Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

RAMADAN –HOẠT ĐỘNG NHÂN VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.71 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................
MỞ ĐẦU....................................................
NỘI DUNG
1. VÀI NÉT VĂN HÓA CỦA NGƯỜI CHĂM-ISLAM
Ở AN GIANG
2. THÁNG RAMADAN – NÉT VĂN HÓA ĐẶC
TRƯNG CỦA ĐẠO ISLAM.
KẾT LUẬN

- Trang 1 -


LỜI CẢM ƠN
*********
Học phần Tôn Giáo học là một môn quan trọng trong chương trình đào tạo của
khoa sư phạm. Nó giúp sinh viên hiểu và có một cách nhìn nhận đầy khoa học về những tôn
giáo lớn trên thế giới nói chung và một số tôn giáo ở miền Nam Việt Nam nói riêng.
Vừa qua, vào ngày 20 tháng 3 năm 2011, cô trò lớp DH9SU, thuộc chuyên
ngành Lịch Sử đã có chuyến đi thực tế đầy bổ ích về ngôi làng của đồng bào Chăm theo đạo
Islam ở Phũm Soài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Với nội dung chính của
chuyến đi là tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo riêng biệt của bà con nơi đây. Chủ yếu là
kiến trúc, một số nghi lễ chính của đạo Islam.
Quả thật đây là một chuyến hành trình đầy vui vẻ và bổ ích, tôi đã nghiệm ra
được rất nhiều triết lý trong cuộc sống . Có thể đây là một chuyến thực tế đã giáo dục cho tôi
rất nhiều bài học mà trong khoảng thời gian ngồi trên ghế giảng đường thì tôi không có cơ hội
biết được, tôi vừa có thể mang kiến thức lý thuyết để so sánh và đối chiếu với thực tế thông
qua những khoảng thời gian cùng trao đổi, thảo luận và tiếp thu nhiều vốn sống cao đẹp mà
các cô, các chú nơi đây đã nhiệt tình cung cấp, có như vậy mới mở rộng được vốn tri thức của
mình.
Qua đây tôi gửi những lời cảm ơn đến cô Lê Trương Ánh Ngọc, thầy …….. và


các cô chú, anh chị ở Phũm Soài đã nhiệt tình chỉ bảo trong suốt khoảng thời gian chúng tôi
có mặt nơi đây.

- Trang 2 -


MỞ ĐẦU

An Giang là một vùng đất nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc. Có thể nếu ai đó chưa một
lần đến đây thì họ sẽ thốt lên rằng “ đây là xứ sở của cây lúa và con cá ba sa”, nhưng đó chỉ là
nhận định đơn thuần thiên về khía cạnh kinh tế, bởi lẽ, An Giang không chỉ là nơi hội tụ
những điều kiện tự nhiên thuận lợi về đất đai, khí hậu, địa hình, mà An Giang còn là một
vùng đất mang đậm sự pha trộn những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc khác nhau cùng
chung sống trên một mảnh đất với Chăm-Hoa-Khơme-Kinh. Họ đã có mặt tại đây từ rất sớm,
trong quá trình làm ăn, sinh sống thì họ đã tạo nên những nét văn hóa riêng biệt cho dân tộc
mình trong tổng thể nền văn hóa An Giang nói chung.
Trong 4 dân tộc có mặt ở An Giang, thì người Chăm là một dân tộc đã định cư khá
sớm, ban đầu họ có một cuộc sống khép kín trong một khu vực nhất định, nhưng ngày nay,
cùng với quá trình phát triển thì cuộc sống khép kín của đồng bào Chăm phần nào được nới
lỏng, họ đã sống chan hòa hơn với các dân tộc anh em. Có lẽ, với sự dung hòa đó mà mọi
người dân An Giang ai cũng có cơ hội để tìm hiểu và khám phá những nét đặc trưng của dân
tộc này.
Bản thân tôi cũng thế, đây là lần đầu tiên được tận mắt tham quan và chứng kiến cuộc
sống, cũng như phong cách sống riêng của họ qua kiến trúc nhà ở - thánh đường, cùng những
nghi lễ đặc trưng của bà con nơi đây, chính vì lẽ tôi đã quyết định chọn một phần nhỏ trong
luật lệ của đạo Islam để là đề tai cho bài thu hoạch thực tế của mình đó là “ RAMADAN –
HOẠT ĐỘNG NHÂN VĂN “, để có dịp bày tỏ cảm xúc và tấm lòng trân trọng của bản thân
trước một dân tộc anh em có truyền thống văn hóa đặc sắc.

- Trang 3 -



NỘI DUNG

1. Vài nét văn hóa của người Chăm Isalm ở An Giang:
Nếu như Chợ Mới nổi tiếng là nơi có nhiều làng nghề nhất An Giang, Tân Châu lừng
danh với loại lụa quý, Thoại Sơn thu hút du khách với địa danh Hồ Ông Thoại,…thì Châu
Phong – lại được biết đến là nơi tập trung khá đông đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Islam.
Đó chính là một trong những yếu tố tạo nên sự đa dạng trong bản sắc văn hóa của vùng đất
An Giang trù phú.
Về dân số, đồng bào Chăm trong tỉnh An Giang hiện nay có khoảng 14.200 người,
sống tập trung thành các ấp hay liên ấp xen kẽ trong những xã của người Kinh, từ biên giới
Việt Nam – Campuchia rãi rác chạy dài theo sông Hậu và sông Khánh Bình, hợp lưu ở Tam
Giang (Châu Đốc) rồi đổ xuống xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú) và xã Vĩnh Hanh (huyện
Châu Thành). Riêng người Chăm ở xã Châu Phong có khoảng trên 950 hộ dân với khoảng
hơn 5.000 nhân khẩu.
Có thể nói, dân tộc Chăm ở Việt Nam chiếm một số lượng khá lớn trong thành phần
dân tộc Việt Nam, nhưng về mặt tôn giáo thì trong thành phần dân tộc Chăm lại có sự khác
biệt nhau khá lớn: người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận theo đạo Bà Ni, họ nổi tiếng với
nghề làm gốm thì người Chăm Châu Phong theo đạo Isalm chính thống lại nổi tiếng với nghề
dệt thổ cẩm truyền thống. Những cô gái Chăm khi đến tuổi trăng tròn đều được bà và mẹ
truyền cho nghề dệt truyền thống của gia đình. Đó được xem là một nét văn hóa đẹp của
những cô gái Chăm An Giang. Xã Châu Phong có khoảng 90% bà con sinh sống bằng nghề
làm thủ công mỹ nghệ như dệt, thêu, đan, nên thường có câu “ Người Chăm Châu Phong sinh
ra đã nhìn thấy khung dệt”.
Có lẽ với đặc trưng tôn giáo Islam, nên đồng bào Chăm An Giang mặc dầu phần nào đã
hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc ở An Giang, nhưng họ vẫn còn lưu giữ những nét văn
- Trang 4 -



hóa đặc trưng, riêng biệt của dân tộc mình, đặc biệt với những cô gái Chăm thì điều đó lại
càng rõ hơn, ví như về hôn nhân, về lứa tuổi trưởng thành, về các ngày lễ hội trong năm
Đến với Châu Phong, chúng ta có thể ngắm nhìn và tìm mua những vật dụng cần thiết
cho gia đình như khăn, quần áo, túi xách,v.v…tất cả đều làm từ các loại thổ cẩm qua bàn tay
khéo léo của những cô gái Chăm. Hiện nay, làng nghề thổ cẩm Châu Phong đang hoạt động
theo mô hình du lịch cộng đồng gắn với làng nghề và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ dân trong
vùng.
Vào mùa lễ hội như lễ Tết Roya Phik Trok, mừng hết tháng Ramadan, Tết Roya Eidiladha, ngày lễ hành hương đến thánh địa Mecca… làng Chăm Châu Phong tràn ngập biển
người trở về sau những ngày tháng đi mưu sinh phương xa. Và đây cũng là dịp để các cô gái
điệu đàng trong trang phục áo tunic (áo dài) và duyên dáng với khanh ma-om (khăn thêu).
Còn các chàng trai Chăm thì trang trọng trong trang phục karung (áo dài nam), quấn xà rông,
đội mươt (nón).
Đến thăm đồng bào Chăm Islam ở An Giang, quả là một thiếu sót lớn nếu chúng ta
không đặt chân đến các Thánh đường Islam ở đây. Tiêu biểu cho lối kiến trúc độc đáo của
những thánh đường nơi đây. Đó là thánh đường Mu Barak……..vừa đặc trưng về kiến trúc,
vừa mang đạm ý nghĩa của đạo Islam.
Đã từ lâu đời người Chăm sống cùng với người Kinh, nhưng họ vẫn không đánh mất
những món ăn truyền thống của mình. Đến với Châu Phong, chúng ta sẽ có dịp thưởng thức
những món ăn đặc sản của người Chăm như Cà- ri bò, Blơh bdang (cá rô nướng xào dừa),
Tuk asam java (canh chua với nước cốt dừa), Tung lò mò (lạp xưởng bò).
2. Tháng Ramadan – nét văn hóa đặc trưng của Đạo Islam :
Trong suốt chuyến hành trình đặt chân lên xứ sở Châu Phong ( An Giang), tôi thật sự
bị cuốn hút bởi những câu chuyện và lời thuyết trình đặc sắc của các cô chú theo đạo Islam.
Người xưa vẫn hay nói: “ lời nói nhiều đến mấy thì thế nào cũng đọng lại trong đầu người
- Trang 5 -


nghe một ít chữ “, với tôi : giống như một con nai vừa lọt lòng mẹ, toàn bộ những hình ảnh và
âm thanh mà tôi nghe và cảm nhận được đều là sự mới mẻ, đó là những nguồn kiến thức
sống, tôi không thể nào quên được,nào là lối kiến trúc độc đáo của thánh đường, những ngôi

nhà sàn xúm xuýt với nhau, tạo nên một không khí ấm cúng của một đại gia đình Chăm
Islam, rồi vô số những nét văn hóa đẹp và đọng mãi đối với một ai đó đã từng đặt chân đến
đây.
Với tôi cũng vậy, một ấn tượng sâu sắc đọng mãi, một cảm giác khó tả, phải chăng, do
bản thân có sự đồng cảm sâu đậm, nên tôi rất thích tìm hiểu về tháng Ramadan của đồng bào
Chăm Islam nơi đây, với điểm nổi bật trong tháng lễ này, là các tín đồ thực hiện việc bố thí
cho người nghèo, người có hoàn cảnh không may mắn trong thôn xóm.
 Trước tiên, chúng ta cần có một cách hiểu như thế nào cho đúng đắn về tháng
Ramadan của đồng bào Chăm theo đạo Islam nơi đây.
Thuật ngữ “Ramadan” là tên gọi tháng thứ 9 theo lịch của đạo Hồi. Tháng Ramadan
được bắt đầu một cách thống nhất – từ ngày 13-9 dương lịch - cho toàn thể cộng đồng Hồi
giáo trên thế giới. Đó là một trong những ngày lễ lớn nhất, quan trọng nhất đối với đồng bào
Chăm ( An Giang ).
Nhiều người gọi Ramadan một cách đơn giản là “tháng nhịn ăn” hoặc “tháng ăn chay”,
nhưng cả hai cách gọi đó đều không đúng, vì thực ra các tín đồ không hề ăn chay, và nếu cả
tháng mà nhịn ăn thì chắc chắn là... không sống nổi! Chính vì lẽ đó, chúng ta nên gọi đơn
giản là tháng Ramadan.
Về ý nghĩa nhân văn của tháng Ramadan. Thứ nhất, nhịn ăn uống là để có sự thông
cảm với những người nghèo đói, những đồng đạo còn chưa đủ ăn, đủ mặc. Ngoài ra, hành
động này nhằm luyện cho con người một sự tiết chế, chống những cám dỗ vật chất, để tạo
thuận lợi cho việc sau này lên thiên đàng. Về điểm này, bản thân tôi phải tự nhận thấy đó là
một sự rèn luyện rất kiên cường và gian khổ.
 Nhìn chung lễ hội Ramadan diễn ra trình tự như sau:
- Trang 6 -


- Tảo mộ: người Chăm Hồi giáo có tập quán khi chết chôn đầu quay về hướng
Bắc, nghiêng mặt về hướng Tây, trên ngôi mộ có 2 viên đá. Vào những ngày cuối cùng của
tháng 8, tín đồ Chăm ăn mặc trang phục truyền thống mang theo lễ vật, cuốc, đến các nghĩa
địa nằm ngay sau thánh đường để tảo mộ và cúng. Những tu sĩ Hồi giáo chủ lễ, cầu kinh

Coran, vị phụ tế vẩy nước thánh lên từng viên đá trên bia mộ. Mỗi dòng họ sẽ có mộ khu vực
riêng trong nghĩa địa, trước khi bước vào tháng lễ, tất cả thành viên trong dòng họ đều kính
cẩn cúng bái, cầu khấn mời tổ tiên về hưởng mùa Ramadan với con cháu. Kết thúc phần
cúng, mỗi ngôi mộ được nhét 1 miếng trầu dưới viên đá bia. Lễ tảo mộ và cúng kính được
xem như là sự hành hương của người Chăm về với tổ tiên, ông bà đồng thời thánh đường
cũng được sửa chữa, sơn quétst, quét vôi... để chuẩn bị vào lễ.
- Về phần cúng gia tiên: sau phần tảo mộ và cúng mời về nhà, gia chủ chuẩn bị
một chỗ trang trọng trên giường hoặc phảng gỗ, trải chiếu mới bày trầu cau, trà, hoa quả. Chỗ
này chính là nơi tổ tiên về ngự. Khi lễ vật và người phục vụ đã chuẩn bị xong, vị chủ lễ là
thầy Achar (1 chức sắc Hồi giáo), hoặc người thông hiểu, thuộc Kinh thánh làm lễ tẩy trần.
Vị chủ lễ khấn nguyện và vẽ bùa, toàn gia đình bắt đầu cúng. Lễ vật cúng thường có 2 loại
được chưng lên các mâm có chân cao: mâm lễ ngọt gồm bánh, trái, chè; mâm lễ mặn có cơm,
canh, cá, thịt dê, gà, trầu cau, trầm hương. Trong lễ vật cúng gia tiên của người Chăm theo
đạo Islam không bao giờ có rượu và thịt heo, bởi đó là hai thứ cấm kị của các tín đồ theo đạo
Isalm.
Trong những ngày này, về phần hội, tùy theo khả năng các làng để có tổ chức văn nghệ
dân gian, thi dệt vải, các trò chơi thể thao... tạo ra không khí vui nhộn để bước vào tháng
chay tịnh. Đây là dịp mỗi làng thu hút hàng ngàn người đi lễ hội.
- Lễ Chay Niệm: thường vào ngày 27 tháng 8 người Chăm mở tiệc Arwah, đọc kinh
và cầu nguyện. Bắt đầu từ đêm 1 tháng 9 lịch Hồi, chính thức vào tháng chay Ramadan, mọi
người tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị thức ăn đêm, kiêng chuyện chăn gối vợ chồng, họ đến Surao
hoặc Majid hành lễ. Mỗi ngày mọi người sẽ đi hành lễ 5 lần: SuBoh (rạng đông) là 4h30’,
Zuhur (trưa) là 12h30’, Asar (chiều) là 15h30’, Magh-Rib (hoàng hôn) là 18h và I-Sha (tối) là

- Trang 7 -


19h30’. Thứ sáu mỗi tuần bắt buộc mọi người phải tắm rửa sạch sẽ, sau khi tắm thì không
cho bất cứ người nào chạm vào mình cho đến lúc vào đến Thánh đường.
Đúng 12h trưa, nam tín đồ

tập trung đông đủ ở Thánh đường
hành lễ gọi là HaGay Lum At (nữ
không được vào Thánh đường), để
tiến hành một buổi lễ thì ít nhất
phải có 40 người tham gia. Họ
quan niệm có như vậy thì Thượng
đế mới chấp nhận buổi lễ. Thường
thì buổi lễ kéo dài khoảng một
tiếng đồng hồ. Sau khi đã tập trung đông đủ, mọi người nghe giảng đạo đến 13 giờ thì bắt đầu
hành lễ.
Người trực tiếp chủ trì buổi lễ là ông Cả chùa hoặc phó Cả chùa, Khotib thì đứng giảng
cho tín đồ nghe về giáo luật bằng tiếng Chăm. Khi giảng đạo thì Khotib đứng trên bục giảng
gọi là Minbar. Ở góc Thánh đường có cái tháp cao gọi là Manara, nơi FaLinl gióng chuông
báo giờ hành lễ mỗi ngày. Sau đó có người Ymum điều khiển buổi lễ, vai trò của người này
rất quan trọng, mọi người trong buổi lễ phải làm theo sự hướng dẫn của Ymum. Nếu người
Ymum làm sai thì phải chịu hết tội lỗi của những tín đồ trong buổi lễ.
Mọi người hành lễ phải đứng ngay hàng thẳng lối và đồng loạt thực hiện các thao tác
như khoanh tay trước ngực, hoặc ngồi để tay lên đùi, vuốt mặt hay cuối đầu sát đất với tất cả
lòng thành kính của những tín đồ sùng đạo.
Hành lễ xong, bà con đọc kinh Koran hay nghe vị giáo cả giảng đạo ở nhà từng Puk
(xóm), phụ nữ cũng tổ chức hành lễ như thế. Khi nghe tiếng trống dài báo hiệu, từng nhà đều
trở dậy nấu cơm, họ ăn uống, hút thuốc lá khi tiếng trống ngắn vang lên thì ngưng hẳn, vào
khoảng 4h30’ sáng. Đến 6h chiều, nam giới tập trung tại Majid, ở đây người ta nấu cháo vịt
- Trang 8 -


hoặc gà cho người nhịn ăn lót dạ, người nào cũng có phần và được nấu đãi đều đặn đến hết
tháng chay Ramadan, cứ đúng mười ngày một lần tính theo ngày nhịn là ngày một lần đọc hết
kinh Koran, chế độ chiêu đãi được tăng cao, có khi súp gà cùng bánh ngọt, những khoản tiền
chiêu đãi được trích từ quỹ Thánh đường và các Agama đóng góp.

Tất cả mọi người kể cả ông Cả cũng đều mặc đồ truyền thống, vận chăn, đầu đội khăn
trắng, áo chùng trắng, không trùm mặt.
Trong tháng chay tịnh, phần đông đồng bào Chăm vẫn lao động bình thường: phụ nữ
vẫn dệt, vẫn may, phái nam vẫn ra sông tung chài bủa lưới. Đúng ba mươi ngày, khi thấy phía
Tây có trăng non ló rạng, người ta ăn uống trở lại bình thường. Ngày lễ cuối cùng của tháng
chay Ramadan được tổ chức thật trang nghiêm, người xướng lễ đọc những câu kinh gây xúc
động, có khi người nghe phải rơi nước mắt. Họ cầu nguyện cho kẻ sống người chết được sự
ân sủng của đức Allah và nguyện làm theo những lời mặc khải của người, trải qua một tháng
nhịn đói, nhịn khát khiến người giàu sang dễ cảm thông và biết thương người nghèo khó. Sau
buổi cầu kinh hành lễ, họ đến bắt tay nhau, ôm nhau chúc mừng và xin tha thứ cho nhau
những điều lầm lỡ... với quan niệm, làm như vậy Thượng đế sẽ xóa hết mọi tội lỗi. Khi về
nhà thì xin lỗi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, mình đã làm những điều không phải hàng ngày và
cũng được tha tội.
Những ngày hội sau Thánh lễ được diễn ra
trong ba ngày, từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 10 theo Hồi
lịch. Đây cũng là ngày hẹn truyền thống của những
cộng đồng đồng bào Chăm theo Hồi giáo. Tất cả mọi
người vì sinh kế, đi làm ăn phương xa đều trở về đoàn
tụ với gia đình. Người Chăm ở An Giang xem đây là
những ngày vui nhất, nhà nào cũng sẵn sàng cơm
nước, chuẩn bị đặc sản để đãi khách, bất kể thân hay
lạ, gọi là tết Roya.

Thiếu nữ Chăm vui Tết Roya.
- Trang 9 -


Vào ngày tết, toàn thể tín đồ đều phải lắng nghe ông Khotib nói lại sự tích ngày Thánh
Ibram. Buổi tối trong ba ngày tết, dân chúng thường tổ chức thi đọc kinh Koran, và chấm giải
nhất cho ai đọc hay và đọc thông suốt. Sau phần hành lễ, người Chăm thường tổ chức các

cuộc vui chơi, sinh hoạt văn hóa thể thao như ca hát, đua ghe... giống như Tết của người Việt.
Đây là dịp để mọi người thăm viếng, vui chơi và chúc mừng, cầu nguyện điều lành cho nhau.
Thế là tháng Ramadan kết thúc vào mỗi năm bằng những ngày lễ ăn mừng của bà con
Chăm Islam rất vui nhộn, họ xem đó như một chiến công rực rỡ, chiến thắng những tháng
ngày cơ cực, đồng thời tập cho tín đồ có một ý chí bền bỉ, kiên trì trước những gian khổ. Đó
là một tháng lễ mang đậm ý nghĩa nhân văn cao cả.

- Trang 10 -


KẾT LUẬN
Ramadan là một tháng quan trọng đối với cuộc sống của bà con theo đạo Islam. Đó
được xem là một một trong 5 tín điều bắt buộc của những người theo đạo Hồi. Nếu đạo Hòa
Hảo chủ trương ăn chay – làm lành – bố thí giúp đỡ người khốn khổ, thì đạo Islam cũng như
thế, họ rất đề cao tháng Ramadan, với mục đích chủ yếu trong tháng này là sự xám hối tội lỗi
và thành tâm chia sẻ sự nghèo khổ, khốn khó của các tín đồ trong đạo. Có như vậy, giúp cho
những tín đồ theo đạo Islam sớm ngày tích đủ công đức và phẩm hạnh để ngày phán xét cuối
cùng đến thì họ sẽ được Allad cứu giúp. Đó là về mặt tư tưởng.
Về mặt xã hội, tháng Ramadan của đồng bào Chăm theo đạo Islam – được nhận định là
một nghĩa cử cao đẹp, mang tính nhân văn sâu sắc. Những hoạt động trong tháng lễ được
Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng và đề cao, bởi những hoạt động đó vừa có thể xóa đói
giảm nghèo, vừa mang lại màu sắc văn hóa mới cho vùng đất An Giang. Chúng ta có thể
nhận thấy, nhà nước ta đã có những ưu đãi nhất định đối với những đồng bào theo đạo Islam,
đồng thời tổ chức những chuyến du lịch nhỏ cho du khách gần xa có cơ hội được tham quan
và chứng kiến cuộc sống đời thường của cư dân nơi đây.

- Trang 11 -




×