Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Đáp án câu hỏi triết học cao học toàn tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.88 KB, 100 trang )

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRIẾT HỌC CAO HỌC
Câu1. Quan điểm chính trị - xã hội của Nho gia. Nhận xét mặt tích cực và
hạn chế. So sánh đường lối chính trị của Nho gia, Đạo gia và Pháp gia.
Quan điểm chính trị - xã hội của Nho gia:
Nho gia, do Khổng Tử sáng lập, là trường phái triết học có ảnh hưởng lớn nhất, là
hệ tư tưởng thống trị trong suốt thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc và nhiều nước khác
như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Mạnh Tử phát triển về phía duy tâm tiên nghiệm
và Tuân Tử phát triển về phía duy vật.
Về quan điểm chính trị-xã hội, Khổng Tử coi xã hội là tổng hợp các mối quan
hệ giữa người với người, trong đó các quan hệ như : vua tôi, cha con, chồng vợ, anh
em, bạn bè. Năm mối quan hệ này về sau được Nho gia gọi là Ngũ luân, trong đó có
ba mối quan hệ cốt lõi: vua -tôi, cha-con, chồng-vợ được gọi là Tam cương.
Khổng Tử coi nguyên nhân xã hội loạn lạc là do sự suy thoái đạo đức xã hội. Ông
mong muốn khôi phục lại trật tự xã hội kiểu nhà Chu, một kiểu xã hội được ông coi là
mẫu mực, lý tưởng. Đó là một trật tự xã hội có đẳng cấp, tôn ti trật tự, từ vua tôi đến
thứ dân ai cũng phải lấy nhân, nghĩa, lễ, chính danh làm chuẩn mực.
Những phạm trù cơ bản trong học thuyết chính trị - đạo đức của Khổng Tử là
Nhân, Nghĩa, Lễ, chính danh.
Nhân là lòng thương người. Phàn Trì hỏi thế nào là Nhân, Khổng Tử đáp “Ái
nhân” (Yêu người). Nhân được hiểu như là “toàn đức” Nhân có hai khía cạnh – trung
và thứ: Trung là thành thật với người, “Mình muốn lập thân thì hãy giúp người khác
lập thân. Mình muốn thành đạt thì hãy giúp người khác thành đạt”. (Kỷ dục lập nhi lập
nhân. Kỷ dục đạt nhi đạt nhân) Thứ là lòng vị tha, khoan dung. “Điều mình không
muốn thì đừng làm cho người khác” (Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân).
Người nhân biết thương người nhưng cũng biết ghét người. Nhân có tính đẳng
cấp thể hiện trong các mối quan hệ cụ thể: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè.
Trong đạo nhân, hiếu là gốc. Hiếu không chỉ thể hiện ở việc nuôi nấng cha mẹ
mà quan trọng nhất là lòng thành kính. Khổng Tử nói: “Nuôi cha mẹ mà chẳng kính
trọng thì có khác gì nuôi thú vật”.
Nhân gắn liền với nghĩa. Nghĩa là hành vi đạo đức biểu hiện của lòng nhân.
Người làm việc nghĩa thì hy sinh lợi ích của mình vì người khác. Vì thế, nghĩa và lợi


không thể dung hợp với nhau. Khổng Tử nói: “Quân tử biết rõ về nghĩa, tiểu nhân biết
rõ về lợi” (Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi).
Lễ là hình thức biểu hiện của nhân, biểu hiện lòng thương yêu, quý trọng con
người. Lễ bao gồm nhiều mối quan hệ rộng lớn từ quan hệ với thần linh (tế lễ) đến
quan hệ ứng xử giữa người với người, quan hệ đạo đức, phong tục tập quán, quan hệ
nhà nước, luật pháp, v.v..

1


Theo Khổng Tử, tuân theo lễ là một điều kiện để thực hiện nhân đức. Khổng Tử
nói “Khắc kỷ phục lễ vi nhân”. “Không biết lễ không thể đứng vững”. Người quân tử
không bao giờ làm trái với lễ. “Cái gì trái với lễ thì không nhìn, điều gì trái với lễ thì
không nghe, điều gì trái với lễ thì nói, điều gì trái với lễ thì không làm” (Phi lễ vật thị,
phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động).
Cùng với lễ, nhạc cũng có vai trò quan trọng. Khổng Tử nói “Hưng khởi là nhờ
thi, tạo lập là nhờ lễ, thành đạt là nhờ nhạc”. Nhạc mà chính trực, trang nghiêm, hòa
nhã có tác dụng nuôi dưỡng tâm tính, cảm hóa lòng người, hướng cái tâm con người
tới chân, thiện, mỹ.
Khổng Tử coi chính danh là điều cơ bản để trị nước. Danh là tên, khái niệm, bản
chất. Chính danh có nghĩa là người ở cương vị nào thì phải xứng đáng với cương vị đó,
phải làm đúng danh phận, chức trách của mình, “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con
ra con” (Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử).
Danh mà không chính thì ngôn (lời nói) sẽ không thuận (không có tính thuyết
phục, sẽ không được nghe và làm theo). Khổng Tử nói: “Thân mình chính được thì
không phải hạ lệnh mọi việc vẫn tiến hành. Thân mình mà không chính được thì dù có
hạ lệnh cũng chẳng ai theo”. Nhân, lễ, chính danh không chỉ là đạo làm người, mà còn
là đạo trị nước.
Khổng Tử coi trọng giáo dục, phản đối bạo lực và chiến tranh. Đường lối này
được gọi là đường lối “đức trị”, hay “nhân trị”. Để cho đất nước thịnh trị, phải biết

thượng hiền (tôn trọng người hiền tài). Phải thực hiện 3 điều: thực túc, binh cường, dân
tín.
Quan điểm chính trị-xã hội của Mạnh Tử : ông phát triển học thuyết của Khổng
Tử thành học thuyết nhân chính, chủ trương lấy đức để thu phục lòng người, phản đối
việc cai trị bằng bạo lực. Ông phân biệt vương chính (cai trị bằng nhân nghĩa) với bá
chính (cai trị bằng bạo lực). Mạnh Tử nói: “Kẻ lấy sức mạnh nói thác nhân là bá… Kẻ
lấy đức thi hành nhân là vương… Lấy sức mạnh thu phục người, không phải lòng
người theo mà vì sức mạnh không đủ. Lấy đức thu phục người thì người ta vui lòng
theo mình một cách thành thực như bảy muơi đệ tử theo Khổng Tử vậy”.
Mạnh Tử coi dân là quan trọng nhất, kế đến là giang sơn xã tắc, vua là
thường thôi “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Quan hệ vua tôi là quan hệ hai
chiều, tôn trọng lẫn nhau. Nếu vua coi bề tôi như cỏ rác thì bề tôi sẽ coi vua như kẻ
thù. Nếu vua không có đạo đức thì không còn xứng đáng là vua nữa mà chỉ là “một
thằng” thôi và nhân dân có quyền đạo đức để lật đổ ngôi vua.
Thời Mạnh Tử, chế độ công hữu tan rã, chế độ tư hữu ra đời. Mạnh Tử chủ
trương để cho dân chúng có hằng sản mới có hằng tâm nghĩa là dân phải có tư liệu sản
xuất (ruộng đất để canh tác) ổn định thì mới có cái tâm ổn định được.

2


Tóm lại, triết học của Mạnh Tử tuy còn mang yếu tố duy tâm và thần bí (hạn chế)
nhưng trong học thuyết về CT-XH với tư tưởng “nhân chính”, “dân bản” có ý nghĩa
tiến bộ, phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của lịch sử XH.
Quan điểm chính trị- xã hội của Tuân Tử: là người phát triển học thuyết của
Khổng Tử, đề cao nhân, nghĩa, lễ nhạc và chính danh, tuy nhiên, Tuân Tử phản đối
quan niệm của Khổng Tử và Mạnh Tử về những vấn đề chính trị và đạo đức. Ông
đứng trên quan điểm duy vật và vô thần (tích cực), ông cho rằng tự nhiên gồm 3 bộ
phận: trời, đất và người. Trời chỉ là một bộ phận của tự nhiên, bản thân tự nhiên là cơ
sở hình thành và biến hoá của vạn vật. Như vậy, trời không quyết định vận mệnh của

con người, con người là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên. Việc trị hay loạn, lành
hay dữ là do con người làm ra chứ không phải tại trời. Nếu con người hành động thuận
với lẽ tự nhiên thì lành, trái lại sẽ gặp loạn “Lấy sự trị mà đối phó với đạo thì lành, lấy
sự loạn mà đối phó với đạo ấy thì dữ”.
Không chỉ hành động phù hợp với tự nhiên mà con người có thể cải tạo tự nhiên và
XH để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông phê phán mê tín dị đoan, việc tôn thờ trời,
ỷ lại trời, khuyên con người nên tin ở sức mình, ra sức phát triển sản xuất, thực hành
tiết kiệm, ăn ở điều độ, giữ gìn sức khoẻ thì trời sẽ không để cho nghèo khó và bệnh
tật. Về đạo đức ông đưa ra thuyết tính ác cho nên ông chủ trương sửa trị việc nước,
giáo dục đạo đức, lễ nghĩa làm cho XH tiến bộ, văn minh hơn. Ông đề cao “lễ trị”, ông
cho rằng lễ nghĩa và đẳng cấp trong XH là cần thiết để duy trì trật tự XH.
Nhận xét mặt tích cực và hạn chế: Đường lối nhân trị của Khổng Tử có tính
chất điều hòa mâu thuẫn giai cấp, phản đối chiến tranh. Theo đường lối này, giai cấp
thống trị phải thương yêu, tôn trọng, chăm lo cho dân; nhân dân phải an phận, lấy
nghèo làm vui (an bần nhi lạc), nghèo mà không oán trách (bần nhi vô oán).
Nho gia đề cao đạo đức và trách nhiệm của con người đối với xã hội. Nho gia đặt
con người trong năm mối quan hệ với những lập luận chặt chẽ, làm cơ sở cho mục tiêu
phấn đấu và nội dung tu dưỡng của con người. Nó thực sự góp phần củng cố trật tự xã
hội.
Tuy nhiên, quan điểm Nho gia không tưởng khi chủ trương đơn thuần lấy đạo
đức làm cốt yếu để thiết lập trật tự xã hội theo kiểu nhà Chu. Đó là xã hội của quá khứ,
một xã hội có nền tảng kinh tế đã thay đổi. Chế độ công hữu với phép tỉnh điền của
nhà Chu không còn giá trị thực tế, trong khi đó, chế độ tư hữu ngày càng phát triển.
Theo quan điểm này sẽ gây nhiều chướng ngại cho sự phát triển đời sống xã hội.
So sánh đường lối chính trị của Nho gia, Đạo gia và Pháp gia:

3


Trong thời Xuân Thu- Chiến Quốc và qua các thời đại sau, ở Trung Quốc có 3

thuyết lớn về đường lối chính trị: Thuyết Nhân trị của Nho gia, Vô vi trị của Đạo gia
và Pháp trị của Pháp gia.
Nho gia: đường lối chính trị là “đức trị” hay “nhân trị”, chủ trương cai trị đất
nước trên cơ sở bản thân nhà cầm quyền, sự hưng suy của xã hội đều do nơi bản thân
những người cầm quyền và vấn đề cốt lõi tập trung ở chỗ làm sao cho người cai trị có
đủ tài đức. Nhà cầm quyền phải lấy đạo đức mà giáo hóa, dẫn dắt dân chúng chứ
không phải dùng đến cưỡng chế trừng phạt “Vua cai trị nước mà biết đem cái đức của
mình để cảm hóa thì mọi người đều phục theo. Ngôi sao bắc đẩu tuy ở một chỗ mà có
mọi vì sao chầu theo”. Biện pháp cơ bản để thực hiện nhân trị là chính danh, lễ, vai trò
tài đức của người cầm quyền và vai trò của dân. Coi trọng giáo dục, phản đối bạo lực
và chiến tranh. Khổng Tử coi XH là tổng hợp các mối quan hệ giữa người với người,
đó là Ngũ luân và Tam cương. Đường lối nhân trị của Khổng Tử có tính chất điều hòa
mâu thuẫn giai cấp, phản đối đấu tranh. Ông khuyên giai cấp thống trị phải thương
yêu, tôn trọng, chăm lo cho nhân dân. Đồng thời, ông cũng khuyên dân phải an phận,
lấy nghèo làm vui, nghèo mà không oán trách. Ông coi việc oán trách cảnh nghèo hèn,
ưa dùng bạo lực là mầm mống của loạn. Tuy nhiên những kế sách chính trị của ông chỉ
dừng lại ở tính chất cải lương và duy tâm chứ không phải phải bằng cách mạng hiện
thực.
Đạo gia đề xướng thuyết vô vi làm đường lối chính trị. Vô vi là sống, hoạt động
theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không làm trái với tự nhiên, không can thiệp vào trật tự tự
nhiên.Vô vi cũng có nghĩa là giữ gìn bản tính tự nhiên của mình, của vạn vật. “ theo
thái độ vô vi, dùng thuật không nói mà dạy dỗ, để cho vạn vật tự nhiên sinh trưởng mà
không can thiệp vào”. Lão Tử cho rằng chỉ cần làm cho dân “no bụng”, “xương cốt
mạnh” mà “lòng hư tĩnh”, “khiến cho dân không biết, không muốn”. Không dùng luật
pháp, không cần giáo dục nhân nghĩa, lễ, trí . “Theo chính sách vô vi thì mọi việc đều
trị”. Lão Tử chủ trương hạn chế quyền lực của Nhà nước và hoạt động của dân đến
mức tối đa, để cho dân sống chất phác thời nguyên thủy, duy trì tình trạng nước nhỏ,
dân ít.
Pháp gia chủ trương đường lối pháp trị. Hàn Phi cho rằng bản tính con người ích
kỉ, thích tìm điều lợi và tránh điều hại, luôn mưu lợi cho bản thân; do đó phải đặt ra

pháp luật, trọng thưởng, nghiêm phạt để duy trì trật tự xã hội. Theo Hàn Phi, để cai trị
xã hội cần phải có ba yếu tố là Pháp, Thế, Thuật. Pháp là pháp luật. Hàn Phi cho rằng
pháp luật phải được công bố cho mọi người biết để tuân theo. Pháp luật phải thay đổi
phù hợp với tình hình cụ thể. Thế là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu.
Thuật là phương pháp, mưu lược, thủ đoạn trong việc trị dân. Nếu pháp được công bố
rộng rãi, thì thuật là cơ trí, thủ đoạn ngấm ngầm của vua, không để ai biết. Chính vì

4


thế, Hàn Phi nói vua dùng luật như trời, dùng thuật như quỷ. Đường lối pháp trị của
Pháp gia là tư tưởng của giai cấp quý tộc mới, kiên quyết đoạn tuyệt với tư tưởng bảo
thủ, mê tín đương thời.
Ba đường lối chính trị này khác nhau về nguyên tắc. Thuyết nhân trị đề cao vai
trò của đạo đức, thuyết pháp trị nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp, thuyết vô vi
thì phản đối cả đạo đức lẫn pháp luật.
Mỗi học thuyết đều có giá trị riêng và hạn chế của nó, nhưng đường lối chính trị
mang tính nhân văn cao và được áp dụng hiệu quả trong lịch sử là đường lối nhân trị
của Nho gia. Học thuyết Pháp gia là công cụ giúp vua Tần thống nhất Trung Quốc, tuy
nhiên, học thuyết này khiếm khuyết nghiêm trọng ở sự tuyệt đối hóa yếu tố pháp luật,
phủ nhận vai trò của yếu tố đạo đức, nặng hình phạt tàn bạo, nên đường lối cai trị như
vậy tất yếu dẫn đến chế độ độc tài, mất lòng dân, và đó cũng chính là nguyên nhân dẫn
đến sự sụp đổ nhanh chóng của nhà Tần.
Trong ba đường lối này, thuyết vô vi mang tính chất xuất thế, trốn tránh trách
nhiệm với xã hội, đối lập với hai học thuyết còn lại. Chủ trương pháp trị đối lập với
nhân trị về nguyên tắc, nhưng xét đến cùng pháp trị cũng chỉ cụ thể là một hình thức
của nhân trị. Bởi vì muốn thi hành được các chủ trương của Pháp gia, xã hội cũng cần
có một đấng minh quân, một nhà vua sáng suốt, am hiểu nguyên tắc pháp trị và chịu
khép mình theo nguyên tắc đó.
Câu 2: Bản thể luận và nhân sinh quan Phật giáo Ấn Độ cổ đại. Nhận xét

mặt tích cực và hạn chế.
Nét nổi bật về kinh tế xã hội của ấn độ cổ đại là sự tồn tại lâu dài của mô hình
“công xã nông thôn”,với kết cấu đó xã hội rất phức tạp với sự phân chia đẳng cấp, sự
phân biệt chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo. Những điều kiện đó tác động
mạnh mẽ đến con người, để lại dấu ấn tâm linh đậm nét, tạo ra tiền đề cho sự ra đời
của nền triết học Ấn Độ cổ, trung đại. Nét đặc thù của nền triết học Ấn Độ là nền triết
học chịu ảnh hưởng của những tư tưởng, tôn giáo có tính chất “hướng nội” chính vì
vậy việc lý giải và tiến hành những vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm sinh tôn
giáo nhằm đạt tới sự “giải thoát” là xu hướng nổi trội của triết học cổ đại Ấn Độ tư
tưởng triết học Ấn Độ cổ đại.
Phật giáo là một trường phái triết học tôn giáo xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ VI
trước Công nguyên. Phật giáo ra đời trong làn song đấu tranh chống lại sự thống trị của
đạo Bàlamôn, chống phân biệt đẳng cấp và đòi bình đẳng xã hội.
Người sáng lập (theo truyền thuyết): Siddharta (Tất đại đa, 563-483 TrCN), con
vua Tịnh Phạn (Suddhodana), nước Katìlavệ (Kapilavastu), mẹ là Hoàng hậu Ma-Gia
(Maha-maya) thuộc dòng họ Sakya nên ông được gọi là Sakyamuni (Thích ca Mâu ni
= nhà thông thái của dòng họ Sakya). Năm 29 tuổi ông xuất gia đi tìm con đường giải

5


thoát. Sau khi tu luyện giác ngộ (năm 35 tuổi), ông lấy hiệu là Buddha (Phật, có nghĩa
là giác ngộ), thu nhận đồ đệ và đi khắp đất nước Ấn Độ để truyền bá học thuyết của
mình cho đến khi qua đời năm 80 tuổi.
Bản thể luận của Phật giáo: toàn bộ thế giới quan của Phật giáo được thể
hiện trong “đạo lý duyên khởi”, trong đó đưa ra 4 luận điểm:
-Vô tạo giả: Phật khẳng định rằng không có lực lượng sáng tạo đầu tiên (phủ
nhận Brahman) và cho rằng vũ trụ là vô thuỷ, vô chung, là một dòng vô tận không do
một thần thánh nào sáng tạo nên. Mỗi một sự vật được gọi là một pháp (hiểu theo hai
nghĩa: đồng nhất sự vật và hiện tượng; điều cấm kị của nhà Phật)

- Vô ngã: mọi sự vật và hiện tượng xung quanh và chính bản thân con người là
không có thật (duy tâm), nó được cấu tạo từ các yếu tố mà Phật giáo gọi là danh và
sắc. Danh và sắc được chia thành 5 yếu tố gọi là ngũ uẩn. Các yếu tố tinh thần gọi là
danh (nama) gồm: thụ (vedana), tưởng (samjna), hành (samskara), thức (vijnana). Con
người do 5 yếu tố (ngũ uẩn: sắc, thụ, tưởng, hành, thức) tạo nên. Có lúc Phật đưa ra 6
yếu tố (lục đại) gồm: danh là các yếu tố tinh thần có tên gọi mà không có hình, và sắc
là các yếu tố có hình (địa, thuỷ, hoả, phong và không). Các yếu tố lục đại và ngũ uẩn
kết hợp và hoà trộn với nhau tạo nên sự chuyển biến không ngừng của vũ trụ và bác bỏ
sự tồn tại của Brahman.
- Vô thường: Phật khẳng định Thế giới khách quan (con người và vũ trụ) không
có gì vĩnh hằng. bất biến mà cái gì cũng có quá trình sinh thành, biến đổi và tiêu vong
theo luật nhân quả mà Phật gọi là sinh- trụ- dị- diệt hay thành- trụ- hoại- không. Mọi
vật từ bé nhất (vi mô) đến vũ trụ (vĩ mô) đều phải tuân theo quy luật trên.
- Nhân quả tương tục: Phật khẳng định rằng tất cả các sự vật và hiện tượng trên
Thế giới đều có nguyên nhân và kết quả tạo thành một chuỗi không ngừng nghĩ mà
Phật gọi là: nhân quả tương tục vô gián đoạn và nhân quả tương tục vô tạp loạn.
Nhân sinh quan của Phật giáo: toàn bộ nhân sinh quan được thể hiện trong
“Tứ diệu đế”, 4 chân lý vĩnh hằng, thiêng liêng , cao cả và đúng đắn nhằm giải thích xã
hội con người và thân phận con người.
- Khổ đế: chân lý về cái khổ, Phật cho rằng “đời là bể khổ”, Phật dạy rằng: “ta
chỉ dạy các con một điều là khổ và diệt khổ”, rằng “nước mắt của chúng sinh nhiều
hơn nước biển”. Cuộc đời con người có tám nổi khổ lớn mà Phật gọi là bát khổ: sinh,
lão, bệnh, tử, thụ biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất đắc, thủ ngũ uẩn.
- Tập đế hay Nhân đế: Phật khẳng định rằng mọi nổi khổ của con người đều có
nguyên nhân, Phật đưa ra 12 nguyên nhân cho nổi khổ trên đời “Thập nhị nhân duyên”
nghĩa là mọi sự vật, hiện tượng đều vô ngã, vô thường (không có thật, không có cái gì
bất biến), không có cái gì tồn tại vĩnh viễn thế mà con người sinh ra lại “tham- sân- si”.
12 nguyên nhân sinh ra nổi khổ là:

6



+ vô minh (avidya): không sáng suốt
+ hành (samskara): do vô minh mà dẫn đến tâm dao động, hoặc dẫn con người ta
đi vào ngõ cụt hoặc dẫn con người ta đi đến sự tham lam vô lối.
+ thức (vijnana): thức tồn tại, phân biệt ta với không ta, từ cái tâm trong sáng, cân
bằng đến mờ tối, mất cân bằng.
+ danh sắc (namarupa): là sự phối hợp giữa các yếu tố vật chất và tinh thần sinh
ra lục căn (6 cảm giác của con người: nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý).
+ lục nhập (sandagatana): do tiếp xúc giữa 6 yếu tố bên trong với 6 yếu tố bên
ngoài nghĩa là lục căn tiếp xúc với lục trần mà sinh ra 6 cảm giác là nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt,
thân, ý.
+ xúc (sparsa): cảm nhận được do tiếp xúc giữa con người với yếu tố bên ngoài
+ thụ (vedana): 3 loại: lạc thụ, khổ thụ, xá thụ.
+ ái (trisna)
+ thủ (upandana)
+ hữu (bhava)
+ sinh (jati)
+ lão tử (jara-marana)
- Diệt đế: khi tìm ra được ngọn nguồn của nổi khổ theo thập nhị nhân duyên Phật
cho rằng con người có thể từ bỏ được tận gốc mọi nổi khổ để thoát khỏi vòng luân hồi,
nghiệp chướng để đưa chúng sinh đến cõi niết bàn (nirvana).
- Đạo đế: con đường con người phải tuân theo để diệt khổ, gồm có Bát chính đạocon đường với tám phương hướng đúng đắn
+ Chính kiến (sammyak- dristi; right views): thấy, xem xét sự vật một cách đúng
đắn. Chính kiến cũng có nghĩa là hiểu biết đúng đắn.
+ Chính tư duy (sammyak- samkalpa; right intention): suy nghĩ đúng đắn.
+ Chính ngữ (sammyak- vaca; right speech): lời nói đúng dắn
+ Chính mệnh (sammyak-ajiva; right livehood): mưu sinh đúng dắn
+ Chính tinh tiến (sammyak- vyayama; right effort): cố gắng, nỗ lực phấn đấu
một cách đúng đắn.

+ Chính niệm (sammyak- smritisati; right mindfulness): ghi nhớ, tâm niệm đúng
đắn.
+ Chính định (sammyak-samadhi; right concentration): tập trung tư tưởng một
cách đúng đắn.
Tám điều này được gộp lại thành 3 điều: Giới (sila, morality) gồm chính ngữ,
chính nghiệp, chính mệnh; Định (samadhi, concentration) gồm chính tinh tiến, chính
niệm, chính định; Tuệ (panna; wisdom) gồm chính kiến, chính tư duy.
Nhận xét mặt tích cực và hạn chế:

7


- Tích cực:
+ Là trường phái triết học vô thần (chống lại Brahman và không thừa nhận
atman) mặc dù không triệt để, có yếu tố duy vật biện chứng, thừa nhận có sự vận động
tuyệt đối của các sự vật hiện tượng.
+ Chống lại sự phân biệt đẳng cấp, chủ trương bình đẳng xã hội.
+ Triết lý của đạo Phật có ý nghĩa giáo dục rất lớn vì nó khuyên con người khinh ghét
những ham muốn dục vọng vật chất tầm thường.
+ Đạo Phật có tính nhân đạo cao bởi vì nó khuyên con người suy nghĩ và làm điều
thiện, tránh xa điều ác, thưng yêu cứu giúp mọi người. Không dùng bạo lực trong
quan hệ giữa các giáo phái khác nhau cũng như tôn giáo khác nhau.
- Hạn chế:
+ Phật giáo là trường phái duy tâm chủ quan trong quan niệm về XH bởi vì nó cho
rằng nguyên nhân cơ bản của mọi nổi khổ là do vô minh do đó Phật giáo cho rằng sự
sáng suốt, giác ngộ của con người là yếu tố quyết định sự giải thoát con người khỏi cái
khổ.
+ Chưa nhận thấy được sự đứng yên tương đối của các sự vật hiện tượng.
+ Phật giáo chủ trương giải thoát con người bằng phép tu thân, tích đức tiêu cực, xa
lánh cuộc đời mà không mang phong trào cách mạng XH, phủ nhận sự biến đổi cải tạo

XH bằng thực tiễn cách mạng.
+ Phật giáo theo trường phái nhận thức luận duy tâm, nhận thức chỉ thực hiện
bằng sự tu luyện, thiền định. Không thừa nhận vai trò của nhận thức cảm tính và tư
duy cũng như via trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức.
+ Phật giáo cho rằng cuộc đời là giả, ảo, mọi ham muốn đời thường đều là tội lỗi.
Tuy nhiên, Niết bàn - cái mà Phật cho là thực tại thì hóa ra chỉ là điều tưởng tượng
thuần túy, không có gì làm bằng chứng.
Câu 3: Những nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Việt Nam.
I. Qúa trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học Việt Nam.
1.

Tư tưởng triết học Việt Nam thời cổ đại.

Cách đây 4000 ngàn năm, cư dân trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã bước vào
thời kỳ đồng thau. Trong nền văn hoá Tiền Đồng Sơn ( bắt đầu từ 2000 năm trước
công nguyên ), cư dân Việt nam đã biết trồng lúa, chăn nuôi gia súc: trâu, bò, lợn…Họ
biết chế tạo những đồ trang sức bằng ngọc tinh vi với những kiểu dáng khác nhau,
những đồ gốm với nhiều hoa văn phức tạp. Các đường tròn và hình đối xứng chứng tỏ
cư dân đã có những kiến thức hình học nhất định.
Cư dân Tiền Đông Sơn đã có tục chôn cất người chết sâu trong lòng đất cùng với
đồ tuỳ táng. Điều này chứng tỏ họ đã quan tâm đến “cuộc sống”của người chết ở thế

8


giới bên kia. Những hoa văn được trang trí trên đồ gốm biểu hiện mô hình vũ trụ và
hình đối xứng chứng tỏ cư dân đã có những kiến thức hình học nhất định.
Sự hình thành nền văn hoá Đông Sơn đánh dấu quá trình hợp nhất các bộ lạc và
nhóm bộ lạc để tạo thành một nhà nước rộng lớn mà truyền thuyết gọi là những Văn
Lang của các vua Hùng.

Chủ nhân nền văn hoá Đông Sơn đã đưa nghệ thuật đúc đồng lên đỉnh cao. Họ đã
đúc được những chiếc trống đồng lớn có âm thanh hay và những hoa văn tinh tế. Ngoài
ra họ còn đã biết chế tạo những công cụ bằng sắt.
Nhữnh hình vẽ trên trống đồng ghi lại cảnh sinh hoạt của người Viềt Nam thời kỳ
văn hoá Đông Sơn. Trên mằt trống đồng khắc hoạ hình ảnh ngôi nhà sàn, những đoàn
người nhảy múa với các nhạc khí trên tay, những con thuyền với những người cầm vũ
khí, hình ảnh những con chim,hươu…
Thời kỳ văn hoá Đông Sơn là thời kỳ xuất hiện nhiều huyền thoại. Có những
huyền thoại lớn được lưu truyền đến ngày nay, như huyền thoại về nguồn gốc dân tộc
Việt Nam như Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh gióng…
Người Việt Nam thời Đông Sơn đã có tư duy lưỡng hợp ( tương tự như thuyết âm
dương ở Trung Hoa cổ đại ). Những mặt đối lập, lưỡng hợp được trình bày trên trống
đồng, như đực – cái, dương vật – âm vật, chim – hươi… Nhưng hình ảnh lưỡng hợp,
lưỡng phân, đối lập, xung đột giữa các mặt đối lập cũng được thể hiện trong huyền
thoại: Con cháu rồng – tiên, 50 con lên núi – 50 con xuống biển, Sơn Tinh - Thuỷ
Tinh, núi - nước…
2. Sự truyền bá những hệ tư tưởng nước ngoài vào Việt Nam.
- Nho gia truyền vào thời Bắc thuộc trước Công nguyên. Hai thái thú Giao chỉ và
Cửu chân là Nhâm Diên và Tích Quang đã khởi xướng việc dạy học ở nước ta. Nhiều
sĩ phu Trung quốc sang là mở trường dạy Nho học.
Mục đích truyền bá Nho học vào nước ta là nhằm đào tạo những người làm việc
cho chính quyền Trung Quốc. Tuy vậy, người Việt Nam học Nho nhờ nắm được kiến
thức nên lại có thêm cơ hội suy gẫm về vận mệnh nước Việt.
- Đạo gia cùng với Nho gia cũng được truyền vào Việt Nam và trở thành một bộ
phận trong quan niệm tư tưởng của người Việt.
Đạo gia tuy đối lập với Nho gia nhưng cũng được nhiều tri thức Trung Quốc và
Việt Nam chấp ở khía cạnh lối sống nhàn hạ, hoà nhập với thiên hiên, xa lánh vòng
danh lợi ở một số tri thức bị thất thế hay đã hoàn thành trách nhiệm đối với xã hội.
Một biến tướng của Đạo gia cũng được truyền vào nước ta dưới hình thức tín
ngưỡng, mê tín quần chúng (Đạo giáo nhờ nhân vật Lão Tử)

- Đạo Phật cũng được truyền vào Việt Nam rất sớm bằng hai con đường: Phật
giáo Nam tông, chủ yếu là dòng Tiểu thừa truyền từ Ấn Độ qua Srilanca, Mianma,

9


Thái Lan, Lào, Capuchia, Indonesia, Việt Nam. Phật giáo Bắc tông chủ yếu dòng Đại
thừa qua Tây Tạng, Mông Cổ, các nước Trung Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Thời Tiền, Lê, Lý, Trần, đạo Phật có vai trò quốc giáo. Đạo Phật có vai trò tích
cực trong dựng nước và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều nhà sư nổi tiếng được tham gia quốc
sự, giúp nhà vua trong công việc đối nội và đối ngoại. Các vua Lý, Trần chịu ảnh
hưởng Phật giáo rất sâu sắc. Nhiều tác phẩm Phật học được viết ra, nhiều môn phái
Phật giáo được thành lập.
Từ thời Hậu Lê, sau khi đường lối “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem trí nhân
thay cường bạo” đã thực sự góp phần giành độc dân tộc thì hệ tư tưởng Nho gia bắt
đầu giữ vai trò thống trị trong đời sống chính trị và tinh thần ở nước ta.
Nho, Lão, Phật được coi là “Tam giáo” và được vào chương trình giảng dạy và
học tập ở nước ta trong thời kỳ phong kiến.
- Kitô giáo bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ
XVI. Từ cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII nhiều giáo đoàn thuộc dòng Phranxicô
và dòng tên thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đa Minh thuộc Tây Ban Nha liên tiếp vào Việt
Nam thu hút được 50.000 người theo đạo. Cuối thế kỷ XVII, quyền truyền giáo ở Việt
Nam được giao cho Người Pháp. Đến năm 1850 cả nước có khoảng 500.000 tín đồ.
Các vua triều Nguyễn từ Minh Mạng, Tự Đức đưa ra nhiều chỉ dụ cấm đạo,
nhưng không ngăn cản được việc truyền đạo Công giáo. Trong thời kỳ Pháp thuộc ở
Việt Nam có khoảng 1,5 triệu tín đồ Công giáo.
II. Những nội cơ bản của tư tưởng triết học Việt Nam
1. Về bản thể luận- Chủ nghĩa duy tâm và tư tưởng tôn giáo là tư tưởng
thống trị trong xã hội Niệt Nam. Tư tưởng duy tâm thể hiện ở việc vào số mệnh,
nghiệp, kiếp; coi mệnh trời quyết định sự thành bại của con người:

“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.
“Cho hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm cho người thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.
Bên cạnh tư tưởng mệnh trời cũng có tư tưởng đề cao vai trò con người hơn
mệnh trời:
“Xưa nay nhận định thắng thiên cũng nhiều”.
Có quan điểm coi trọng thời, thế hơn mệnh.
- Các quan điểm duy vật lẻ tẻ, không thành hệ thống thường xuyên phản
kháng lại quan điểm duy tâm:
+ bác bỏ nguồn gốc thần thánh và vai trò quyết định của vua:
“Được làm vua, thua làm giặc”.

10


“Phép vua thua lệ làng”.
+ vạch trần thực chất của tệ mê tín bói toán:
“Bói ra ma, quét nhà ra rác”
+ vạch trần sự giả trá của thầy bói
“Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn”.
2. Quan điểm chính trị - xã hội
- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam: trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tư tưởng yêu
nước không chỉ là một tư tưởng chính trị mà còn là một tư tưởng đạo đức và nhân văn
cao cả.Yêu nước là phẩm chất cao quý nhất, đứng hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần
Việt Nam. Đồng thời, yêu nước là trách nhiệm của mọi người không phân biệt đẳng
cấp, giới tính.
“Quốc gia lâm nguy, thất phu hữu trách”.

“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam còn được thể hiện ở việc tôn kính, thờ cúng những
người anh hùng dân tộc, những người có công dựng nước, xây dựng làng xã…, khinh
ghét những kẻ phản quốc, như Lê Chiêu Thống, Trần ích Tắc.
- Tư tưởng về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia
Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, ngang hàng với Trung Quốc.
Bài thơ của Lý Thường Kiệt:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư”.
Bài “Đoạt sáo Chương dương độ” của Trần Quang Khải:
Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu nỗ lực
Vạn cổ thử giang sơn”
Hoặc trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi nêu lên tư tưởng về sự phân biệt
bờ cõi giữa hai nước, sự khác biệt về phong tục, tập quán, sự ngang hàng nhau về các
triều đại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
“Xét như nước Đại Việt ta, thật là một nước văn hiến.
Bờ cõi, sông núi đã riêng,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi đàng làm đế một phương.

11


Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Mà hào kiệt không bao giờ thiếu”.

Tư tưởng tự hào về nguồn gốc dân tộc (Huyền thoại “Con rồng, cháu tiên”)
Chăm lo xây dựng nhà nước độc lập, luôn luôn giữ vững địa vị của một nhà nước
độc lập.
Giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc, phong tục, tập quán, chống lại âm mưu đồng
hoá của Trung quốc. (Tư tưởng của Nguyễn Huệ, đánh cho dài tóc, đánh để răng đen).
- Vấn đề động lực và phương thức giành và bảo vệ độc lập dân tộc
Đại đoàn kết toàn dân tộc. Truyền thuyết “đồng bào” (cùng một bọc) nói lên
tình đoàn kết dân tộc, không phân biệt chủng tộc của tất cả các dân tộc trong đại gia
đình dân tộc Việt Nam.
Quan hệ vua tôi, nhà nước và nhân dân: Vua tôi đồng lòng, quân dân hợp sức.
Khoan thứ sức dân để làm kế bền gốc sâu rễ (Trần Hưng Đạo)
Toàn dân kháng chiến, trường kỳ kháng chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng
lớn. Phát huy vai trò của địa thế và các phương tiện đánh giặc, giữ nước.
Vừa đánh bại ý chí xâm lược, vừa mở đường cho giặc rút khỏi nước ta. Thực
hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo khôn khéo để giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền
quốc gia.
3. Quan niệm về đạo làm người: Một trong những vấn đề được các nhà tư
tưởng Việt Nam trong lịch sử đặc biệt quan tâm là vấn đề đạo làm người, bởi lẽ đây là
vấn đề có liên quan mật thiết đến việc xác định cơ sở tư tưởng của hành động chính trị,
đạo đức và nhân sinh.
- Chủ nghĩa nhân đạo Việt nam
+ Thương yêu giúp đỡ mọi người. “Thương người như thể thương thân”. “Chị
ngã em nâng” “Miếng khi đó gói khi no”, “Lá lành đùm lá rách”…
+ Tình thương yêu, gắn bó giữa các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt
Nam.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
+ Lòng nhân đạo khoan dung đối với những người lầm đường lạc lối đã ăn năn
hối cãi. Đối xử nhân đạo đối với kẻ đầu hàng.
“Đánh người chạy đi, không đánh người chạy lại”.

+ Lối sống nặng tình nghĩa, coi trọng và hiếu thảo với cha mẹ. Thờ cúng tổ
tiên. Chăm sóc phần mộ ông bà, yêu con cháu, ít phân biệt nam nữ.
Giữ vững lối sống trong sạch:
“Giấy rách phải giữ lấy lề”.
“Đói cho sạch, rách cho thơm”.

12


- Quan niệm về đạo làm người trong Nho gia, Đạo gia với những khái
niệm”Tam cương”, “Ngũ luân”, “Ngũ thường” “Nhàn”.
“Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu giữ mình”.
- Quan niệm đạo đức Phật giáo với lòng “từ bi”, “cứu khổ cứu nạn”… cũng ảnh
hưởng sâu đậm trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.
III. Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc phát triển tư tưởng triết học Việt
Nam
Từ khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách cai trị thực dân ở Việt Nam đã làm
xuất hiện hai nhu cầu lớn của lịch sử là giải thích sự thất bại của triều đại phong kiến
nhà Nguyễn và tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Để giải quyết nhu cầu đó
của lịch sử, các nhà tư tưởng Việt Nam thời kỳ này đã trở về với các hệ tư tưởng đã có
trong lịch sử. Họ dùng các lý luận của Nho giáo và Phật giáo để giải thích các sự kiện
lịch sử và cố tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc theo thế giới quan và phương
pháp luận của Phật giáo, Nho giáo. Tiêu biểu nhất là phong trào chấn hưng Phật giáo ở
Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên mọi cố gắng của các nhà tư tưởng
Việt Nam thời kỳ này đều thất bại. Bởi lẽ, về mặt thực tế, sự thất bại của triều đại
phong kiến nhà Nguyễn là sự thất bại của một phương thức sản xuất ở trình độ thấp
hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Về mặt ý thức hệ, tư tưởng tư sản ở trình độ phát triển cao hơn ý thức hệ phong
kiến, bởi lẽ ý thức hệ chính trị tư sản dựa trên một thế giới quan duy vật cận đại, gắn

liền với những tri thức khoa học tự nhiên ở thế kỷ XVII-XVIII.
Trong khi đó, ý thức hệ phong kiến Việt Nam trong lịch sử gần một ngàn năm
thời kỳ độc lập tự chủ (từ thế kỷ thứ X) là ý thức hệ xác lập trên nền tảng căn bản là
thế giới quan duy tâm, gắn với những quan niệm tôn giáo và tín ngưỡng- đó là thế giới
quan và phương pháp luận của Nho giáo và Phật giáo. Thế giới quan Nho giáo, dù là
Nho giáo ở Trung quốc hay ở Việt Nam, về căn bản đều là thế giới quan và phương
pháp luận duy tâm về lịch sử. Trong khi đó, thế giới quan Phật giáo cổ đại có nhiều
yếu tố duy vật với những tư tưởng biện chứng sâu sắc. Tuy nhiên, Phật giáo du nhập
vào Việt Nam về cơ bản là những tư tưởng Phật giáo đã ít nhiều Trung Hoa hoá. Xét
về tổng thể và cơ bản, đó vẫn là thế giới quan duy tâm. Vì vậy, sự nỗ lực của các nhà
tư tưởng Việt Nam thời cận đại tìm kiếm lời giải đáp những nguyên nhân thất bại của
triều đại nhà Nguyễn cũng như con đường giải phóng dân tộc đều thất bại.
Để tạo ra tầng lớp trí thức phục vụ cho mục tiêu khai thác thuộc địa, thực dân
Pháp đã tiến hành tạo dựng một hệ thống giáo dục- đào tạo Tây học với nội dung cơ
bản là các kiến thức khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, quá trình đó đã tạo cơ hội cho sự du
nhập những tư tưởng triết học phương Tây vào Việt Nam. những tư tưởng triết học

13


phương tây được du nhập vào Việt Nam qua tầng lớp trí thức Tây học căn bản là
những tư tưởng triết học các nước Tây Âu thời cận đại. Đó là thế giới quan duy vật
siêu hình và không triệt để. Các nhà duy vật Tây Âu thời cận đại chỉ duy vật trong
quan niệm về giới tự nhiên, còn trong lĩnh vực các quan điểm xã hội, họ vẫn đứng trên
lập trường duy tâm. Với thế giới quan đó nó không thể giải thích các nguyên nhân thực
sự của các sự kiện lịch sử từ cơ sở kinh tế xã hội, nó cũng không thể giải thích quá
trình lịch sử-tự nhiên của xã hội loài người. Bởi vậy, dù một số nhà tư tưởng Tây học
có lòng yêu nước nhiệt thành nhưng với thế giới quan triết học duy vật siêu hình và
duy tâm về xã hội đã không thể giải đáp được những nhu cầu lớn lao của lịch sử Việt
Nam.

Trước sự thất bại của tất cả các thế giới quan và phương pháp luận truyền thống
Nho học, Phật học cũng như Tây học, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước,
giải phóng dân tộc. Điểm xuất phát để Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước không
phải trực tiếp là nhu cầu đi tìm một thế giới quanvà một phương pháp luận triết học
mới, không phải là một lý luận triết học trừư tượng, mà là những lý luận, những biện
pháp có khả năng thực tế nhất để dẫn dắt, lãnh đạo phong trào yêu nước đi đến thành
công trong thực tiễn chín trị là giải phóng dân tộc-cứu dân, cứu nước; là làm sao để
dân tộc Việt Nam đuợc độc lập, đồng bào Việt Nam ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành. Cũng tức là độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho mỗi
người dân lao động. Suốt ba muơi năm tìm đường cứu nước, như một tất yếu lịch sử
Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin.
Học thuyết Mác-Lênin là hệ tư tưởng cách mạng và khoa học nhất của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động. Học thuyết đó là khối thống nhất vững chắc của cả ba
bộ phận lý luận cấu thành là Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa
học, trong đó Triết học đóng vai trò là thế giới quan và phương pháp luận chung. Triết
học Mác-Lênin chính là thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng
nhất; là thành quả vĩ đại của lịch sử triết học thế giới. Linh hồn của nó, sức sống mãnh
liệt nhất của nó là phép biện chứng duy vật ở trình độ lý luận cao nhất, khoa học nhất,
vượt qua không những phép siêu hình của triết học duy vật cận đại Tây Âu mà còn
vượt qua phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức.
Thế giới quan duy vật của triết học Mác-Lênin đã khắc phục được hạn chế của
thế giới quan duy vật cận đại Tây Âu ở chỗ nó đã đem lại một quan niệm duy vật và
biện chứng về quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, lịch sử phát triển của
nhân loại. Trung tâm của những quan điểm duy vật về lịch sử chính là học thuyết về
hình thái kinh tế-xã hội.

14


Chỉ có thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật của triết

học Mác- Lênin mới có khả năng lý giải được một cách đúng đắn khoa học đối với các
sự kiện lịch sử, dù là các sự kiện lịch sử ở phương Tây hay phương Đông châu Á.
Không phải ngẫu nhiên mà khi nhận xét về giá trị của các học thuyết đã có trong
lịch sử, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng cái hay của chủ nghĩa Mác là phương pháp
làm việc biện chứng. Ở đây, Hồ Chí Minh đã khẳng định không phải chỉ là cái hay của
phương pháp tư duy biện chứng mà quan trọng hơn là phương pháp biện chứng duy
vật trong tổ chức hoạt động thực tiễn.
Hồ Chí Minh đã vận dụng thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng
duy vật để lý giải một cách đúng đắn khoa học những câu hỏi đặt ra của lịch sử Việt
Nam thời cận đại mà không một nhà tư tưởng tiến bộ nào có thể làm được va đỉnh cao
của sự vận dụng đó là tìm ra lý luận và phương pháp giải quyết đúng đắn khoa học con
đường giải phóng dân tộc đồng thời xác định hướng phát triển của xã hội Việt Nam lên
hình thái kinh tế-xã hội mới sau khi giành được độc lập- đó là con đường định hướng
phát triển xã hội-xã hội chủ nghĩa.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại. Đó là tư tưởng về giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức
mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân,
xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân … về phát triển kinh tế và văn
hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, về đạo đức
cách mạng, cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư … ” Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí
Minh, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh đóng vai trò là thế giới quan và phương pháp
luận khoa học, cách mạng của những tư tưởng về độc lập dân tộc, về chủ nghĩa xã hội,
về văn hoá, về đạo đức, nhân văn… Thế giới quan và phương pháp luận Hồ Chí Minh
là một hệ thống toàn vẹn, thống nhất của những quan điểm duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử. Hạt nhân của thế giới quan quan đó là triết học Mác-Lênin; sự phong phú

của thế giới quan đó là những tổng kết kinh nghiệm cách mạng Việt Nam và cách
mạng thế giới; vẻ đẹp của thế giới đó được tạo ra bởi sự kết hợp lôgíc giữa tính khoa
học của thế giới quan Mác- Lênin với các giá trị triết học truyền thống Việt Nam, cũng
như các giá trị của lịch sử triết học phương Đông và phương Tây. Chính vì vậy, có thể
tìm thấy trong mỗi lời nói, việc làm, bài viết của Hồ Chí Minh sự vững chắccủa các
nguyên lý triết học Mác- Lênin, sự tinh tế của các triết lý trong nền triết học phương

15


Đông, phương Tây và một chiều sâu thẳm của các giá trị tư tưởng triết học Việt Nam
vầe độc lập dân tộc, nhân dân, về đạo sống, đạo làm người của dân tộc Việt Nam.
Với Hồ Chí Minh, lịch sử triết học Việt Nam đã chuyển sang một thời kỳ phát
triển mới, hiện đại.Thời kỳ hiện đại của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam là thời kỳ
phát triển tư tưởng triết học với nội dung cơ bản của nó là nghiên cứu, vận dụng và
phát triển các nguyên lý của triết học Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Đó cũng là quá trình vượt qua những hạn chế và kế thừa có chọn lọc các giá trị trong
lịch sử triết học Việt Nam cũng như lịch sử triết học phương Đông và phương Tây theo
mục tiêu giải quyết các nhiệm vụ của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
IV. Nhận xét chung
Việt Nam là một dân tộc tuy nhỏ nhưng đã đứng vững trước âm mưu xâm lược
và đồng hoá của những kẻ thù lớn mạnh gấp nhiều lần. Yếu tố tinh thần đã làm cho
dân tộc Việt Nam đứng vững được là truyền thống tư tưởng và văn hoá.
Cốt lõi của tư tưởng triết học Việt Nam là tư tưởng yêu nước, độc lập dân tộc
và chủ quyền quốc gia, Tư tưởng này thể hiện ở lòng quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc
gia xây dựng một nhà nước vững mạnh, chăm lo đời sống nhân dân. Tư tư tưởng còn
thể hiện lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc, tự hào về truyền thống dân tộc, tôn kính
những người anh hùng dân tộc, những người có công bảo vệ, xây dựng đất nước, quê
hương, khinh ghét những kẻ phản quốc.

Ngoài ra tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc, tư tưởng về đạo làm người, tư
tưởng khoan dung những người lầm đường lạc lối và kẻ thù đã chịu thất bại hoặc đầu
hàng cũng góp phần làm nên tầm vóc vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Câu 4: Sự đối lập giữa quan điểm duy tâm và duy vật, siêu hình và biện
chứng trong triết học Hi Lạp cổ đại (Về bản thể luận, nhận thức luận, chính trịxã hội giữa Đêmôcrit và Platôn; triết học Hêraclit và phái Elê…)
1. Về “Bản thể luận”:
a. Đêmôcrít: đứng trên lập trường duy vật vô thần, ông cho rằng khởi nguyên
của thế giới là nguyên tử, là dạng vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa, nó
là cơ sở của thế giới, của sự vật hiện tượng. Nguyên tử này không màu, không mùi,
không vị, không nóng, không lạnh, nó không khác nhau về chất, nó chỉ khác nhau về
hình dáng, về cấu tạo, về tư thế sắp xếp và các nguyên tử này luôn luôn vận động trong
chân không. Các sự vật hiện tượng khác nhau là do sự lien kết giữa các nguyên tử có
hình dáng khác nhau, tư thế khác nhau, cấu tạo khác nhau. Các nguyên tử vận động
không ngừng và chính sự vận động của các nguyên tử xô đẩy nhau tạo nên những nơi
đậm đặc, những nơi lỏng lẻo. Những nguyên tử nào có hình dạng, khối lượng lớn thì
lắng vào trong tạo thành chất rắn, còn những nguyên tử nào có hình dạng, khối lượng

16


nhỏ thì bay ra ngoài tạo thành chất lỏng. Sự hình thành của vũ trụ là do sự vận động
của nguyên tử mà ra.
b. Đối lập với Đêmôcrít, Platon khẳng định rằng bản nguyên của thế giới là
“thế giới ý niệm”, thế giới ý niệm tồn tại một cách chân thật, đầy đủ và bất biến. Thế
giới ý niệm là nguyên hình. Các sự vật, con người được coi là hình ảnh (bóng) của thế
giới ý niệm. Thế giới cảm tính là thế giới tạm thời. Thế giới tồn tại vĩnh viễn sáng tác
ra thế giới tạm thời là thế giới ý niệm. Quan điểm này được gọi là quan điểm duy tâm
khách quan về thế giới. Ông chia thế giới thành hai bộ phận là thế giới ý niệm và thế
giới vật cảm tính. Thế giới ý niệm là thế giới có trước và sinh ra thế giới vật cảm tính.
Thế giới vật cảm tính là thế giới không chân thật, không đúng đắn và luôn luôn thay

đổi, là thế giới có sau và là cái bóng của thế giới ý niệm.
Đêmôcrít phủ nhận cái ngẫu nhiên, cho rằng cái ngẫu nhiên không tồn tại,
cho nên mọi cái điều sinh ra là tất yếu, không hề có tính ngẫu nhiên, ông thừa nhận
mọi cái điều có nhân quả. Platon đưa ra thuyết mục đích luận cho rằng mọi vật được
tạo ta như thế nào là phụ thuộc vào mục đích của thần thánh.
Trong thời kỳ sơ khai của triết học, cùng với cuộc đấu tranh giữa quan điểm duy
vật và duy tâm về bản thể luận, còn có cuộc đấu tranh giữa quan điểm biện chứng với
quan điểm siêu hình về bản tính thế giới.
c.Hêracrít coi bản nguyên thế giới là lửa và khẳng định bản tính thế giới là
“mọi thứ điều trôi qua”. Tính đặc thù của tư tưởng này chính là ông thừa nhận sự
thống nhất mâu thuẫn của vận động và đứng im, sinh thành và hiện hữu. Vận động và
đứng im là sự thống nhất giữa các mặt đối lập, giống như đấu tranh và hài hoà, chúng
không tồn tại thiếu nhau và thể hiện ra thông qua nhau Ông vừa thừa nhận dòng sông
luôn chảy, mặt trời lien tục và thường xuyên biến đổi, vừa thừa nhận không có cái gì
ổn định và bất biến hơn là dòng sông luôn chảy và mặt trời luôn chiếu sang. Nói cách
khác, tính biến đổi của dòng sông không loại trừ sự đứng im và tính xác định của dòng
sông không loại trừ sự vận động (chảy) của nó. Hêracrít nói rõ hơn “khi biến đổi, nó
đứng im” (nghỉ ngơi). Từ đó ta suy ra rằng chính Hêracrít là người bói về cái hài hoà
trong đấu tranh, thống nhất trong phân đôi, bất biến trong biến đổi, đồng nhất trong
khác biệt, vĩnh cửu trong nhất thời. Khái niệm triết học cơ bản của tư tưởng về bản tính
thế giới của Hêracrít là Logos. Thuật ngữ này làm nên nội dung cốt lõi của phép biện
chứng Hêracrít.
Theo ông, trước hết Logos là sự thống nhất của mọi cái hiện hữu. Thống nhất ở
đây có nghĩa là sự đồng nhất của cái đa dạng, là sự hài hoà giữa các mặt đối lập. Vốn
là tư tưởng cơ bản của phép biện chứng, ông thường sử dụng tư tưởng này với tính
kiên định và nhất quán. Ông phê phán các vị tiền bối như Hexiot, Pitago, Xenophan…
không hiểu sự thống nhất. Ông cho rằng ngày và đêm, thiện và ác không phải là một,

17



đó là điều ai cũng hiểu. Nhưng ngày và đêm, thiện và ác, cũng như mọi đối lập tạo nên
một chỉnh thể thống nhất thì là điều ít ai hiểu. Đương nhiên dễ hiểu rằng các kiểu đối
lập trên là nối tiếp nhau, tạo ra tính chu kỳ và lặp lại nhất định. Nhưng người ta, theo
Hêracrít không hiểu được rằng bản thân tính chu kỳ và tính lặp lại đó được quy định
bởi sự thống nhất, sự hoà hợp, sự hài hoà giữa các mặt đối lập, tức là bởi “Logos” phổ
biến.
Nói tới sự thống nhất của mặt đối lập, Hêracrít chỉ muốn nói rằng các mặt đối
lập giả định lẫn nhau nhưng và không thể có được nếu thiếu nhau chứ không phải là sự
trùng hợp nhau tuyệt đối, chẳng hạn, không thể quý sức khoẻ nếu không biết mặt đối
lập của nó là bệnh. Ông nói rằng “bệnh tật làm cho sức khoẻ trở nên quý giá, ngọt
ngào”. Quan hệ giữa Logos chủ quan và Logos khách quan, tức là khả năng thống nhất
giữa chúng. Ông giả quyết vấn đề mộtcách khẳng định. Ông cho rằng, tư duy vốn có ở
mọi người và Logos thế giới con người (chủ quan) và có khả năng phù với Logos thế
giới (khách quan), mặc dù điều đó không diễn ra thường xuyên và hoàn toàn không
phải ở mọi người. Khả năng ấy suy ra rằng việc nhận thức Logos của thế giới bên
ngoài là có thể có được. Con đường đạt tới khả năng ấy theo ông là bằng nổ lực bản
than và quan hệ với Logos của thế giới sự vật bên ngoài.
Đóng góp của Hêracrít trong lịch sử phép biện chứng là cách trình bày đầu tiên
về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ông đã cố thể hiện bản chất
mâu thuẫn của các sự vật trong Logos chủ quan và chỉ ra sự thong nhất giữa biện
chứng của nhận thức và biện chứng của thế giới.
- Đối lập với biện chứng khẳng định của Hêracrít là phép biện chứng phủ định
của trường phái Elê, với chủ trương vạn vật bất biến, không sinh thành, không diệt
vong với hai đại biểu lớn là Pácmênít và Dênôn.
Vấn đề lớn trong triết học Pácmênít là quan hệ giữa tồn tại và hư vô, tồn tại và tư
duy, vận động và đứng im. Cuộc tranh luận giữa Hêracrít và Pácnêmít là cuộc tranh
luận giữa một người xem sự vật trong sự vận động với một người nhìn nhận sự vật
trong sự yên tĩnh. Tư tưởng triết học của Pácnêmít thể hiện ở 3 luận điểm:, coi vận
động, biến đổi là hư ảo, bác bỏ khái niệm không gian rỗng thuần tuý; coi tồn tại và tư

duy đồng nhất với nhau vừa như quá trình, vừa như kết quả. Tư duy là tư duy chỉ khi
nào có vật thể và vật thể là vật thể hiện hữu chỉ khi nào ta tư duy được với tính cách nó
có như một hiện thể đặc trưng; coi thế giới không có sinh thành, xuất hiện và diệt
vong.
Denôn đã cụ thể hoá và phát triển nguyên lý “vạn vật đồng nhất thể” và vạn vật
bất biến bằng phương pháp trưng dẫn chứng lý và nghịch lý. Ông đã đặt ra quan hệ
giữa vận động và đứng im, giữa liên tục và gián đoạn, giữa hữu hạn và vô hạn, song
ông chưa có điều kiện để bàn tới tính biện chứng theo cách nhìn hiện đại về các mối

18


quan hệ ấy. Mặt tích cực của nhà biện chứng theo nghĩa cũ này là các nghịch lý của
ông thực sự kích thích tư duy, khuyến khích tinh thần hoài nghi, tranh luận đi tới chân
lý.
2. Nhận thức luận
a. Đêmôcrít chia nhận thức thành hai dạng: nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính. Nhận thức cảm tính là dạng nhận thức mờ tối, do giác quan mang lại. Nhận thức
lý tính là dạng thức thông qua những phán đoán logic, là dạng trí tuệ. Ông đã thấy
được mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, giúp cho cảm tính
nhận thức được lý tính, nếu chỉ dừng lại ở cảm tính thì con người không đạt được chân
lý. Vì vậy, muốn đạt đến chân lý thì phải bằng lý tính, nhờ có lý tình thì con người thì
con người mới hiếu được nguyên tử tức là nguồn gốc của sự vật. Nhưng đứng trên cơ
sở học lý thuyết ý niệm rằng nhận thức cảm tính, cảm giác không phải là nguồn gốc
của tri thức chân thật. Kết quả của nhận thức cảm tính chỉ là dư luận, tri thức chân thực
chỉ có thể đạt được bằng nhận thức lý tính.
b.Theo Platon ý niệm là bản chất chung của mọi sự vật hiện tượng, là cơ sở
thông nhất của thế giới, là linh hồn của vũ trụ. Ý niệm thông qua các quan hệ toán học,
biểu thị bằng con số, tạo nên sự vật cảm tính. Platon cho rằng nhận thức là sự hồi
tưởng của linh hồn về thế giới ý niệm có trước vật chất. Ông cho rằng nhận thức cảm

tính chỉ là sự nhận thức cái bóng của ý niệm, chỉ cho ta những quan niệm, chứ không
phải là tri thức chân thực. Chỉ có nhận thức lý tính, tức nhận thức khái niệm mới đạt
đến tri thức chân thực.
c.Theo Hêracrít “mọi người có khả năng nhận thức bản thân và suy xét” và
Logos thế giới con người (chủ quan) có khả năng phù hợp với Logos thế giới (khách
quan). Từ đó ông suy ra rằng khả năng ấy của con người có thể thực hiện được bằng
con đường tự nhận thức và quan hệ với Logos thế giới.
d.Đối với trường phái Elê, việc đối lập tư duy duy lý về các sự vật với trực
quan cảm tính về chúng và các ý kiến dựa vào trực quan là động cơ nghiên cứu của
mình. Tri thức chống lại ý kiến giả dối - tức chân lý chống lại sai lầm cảm tính, đó là
phản đề xuyên suốt triết học Pácnêmít và Dênôn.
Pácnêmít đề cao vai trò nhận thức lý tính, ông coi trọng việc sử dụng lý trí
để giải quyết các vấn đề khi thảo luận. Còn Dênôn cho rằng nếu dung trực quan cảm
tính để nhận thức sự vật thì sẽ không hiểu được bản chất sự vật. Muốn vậy, phải sử
dụng tư duy trừu tượng. Điều đó cũng có nghĩa ông phủ nhận vai trò của nhận thức
cảm tính, đề cao vai trò của nhận thức lý tính.
3. Chính trị- xã hội
a.Đêmôcrít đứng trên lập trường của phái chủ nô, chống lại đường lối Platon.
Tuy nhiên, ông vẫn coi chế độ nô lệ là hợp lý. Ông ca ngợi tình thân ái, tính ôn hoà, lợi

19


ích chung và quyền lợi của công dân tự do. Ông giống Xôcrat ở chỗ là muốn duy lý
hoá nhà nước, muốn tất cả những người điều hành nhà nước phải có tri thức, phải có
sự hiểu biết. Ông ủng hộ nền dân chủ nhưng ông không hạ thấp vai trò của lý trí.
b. Trong khi đó Platon không coi người nô lệ là người mà họ chỉ là “động vật
biết nói”, cho nên họ không có đời sống đạo đức mà theo ông chỉ có những nhà triết
học, các nhà thông thái thì mới có đạo đức cao cả, hướng vào ý niệm tối cao của cái
thiện. Ông đưa ra học thuyết về một nhà nước lý tưởng, đó là nhà nước cộng hoà gồm

3 đẳng cấp: nhà triết học làm vua, vệ binh bảo vệ đất nước và người lao động sản xuất.
Platon muốn xây dựng một thiết chế nhà nước mới vừa đảm bảo bình đẳng
xã hội, vừa cho phép bất bình đẳng về mặt hình thức trong quan hệ giữa các đẳng cấp,
nhằm duy trì những thang bậc xã hội cần thiết, tránh tình trạng vô chính phủ như trong
nền dân chủ. Nhà nước lý tưởng của Platon là sự thống nhất những thực thể không bản
sắc, hoàn thành những chức năng xã hội của mình không yêu cầu quyền lợi, nhu cầu cá
nhân. Trong nhà nước ấy, các công việc của công dân được thực hiện theo sự phân
công chung đạt tới sự hài hoà, thống nhất. Trong nhà nước lý tưởng, giáo dục được
dành vị trí xứng đáng hướng con người tới lẽ công bằng và cái thiện. Như vậy, nhà
nước lý tưởng mà Platon hình dung là một tổ chức chính trị hoàn hảo, giả quyết các
nhiệm vụ sau: an ninh xã hội cho mọi thành viên và chủ quyền xứ sở, đảm bảo nhu cầu
vật chất thiết yếu cho con người và xã hội, định hướng và khuyến khích sự sang tạo
khoa học. Khi các nhiệm vụ ấy được giải quyết thì con người đạt tới cái thiện. Nguyên
lý cơ bản của nhà nước này là công bằng, mục tiêu của nhà nước là cái thiện tối cao,
phương tiện của nó là giáo dục.
Tóm lại, Đêmôcrít với thành tựu triết học rực rỡ của mình đã đưa chủ nghĩa duy
vật cổ đại Hy Lạp lên một tầm cao mới. Ông đã có những quan niệm đúng đắn về mối
quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Ông là người đầu tiên đặt cơ sở
lý luận cho chủ nghĩa duy vật vô thần vì thế hệ thống quan niệm duy vật của ông được
coi là giá trị tinh thần kết tinh của thời đại ông và được gọi là đường lối Đêmôcrít, nó
đối lập hoàn toàn với đường lối của Platon, là hệ thống triết học duy tâm.
Câu 5: Quan điểm triết học của các nhà triết học Tây Âu Trung cổ (Về quan
hệ giữa triết học và tôn giáo, về vấn đề bản thể luận, nhận thức luận con người và
xã hội).
Xã hội Tây Âu từ thế kỷ IV - XV là xã hội phong kiến. Đế quốc La Mã tan rã,
các vương quốc phong kiến được thành lập. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội được hình
thành: giai cấp địa chủ quý tộc và giai cấp nông nô. Nông nghiệp, thủ công nghiệp
cũng có những bước phát triển nhất định, tuy rất chậm chạp. Ki tô giáo trở thành tôn
giáo chính thống. Nhà thờ Kitô giáo cùng với thế lực phong kiến trở thành một lực
lượng thống trị xã hội. Các nhà sử học gọi thời kỳ này là “đêm trường Trung cổ”.


20


Đặc điểm của triết học trong thời kỳ này: Triết học mất vai trò độc lập, trở
thành đầy tớ của tôn giáo, được coi là công cụ chứng minh cho niềm tin tôn giáo. Chủ
nghĩa kinh viện là khuynh hướng thống trị trong triết học. Đó là khuynh hướng kết hợp
thần học chính thống của Kitô giáo với triết học Hy Lạp cổ đại (Platôn, Arixtôt). Nó
được coi là triết học chính thống, được nghiên cứu và giảng dạy trong các trường học.
Về quan hệ giữa triết học và tôn giáo
Các nhà triết học thời kỳ này coi niềm tin tôn giáo giữ vị trí hàng đầu trong
quan hệ với lý trí. Trên cơ sở quan điểm ấy, họ đi sâu nghiên cứu các vấn đề triết học
có liên quan, trong đó quan trọng nhất là mối quan hệ giữa “cái chung” và “cái riêng”.
Các nhà triết học kinh viện đề xuất một số ý kiến giải quyết mối quan hệ này. Ý kiến
thứ nhất khẳng định “cái chung”, “cái phổ biến” là thực thể tinh thần, tồn tại thật, có
trước sự vật đơn nhất. Quan niệm này được gọi là chủ nghĩa duy thực.Ý kiến thứ hai
khẳng định sự vật đơn nhất có thực, có trước, còn “cái chung”, “cái phổ biến” chỉ là
tên gọi giản đơn do con người sáng tạo ra.Quan niệm này gọi là chủ nghĩa duy danh.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh trong các thế kỷ thời
trung cổ có ý nghĩa quan trọng về mặt nhận thức, đồng thời ẩn giấu cuộc đấu tranh
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.Phái duy thực gần với chủ nghĩa duy tâm,
phái duy danh gần với chủ nghĩa duy vật. Chẳng hạn: Tectuliêng cho rằng trí tuệ con
người không có khả năng sáng tạo gì hết, còn tôn giáo bao hàm trong nó tất cả, do đó
không thể cho rằng triết học, lý trí là cơ sở của tôn giáo. Trong quan hệ giữa lý trí và
lòng tin tôn giáo, ông cho rằng lý trí chỉ nhận thức được giới tự nhiên, còn lòng tin
vượt ra khỏi giới hạn đó với mục đích nhận thức Thượng đế. Ơrigennơ theo phái duy
thực triệt để cho rằng lòng tin tôn giáo và lý trí có thể dung hợp. Ông kết luận cái
chung là cái có thật, có truớc cái riêng, là cơ sở của cái riêng. Cũng trong giai đoạn
này, Abơla nhà triết học, thần học Pháp theo chủ nghĩa duy danh triệt để cho rằng lý trí
là tối cao vì nó cho ta những phương tiện chính xác để vạch ra toàn bộ những nội dung

của chân lý tôn giáo, cho câu trả lời đúng đắn vấn đề tín điều nào của tôn giáo là xác
đáng, tín điều nào không xác đáng. Từ đó, ông nêu lên nguyên lý “ hiểu để mà tin”,
đồng thời ông coi khái niệm chung không tồn tại bên ngoài các sự vật cụ thể. Quan
điểm tiến bộ này bị Giáo hội lên án, coi là quan điểm dị giáo. Tômát Đacanh cho rằng
triết học và thần học không đổi lập. Đối tượng của triết học là chân lý lý trí, còn đối
tượng của thần học là chân lý của lòng tin tôn giáo.Thượng đế là khách thể cuối
cùngcủa thần học, triết học là nguồn gốc của mọi chân lý. Tuy vậy, ông coi triết học
thấp hơn thần học, phụ thuộc vào thần học và trí tuệ có hạn của con nguời, thấp hơn sự
anh minh của Thượng đế. Khi giải quyết vấn đề bản chất của cái chung và cái riêng,
Tômát Đacanh đứng trên lập trường của thực tại luận ôn hòa mà cơ sở là nguyên lý về
sự hài hòa giữa lòng tin tôn giáo và lý trí.

21


Về bản thể luận:
Các nhà triết học cho rằng Thượng đế sáng tạo ra thế giới và quyết định mọi trật
tự trong tự nhiên và xã hội, là cơ sở của tri thức và đạo đức con người. Ôguytxtanh cho
rằng toàn bộ thế giới do thượng đế sáng tạo ra và được nhận thức bởi Thượng đế.
Thượng đế có sức mạnh vạn năng, quyền lực tuyệt đối. Tuy nhiên Thượng đế không có
mặt trong thế giới cảm tính. Trong khi đó, Tômat Đacanh cho rằng, giới tự nhiên là do
Thượng đế sáng tạo ra. Mọi trật tự trong tự nhiên, từ sự vật không có linh hồn đến con
người rồi đến thần thánh và sau cùng là chúa trời đều do Thượng đế sắp xếp. Mọi đẳng
cấp trong xã hội, quyền lực của nhà vua đều do Thượng đế quy định. Mọi cái trong tự
nhiên và xã hội đều có mục đích do Thượng đế an bài. Ông chứng minh sự tồn tại của
Thượng đế bằng lập luận dựa trên 5 yếu tố: TĐ là nguyên nhân đầu tiên; TĐ là động
lực đầu tiên;TĐ là cái tất nhiên tuyệt đối; TĐ là cái hoàn thiện tuyệt đối; TĐ là lý trí tối
cao điều chỉnh thế giới.
Về nhận thức:
Ôguytxtanh cho rằng nhận thức của con người là do nhận thức Thượng đế. Chân

lý chỉ có thể đạt được bằng niềm tin tôn giáo. Thượng đế ở trong mỗi người nên nhận
thức cũng chính là sự tự nhận thức. Thượng đế là chân lý tối cao, là chân lý của mọi
chân lý. Ông chia thành 3 mức độ nhận thức về thượng đế: thông qua cảm giác bên
ngoài, những cảm giác này nói chung không lừa dối; nhận thức thông qua cảm giác
bên trong “bàn bạc” lại những cảm giác bên ngoài; nhận thức lý trí, đánh giá những
phán đoán của cảm giác bên trong. Tômat Đacanh áp dụng học thuyết về hình dạng
của Arixtôt, chia hình dạng thành hình dạng cảm tính và hình dạng lý tính, trong đó
hình dạng lý tính cao hơn hình dạng cảm tính. Ơrigiennơ cho rằng, cái chung có trước
cái riêng và là cơ sở của cái riêng; và cái chung là cái bản chất của sự vật, vì các sự vật
đều bắt nguồn từ cái chung và cái chung chứa đựng các sự vật bên trong. Đơnxcôt cho
rằng, tinh thần ý chí là hình thức của thân thể con người gắn liền với thân thể con
người đang sống và do Thượng đế ban cho từ khi con người mới sinh ra. Tri thức được
hình thành từ tinh thần và từ đối tượng nhận thức. Tinh thần tuy có sức mạnh to lớn
trong nhận thức nhưng vẫn phải phụ thuộc vào đối tượng nhận thức.
Về con người
Ôguytxtanh cho rằng Nhà nước là vương quốc điều ác. Nhà thờ là vương quốc
của sự thánh thiện. Do đó, quyền lực nhà thờ phải được đặt trên quyền lực của nhà vua.
Ông tích cực bảo vệ sự bất bình đẳng xã hội. Thượng đế ban thưởng cho người này
được sung sướng và bắt người kia phải chịu đọa đày khốn khổ. Người nghèo không
nên yêu của cải, mà chỉ nên yêu Thượng đế vì cuộc sống trần gian chỉ là tạm bợ.
Về xã hội

22


Theo ông, con người do Thượng đế sáng tạo ra. Con người có tự do trong giới
hạn sự tiền định của Thượng đế. Con người là “kẻ bộ hành tạm thời trên trái đất’, là
“cây nến trước gió mạnh”. Cuộc sống trần gian là tội lỗi, tạm thời và chỉ là sự chuẩn bị
cho cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia. Giới tự nhiên vật chất là đáng nguyền rủa,
người ta càng chóng thoát khỏi xiềng xích của nó thì càng chóng đạt tới hạnh phúc.

Trong khi đó, Đơnxcôt cho rằng linh hồn là hình thức của cơ thể con người và do
Thượng đế ban cho khi mới sinh ra.
Tóm lại, do chịu sự chi phối và thống trị của tôn giáo và thần học, triết học Tây
Âu thời Trung cổ trở thành tôi tớ của tôn giáo. Tìm cách chứng minh Thượng đế sáng
tạo thế giới và quyết định mọi trật tự trong tự nhiên và xã hội, là cơ sở của tri thức và
đạo đức con người. Một số nhà triết học có yếu tố duy vật, núp dưới hình thức duy
danh, thần luận nhưng không dám công khai bác bỏ sự tồn tại của Thượng đế. Thần
học đặt niềm tin lên trên hết. Niềm tin cao hơn lý trí. Khoa học phải phục tùng tôn
giáo. Theo quan điểm thần học, con người là thực thể yếu đuối. Cuộc sống vật chất là
tạm bợ, tội lỗi. Mục đích tối cao là Thiên đường.
CÂU 6. Những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa duy vật Tây Âu thế kỷ
XVII – XVIII
1.Điều kiện ra đời triết học Tây Âu cận đại
Trong thời đại Phục hưng, các nhà tư tưởng tư sản đã bênh vực triết học duy vật,
vận dụng nó để chống lại chủ nghĩa kinh viện và thần học Trung cổ. Cuộc đấu tranh
của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm thường được biểu hiện dưới hình thức
đặc thù là khoa học chống tôn giáo, tri thức thực nghiệm đối lập với những lập luận
kinh viện. Cuối cùng, sự chuyên chính của giáo hội và sự thống trị của chủ nghĩa kinh
viện Trung cổ đã không ngăn được sự phát triển bước đầu của khoa học thực nghiệm
và triết học duy vật - tiền đề cho những thành tựu mới và những đặc điểm mới của triết
học trong các thế kỷ tiếp theo.
Đến thời kỳ cận đại là thời kyø phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt
của đời sống xã hội. Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học và
tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới.
Khác với thời kỳ Phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây
Âu là thời kyø giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai cấp phong
kiến. Ba cuộc cách mạng tư sản lớn đã nổ ra và thành công: Cách mạng tư sản Hà Lan
cuối thế kỷ XVI ; cách mạng tư sản Anh (1642-1648); cách mạng tư sản Pháp (17891794)
Đây cũng là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và trở
thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu. Nó tạo đã tạo ra những vận hội mới cho

khoa học, kyõ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã

23


đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển. Đấy là thời kỳ khoa học tự nhiên bắt đầu phân ngành
mạnh. Đặc điểm của khoa học tự nhiên thời kỳ này là khoa học tự nhiên - thực nghiệm.
Đặc trưng ấy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu
tượng tách rời, cơ lập, khơng vận động, khơng phát triển, nếu có nói đến vận động thì
chủ yếu là vận động cơ giới, máy móc. Đó là ngun nhân chủ yếu làm cho triết học
duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình.
Chính điều kiện kinh tế - xã hội vào khoa học tự nhiên thời cận đại đó quy định
những đặc trưng về mặt triết học của thời kỳ này.
2. Một số nội dung triết học Tây Âu Cận Đại
a. Tư tưởng về bản thể vào bản tính thế giới:
Nếu triết học tự nhin thời cổ đại Hy Lạp thấm đượm tinh thần biện chứng ngây
thơ thh T H tự nhiên thời kỳ này này gắn với nhưng thành tựu của khoa học tự nhiên,
đặc biệt là lý luận cơ học thấm đượm phương thức tư duy siêu hình của khoa học tự
nhiên. Phương thức tư duy siêu hình chi phối những hiểu biết triết học về bản ngun
bản tính của thế giới. Người ta giải thích mọi hiện tượng tự nhiên bằng sự tác động qua
lại của lực hấp dẫn và lực đẩy giữa các phần tử vật thể. Các phần tử vật thể ln bất
biến, các thay đổi chỉ là trạng thái khơng gian và tập hợp của chúng. Mọi phân biệt về
chất giữa các vật thể đều quy giản về sự phân biệt về lượng, mọi vận động đều được
quy về sự dịch chuỷn vị trí trong không gian. Từ đó, họ đồng nhất vật chất với khối
lượng, coi vận động vật chất chỉ là vận động cơ học, ngun nhân vận động do bên
ngồi. Các nhà triết học tự nhiên thời kỳ này coi ngun tử là phần tử nhỏ nhất không
thể phân chia, cho thấy vận động là thuộc tính cố hưu của ngun tử. Chẳng hạn:
+ Phranxi Bêcơn (1561-1626) coi vật chất là tổng hợp các hạt, coi tự nhiên là
tổng hợp những vật thể các chất lượng khác nhau. Ơng chia vận động của vật chất ra
19 dạng nhưng dạng cơ bản là vận động cơ học.

+ Các nhà duy vật Pháp TK XVIII đã có cơng phát triển triết học duy vật, vơ thần
lên một bước mới. Họ thừa nhận vật chất, giới tự nhiên có trước, vĩnh cửu và vơ tận,
khơng do ai sáng tạo ra và khơng ai có thể tiêu diệt. Vận động gắn liền với vật chất và
nhờ vận động mà giới tự nhiên ln chuyển động. Tuy vậy, các nhà duy vật Pháp vẫn
khơng thể tránh khỏi tính chất siêu hình với cơ giới trong quan niệm về vật chất và vận
động. Vận động, theo họ chỉ là sự dịch chuyển vị trí của cc vật thể trong khơng gian.
Lamêtơri (1709-1751): coi thế giới là thực thể vật chất, thực thể vật chất của mọi
sự vật, hiện tượng, kể cả con người.
Điđrơ (1713-1784): vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn. Vận động là bản tính
cố hữu của vật chất. Vận động bao hàm cả sự đứng im.
Henvêtit (1715-1771): coi tư tưởng trong con người là do vật chất sinh ra. Cảm
giác là kết quả tác động sự vật vào giác quan.

24


Hônbách (1723-1789): vật chất là tất cả những gì tác động bằng cách nào đó vo
cảm giác của chúng ta. Vật chất bao gồm các nguyên tử bất biến không thể phân chia.
b. Lư luận nhận thức:
Nhiệm vụ trọng tm của triết học thời kỳ ny là lý luận nhận thức, là tìm ra phương
pháp của tri thức chân lý cho tất cả các khoa học. Các nhà triết học hăng hái đi tìm
phương pháp chân lý cơ bản của nhận thức, từ đó xuấtt hiện hai khuynh hướng:
* Bêcơn, Hốpxơ, Lốccơ – những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm cho rằng
nguồn gốc duy nhất của tri thức là kinh nghiệm. Kinh nghiệm liên quan đến cảm tính,
cảm giác, tri giác, biểu tượng. Phương châm của họ là “không có gì trong nhận thức mà
trước đó không do cảm giác thu nhận”. Tâm hồn, trí tuệ của con người lúc đầu như cái
bảng trắng, thuần khiết, không có tri thức. Tri thức phải đi từ cái cụ thể, kinh nghiệm
(thực nghiệm) đến sự khái quát vào ñöa ra lý thuyết. Đó là phương pháp quy nạp của sự
vận động trí tuệ đồng hành với thực nghiệm và nó chính là phương pháp chính xác trong
triết học và khoa học. Mác coi Beacôn là ông tổ của CNDV Anh và tất cả KH thực

nghiệm hiện đại.
* Đềcáctơ, Xpinôda, Lépních và một số người khác theo chủ nghĩa duy lý cho
rằng kinh nghiệm dựa trên cảm giác con người không thể trở thành cơ sở phương pháp
chung cho mọi khoa học được. Tri giác và cảm giác là ảo. Trong lý tính, trong chính
tâm hồn của con người hàm chứa những tư tưởng rõ nét một cách trực giác. Theo
nguyên tắc của phép diễn dịch – đi từ cái chung đến cái cụ thể, khi phát triển những tư
tưởng có sẵn trong đầu ấy, con người có thể thu được tri thức chính xác về thế giới. Tri
thức chân thực là kết quả của sự kết hợp giữa kinh nghiệm và lý tính trực giác. Do đó,
phải tìm cơ sở của phương pháp chính xác trong trí tuệ. Tư duy đều dựa trên trực giác
và diễn dịch. Tư duy xuất hiện trước cảm giác và không phụ thuộc vào cảm giác, song
tư duy lại phải đi kèm với cảm giác. Phương pháp chính xác của mọi khoa học và triết
học đều giống phương pháp toán học.
Cuộc luận chiến của các nhà triết học xung quanh việc tìm cơ sở của phương
pháp mới chính là cuộc luận chiến giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý.
Trong thực tế, chủ nghĩa duy lý và phương pháp tương tự của nó luôn chiếm ưu thế,
được sử dụng rộng rãi.
c.Tư tưởng về con người và bản tính con người:
Để truyền bá tri thức thuận lợi cho con người, nhiệm vụ căn bản của các nhà triết
học thời đại Khai sáng như Lamêtri, Điđrô, Henvêtiúyt, Hônbách là phải đấu tranh với
những quan điểm tôn giáo và các học thuyết siêu hình của Đềcáctơ và Lépních, vì
trong học thuyết đó có sự khẳng định, sự tán thành của lý tính về cơ sở niềm tin của
tôn giáo. Họ xây dựng nên hệ thống thế giới quan vô thần, chống lại siêu hình học.
Các nhà triết học Khai sáng cho rằng vũ trụ là vật chất, vũ trụ là vô tận, vĩnh
hằng, luôn vận động. Con người là một bộ phận của giới tự nhin, là một động vật, suy
25


×