Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

KHẢO SÁT HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG THÂT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở BỆNH NHÂN MÃN KINH TĂNG HUYẾT ÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.07 KB, 10 trang )

KHẢO SÁT HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG THÂT TRÁI BẰNG
SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở BỆNH NHÂN MÃN KINH TĂNG
HUYẾT ÁP
Nguyễn Nguyên Trang, Nguyễn Hải Thủy
Trường Đại Học Y Dược Huế
ABSTRACT
Background: In menopause transition many women have vasomotor symptoms, which
may affect their normal daily activities. With the decline in oestrogen levels, risk factors
for coronary heart disease become more apparent, especially hypertension. The onset of
hypertension can cause a variety of complaints that are often attributed to the menopause.
The early detection of the cardiac complications is very important for preventing of heart
failure in hypertensive menopausal patients.
Objective: To study left ventricular mass index (LVMI), systolic and diastolic function in
hypertensive menopause.
Patients and methods: Doppler echocardiography was performed in 30 hypertensive
menopause patients.
Results: The frequencies of left ventricular mass index increasing is 66,67%. The LVMI
is 114,23 ± 38,86 g/m2. 100% patients have normal systolic function and 40% patients
have been reducing of diastolic function. LVMI is directly proportional to BMI and the
waist circumference. LVMI is inversely proportional to systolic blood pressure and
diastolic blood pressure. LVMI is also inversely proportional to EF.
Conclusion: The left ventricular mass index increases in hypertensive menopausal
patients. Reducing of diastolic function occurs earlier than change of systolic function.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mãn kinh là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ, biểu thị bằng
sự kết thúc thời kỳ sinh sản và mở đầu một thời kỳ mới của người phụ nữ với nhiều khả
năng có thể xảy ra. Với sự gia tăng tuổi thọ hiện nay thì người phụ nữ sẽ sống trong giai
đoạn mãn kinh hết 1/3 cuộc đời của họ. Sự gia tăng tuổi thọ làm con người phải đối mặt với
nhiều bệnh lý chuyển hóa và tim mạch. Trong đó, bệnh lý tim mạch chiếm 1/3 nguyên nhân
về tử vong trên thế giới và đang góp phần làm gia tăng gánh nặng bệnh tật trên thế giới.
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch ở các nước công nghiệp


và ngay cả ở nước ta. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo độ tuổi
và tăng huyết áp cũng có sự liên quan với mãn kinh. Tăng huyết áp có thể gây tổn thương
nhiều cơ quan quan trọng như tim, não, thận, mắt.
Tăng huyết áp là nguyên nhân thường gặp của phì đại thất trái và suy tim ở người
lớn tuổi. Chính vì vậy việc đánh giá chức năng tim ở bệnh nhân tăng huyết áp rất cần
thiết, giúp cho việc điều trị có hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây, với sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật về chẩn đoán hình ảnh, siêu âm tim đã trở thành một
phương pháp không thâm nhập, dễ sử dụng, không những cho phép thăm dò về hình thái
mà còn về chức năng tâm thu, tâm trương vượt trội hơn hẳn so với nhiều phương tiện
thăm dò mới đắt tiền khác.
I.


Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về tổn thương tim ở bệnh
nhân tăng huyết áp đã được nhiều tác giả đề cập. Tuy nhiên trên đối tượng mãn kinh tăng
huyết áp thì chưa được quan tâm đúng mức.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Khảo sát hình thái và chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân mãn
kinh tăng huyết áp.
2. Đánh giá sự tương quan giữa hình thái và chức năng thất trái với một số yếu tố nguy
cơ phối hợp trên các bệnh nhân này.
II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
33 bệnh nhân được chẩn đoán mãn kinh theo TCYTTG và tăng huyết áp theo tiêu chuẩn
của TCYTTG và Hội tăng huyết áp thế giới (WHO/ISH 2004) nhập viện từ tháng 5/2010
đến tháng 10/2010.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Chúng tôi không đưa vào nghiên cứu những bệnh nhân có một trong các đặc điểm sau:
- Các bệnh van tim thực thể

- Bệnh cơ tim tiên phát, bệnh cơ tim thứ phát
- Bệnh màng ngoài tim
- Bệnh nhân có hội chứng cường giáp
- Các bệnh gan thận mạn (xơ gan, suy thận)
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được thăm khám và theo dõi
bằng phiếu theo dõi các tham số về lâm sáng và cận lâm sàng.
2.2.1. Lâm sàng
+ Tuổi: Dựa vào tuổi dương lịch, 12 tháng là 1 tuổi.
+ BMI: được tính theo công thức:
Trọng lượng (kg)
BMI (kg/m2) =
(Chiều cao)2 (m2)
Đánh giá Béo phì theo tiêu chuẩn của châu Á cho người trưởng thành.
+ Vòng bụng (VB): Đánh giá béo dạng nam theo tiêu chuẩn của TCYTTG dành cho người
châu Á: Nam > 90cm và Nữ > 80cm.
+ Huyết áp: Phân loại huyết áp theo tiêu chuẩn của TCYTTG và Hội Tăng huyết áp thế
giới (WHO/ISH 2004), hội THA Việt Nam (2008)
+ Đánh giá suy tim: Khám và chẩn đoán suy tim theo tiêu chuẩn Framingham và phân độ
suy tim theo hội tim New York (NYHA) ứng dụng vào điều trị.
2.2.2. Siêu âm Doppler tim
- Các phép đo trên siêu âm TM và 2D
+ Đường kính cuối tâm thu thất trái (LVDs): Bình thường LVDs: 22 – 40mm.
+ Đường kính cuối tâm trương thất trái (LVDd): Bình thường: LVDd: 38 – 56mm.
+ Thành sau thất trái thời kỳ tâm thu (PWSs): Bình thường PWSs: 13-20mm.
+ Thành sau thất trái thời kỳ tâm trương (PWSd): Bình thường: PWSd: 8 - 11mm.
+ Chiều dày vách liên thất cuối tâm thu (IVSs): Bình thường IVSs; 9 – 15mm.
+ Chiều dày vách liên thất cuối tâm trương (IVSd): Bình thường IVSd: 6 – 11mm.



-Chỉ số khối cơ thất trái (LVMI): theo công thức lập trình sẵn trên máy siêu âm tim:
LVMI (g/m2) = LVM (g)/ Diện tích da cơ thể (m2)
Đánh giá phì đại thất trái (PĐTT) theo tiêu chuẩn của ASE (2005), trong đó được gọi là
PĐTT ở nữ khi LVMI >95 (g/m2)
-Đánh giá chức năng tâm thu được vào phân suất tống máu EF (%): theo tiêu chuẩn của
ASE (2005) như sau:
+ Chức năng tâm thu giảm nặng: EF <30%
+ Chức năng tâm thu giảm vừa: 30% ≤ EF ≤ 44%
+ Chức năng tâm thu giảm nhẹ: 45% ≤ EF ≤ 54%
+ Chức năng tâm thu bình thường: EF > 55 – 80%
-Chức năng tâm trương được đánh giá dựa vào dòng chảy qua van hai lá theo tiêu
chuẩn của ASE (2009).

Bình thường
Chậm thư giãn
Hình 2: Hình ảnh siêu âm Doppler đánh giá RLCN tâm trương thất trái
2.3.Phƣơng pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học trên máy vi tính bằng phần mềm
thống kê Excell 2007 và Medcalc.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình chung
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số khối cơ thất trái
Tỷ lệ phì đại thất trái

33.33%
66.67%

PĐTT
Không PĐTT


Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số khối cơ thất trái
Trong 30 đối tượng nghiên cứu có 66,67% bệnh nhân PĐTT và 33,33% bệnh nhân


không có PĐTT. Chỉ số khối cơ thất trái trung bình là 114,23 ± 38,86 g/m2.
3.1.2.Phân bố bệnh nhân theo chức năng tâm thu
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo chức năng tâm thu thất trái
Chức năng tâm thu

Bình thƣờng

Giảm

Tổng cộng

Số lƣợng (n)

30

0

30

Tỷ lệ (%)

100

0

100


Tỷ lệ bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái bình thường chiếm 100%, không
có bệnh nhân nào có giảm chức năng tâm thu. Phân suất tống máu trung bình của
nhóm nghiên cứu là 69,81 ± 7,91%.
3.1.3.Phân bố bệnh nhân theo chức năng tâm trương thất trái

Phân bố bệnh nhân theo CNTTr
100%
80%
60%

60%

40%
Tỷ lệ %

40%
20%
0%
GĐ1

Bình
thường

0%

0%

GĐ2


GĐ3

Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo chức năng tâm trƣơng thất trái
Tỷ lệ bệnh nhân có chức năng tâm trương thất trái giảm giai đoạn 1 chiếm 40%,
chức năng tâm trương bình thường chiếm 60%, không có bệnh nhân nào giảm
chức năng tâm trương giai đoạn 2 và 3.
3.1.4.Phân bố bệnh nhân theo vòng bụng (VB)

Phân bố bệnh nhân theo VB
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

70%
30%

≤80

>80

Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo vòng bụng

%



Tỷ lệ bệnh nhân có vòng bụng nguy cơ (VB > 80cm) chiếm 70% trong tổng số đối
tượng nghiên cứu.
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo BMI

Phân bố theo BMI
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%

53.33%

Tỷ lệ %
40%

20.00%
10.00%

6.67%

0.00%
Gầy

Trung bình

Béo

Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo BMI
Tỷ lệ bệnh nhân có BMI thuộc loai trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (53,33%), loại
gầy chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,67%) và loại béo phì chiếm tỷ lệ 40%.

3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn THA

Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn THA
40.00%
35.00%
30.00%
25.00%
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%
0.00%

40%
30%
6.67%

2.33%
THA kiểm
soát

Tỷ lệ %

GĐ1

GĐ2

GĐ3

Biểu đồ 3.5. Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn THA

Tỷ lệ bệnh nhân THA giai đoạn 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (40%), tỷ lệ bệnh nhân
THA có mức huyết áp được kiểm soát chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,33%).
3.1.7. Giá trị trung bình của HATT và HATTr
Trị số HA
HATT (mmHg)
HATTr (mmHg)
146 ± 17,14
84 ± 11,33
Gía trị


HATT trung bình của nhóm nghiên cứu là 146 ± 17,14mmHg và HATTr trung
bình là 84 ± 11,33mmHg.
3.2.Tƣơng quan giữa chỉ số khối cơ thất trái và vòng bụng

LVMI
250

LVMI

200

y = 1.300x + 4.648
R² = 0.087

150
100

LVMI


50

Linear (LVMI)

0

0

50

100

150

Vòng bụng (cm)

Biểu đồ 3.6. Tƣơng quan giữa LVMI và vòng bụng
có phƣơng trình y=1,300x + 4,648 (n = 30, r = 0,2950, p>0.05)
Tƣơng quan giữa LVMI và BMI
250

LVMI

200

y = 1.502x + 80.31
R² = 0.015

150
100


LVMI

50

Linear (LVMI)

0
0

10

20

30

40

BMI

Biểu đồ 3.7. Tƣơng quan giữa LVMI và BMI
có phƣơng trình y=1,502x + 80,31 (n = 30, r = 0,1225, p>0.05)
Chỉ số khối cơ thất trái có mối tương quan thuận với vòng bụng và BMI theo
phương trình y=1,300x + 4,648 và phương trình y=1,502x + 80,31.
3.3.Tƣơng quan giữa chỉ số khối cơ thất trái với HATT và HATTr
Tƣơng quan giữa HATT và LVMI
250
200

y = -0.634x + 206.8

R² = 0.078

LVMI

150
100

LVMI

50

Linear (LVMI)

0
0

50

100

150

200

HATT

Biểu đồ 3.8. Tƣơng quan giữa LVMI và HATT
có phƣơng trình y= -0,634x + 206,8 (n = 30, r = - 0,3, p>0.05)



Tƣơng quan giữa HATTr và LVMI

LVMI

250
200y = -0.931x + 192.5
R² = 0.073
150
100

LVMI

50

Linear (LVMI)

0
0

50

100

150

HATTr

Biểu đồ 3.8. Tƣơng quan giữa LVMI và HATTr
có phƣơng trình y=- 0,931x + 192,5 (n = 30, r = - 0,27, p>0.05)
Chỉ số khối cơ thất trái có mối tương quan nghịch với HATT và HATTr theo

phương trình y=- 0,634x + 206,8 và phương trình y=- 0,931x + 192,5.
3.4. Tƣơng quan giữa chỉ số khối cơ thất trái và phân suất tống máu

Tƣơng quan giữa LVMI và EF
100

EF

80
60
y = -0.116x + 83.07
R² = 0.325

40

EF

20

Linear (EF)

0
0

50

100

150


200

250

LVMI

Biểu đồ 3.8. Tƣơng quan giữa LVMI và EF
có phƣơng trình y=- 116x + 83,07 (n = 30, r = - 0,57, p<0.05)
IV. BÀN LUẬN
Qua khảo sát 30 bệnh nhân mãn kinh tăng huyết áp, chúng tôi nhận thấy có
66,67% bệnh nhân có phì đại thất trái trên siêu âm Doppler tim theo tiêu chuẩn
của hội siêu âm tim Hoa Kỳ (2005). Tỷ lệ này cũng giống một số nghiên cứu trên
đối tượng có tăng huyết áp.Theo Takeshi Takami và Minori Shigematsu (2003), ở
bệnh nhân THA có PĐTT. Theo Nguyễn Đức Trường (2005), 48,65% bệnh nhân
THA có PĐTT. Theo Ngô Thị Minh Hiền (2008), PĐTT là biến chứng thường gặp
trên bệnh nhân đái tháo đường có THA. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số
khối cơ thất trái là 114,23 ± 38,86 g/m2. Kết quả này cũng tương tự như nghiên
cứu của một số tác giả khác. Theo Đoàn Hiếu Trung (2006), chỉ số khối cơ thất


trái cũng tăng đáng kể ở nhóm bệnh nhân THA (119,42 ± 35,52 g/m2) khi so sánh
với nhóm chứng (94,05 ± 17,96 g/m2). Theo Cao Thúc Sinh và Huỳnh Văn Minh
(2005), chỉ số khối cơ thất trái trung bình của bệnh nhân tăng huyết áp nguyên
phát là 136,25 ± 52,35.
Tỷ lệ bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái bình thường chiếm 100%,
không có bệnh nhân nào có giảm chức năng tâm thu. Phân suất tống máu trung
bình của nhóm nghiên cứu là 69,81 ± 7,91%. Trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân có
chức năng tâm trương thất trái giảm chiếm 40%, chức năng tâm trương bình
thường chiếm 60%. Giảm chức năng tâm trương giai đoạn 1 chiếm 100%, không
có bệnh nhân nào giảm chức năng tâm trương giai đoạn 2 và 3. Như vậy, giảm

chức năng tâm trương thất trái xảy ra sớm hơn so với giảm chức năng tâm thu.Tỷ
lệ này cũng tương đồng với một số nghiên cứu khác.
Tỷ lệ bệnh nhân có vòng bụng nguy cơ (VB > 80cm) chiếm 70% trong tổng
số đối tượng nghiên cứu. Tỷ lệ này cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu
khác.Theo Nguyễn Hải Thủy và cộng sự (2008),50% phụ nữ tăng huyết áp có
vòng bụng >80 cm. Tỷ lệ bệnh nhân có BMI thuộc loại trung bình chiếm tỷ lệ cao
nhất (53,33%), loại gầy chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,67%) và loại béo phì chiếm tỷ lệ
40%. Tỷ lệ này cao hơn một số nghiên cứu khác. Chỉ số khối cơ thất trái có mối
tương quan thuận với vòng bụng và BMI theo phương trình y=1,300x + 4,648 ( hệ
số tương quan r = 0,295) và phương trình y=1,502x + 80,31 ( hệ số tương quan r =
0,1225) . Như vậy vòng bụng có sự tương quan với LVMI chặt chẽ hơn so với
BMI.
Tỷ lệ bệnh nhân THA giai đoạn 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (40%), tỷ lệ bệnh
nhân THA giai đoạn 2 chiếm tỷ lệ 30%. HATT trung bình của nhóm nghiên cứu là
146 ± 17,14mmHg và HATTr trung bình là 84 ± 11,33mmHg. Kết quả này cũng
tương quan với nhiều nghiên cứu khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên quan
giữa THA và mãn kinh. Chỉ số huyết áp tăng cao hơn ở phụ nữ mãn kinh so với
phụ nữ chưa mãn kinh. Theo JA Staessen và cộng sự (1998), ở phụ nữ mãn kinh
có chỉ số huyết áp cao hơn phụ nữ chưa mãn kinh, tỷ lệ THA ở phụ nữ mãn kinh
cũng cao hơn nhiều so với phụ nữ chưa mãn kinh. Trong nghiên cứu này thì chỉ số
khối cơ thất trái có mối tương quan nghịch với HATT và HATTr theo phương
trình y= - 0,634x + 206,8 ( hệ số tương quan r = - 0,3) và phương trình y= - 0,931x
+ 192,5 (hệ số tương quan r = - 0,27). Như vậy, huyết áp tâm thu có sự tương quan
với LVMI chặt chẽ hơn so với huyết áp tâm trương.
V. KẾT LUẬN
Trong 30 đối tượng nghiên cứu có 66,67% bệnh nhân phì đại thất trái và
33,33% bệnh nhân không có phì đại thất trái. Chỉ số khối cơ thất trái trung bình là
114,23 ± 38,86 g/m2.
Tỷ lệ bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái bình thường chiếm 100%,
không có bệnh nhân nào có giảm chức năng tâm thu. Phân suất tống máu trung

bình của nhóm nghiên cứu là 69,81 ± 7,91%.
Tỷ lệ bệnh nhân có chức năng tâm trương thất trái giảm giai đoạn 1 chiếm


40%, chức năng tâm trương bình thường chiếm 60%, không có bệnh nhân nào
giảm chức năng tâm trương giai đoạn 2 và 3.
Chỉ số khối cơ thất trái có mối tương quan thuận với vòng bụng và BMI
Chỉ số khối cơ thất trái có mối tương quan nghịch với huyết áp tâm thu,
huyết áp tâm trương và phân suất tống máu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội tim mạch học Việt Nam (2006), “Khuyến cáo của hội tim mạch học
Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn”, Khuyến
cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hoá giai đoạn 2006 – 2010, Nhà xuất bản
Y học thành phố Hồ Chí Minh, tr 1 – 52.
2. Ngô Thị Minh Hiền (2008), Nghiên cứu chỉ số huyết áp tâm thu và chỉ số khối
cơ thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp tâm thu, Luận văn thạc
sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
3. Nguyễn Vũ Quốc Huy (2001), Góp phần nghiên cứu các đặc điểm tâm sinh lý
và bệnh lý âm hộ - âm đạo của phụ nữ mãn kinh, Luận văn thạc sĩ y học, Trường
Đại học Y khoa Huế .
4. Nguyễn Phú Kháng (2001), “Tăng huyết áp hệ thống động mạch”, Lâm sàng
tim mạch, Nhà xuất bản Y học, tr 449 – 487.
5. Phạm Văn Lình – Cao Ngọc Thành (2007), “Một số vấn đề sức khỏe trong thời kỳ
mãn kinh”, Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 686 – 692.
6. Huỳnh Văn Minh (2008), “Suy tim”, Giáo trình sau đại học Tim mạch học, Nhà
xuất bản Đại học Huế, tr 35 – 56.
7. Huỳnh Văn Minh (2008), “Tăng huyết áp”, Giáo trình sau đại học Tim mạch
học, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr 11 – 34.
8. Đoàn Hiếu Trung (2006), Nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái ở bệnh
nhân tăng huyết áp bằng phương pháp Doppler xung mô kết hợp với Doppler kinh

điển, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
9. Nguyễn Đức Trường (2005), Nghiên cứu chức năng tâm thu của thất trái bằng
phương pháp siêu âm tim ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, Luận văn thạc
sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
10. Nguyễn Anh Vũ (2008), “Đánh giá chức năng thất thất và huyết động
bằng siêu âm Doppler”, Siêu âm tim từ căn bản đến nâng cao, Nhà xuất bản
Đại học Huế, tr 168 – 186
11. A.H.E.M. Maas – H.R. Franke (2009), “Women’s health in menopause with a
focus on hypertension”, Netherlands Heart Journal, Volume 17, Number 2,
February 2009, pp. 68 – 72.
12. D. W. Rodenbaugh – H. L. Collins – S. E. Dicarlo (2003), “Increased susceptibility to
ventricular in hypertensive paraplegic rats”, Clinical and experimental Hypertension,
Volume 25 Number 6 August 2003, pp. 349 – 358.
13. JA Staessen – H Celis – R Fagard (1998), “The epidemiology of the
association between hypertension and menopause”, Journal of human


hypertension (1998) 12, pp. 587 – 592.
14. Megan Coylewright – Jane F. Reckelhoff – Pamela Ouyang (2008),
“Menopause and hypertension An age – Old debate”, Hypertension, Journal of the
American Heart Association, pp. 952 – 959.



×