Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích một số ưu, nhược điểm của biện pháp dân sự trong việcbảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.63 KB, 13 trang )

Đề bài: Phân tích một số ưu, nhược điểm của biện pháp dân sự trong việc
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Sưu tầm và phân tích 01 vụ tranh chấp được giải quyết
bằng biện pháp dân sự để chứng minh cho luận điểm của nhóm.
NỘI DUNG
I) Phân tích một số ưu, nhược điểm của biện pháp dân sự trong việc bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu là một trong những loại quyền dân sự cơ bản được pháp luật
ghi nhận và bảo vệ. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền của chủ sở hữu và người
chiếm hữu hợp pháp tài sản, pháp luật sở hữu còn ghi nhận các biện pháp pháp lý
để bảo vệ quyền sở hữu chống lại các hành vi xâm phạm. Bảo vệ quyền sở hữu là
biện pháp Nhà nước tác động bằng pháp luật tới hành vi xử sự của con người nhằm
thông qua đó bảo đảm cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của mình.
Ở Việt Nam, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua nhiều biện pháp khác
nhau, do nhiều ngành luật điều chỉnh. Trong các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu,
biện pháp dân sự có ý nghĩa thực tế nhất vì nó khôi phục lại tình trạng ban đầu về
mặt vật chất cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp. Bảo vệ quyền sở hữu
bằng biện pháp dân sự là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, Tòa án hoặc
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm
quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản
trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi
thường thiệt hại.
Quan hệ sở hữu là loại quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ đặc
thù, trong đó thể hiện quyền tự định đoạt cao độ của chủ thể. Quyền tự định đoạt
trong quan hệ sở hữu không chỉ thể hiện trong việc chủ thể của quyền sở hữu có
quyền tự do định đoạt tài sản của mình mà còn thể hiện trong việc tự do lựa chọn
1


các biện pháp, cách thức để bảo vệ quyền sở hữu. Pháp luật dân sự ghi nhận nhiều
biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu, trong đó biện pháp tự bảo vệ là biện


pháp thể hiện tính định đoạt cao nhất của chủ thể.
Điều 255 Bộ luật dân sự ghi nhận “chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp
có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp
pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật”.
1) Một số ưu điểm
Có thể nhận thấy rằng, so với các phương thức bảo vệ quyền sở hữu khác thì
phương thức kiện dân sự có những điểm khác biệt và nó làm nên tính ưu việt cũng
như cũng có những hạn chế nhất định so với các phương thức khác. Những ưu
điểm chủ yếu của phương thức kiện dân sự gồm có:
Thứ nhất, đây là phương thức mang tính thực tế rất lớn. Tính thực tế này
xuất phát từ chỗ những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu thông thường nảy
sinh trong đời sống xã hội, xâm phạm tới các quyền tài sản của các chủ thể và do
vậy chủ yếu thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Do xuất phát điểm là các
hành vi xâm phạm quyền sở hữu chủ yếu thuộc pháp luật dân sự nên biện pháp
kiện dân sự cũng được áp dụng phổ biến hơn. Hơn nữa, mục đích lớn nhất của chủ
thể khi sử dụng phương thức kiện dân sự nhằm bảo vệ quyền sở hữu của mình
chính là việc khôi phục lại tình trạng ban đầu (tình trạng trước khi bị vi phạm) về
mặt vật chất hay chính là đảm bảo sự nguyên vẹn của tài sản cho chủ sở hữu hoặc
cho người chiếm hữu hợp pháp. Sau khi áp dụng các phương thức bảo vệ quyền sở
hữu bằng biện pháp dân sự, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp có thể
khôi phục lại trạng thái tài sản ban đầu hoặc được bù đắp về mặt vật chất cho
những xâm phạm đến quyền sở hữu của họ, đáp ứng được lợi ích cơ bản của việc
bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể được nhà nước ghi nhận. Mặc dù phương
thức bảo vệ quyền sở hữu của ngành luật hành chính cũng nhằm mục đích này
nhưng thông thường tài sản bị xâm phạm lại là các tài sản của Nhà nước. Còn
2


phương thức bảo vệ quyền sở hữu của ngành luật hình sự thì mục đích lớn nhất lại
là trừng trị và răn đe.

Thứ hai, phương thức kiện dân sự được áp dụng một cách rộng rãi hơn các
biện pháp khác. Thông thường biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong ngành luật
hình sự chỉ áp dụng khi hành vi xâm phạm đó được cấu thành tội phạm theo quy
định trong Bộ luật hình sự (BLHS). Biện pháp thuộc ngành luật hành chính thông
thường áp dụng khi tài sản bị xâm phạm tới là tài sản của Nhà nước. Chủ thể áp
dụng biện pháp hành chính và biện pháp hình sự chỉ có thể là các cơ quan nhà
nước bởi vậy trong rất nhiều trường hợp việc phát hiện và xử lý các hành vi vi
phạm trên thực tế không phát huy được hiệu quả một cách tuyệt đối. Riêng biện
pháp kiện dân sự được áp dụng rộng rãi bởi lẽ: việc xâm phạm tài sản mang tính
chất dân sự diễn ra phổ biến; các chủ thể có thể áp dụng các phương thức kiện dân
sự một cách dễ dàng bằng việc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấm dứt
hành vi vi phạm hoặc yêu cầu chủ thể vi phạm bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, phương thức kiện dân sự tạo điều kiện rất thuận lợi và dễ dàng cho
mọi chủ thể có quyền sở hữu bị xâm phạm tự mình chủ động thực hiện phương
thức này. Đây là một điểm khác biệt rất lớn so với các phương thức khác. Phương
thức bảo vệ trong ngành luật hành chính tuân thủ các thủ tục hành chính tương đối
phức tạp của các cơ quan Nhà nước. Còn phương thức trong ngành luật hình sự thì
đỏi hỏi phải đáp ứng đủ việc cấu thành tội phạm và tuân theo thủ tục tố tụng hình
sự cũng tương đối phức tạp và mất thời gian, khó có thể khôi phục nhanh chóng
tình trạng tái sản như ban đầu. Riêng phương thức kiện dân sự vì tuân theo thủ tục
tương đối nhanh gọn, khắc phục nhanh chóng tình trạng như ban đầu, hơn nữa khi
các chủ thể có thể đã đệ đơn yêu cầu toà án ra quyết định buộc chủ thể có hành vi
xâm phạm quyền sở hữu chấm dứt hành vi, bồi thường thiệt hại hoặc đòi lại tài sản
cho mình nhưng vẫn có thể được quyền thoả thuận và rút lại đơn kiện.
2) Một số nhược điểm
3


Tuy nhiên, phương thức kiện dân sự cũng mang những hạn chế nhất định, ví
dụ trong nhiều trường hợp hiệu quả của các phương thức dân sự trong việc bảo vệ

quyền sở hữu trên thực tế rất thấp. Trong các phương thức dân sự, tự bảo vệ là biện
pháp được các chủ thể áp dụng phổ biến nhất nhưng do thiếu tính cưỡng chế và
quyền lực nhà nước nên trên thực tế khi có hành vi xâm phạm các chủ thể vẫn phải
áp dụng đồng thời các biện pháp khác để bảo vệ quyền sở hữu của mình.
Ngoài ra hiệu quả của việc bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự gắn
liền với việc thi hành án dân sự nên trên thực tế bị ảnh hưởng rất nhiều bởi công
tác thi hành án dân sự cũng là một hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi của các chủ
sở hữu hợp pháp, người chiếm hữu hợp pháp trên thực tế.
II) Phân tích vụ tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp dân sự để chứng
minh cho luận điểm của nhóm
1) Vụ việc
XÉT XỬ VỤ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
SÁNG CHẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Toà án nhân dân tỉnh ĐăkLăk vừa đưa ra xét xử vụ khiếu kiện xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ đầu tiên ở ĐăkLăk đã kéo dài trong suốt 8 năm qua. Chiếc
máy đùn gạch được cải tiến có thêm trục cào và dao cán do ông Hoàng Thịnh trú
tại Buôn Trấp, huyện Krông Bana là tác giả và chủ sở hữu giải pháp hữu ích đã
được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền số 319 năm 2002. Đầu năm 2003 ông
Thịnh phát hiện cơ sở sản xuất gạch Việt Mỹ do ông Nguyễn Đình Mỹ và bà Thái
Thị Thu Sương làm chủ đã và đang sử dụng máy đùn gạch có trục cào chế tạo dựa
trên giải pháp hữu ích của ông để sản xuất gạch kinh doanh thu lợi nhuận.
Những chiếc máy đùn gạch kiểu cũ yêu cầu người lao động phải liên tục
dùng tay hoặc chân ép nguyên liệu vào lô nghiền nhào. Điều này dễ dẫn đến tai
4


nạn do mệt mỏi, thiếu tập trung. Đồng thời, máy có năng suất không cao, chất
lượng gạch không đồng đều, do thường xuyên phải ngừng chạy để xử lý tình trạng
tắc nghẽn ở khuôn tạo hình do nguyên liệu xấu có lẫn sỏi sạn.
Sản phẩm cải tiến của ông Thịnh được bổ sung trục cào và dao cán đã khắc

phục được những nhược điểm đó. Máy đùn gạch đã được ông Thịnh cải tiến bao
gồm vỏ máy, đầu trên của nó có bố trí phễu, hai quả lô lắp quay được trong vỏ
máy, trục cào lắp quay được vào vỏ bên trên hai quả lô và một con dao cán được
lắp nằm ngang vào giữa hai quả lô, trong đó trục cào có các dãy răng có tác dụng
cào liên tục đất nguyên liệu từ phễu cấp cho hai quả lô làm tăng năng suất nghiềnnhào. Dao cán được đặt xen giữa hai quả lô và có cạnh trên nằm cao hơn tâm của
hai quả lô và dao để tăng khả năng nghiền sỏi sạn và khắc phục hiện tượng gây tắc
nghẽn ở cửa khuôn gạch, do đó nâng cao năng suất của máy đùn gạch, chất lượng
gạch đồng đều, ít thứ phẩm, đảm bảo độ bền của máy. Theo tính toán hiệu quả của
máy đùn gạch theo giải pháp hữu ích này đem lại và đối chứng thực tế sử dụng cho
thấy nếu sản xuất bằng máy thường không có trục cào công suất chỉ đạt
1200viên/giờ, trong khi đó sử dụng máy đùn gạch có trục cào của ông Thịnh công
suất đạt 2.500viên/giờ gấp đôi máy thường, hơn thế nữa sản phẩm gạch ra lò ít bị
lỗi và tăng mức độ an toàn lao động.
Sau khi phát hiện cơ sở Việt Mỹ sử dụng chiếc máy đùn gạch có trục cào
của mình, ông Thịnh đã yêu cầu cơ sở này ngừng sản xuất vì chưa được ông cho
phép, đồng thời nhờ cơ quan chức năng can thiệp, theo đó Sở khoa học và công
nghệ và các cơ quan chức năng khác đã vào cuộc, lập biên bản hiện trường, kiểm
tra đối chất với chủ sở hữu và người sử dụng, đánh giá dựa trên máy đùn gạch theo
giải pháp hữu ích của ông Thịnh đối với máy móc thiết bị được sử dụng và đưa ra
kết luận rằng hành vi của ông Nguyễn Đình Mỹ sử dụng máy đùn gạch dựa trên
giải pháp hữu ích của ông Thịnh là trái phép vì chưa được phép của ông Thịnh.
5


Vụ việc được Sở khoa học công nghệ ĐăkLăk xem xét giải quyết nhưng
chưa đưa ra kết luận cuối cùng. Đến cuối tháng 3/2008, UBND tỉnh ĐăkLăk có
văn bản chỉ đạo chuyển toàn bộ hồ sơ xâm phạm quyền sở hữu giải pháp hữu ích
giữa nhà sáng chế là ông Hoàng Thịnh với người sử dụng là ông Nguyễn Đình Mỹ
và bà Thái Thị Thu Sương đến Toà án nhân dân tỉnh ĐăkLăk để giải quyết.
Ngày 18/7/2010 Hội đồng xét xử toà án nhân dân tỉnh ĐăkLăk đã mở phiên

toà sơ thẩm. Trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn thể hiện mình là những người
nông dân không nhận thức được việc họ sử dụng máy móc trên cơ sở giải pháp hữu
ích đã được nhà nước cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích trong quá trình sản
xuất, nếu muốn sử dụng phải được phép của chủ sở hữu. Theo quy định của Luật
Sở hữu trí tuệ các trường hợp sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích của người khác
để kinh doanh thì phải trả thù lao cho tác giả, và phí chuyển giao quyền sử dụng
cho chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích. Do Cơ sở Việt Mỹ không thực hiện
nghĩa vụ xin phép, trả các khoản thù lao và phí chuyển giao quyền sử dụng giải
pháp hữu ích nên ông Hoàng Thịnh thực hiện việc đòi bồi thường thiệt hại. Khi đó,
nhiều người đã không hiểu vì sao phải bồi thường thiệt hại. Suy nghĩ lâu nay của
người sản xuất đơn giản là mua một cái máy về để sản xuất là xong, không cần biết
cái máy đó có được sản xuất hợp pháp hay không và không hề tính đến quyền sở
hữu trí tuệ của người khác. Trên cơ sở phân tích yêu cầu của ông Hoàng Thịnh về
bồi thường thiệt hại do cơ sở sản xuất Việt Mỹ gây ra, Hội đồng xét xử đã xác định
cơ sở Việt Mỹ đã xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích của ông Hoàng Thịnh
và buộc ông Nguyễn Đình Mỹ bồi thường cho ông Hoàng Thịnh số tiền là 351
triệu đồng. Vụ án xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích sau 8 năm đã được
khép lại và đem lại công bằng cho tác giả, chủ sở hữu giải pháp hữu ích.
2) Tóm tắt vụ việc
6


Sau khi phát hiện cơ sở Việt Mỹ sử dụng chiếc máy đùn gạch có trục cào
của mình, ông Thịnh đã thông báo cho cơ sở Việt Mỹ về việc ông đã đăng kí và
được cấp Bằng độc quyền đối với chiếc máy đùn gạch theo giải pháp hữu ích và
yêu cầu cơ sở này ngừng sản xuất vì chưa được ông cho phép. Nhưng sau khi nhận
được thông báo Cơ sỏ Việt Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế vào hoạt động kinh
doanh sản xuất. Chính vì vậy, ông Thịnh đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp, theo
đó Sở khoa học và công nghệ và các cơ quan chức năng khác đã vào cuộc, lập biên
bản hiện trường, kiểm tra đối chất với chủ sở hữu và người sử dụng, đánh giá dựa

trên máy đùn gạch theo giải pháp hữu ích của ông Thịnh đối với máy móc thiết bị
được sử dụng và đưa ra kết luận rằng hành vi của ông Nguyễn Đình Mỹ sử dụng
máy đùn gạch dựa trên giải pháp hữu ích của ông Thịnh là trái phép vì chưa được
phép của ông Thịnh.
3) Phân tích
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “sáng chế được
bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là
hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây: có tính mới; có khả năng
áp dụng công nghiệp”. Chiếc máy đùn gạch được cải tiến có thêm trục cào và dao
cán do ông Hoàng Thịnh sáng chế thoả mãn cả hai điều kiện trên do đó nó được
Cục sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền là hoàn toàn có cơ sở. Pháp luật quy định
hành vi sử dụng sáng chế đã được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo
hộ mà không được phép của chủ sở hữu sáng chế là hành vi trái pháp luật, xâm
phạm đến quyền sở hữu công nghiệp, mà cụ thể là xâm phạm đến quyền tài sản của
chủ thể quyền bởi các văn bằng bảo hộ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
cho chủ sở hữu của đối tượng này xác định độc quyền cho chủ sở hữu các đối
tượng đó. Vì vậy, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào mà có những hành vi trên mà không
7


được phép của chủ sở hữu thông qua một hợp đồng giao quyền sử dụng thì đều bị
coi là bất hợp pháp.
Hành vi sử dụng chiếc máy đùn gạch của ông Mỹ và bà Sương đã vi phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Cụ thể tại khoản 1 Điều 126: “Các
hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí: Sử dụng sáng chế được bảo hộ,… trong thời hạn hiệu
lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu”.
Chiếc máy đùn gach của ông Hoàng Thịnh được cấp văn bằng bảo hộ đối
với chủ sở hữu giải pháp hữu ích đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền
số 319 năm 2002. Ông Mỹ và bà Sương sử dụng chiếc máy đùn gạch là xâm phạm

quyền sở hữu đối với sáng chế. Vì hai ông bà này sử dụng chiếc máy đùn gạch khi
chưa được sự cho phép của ông Thịnh, trong thời gian sáng chế của ông Thịnh vẫn
đang trong thời gian được bảo hộ.
Ngoài ra, ông Thịnh là chủ sở hữu, đồng thời là tác giả đối với sáng chế này
theo quy định tại khoản 1 Điều 121 và khoản 1 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:
“Chủ sở hữu sáng chế,… là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn
bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng” và “Tác giả sáng chế,
… là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp”. Theo đó ông
Thịnh mới là người có quyền sở hữu đối với chiếc máy đùn gạch chứ không phải
ông Mỹ và bà Sương. Vì vậy, ông Thịnh có quyền tài sản theo quy định tại khoản 1
Điều 123: “Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau
đây:
a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;
8


b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy
định tại Điều 125 của Luật này;
c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của
Luật này.
Cụ thể, ông Thịnh có quyền cho phép hoặc không cho phép người khác sử
dụng sáng chế của mình. Suy ra, ông Mỹ và bà Sương muốn sử dụng chiếc máy
đùn gạch để sản xuất phải bắt buộc trải qua thủ tục xin phép chủ sở hữu sáng chế.
Tuy nhiên, ông Mỹ và bà Sương đã tự ý đưa chiếc máy đùn gạch vào mục đích sản
xuất thu lợi nhuận thế nên ông Thịnh có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền
vào cuộc để bảo vệ quyền lợi cho ông là việc làm hoàn toàn hợp pháp.
Trong vụ việc trên, sau khi phát hiện cơ sở Việt Mỹ sử dụng chiếc máy đùn
gạch có trục cào của mình, ông Thịnh đã thông báo bằng văn bản cho cơ sở Việt
Mỹ (bên có hành vi xâm phạm) biết việc ông đã nộp đơn đăng kí và được cấp Bằng

độc quyền sáng chế chiếc máy đùn gạch dựa trên giải pháp hữu ích và yêu cầu Cơ
sở này ngừng sản xuất, chấm dứt việc sử dụng máy đùn gạch dựa trên giải pháp
hữu ích để sử dụng vào mục đích kinh doanh của mình mà chưa có sự cho phép
của ông. Tuy nhiên, sau khi nhận được thông báo, vì mục đích kiếm lời, ông Mỹ và
bà Sương (chủ cơ sở sản xuất) vẫn cho cơ sở tiếp tục sử dụng sáng chế đó vào kinh
doanh sản xuất, do đó ông Thịnh đã yêu cầu chủ cơ sở sản xuất trả các khoản thù
lao và phí chuyển giao quyền sử dụng giải pháp hữu ích. Nhưng họ đã không thực
hiện nên ông Hoàng Thịnh đã thực hiện biện pháp dân sự đó là đòi bồi thường thiệt
hại. Qua xem xét và trên cơ sở yêu cầu của ông Hoàng Thịnh Hội đồng xét xử Tòa
án nhân dân tỉnh Đăk Lăk xác định cơ sở Việt Mỹ đã xâm phạm quyền đối với giải
pháp hữu ích của ông Hoàng Thịnh và buộc ông Nguyễn Đình Mỹ bồi thường cho
ông Hoàng Thịnh số tiền là 351 triệu đồng. Vụ án xâm phạm quyền đối với giải
9


pháp hữu ích sau 8 năm đã được khép lại và đem lại công bằng cho tác giả, chủ sở
hữu giải pháp hữu ích.
Trên thực tế đã có thiệt hại xảy ra do hành vi có lỗi của ông Mỹ và bà Sương
nên ông Thịnh hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền sử dụng biện
pháp dân sự để xử lý. Theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ thì các biện pháp dân sự
bao gồm: “1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
4. Buộc bồi thường thiệt hại;
5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm
mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được
sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ”. Khoản 1 Điều 205 quy định về mức bồi thường thiệt hại về
vật chất là do tòa án ấn định và phụ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không vượt

quá 500 triệu đồng. Ông Thịnh yêu cầu được bồi thường, và Tòa án nhân dân tỉnh
Đắc Lắc đã ra quyết định yêu cầu ông Mỹ phải bồi thường 315 triệu đồng là hoàn
toàn hợp lý. Bộ luật tố tụng dân sự 2004 có quy định chi phí luật sư do người yêu
cầu chịu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, trong Luật Sở hữu
trí tuệ năm 2005, tại khoản 3 Điều 205 đã quy định “Ngoài khoản bồi thường thiệt
hại quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền
yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư”. Căn cứ theo quy định này, Tòa án

10


nhân dân tỉnh Đắc Lắc cũng yêu cầu ông Nguyễn Đình Mỹ phải bồi thường cho
ông Hoàng Thịnh 61 triệu đồng phí luật sư.
Tuy biện pháp dân sự có thể mang lại sự đền bù tối đa cho người bị thiệt hại,
nhưng lại phải trải qua nhiều giai đoạn tố tụng, khiến thời gian bị kéo dài, gây mệt
mỏi cho chủ thể bị thiệt hại. Cụ thể ở vụ án ông Hoàng Thịnh, xâm phạm được
phát hiện từ đầu năm 2003 và được chuyển sang Tòa án nhân dân tỉnh Đắc Lắc từ
tháng 3/2008 nhưng đến tận 6/2010 vụ án mới được đưa ra xét xử. Chính những
thủ tục của tố tụng dân sự đã khiến cho thời gian bị kéo dài, khiến cho ông Hoàng
Thịnh mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức để theo đuổi vụ kiện.
4) Đánh giá, nhận xét
Qua sự việc nêu trên, các doanh nghiệp, chủ sở hữu tài sản trí tuệ, bên cạnh
việc đăng ký bảo hộ nên có cán bộ chuyên trách về sở hữu trí tuệ giúp bảo vệ có
hiệu quả tài sản trí tuệ của mình. Những doanh nghiệp có uy tín trên thế giới đều
rất coi trọng vấn đề bảo vệ quyền lợi của mình liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ,
cũng như lợi ích của cộng đồng liên quan. Ngay tại Việt Nam, việc Công ty
Unilever đã thành lập đội ACF với chức năng chuyên bảo vệ quyền đối với các
nhãn hiệu của Công ty trên cơ sở chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng, là
một kinh nghiệm tốt. Bài học đắt giá của Cơ sở Việt Mỹ không chỉ cho những

người nông dân làm doanh nghiệp như ông Mỹ, bà Sương mà cho tất cả những ai
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ một loại tài sản có giá trị trong nền kinh tế thị
trường hiện nay. Việc chuyển vụ tranh chấp ra Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk là
việc làm cần thiết. Giả sử, vụ việc này không được đưa ra xét xử việc mất mát
quyền lợi của các nhà sáng chế nói riêng và các nhà khoa học nói chung sẽ không
chỉ dừng lại ở đó.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009;
3. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004;
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật SHTT Việt Nam, Nhà xuất bản
Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.

MỤC LỤC
I) Phân tích một số ưu, nhược điểm của biện pháp dân sự trong việc bảo hộ
quyền

sở

hữu

trí

tuệ………………………………………………………………..1
1) Một số ưu điểm…………………………………………………………………2
12



2) Một số nhược điểm…………………………………………………………….4
II) Phân tích vụ tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp dân sự để chứng
minh cho luận điểm của nhóm………………………………………………….4
1) Vụ việc………………………………………………………………………….4
2) Tóm tắt vụ việc…………………………………………………………………7
3) Phân tích………………………………………………………………………7
4) Đánh giá, nhận xét……………………………………………………………11

13



×