Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.02 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Thực tế hiện nay, vấn đề thu hồi đất (THĐ) là một vấn đề hết sức phức tạp và
nan giải, đặc biệt là ở nước ta, vì nước ta là một nước nông nghiệp, đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Tuy nhiên nhà nước không trực tiếp
chiếm hữu, sử dụng đất (SDĐ) mà giao quyền chiếm hữu, sử dụng đất cho người
dân, trong quá trình chiếm hữu, sử dụng đất, người sử dụng đã đầu tư và cải tạo làm
tăng giá trị của đất đai. Đó chính là thành quả lao động, kết quả đầu tư của người sử
dụng đất được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.
Ngày nay khi dân số càng tăng, đất đai ngày càng thu hẹp, giá đất mỗi ngày
một lên cao thì việc quản lý nhà nước đối với đất đai lại càng khó khăn. Nếu không
có những chính sách hợp lý, nếu không quan tâm tới lợi ích của nhân dân thì khi
thực hiện các chính sách về đất đai, đặc biệt là thu hồi đất sẽ làm nảy sinh nhiều vấn
đề như khiếu nại, tố cáo, biểu tình hay chống đối lại chính quyền. Do đó, khi nhà
nước thu hồi đất cần phải tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất
bị Nhà nước thu hồi. Nhưng việc Nhà nước xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi thu hồi đất như vậy đã hợp lý chưa, đã thoả mãn được lòng dân
chưa thì bài viết dưới đây em xin đi “Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất ở nước ta”.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ
KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
1. Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1.1. Khái niệm bồi thường
Khoản 6 Điều 4 Luật đất đai 2003 quy định: “Bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu
hồi cho người bị thu hồi đất”. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất có một số đặc
điểm cơ bản sau:
1


- Bồi thường là trách nhiệm của Nhà nước nằm bù đắp tổn thất về quyền và


lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất do hành vi THĐ của Nhà nước gây ra. Trách
nhiệm này được quy định trong Luật đất đai;
- Bồi thường là hậu quả pháp lý trực tiếp do hành vi THĐ của Nhà nước gây
ra. Điều này có nghĩa là chỉ phát sinh sau khi có quyết định hành chính về THĐ của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bồi thường được thực hiện trong mối quan hệ song phương giữa một bên
là Nhà nước (chủ thể có hành vi thu hồi đất) với bên kia là người chịu tổn hại về
quyền và lợi ích hợp pháp do hành vi THĐ của nhà nước gây ra;
- Căn cứ để xác định bồi thường là diện tích thực tế bị thu hồi; thiệt hại thực
tế về tài sản, cây cối, hoa màu trên đất và khung giá đất do nhà nước quy định tại
thời điểm thu hồi đất;
- Người sử dụng đất bị nhà nước THĐ muốn được bồi thường về đất phải
thoả mãn các điều kiện do pháp luật quy định;
- Người bị nhà nước THĐ không chỉ được bồi thường về đất mà còn được
bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất và được hưởng các chính sách hỗ trợ, tái định
cư của nhà nước nhằm nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất.
1.2. Khái niệm hỗ trợ, tái định cư
Theo Khoản 7 Điều 4 Luật đất đai 2003: “Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
là việc làm nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố
trí việc làm mới, cấp kinh phí để di chuyển đến địa điểm mới”.
Còn đối với khái niệm tái định cư thì Luật đất đai 2003 và các văn bản
hướng dẫn thi hành lại không đề cập cụ thể về khái niệm này. Theo nghị định số
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất thì tái định cư được giải thích là: “Người sử dụng đất khi
Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại nghị định này mà phải di chuyển chỗ ở thì
được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
- Bồi thường bằng nhà ở
- Bồi thường bằng giao đất ở mới
2



- Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới (Điều 4).
Căn cứ vào quy định này và nội dung các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước THĐ của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hưỡng dẫn thi
hành, ta có thể hiểu “Tái định cư là việc người sử dụng đất được bố trí nơi ở mới
bằng một trong các hình thức: Bồi thường bằng nhà ở mới hoặc bồi thường bằng
giao đất ở hoặc bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới khi họ bị Nhà nước thu hồi
đất và phải di chuyển chỗ ở”.
2. Cơ sở của việc quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất
2.1. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai năm 2003
- Nghị định của Chính phủ số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 quy định bổ sung về
quy hoạch sử dụng đất, giá đất, THĐ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Nghị định chính phủ số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về việc
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, THĐ, thực hiện quyền SDĐ, trình tự, thủ
tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐ và giải quyết khiếu nại về đất
đai.
- Nghị định chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành luật đất đai
- Nghị định chính phủ số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước THĐ
- Thông tư của Bộ tài nguyên và môi trường số 14/2009/TT-BTNMT ngày
01/10/2009 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục
THĐ, giao đất, cho thuê đất.
2.2. Cơ sở lý luận
Thứ nhất, vấn đề bồi thường khi Nhà nước THĐ được đặt ra dựa trên cơ sở
quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ.
Thứ hai, xét về bản chất Nhà nước ta là Nhà nước do nhân dân lao động thiết
lập lên, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân; phục vụ và chăm lo
cho lợi ích, sự phồn vinh của người dân. Hiến Pháp nước ta ghi nhận quyền tự do

3


kinh doanh của công dân và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Do
đó, khi Nhà nước THĐ của người dân để sử dụng vào bất kể mục đích gì mà làm
phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì Nhà nước phải có bổn phận và
nghĩa vụ phải bồi thường và thực hiện việc tái định cư, có như vậy mới làm an lòng
người dân và giúp người dân bị mất đất sớm ổn định cuộc sống, đồng thời khuyến
khích người nước ngoài yên tâm bỏ vốn vào đầu tư và làm ăn lâu dài.
Thứ ba, xét về phương diện lý luận, thiệt hại về lợi ích của người SDĐ là hậu
quả phát sinh trực tiếp từ hành vi THĐ của Nhà nước gây ra. Ví dụ như việc THĐ sử
dụng vào mục đích quốc phòng – an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là xuất
phát từ lý do khách quan của xã hội chứ không phải lỗi chủ quan của người SDĐ
gây ra. Vì vậy, Nhà nước không những phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà
còn phải thực hiện việc hỗ trợ, tái định cư cho họ.
Thứ tư, Nhà nước ta đã và đang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu
"dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Điều này chỉ có thể
thực hiện được khi Nhà nước biết tôn trọng và bảo hộ những quyền lợi chính đáng
của người dân.
Như vậy, một khi pháp luật đã thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại quyền
về tài sản của người sử dụng đất, thì khi Nhà nước thu hồi đất, Nhà nước phải bồi
thường thiệt hại về tài sản cho người sử dụng đất.
3. Mục đích, ý nghĩa
Nhằm bù đắp những tổn thất mà người sử dụng đất phải gánh chịu đồng thời
giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội là hậu quả của việc Nhà nước thu hồi đất gây
ra. Mặt khác, nhằm ổn định tình hình chính trị và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng đất, đảm bảo cho người dân nhanh chóng có chỗ ở mới để đảm
bảo cuộc sống, giải quyết hài hoà giữa việc bảo vệ các quyền và lợi ích của Nhà
nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất. Do vậy, trên thực tế, việc giải quyết hậu quả

của việc THĐ gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Việc giải quyết tốt vấn đề bồi
4


thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐ sẽ mang lại ý nghĩa to lớn trên nhiều
phương diện.
II. THỰC TIỄN VIỆC XÂY DỰNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG HỖ
TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở NƯỚC TA
Ở nước ta, các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày
càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế.
Quan tâm tới lợi ích của những người bị THĐ, Nghị định 197/2004/NĐ-CP sau một
thời gian thực hiện, đặc biệt là sau sự ra đời của NĐ 84/2007/NĐ-CP đã thể hiện
được tính khả thi và vai trò tích cực của các văn bản pháp luật. Vì thế, công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua đã đạt được các kết quả khá khả
quan, thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:
Thứ nhất, tạo cơ sở pháp lý đưa công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đi
vào nề nếp; góp phần nâng cao tính dân chủ, công khai, minh bạch trong việc bồi
thường, GPMB; góp phần giải quyết quỹ đất “sạch” đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp
hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần đáng kể vào việc bảo vệ
quyền và lợi ích của NSDĐ, giúp họ nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất.
Thứ hai, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng được xác
định đầy đủ, chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công
tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận đền bù cũng thấy thỏa
đáng.
Thứ ba, mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị
THĐ có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và
quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm
giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.
Thứ tư, việc bổ sung quy định về quyền tự thỏa thuận của các nhà đầu tư cần
đất với người sử dụng đất đã góp phần giảm sức ép cho các cơ quan hành chính

trong việc thu hồi đất.

5


Thứ năm, trình tự thủ tục tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã giải
quyết được nhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thực hiện công tác bồi thường, tái định cư đạt hiệu quả.
Thứ sáu, các địa phương bên cạnh việc thực hiện các quy định Luật đất đai
năm 2003, các Nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định hướng chính sách
của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản
pháp luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư được thực hiện hợp lý, diễn ra nhanh chóng, đúng pháp luật và đạt hiệu quả
cao hơn mặc dù vẫn còn những khiếu nại nhưng con số này ít và không gây trở ngại
đáng kể trong quá trình thực hiện.
Ngoài ra, còn nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân và đội ngũ
cán bộ quản lý đất đai các cấp trong quản lý và sử dụng đất.
Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có năng lực và có
nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công
tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày
càng được mở rộng và có hiệu quả.
Nhờ những cải thiện về quy định pháp luật về phương pháp tổ chức, về năng
lực cán bộ thực thi giải phóng mặt bằng, tiến độ giải phóng mặt bằng trong các dự án
đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với các dự án cũ, góp phần giảm bớt tác
động tiêu cực đối với người dân cũng như đối với dự án. Việc thực hiện chính sách
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã giúp cho đất nước ta xây dựng cơ sở vật chất, phát
triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao,
các dự án trọng điểm của Nhà nước, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh
tế, ổn định đời sống sản xuất cho người có đất bị thu hồi.
Mặc dù những quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

Nhà nước THĐ có nhiều ưu điểm tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những hạn chế,
bất cập, đặc biệt là vấn đề giá đền bù, gây những tác động tiêu cực đối với thị trường
bất động sản. Vẫn còn tình trạng người dân được bồi thường đất thuộc diện quy
hoạch với giá thấp và những người này lại phải mua đất tái định cư (TĐC) với giá
6


cao. Trong khi đó đất của họ bị thu hồi thì lại được doanh nghiệp chia lô để bán
thành khu TĐC mới cho những người có nhu cầu gây nên bức xúc, khiếu kiện kéo
dài. Một số dự án chưa có khu TĐC hoặc chưa giải quyết TĐC đã quyết định THĐ.
Những trường hợp bị THĐ ở thì tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở mới tại khu
TĐC. Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường, đặc biệt là đối
với đất nông nghiệp trong khu đô thị, khu dân cư nông thôn. Tiền bồi thường đất
nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp
tương tự hoặc không đủ để nhận chuyển nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông
nghiệp để chuyển sang làm ngành nghề khác.
Pháp luật đã quy định giá đất để tính bồi thường sát với giá chuyển nhượng
quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường, nhưng trên
thực tế lại diễn ra những bất cập xung quanh vấn đề này, cụ thể:
- Xuất hiện tình trạng hai giá đất trên cùng một thị trường, một bên là mức giá
để tính bồi thường cho nông dân rất thấp và bên kia là giá đất sau khi chuyển đổi
mục đích SDĐ từ đất nông nghiệp tăng lên rất cao. Đó là một kẽ hở lớn, tạo điều
kiện cho nạn quan liêu, tham nhũng, đầu cơ và tạo động lực chuyển đổi các khu đất
thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác.
- Cơ chế mới về giải phóng mặt bằng (GPMB) sẽ gây khó khăn cho các bên
thực thi, nhất là chủ đầu tư dự án phát triển kinh tế. Bởi vì, do giá đất để tính bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP tăng lên rất
nhiều so với các quy định trước đây và được tính kể từ thời điểm Nghị định này có
hiệu lực (ngày 01/10/2009), khi đó, những dự án kéo dài nhiều năm, người dân đã
bàn giao mặt bằng thì nhận mức giá bồi thường ở thời điểm thời điểm đó thấp,

những hộ chây ỳ, chưa bàn giao mặt bằng, đến thời điểm này được bồi thường cao
hơn nhiều lần trước đây sẽ tạo ra trong một dự án có hai cơ chế khác nhau về
GPMB.
- Mặt khác, đối với các dự án xây dựng chuyển giao (dự án bồi thường), giá
bồi thường tăng lên nhiều lần so với trước đây khiến tổng mức đầu tư dự án tăng lên
rất cao. Trong khi đó phần để hoàn thành vốn cho nhà đầu tư thường là các khu đô
7


thị lại phải theo giá thị trường, nhà đầu tư không thể tăng giá bán tuỳ tiện, sẽ làm các
nhà đầu tư suy giảm tiềm lực tài chính và rất khó để duy trì, thực hiện các dự án
đang triển khai.
- Việc thu hồi đất, bồi thường GPMB hiện nay chủ yếu được thực hiện theo
một phương thức mang tính bắt buộc; sử dụng một giải pháp chuyển đổi thiệt hại
sang tiền trong khi có nhiều giải pháp khác không phải chi phí nhiều mà người dân
vẫn thấy thoải mái về lợi ích lại chưa được đề cập trong pháp luật về THĐ, bồi
thường GPMB ở Việt Nam hiện nay.
Theo tinh thần của Nghị quyết số 26 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá
IX và Luật đất đai năm 2003 là phải đảm bảo cho người bị THĐ đến chỗ ở mới có
điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Tuy nhiên, đến nay, hầu hết các khu
TĐC xây dựng chưa theo kịp tiến độ THĐ, bồi thường và GPMB. Các cơ quan chức
năng được giao nhiệm vụ bồi thường, GPMB cũng chưa thực sự quan tâm đến TĐC
cho người dân.
Các quy định về đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp bị THĐ nông nghiệp mà không có diện tích đất nông nghiệp mới
để giao khó đi vào cuộc sống. Do thiếu cơ chế đồng bộ, đầy đủ và cụ thể để thực thi.
Trên thực tế, cơ quan có trách nhiệm thực hiện bồi thường, GPMB mới chỉ chú ý
đến việc bồi thường, hỗ trợ về đất và thiệt hại về tài sản trên đất mà dường như chưa
quan tâm giải quyết vấn đề tạo công ăn việc làm cho người nông dân bị mất đất sản
xuất.

Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐ chưa giải
quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người bị THĐ
cũng như chưa xử lý được mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người bị THĐ ở phải
di chuyển chỗ ở với người không phải di chuyển chỗ ở được hưởng lợi từ việc THĐ.
III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI
THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
Một là, sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn thông báo việc THĐ cho người
dân quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật đất đai năm 2003 theo hướng rút ngắn thời
8


hạn này; bởi lẽ việc THĐ dựa trên quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xét duyệt và được công bố công khai cho mọi người sử dụng
đất biết.
Hai là, sửa đổi quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị
thu hồi.
- Sửa đổi quy định về thời điểm tính giá bồi thường cho người SDĐ khi bị
Nhà nước thu hồi theo giải pháp sau:
+ Nên quy định việc tính giá bồi thường theo thời điểm trả tiền bồi thường
trên thực tế;
+ Đối với trường hợp THĐ nông nghiệp của nông dân thì ngoài việc họ được
bồi thường theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm THĐ cần quy định một tỷ lệ hỗ trợ
nhằm để thưởng, khuyến khích đối với những người bị THĐ chấp hành nghiêm
chỉnh, nhanh chóng việc bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư. Khoản hỗ trợ này
được trích từ khoản chênh lệch giữa giá đất bồi thường với giá đất sau khi đã chuyển
mục đích SDĐ nông nghiệp
+ Cần nghiên cứu, xây dựng quy định về bồi thường thiệt hại về tinh thần cho
người bị THĐ
- Quy định về việc thành lập cơ quan chuyên trách với chức năng theo dõi,
cung cấp thông tin về giá đất, xác định giá đất làm căn cứ đề xác định giá bồi

thường.
- Quy định hình thức xử lý đối với những cơ quan có thẩm quyền cố tình làm
sai quy định của pháp luật trong việc BT, HT, TĐC cho người bị THĐ.
- Bên cạnh các quy định hiện hành về giải quyết vấn đề công ăn, việc làm đảm
bảo đời sống của nông dân bị mất đất sản xuất Nhà nước nên xây dựng, bổ sung quy
định về việc thành lập quỹ trợ cấp thất nghiệp, quỹ giải quyết việc làm cho người
nông dân bị mất đất nông nghiệp. Một phần kinh phí để thành lập các quỹ này do
các doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc THĐ của người nông dân đóng góp.

9


KẾT LUẬN
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề thu hút sự
quan tâm của xã hội; có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, tâm lý của người dân và
tác động đến sự ổn định chính trị. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác
này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất. Pháp luật đất đai đã thể chế
hóa những quan điểm, chủ trương, đường lối về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho
người bị thu hồi đất của Đảng và Nhà nước trong các quy định của Luật Đất đai năm
2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề phức tạp động chạm đến quyền và lợi ích của
người dân; nên phát sinh nhiều khiếu kiện, tranh chấp và tiềm ẩn nguy cơ gây mất
ổn định về chính trị. Lĩnh vực pháp luật này thường xuyên sửa đổi, bổ sung nhằm
đáp ứng yêu của thực tiễn. Song do giá đất ngày càng tăng cao và sự phát triển
nhanh chóng của công cuộc phát triển đất nước, một số quy định về vấn đề này bộc
lộ những hạn chế, bất cập. Việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc làm cần thiết nhằm đưa ra các giải pháp
góp phần hoàn thiện.


10



×