp luận: đề tài được thực hiện trên quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
+ Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu.
5


+ Phương pháp điều tra xã hội học.
+ Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.
+ Phương pháp quan sát và tìm hiểu địa phương.
6. Đóng góp của đề tài.
- Luận văn đã đi sâu nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
dân tộc ở tỉnh Hải Dương.
- Luận văn đã luận giải vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

dưới góc độ tiếp cận triết học.
7. Ý nghĩa của đề tài.
Nghiên cứu lý luận cơ bản về bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị văn hóa của
Hải Dương là biểu hiện cụ thể và sinh động của bản sắc văn hóa dân tộc, góp
phần làm tăng thêm giá trị và diện mạo của bản sắc văn hóa dân tộc, tạo nên thế
mạnh của tỉnh trong mối tương quan với các địa phương khác.
8. Kết cấu của đề tài: Gồm 2 chương

6


CHƯƠNG I
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC Ở TỈNH HẢI
DƯƠNG – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc- Một số vấn đề lý luận
1.1.1 .Khái niệm văn hóa và giá trị văn hóa dân tộc.
a. Văn hóa.
Văn hóa là một khái niệm có nội hàm hết sức phong phú. Mọi sự vật hiện
tượng, mọi công trình trên thế giới vật chất lẫn tinh thần có mối liên hệ với con
người, được con người tìm hiểu, nhận thức, tác động và ảnh hưởng trở lại con
người đều có khía cạnh văn hóa của nó. Vì vậy, trong cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật- công nghệ càng phát triển, trình độ tư duy của con người ngày càng
cao thì nội hàm văn hóa càng được mở rộng không ngừng.
Hoạt động văn hóa là hoạt động sản xuất ra những giá trị tinh thần nhằm
giáo dục con người khát vọng hướng tới chân- thiện- mỹ và khả năng sáng tạo ra
cái chân, thiện, mỹ trong đời sống.
Văn hóa được chọn làm đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa
học, nó trở thành một thuật ngữ đa nghĩa. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều
định nghĩa, nhiều cách tiếp cận văn hóa.

PGS Trường Lưu cho rằng, nhìn một cách tổng quát các nhà khoa học
thường dựa vào mức độ khái quát và phạm vi đối tượng để chia ra 3 cấp độ tiếp
cận:
Thứ nhất: cấp độ khái quát nhằm đạt tới khái niệm chung về đặc điểm
một lĩnh vực mang tính bao trùm.
Thứ hai: cấp độ giá trị tinh thần được chi phối bởi bản chất văn hóa.
Thứ ba: cấp độ hệ thống từng lĩnh vực cụ thể của giá trị tinh thần được
thể hiện thành sản phẩm vật chất 46.tr.37.
Hướng tiếp cận thứ ba dựa vào cấu trúc hệ thống của sự vật để hiểu sự vật
qua một biểu tượng nào đó, lựa chọn những biểu tượng tượng trưng cho một nền
7


văn hóa. Thí dụ Kim tự tháp là biểu tượng cho văn hóa Ai Cập, tháp Epphen là
biểu tượng của văn hóa Pháp, trống Đồng Đông Sơn là biểu tượng của văn hóa
Việt Nam…Nhưng rõ ràng biểu tượng chỉ mới là giai đoạn cao của nhận thức
cảm tính, mới chỉ ở cấp độ tượng trưng, là đại diện chứ chưa phải là toàn bộ bản
chất văn hóa.
Hướng tiếp cận thứ hai chính là khuynh hướng của học thuyết giá trị.
Nhưng phải thấy tính hai mặt của học thuyết này, mọi giá trị đều thể hiện mối
quan hệ giữa người với vật, chỉ khi nào sự vật khách quan có ích cho con người
thì mới gọi là giá trị. Nhưng giá trị không chỉ quyết định bởi ban thân sự vật mà
còn quyết định bởi con người đang chịu chi phối của giai cấp, dân tộc, tôn giáo,
thời đại…do đó một giá trị có thể đưa ra nhiều cách nhìn khác nhau. Giá trị mới
chỉ là thước đo của văn hóa chứ chưa phải là bản thân văn hóa.
TSKH Đỗ Văn Khang nhận xét rằng, lâu nay nghiên cứu văn hóa người ta
thường tiếp cận theo khuynh hướng giá trị luận, ít chú ý đến bản thể luận, nặng
về mối quan hệ giữa giá trị văn hóa và chủ thể chứ chưa phải là bản thân văn
hóa.
GS Phan Ngọc quan niệm rằng, một khi văn hóa không phải là một đồ

vật, mà là một mối quan hệ, một thuộc tính có ở mọi sự vật liên quan đến con
người, có mặt ở mọi tộc người và chỉ ở con người mà thôi, thì không thể nào tìm
một định nghĩa về văn hóa ở các ngành khoa học tự nó đã chia cắt loài người ra
thành những tập đoàn khác nhau như dân tộc học, xã hội học, kinh tế học, chính
trị học. Cần phải tìm nó ở những khoa học nghiên cứu loài người một cách tổng
thể như tâm lý học, triết học 26, tr.15. Quan niệm của GS Phan Ngọc cũng
chứng tỏ các nhà văn hóa học cũng muốn “thoát ra” khỏi văn hóa học để định
nghĩa văn hóa. Đó chính là hướng tiếp cận thứ nhất, hướng tiếp cận ở góc độ
khái quát nhằm đạt tới khái niệm chung về đặc điểm một lĩnh vực mang tính bao
trùm. Đó chính là hướng tiếp cận của Triết học.
Các nhà triết học cổ đại phương Đông đều nhấn mạnh khía cạnh quan hệ
Lễ - Nghĩa của cộng đồng; các nhà triết học cổ đại phương Tây nhấn mạnh các
điều kiện khách quan qui định nên tính cách dân tộc, tính đặc thù và tính cách
8


của mỗi dân tộc người, ý nghĩa nhân đạo trong phương thức ứng xử của con
người. Các yếu tố đó có ý nghĩa đối với sự phát triển xã hội.
Trong thời cận đại nhà triết học người Anh, Jon Locke (1632-1704) quan
tâm đến ý nghĩa của những nét đặc thù trong hoạt động sống của các cộng đồng,
vai trò và ý nghĩa của các dạng văn hóa, đặc biệt ông đề cao ý nghĩa của văn hóa
tộc người.
Nhà triết học người Đức, J.G Hecđe (1744-1804) là người đã nghiên cứu
một cách có hệ thống về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển của các dân tộc
cũng như toàn xã hội. Ông cho rằng văn hóa là cái tạo ra tinh thần của dân tộc.
Quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về bản chất văn hóa thể hiện
trong mối quan hệ biện chứng giữa con người và xã hội: “Bản chất của con
người không phải là cái gì trừu tượng cố hữu của các nhân riêng biệt, trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ” 7, tr11.
C.Mác gọi hoạt động sống của con người là những hoạt động thể hiện

quam hệ con người với con người, con người với xã hội. C.Mác vạch rõ nguồn
gốc của văn hóa gắn liền với những năng lực sáng tạo của con người. Sự sáng
tạo đó bắt nguồn từ lao động. Văn hóa là sự “Thăng hoa” của sản xuất vật chất.
Ông cho rằng người ta có thể căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người khai
thác chuyển biến thành bản chất con người như thế nào để đánh giá trình độ văn
hóa. C.Mác viết “Súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo và nhu cầu của
giống loài nó, con người chỉ có thể áp dụng thước đo thích dụng cho đối tượng.
Do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp” 7, tr.10.
C.Mác cho rằng việc con người tạo ra “thiên nhiên thứ hai” theo quy luật của cái
đẹp là thuộc tính bản chất, chính nó là cái văn hóa trong hoạt động của con
người. Như vậy theo C.Mác, hoạt động của con người không chỉ thỏa mãn nhu
cầu ăn, mặc, ở…mà còn là kết tinh năng lực sáng tạo, là cách sống, phương thức
sống, phương thức bộc lộ nhân tính, biểu hiện ra trong toàn bộ sản phẩm vật
chất, tinh thần do chính con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sửxã hội của mình. Con người là thước đo của mỗi giá trị, còn văn hóa là thước đo
nhân tính sự sáng tạo và thái độ của con người trước hiện thực. Vì vậy
9


Ph.Ăngghen đã nói “Mỗi bước tiến lên trên con đường văn hóa lại là một bước
tiến tự do” 7,tr.164.
Khi bàn về văn hóa, V.I.Lênin cho rằng, trong xã hội có giai cấp, luôn
luôn tồn tại hai nền văn hóa, nền văn hóa của giai cấp thống trị và nền văn hóa
của nhân dân lao động. Ông khẳng định tính tất yếu của cách mạng văn hóa,
cuộc cách mạng này hết sức khó khăn vì trình độ dân trí và cơ sở hạ tầng lạc hậu
song phải chủ động tạo ra các tiền đề căn bản của nền văn hóa cách mạng, là
yếu tố rất quan trọng để xây dựng xã hội mới.V.I.Lênin đã gắn văn hóa với phát
triển, chỉ ra mục tiêu quan trọng nhất của văn hóa là hoàn thiện con người mọi
mặt.
GS Đào Duy Anh cho rằng: “Người ta thưởng cho ta rằng văn hóa chỉ là
những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hóa vốn có tính

chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải là như vậy. Học thuật tư tưởng cố
nhiên là ở trong phạm vi của văn hóa, nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về
chính trị, về xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm thường lại là
không phải ở trong phạm vi văn hóa hay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua chỉ là
chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng
“Văn hóa tức là sinh hoạt”. Như vậy theo GS Đào Duy Anh văn hóa là sinh hoạt
có nghĩa ông muốn trình bày văn hóa như một kiểu thức sinh tồn của xã hội,
đồng nhất văn hóa với xã hội.
GS.TS Trần Ngọc Thêm cũng đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hóa là hệ
thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật
thể…) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,
trong tương tác với môi trường tự nhiên và xã hôi của mình”. Định nghĩa trên đã
bao quát các cách tiếp cận văn hóa đồng thời nhận diện văn hóa trong một loạt
các vấn đề khác có liên quan. Định nghĩa làm sáng tỏ bốn chức năng của văn
hóa: chức năng tổ chức; chức năng điều chức năng điều chỉnh; chức năng giao
tiếp và chức năng giáo dục.
Trong diễn văn khai mạc lễ phát động “Thập niên quốc tế phát triển văn
hóa” tại Pháp (21/1/1998), tổng thư ký UNESCO định nghĩa:
10


Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của
cuộc sống (của mỗi cá nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như
đang diễn ra trong hiện tại, qua hang bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ
thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc
tự khẳng định bản sắc riêng của mình .
UNESCO thừa nhận văn hóa là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội,
có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội. Nó không những là yếu tố nội
sinh của sự phát triển, mà còn là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội.
Văn hóa giúp cho con người tự hoàn thiện, nó quyết định tính cách riêng của

một xã hội, làm cho dân tộc này khác dân tộc khác.
Nói đến văn hóa là nói đến con người. Lịch sử văn hóa là lịch sử của con
người và loài người. Con người tạo ra văn hóa và văn hóa làm cho con người trở
thành người. Điều đó có nghĩa là tất cả những gì có liên quan đến con người,
đến mọi cách thức tồn tại của con người đều mang trong nó cái gọi là văn hóa.
Có thể nói, văn hóa là sự phát triển lực lượng vật chất và tinh thần, là sự
thể hiện những lực lượng đó trong lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực sản
xuất tinh thần của con người. Thông thường người ta chia văn hóa thành hai lĩnh
vực cơ bản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tuy nhiên, sự phân chia này
chỉ có tính chất tương đối, bởi cái gọi là “văn hóa vật chất” về thực chất cũng
chỉ là sự “vật chất hóa” các giá trị tinh thần, và các giá trị văn hóa tinh thần
không phải bao giờ cũng tồn tại một cách thuần túy tinh thần, mà thường được
“vật thể hóa” trong các dạng tồn tại vật chất. Ngoài ra, còn các giá trị tinh thần
tồn tại dưới dạng phi vật thể, nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chất khách quan
như văn hóa trong các lĩnh vực đạo đức, giao tiếp, ứng xử, lối sống, phong tục
tập quán...
Văn hóa của dân tộc là sự biểu hiện tập trung nhất ở bản sắc dân tộc,
đồng thời các hoạt động văn hóa có tác dụng giáo dục, phổ biến sâu rộng bản
sắc dân tộc đó. Đã bao đời nay các thế hệ người Việt Nam đã nuôi dưỡng về tinh
thần bằng kho tàng văn hóa dân gian, bằng những áng văn thơ tuyệt tác, bằng
những phong tục và lễ hội, bằng những di tích lịch sử oai hùng. Bản chất đôn
11


hậu, giàu tình thương, trọng lao động, khát vọng cuộc sống hòa bình, gắn bó mật
thiết với non sông, đất nước…đã làm nên nội dung cơ bản của văn hóa Việt
Nam.
Như vậy, văn hóa trước hết là các hoạt động nhằm phát huy những nhu
cầu và năng lực tinh thần cơ bản của con người, tạo ra các chuẩn mực, các giá
trị, nâng cao khả năng hiểu biết và sáng taọ của con người. Do đó, Tổ chức văn

hóa, giáo dục, khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra định nghĩa văn
hóa và chúng tôi cũng đồng tình với định nghĩa này như sau: “ Trong ý nghĩa
rộng nhất, văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần
và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một
nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những
lối sống, những quyền cơ bản của con người,những hệ thống các giá trị, những
tập tục và tín ngưỡng, văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản
than. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân
bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn than một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa
mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản than, tự biết mình là phương án
chưa hoàn chỉnh đặt ra để xem xét những thành tựu của bản than, tìm tòi không
biết mệt mỏi những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới vượt
trội lên bản thân mình”45,tr23,24. Như vậy văn hóa không phải là một lĩnh
vực riêng biệt. Đó là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tao phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Văn hóa đã cấu thành nên một hệ thống
các giá trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà từng dân tộc dựa vào đó mà
khẳng định bản sắc riêng của mình.
b .Giá trị văn hóa dân tộc
Nhìn từ lăng kính triết học văn hóa thì đời sống con người về thực chất là
một thế giới của các giá trị- các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần, các giá trị
truyền thống và các giá trị phi truyền thống, các giá trị lý tưởng và các giá trị giả
định, các giá trị văn hóa và các giá trị văn minh, các giá trị nội sinh và các giá trị
ngoại nhập, v.v.. Người ta thật khó hình dung có hành vi nào hay xảy ra trong
đời sống xã hội mà lại không mang một đơn vị giá trị đối với con người. Bất cứ
12


cái gì cũng có thể và cần phải được thẩm định về mặt giá trị hay buộc phải nằm
trong những thang bậc giá trị nhất định của bảng giá trị.
Giá trị cũng như tập quán, chuẩn mực, tri thức… đều là sản phẩm của quá

trình tư duy, sản xuất tinh thần của con người, nó là yếu tố cốt lõi nhất của văn
hóa. Giá trị, giá trị văn hóa là một hình thái của đời sống tinh thần, nó phản ánh
và kết tinh đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của con người.
Giá trị, trước hết là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con
người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái gì là cần, là tốt, là hay,
là đẹp, nói cách khác đó chính là những cái được con người cho là chân, thiện,
mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người. Do vậy, giá trị văn hóa nói ở
đây là giá trị xã hội, nó gắn bó mật thiết với hoạt động sống của con người, sự
tồn tại và phát triển của mỗi xã hội.
Với mỗi dân tộc, các giá trị văn hóa nền tảng là “căn cước dân tộc” của
nó. Hiện nay, lý do tồn tại của mỗi dân tộc, hay nói một cách khác cái làm cho
mỗi dân tộc tồn tại, xét cho cùng, thuộc về văn hóa. Nói đến văn hóa dân tộc
theo nghĩa đầy đủ của nó, người ta phải nói đến toàn bộ sự hình thành, định hình
và phát triển của mỗi dân tộc với tất cả những tình huống thăng trầm của lịch
sử mà nó đã trải qua, bao gồm toàn bộ những gì làm cho nó là nó với tính cách
là một dân tộc. Do vậy, nếu sự hy sinh một phần các giá trị văn hóa truyền thống
là điều cần thiết để mỗi dân tộc hay mỗi xã hội đạt tới tiến bộ, thì quá trình đó
bao giờ cũng được kiểm soát nghiêm ngặt trong giới hạn khắt khe. Ý thức tự
nhiên của mỗi dân tộc thường chỉ tìm cách khuyến khích những quá trình theo
chiều ngược lại: ưu tiên du nhập những nhân tố của sự tiến bộ không làm tổn hại
đến văn hóa dân tộc; sẵn sàng tiếp thu những giá trị mới nếu chúng hài hòa với
các giá trị truyền thống, tạo điều kiện cho các giá trị truyền thống thích ứng với
đòi hỏi hiện đại của tiến bộ xã hội; tìm cách “đóng cửa” hoặc hạn chế đối với
các nhân tố mới của tiến bộ xã hội nếu chúng đi kèm nguy cơ làm cho văn hóa
dân tộc bị “ đánh mất mình”.
Giá trị văn hóa do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra trong quá trình
lịch sử, nhưng một hệ giá trị văn hóa hình thành thì nó lại có vai trò định hướng
13



cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người trong các xã hội ấy.
Khi nói bản chất của giá trị hay nói tới vai trò định hướng, chi phối, điều tiết của
hệ giá trị thì về thực chất chúng ta đang nói tới mối quan hệ đa chiều của con
người. Cũng như văn hóa, giá trị được sản sinh từ các mối quan hệ con người
với tự nhiên, với xã hội.
Giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng người (dân tôc, quốc gia…) bao giờ
cũng tạo nên một hệ thống, với ý nghĩa là các giá trị ấy nảy sinh, tồn tại trong sự
liên hệ, tác động hữu cơ với nhau. Văn hóa truyền thống hay giá trị văn hóa
truyền thống được hiểu như là văn hóa và giá trị gắn với xã hội tiền công
nghiệp, phân biệt với văn hóa, giá trị văn hóa thời đại công nghiệp hóa. Khái
niệm truyền thống để chỉ những cái gì đã hình thành từ lâu đời, mang tính bền
vững và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì không chỉ xã hội
công nghiệp mới có mà với cả xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì truyền
thống vẫn hình thành và định hình. Hơn thế nữa, còn có sự kết nối giữa truyền
thống tiền công nghiệp với truyền thống công nghiệp hóa thể hiện trong từng
hiện tượng hay giá trị văn hóa.
1.1.2 Giá trị văn hóa địa phương là biểu hiện cụ thể của văn hóa dân tộc
Những yếu tố cơ bản cấu thành những giá trị bền vững, những tinh hoa
văn hóa được vun đắp nên qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ
nước, tạo nên giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam đó là : “ Lòng yêu nước nồng
nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá
nhân- gia đình- làng xã- Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa,
đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính
giản dị trong lối sống…”15,tr.56.
Vì vậy, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, trước hết cần giữ gìn
và phát huy truyền thống yêu nước và đại đoàn kết dân tộc, khẳng định ý chí và
bản lĩnh của con người Việt Nam hiện tại trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, bảo vệ và phát huy các tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các giá
trị của tinh hoa văn hóa dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để
làm động lực thúc đẩy sự phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

14


Hải Dương thuộc vùng đất cổ ở đồng bằng sông Hồng, một trong những
nơi phát tích nền văn minh sông Hồng. Đó là vùng đất tiếp giáp từ kinh đô
Thăng Long kéo dài tới bờ biển Đông. Trong suốt chiều dài lịch sử từ khi dựng
nước tới nay Hải Dương có nhiều tên gọi khác nhau:
Lúc mới thành lập, Hải Dương là một tỉnh rộng lớn từ Bình Giang đến
Thủy Nguyên. Năm 1888 tách dần một số xã của huyện Thủy Nguyên, huyện
Tiên Lãng khỏi tỉnh Hải Dương để thành lập tỉnh Hải Phòng. Năm 1968 Hải
Dương nhập với tỉnh Hưng Yên trở thành Hải Hưng. Năm 1997 Hải Hưng lại
được chia thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Hải Dương hiện nay bao
gồm 12 huyện thị, là tỉnh nằm trong khu vực tam giác kinh tế giữa Hà Nội - Hải
Phòng – Quảng Ninh, là nơi giao thoa kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng.
Vài nét về nền văn minh sông Hồng ở Hải Dương: Theo kết quả nghiên
cứu những di chỉ khảo cổ khai quật được trên đất Hải Dương từ thời kỳ đồ đá,
trên vùng đất Hải Dương đã có con người sinh sống. Qua các cuộc khai quật ở
khu vực sông Kinh Thầy (Kinh Môn) người ta đã tìm thấy những di vật cách đây
3000- 4000 năm. Ở Tứ Thông, Ngọc Uyên, Đồng Niên (TP Hải Dương) cũng
tìm thấy những mộ táng trong đó co những vật tùy táng bằng gốm từ thời Hùng
Vương. Năm 1965, tìm thấy được trống đồng ở làng Hữu Chung (Tứ Kỳ) có
niên đại cách đây khoảng 2500 năm. Ngành khảo cổ học còn tìm thấy ở Ngọc
Lặc ( Tứ Kỳ) và ở Nam Sách nhiều mộ táng các quan lại người Việt và người
Hán thời đầu công nguyên. Trong các ngôi mộ đều có chôn theo tùy táng như vò
nậm rượu, cối giã trầu, rìu, cung nỏ, dao kiếm, khuôn đúc đồng...bằng sành sứ,
bằng đồng hoặc sắt. Những kết quả khai quật trên đã phần nào phản ánh đời
sống vật chất, tinh thần phong phú, đa dạng với trình độ kĩ thuật và thẩm mỹ cao
của cư dân Việt Cổ sống trên vùng đất Hải Dương xưa.
Vùng đất Hải Dương ở bất kể thời đại nào cũng xuất hiện người tài, có
công với nước, là đất học nổi tiếng Bắc Hà. Chỉ tính trong triều đại Lý, Trần, Lê

thì Hải Dương đã có 372 Tiến sĩ, 11 Trạng nguyên, 10 Bảng nhãn, 20 Thám
hoa, 150 Hoàng giáp ( đứng thứ hai cả nước chỉ sau Kinh Bắc).

15


Nếu tính chung các triều đại, ở Hải Dương đã có 485 Tiến sĩ, nhiều nhất
trong cả nước. Riêng Mạc Đĩnh Chi là người duy nhất ở nước ta được phong là
“Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Làng Mộ Trạch (Bình Giang) còn được gọi là
“Làng tiến sĩ” vì nơi đây đã sản sinh ra 39 Tiến sĩ qua các thời kì.
Những di tích lịch sử, văn hóa và truyền thống văn hóa ở Hải Dương: Hải
Dương có hàng trăm ngôi đình, chùa, đền thờ rải rác các địa phương, thể hiện
bàn tay tài hoa và trình độ nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc của con người. Đến
nay Hải Dương đã có 139 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng quốc gia, trong
đó có những di tích nổi tiếng như:
Di tích lịch sử, văn hóa Côn Sơn (Chí Linh). Đây là một quần thể chùa
tháp, núi non, bàn cờ tiên, suối chảy và rừng thông, rừng trúc, chỗ nào cũng gợi
cho ta những kỷ niệm về Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc (thế kỉ XV). Nơi
đây đã được Bác Hồ về thăm (tháng 2/1965). Côn Sơn là điểm du lịch nổi tiếng
của tỉnh Hải Dương.
Đền Kiếp Bạc (Chí Linh) là di tích kỷ niệm anh hùng dân tộc Trần Hưng
Đạo, người có công lớn trong công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên –
Mông thế kỉ XIII.
Trên núi Phượng Hoàng (xã Văn An- Chí Linh) có di tích lịch sử bao gồm
mộ và đền thờ thầy giáo Chu Văn An, nhà giáo mẫu mực, lừng danh thế kỉ XIII,
mãi mãi người đời còn suy tôn, ngưỡng mộ và vinh danh là thầy giáo của muôn
đời. Vậy chỉ trong một không gian chừng 5km2 đã có hang chục di tích lưu giữ
những kỷ niệm về ba danh nhân vĩ đại của đất nước và thế giới đó là Trần Hưng
Đạo- Danh nhân quân sự; Nguyễn Trãi- Danh nhân văn hóa; Chu Văn An- Thầy
giáo của muôn đời, đã trở thành huyền thoại của non sông đất nước.

Động Kính Chủ (Kinh Môn) là di tích lịch sử, đồng thời là một thắng
cảnh đẹp, hấp dẫn, nơi đây còn lưu giữ nhiều văn bia ghi lại lịch sử văn hóa dân
tộc.
Trên núi An Phụ (Kinh Môn) có tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần
Quốc Tuấn uy nghi, hoành tráng và đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, người
sinh thành ra Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
16


Trên đất Hải Dương có nhiều lễ hội truyền thống, những trò chơi dân gian
ở khắp các làng xã làm nổi bật sắc thái riêng của từng địa phương. Tiêu biểu là
lễ hội chùa Côn Sơn vào dịp rằm tháng Giêng âm lịch, lễ hội đền Kiếp Bạc từ
ngày 15 đến ngày 20/8 âm lịch, hàng năm thu hút đông đảo du khách thập
phương đến dự, vừa có dịp thăm cảnh đẹp nơi đây và vui chơi du lịch, vừa tỏ
lòng tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng dân tộc. Ngoài ra còn có
một số lễ hội chùa Muống (Kim Thành), lễ hội đền Sượt (TP Hải Dương), lễ hội
đền Tranh (Ninh Giang), lễ hội xứ đạo Kẻ Sặt (Bình Giang).
Làng Bồ Dương (Ninh Giang) vẫn duy trì nghệ thuật múa rối nước, một
số xã như Minh Đức, Quang Khải (Tứ Kỳ), Nghĩa An, Tân Hương (Ninh Giang)
vào tháng 3, tháng 4 âm lịch hàng năm còn tổ chức hội trò chơi đánh pháo đất,
một trò chơi vui dân gian độc đáo, lâu đời.
Những di tích lịch sử, những nét truyền thống văn hóa trên đây cho thấy
nhân dân Hải Dương đã có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển văn hóa, khoa
học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc của đất nước.
1.2 Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở Hải Dương trong nền kinh
tế thị trường.
Giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc là hướng tới một nền văn hóa dân tộc đa
dạng, phong phú về sắc thái, chứ không phải là một nền văn hóa nghèo nàn,
giống nhau, cùng khuôn mẫu. Đa dạng, phong phú về giá trị là một thuộc tính
của văn hóa thể hiện ở khả năng sáng tạo của một dân tộc trong điều kiện lịch sử

cụ thể. Ngày nay, hội nhập quốc tế, một mặt tạo điều kiện để các nền văn hóa
dân tộc được giao lưu, hợp tác và phát triển, mặt khác cũng tạo ra xu hướng toàn
cầu hóa về văn hóa, về lối sống và quan niệm về giá trị. Quá trình đó đặt các dân
tộc trước nguy cơ đánh mất giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời còn ẩn chứa nguy
cơ làm suy giảm tính sáng tạo của các dân tộc trong quá trình phát triển.
Sự sáng tạo trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc là một yếu tố
quan trọng. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, một mặt phải gắn liền
với chống lạc hậu, lỗi thời “trong phong tục, tập quán, lề thói cũ”, mặt khác, giữ
gìn phải biết lọc bỏ, bổ sung, phát triển một cách sáng tạo, phù hợp với đời sống
17


hiện đại. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc là không ngừng xác lập một
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trên cơ sở phát huy tính sáng tạo
của dân tộc. Đó chính là sức sống nội lực của một dân tộc trong quá trình phát
triển bền vững. Ngoài ra, khơi dậy và khuyến khích sáng tạo không chỉ trong giữ
gìn và phát huy giá trị văn hóa mà cả trong phát triển kinh tế, mỗi sự thụ động,
bảo thủ, trì trệ đều kìm hãm sự phát triển. Đa dạng, phong phú về giá trị không
chỉ là mục tiêu mà còn là động lực thúc đẩy quá trình giữ gìn giá trị văn hóa dân
tộc và phát triển trong thời kỳ kinh tế thị trường.Với tư duy sáng tạo con người
mới làm chủ được quá trình giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn, kế thừa và phát
triển, mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới, cái truyền thống và cái hiện đại, tiên
tiến. Giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc không chỉ nhấn mạnh những nét đặc sắc
của dân tộc mà con giữ gìn những giá trị thuộc về dân tộc đó. Đồng thời, việc
giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc chỉ có thể thực hiện trên cơ sở ý thức
tự giác của cả cộng đồng dân tộc. Đúng như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói, văn
hóa phải “ đi sâu vào tâm lý quốc dân” để từ đó “văn hóa soi đường cho quốc
dân đi”.
1.2.1 Những giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc ở Hải Dương.
a. Danh nhân văn hóa.

Hải Dương là vùng đất địa linh nhân kiệt, cùng với lịch sử mấy nghìn năm
dựng nước và giữ nước của dân tộc, nơi đây đã sản sinh biết bao người con ưu
tú. Họ là những vĩ nhân, anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự, nhà chính trị, nhà
ngoại giao kiệt xuất; những nhà khoa học, nhà sư phạm, nhà toán học; những
nhà danh y, những bậc đại khoa, những danh nhân văn hóa, nhà văn hóa, nhà
văn, nhà thơ, văn nghệ sĩ tài ba. Cuộc đời và sự nghiệp của họ đã làm rạng danh
quê hương đất nước, góp phần hun đúc lên tâm hồn, trí tuệ và bản lĩnh của dân
tộc Việt Nam. Sau đây là một số danh nhân tiêu biểu nhất trong số các danh
nhân của Hải Dương và cũng là danh nhân tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
- Mạc Đĩnh Chi (1272-1346)
Danh sĩ đời Trần Anh Tông, tự là Tiết Phụ, sinh năm Nhâm Thân đời
Trần Thiệu Long (1272), tại làng Lũng Động, huyện Chí Linh, nay thuộc xã
18


Nam Tân, huyện Nam Sách. Ông thuộc dòng dõi Mạc Hiển Tích, người đỗ đầu
khoa Bính Dần năm 1086, và là tổ 7 đời của Mạc Đăng Dung. Ông là người học
rộng, thông minh tráng việt, thẳng thắn, liêm khiết, làm quan to nhưng rất thanh
đạm,nhưng người nhỏ bé, tướng mạo xấu xí. Khoa thi Thái học sinh năm
GiápThân, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), ông đỗ đầu Đệ nhất giáp, tức
Trạng nguyên. Vua Trần Anh Tông có ý chê ông xấu xí, ông bèn làm bài phú
“Ngọc tỉnh lên” để tự ví mình với cây sen,Vua Trần Anh Tông khen hay, cất
nhắc ông lên làm Thái học sinh dũng thư và sung chức Nội thư gia. Đời Hiến
Tông (1329-1341),ông làm đến chức Đại liêu ban, Tả bộc xạ, Nhập nội hành
khiển.
Mạc Đĩnh Chi là một nhân vật nổi tiếng đời Trần, cuộc đời và văn thơ của
ông chứng tỏ là đại biểu cho sự thanh cao của Nho sĩ đương thời. Sau khi về trí
sĩ, ông mở trường dạy học, nơi ấy thời sau gọi là Trạng nguyên Cổ đường, được
xếp vào hàng Chí Linh bát cổ. Trải qua nhiều biến cố, Cổ đường bị hư hại, nay
đã được khôi phục. Ông mất năm Bính Tuất, niên hiệu Thiệu Phong thứ 6

(1346). Tại Lũng Động, đền thờ, lăng mộ danh nhân từng được trùng tu, khôi
phục. Năm 1992, khu di tích này đã được xếp hạng quốc gia. Hàng năm đến
ngày 20 tháng 2 các chi họ Mạc từ mọi miền đất nước lại trở về Lũng Động
cùng nhân dân địa phương tổ chức lễ kỷ niệm trọng thể những danh nhân họ
Mạc, tiêu biểu là Mạc Đĩnh Chi.
Tác phẩm của ông còn lưu đến nay có: Ngọc tỉnh liên phú; một bài thơ và
câu đối chép trong Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục. Năm 2004, tỉnh Hải
Dương đã đúc tượng Mạc Đĩnh Chi để thờ trong Văn miếu Mao Điền.
- Đại danh y Tuệ Tĩnh (1330 -1400)
Tuệ Tĩnh là pháp hiệu của Nguyễn Bá Tĩnh, ông là danh y nổi tiếng đời
Trần Dụ Tông, biệt hiệu là Tráng Từ Vô Dật, quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn
Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương ( nay là xã Cẩm
Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).
Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh) đã để lại nhiều tác phẩm y học và phật học
(Thiền tông) có giá trị, tiêu biểu là hai cuốn: Nam dược thần hiệu (còn có tên là
19


Nam dược chỉ nam); giới thiệu 580 vị thuốc nam và 3873 phương thuốc điều trị
184 loại bệnh; Hồng Nghĩa giác tư y thư ( còn có tên là Thập tam phương gia
giảm): gồm các bài phú về thuốc nam, về dược tính và các mục về y lý và chủ trị
các bài thuốc. Đây là những công trình y dược đến nay vẫn còn nguyên giá trị,
những bộ sách quý về y học của ông có ảnh hưởng rất sâu rộng trong nền y học
cổ truyền nước ta. Khẩu hiệu và phương châm mà Tuệ Tĩnh nêu ra: Thuốc nam
chữa bệnh người Nam (Nam dược trị Nam nhân) vừa mang tính dân tộc, đại
chúng, vừa mang tính khoa học, bởi dùng các loại dược vật ở miền địa lý khí
hậu nào chữa bệnh cho người miền đó là thích hợp. Cả cuộc đời Tuệ Tĩnh hiến
dâng cho nghiên cứu chữa bệnh cứu người, có công đầu tư xây dựng nền y học
dân tộc Việt Nam, những cống hiến to lớn về lý luận và thực tiễn cho nền y học
dân tộc, sự nghiệp của ông không ngừng được kế thừa và phát huy. Ông là

người trồng cây đức được quả phúc cho đời. Tuệ Tĩnh Thiền sư được tôn thờ là
Thánh sư nam dược (Vị Thánh thuốc Nam).
Hiện nay vùng Cẩm Giàng còn một số di tích về Nguyễn Bá Tĩnh như:
đền Xưa (làng Nghĩa Phú), đền Bia (làng Văn Thai) thờ Tuệ Tĩnh trong đền có
câu đối:
Thi đậu Hoàng giáp tiếng lừng đất Bắc
Chữa bệnh thần diệu tài quán Nam Bang.
Nhiều di tích có quan hệ đến ông đã được xếp hạng quốc gia và từng bước
được tôn tạo để xứng đáng với vị thế của ông trong lịch sử. Năm 2005 được sự
hỗ trợ của tỉnh và Trung ương, nhân dân địa phương đã trùng tu đền Bia nơi thờ
Tuệ Tĩnh. Bài vị của ông được thờ phụng tại Văn miếu Mao Điền.
- Nguyễn Đại Năng (Thế kỷ XV)
Nguyễn Đại Năng, quê ở Giáp Sơn, tỉnh Hải Dương (nay là xã Hiệp An,
huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) không rõ năm sinh, năm mất, ông là một võ
tướng của triều Hồ, đồng thời còn là một danh sĩ, chuyên tâm nghiên cứu phép
chữa bệnh bằng châm cứu. Khoảng năm Qúi Mùi 1403, nhà Hồ xây cất bệnh
viện Trung ương phục vụ nhân dân, gọi là Quảng tế thự, ông được Hồ Qúy Ly

20


trọng dụng, giao cho cai quản cơ quan y tế Trung ương với cương vị là Quảng tế
tự thừa (Giám đốc viện y tế Trung ương) vì ông là người giỏi về khoa châm cứu.
Ông cũng giỏi về quân sự, có tài bắn nỏ nên cũng được nhà Hồ cử kiêm
coi việc quân sự, và về sau coi sóc Quân y viên.
Ông đã viết tập sách về y học: Châm cứu tiếp hiệu diễn ca, ghi lại cách
chữa 130 loại bệnh chứng, 140 huyệt châm cứu trong đó có 11 huyệt do tổ tiên
chúng ta tìm ra. Ông là người đầu tiên ở Việt Nam viết sách về khoa châm cứu.
Đến nay tác phẩm “ Châm cứu tiếp hiệu diễn ca” vẫn là một tài liệu khoa học có
giá trị đối với nền y học dan tộc nước nhà.

Nguyễn Đại Năng xứng đáng là thủy tổ của thuật châm cứu Việt Nam,
đồng thời là người có công lớn đề xướng và phát triển nền y học nhân dân dưới
thời nhà Hồ.
- Nguyễn Trãi (1380 -1442)
Nguyễn Trãi, Danh sĩ, Nhà văn hóa lớn, Anh hùng dân tộc, Danh nhân
văn hóa thế giới. Ông sinh năm 1380, quê vốn ở làng Chi Ngãi, huyện Phượng
Nhơn (nay là xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, Hải Dương), sau dời về làng Nhị
Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Nguyễn Trãi có tên hiệu là Ức Trai, ông ngoại là tư đồ Trần Nguyên Đán,
tể tướng nhà Trần, cha ông là Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh), mẹ ông
là Trần Thị Thái. Lúc trẻ Nguyễn Trãi đã nổi tiếng là người thông minh, giỏi văn
chương, am hiểu kinh sử, bách gia, binh thư thao lược. Năm Canh Thìn (1400),
20 tuổi ông đỗ Thái học sinh nhà Hồ. Ông được giữ chức Ngự sử đài chính
chưởng. Hai cha con ông cùng làm quan trong triều đình nhà Hồ.
Năm 1428, cuộc kháng chiến chống giặc Minh hoàn toàn thắng lợi,
Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo” nổi tiếng. Đó là bản Tuyên
ngôn độc lập thứ hai của dân tộc tràn đầy lòng tư hào, tinh thần yêu nước và tư
tưởng nhân đạo. Chính vì có công cứu nước mà Nguyễn Trãi được Lê Thái Tổ
cho đổi họ vua là Lê, nên gọi là Lê Trãi và phong tước Quan Phục Hầu.
Sau khi Lê Lợi mất, ông bị bọn gian thần trong triều gièm pha. Chán nản
triều chính, ông từ quan xin về nghỉ ở núi Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương).
21


Trong thời gian sống ẩn dật ở đây, ông thường gửi tâm sự của mình vào những
dòng thơ, bài Côn Sơn ca là một áng văn tuyệt tác.
Năm Giáp Dần (1434), vua Lê Thái Tông lại mời ông về Kinh đô lo việc
triều chính. Song không bao lâu, khi Lê Thái Tông đi duyệt binh ở vùng Đông
Bắc, ghé qua Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương), rồi mất đột ngột khi nghỉ ở Vườn
vải (tức Lệ Chi Viên, nay thuộc địa phận Bắc Ninh). Ông bị bọn gian thần ghép

tội thủ mưu cho vợ ông là Nguyễn Thi Lộ giết vua, rồi bắt ông giam vào ngục.
Ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất (1442). Nguyễn Trãi bị giết cùng 3 họ, thọ 62
tuổi.
Đời Lê Thánh Tông (1460 – 1497), năm 1464, niên hiệuQuang Thuận thứ
5 nỗi oan của ông được giải: vua truy phong ông là Tế Văn Hầu, các con cháu
còn sót lại (Nguyễn Anh Võ, Tô Giám, Tô Kiên) đều được trọng dụng.
Qua nhiều thế kỷ, Nguyễn Trãi luôn được đánh giá là anh hùng dân tộc,
một thiên tài trong nhiều lĩnh vực như tư tưởng chính trị, quân sự, ngoại giao,
văn học. Tài bang tế thế, cuộc đời sáng ngời phẩm chất cao quý là niềm tự hào
của cả dân tộc. Năm 1980 Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên hợp
quốc (UNESCO) đã công nhận Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa thế giới.
Năm 2003 tỉnh Hải Dương đã tổ chức khánh thành đền tưởng niệm
Nguyễn Trãi tại khu di tích Côn Sơn huyện Chí Linh. Tượng Nguyễn Trãi thờ ở
Văn miếu Mao Điền.
- Nguyễn Thị Duệ (1574- ?)
Nguyễn Thị Duệ sinh năm 1574, còn có tên là Nguyễn Thị Ngọc Toàn,
Nguyễn Thị Du, hiệu là Diệu Huyền, tự Tinh Phi. Bà người làng Kiệt Đắc,
huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay là xã Văn An, huyện Chí Linh).
Nguyễn Thị Duệ học hành tiến bộ, nhân lúc triều đình mở khoa thi, bà
cũng lều chõng như những sĩ tử khác về Kinh đô ứng thí, bằng cách ăn mặc giả
trai, bà lọt vào kỳ thi và đỗ Tiến sĩ. Trong buổi tiếp tân khoa, vua Mạc Kính
Cung phát hiện ra vị Thủ khoa Tiến sĩ mặt hoa da phấn, tay búp măng thì sinh
nghi, tra hỏi mới biết đó là gái giả trai, nhưng nhà vua không những không khép
tội mà còn khen ngợi và mời vị nữ Tiến sĩ đầu tiên của nước Việt vào cung dạy
22


các phi tần, sau vua lấy làm vợ, đặt tên là Tinh Phi (bà Chúa Sao Sa). Cuộc
chiến tranh giành ngôi vị Lê – Mạc xảy ra, nhà Mạc bị nhà Lê tiêu diệt, bà đành
lui về làng quê ở ẩn và mở trường dạy học. Trọng dụng người tài, vua Lê lại cho

mời bà ra Kinh đô giữ trọng trách chỉ dạy cho cung nữ và ban cho danh hiệu
Nghi ái quan Hàn lâm viện. Trong các kỳ thi bà còn giúp quan giám khảo chấm
thi, tuyển chọn người tài. Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ thời đó đã nghĩ ra một cách
học mới: tự ra đề cho các quan và sĩ tử hàng huyện học, cho họ làm bài gửi về
cung để bà tự tay chấm. Với cách học này, có lẽ bà là người đầu tiên trên thế
giới áp dụng việc học từ xa. Bà là người đã phát hiện cho nhà vua các khảo quan
về tài năng của Tiến sĩ Nguyễn Minh Triết.
Ở Kinh đô, bà có dịp giao du với các bậc hiền tài khoa bảng, do đó cũng
học hỏi được nhiều điều hay, lẽ đẹp, đã nhiều lần nhà vua cho mời bà tham gia
việc luận bàn chính sử và bà đều có những ý kiến xác đáng. Thông qua việc học
hỏi sách thánh hiền, noi gương những bậc kỳ tài trong sử sách, bà luôn thể hiện
lời lẽ khuyên răn triều đình chăm lo phát triển đất nước, yêu quý dân chúng, một
lòng vì sự phồn thịnh của nước nhà. Đối với quê hương bà khuyến khích hỗ trợ
vật chất và tạo điều kiện để việc học hành, thi cử được mở mang, nhờ đó sau nay
nhiều người ở quê hương bà đã đỗ Đại khoa.
Trong lịch sử dân tộc, Nguyễn Thị Duệ là người phụ nữ có đủ tài sắc và
đức độ, là nữ Tiến sĩ đầu tiên của đất nước, tiên phong cho việc giải phóng phụ
nữ, trước hết là tự giải phóng mình, làm rạng danh cho phụ nữ Việt Nam. Bà là
người đầu tiên trong lịch sử giáo dục nước nhà thực hiện dạy học từ xa, mà sau
nhiều thế kỷ, chúng ta mới bắt đầu thực hiện.
Năm 2004, bài vị của bà được đưa vào thờ phục trong Văn miếu Mao
Điền, là một trong 8 vị đại khoa của xứ Đông qua các triều đại phong kiến, trong
đó có nữ Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam Nguyễn Thị Duệ được thờ phụng tại
đây.
b.Văn hóa vật thể
- Khu di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hải Dương.
+ Cụm di tích lịch sử, văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc (Chí Linh)
23



×