Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận sự phân công lao động theo giới trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.9 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Khoa: Công Tác Xã Hội

Tiểu luận: SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO
GIỚI TRONG GIA ĐÌNH
Giảng viên: Phạm Thị Kim Ngọc
Sinh viên thực hành: Nguyễn Thị Hoa

Bình Dương, ngày 02 tháng 12 năm 2015

Mục lục


A. GIỚI THIỆU..........................................................................................................3
B. NỘI DUNG............................................................................................................4
1. Khái niệm....................................................................................................4
2. Thực trạng của vấn đề................................................................................8
3. Nguyên nhân...............................................................................................9
4. Hệ quả.........................................................................................................9
5. Giải pháp.....................................................................................................9
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.....................................................................................................10
2. Kiến nghị...................................................................................................10
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................11

A. Giới thiệu


Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công lao động là vấn đề đang được quan tâm
trong xã hội, cộng đồng nói chung, cũng như trong gia đình nói riêng. Như chúng ta đã
biết việc phân công lao động từ trước đến nay trong gia đình nhất là khu vực nông thôn,


vùng sâu, vùng xa, còn nhiều bất cập và định kiến về giới, ảnh hưởng đến việc phân công
lao động theo giới trong gia đình. Chúng ta cần có cách nhìn, để sự phân công lao động
trong gia đình hợp lí hơn.
Khi được hỏi, trong gia đình ai là người làm nhiều hơn những công việc nội trợ?
Đại đa số các ý kiến khẳng định vợ/con gái làm nhiều các công việc: giặt giũ 82,14%;
quét dọn, nấu ăn 65,71%. Các công việc mà “hai vợ chồng làm như nhau” là: thăm họ
hàng ốm đau 67,85%; tham gia lễ hội địa phương 65%; ăn giỗ, cỗ cưới 62,85%; dạy con
học 54,28%; chăm sóc con, người ốm 48,57%,... Các số liệu cho thấy, phụ nữ (vợ, con
gái) trong các gia đình làm nhiều hơn nam giới (chồng, con trai) ở hai hoạt động: giặt giũ
và quét dọn, nấu ăn. Điều này thể hiện sự phân công lao động theo giới trong gia đình ở
những công việc không tạo ra hàng hoá, thu nhập đã có những tiến bộ hơn trước về
bình[1] đẳng giới. Người chồng, người con trai đã có sự chia sẻ công việc với người vợ,
người con gái. Xu hướng nam giới tham gia vào công việc nội trợ tăng lên nhưng nữ giới
vẫn là người đảm nhận chính công việc bếp núc, giặt giũ. Phụ nữ Việt Nam nói chung,
phụ nữ nông thôn nói riêng phải mất nhiều thời gian cho công việc nội trợ là một trở ngại
lớn trên con đường giải phóng phụ nữ, tiến tới bình đẳng nam nữ trong gia đình và xã
hội. Theo đánh giá của Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ: lĩnh vực phụ nữ chịu
bất bình đẳng nhiều nhất là Phân công lao động trong gia đình. Phụ nữ vẫn chịu trách
nhiệm chính trong các công việc gia đình. Cũng theo đánh giá này, thời gian lao động của
nữ giới thường cao hơn nam giới 3-4 tiếng mỗi ngày. Ở vùng nông thôn và miền núi, nơi
dân trí thấp, phụ nữ dân tộc thiểu số còn phải làm việc quần quật từ 5 giờ sáng đến 11-12
giờ đêm. (Tìm hiểu vài nét về sự phân công lao động trong gia đình ở nước ta hiện nay và
đánh giá sự ảnh hưởng của sự phân công lao động đó đến việc thực hiện bình đẳng giới
trong gia đình).
Hơn nữa người phụ nữ với đặc điểm tạo hóa mang thai,sinh con và nuôi con bằng
sữa mẹ, họ không có sự cường tráng, khỏe mạnh như người đàn ông, nhưng xã hội ngày
phát triển, sức mạnh về thể chất không còn chiếm ưu thế nữa, mà thay vào đó là trí tuệ,
có một số lĩnh vực phụ nữ không hề thua kém, mà có khi vượt trội nhờ vào sự dẻo dai,
chịu thương chịu khó.. Trong những năm gần đây, vai trò và vị trí của người phụ nữ được
nâng lên đáng kể, họ đã có quyền bình đẳng so với nam giới.


B. Nội dung


1. Khái niệm
Theo Tác giả Lê Thị Quí thì “ Giới là mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ được
xác định theo văn hóa và cách thức mối quan hệ được xác định trong xã hội (Tập bài
giảng XHH Giới )
Lao động là một thiết chế xã hội trong đó con người được định hướng, được tổ
chức, sắp xếp nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá nhân, của nhóm và của xã
hội (Lê Ngọc Hùng – tập bài giảng XHH Lao Động)
Phân công lao động: Theo quan niệm xã hội học do August Comte khởi xướng “
Phân công lao động là sự chuyên môn nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng ổn
định và phát triển xã hội, củng cố mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân và trật tự xã hội.
Phân công lao động không đơn thuần là sự chuyên môn hóa lao động mà thực chất là quá
trình gắn liền với sự phân hóa xã hội, phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội”
Phân Công Lao Động Theo giới: là những chức năng xã hội, những khả năng và
những cách thức của hành động thích hợp để các thành viên của một xã hội căn cứ vào
khi họ là một phụ nữ hoặc là một nam giới.
Gia đình là một cộng đồng người sống[2]chung và gắn bó với nhau bởi các mối
quan hệ tình cảm, quan hệ ,hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc
quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển
lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
2. Thực trạng của vấn đề
Hiện nay, việc phân công lao động trong gia đình theo giới trên cả nước vẫn còn
mang tính chênh lệch khá cao, tùy theo tầng lớp xã hội và nhận thức của từng gia đình: ở
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nơi gần có 80% dân số đang sống ở nông
thôn, trong đó phụ nữ chiếm 51% dân số và hơn 52% lực lượng lao động (số liệu thống
kê năm 2000 của TCTK ) người phụ nữ phải gánh vác phần lớn công việc trên đồng

ruộng và việc nhà không được biết đến nhiều, không được thấy rõ và thừa nhận. Người
phụ nữ phải lao động với một cường độ rất lớn. Thời gian làm việc kéo dài mà ít có điều
kiện nghỉ ngơi nhưng mức lương thu nhập thì không cao bằng nam giới.
Điều 18 Luật Bình đẳng giới quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan
hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình,... các thành viên nam
nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình”. Mặc dù pháp luật quy định
trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng với nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết


định mọi vấn đề chung, cùng chia sẻ mọi công việc cũng như chăm lo con cái, cha mẹ,
nhưng trên thực tế nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn
đề lớn và thường tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn phụ nữ. Còn các công việc nội
trợ, chăm sóc con cái được coi là “thiên chức” của phụ nữ.
Tính chất bảo thủ của sự phân công lao động truyền thống theo giới ở các mức độ
khác nhau vẫn còn bảo thủ trong một bộ phận gia đình Việt Nam đã làm hạn chế các cơ
hội học hành của trẻ em gái, cản trở phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội và có địa
vị xã hội thu nhập bình đẳng như nam giới. Các kết quả thống kê cho thấy, trung bình
thời gian làm việc một ngày của phụ [3]nữ là 13 giờ, trong khi nam giới là khoảng 09 giờ.
( Báo Cáo Hiện trạng Bất Bình Đẳng Giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ). Sự
chênh lệch này chủ yếu do phụ nữ còn đảm nhiệm chính công việc nội trợ, chăm sóc con
cái, ngoài ra còn đảm nhiệm các vai trò sản xuất và công tác như nam giới.
Trong công việc chăm sóc sức[4] khoẻ cho con, tuy rằng người vợ vẫn là người
thường xuyên làm công việc này (chiếm 49,2%) hơn nam giới (chiếm 4,1%), tuy nhiên
người chồng đã có sự tham gia nhiều hơn vào việc chăm sóc con cái thể hiện qua 33,4%
người đều cho rằng cả hai vợ chồng cùng tham gia ngang nhau vào công việc chăm sóc
con cái. Trong công việc dạy học cho con, mức độ tham gia củangười chồng là 14,3%,
trong khi đó người vợ là 25,6%, và cả hai vợ chồng cùng tham gia như nhau chiếm tỉ lệ
cao nhất là 32,1%. (Phân công lao động và khác biệt giới trong gia đình).
Theo quan niệm truyền thống, phụ nữ gắn liền với vai trò chăm sóc gia đình, còn nam
giới đảm nhận những việc lớn. Quan niệm này được thể hiện thông qua câu ngạn ngữ

“đàn ông xây[5] nhà, đàn bà xây tổ ấm”. (Vấn đề bình đẳng giới của gia đình nông thôn
ven đô thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại
hóa). Người phụ nữ giữ vai trò trong việc điều hòa các mối quan hệ trong gia đình. Nam
giới sau một ngày làm việc bận rộn, mệt mỏi, khi về nhà họ cần được nghỉ ngơi, họ muốn
được những bữa cơm ngon, nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, nhất là người vợ dịu dàng, ân cần,
chăm lo cho ba mẹ chồng, cũng như những ứng xử tế nhị với gia đình nhà chồng. Để làm
được những việc đó người phụ nữ phải biết thông cảm và chịu khó..
Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình cũng có sự chênh lệch như : Chợ
búa, nam giới thì 5% ,nữ giới 66,7%, trong chăn nuôi, tương đương 15% nam , 60% nữ.
Làm ruộng tương[6] đương 44,3% nam , 46,7% nữ. Sự phân công còn thể hiện công việc,
thời gian rãnh rỗi của hai giới. Theo điều tra có 80% nam giới được hỏi cho biết họ sử
dụng thời gian rỗi để tập tụ café, ăn nhậu hoặc đánh bài. Trong khi đó 80% nữ được hỏi
cho biết thời gian họ thường xuyên kiểm tra con cái học bài hoặc may vá quần áo. Theo
điều tra 20% nam giới trả lời thỉnh thoảng phụ giúp vợ nấu ăn, 90% nam giới trả lời chưa


bao giờ giặt giũ cho vợ con cả. ( Vấn đề bình đẳng giới trong gia đình, thực trạng, nguyên
nhân, giải pháp tại thị trấn tứ hạ, huyện hương hà, Thừa Thiên Huế)
Theo kết quả điều tra về Bình đẳng giới năm 2007 của Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, riêng việc đi chợ mua thức ăn: tỷ lệ phụ nữ là 88,6%, nam là 5,5%; việc nấu cơm:
tỷ lệ tương ứng là 79,9% và 3,3%; việc giặt giũ: tỷ lệ tương ứng là 77,3% và 2,8%. Có
thể nói đến ở những việc nhà, để tìm thấy tỷ lệ hai vợ chồng làm việc nhà ngang nhau là
rất thấp. Trong khi đó, đối với việc chăm sóc người ốm và chăm sóc con cái, tỷ lệ vợ
chồng làm ngang nhau là cao hơn so với những công việc trên, tương ứng là 3,3% và
38,2%..( Trích từ bài giảng giới và phát triển -K51CTXH - ĐHKHXHNV – ĐHQGHN ).
Do đó, phụ nữ ít có cơ hội để học tập nâng cao trình độ, nghỉ ngơi giải trí hay tham gia
các hoạt động xã hội. Còn nam giới tuy gánh vác công việc xã hội nặng hơn phụ nữ
nhưng lại có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, thu nhập cao hơn.
Trong một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Khoa [7]học xã hội và Nhân văn
đã triển khai thực hiện đề tài "Phân công lao động theo giới trong gia đình ở An Giang

hiện nay". Kết quả khảo sát 280 hộ gia đình ở phường Châu Phú B (thành phố Châu Đốc)
và xã Định Thành (huyện Thoại Sơn) cho thấy có sự phân công rõ ràng giữa phụ nữ và
nam giới trong các hoạt động: Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nam giới thường là
người đảm nhận chính từ khâu lập kế hoạch cho đến khâu thu hoạch và bán sản phẩm,
trong khi đó phụ nữ chỉ đóng vai trò hỗ trợ; Trong hoạt động buôn bán, kinh doanh, cả
hai vợ chồng đều tham gia vào tất cả các khâu, trong đó khâu vận chuyển và lấy hàng hóa
thì nam giới phụ trách chính, trong khi đó người vợ đảm nhận chính trong khâu chăm sóc
khách hàng; Trong hoạt động tái sản xuất, phụ nữ là người đảm nhận vai trò chính và
nam giới chỉ đóng vai trò hỗ trợ, giúp đỡ. Trong hoạt động cộng đồng, nam giới cũng là
tham gia chính và phụ nữ thường tham gia với vai trò thay thế cho chồng nếu chồng của
họ không thể tham gia. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cả nam giới và phụ nữ đều có
cơ hội trong vấn đề tiếp cận các nguồn lực và lợi ích, thế nhưng nam giới trong gia đình
vẫn là người nắm giữ và chi phối phần lớn các yếu tố về nguồn lực và lợi ích, đặc biệt là
các nguồn lực quan trọng. Sự tham gia của phụ nữ có kiểm soát và lợi ích còn hạn chế,
chỉ tập trung vào một số nguồn lực gắn với những công việc truyền thống . ( Thực trạng
phân công lao động theo giới trong gia đình ở An Giang ).
Cũng theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006, phân công lao động [8] theo
giới truyền thống trong các gia đình, người phụ nữ và nam giới điều được gắn cho những
công việc nhất định, được coi là phù hợp với giới của mình. Chẳng hạn đối với người phụ
nữ/ người vợ đó là các công việc nội trợ, chăm sóc trẻ em, giữ tiền, chăm sóc người già,
còn người đàn ông/ người chồng chịu trách nhiệm với các công việc sản xuất kinh doanh,
tiếp khách lạ, thay mặt gia đình giao tiếp với chính quyền. Tỷ lệ quan niệm rằng phụ nữ


thích hợp với công việc nội trợ là 90,1% người từ 61 tuổi trở lên, 90,4% những người từ
18-60 tuổi và 79,3% những vị thành niên 15-17 tuổi chưa xây dựng gia đình. Số người
quan niệm nam giới thích hợp với công việc nội trợ chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến 1%. Trong
khi đó, người chồng chiếm tỷ lệ cao hơn vợ trong các loại công việc khác như “ thay mặt
gia đình giao tiếp với chính quyền” : nam giới 62,7%,phụ nữ 18,1%, “ tiếp khách” : nam
giới 46,1%, nữ giới 17,5%, “sản xuất kinh doanh” : nam giới 36,7%, nữ giới 27,6% (Khía

cạnh giới trong phân công lao động gia đình – Nguyễn Hữu Minh).
Tại địa bàn khảo sát ngư dân các tỉnh miền trung, 96% số người được [9] hỏi cho
biết đàn ông ( người chồng ) là chủ hộ gia đình, nữ chủ hộ chiếm 2% và ông bà là 2%.
Điều này có thể giải thích: Thứ nhất, vì hộ gia đình ngư dân sống chủ yếu bằng nguồn hải
sản mà người đàn ông, người chồng “ độc quyền” làm nghề đó nên họ đóng vai trò chủ
hộ. Chủ hộ là người có uy tín: 94% số người trả lời cho rằng người thường được mọi
người trong gia đình nghe theo là nam chủ hộ - người chồng. Thứ hai, phân công lao
động theo giới luôn đề cao vị thế của nam giới đã ăn sâu vào tiềm thức và quan niệm của
người ngư dân. (Tìm hiểu phân công lao động nam nữ trong gia đình ngư dân ven biển
miền trung ).
Ở nông thôn các công việc[10] nội trợ như dọn dẹp, giặt giũ, đi chợ, nấu cơm… đều
không được coi là công việc quan trọng, người đàn ông không muốn làm bởi vì nó nhàm
chán.. Qua khảo sát, hầu hết các gia đình, việc nội trợ do người vợ đảm nhiệm, Ở Thanh
Hà (Hà Nam), người vợ làm 93% , người chồng 1% việc giặt giũ, tương đương 65% và
4% việc đi chợ, tương đương 78% và 2% việc dọn dẹp. (Bình đẳng về giới trong gia
đình ở nông thôn đồng bằng sông hồng hiện nay).
Trong hầu hết các gia đình dân tộc thiểu số ở vùng Đông [11] Bắc, người phụ nữ vẫn
phải đảm nhiệm nhiều loại công việc hơn nam giới và công việc ấy được coi là công việc
“nhẹ nhàng”. Không thể phủ nhận được rằng, nhiều công việc do nam giới thực hiện đòi
hỏi sức cơ bắp nhiều hơn, chẳng hạn: cày, bừa, phun thuốc sâu (48,8%). Nhưng trên thực
tế những công việc sản xuất mà phụ nữ làm được coi là “nhẹ nhàng” nhưng lại tốn rất
nhiều thời gian, công sức và phải thực hiện liên tục hàng ngày (làm vườn 47,7%; chăn
nuôi 50,9%). Các hoạt động cộng đồng, người vợ tham gia chiếm tỷ lệ thấp nhất là 7,2%;
người chồng tham gia chiếm 22,5% gần gấp 3 lần so với sự tham gia của người vợ. Rõ
ràng, trong những công việc này, vai trò, vị thế của người vợ thấp hơn so với người
chồng. Tuy nhiên, chỉ số hai vợ chồng cùng tham gia là tương đối cao, chiếm 54,5%.
Điều này cũng nói lên cơ hội cho cả hai vợ chồng cùng tham gia các hoạt động cộng
đồng ngày càng biến đổi theo hướng bình đẳng hơn. (Bình đẳng giới trong gia đình dân
tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc nước ta hiện nay).



Theo tổng cục thống [12]kê năm 2009 cho biết: Số người vợ có tham gia sinh hoạt
cộng đồng ở địa phương là 30%, không tham gia là 21% và thỉnh thoảng là 49%.. Điều
này cho thấy người phụ nữ đã từng bước hoà nhập với xã hội bên ngoài, không còn bó
hẹp mình trong vai trò nội trợ gia đình.
Qua thực trạng trên cho thấy tỷ lệ phân công lao động còn bất hợp lí đặc biệt là
phân công lao động theo giới.
3. Nguyên nhân
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là quá trình biến đổi cách
mạng sâu sắc với lĩnh vực đời sống, xã hội làm cho xã hội phát triển. Qua các giai đoạn
lịch sử, do sự thay đổi về hoàn cảnh, phát triển kinh tế, công nghệ, vai trò của nam giới
và phụ nữ trong xã hội cũng thay đổi. Trước đây, theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có
quyền quyết định và con cái thì có thể theo họ mẹ, do tính chất của công việc đàn ông
dần có quyền và từ đó hình thành chế độ phụ hệ. Nam giới ngày càng được coi trọng, là
chủ của gia đình và tham gia vào các công việc của xã hội, không ngừng nâng cao địa vị
xã hội. Trong khi đó phụ nữ lo các công việc gia đình như : nội trợ, chăm sóc con cái..
“ Nhà có đàn bà, đàn ông [13]nhúng tay vào còn ra thể thống gì”. Với quan điểm như vậy,
nên đa phần nam giới cho rằng công việc nấu nướng là của phụ nữ, đàn ông nhúng tay
vào cũng chỉ là trợ giúp hoặc khi người vợ có công việc bận thì “tạm thay”. ( Vấn đề bình
đẳng giới trong gia đình, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp tại thị trấn tứ hạ, huyện
hương hà, Thừa Thiên Huế).
Theo ước tính của Tổ chức[14] Lao Động Quốc Tế (ILO) năm 2002, hàng năm nền
kinh tế toàn cầu đã bỏ qua khoảng 11 tỉ USD Mỹ từ thu nhập của phụ nữ do họ làm
những công việc gia đình mà không được tính công. ( Luận văn tốt nghiệp thực trạng sự
phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình qua khảo sát tại thôn đồng vang, xã
kim long, huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc ). Từ đó, ta nhận thấy “vô hình chung” công
việc gia đình được coi là nhiệm vụ chung của người phụ nữ.
Ngày nay, khi đất nước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa dẫn đến thay đổi trong phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình. Sự thay
đổi về giới làm cho cả nam[15] và nữ nhận thức được vai trò trong công việc cũng như

trong gia đình, thích nghi, cân bằng với nhau. Những công việc “ không tên” trong gia
đình. Việc kiếm tiền nuôi sống gia đình không phải chỉ là trách nhiệm của nam giới mà
giờ đây không phải là trách nhiệm của người phụ nữ, mà còn có sự giúp đỡ, sẻ chia của
nam giới còn có sự đóng góp của người phụ nữ trong việc xây dựng gia đình. Ngày nay,
phụ nữ có thể tham gia vào các công việc của xã hội.


Sự phân công lao động theo giới trong gia đình là một vấn đề mang tính cấp thiết,
thiết thực, tạo điều kiện cho sự cân bằng giữa nam và nữ về mặt xã hội, dần thay đổi địa
vị của mỗi giới, đặc biệt là phụ nữ. Việt Nam là một nước đang trong quá trình phát triển,
lấy công bằng là trọng tâm. Từ đây, đề ra những biện pháp nhằm nâng cao vai trò của
người phụ nữ, phát huy tiềm năng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng
tới một xã hội công bằng, văn minh. (Sự phân công lao động theo giới trong gia đình
nông thôn hiện nay – trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn , tỉnh nghệ
an).
4.Hệ quả
Đầu tiên phải nói đến, đó là định kiến đã có từ thời xưa nên dẫn đến sự bất công
không chỉ trong công việc trong gia đình và còn ngoài xã hội ở cả hai giới. Tiếp theo,
người phụ nữ không nhận thức được vai trò, công việc, quyền lợi mà đáng ra mình phải
nhận được. Một phần người đàn ông ít có sự quan tâm giúp đỡ người phụ nữ trong các
công việc gia đình, dẫn đến tình trạng người phụ nữ phải gồng gánh công việc ngoài xã
hội và trong gia đình, làm cho người phụ nữ không có thời gian nghỉ ngơi. Gánh nặng
công việc nhà trong gia đình đã làm cho phụ nữ không thể vươn xa trong sự nghiệp,
người phụ nữ ưu tiên hơn trong công việc nhà, nhằm đảm bảo hạnh phúc gia đình. Từ đó,
hạn chế phụ nữ hoặc nam giới tham gia vào những công việc mà họ có khả năng làm tốt.
5. Giải pháp
Thay đổi nhận thức của nam giới và phụ nữ trong sự phân công lao động trong các
công việc gia đình. Nâng cao trình độ cho người phụ nữ, như vậy sẽ được nâng cao trình
độ hiểu biết, có như vậy thì cơ hội tìm kiếm việc làm của phụ nữ mới có cơ hội tốt, tìm
việc làm tốt thì mới ổn định cuộc sống. Tăng thu nhập cho phụ nữ, đồng thời tạo việc làm

cho họ để họ có thể kiếm thêm thu nhập, để có vị trí nhất định trong xã hội.
Từ đó mới tạo được hạnh phúc cũng như kinh tế gia đình bền vững, góp phần xây dựng
xã hội.

C. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận


Gia đình Việt Nam đã và đang thay đổi dưới tác động của sự biến đổi xã hội trong quá
trình phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa. Địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã
hội được nâng cao từng bước, nhưng chuyển biến đó còn chậm so với nam giới. Trong
gia đình, nam giới cần tích cực giúp đỡ những công việc nhà hơn cho phụ nữ. Phân công
lao động trong gia đình vẫn còn mang nặng tính truyền thống. Để thực hiện tốt các vai trò
người phụ nữ gặp nhiều khó khăn, họ ít có thời gian để nghỉ ngơi, giải trí, tham gia vào
các tổ chức cơ quan. Trong gia đình một số công việc cần ý kiến của người phụ nữ, chưa
được thực hiện một cách công bằng, người phụ nữ không có quyền quyết định các công
việc quan trọng trong gia đình. Sự phân công lao động trong các gia đình phần nào còn bị
ảnh hưởng của quan niệm truyền thống, người phụ nữ chưa nhận thức rõ vai trò, quyền
lợi của mình trong gia đình, điều đó tạo nên sự phân công chưa hợp lí trong gia đình, đặc
biệt ở nông thôn. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của phụ nữ cũng phần nào nói lên việc
phân công lao động theo giới trong gia đình. Trình độ học vấn càng cao thì việc chia sẻ
công việc trong gia đình càng lớn, còn học vấn thấp việc giúp đỡ, về kinh tế không được
cao, học vấn cao còn mang lại cơ hội việc làm tốt hơn, mang lại thu nhập cao. Từ đó, sự
phân công lao động trong gia đình có được bình đẳng hơn, còn giúp cho gia đình được
hạnh phúc.
Qua đó, chúng ta nhận thấy được, sự phân công lao động giữa vợ và chồng ngày càng có
sự quan tâm, chia sẻ trong công việc nhà, cũng như cùng nhau bàn bạc các công việc
trong gia đình làm cho kinh tế không chỉ ở ngoài xã hội mà trong gia đình cũng phát triển
hơn.
2. Kiến nghị

Sự phân công lao động theo giới trong công việc nhà không đồng đều, có thể những áp
lực trong công việc nhà, làm cản trở phụ nữ trong những việc cơ quan, không có sự nghỉ
ngơi phù hợp. Qua đó cần có những chính sách thay đổi giúp cải thiện đời sống gia đình,
giảm bớt gánh nặng gia đình cho người phụ nữ, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc,
tiến bộ. Việc kế thừa có chọn lọc các giá trị truyền thống và tiếp thu các giá trị hiện đại
góp phần tạo nên sự bình đẳng giữa nam và nữ trong phân công lao động theo giới. Đối
với mỗi gia đình, mỗi thành viên trong gia đình cần có sự sẻ chia trong công việc, đặc
biệt giữa người vợ và chồng. Người chồng cần có sự thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ người
vợ trong các công việc, người vợ cần biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người chồng.
Vận động người chồng tham gia vào các hoạt động của gia đình, vì có sự tham gia của
nam giới vào các hoạt động này sẽ giúp cho người vợ giảm được những áp lực của công
việc gia đình. Từ đó, tạo được sự hài hòa trong gia đình, giảm bớt gáng nặng, bình đẳng
trong phân công lao động theo giới..


Nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) cũng chính là cán bộ chính quyền địa phương, cơ
quan gần với người dân, sẽ hiểu về vấn đề gặp phải ở mỗi gia đình. Từ đó, có thể đưa ra
biện pháp hỗ trợ. Thay vì chúng ta áp đặt người chồng/ người vợ, phải giúp đỡ, san sẻ
những công việc trong và ngoài gia đình thì ta có thể cho họ tự nhận thức được việc cần
phải có sự phân công công việc lao động trong gia đình và ngoài xã hội một cách hợp lí
hơn.


D. Tài liệu tham khảo
[1] Chu Tùng Anh, Tìm hiểu vài nét về sự phân công lao động trong gia đình ở nước ta
hiện nay và đánh giá sự ảnh hưởng của sự phân công lao động đó đến việc thực hiện bình
đẳng giới trong gia đình, 16/05/2015.
[2] />[3] Hồng Anh Vũ, Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số,
29/09/2010.
[4]

/>[5] Nguyễn Thị Uyên, Vấn để bình đẳng giới của gia đình nông thôn ven đô thành phố,
Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang trong bối cảnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đồ án tốt nghiệp
ĐH Tiền Giang, 2015.
[6], [13] Hoa Thị Lý, Vấn đề bình đẳng giới trong gia đình, thực trạng, nguyên nhân và
giải pháp tại thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế, Luận văn tốt nghiệp,
10/5/2008.
[7] />[8] Nguyễn Hữu Minh, A di đà phật, (4) 2008.
[9] Tiểu La, Ngọc Hùng, Adi đà phật, (3) 2008.
[10] />[11] Nguyễn Lệ Thu, Bình đẳng giới trong gia đình dân tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc
nước ta hiện nay. Luận văn thạc sĩ Trường ĐH Khoa học Xã Hội và Nhân văn, 2012.
[12] />[14] />

[15] Nguyên Thị Thương, Phân công lao động theo giới trong gia đình nông thôn hiện
nay, trường hợp nghiên cứu tại xã hùng tiến, huyện nam đàn, tỉnh Nghệ An, Thực tập tốt
nghiệp ĐH Huế, 2014.



×