Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.24 KB, 25 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thời gian này, thế giới đang ghi nhận nhiều bước tiến đáng kể của ngành
du lịch, nhất là du lịch sinh thái và bảo tồn do những quan ngại ngày càng lớn
về vấn đề môi trường. Du lịch sinh thái không còn chỉ tồn tại như một khái
niệm hay một đề tài để suy ngẫm mà đã trở thành một thực tế trên toàn cầu. Ở
rất nhiều nước trên thế giới, vấn đề phát triển du lịch sinh thái rất được chính
phủ quan tâm, thường xuất hiện trên các bản tin chính hay các quảng cáo
thương mại công cộng.
Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn
và phát triển bền vững. Ở Costa Rica và Venezuela, một số chủ trang trại
chăn nuôi đã bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, nhờ đó họ đã
biến những nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các
hệ sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa
phương. Ecuador sử dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái tại đảo
Galápagó để giúp duy trì toàn bộ mạng lưới vườn quốc gia. Tại Nam Phi, du
lịch sinh thái trở thành một biện pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của
người da đen ở nông thôn, những người da đen này ngày càng tham gia nhiều
vào các hoạt động du lịch sinh thái. Chính phủ Ba lan cũng tích cực khuyến
khích du lịch sinh thái và gần đây đã thiết lập một số vùng Thiên nhiên-và-Du
lịch của quốc gia để tăng cường công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển du
lịch quốc gia. Tại Úc vµ Newzeland, phần lớn các hoạt động du lịch đều có
thể xếp vào hạng du lịch sinh thái. Ðây là ngành công nghiệp được xếp hạng
cao trong nền kinh tế của cả hai nước.
Tại Việt Nam, du lịch cũng đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng và
trong tương lai gần, hoạt động du lịch được coi như là con đường hiệu quả nhất
để thu ngoại tệ và tăng thu nhập cho đất nước. Du lịch Việt Nam được các công
ty du lịch hàng đầu thế giới đánh giá cao, do nước ta có nhiều tiềm năng về
nguồn lực du lịch cả về tự nhiên lẫn nhân văn.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, du lịch sinh thái ở Việt Nam
những năm gần đây cũng phát triển nhanh chóng. Bên cạnh những tiềm năng
và triển vọng, không thể không kể đến những thách thức to lớn đang chờ đón


1


ngành dịch vụ môi trường non trẻ này, đòi hỏi một nỗ lực tổng thể của cả
chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
Vì vậy, em chọn đề tài “Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt
Nam” với mong muốn tìm hiểu thêm về ngành dịch vụ tiềm năng này, cũng
như các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường sinh thái có liên quan.
Do điều kiện có hạn, em chỉ giới hạn nội dung đề tài của mình trong hai lĩnh
vực:
1. Tiềm năng, thực trạng du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn quốc
gia
2. Tiềm năng, thực trạng du lịch biển Việt Nam.
Bên cạnh đó, em cũng xin đưa ra một số giải pháp và chiến lược phát
triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài
tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.

2


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.1. Khái quát về du lịch sinh thái
Vấn đề vẫn còn tồn tại mỗi khi thảo luận về du lịch sinh thái là việc
khái niệm về du lịch sinh thái vẫn chưa được tìm hiểu kỹ, do đó thường bị
nhầm lẫn với các loại hình phát triển du lịch khác. Một số tổ chức đã rất cố
gắng làm rõ sự nhầm lẫn này bằng cách sử dụng khái niệm du lịch sinh thái
như một công cụ thực hiện bảo tồn và phát triển bền vững. Ðịnh nghĩa của
Hiệp hội Du lịch Sinh thái được phổ biến rộng rãi như sau: "Du lịch sinh thái
là du lịch có trách nhiệm tại các điểm tự nhiên, kết hợp với bảo vệ môi trường

và cải thiện phúc lợi của người dân địa phương" (Lindberg và Hawkins,
1993). Một định nghĩa đang thịnh hành khác đã liên kết các yếu tố văn hoá và
môi trường một cách cụ thể hơn là định nghĩa do Tổ chức bảo vệ thiên nhiên
thế giới (IUCN) đưa ra. Ðịnh nghĩa này cho rằng "du lịch sinh thái là tham
quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị
tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hoá đã tồn tại trong
quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế
những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho
những người dân địa phương tham gia tích cực" (Ceballos-Lascuráin, 1996).
Mặc dù khái niệm du lịch sinh thái vẫn thường được sử dụng tương tự
như khái niệm du lịch bền vững, song trên thực tế, du lịch sinh thái nằm trong
lĩnh vực lớn hơn cả du lịch bền vững. Du lịch bền vững bao gồm tất cả các
loại hình của du lịch (dù là loại hình dựa trên các nguồn tài nguyên thiên
nhiên hay tài nguyên do con người tạo ra). Do đó, du lịch sinh thái cần được
hiểu là một trong những phạm trù của du lịch bền vững. Không nên coi du
lịch sinh thái là ngành du lịch "dựa vào thiên nhiên" vì cái mác này có thể sử
dụng trong tất cả các hoạt động du lịch được thực hiện ngoài thiên nhiên (ví
dụ trượt tuyết, đi xe đạp leo núi, và bám vách đá leo núi). Những hoạt động
du lịch này có thể có mà cũng có thể không thuộc loại hoạt động thân thiện
với môi trường. Do đó, du lịch sinh thái chỉ nên được sử dụng để mô tả những
hoạt động du lịch trong môi trường thiên nhiên với một đặc điểm đi kèm: là

3


loại hình du lịch thực sự khuyến khích bảo vệ và giúp xã hội phát triển bền
vững.
Loại hình du lịch sinh thái có nhiệm vụ:
- Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên
- Bảo đảm với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên về

các đặc điểm mà họ đang chiêm ngưỡng
- Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân
bản địa trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch.
Từ những năm 1985 – 1990, đặc biệt là sau năm 1990, khoa học sinh
thái được chấp nhận khá rộng rãi trên thế giới và cũng từ đó, khoa học sinh
thái trở thành một lĩnh vực khoa học có giá trị hơn nên nhiều ngành kinh tế xã hội có ý thức vận dụng những lý thuyết cơ bản của sinh thái học. Từ sau
cuộc hội nghị về Trái đất ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992, ngành du lịch
thế giới đã thực sự vận dụng sinh thái học dưới nhiều mục tiêu phát triển bền
vững.
Với Việt Nam – một nước mới phát triển về du lịch và loại hình du lịch
sinh thái hầu như còn rất mới, thì kinh nghiệm quản lý và điều hành loại hình
này chưa có nhiều. Vấn đề đặt ra mang tính cấp bách là cần phải quan tâm
đến cả hai phương diện:
Một là: thống nhất về bản chất và khái niệm của loại hình du lịch sinh
thái
Hai là: Tiếp cận với xu thế và nhu cầu thị trường du lịch sinh thái trong
nước và quốc tế, tiến hành xây dựng những định hướng và hoạch định chiến
lược phát triển cho loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam.
I.2. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại
của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh
thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và
động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động
vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp

4


(agricultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn
(human ecology).

Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên (natural-based tourism), chỉ có thể phát triển ở những nơi có các
hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng
sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái
thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt ở các vườn quốc
gia, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc
sống hoang dã. Tuy nhiên, điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số loại
hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn hoặc trang trại điển
hình.
Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch
sinh thái ở hai điểm:
- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao hiểu biết cho khách du lịch sinh
thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am
hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương.
Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân địa phương để
có được những hiểu biết tốt nhất. Khi đó, người hướng dẫn viên chỉ đóng vai
trò là người phiên dịch giỏi.
- Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có người điều hành có
nguyên tắc. Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến
lợi nhuận và không có cam kết gì với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự
nhiên. Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinht hái phải có được sự cộng
tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương
nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự
nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung
giữa người dân địa phương và du khách.
Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tối đa các tác động có thể có của hoạt
động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường. Theo đó, du lịch sinh thái
cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái
niệm “sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã
hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa


5


điểm vào cùng một thời điểm. Do khái niệm sức chứa bao gồm cả mặt định
tính và định lượng, khó có thể xác định một con số chính xác cho mỗi khu
vực. Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau, các
chỉ số này có thể được xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực
nghiệm.
I.3. Tính tất yếu phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngành du lịch phát triển tương đối muộn. Hoạt động du
lịch chỉ thực sự diễn ra sôi nổi từ sau năm 1990 gắn liền với chính sách mở
cửa của Đảng và Nhà nước. Theo số liệu thống kê từ năm 1990 đến 2002
lượng khách quốc tế tăng 10,5 lần, khách nội địa tăng 13 lần. Thu nhập xã hội
cũng tăng đáng kể, năm 1991 là 2.240 tỷ đồng đến năm 2002 là 23.000 tỷ
đồng, trong đó hoạt động du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn và vườn quốc
gia và du lịch biển đóng góp một tỷ trọng lớn. Các số liệu thống kê ở một số
vườn quốc gia như Cúc Phương, Cát Bà, Côn Đảo, Bạch Mã ... các khu bảo
tồn thiên nhiên như Phong Nha- Kẻ Bàng, Hồ Kẻ Gỗ... bình quân mỗi năm
tăng 50% khách nội địa và 30 % khách quốc tế. Trong giai đoạn từ 1995 –
1998 du lịch sinh thái đạt tăng trưởng 16,5%.
Vì vậy hiện nay phát triển du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu. Du
lịch sinh thái phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày một tăng của du khách
và của cộng đồng. Nhu cầu này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển không
ngừng của xã hội, đảm bảo về tổng thể một tương lai phát triển lâu dài của hệ
sinh thái, với tư cách là một ngành kinh tế.
Việt Nam là đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm
hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là
phía xích đạo. Vị trí đó tạo nên một nền nhiệt độ cao, không khí ẩm, mưa
nhiều. Việt Nam lại có đường bờ biển dài hơn 3000km, lưng dựa vào dãy

Trường Sơn. Chính các điều kiện đó đã mang lại cho nước ta một hệ động
thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Kết hợp với rất nhiều nét
văn hóa dân tộc đặc sắc, đậm đà, nếu được khai thác hiệu quả, du lịch sinh
thái chắc chắn sẽ là một ngành hứa hẹn, không chỉ về mặt kinh tế mà cả xã
hội và môi trường.

6


CHNG II: TèNH HèNH PHT TRIN
DU LCH SINH THI VIT NAM
II.1. Nhng iu kin phỏt trin du lch sinh thỏi Vit Nam
Vit Nam l quc gia nm trong vựng khớ hu nhit i giú mựa. 3/4
din tớch t nc bao ph bi cỏc dóy nỳi, i v cỏc cao nguyờn. B bin
Vit Nam tri di trờn 3200 km. Vit Nam l ni c trỳ ca 12000 loi thc
vt, 7000 loi ng vt trong s ú cú rt nhiu loi c lit vo Sỏch
ca th gii. c bit, trong nhng nm 80 ca th k trc, ó cú 5 loi ng
vt dng ln ó c phỏt hin Vit Nam. Do iu kin a lý nh vy nờn
Vit Nam rt thớch hp phỏt trin du lch sinh thỏi.
Việt Nam có 350 loài san hô, trong đó có 95 loài ở vùng biển phía Bắc
và 225 loài ở vùng biển phía Nam. Bên cạnh 60 vạn ha đất cát ven biển, trong
đó có 77.000 ha hệ sinh thái cát đỏ tập trung tại Bình Thuận, Ninh Thuận và
các tỉnh duyên hải Trung bộ, Việt Nam còn có thêm 10 triệu ha đất ngập mặn
ẩn chứa nhiều hệ sinh thái điển hình có giá trị cao về khoa học và du lịch tại
Đồng Tháp Mời. Hệ thống rừng đặc dụng và rừng ngập mặn Việt Nam thuộc
loại rừng giàu có về tính đa dạng sinh học với 12.000 loài thực vật (1.200 loài
đặc hữu), 15.575 loài động vật (172 loài đặc hữu). Nếu nh năm 1994 mới chỉ
có 320 ngàn lợt khách quốc tế đến các vùng tự nhiên ở Việt Nam thì đến năm
1999 con số tơng ứng đã lên đến 620 ngàn và dự tính 1triệu lợt khách cho cả
năm 2000. Bên cạnh đó hàng năm cũng có thêm 3.5 đến 5 triệu lợt khách du

lịch nội địa ghé các vùng tự nhiên. Nhờ vậy doanh thu của hoạt động du lịch
sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên cũng nh vùng đệm hiện chiếm
khoảng 25-30% trong tổng số doanh thu hàng năm của ngành du lịch.
Hiện nay ngành du lịch Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện công tác điều
tra cơ bản quy hoạch những vùng tiềm năng nh Ba Bể, Cát Bà, Cúc Phơng,
Nam Cát Tiên, Yok-Đôn, Côn Đảo, Bình Châu-Phớc Bửu...
Tổ chức không gian hoạt động du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn ở
Việt Nam sẽ đợc phân thành 7 cụm vùng tiêu biểu. Không gian du lịch sinh
thái vùng núi và ven biển Đông Bắc bao gồm một phần các tỉnh Lạng Sơn,
Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Thái. Các hệ sinh thái điển hình và có giá trị cao đợc
chọn khu vực này là khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Sơn, Hữu Liên ( Lạng Sơn),
7


rừng văn hoá lịch sử Pắc Bó, Trùng Khánh( Cao Bằng), Vờn quốc gia Ba Bể
( Bắc Cạn). Hồ núi Cốc( Bắc Thái) và hệ sinh thái rừng ngập mặn Quảng
Ninh, Hải Phòng.
Không gian hoạt động của du lịch sinh thái vùng núi Tây Bắc và Hoàng
Liên Sơn chủ yếu phần phía Tây của 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu với vùng sinh
thái núi cao Sapa-Phanxiphăng và Khu bảo tồn Mờng Nhé- nơi đang tồn tại 38
loài động vật quý hiếm cần đợc bảo vệ nh Voi, Bò tót, Gấu chó, Hổ, Sói đỏ...
Du lịch sinh thái Đồng Bằng Sông Hồng với không gian chủ yếu thuộc
các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Thanh Hoá.
Các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình đợc chọn cho vùng này là Tam Đảo,
Cúc Phơng, Ba Vì, Xuân Thuỷ (khu bảo vệ vùng đất ngập nớc (Ramsa) đầu
tiên ở Việt Nam)
Không gian du lịch sinh thái vùng Bắc Trung Bộ bao gồm phần phía
Tây Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và phía
Đông Nam Thừa Thiên Huế. So với các nớc trong khu vực Đông Nam á, đây
là địa bàn đợc đánh giá cao nhất về tính đa dạng sinh học với Khu bảo tồn

thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng đợc xếp vào loại lớn trên thế giới và nhiều
khu rừng nguyên sinh có giá trị
Phía Tây của Tây Nguyên, một phần Bắc Lâm Đồng kéo dài đến tỉnh
Khánh Hoà thuộc không gian du lịch sinh thái vùng Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên. các hệ sinh thái điển hình của vùng nay bao gồm rừng khu rừng ở
Yok đôn, đất ngập nớc Hồ Lắc, hệ sinh thái Ngọc Linh, Biodup-Núi Bà; hệ
sinh thái san hô Nha Trang.
Vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Tây Nguyên cực Nam Trung Bộ với
không gian du lịch sinh thái bao trùm khu vực Vờn quốc gia Nam Cát Tiên
(Lâm Đồng-Bình Dơng, Đồng Nai), Côn Đảo, Bình Châu-Phớc Bửu( Bà RịaVũng Tàu), Biển Lạc-Núi Ông( Bình Thuận)
Dựa vào hai hệ sinh thái là đất ngập mặn và rừng ngập mặn thuộc các tỉnh
dọc sông Mê Kông đến Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, không gian du lịch vùng
này sẽ tập trung chủ yếu vào rừng ngập mặn Cà Mau, Tràm chim Đồng Tháp, Cù
lao sông Tiền, sông Hậu và Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc.

8


II.2. Tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên
nhiên Việt Nam
II.2.1: Tiềm năng du lịch sinh thái của các khu bảo tồn thiên nhiên
Việt Nam nằm trong vùng châu Á, nơi được tổ chức du lịch thế giới và
nhiều nhà chuyên môn du lịch có tên tuổi dự báo sẽ là nơi thu hút nhiều khách
du lịch quốc tế nhất và cũng có nhiều người đủ điều kiện đi du lịch nhất
(khoảng 500 triệu người) vào thế kỷ XXI. Những phân tích, đánh giá, dự báo
đó cho ta một kết luận: nguồn khách du lịch sinh thái quốc tế gắn với thị
trường du lịch Việt Nam là khách quan và là một tiềm năng.
Theo đánh giá của quốc tế, nước ta đứng thứ 16 về sự phong phú, tính
đa dạng sinh học, đại diện cho vùng Đông Nam Á về sự độc đáo và giàu có
thành pphần loài. Mặc dù bị tổn thất về diện tích do nhiều nguyên nhân trong

hai thập kỷ qua, hệ thực vật vẫn còn khá phong phú về chủng loại.
Tiềm năng và thế mạnh về sự đa dạng sinh thái của Việt Nam hấp dẫn
du lịch ở các đặc trưng sinh thái dưới đây:
- Các vùng núi đã vôi với nhiều dạng hang động như là một kho tàng
cảnh quan thiên nhiên huyền bí mà trong đó vịnh Hạ Long hay Phong Nha –
Kẻ Bàng là những ví dụ tiêu biểu.
- Nhiều đảo, vịnh và bãi tắm đẹp với các sinh thái động thực vật biển
phong phú, đa dạng.
- Hệ thống vườn bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú về hệ
động thực vật rừng xen kẽ với nhiều dân tộc có người sinh sống với những
bản sắc văn hóa hết sức đa dạng.
- Các vùng sinh thái nông nghiệp đặc trưng nền văn minh lúa nước
với nhiều sông lạch, miệt vườn.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, các khu bảo tồn thiên nhiên
Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, rất thuận
lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái.
Các nhà sinh thái học thường nhắc đến sự phong phú về các kiểu hệ
sinh thái và thực bì ở Việt Nam. Theo thống kê, Việt Nam có tới 26 kiểu thực
bì tập trung thành 6 nhóm, trài từ rừng kín thường xanh, rừng rụng lá và bán

9


rụng lá, rừng thường xanh hở, rừng thường xanh cây bụi đến các thảm cỏ.
Ngoài ra, Việt Nam còn có 5 nhóm hệ sinh thái thủy vực, trải từ nước ngọt
đứng, nước ngọt chảy, nước ngọt ngầm, nước lợ và nước mặn. Hệ sinh thái
ngập nước cũng đang được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu. Khu bảo
tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy, vườn Quốc gia Tràm Chim ở đồng
bằng sông Cửu Long là những địa điểm ngắm chim lý tưởng.
Sự phong phú về hệ sinh thái ở Việt Nam sở dĩ có được là nhờ sự đa

dạng về địa hình của đất nước. Sự đa dạng về địa hình kết hợp với sự phong
phú về hệ sinh thái đã cho ra đời những sản phẩm, địa điểm du lịch sinh thái
hấp dẫn. Hấp dẫn nhất phải kể đến rừng mưa nhiệt đới, vườn quốc gia Cúc
Phương, Cát Bà, Ba Bể, Bạch Mã và khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha – Kẻ
Bàng, Hoàng Liên Sơn.
Nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên phân bố dọc theo
3260km bờ biển với hệ động thực vật còn khá phong phú và nhiều bãi tắm lý
tưởng như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Xuân Thủy, Sầm Sơn, Lăng Cô, Bình
Châu, Phước Bửu. Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên vùng đảo và
quần đảo cũng là những địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng. Nơi đầy, ngoài
hệ sinh thái trên cạn còn có hệ sinh thái trên biển với các rạn san hô có thành
phần loài phong phú. Chúng ta có thể tổ chức du lịch lặn , xem hệ động thực
vật biển phong phú trong các rạn san hô ở khu vực đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú
Quốc, và các đảo thuộc khu vực Nha Trang, Khánh Hòa.
II.2.2: Thực trạng các khu du lịch sinh thái ở Việt Nam
Tuy có tiềm năng to lớn, du lịch sinh thái trong phạm vi cả nước nói
chung và trong các khu bảo tồn nói riêng vẫn còn đang trong giai đoạn đầu
của sự phát triển. Các hoạt động đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm
và đối tượng phục vụ rõ ràng, chưa có sự đầu tư quảng bá, nghiên cứu thị
trường và công nghệ phục vụ cho du lịch sinh thái, chưa có sự quan tâm, quản
lý chặt chẽ của các cấp ngành có liên quan, do vậy, thực tế là sự đa dạng sinh
học đang bị đe dọa.
Theo ước tính, ở Việt Nam có hơn 10% các loại động vật có vú, chim
và cá dang mắc các bệnh đặc trưng, 28% thuộc động vật có vú, 10% loài chim
và 21% loài động vật lưỡng cư và loài bò sát được liệt kê là ở trong tình trạng

10


hết sức nguy hiểm. Một nguyên nhân to lớn là môi trường sống đang bị mất đi

do nạn phá rừng.
Các dấu hiệu của việc khai thác các sản phẩm của rừng ngày một nhiều
và không phải là không khó nhận ra ở Việt Nam. Một ví du cho thấy việc
buôn bán thịt thú rừng phát triển mạnh. Giá chim là 550.000đ/kg, lợn rừng
40.000đ/kg. Rất nhiều quán ăn đặc sản với món thịt hổ ở Đắc Lắc. Những thú
vật nhồi bông cũng có sẵn để bán ở các cửa hàng ở Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh với giá không hề đắt: hổ nhồi bông 15 triệu đồng, gấu trúc 10 triệu
đồng, gấu mặt trời 8.5 triệu đồng…
Về lĩnh vực văn hóa, đang có những dấu hiệu tích cực trong việc bảo
tồn các di sản văn hóa của nước ta, đặc biệt là nhờ du lịch. Cụ thể như sự phát
triển du lịch tại Huế những năm gần đây đã và đang làm sống lại những ngành
nghề đã một thời bị lãng quên như may, thêu, đúc đồng, chạm khắc và đặc
biệt là nghệ thuật ca Huế truyền thống, ca múa cung đình…
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, không thể phủ nhận những tác động
tiêu cực mà du lịch đem lại cho công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa nói
riêng và nếp sống văn hóa nói chung.
Cụ thể như:
- Đối với các di sản vật thể, đặc biệt là các di sản có giá trị toàn cầu nổi
bật thì sự bùng nổ số lượng khách tham quan đã và đang trở thành nguy cơ đe
dọa việc bảo vệ các di sản này, nhất là khi kỹ năng quản lý và công nghệ bảo
vệ của ta chưa cao.
- Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu sự kiểm soát và sự bùng nổ số
lượng văn hóa còn tác động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hóa và môi trường
sinh thái tại các khu du lịch như: khắc tên lên các vách đá, các bộ phận di tích,
xả rác bừa bãi…
- Du lịch tạo nên sự tiếp xúc giữa các bộ phận dân cư xuất thân từ các
nền văn hóa khác nhau, tín ngưỡng khác nhau. Do không được thông tin đầy
đủ và thiếu những quy định chặt chẽ, nhiều du khách đã ăn mặc, cư xử tùy
tiện ở những nơi được coi là trang nghiêm, đặc biệt là những di tích có ý
nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng của dân sở tại, gây nên sự bất hòa thậm chí là xung

đột về mặt tâm lý và tinh thần.
11


Về thực trạng du lịch sinh thái của các khu bảo tồn, cũng có nhiều điều
đáng nói. Trong số 11 vườn quốc gia thì Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên đã
tổ chức hoạt động du lịch sinh thái khá hơn. Cụ thể 3 vườn này đã xây dựng
được một số tuyến du lịch sinh thái, một số tuyến đường mòn thiên nhiên,
một số hướng dẫn viên là kiểm lâm được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du
lịch sinh thái. Các vườn còn lại cũng tổ chức hoạt động tham quan du lịch
nhưng chưa có bài bản và định hướng rõ ràng.
Căn cứ vào các tiêu chí của du lịch sinh thái, ta có thể nhận thấy rằng:
- Mặc dù đã có những tuyến du lịch mang tính chất du lịch sinh thái
nhưng trên thực tế chỉ là du lịch thiên nhiên hay du lịch liên quan đến thiên
nhiên.
- Hoạt động giáo dục, diễn giải môi trường – một yếu tố rất cơ bản để
phân biệt du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác chưa được triển khai
nhiều, chưa được quan tâm đúng mức và thiếu nhân lực am hiểu về lĩnh vực
này. Cụ thể là trên các tuyến tham quan, đường mòn thiên nhiên còn thiếu
biển chỉ dẫn, biển báo, chưa kể tình trạng sử dụng ngoại ngữ sai tràn lan ở rất
nhiều biển chỉ dẫn, thậm chí ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TPHCM.
Bên cạnh đó, hầu hết các hướng dẫn viên mới chỉ làm nhiệm vụ dẫn đường
mà chưa có đủ kiến thức để thực hiện nhiệm vụ quan trọng, chủ yếu nhất của
mình là giáo dục và diễn giải môi trường.
- Lợi ích từ hoạt động du lịch còn ít, chưa hỗ trợ được nhiều cho công
tác bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương. Nhân dân địa phương cũng
chưa được thu hút nhiều vào hoạt động du lịch của vườn.
II.2.3: Nguyên nhân của thực trạng
Nguyên nhân vì sao du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên
Việt Nam chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng thì khá nhiều, song

nhìn chung có thể đưa ra một vài nguyên nhân chính.
Sự ít hiểu biết về khái niệm du lịch sinh thái là một hạn chế không nhỏ
cho việc phát triển du lịch sinh thái. Du lịch sinh sinh thái là một loại hình du
lịch khá mới mẻ cả về khái niệm, tổ chức oạt động, quy hoạch, chính sách đầu
tư khai thác. Vấn đề phổ cập kiến thức du lịch sinh thái chưa được các ngành
quan tâm đầu tư đúng mức.
12


Một nguyên nhân quan trọng nữa là do lực lượng quản lý tại các khu
vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên thiếu cả về số lượng lẫn kiến thức
chuyên môn. Mặc dù du lịch là một trong những chức năng, nhiệm vụ của
vườn quốc gia, song thực tế các vườn mới chỉ chú trọgn đến bảo vệ rừng mà
chưa quan tâm tới việc quản lý rừng bền vững và phát triển du lịch sinh thái.
Các khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu những phương tiện cung cấp các thông
tin giáo dục, diễn giải môi trường và chưa có những hướng dẫn viên du lịch
sinh thái chuyên nghiệp, am hiểu đầy đủ, tường tận các tài nguyên du lịch của
chính mình.
Các điểm du lịch sinh thái chưa được quy hoạch là một trở ngại lớn cho
việc phát triển của ngành du lịch này tại Việt Nam. Hầu hết các khu bảo tồn
thiên nhiên chưa có phân vùng dành cho du lịch sinh thái.
Sự thiếu tiếp thị quảng cáo cho du lịch sinh thái cũng là một nguyên
nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Thiếu tiếp thị, quảng cáo, tuyên truyền dẫn đến thiếu nhu cầu trong thị trường.
Điều này lại dẫn đến sự thiếu động lực thúc đẩy các cơ quan chức trách có
thẩm quyền và các nhà đầu tư quan tâm đến việc ưu tiên đầu tư cho bảo tồn
và du lịch sinh thái.
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là sự yếu kém của cơ sở
hạ tầng phụ vụ du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Song nhìn
chung, nguyên nhân quan trọng nhất gây trở ngại cho việc phát triển du lịch

sinh thái ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên lại là thiếu sự
phối kết hợp giữa các cơ quan, các ngành, các cấp có liên quan trong việc xây
dựng các chính sách phát triển và quy hoạch du lịch. Du lịch sinh thái là
ngành có liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần phải có sự kết hợp của nhiều
ngành liên quan mới có thể phát triển được.
II.3: Tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái biển – đảo của Việt Nam
II.3.1: Tiềm năng du lịch sinh thái biển – đảo của Việt Nam
Dọc theo chiều dài hơn 3231 km vùng biển ven bờ của Việt Nam,
thống kê được 2779 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 1295 đảo không tên, hơn 50
đảo có dân sinh sống thường xuyên, tài tuyên sinh vật thống kê được trên
khoảng 10 đảo, như vậy còn tới 95.5% là đảo hoang.

13


Hệ thống đảo ở vùng biển ven bờ Việt Nam phân bố không đều. Khu
vực tập trung nhiều đảo nhất là Vịnh Bắc Bộ (cực Nam Trung Bộ, Đông và
Tây Nam Bộ chỉ chiếm 7% tổng số đảo). Tuy nhiên, tổng diện tích các đảo ở
hai khu vực này lại gần giống nhau với 787,4 km 2 khu vực Bắc Bộ và 679,3
km2 khu vực ven bờ Nam Bộ.
Căn cứ vào đặc điểm phân bố các hòn đảo, tồn tại 3 hệ sinh thái đặc
trưng:
- Hệ sinh thái quần đảo với nhiều vũng, vịnh nhỏ xen kẽ nhau tạo
thành cảnh quan và môi trường sinh thái rất đặc biệt và đa dạng. Đặc trưng
nhất là hệ thống quần đảo phía Tây Bắc vịnh Bắc Bộ.
- Hệ sinh thái ở một hoặc hai đảo độc lập, hoặc cách nhau tương đối
xa. Tính chất sinh thái và khu hệ sinh vật trên đảo và vùng nước xung quanh
các đảo của hệ sinh thái này tương đối thuần nhất, tính đa dạng sinh học
không cao. Đại diện cho hệ sinh thái này là các đảo Bạch Long Vĩ, Hòn Mát,
Cồn Cỏ, Cù Lao Ré, Cù Lao Khoai, Hòn Tre…

- Hệ sinh thái vùng quần đảo nhỏ, bao gồm một đảo lớn và một số đảo
nhỏ xung quanh. Điển hình cho dạng này là Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo,
Thổ Chu, Phú Quốc… Đặc trưng của các hệ sinh thái này là vừa mang tính
chất của hệ sinh thái đảo độc lập, vừa mang tính chất của hệ sinh thái quần
đảo.
Các đảo và vùng nước quanh đảo là nơi bảo tồn, phát triển nguồn gen
tự nhiên rất phong phú và lưu giữ những nguồn gen quý hiếm của khu hệ sinh
vật Việt Nam. Bước đầu đã phát hiện được 8 loài quý hiếm và 1 loài đặc hữu
trên cụm đảo Cát Bà, 3 loài quý hiếm trên Cù Lao Chàm, 4 loài quý hiếm và
một loài đặc hữu trên cụm đảo Côn Đảo – Ba Cạnh, bổ sung vào danh mục cá
biển Việt Nam 113 loài cá san hô mới được phát hiện tại các đảo ven bờ.
Vùng biển quanh hệ thống đảo ven bờ Việt Nam là nơi dừng chân
thuận lợi cho các loài động vật di cư từ Bắc xuống Nam và ngược lại. Đặc
tính này làm cho khu hệ động vật trên đảo và dưới nước thêm phong phú, đa
dạng. Đến nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ về nguồn gen trong hệ sinh
thái biển đảo quanh 2779 hòn đảo, tuy nhiên kết quả nghiên cứu ở một số cụm
đảo cho thấy: trên các đảo hiện có khoảng 997 loài thực vật thuộc 587 chi,

14


156 họ, 5 ngành; khoảng 63 loài thú thuộc 24 họ, 8 bộ; khoảng 194 loài chim
thuộc 50 họ, 20 bộ; khoảng 73 loài bò sát thuộc 18 họ, 3 bộ; khoảng 15 loài
lưỡng cư thuộc 4 họ, 1 bộ; tương ứng với 28.3% loài thú, 23.7% loài chim,
29.1% loài bò sát và 18.8% loài lưỡng cư đã thống kê trong toàn quốc.
Trong vùng biển Việt Nam, hiện đã phát hiện được 537 loài thuộc 4
ngành thực vật phù du (phytoplankton), động vật phù du (zooplankton) có
657 loài thuộc 7 ngành, động vật đáy có khoảng 6000 loài cỡ lớn, cá biển có
2038 loài thuộc 717 giống, 198 họ, 32 bộ; bò sát có 21 loài; động vật có vú
sống dưới nước có 12 loài thuộc 10 giống, 4 họ thuộc 2 bộ cá Voi (Cetacea)

và cá Cúi (Sitenia).
Khu hệ động thực vật trên các đảo lớn và quần đảo phong phú hơn trên
các đảo nhỏ và biệt lập. Các hệ sinh thái biển đảo hiện đang là nơi tiềm ẩn
nguồn tài nguyên quý và đa dạng có giá trị trước mắt và lâu dài để phát triển
kinh tế biển, đặc biệt có giá trị cao đối với hoạt động phát triển du lịch sinh
thái.
Việt Nam là quốc gia ven biển, có vị trí địa lý – chính trị quan trọng
trong giao lưu quốc tế. Vì vậy, phát triển du lịch biển có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, đồng
thời tạo cơ hội phát triển mới, làm tăng nguồn thu quốc gia và cải thiện cán
cân thanh toán, góp phần đẩy mạnh phát triển nền kinh tế biển, đa dạng hóa
nền kinh tế cho suốt dọc vùng duyên hải và hải đảo của 29 tỉnh, thành phố,
thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.
Tại Việt Nam, du lịch biển có vai trò đặc thù và chiếm vị trí quan trọng
trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước. Chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2010 và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định 7 khu vực
trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, trong đó có tới 5 khu vực thuộc vùng
ven biển. Mặc dù cho đến nay, nhiều tiềm năng du lịch biển đặc sắc, đặc biệt
là hệ thống đảo ven bờ chưa được đầu tư khai thác một cách tương xứng thì
khu vực ven biển cũng đã tập trung khoảng 70% các khu điểm du lịch trong
cả nước, hàng năm thu hút khoảng 60-80% lượng khách du lịch. Điều này

15


khẳng định vai trò của du lịch biển đối với sự phát triển chung của du lịch
Việt Nam.
Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, du lịch biển Việt
Nam đã biến chuyển ngày một mạnh mẽ với những bước tiến quan trọng cả

về lượng và chất. Đã có sự phát triển đáng kể về sản phẩm du lịch. Cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch được cải thiện một bước.
Hoạt động du lịch biển chiếm tỉ trọng lớn (năm 2000 chiếm 63% GDP du lịch
của cả nước), đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn ngành du
lịch Việt Nam và kinh tế - xã hội vùng biển.
II.3.2: Thực trạng du lịch sinh thái biển – đảo ở Việt Nam.
Đáng chú ý nhất phải nói đến sự xuống cấp về chất lượng môi trường
biển. Môi trường ven biển và vùng ven biển trực tiếp chịu ảnh hưởng tác động
của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở những khu vực có
hoạt động công nghiệp, cảng biển, phát triển đô thị tập trung, các vùng cửa
sông – nơi các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt ở vùng thượng
lưu theo các dòng sông đổ ra biển. Đây chính là những nguồn gây ô nhiễm
làm xuống cấp chất lượng môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát
triển bền vững.
Các kết quả khảo sát môi trường tại các khu vực trọng điểm phát triển
du lịch vùng ven biển cho thấy:
- Tại nhiều khu vực như vùng biển ven bờ cửa Lục (Quảng Ninh),
cảng Thuận An (Thừa Thiên Huế), cảng Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,
dọc tuyến hàng hải Hải Phòng – Đà Nẵng…, chỉ số ô nhiễm dầu trong nước
đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép, trong một số trường hợp tới 0.2 – 0.3
mg/lít.
- Hàm lượng kim loại nặng ở nhiều khu vực cũng vượt quá giới hạn
cho phép. Ví dụ như hàm lượng đồng ở khu vực Hạ Long, vùng cửa Nam
Triệu và quanh bán đảo Đồ Sơn phổ biến trong khoảng 0.080 – 0.086mg/lít,
khu vực Huế, Đà Nẵng trong khoảng 0.076 – 0.081mg/lít, vượt quá giới hạn
cho phép là 0.02mg/lít.
- Hàm lượng vật chất lơ lửng do các hoạt động công nghiệp, khai thác
than đặc biệt nổi cộm ở Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng… Tại Hạ Long, dưới
16



tác động của các hoạt động khai thác than, môi trường không khí tại nhiều
điểm vượt quá xa chỉ tiêu cho phép về nồng độ bụi.
Bên cạnh đó là tình trạng xói lở đường bờ biển. Nhiều khu du lịch ở
miền Trung, điển hình là khu du lịch Thuận An (Thừa Thiên Huế), khu du
lịch Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận) và một số đảo ven bờ như Phú
Quốc… đã và đang chịu ảnh hưởng của tình trạng này. Cá biệt, khu du lịch
Thuận An, bãi biển đã bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hoạt động tắm
biển và xây dựng các công trình du lịch.
Tình trạng suy giảm rừng ven biển và trên các đảo: trong tình trạng
đáng lo ngại chung về suy giảm rừng, ở khu vực ven biển và hải đảo ven bờ
Việt Nam, tài nguyên sinh vật trong những năm gần đây cũng giảm sút đáng
kể, kéo theo đó là sự suy giảm về tính đa dạng sinh học. Trong xu thế đó,
nhiều hệ sinh thái có giá trị du lịch như hệ sinh thái san hô, cỏ biển, hệ sinh
thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đầm phá, hệ sinh thái biển đảo… đều bị ảnh
hưởng.
Có thể khẳng định rằng: môi trường du lịch vùng biển và ven biển Việt
Nam đang có những dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt ở các khu vực trọng
điểm du lịch như Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn, Huế - Đà Nẵng, Vũng Tàu…,
ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.
II.3.3: Nguyên nhân của thực trạng
Chưa có cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về môi trường trong
ngành du lịch, vì vậy công tác quản lý khai thác và bảo tồn tài nguyên, môi
trường du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng, gặp nhiều khó khăn, mới chỉ
thực hiện ở mức độ nghiên cứu, đề xuất giải pháp chung.
Bên cạnh đó, ta chưa xây dựng và ban hành chính thức hướng dẫn về
đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho hoạt động du lịch, mặc dù trong
năm 1999, Viện nghiên cứu phát triển du lịch đã phối hợp với Trung tâm
khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia soạn thảo sách “Hướng dẫn ĐTM
cho dự án phát triển du lịch”.

Chưa có hệ thống kiểm soát quản lý các vấn đề về môi trường liên quan
đến các hoạt động du lịch, vì vậy thiếu các hoạt động tích cực nhằm hạn chế

17


sự suy thoái tài nguyên và môi trường du lịch nói chung, du lịch biển nói
riêng.
Quan hệ liên ngành trong quản lý môi trường, đặc biệt giữa ngành Du
lịch với Bộ Tài nguyên và Môi trường còn thiếu chặt chẽ, vì vậy ảnh hưởng
đến công tác quản lý môi trường biển cho hoạt động phát triển du lịch ở khu
vực này.
Du lịch Việt Nam, vì vậy, đang phải đối mặt trực tiếp với quá trình suy
thoái môi trường chung và môi trường biển, nhất là ở các vùng trọng điểm
phát triển du lịch ở ven biển và hải đảo.

18


CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH SINH THÁI
TẠI VIỆT NAM
III.1. Phát triển du lịch sinh thái cả về lượng và chất trên cơ sở phát triển
bền vững
Phát triển du lịch sinh thái phải hướng tới và đạt được sự phát triển bền
vững của chính loại hình du lịch sinh thái và phải trở thành nhân tố tích cực
đảm bảo phục vụ cho phát triển du lịch bền vững. Những giải pháp cần thiết
để phát triển du lịch sinh thái ở nước ta là cần có những văn bản pháp quy tạo
ra hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái có cơ hội phát triển, đồng
thời nên có những cơ chế, chính sách ưu đãi dành riêng cho du lịch sinh thái,

đồng thời cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý và du lịch với các
bộ, ngành, địa phương để quản lý có hiệu quả.
Cụ thể là:
Thứ nhất, giáo dục – đào tạo và tuyên truyền về du lịch sinh thái:
Đối tượng giáo dục bao gồm: các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên
nhiên, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo
tồn và du lịch, cộng đồng địa phương, khách du lịch trong và ngoài nước.
Bằng cách tuyên truyền, giáo dục, các vấn đề khúc mắc khác có thể dễ dàng
tháo gỡ. Chẳng hạn như giáo dục tuyên truyền với các nhà hoạch định chính
sách và các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có thể làm họ quan tâm hơn
đến việc quy hoạch cho du lịch sinh thái.
Thứ hai, kết hợp sự tham gia của cộng đồng địa phương:
Giáo dục cộng đồng phải đi đôi với hỗ trợ, phát triển cộng đồng và phát
huy bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương. Không có lý gì nếu ta vận
động họ không phá rừng làm rẫy trong khi họ lại dựa vào hoạt động này để
sinh nhai. Sự thật này dẫn đến một giải pháp khác cho vấn đề phát triển du
lịch sinh thái là vấn đề tạo việc làm, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và

19


ngành nghề cho dân địa phương, đặc biệt là một số ngành thủ công mỹ nghệ
truyền thống.
Thứ ba, quy hoạch tổng thể các điểm, khu du lịch sinh thái:
Các khu bảo tồn thiên nhiên nên có những quy hoạch, chỉ rõ phân vùng
cho du lịch sinh thái nếu có. Cần phải có bản đồ du lịch sinh thái cho các khu
bảo tồn thiên nhiên nơi có tiến hành du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, nên có hệ
thống thu lệ phí vào cổng và các lệ phí khác như phí thuê dụng cụ, phí sử
dụng bến bãi… Nên đặt mục tiêu rõ ràng cho việc thu lệ phí: cần thu lệ phí để
bù đắp chi phí du lịch của địa điểm, để tăng tối đa lợi nhuận hay một mục

đích nào khác, từ đó mới xác định mức lệ phí phù hợp.
Thứ tư, tiếp thị du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên:
Dù có những sản phẩm tốt nhất mà không được đối tượng nó phục vụ
biết đến thì cũng không thể bán được sản phẩm đó. Đây là một nguyên tắc của
marketing mà ngành du lịch cũng không ngoại lệ. Tiềm năng là vậy nhưng
nếu không tiếp thị quảng cáo du lịch sinh thái thì không ai có thể biết Việt
Nam có những địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng.
Thứ năm, phát triển cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng là những hấp dẫn thứ cấp bổ sung cho các hấp dẫn chính
cấp là tài nguyên thiên nhiên của các khu bảo tồn thiên nhiên. Song cần lưu ý,
các phương tiện phục vụ này phải đảm bảo hợp môi trường và không nên chà
đạp lên văn hóa địa phương, nhờ đó tranh thủ sự ủng hộ của người dân địa
phương với các hoạt động và dịch vụ du lịch.
Các ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm:
- Thiết kế và xây dựng nơi ăn nghỉ cho khách theo kiểu nhà nghỉ sinh
thái
- Xây dựng các tuyến đường nội bộ, đường mòn thiên nhiên với hệ
thống chỉ dẫn, chỉ báo đầy đủ, chính xác.
- Xây dựng trung tâm đón khách, trung tâm giáo dục môi trường.
III.2: Các chiến lược du lịch sinh thái quốc gia

20


Để có ngành du lịch sinh thái phát triển bền vững, cần phải có một
chiến lược du lịch sinh thái quốc gia được xây dựng với sự tham gia đầy đủ
của các thành phần có liên quan.
Để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch sinh thái ở các khu bảo
tồn thiên nhiên Việt Nam, một số dự án nghiên cứu, đào tạo, quy hoạch du
lịch sinh thái đã được triển khai:

Nghiên cứu quy hoạch thí điểm về du lịch thiên nhiên và du lịch mạo
hiểm ở Việt Nam – Phân hội các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên
Việt Nam cùng các nhà tư vấn du lịch New Zealand (1995).
Điều tra vẽ bản đồ du lịch sinh thái và tổ chức lớp tập huấn về du lịch
sinh thái cho một số vườn quốc gia – các chuyên gia của Hội các Vườn quốc
gia Nhật Bản. Phân hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam
chủ trì.
Dự án phát triển Vườn quốc gia Bạch Mã Việt Nam 00.12.01 –
WWF/EC đã soạn thảo “Kế hoạch quản lý khu du lịch sinh thái VQG Bạch
Mã”, quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên tiến hành trong 2 năm 1995 – 1996.
Các khóa tập huấn về du lịch sinh thái cho cán bộ và nhân viên Vườn
quốc gia Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, do các chuyên gia của Hội các
VQG Nhật Bản, Phân hội VQG và khu Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam chủ trì.
Dự án xây dựng năng lực phục vụ các sáng kiến về du lịch bền vững,
do IUCN và Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện (1997).
Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam, Viện nghiên cứu
phát triển du lịch thực hiện (1998 – 1999).
Dự án bảo tồn VQG Cúc Phương, FFI thực hiện (1997 – 2000).
Nếu các dự án trên được thực thi có hiệu quả thì chắc chắn các vấn đề
khó khăn trong các chiến lược phát triển du lịch sinh thái phần nào sẽ được
giả quyết, đưa du lịch sinh thái phát triển theo đúng hướng của những nguyên
tắc đã nêu trên.

21


PHẦN KẾT LUẬN
Trách nhiệm, quyền lợi cũng như nghĩa vụ trong phát triển du lịch sinh
thái và môi trường có mối quan hệ hỗ tương hết sức mật thiết. Đầu tư du lịch
chính là kích thích phát triển kinh tế, đem lại nguồn ngoại tệ đồng thời giải

quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương nhưng du lịch kết hợp được
với môi trường sinh thái thì đem lại rất nhiều nguồn lợi. Đơn cử như vấn đề
bảo vệ môi trường rừng thiên nhiên, rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để
bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, bảo tồn nguồn gen
thực vật, động vật rừng, giúp việc nghiên cứu khoa học; Bảo vệ di tích lịch
sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, …Vì rừng đặc dụng
có một vai trò quan trọng như vậy, do đó vấn đề bảo vệ tốt môi trường tại các
khu rừng đặc dụng sẽ góp phần không nhỏ vào việc duy trì và phát triển hệ
sinh thái rừng, nguồn gen thực vật, động vật rừng và phục vụ nghiên cứu khoa
học.
Vai trò của du lịch sinh thái được xét đến như một mắt xích với cơ cấu
phát triển bền vững, vừa phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội theo xu hướng
chung của thế giới vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái. Hệ sinh
thái đã đề cập đến như một chu trình khép kín, hài hòa chịu sự tác động giữa
các môi trường sinh cảnh khác nhau, duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống
(đất, nước, không khí và cây xanh), bảo vệ sự đa dạng sinh học và ổn định
quần thể của các loài sinh vật và các hệ sinh thái. Yêu cầu này đòi hỏi các
hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phải được thiết
kế, tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép (giới hạn) đảm bảo môi trường.
Điều kiện của môi trường có thay đổi theo thời gian và không gian, do vậy
các hoạt động du lịch sinh thái phát triển phải phù hợp theo điều kiện môi
trường môi trường ở mỗi vùng khác nhau.
Thông qua quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được ban
hành có đưa ra rất nhiều quy định cụ thể mà các văn bản pháp luật trước đây
chưa đề cập. Việc ban hành văn bản pháp luật này có ý nghĩa rất to lớn, vừa
góp phần phát triển kinh tế đất nước, vừa tạo ra một không khí thoải mái đối

22



với du khách, đồng thời hạn chế được những tác nhân gây hại cho môi trường
thiên nhiên.
Thiết nghĩ, nước ta cần tập trung đầu tư đúng nghĩa, phát triển điểm du
lịch sinh thái ở các khu vực vùng ven ngoại vi và trong quy hoạch phát triển
đô thị cũng nên có một tỷ lệ nhất định dành cho phát triển khu du lịch sinh
thái, nhằm đáp ứng song song tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa như hiện
nay của cả nước, đẩy mạnh hơn nữa những chính sách thiết thực nhất để vực
dậy ngành công nghiệp không khói này.

23


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh, giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường,
NXB Thống Kê, Hà Nội, 2009.
2. Thế Đạt, Du lịch và du lịch sinh thái, NXB Lao Động Hà Nội, 2003
3. Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên
nhiên Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1995.
4. Phạm Trung Lương, Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn
phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà nội, 2002.
5. Tạp chí Du lịch Việt Nam các số 4, 5, 9, 10, 11, 12/2004
6. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường 6/2004
7.
8.

24


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................3
I.1. Khái quát về du lịch sinh thái.........................................................................3
I.2. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái...................................4
I.3. Tính tất yếu phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam...................................6
CHƯƠNG II: THỰC TẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT
NAM ...................................................................................................................... 7
II.1. Điều kiện để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam...................................7
II.2. Tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái của các khu bảo tồn thiên nhiên
Việt Nam.....................................................................................................................9
II.2.1. Tiềm năng du lịch sinh thái của các khu bảo tồn thiên nhiên................9
II.2.2. Thực trạng du lịch sinh thái của các khu bảo tồn thiên nhiên.............10
II.2.3. Nguyên nhân của thực trạng................................................................12
II.3. Tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái biển – đảo của Việt Nam.........13
II.3.1. Tiềm năng du lịch sinh thái biển – đảo................................................13
II.3.2. Thực trạng du lịch sinh thái biển – đảo...............................................16
II.3.3. Nguyên nhân của thực trạng................................................................17
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI Ở VIỆT NAM...........................................................................................19
III.1. Phát triển du lịch sinh thái cả về lượng và chất trên cơ sở phát triển bền
vững..........................................................................................................................19
III.2. Các chiến lược du lịch sinh thái quốc gia.................................................21

PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................24
MỤC LỤC............................................................................................................25

25



×