Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp (1946 – 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.53 KB, 15 trang )

Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại

GVHD: Cô Vũ Thị Lệ Thương

A. Lí do chọn đề tài:
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc, phụ nữ Việt
Nam, đều có mặt trên khắp các lĩnh vực như đấu tranh chính trị, binh vận, giao
liên, vũ trang, ngoại giao, trong các nhà tù thực dân và cả trong việc đấu tranh
chống đế quốc. Dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, họ vẫn đều giữ vững khí tiết của
những người con thành đồng Tổ quốc, xứng đáng với lời khen tặng của Đảng
“anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Thật vậy, những phẩm chất và giá trị của phụ nữ Việt Nam không thể lãng
quên, càng không thể xóa mờ đi theo năm tháng. Trong đấu tranh để giữ gìn và
bảo vệ độc lập của dân tộc, họ trở thành những con người anh hùng với pha lẫn
nét yêu nước và kiên cường. Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc từ ngàn
xưa mà ở đây phụ nữ là những tấm gương điển hình và tiêu biểu nhất, khởi
nguồn là Hai Bà Trưng, Bà Triệu,…Bác đã từng khẳng định và căn dặn “Hai Bà
Trưng để lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang là dũng cảm kháng
chiến..." thì Phụ nữ Việt Nam ta cũng phải xứng đáng là con cháu Hai Bà.
Và vì thế chúng ta phải luôn luôn tự hào rằng "Dân tộc Việt Nam là dân
tộc anh hùng... Phụ nữ Việt Nam là phụ nữ anh hùng", cả trong kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ "ta cũng có nhiều anh hùng là phụ nữ". "Từ trước đến
nay phụ nữ Việt Nam ta có rất nhiều đóng góp cho cách mạng, phụ nữ ta rất đáng
kính, phụ nữ ta đã có nhiều tiến bộ". Có thể và đã được Người khẳng định "Non
sông gấm vóc Việt Nam do Phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm
tốt đẹp, rực rỡ".
Từ những lí do trên, đề tài phụ nữ trở thành đề tài phổ biến và được nhiều
người yêu thích, tìm hiều về họ đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng,
cũng vì vậy tôi đã chọn đề tài “Phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1946 – 1954)”, với mục đích tìm hiểu sâu hơn, khẳng định
những phẩm chất cao quí cũng như những tinh thần kiên cường và bất khuất của


họ trong tham gia kháng chiến, tiêu biểu nhất là ở cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược, mà ở đây họ có thể so sánh ngang với những đấng nam nhi.
B. Phạm vi nghiên cứu:
Bài nghiên cứu được bao quanh vấn đề là nhằm tìm hiểu về vai trò của
phụ nữ, cũng như như hoạt động của họ trong suốt quá trình đấu tranh chống
thực dân Pháp bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
C. Đối tượng nghiên cứu:
Phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).

Trang 1


Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại

GVHD: Cô Vũ Thị Lệ Thương

D. Nội dung chính:
Đánh chiếm Nam Bộ, thực dân Pháp lộ rõ dã tâm trở lại xâm lược nước ta.
Chúng phản bội những hiệp ước đã kí kết, gây ra nhiều vụ khiêu khích ngay giữa
thủ mà cụ thể nhất là nổ súng tấn công vào Hải Phòng, gây xung đột với lực
lượng vũ trang của ta ở Hà Nội, chiếm Bộ tài chính, Bộ giao thông, mà đặc biệt
là gởi tối hậu thư buộc ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu,…Trước tình
hình nghiêm trọng đó, Trung Ương Đảng quyết định phát động kháng chiến.
Đêm 19 – 12 – 1946, tiếng súng kháng chiến đã nổ ở Thủ đô Hà Nội rồi lan rộng
khắp cả nước.
Phụ nữ khắp nơi hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ
Chí Minh: “Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì
người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người
Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng
súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc,

ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước…”
Cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đã tiến triển qua từng chiến
thắng to lớn: Việt Bắc (1947), Biên giới (1950), Tây Bắc (1952), cuối cùng là
chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ ne vơ, thừa
nhận nền độc lập của nhân dân ta.
I. Phụ nữ đảm nhiệm công tác hậu phương:
1. Kinh tế:
Ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, thực hiện “tiêu thổ
kháng chiến” hầu hết các tầng lớp phụ nữ đã bỏ nhà cửa, tài sản, tản cư về nông
thôn, lên miền núi. Một số lớn phụ nữ, nhất là thanh niên theo các cơ quan kháng
chiến lên chiến khu. Một số khác đưa gia đình tản cư ra vùng tự do, nhất định
không chịu hợp tác với địch. Ở các chiến khu vùng nông thôn miền núi, bưng
biền, bà con sẵn sàng nhường nhà cửa, tiếp tế lương thực, thực phẩm…giúp đỡ
các gia đình tản cư, ổn định việc sinh sống phục vụ kháng chiến, bước đầu làm
thất bại âm mưu chia rẻ của địch.
Dân tộc ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với một nền
sản xuất rất thấp kém, tiêu biểu như về nông nghiệp thì lạc hậu, ruộng đất bị bỏ
hoang; công nghiệp tiêu điều, sản xuất đình đốn; tài chính bị kiệt quệ, ngân quỹ
nhà nước trống rỗng,…
Để giải quyết những khó khăn trên, trong phong trào thi đua ái quốc do
Hồ Chủ Tịch phát động nhằm mục đích “diệt giặt đói, diệt giặt dốt, diệt giặt
ngoại xâm” phụ nữ đảm nhiệm công tác hậu phương thay thế nam giới ra tiền

Trang 2


Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại

GVHD: Cô Vũ Thị Lệ Thương


tuyến. “Phong trào phụ nữ tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”, nhằm tự cấp
tự túc về mọi mặt, vừa đóng góp cho nhu cầu kháng chiến. Chị em đã thực hiện
nhiệm vụ đó trong những điều kiện và hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vì thiên tai
địch họa xảy ra liên tiếp. Giặt Pháp còn mở nhiều trận càn quét thóc lúa, hoa
màu, phá hoại sản xuất rất nặng nề.

Dưới sự lãnh đạo Đảng, Đoàn phụ nữ cứu quốc và Hội liên hiệp phụ nữ
Việt Nam đã nổ lực vượt qua mọi khó khăn thực hiện nhiệm vụ trung tâm là sản
xuất nông nghiệp để đảm bảo cho bộ đội “ăn no đánh thắng”. Tiêu biểu ở tỉnh
Tuyên Quang hầu hết phụ nữ từ 16 đến 35 tuổi đều biết cày. Ở miền núi phụ nữ
các dân tộc tham gia cày bừa thay nam giới đi kháng chiến. Ở nhiều tỉnh, lực
lượng phụ nữ tham gia lao động sản xuất nông nghiệp từ 60% và 70%. Phụ nữ
không chỉ cày bừa, gặt cấy mà còn đắp đê, đào mương,…
Phụ nữ cũng là lực lượng quan trọng xây dựng tổ đổi công. Trong phong
trào phụ nữ tăng gia sản xuất đã mang lại kết quả cụ thể như: chỉ tính trong 3
năm (1947 – 1949) riêng ở Bắc Bộ, diện tích trồng trọt đã tăng lên 6 vạn hec ta,
nuôi trên 6 vạn trâu bò.
“Thuế nông nghiệp” là một hình thức nông dân góp cho kháng chiến. Năm
1954, chỉ từ Việt Bắc đến Liên Khu IV, đã thu được 260.267 tấn thóc, từ 1951 –
1954, từ Liên khu V trở ra, nông dân đã góp 1.575.000 tấn thóc.
Phụ nữ còn tích cực mua “công phiếu kháng chiến” nhằm phục vụ kháng
chiến. Trong phong trào thi đua sản xuất và tiết kiệm, một số địa phương vận
động phụ nữ “lập kế hoạch gia đình”, vừa đẩy mạnh tăng gia sản xuất, vừa xây
dựng gia đình đoàn kết, hòa thuận, tạo điều kiện cho người phụ nữ làm tốt công
việc gia đình và xã hội.

Trang 3


Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại


GVHD: Cô Vũ Thị Lệ Thương

Phụ nữ là những người góp phần chủ yếu vào việc trồng bông dệt vải mặc
cho quân dân, theo phương châm tự lực cánh sinh. Năm 1948, chỉ riêng số khung
cửi của vùng tự do Bắc Bộ đã sản xuất được 16 triệu mét vải, gấp đôi mức sản
xuất thủ công của toàn Đôn Dương trước chiến tranh. Ở Nam Bộ với số khung
cửi tăng nhanh, đã sản xuất được 2/3 nhu cầu vải cho bộ đội.
Phụ nữ cũng đảm nhiệm tốt khâu sản xuất hàng tiều dùng và vũ khí, quân
trang, thuốc men, cung cấp cho bộ đội và nhân dân đánh giặc. Rất nhiều phụ nữ
đã thi đua đưa mức sản xuất lên cao giành lá cờ đầu ở nhiều ngành công nghiệp.
Ở các xưởng giấy Phú Thọ, Thái Nguyên, liên khu V và Nam Bộ,…chị em đã
tích cực sản xuất đủ giấy cung cấp cho các cơ quan, trường học.
Điều đặc biệt là ở các công binh xưởng, chị em đã tình nguyện làm thêm
mỗi ngày một giờ để cung cấp nhiều và nhanh vũ khí cho bộ đội. Ở liên khu V,
còn có phong trào “phụ nữ chức vụ’, mỗi phụ nữ phải học hai nghề để thay cho
nam giới ra trận. Chỉ sau một thời gian ngắn, trong năm tỉnh đồng bằng của liên
khu V đã có 168.936 người học tập biết nghề. Khả năng của phụ nữ được bộc lộ
rõ ràng, ý thức tự lực tự cường được nâng cao.
Phụ nữ tiểu thương, công thương đã góp phần vào phong trào phát triển
sản xuất. Chị em đã gom vốn kinh doanh hàng nội hóa và khai thác các nguồn
hàng, làm tốt khâu giao lưu hàng hóa giữa vùng tự do và vùng tạm bị chiếm góp
phần đáng kể vào việc tiếp tế cho kháng chiến.
Nói chung, phong trào phụ nữ sản xuất và tiết kiệm không chỉ phục vụ
kháng chiến mà còn làm cho mức sinh hoạt các gia đình trong vùng kháng chiến
được cải thiện. Đặc biệt từ năm 1950 trở đi, khi địch mở rộng vùng chiếm đóng
và tiến hành bao vậy kinh tế đối với nước ta, khi chúng điên cuồng thực hiện
chính sách “đốt sạch, giết sạch, phá sạch”, thành lập “vành đai trắng” thì phong
trào phụ nữ đòi về làng cũ để sản xuất ngày càng sôi nỗi.
2. Văn hóa – giáo dục:

Phong trào “diệt giặt dốt” tiếp tục phát triển mạnh trong những năm đầu
kháng chiến, phụ nữ là lực lượng tích cực nhất và đông nhất. Các lớp học bình
dân được tổ chức khắp nơi. Già trẻ đều học văn hóa. Phụ nữ miền núi cũng tích
cực thi đua đi học. Năm 1948, có 4 triệu phụ nữ thoát nạn mù chữ. Năm 1949, có
70% phụ nữ đã biết đọc biết viết. Số nữ sinh trong các trường “tiểu học” kháng
chiến khoảng ¼ tổng số học sinh. Phong trào được tổ chức với nguyên nhân, sau
khi giành độc lập dân số nước ta hơn 90% là mù chữ, do thực dân Pháp thi hành
chính sách “ngu dân”.

Trang 4


Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại

GVHD: Cô Vũ Thị Lệ Thương

3. Y tế:
Những năm kháng chiến, phụ nữ tham gia công tác vệ sinh y tế ở khắp nơi
trong nước. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cử nhiều cán bộ phối hợp với ngành
y tế mở các lớp đào tạo nữ hộ sinh nông thôn và xây dựng nhiều trạm hộ sinh ở
các xã. Ở Nam Bộ, chị em phụ nữ hoạt động canh tác rất sôi nỗi và tích cực.
Công việc đào tạo y tá, hộ sinh được tiến hành rộng rãi. Hội phụ nữ Nam Bộ còn
đào tạo hàng trăm nữ hộ sinh. Những bài thơ câu hò xuất hiện trong các lớp đã
nói lên tinh thần ham học hỏi của các chị em:
“Ngày xưa sinh đẻ nhọc nhằn
Con chết mẹ bịnh biết ngần nào lo
Ngày nay đã có Cụ Hồ
Có cơm, có áo, có nhà hộ sinh
Tôi thương Chánh phủ của mình
Tôi ráng tôi học hết mình mới nghe…”

Chị em về các xã vừa phục vụ các chị em sinh đẻ vừa làm công tác vận
động quần chúng. Nhiều cán bộ Hội phụ nữ kiêm cả y tá, hộ sinh. Hội bảo trợ
sản phụ, hài ấu nhi được thành lập. Hội viên gồm nhiều chị em trí thức, tư sản,
đại chủ kháng chiến, nữ tu,…đã giúp nhiều tiền và phương tiện vậc chất cho Hội
hoạt động. Với danh nghĩa của Hội, chúng ta còn vận động phụ nữ làm công tác
xã hội, từ đo tuyên truyền gây cơ sở kháng chiến ngay cả ở Sài Gòn.
Phong trào “đời sống mới’ được tiếp tục đẩy mạnh ở các vùng tự do. Phụ
nữ là lực lượng tích cực thực hiện nếp sống mới. Chị em đấu tranh chống các hủ
tục, mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống vệ sinh…
4. Chính trị:
Trong bộ máy chính quyền và tổ chức Đảng các cấp, phụ nữ tham gia
ngày càng đông. Trong hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính các
cấp đều có nữ đại biểu, nữ ủy viên. Từ khu IV trở ra, năm 1948 có 176 chị trong
Hội đồng nhân dân các cấp, năm 1949 có 893 chị. Ủy ban kháng chiến hành
chính liên khu IV có 2 ủy viên là nữ. Đặc biệt ở Nam Bộ, các cấp ủy Đảng chú
trọng khuyến khích và tạo điều kiện để phụ nữ tham gia công tác chính quyền
ngày càng nhiều. Năm 1949, có 1529 chị trong Hội đồng nhân dân và 61 chị
trong Ủy ban hành chính các cấp của 14 tỉnh. Ủy ban kháng chiến hành chính các
cấp của 14 tỉnh. Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ có 1 ủy viên là nữ. Mỹ
Tho có 2 phó chủ tịch tỉnh là nữ…
Lực lượng phụ nữ tham gia dân quân du kích ngày càng nhiều, hầu hết các
ban chỉ huy xã, ban công an xã đều có phụ nữ làm xã đội trưởng hoặc phó, hoặc

Trang 5


Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại

GVHD: Cô Vũ Thị Lệ Thương


chính trị viên, làm trưởng hoặc phó công an xã. Một số ban chỉ huy huyện đội,
tỉnh đội cũng có phụ nữ tham gia.
Trong kháng chiến ngày càng đông chị em tham gia lãnh đạo chính quyền
và qua công tác chính quyền đã giúp phụ nữ tiến bộ nhanh chóng. Đó là biểu
hiện rõ nét quyền bình đằng thực sự của phụ nữ làm chủ đất nước, làm chủ xã
hội.
Đúng như Lê nin đã từng nói “chúng ta muốn rằng nữ công phải giành
được quyền bình đẳng với nam công nhân không những trước pháp luật, mà ngay
cả trong đời sống nữa. Muốn thế, nữ công nhân phải tham gia ngày càng đông
đảo hơn vào việc quản lí các xí nghiệp công cộng và việc quản lí đất nước. Làm
việc quản lí, người phụ nữ sẽ học việc nhanh chóng và sẽ đuổi kịp nam giới.”
Có thể nói rằng bằng mọi nổ lực tham gia vào tất cả các lĩnh vực hoạt
động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phụ nữ đã đóng góp đắc lực vào việc xây
dựng và củng cố hậu phương ngày càng vững mạnh.
II. Phụ nữ chiến đấu và gây cơ sở kháng chiến vùng sau lưng địch:
1. Phụ nữ trong quá trình gây dựng cơ sở:
Từ năm 1947 trở đi, cuộc đấu tranh với địch trong vùng tạm chiếm rất gay
go, quyết liệt, nhưng cũng vấp phải thất bại liên tiếp, thực dân Pháp càng ra sức
phá lực lượng kháng chiến, hủy diệt hàng trăm làng mạc, hàng nghìn hec ta
ruộng, dồn hàng chục vạn đồng bào ta vào vùng kiểm soát của chúng. Thực hiện
chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”,
thi hành lệnh động viên, bắt lính, cướp lúa gạo. Để thực hiện âm mưu bần cùng
hoá nhân dân, phá cuộc kháng chiến của ta, chúng tập trung binh lực, càng quét
cả ngày và liên tiếp trong khu vực. Chiếm đóng đến đâu, chúng khủng bố ác liệt,
lập bộ máy chính quyền tai sai, bảo an,…và trắng trợn vơ vét bóc lột nhân dân
đến đấy. Chúng còn tiến hành càng quét, bắt bớ nhân dân ở các vùng ven đô thị,
các vùng tranh chấp, lập ra các “vành đai trắng” để ngăn chặn hoạt động của bộ
đội và du kích, ngăn chặn việc phát triển phong trào kháng chiến.
Phụ nữ là lực lượng đấu tranh quan trọng trong vùng tạm kiểm soát. Phần
lớn nam giới ở đấy đã ra tiền tuyến, vùng tự do, đi bộ đội, chỉ một bộ phận nhỏ ở

lại hoạt động bí mật. Địch tăng cường cướp phá, bóc lột, bần cùng hóa, phục hồi
các hủ tục mê tín di đoan làm trụy lạc thanh niên. Đặt ra nhiều tổ chức chính trị,
tôn giáo xã hội để lừa bịp quần chúng.Cán bộ phụ nữ đi vào quần chúng, thông
qua những chị em cốt cán và cảm tình với kháng chiến, vạch rõ âm mưu của
địch, tiến lên biến những tổ chức của địch thành tổ chức hoạt động cho ta, hoặc
phá hẳn những tổ chức ấy.

Trang 6


Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại

GVHD: Cô Vũ Thị Lệ Thương

Đoàn phụ nữ cứu quốc chấn chỉnh lại tổ chức ở những vùng chúng có thể
đánh tới, bố trí cán bộ gây dựng lại những cơ sở của vùng tạm chiếm. Cán bộ phụ
nữ đã cùng chị em bám thôn xóm, ruộng đất để duy trì sản xuất, chống giặt giữ
làng, thi hành mọi chủ trương của Đảng của chính phủ…Tất cả những việc làm
trên đã thể hiện rõ những đức tính cao đẹp, lòng trung thành vô hạn của phụ nữ

Việt Nam đối với Đảng, với chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ở nhiều địa phương, mặc dù địch dựng đồn bốt, đánh phá các cơ sở của ta,
nhiều cán bộ nữ bị hi sinh, nhưng ngay sau đó cơ sở phụ nữ vẫn được phục hồi,
phát triển. Ở nhiều tỉnh của khu vực địch kiểm soát gắt gao, tổ chức hội phải
dùng hình thức hội hương tế, hội đi chùa, hội đi buôn,…Để xay dựng các tổ chức
chính trị: Hội phụ nữ cứu quốc, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội mẹ chiến sĩ
nhằm giữ vững và phát triển cơ sở kháng chiến trong vùng địch tạm chiếm, phụ
nữ là những người rất kiên trì xây dựng lực lượng trung thành kiêm lãnh đạo
nhân dân đấu tranh với địch.
Một trong những công tác quan trọng của phụ nữ vùng địch hậu là bảo vệ,

nuôi giấu cán bộ cách mạng. Hàng vạn các bà mẹ, các chị đã không ngại khó
khăn, nguy hiểm, không quản hi sinh, hết lòng giúp đỡ che giấu cán bộ. Ở Củ
Chi, Bến Cát phụ nữ cùng nhân dân đã đào hàng chục kilomet địa đạo để phục vụ
kháng chiến.
Hàng nghìn chị em giao thông viên vùng địch tạm chiếm đã ngày đêm vận
chuyển công văn, tài liệu, báo chí, đưa đến cán bộ, bộ đội hoạt động bí mật trong
các thành phố, thị xã, bị tạm chiếm.Ở khắp vùng địch hậu, hầu hết nữ thanh niên
tham gia các đội nữ du kích, làm công tác biệt động phá hoại các kho tàng,
đường giao thông giúp các lực lượng võ trang đánh phá các sân bay, đánh phá
các cơ quan trọng yếu của địch, diệt tề, trừ gian….

Trang 7


Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại

GVHD: Cô Vũ Thị Lệ Thương

2. Phụ nữ trong quá trình chiến đấu:
Phong trào du kích chiến tranh cũng đã đào tạo nên nhiều nữ cán bộ chỉ
huy tài giỏi, dũng cảm. Ngoài việc trực tiếp đấu tranh chống địch ở vùng tạm
chiếm cong một mặt hoạt động rất quan trọng nữa là đấu tranh kinh tế với địch
kết hợp đấu tranh bảo vệ quyền lợi thiết thân của phụ nữ và nhân dân. Chị em đã
tích cực thực hiện chủ trương của Đảng là bảo vây và phá hoại kinh tế địch, giữ
vứng và phát triển kinh tế của ta bằng nhiều biện pháp tích cực. Ở vùng đô thị bị
tạm chiếm, việc làm tề liệt các hoạt động sản xuất ở các nhà máy của địch đã gây
nhiều khó khăn và thiệt hịa cho địch. Ở các vùng nông thôn hậu địch, chị em đã
đấu tranh liên tục bền bỉ có lý, có lẽ để bảo vệ sản xuất, bảo vệ nền kinh tế của ta.
Dưới sự lãnh đạo của chi bộ nhà máy Liên Hợp dệt Nam Định công việc
phá hoại kinh tế địch đã được tiến hành quyết liệt. Ở các vùng nông thôn địch

tạm kiểm soát, phụ nữ đã tham gia đấu tranh chống thuế ruộng, chống các loại
đảm phụ. Trong đó nhất là những cuộc đấu tranh chống dồn làng, đuổi dân, đốt
phá nhà cửa, lập “khu trắng”, phá mùa màng. Với lòng căm thù giặc sôi sục, chị
em đã kiên quyết đấu tranh.
Phong trào phụ nữ đấu tranh bảo vệ quyền lợi của đồng bào lan ra nhanh
chóng và lan ra nhanh chóng và rộng rãi ở nhiều tỉnh Bắc, Trung, Nam, Trung.
Nhiều nơi như ở Hà Đông, Sơn Tây phụ nữ cùng nhân dân đấu tranh đòi về làng
sản xuất, chống giặc đuổi dân lập “khu trắng”. Ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Trị Thiên địch dồn làng, chị em vẫn tìm cách liên lạc với kháng chiến.

Phong trào đấu tranh chống địch vơ vét cướp bóc của chị em tiểu thương,
từ Nam chí Bắc cũng phát triển mạnh. Chị em đã đấu tranh bằng nhiều hình thức
từ đưa đơn đến cử đại biểu gặp thị trưởng, đến biểu tình trước tòa thị chính. Chị
em tiểu thương chợ Đồng Xuân, chợ Bến Thành và nhiều chợ khác đã tổ chức
hàng trăm cuộc biểu thị để phản đối tăng thuế. Ở Hải Phòng, chỉ trong vòng 6

Trang 8


Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại

GVHD: Cô Vũ Thị Lệ Thương

tháng đầu năm 1954 đã nổ ra 50 cuộc đấu tranh chống thuế, trong đó chỉ riêng
cuộc biệu thị chợ Sắt (5 – 1954) đã không nợp cho địch số tiền thuế là 1.040.700
đồng Đông Dương.
Trong suốt 9 năm kháng chiến, các cuộc đấu tranh ở các đô thị và các
vùng tạm chiếm đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ, đấu tranh chống địch khủng bố,
chống chính phủ bù nhìn, chống độc lập giả hiệu, đã diễn ra liên tục với nhiều
hình thức sôi nổi. Phụ nữ là lực lượng tích cực và ngày càng giữ vị trí quan trọng.

Cuộc biểu tình của nhân dân thành phố Sài Gòn có đông đảo nam nữ học sinh
tham gia phản đối chính phủ bù nhìn Trần Văn Hữu. Ngày 6 – 1 – 1950, thực dân
Pháp và tay sai đã bắn chết em học sinh Trần Văn Ơn. Cuộc biểu tình của gần
nữa triệu người bao gồm các gia đình học sinh, nữ sinh các trường và đông đảo
các tầng lớp nhân dân Sài Gòn tham gia “đám tang trò Ơn” chống chính sách
khủng bố dã man của địch. Để hưởng ứng cuộc đấu tranh chính trị này, nam nữ
học sinh toàn quốc đã tham gia lễ truy điệu Trần Văn Ơn.
Sau phong trào trên, khí thế đấu tranh ở Sài Gòn lên rất cao, lực lượng
quần chúng tập trung tại trường nữ học Tôn Thọ Tường (19 – 3 – 1950) đã hô
vang các khẩu hiệu “ Hoan hô chính phủ Hồ Chí Minh, đả đảo thực dân Pháp
xâm lược, đả đảo đế quốc Mĩ can thiệp vào Việt Nam, tàu chiến Mỹ cút đi,…”
Quần chúng vô cùng sôi nỗi biến cuộc mít tinh thành cuộc biểu tình thị uy, lực
lượng phụ nữ tham gia rất đông, nhất là các đoàn nữ sinh.

Để chống lại âm mưu và thủ đoạn thâm độc của thực dân xâm lược: “dùng
người việt đánh người việt” bắt thanh niên làm bia đỡ đạn cho chúng, phụ nữ ta
đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ chồng con, chống địch bắt lính. Năm 1950, ở
thuận hóa có 1.850 chị em đã đấu tranh đòi được 2.800 thanh niên bị bắt lính. Ở
Ninh Bình có phong trào phụ nữ công giáo đấu tranh đòi bọn phản động cha cố
phải trả chồng con và phải bồi thường cho những người vì đi lính “vệ sĩ” cho

Trang 9


Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại

GVHD: Cô Vũ Thị Lệ Thương

Pháp mà bỏ mạng. Ở Trung Bộ, có cuộc đấu tranh của phụ nữ chống bắt lính kéo
dài 44 ngày.

Phong trào đấu tranh của phụ nữ chống bắt lính ở các vùng địch tạm
chiếm đã đạt nhiều thắng lợi. Chỉ tính trong năm 1952, các cuộc đấu tranh chống
bắt lính đã giữ lại được 18.482 thanh niên khỏi phải đi làm bia đỡ đạn cho giặc.
Tiêu biểu nhất, ở Hà Tây có 12 phụ nữ đã cùng lực lượng quần chúng vận động
được 7.320 lính ngụy. Ở Bến Tre, 7 tháng đầu năm 1952 phụ nữ đã vận động 400
lính ngụy trở về Tổ quốc.
Phụ nữ Bình Trị Thiên đã tuyên truyền hàng trung đội ngụy binh đã bỏ
hàng ngũ địch trở về. Phụ nữ đã mở những hàng nước, hàng quà bán rong gần
trại giặc và đã vận động được nhiều binh lính trở về quê hương. Binh sĩ giác ngộ
đã làm nội ứng, giúp kháng chiến hại đồn giặc, một số binh lính và sĩ quan đã
giúp đỡ các lực lượng võ trang của ta đánh địch ở trại Tế Bần – Hà Nội vào 4 –
1951 và đặt mìn phá sập trường sĩ quan của giặt.
Chỉ riêng ở Bắc Bộ, trong chiến dịch Đông Xuân 1953 – 1954 chị em đã
vận động được 17000 ngụy binh bỏ hàng ngũ về. Trong cuộc đấu tranh gian khổ
ở vùng địch hậu, phụ nữ đã tỏ rõ tinh thần hi sinh tận tụy và lòng dũng cảm.
III. Vai trò của phụ nữ trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu:
1. Vai trò của Phụ nữ trong chiến đấu:
Phụ nữ đã phát huy mạnh mẽ truyền thống “giặc đến nhà đàn bà cũng
đánh”, ngoài những nữ chiến sĩ trong hàng ngũ các đơn vị chính qui, các binh
chủng và các đơn vị kĩ thuật, còn có đông đảo phụ nữ tham gia chiến đấu trong
phong trào dân quân, du kích ở khắp mọi nơi.

Ngay từ đầu kháng chiến ở Hà Nội, trong trung đoàn thủ đô, đã có trên
100 chị làm công tác trinh sát, cứu thương, tiếp tế,…ở khắp các chiến trường
Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình Trị Thiên, Tây Bắc, Tả ngạn sông Hồng,…ở các

Trang 10


Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại


GVHD: Cô Vũ Thị Lệ Thương

vùng từ ngoại thành đến nông thôn, rừng núi đều có tổ chức nữ dân quân du kích.
Chị em làm nhiệm vụ canh gác, giữ gìn trật tư an ninh thôn xóm, vừa bám quê
hương sản xuất, gây cơ sở, vùa phối hợp với bộ đội chủ lực chiến đấu.
Từ năm 1950 đến 1954, cả nước đã có 1 triệu phụ nữ tham gia dân quân
du lích, riêng nữ du kích Nam Bộ có tới 14 vạn. Nhiều nữ du kích chiến đấu rất
gan dạ đã gây cho địch nhiều thiệt hại, chặng đường giặc tiến. Nữ du kích cũng là
những người hướng dẫn nhân dân tạm lánh giặc, cất giấu lúa thóc,…là người dẫn
đường vận động quần chúng che dấu bảo vệ cán bộ, và làm tai mắt cho cán bộ
hoạt động.
Những đội nữ du kích Mê Linh, Minh Khai, Trưng Trắc,…đã đánh hàng
trăm trận “quấy rối”, phá càn, chặn giao thông của địch,..đều chiến đấu rất dũng
cảm. Rất nhiều chị em trong đội du kích đã rào làng, cắm chông, chôn mìn, lựu
đạn, bắn tỉa, bao vây, uy hiếp tinh thần để tấn công địch. Với những hoạt động
dũng cảm và tài tình, các chị đã giáng cho địch những đòn bất ngờ làm thất bại
nhiều cuộc đánh phá, hành quân càng quét, tiêu diệt nhiều sinh lực địch và nhổ
cả đồn bốt địch.
Nhiều chị du kích đã phát huy tài trí thông minh, giữ vững đường dây giao
thông liên lạc – để chuyển tài liệu, truyền đạt chủ trương của Đảng và Chính phủ,
đưu đón cán bộ đi trên những chặng đường ác liệt trong thời kì kháng chiến
chống Pháp như đường 5, lộ Đông Dương, đường 1, đường 9,…
2. Vai trò của người phụ nữ trong phục vụ chiến đấu:
Phụ nữ cũng đã có những đóng góp to lớn, phụ nữ đã góp phần tích cực
xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, vận động chồng con tham gia quân
đội, bảo về đất nước. Hội mẹ chiến sĩ do Đoàn phụ nữ cứu quốc và Hội Liên
Hiệp phụ nữ tổ chức khắp nơi, chăm sóc bộ đội thương binh…các mẹ đã đóng
góp quan trọng và là nồng cốt trong phong trào “ủng hộ bộ đội” “nuôi quân diệt
giặt”. Trên khắp các nẻo đường kháng chiến, đều có “quán chiến sĩ”, “quán nhân

dân” do Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội mẹ chiến sĩ lập ra để giúp đỡ bộ đội.

Trang 11


Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại

GVHD: Cô Vũ Thị Lệ Thương

Ở vùng bị tạm chiếm, chị em luôn hướng về kháng chiến, gửi rất nhiều
vải, thuốc men, khăn áo,…ra tặng bộ đội kèm theo những bức thư động viên
đánh giặc giải phóng quê hương. Phụ nữ Sài Gòn gửi hàng vạn thước vải, hàng
chục vạn khăn mặc để ủng hộ bộ đội, khăn thuê thắm thiết tình quân dân như:
“Bưng biền muôn dặm xa xa
Kinh thành em gửi bó hoa tặng chàng…”
Từ những ngày đầu kháng chiến, phụ nữ tham gia dân công phá đường,
đắp ụ để chặn địch. Từ chiến dịch biên giới, hàng vạn nữ dân công các dân tộc đã
phục vụ các chiến dịch và đóng góp hàng triệu ngày công. Trong chiến dịch lịch
sử Điện Biên Phủ phụ nữ của các dân tộc ít người đã tham gia đông đảo, chị em
ngày đêm vượt suối, băng ngàn làm mọi cong việc vận chuyển, tiếp tế lương
thực, đạn dược…lực lượng nữ dân công đã không tiếc sức mình, như câu ca dao
quen thuộc
“Đèo cao thì mặc đèo cao
Tinh thần phục vụ còn cao hơn đèo”
Những cống hiến to lớn của lực lượng phụ nữ cho kháng chiến, cả ở hậu
phương và tiền tuyến, đã góp phần xứng đáng vào sự thành công của các chiến
dịch, đặc biệt là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ dẫn đến cuộc kháng chiến
chống Pháp của dân tộc ta.
Những cống hiến ấy ngày càng lớn, gắn liền với sự trưởng thành của Đoàn
phụ nữ cứu quốc và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Năm 1950, để đẩy mạnh

cuộc kháng chiến trong cả nước, Đảng chủ trương thống nhất các lực lượng
kháng chiến thành một khối thống nhất. Trong Đại Hội đại biểu toàn quốc lần
thư nhất (5 – 1950) Đoàn phụ nữ cứu quốc đã họp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam thành một tổ chức chính trị duy nhất của các tầng lớp phụ nữ. Năm 1951 số
hội viên lên tới 3 triệu người.
Ngày 20/10/1930 Hội phụ nữ phản đế Việt Nam đã thành lập là tổ chức
tiền thân của Hội liên việt. Hồ Chí Minh đã từng nói “giang sơn gấm vóc Việt
Nam là do Phụ nữ Việt Nam trẻ cũng như già dệt thêu nên thêm tốt đẹp rực rỡ”
Ngày 16/6/1941 Đoàn Phụ nữ Cứu quốc được thành lập có hệ thống tổ chức đến
cấp tổng, huyện. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Đoàn Phụ nữ Cứu quốc đã vận động
các tầng lớp phụ nữ gia nhập Mặt trận Việt minh, gia nhập các đoàn thể cứu quốc
đánh Pháp, đuổi Nhật, tham gia hoạt động bí mật, gây dựng cơ sở, liên lạc chắp
nối cho các cơ sở Đảng; hoạt động liên lạc, xây dựng và bảo vệ cơ sở cách mạng,
là lực lượng hùng hậu tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi
trong Cách mạng tháng Tám.

Trang 12


Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại

GVHD: Cô Vũ Thị Lệ Thương

Là một thành viên của Mặt Trận dân tộc thống nhất, Hội liên hiệp phụ nữ
Việt Nam tiếp tục nhiệm vụ đoàn kết, động viên hết thảy mọi tầng lớp phụ nữ
Việt Nam vượt qua mọi khó khăn gian khổ, tham gia kháng chiến và cải cách
ruộng đất thắng lợi, chăm lo thiết thực quyền lợi phụ nữ nhi đồng. Qua chín năm
kháng chiến chống Pháp, đội ngũ cán bộ nữ đã phát triển nhanh chóng cả về số
lượng và chất lượng. Mặt khác được rèn luyện trong đấu tranh cách mạng, chị em
không những làm công tác Hội, mà còn được cử tham gia ủy ban hành chính các

cấp, các huyện đội, xã đội,…
Hội Liên hiệp phụ nữ ngày càng có uy tín trong và cả nước. Sau năm
1948, sau khi đã trở thành một thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân của quốc tế,
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tham gia đấu tranh cho hòa bình độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Cuối năm 1949, lần đầu tiên một đoàn đại biểu
phụ nữ Việt Nam từ trong nước đã đến dự “Hội nghị phụ nữ Châu Á”, từ năm
1950 – 1952, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia nhiều hoạt động quốc tế
như: phong trào chống chủ nghĩa quân phiệt ở Tay Ban Nha, chống chính sách
phục hồi chủ nghĩa phát xít ở Đức,…
Trong đại hội phụ nữ thế giới lần 3 họp ở Đan Mạch, đoàn đại biểu phụ nữ
Việt Nam đưa được lá cờ đỏ sao vàng và tiếng nói của phụ nữ Việt Nam đến với
đại hội. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chú trọng thắt chặt quan hệ với Hội Liên
hiệp phụ nữ Pháp. Phong trào đấu tranh của phụ nữ Pháp đòi rút quân viễn chinh
Pháp về nước, không cho chồng con đi lính sang Việt Nam, vận động công nhân
không chuyên chở vũ khí sang Việt Nam, phong trào tổ chức lấy chữ kí và cử
những đoàn đại biểu đưa kiến nghị lên chính phủ Pháp đòi chấm dứt chiến tranh
xâm lược.
Hội liên hiệp phụ nữ Pháp đã phát hành rộng rãi bức áp phích in hình bà
mẹ đang xé tờ lệnh động viên thanh niên vào quân đội sang đánh Việt Nam.
Công nhân khuân vác ở bến cảng Angie không chịu bốc vũ khí lên tàu chở sang
Việt Nam…đặc biệt phụ nữ Pháp đã tổ chức hàng trăm đại biểu ngày ngày kéo
sang Giơ ne vơ đòi phái đoàn Pháp phải kí hiệp định đình chiến lập lại hòa bình ở
Việt Nam.

Trang 13


Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại

GVHD: Cô Vũ Thị Lệ Thương


E. Kết luận:
Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, Hội liên hiệp phụ nữ Việt
Nam đã có những đóng góp đáng kể vào hoạt động quốc tế, đấu tranh đòi giải
phóng dân tộc, đòi tự do dân chủ và hòa bình. Họ và nhiều phụ nữ khác đã làm
thay đổi sự kỳ thị do ảnh hưởng của Nho giáo trong văn hóa Việt Nam, và khẳng
định rằng phụ nữ có thể chỉ huy và chiến đấu không kém gì nam giới, thậm chí
cả trong các trận chiến ác liệt nhất.
Theo từng giai đoạn chiến tranh, càng có nhiều phụ nữ gia nhập các đơn
vị du kích làm nên sức mạnh chính của cuộc kháng chiến. Ít nhất một phần ba
quân số của các đơn vị này là nữ giới, được tổ chức thành các tổ, đội, trung đội,
người chỉ huy có thể là phụ nữ hoặc nam giới. Nhiều người trong số họ là các
chiến binh dày dạn kinh nghiệm, có kỹ năng sử dụng các loại vũ khí mà họ thu
thập được từ quân đối phương.
Có thể khẳng định rằng trong quá trình đấu tranh của dân tộc nhằm gìn
giữ nền độc lập, vai trò của phụ nữ hay nói khác hơn sự tham gia và những đóng
góp của phụ nữ là to lớn, góp phần quan trọng vào việc quyết định thắng lợi cuối
cùng của đất nước. Phụ nữ trong kháng chiến chống pháp đã thể hiện những điều
ấy một cách cụ thể và rõ ràng nhất.
Họ đã giải quyết từng vấn đề một cách có hiệu quả nhất trên tất cả các mặt
mà trong đó điển hình là về chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục. Mặt khác, họ
còn tham gia vào việc gây dựng, chuẩn bị cơ sở để tham gia và phục vụ cuộc
chiến đấu. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế vẫn chưa được khắc
phục.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng vai trò của phụ nữ trong chiến đấu là vô
cùng to lớn, những gì họ đã làm để lại trong suốt cuộc kháng chiến chống thực
Pháp là tồn tại với thời gian và được mỗi con người chúng ta ghi nhớ. Trong tác
phẩm "Ðường Kách mệnh", Bác cũng từng viết: "Ông Các Mác nói rằng: Ai đã
biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì
chắc không làm nổi: "ông Lê-nin nói: Ðảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn

bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công...".
Học tập từ những lời dạy của Bác, phụ nữ đã thật sự thể hiện và hoàn thành tốt
nhất vai trò cũng như trách nhiệm của mình đối với xã hội và gia đình, mà to lớn
hơn là đối với đất nước.

Trang 14


Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại

GVHD: Cô Vũ Thị Lệ Thương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Những trang web tham khảo:
1. Http://www.google.com
2.
Tài liệu:
- Đại cương lịch sử Việt Nam tập III, Lê Mậu Hãn, nhà xuất bản Giáo dục,
năm 2006.
- Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Trần Bá Đệ, nhà xuất bản Đại Học
Quốc Gia Hà Nội, năm 2008.

Trang 15



×