Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.21 KB, 19 trang )

ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

1. Nội dung công tác lập dự án đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị xây
dựng
Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi trong dự án đầu tư gần
đây nhất được quy định trong NĐ 52/1999/NĐ - CP ngày 8/7/1999 của
Chính phủ. Đối với doanh nghiệp xây dựng, nội dung của dự án đầu tư
đổi mới công nghệ và thiết bị xây dựng có đặc thù riêng.
Thông thường một đời máy ( tuổi thọ sử dụng thiết bị ) hay trong dự án
đầu tư thường tính toán là thời gian hoàn vốn của thiết bị, phải được
thực hiện thi công trên nhiều công trình khác nhau, trên các địa bàn khác
nhau. Mặt khác, đối với doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông, trừ một số loại thiết bị đặc chủng, còn nói chung là các thiết bị đa
năng, đồng thời các dự án đầu tư thường là được lập cho một tập hợp
máy xây dựng. Với các điều kiện như vậy, nội dung của dự án đầu tư đổi
mới công nghệ và thiết bị xây dựng được lập trên cơ sở các nhân tố
chung nhất mà không phân chia riêng cho từng loại.
Những nội dung chính của dự án bao gồm :
1.1. Xác định sự cần thiết phải đầu tư
- Xác định thị trường công việc cho cáca thiết bị dự kiến được đầu tư
Đây là nội dung quan trọng đầu tiên có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến
mục tiêu và hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị xây dựng.


Việc xác định thị trường công việc càng chính xác bao nhiêu sẽ tạo tiền
đề cho việc quyết định lựa chọn phương án đầu tư hợp lý bấy nhiêu.
Thị trường công việc có khả năng thực hiện bao gồm
 Các công trình đã ký hợp đồng đang triển khai



Các công trình đang đấu thầu hoặc chuẩn bị được nhận thầu. Đối với
loại này, do chưa đủ nhân tố chắc chắn nên cần phải tiến hành phân tích,
đánh giá khả năng thắng thầu, trên cơ sở đó xác định thị phần có thể
nhất.



Các công trình dự kiến sẽ tham gia đấu thầu hoặc khi chỉ định thầu
trong chiến lược sản xuất kinh doanh hàng năm và dài hạn của doanh
nghiệp.
Trong thực tiễn việc tính toán thị phần công việc đòi hỏi rất công phu, tỷ
mỷ, dựa trên việc phân tích nhiều nhân tố có liên quan, đồng thời sử
dụng tốt nhất công cụ dự báo. Đây là nhân tố có nhiều rủi ro nhất cho
việc quyết định đầu tư Việc xác định thời gian, tiến độ xây dựng, các yêu
cầu về chất lượng xây dựng cũng vì vậy được phân chia theo từng thị
trường công việc. Đối với những công trình đã được xác định, việc tính
toán rất thuận lợi trên cơ sở yêu cầu, hồ sơ của chủ công trình và kỹ sư
tư vấn.
- Xác định số lượng, chủng loại thiết bị đầu tư
Thực tiễn là thời gian xây dựng các công trình giao thông và cơ sở hạ
tầng thường dài. Mặt khác một gói thầu xây dựng cơ sở hạ tầng lớn yêu
cầu nhiều chủng loại thiết bị. Xu hướng hiện nay trừ một số thiết bị đặc
chủng được lập thành dự án riêng, còn nhìn chung về cơ bản một doanh
nghiệp thành viên trực thuộc các Tổng công ty phải có đủ dây chuyền


thiết bị thi công, bao gồm cả thiết bị làm nền, móng, mặt đường, xe tải,
xe lu…Đối với cấp tổng công ty phải có nhiều dây chuyền thiết bị đồng
bộ để có thể triển khai một lúc nhiều công trình. Vì vậy việc tính toán
nhu cầu đầu tư cho từng thời kỳ, hay là xác định số lượng, chủng loại

thiết bị trong dự án đầu tư phải dựa vào các căn cứ, trong đó căn cứ quan
trọng nhất là việc lập bảng cân đối nhu cầu đầu tư thiết bị thi công. Việc
xác định nhu cầu đầu tư cần phải được dựa trên các cơ sở sau :
 Số lượng, chủng loại thiết bị hiện có cho từng loại thiết bị


Nhu cầu đầu tư về số lượng, chủng loại cho từng loại thiết bị

( trên

cơ sở nghiên cứu thị trường xây dựng và căn cứ vào chỉ tiêu, năng suất
thiết bị thi công và các phương án sử dụng máy ).
Xác định số thiết bị cần đầu tư theo công thức :
M =M –(M
t

c

–M )
hc

đ

Trong đó :
M : Số thiết bị cần đầu tư cho loại thiết bị thứ t
t

M : Số thiết bị cần cho các công trình xây dựng của doanh nghiệp
c


trong khoảng thời hạn khấu hao tính toán khi lập dự án.
M

: Số thiết bị hiện có của loại thiết bị t.
hc

M : Số thiết bị dự kiến đào thải bình quân trong kỳ của thiết bị thứ
đ

t
- Khả năng cung cấp máy xây dựng của thị trường bao gồm
 Các nguồn và các nước cung cấp thiết bị, chủng loại, mẫu mã máy.
 Trình độ kỹ thuật, đặc tính sử dụng, hiệu quả kinh tế, giá cả.
 Điều kiện mua bán và thanh toán


 Khả năng thuê thiết bị
- Các điều kiện thuận lợi và khó khăn
Bao gồm các vấn đề


Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thiết bị hoạt động (đường giao
thông, điện, chất đốt, cơ sở sửa chữa, khả năng cung cấp phụ tùng thay
thế…)



Các điều kiện tự nhiên về thời tiết, địa chất, thuỷ văn, nhất là ở các
công trường xây dựng dự kiến cho thiết bị thực hiện.




Các điều kiện về nguyên vật liệu xây dựng có liên quan đến thiết bị
phải vận chuyển hay chế biến.
Cuối cùng là kết luận sơ bộ về hiệu quả và sự cần thiết phải đầu tư
1.2. Lựa chọn hình thức đầu tư
- Lựa chọn hình thức huy động vốn để tự kinh doanh hay liên doanh.
- So sánh giữa phương án mua sắm và đi thuê.
- So sánh giữa phương án cải tạo nâng cấp máy hiện có và mua mới.
- So sánh giữa mua máy móc công nghệ nước ngoài và máy nội địa giữa
các thị trường trong nước, nước ngoài với nhau.
- So sánh giữa thiết bị cũ với thiết bị mới trên cơ sở lựa chọn đời thiết
bị phù hợp.
- Lựa chọn giữa đấu thầu rộng rãi hay chào hàng cạnh tranh..
1.3. Lựa chọn công suất, phương án sản phẩm, giải pháp kỹ thuật và công
nghệ của thiết bị
- Xác định công suất của thiết bị


Căn cứ để xác định công suất của thiết bị là tính chất và khối lượng công
việc hàng năm của thiết bị phải thực hiện theo dự báo, khả năng cung
cấp máy móc phù hợp với công suất định chọn, khả năng về vốn, tính
toán hiệu quả kinh tế, trình độ tập trung và quy mô các công trường xây
dựng theo dự báo ( nếu độ xa chuyên chở lớn, quy mô các công trường
nhỏ và phân tán theo lãnh thổ thì máy có quy mô lớn không có lợi).
Các loại công suất của thiết bị dự kiến, bao gồm công suất tối dự án,
công suất tính toán (có tính đến một độ an toàn nhất định của doanh thu
hàng năm, sản lượng hoà vốn).
- Xác định phương án sản phẩm của thiết bị
 Lựa chọn thiết bị dự án năng hay thiết bị đặc chủng.

 Khả năng thực hiện các công việc xây dựng với một chất lượng nhất định
 Công việc chính và phụ của thiết bị
 Thiết bị đầu tư mới hay đã qua sử dụng
- Xác định giải pháp kỹ thuật và công nghệ của thiết bị


Xác định trình độ hiện đại của thiết bị phù hợp (nguyên lý tĩnh hay
chấn động, cơ cấu thuỷ lực hau cơ cấu cơ học bình thường, cơ cấu di
chuyển bánh xích hay bánh hơi, loại chất đốt, hoạt động liên tục hay chu
kỳ. Thiết bị của các nước công nghệ tiên tiến hay các nước đang phát
triển hoặc trong nước sản xuất…)



Xác định công nghệ sử dụng thiết bị, bao gồm việc phối hợp giữa
máy móc, con người và đối tượng lao động theo trình tự thời gian và
không gian khi thực hiện công việc xây dựng.



Xác định một số chỉ tiêu cơ bản như: Mức độ tự động hóa, độ dài
chu kỳ công nghệ, hệ số sử dụng nguyên liệu xuất phát, thế hệ kỹ thuật,


độ linh hoạt, chất lượng và phế phẩm, an toàn và cải thiện điều kiện lao
động, bảo vệ môi trường, độ bền chắc và độ tin cậy, mức độ nhiệt đới
hoá…


Xác định nhu cầu về thiết bị phục vụ và phụ tùng thay thế kèm theo

khi tháo lắp và chuyên chở thiết bị
1.4. Dự báo các đặc điểm sử dụng thiết bị
Bao gồm các vấn đề
- Dự báo các loại công trường xây dựng mà thiết bị có thể tham gia khi
thực hiện sau này, dựa trên các điều kiện tự nhiên của công trường và
tình trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thiết bị.
- Xác định loại quy mô công trường và độ xa chuyên chở thiết bị thi
công đến công trường phù hợp nhất với loại thiết bị được đầu tư.
- Xác định các yêu cầu kỹ thuật công nghệ thi công, các tiêu chuẩn về
thiết bị do chủ đầu tư, kỹ sư tư vấn yêu cầu trong hồ sơ dự thầu đối với
các gói thầu xây dựng giao thông đã có địa điểm hoặc chuẩn bị tham gia
đấu thầu.
1.5. Phương án tổ chức quản lý và lao động phục vụ thiết bị
Bao gồm các vấn đề chủ yếu sau
- Xác định hình thức tổ chức sử dụng thiết bị (chuyên môn hoá hay sử
dụng hỗn hợp, sử dụng phân tán hay tập trung), nghiên cứu về bộ máy
quản lý nếu có…
- Xác định biên chế công nhân vận hành máy và nhu cầu lao động khi
tháo lắp hoặc di chuyển thiết bị.


1.6. Phân tích đánh giá tài chính, kinh tế – xã hội của dự án
- Xác định các số liệu để phân tích, đánh giá dự án
Các số liệu chính gồm có
 Vốn đầu tư mua sắm, tuổi thọ hay thời hạn khấu hao và dự kiến giá
trị thu hồi khi đào thải máy.
 Xác định một số vốn lưu động cần thiết để máy hoạt động, chủ yếu
là dự trữ phụ tùng thay thế và nhiên liệu.
 Chi phí sử dụng máy hàng năm dựa trên khối lượng công việc xây
dựng của máy dự kiến.

 Chi phí vận hành máy hàng năm (không tính khấu hao).
 Doanh thu hàng năm của máy.
 Khấu hao cơ bản và các khoản trừ dần.
 Tiến độ vay vốn, trả nợ gốc và lãi.
 Tiền nộp thuế và lệ phí hàng năm.
 Xác định hiệu số giữa doanh thu và chi phí vận hành không có
khấu hao.
 Xác định suất thu lợi tối thiểu có thể chấp nhận được.
 Lập dòng tiền (CFi) của dự án
- Phân tích tài chính dự án
Phân tích tài chính là chủ yếu phân tích xem khả năng sinh lợi của đồng
vốn đầu tư cũng như sự cân bằng tài chính của một doanh nghiệp chịu
trách nhiệm chính của dự án. Phân tích tài chính là bước chuẩn bị cho
phân tích kinh tế. Thông thường được tiến hành theo hai bước : sơ bộ và
chi tiết


Phân tích tài chính sơ bộ
Có các nội dung chính sau


Phân tích các khoản thu được bằng tiền như doanh thu, tiền cho
thuê, các khoản thu khác…



Phân tích các khoản chi phí tính được bằng tiền của dự án như : Giá
mua thiết bị, chi phí giao dịch, chi phí trong khâu sử dụng…
 Lựa chọn lãi suất (r) và năm cơ bản
 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả.


 Phân tích độ nhạy của dự án, thực chất là tính tới các rủi ro thường gặp
như rủi ro kỹ thuật ( thiếu thông tin để phân tích trình độ kỹ thuật của
thiết bị, lựa chọn thiết bị không chính xác…), rủi ro kinh tế ( lạm phát
tăng làm tăng giá thiết bị, lãi suất tăng…), rủi ro thương mai (không
trúng thầu, giảm khách hàng, dự báo không chính xác nhu cầu…)
Phân tích tài chính chi tiết
Được tiến hành ở bước lập báo cáo khả thi.
Nội dung được phân tích theo những tiêu chí như ở bước phân tích sơ bộ
nhưng mức độ chi tiết và chính xác cao hơn. Ngoài ra còn làm rõ hơn
 Xác định dòng tiền trước khi nộp thuế và trả nợ
 Xác định dòng tiền sau khi nộp thuế và trả nợ (cả vốn lẫn lãi)

Các chỉ tiêu hiệu quả trong phân tích tài chính
Bao gồm một số chỉ tiêu cơ bản sau
 Chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án (NPV)
Thu nhập thuần của dự án là thu nhập còn lại sau khi đã trừ dần các
khoản chi phí của cả đời dự án. Chỉ tiêu này không chỉ bao gồm tổng lợi


nhuận thuần hàng năm của cả đời dự án mà còn bao gồm cả giá trị thu
hồi thanh lý tài sản cố định ở cuối đời dự án và các khoản thu hồi khác.
Nó được xác định theo công thức :
n


NPV =

i =0


n

Bi

( 1 + r)

i

−∑
i =0

Ci

( 1 + r)

i

Trong đó :
Bi : Khoản thu của năm i (doanh thu thuần năm i, giá trị thanh lý tài sản
cố định, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về cuối đời dự án)
Ci : Khoản chi phí năm i (không bao gồm khấu hao)
n : Số năm hoạt động của đời dự án
r : Tỷ suất chiết khấu được chọn.
 Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu
để tính chuyển các khoản thu chi của dự án về mặt bằng hiện tại thì tổng
thu sẽ cân bằng với tổng chi, tức là :
n

∑ Bi

i=0

n

1

( 1 + IRR )

i

= ∑ Ci
i =0

1

( 1 + IRR )

i

IRR cho biết mức lãi suất mà dự án có thể đạt được. Dự án được chấp
nhận khi IRR>r giới hạn. Dự án không được chấp nhận khi IRR< r giới
hạn. Trong đó r giới hạn có thể là mức lãi suất đi vay nếu dự án đi vay
vốn để đầu tư, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do nhà nước quy định
nếu sử dụng vốn do ngân sách nhà nước cấp, có thể là chi phí cơ hội nếu
dự án sử dụng vốn tự có để đầu tư.


 Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T)
Thời gian thu hồi vốn đầu tư là số thời gian cần thiết để dự án hoạt động
thu hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Nó chính là khoảng thời gian để hoàn

trả số vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng lợi
nhuận thuần hàng năm.
Thời gian thu hồi vốn đầu tư được xác định như sau
- Phương pháp cộng dồn
T

∑ ( W +D )
i =1

i

⇒≥ Iv 0

Trong đó:
T: Năm thu hồi vốn đầu tư;
(W + D) : là khoản thu hồi lợi nhuận thuần và khấu hao năm i.
i

Iv là tổng vốn đầu tư ban đầu.
0

- Phương pháp trừ dần :
Iv - (W + Đ) → ≤ 0
T

T

Ngoài các chỉ tiêu trên, phân tích tài chính dự án đầu tư còn có thể xem
xét các chỉ tiêu khác như Tỷ lệ lợi ích trên chi phí (B/C), điểm hoà vốn
và các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu

tư.
1.7. Phân tích kinh tế – xã hội của dự án đầu tư
Nội dung chính bao gồm
- Xác định ảnh hưởng của dự án đối với bản thân doanh nghiệp và đối
với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Xác định lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế của dự án.


Trong thực tế, người ta thường áp dụng phương pháp dự án chỉ tiêu để
phân tích kinh tế – xã hội của dự án. Đây là phương pháp mà các chỉ tiêu
được sử dụng có thể không định lượng được bằng tiền. Các chỉ tiêu đó có
thể được phân nhóm thành.
 Các chỉ tiêu về mặt kinh tế
 Các chỉ tiêu về mặt môi trường
 Các chỉ tiêu về mặt văn hoá - xã hội
Ngoài ra còn có những chỉ tiêu khác cần phân tích do yêu cầu của chủ
đầu tư. Đối với doanh nghiệp xây dựng, một số chỉ tiêu được dùng như :
Mức độ tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu, tăng khả năng thắng
thầu, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, cải thiện điều kiện lao động,
nâng cao thu nhập…
Để đánh giá mức độ tác động của các chỉ tiêu, người ta có thể dùng cách
cho điểm với xác định trọng số của từng loại chỉ tiêu. Xác định thang
điểm 10 (hoặc 100), xác định tiêu chuẩn để cho điểm. Phương án được
lựa chọn là phương án có tổng điểm cao nhất.
2. Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư đôỉ mới công nghệ và thiết bị
xây dựng
Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị
xây dựng bao gồm những nội dung chủ yếu sau
2.1. Quản lý thời gian
Đối với dự án đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị xây dựng, việc quản

lý được thực hiện trên hai giai đoạn


 Giai đoạn 1 : Giai đoạn quản lý thời gian mua sắm.
 Giai đoạn 2 : Giai đoạn quản lý sử dụng máy trong tuổi thọ tính toán của
dự án.
Để việc quản lý được thuận lợi, có thể tổng hợp theo các bước sau trong cả hai
giai đoạn :


Bước 1 : Xác định một bảng tiến độ mang tính hiện thực (phương pháp sơ
đồ mạng). Bước này bao gồm các công việc sau : Xác định các mối quan hệ,
đường Găng, xác định các mốc chính, tính thời gian hoàn thành. Trong bước
này cần đặc biệt chú ý tìm hiểu về tính năng, tác dụng của thiết bị, nắm được
nội dung của dự án, nắm được yêu cầu đầu vào, năng lực sẵn có, kinh nghiệm.
 Bước 2 : Kiểm soát tiến độ
 Bước 3 : Đưa ra những điều chỉnh thích hợp khi không đạt được tiến độ
Trong giai đoạn 1, yếu tố ảnh hưởng đến đường Găng là thời điểm phải đưa
thiết bị vào hoạt động theo yêu cầu thi công công trình và lãi suất vốn đầu tư.
Đối với các thiết bị có tính cơ động cao, không phụ thuộc vào công tác lắp đặt,
công tác quản lý thời gian đơn giản hơn, nhưng đối với các thiết bị đặc chủng
như trạm trộn bê tông asphalt, hệ thống nghiền sàng đá, các thiết bị thi công
cầu, hầm thì phải chú trọng hơn đến hoạt động quản lý nhằm đảm bảo tiến độ
và tiết kiệm chi phí.
Trong giai đoạn 2, việc quản lý thời gian phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nó chính
là việc quản lý hệ số sử dụng thiết bị.
Hệ số sử dụng thiết bị α

=


Σ số ca hoạt động trong năm
365


Trong thực tế hệ số sử dụng thiết bị phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là thị
trường công việc và sơ đồ bố trí sử dụng thiết bị trên công trường.
2.2. Quản lý chi phí
Đối với dự án đầu tư thiết bị, việc quản lý chi phí bao gồm 2 giai đoạn :


Giai đoạn đầu tư mua sắm



Giai đoạn sử dụng thiết bị

Trong cả hai giai đoạn, các yếu tố chi phí cần quản lý bao gồm


Xác định ngân sách, trong đó xác định rõ yêu cầu về vốn, nguồn vốn, tiến
độ cấp vốn.



Kiểm soát chi phí bao gồm : Cho phí mua sắm lắp đặt, chi phí quản lý thi
công. Đối với chi phí mua sắm phải chú trọng kiểm tra chi phí ở các mốc
chính, kiểm soát chi phí dự kiến, kiểm soát thay đổi các chi phí. Đối với chi
phí quản lý thi công phải chú trọng chi phí khấu hao, chi phí nguyên vật liệu
động lực, chi phí sửa chữa lớn, thường xuyên, chi phí quản lý…
Việc quản lý chặt chẽ yếu tố chi phí trong quá trình sử dụng thiết bị sẽ bảo

đảm cho việc giảm rủi ro trong thực thi các mục tiêu của dự án đề ra ban đầu.
2.3. Quản lý chất lượng
- Mục đích của quản lý chất lượng
Chất lượng thiết bị thi công được đầu tư là một yếu tố rất quan trọng ảnh
hưởng đến hiệu quả đầu tư, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà thị trường
thiết bị thi công rất đa dạng, phức tạp, trong đó thị trường thiết bị đã qua sử
dụng chiếm tới 50 – 60% thị phần do khả năng vốn đầu tư có hạn và đặc biệt là
do ảnh hưởng của đấu thầu cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.


Do vậy mục đích của công tác quản lý dự án đầu tư mua sắm máy thi công
nhằm :
 Đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư
 Đạt được mục tiêu của dự án
 Được quản lý trong suốt quá trình thực hiện dự án

- Nội dung quản lý chất lượng
Lập kế hoạch đảm bảo chất lượng. Khi lập kế hoạch đảm bảo chất lượng cần
xác định rõ các yêu cầu và tiêu chuẩn áp dụng, xây dựng quy trình quản lý
chất lượng thiết bị cụ thể. Do đặc thù của ngành xây dựng, một công trình có
thể cùng lúc sử dụng sản phẩm là một dự án hoặc một tập hợp dự án, hoặc
cũng có thể một dự án đầu tư là một tập hợp thiết bị lại được sử dụng cho
nhiều dự án công trình xây dựng khác nhau, do đó khi lập kế hoạch đảm bảo
chất lượng cần chú ý :
- Lập kế hoạch chi tiết cho từng dự án cụ thể, từng thiết bị cụ thể.
• Lập kế hoạch quản lý chất lượng cho cả giai đoạn mua sắm và giai đoạn vận
hành sử dụng.
Kế hoạch phải dễ hiểu cho tất cả mọi người, từ nhà quản lý, kỹ sư đến các
công nhân kỹ thuật, vận hành sử dụng thiết bị
Kế hoạch quản lý phải dễ thực thi phù hợp với điều kiện thực tiễn của doanh

nghiệp.
Khi lập kế hoạch quản lý chất lượng cần phải xác định :


Mức độ yêu cầu về chất lượng của dự án


• Các phương pháp đảm bảo chất lượng được thực hiện trong quá trình mua
sắm và sử dụng thiết bị.
• Trách nhiệm của công việc kiểm tra quản lý chất lượng từ cấp Tổng công ty,
các doanh nghiệp thành viên, đội sản xuất cho đến người trực tiếp vận hành.


Cơ chế kiểm tra chất lượng.
- Kiểm soát chất lượng :
Mục đích của kiểm soát chất lượng là thỏa mãn yêu cầu của chủ đầu tư và các
mục tiêu của dự án. Việc kiểm soát chất lượng trong giai đoạn này nhờ vào nội
dung hoạt động thẩm định giá thiết bị, trong đó quan trọng nhất là :
• Trình độ và khả năng của các kỹ sư chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, sử dụng
thiết bị của doanh nghiệp.


Có bộ phận kiểm tra, giám sát từng giai đoạn chính của hoạt động
mua sắm, lắp đặt, vận hành, chạy thử…



Kiểm soát chất lượng trong quá trình sử dụng thiết bị…
Mục đích của công tác này là đảm bảo cho việc sử dụng thiết bị đúng tiến độ
trong dự án đặt ra. Một yếu tố quan trọng trong nội dung này là đảm bảo

được hệ số sử dụng thiết bị
Hệ số sử dụng thiết bị γ

=

Σ ngày trung bình tốt trong năm
365

Đạt được mục đích này phải dựa vào :


Trình độ và năng lực của kỹ sư, công nhân vận hành thiết bị




Sự hợp tác chặt chẽ của nhà cung cấp



Quá trình giám sát kỹ thuật trên công trường



Tổ chức việc sửa chữa bảo dưỡng thiết bị

- Hệ thống quản lý chất lượng thiết bị của doanh nghiệp xây dựng.
Mỗi tổ chức tham gia dự án phải quản lý chất lượng phần việc của tổ chức
mình theo một cách riêng tuân thủ theo nguyên tắc :



Chất lượng phải được đảm bảo bằng hệ thống quản lý chất lượng.
• Hệ thống quản lý chất lượng phải đảm bảo tính pháp lý thể hiện thông qua
các văn bản thủ tục nhằm đảm bảo cho các sản phẩm đầu ra đáp ứng được
yêu cầu chất lượng. Đối với các doanh nghiệp xây dựng, hệ thống quản lý
chất lượng được tổ chức thống nhất từ Tổng công ty cho đến các doanh
nghiệp thành viên và đội sản xuất.
• Hệ thống quản lý chất lượng được kiểm tra một cách độc lập dựa trên các tiêu
chuẩn trong nước và quốc tế, nhất là thoả mãn tiêu chuẩn của chủ đầu tư và
tư vấn giám sát các gói thầu.


1.4. Quản lý rủi ro
Sơ đồ : Mô tả các khả năng rủi ro trong đầu tư

Giai đoạn lập dự án
Dự án không được phê duyệt
Thông tin kém chất lượng
Chậm trễ do các yếu tố khách quan
Tranh chấp hợp đồng
Khả năng huy động vốn
Phá sản khủng hoảng kinh tế
Đánh giá không đúng thị trường
Năng lực lập dự án

Giai đoạn quản lý dự án
Chất lượng sản phẩm
Thời tiết
Quá trình vận dụng thiết bị
Thị trường công việc

Trượt giá
Tác động của cạnh tranh
Hệ số sử dụng
Năng lực quản lý dự án


Đặc điểm của dự án đầu tư mua sắm thiết bị xây dựng cùng với những đặc
điểm của ngành xây dựng là luôn luôn biến động, chịu tác động của nhiều yếu
tố khách quan. Đặc trưng của dự án là có nhiều thành phần, nhiều bộ phận với
các kỹ năng là lợi ích khác nhau, cùng tham gia vào các hoạt động để thực hiện
dự án. Quá trình đó gồm nhiều yếu tố không kiểm soát được gọi là những yếu
tố rủi ro. Vì vậy một trong những mục tiêu của quản lý dự án là phải dự đoán


được những rủi ro và đề xuất các biện pháp dự phòng nhằm giảm nhẹ hoặc
ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra.
- Những quá trình cơ bản của quản lý rủi ro
 Xác định những khả năng rủi ro có thể xảy ra
 Đánh giá ảnh hưởng và phân loại các rủi ro
 Lựa chọn và thực hiện các biện pháp phù hợp để giảm nhẹ rủi ro
Rủi ro có thể xảy ra trong tất cả các giai đoạn. từ khi lập dự án cho đến khi kết
thúc dự án.
- Những khả năng có thể kiểm soát
Nhìn chung không thể loại bỏ rủi ro mà chỉ có thể hạn chể rủi ro xuống mức
thấp nhất để có được hiệu quả trong triển khai dự án. Những khả năng có thể
kiểm soát gồm.
 Tiến hành khảo sát kỹ hơn thông qua việc nâng cao chất lượng thông tin
 Gắn việc lập và quản lý dự án đầu tư với nhau làm cho sự gần nhau vêd
các nội dung chỉ tiêu càng lớn càng tốt
 Tiến hành thí nghiệm các giải pháp dự phòng, có kế hoạch khắc phục các

sự cố và nâng cao vai trò của hệ thống quản lý chất lượng.



×