Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Vấn đề 3: So sánh vốn tự có và vốn chủ sở hữu của ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.5 KB, 5 trang )

Vấn đề 3 : So sánh vốn tự có và vốn chủ sở hữu của
ngân hàng
I.

So sánh Vốn tự có với Vốn chủ sở hữu của NH ?
1.

Định
nghĩa

Chức
năng

Thành
phần
cấu tạo
nên

So sánh

Vốn tự có

Vốn chủ sở hữu

Vốn tự có của một ngân hàng tại một
thời điểm nhất định là tài sản ròng
của ngân hàng đó, là hiệu số giữa giá
trị ghi sổ của tài sản CÓ và giá trị
ghi sổ của tài sản NỢ (không tính
các khoản nợ tính vào VTC)
(Trên phương diện kế toán)


_ Song, khi vốn tự có bắt đầu được
đưa vào hoạt động, và theo dõi trên
Bảng cân đối, cũng như các Báo cáo
tài chính, thì người ta thường dùng
Khái niệm VỐN CHỦ SỠ HỮU thay
cho Vốn tự có.
Nói cách khác, Vốn Tự có là nguồn
vốn ổn định nhất và ngân hàng sử
dụng lâu dài nhất, là phần vốn bù
đắp thiệt hại do rủi ro.
+ Bảo vệ: Xem như là Tài sản để tạo
lòng tin với khách hàng
+ Duy trì khả năng thanh toán khi
ngân hàng gặp thua lỗ
+ Căn cứ tính toán các hệ số đảm
bảo an toàn & chỉ tiêu tài chính trong
hoạt động ngân hàng
+
+ Vốn góp ban đầu
+ Các quỹ dự trữ.
+ Lợi nhuận chưa phân phối
+ Phát hành cổ phiếu thường mới
+ Trái Phiếu, Nợ dài hạn

- Thuật ngữ mang nguồn gốc Kế toán
hơn là Ngân hàng,.
- Là sự chênh lệch giữa Tổng giá trị
Tài sản mà Ngân hàng đang nắm giữ
trừ đi tổng số Nợ phải trả (trách nhiệm
pháp lý về Tài sản) mà ngân hàng

đang gánh chịu.
- Là vốn tích lũy từ lợin nhuận, là của
các chủ sỡ hữu và có tính không hoàn
trả lại.

+ Chức năng tương tự nhưng có tính
chất vững chắc hơn (không có ngày
đáo hạn)

+ Vốn góp ban đầu
+ Quỹ dự trữ
+ Lợi nhuận chưa phân phối
+ Phát hành cổ phiếu thường mới


Phương Vì vốn tự có được tính toán dựa trên
pháp
Giá trị vốn góp BAN ĐẦU:
tính
Công thức tính:
Vốn tự có = Tống số dư tài sản Có
– Tổng số dư tài sản Nợ (không
tính Nợ đã tính vào VTC theo quy
định)

Công thức tính:
Vốn CSH = Tổng giá trị TS – Nợ phải
trả

Vốn tự có = Vốn Chủ Sở Hữu + Nợ Phụ

2.

Tìm hiểu thêm về Vốn tự có:
a)

Khái niệm:

Trên phương diện kế toán, vốn tự có của một ngân hàng tại 1 thời điểm nhất định
là tài sản ròng của NH đó, là hiệu số giữa giá trị ghi sổ của tài sản có và giá trị ghi
sổ tài sản nợ (không kể các khoản nợ tính vào vốn tự có theo quy định)
Trên phương diện kinh tế, vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu
đóng góp và nó còn được tạo ra trong qúa trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận
giữ lại.
Vốn tự có là nguồn vốn Ngân Hàng có thể sử dụng lâu dài và ổn định nhất.
b)

Đặc điểm :

-Vốn tự có là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng trong qúa trình hoạt động của
ngân hàng.
-Chủ sở hữu khoản vốn này chỉ được xếp sau danh mục ưu tiên thanh toán khi
ngân hàng phá sản.
-Vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh
(thông thường từ 8% đến 10%), tuy nhiên nó lại giữ một vai trò rất quan trọng vì
nó là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng đồng thời tạo nên
uy tín ban đầu của ngân hàng.
- Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, cụ thể vốn tự có là cơ sở
để xác định giới hạn huy động vốn của ngân hàng. Nó còn là yếu tố để các cơ quan
quản lý dựa vào để xác định các tỉ lệ an toàn trong kinh doanh ngân hàng..
- Theo luật các tổ chức tín dụng của VN, một ngân hàng khi cho vay đối với một

khách hàng thì tổng dư nợ cho vay cao nhất không được phép vượt qúa 15% vốn tự
có của ngân hàng.


c)

Chức năng của vốn tự có:

-Chức năng bảo vệ:
Trong hoạt đông kinh doanh có rất nhiều rủi ro, những rủi ro này khi xảy ra sẽ gây
ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, đôi khi nó có thể dẫn ngân hàng đến chỗ phá
sản. Khi đó vốn tự có sẽ giúp ngân hàng bù đắp được những thiệt hại phát sinh và
đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ trên
Trong một số trường hợp ngân hàng mất khả năng chi trả thì vốn tự có sẽ được sử
dụng để hoàn trả cho khách hàng.
Ngoài ra, do mối quan hệ hỗ tương giữa ngân hàng với khách hàng, vốn tự có còn
có chức năng bảo vệ cho khách hàng không bị mất vốn khi gửi tiền tại ngân hàng.
- Chức năng hoạt động:
Vốn tự có có thể được sử dụng để cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư chứng khoán
nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, do vốn tự có chiếm tỷ trọng
không lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh nên lợi nhuận mà nó mang lại cũng
không cao.
Vì vậy chức năng hoạt đông ở đây cũng chỉ là thứ yếu.
-Chức năng điều chỉnh:
Vốn tự có là đối tượng mà các cơ quan quản lý ngân hàng thường hướng vào đó để
ban hành những quy định nhằm điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, là tiêu
chuẩn để xác định tính an toàn (ví dụ như các ngân hàng không được đầu tư vào tài
sản cố định vượt qúa 50% vốn của ngân hàng).
Là căn cứ để xác định và điều chỉnh các giới hạn hoạt động nhằm đảm bảo ngân
hàng an toàn trong kinh doanh. …


II.

Các thành phần của vốn tự có:

Với mục đích thống nhất tiêu chuẩn trong đánh giá và kiểm soát an toàn hoạt động
của ngân hàng, có thể chia thành 2 mục chính sau:
Vốn tự có cơ bản: cổ phiếu thường, các quỹ dự trữ pháp định, lợi tức không chia,
phiếu ưu đãi vĩnh viễn, các khoản dự trữ về thiệt hại cho vay.
Vốn tự có bổ sung: chứng khoán ưu đãi có thời hạn, trái phiếu và giấy nợ dài hạn
(loại này không vượt quá 50% vốn tự có cơ bản)


1.

Phân loại:

Căn cứ theo thông tư 13/2010/TT-NHNN, VTC gồm VTC cấp 1 và VTC cấp 2.
a)

Vốn cấp 1:

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một
thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền
Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền
sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công
ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
Lợi nhuận không chia: Vốn cấp 1 được làm căn cứ xác định giới hạn mua,đầu tư
vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng.
Các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như:

+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Quĩ này hình thành nhằm mục đích bổ sung vốn
điều lệ của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động.Hiện nay ở
các ngân hàng được trích theo tỉ lệ 5% tính trên lãi ròng hàng năm,mức tối đa của
quĩ này không được vượt quá mức vốn điều lệ thực có của ngân hàng.
+ Quỹ đầu tư phát triển: Tỉ lệ trích bằng 50% lãi ròng hàng năm của ngân hàng.
Thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng
để mua cổ phiếu quỹ (nếu có).
b)

Vốn cấp 2:

Phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức tín dụng (bao gồm 50%
giá trị tăng thêm đối với tài sản cố định và 40% giá trị tăng thêm đối với các loại
chứng khoán đầu tư).
Nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (bao gồm trái phiếu chuyển đổi, cổ
phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ thứ cấp nhất định)
Dự phòng chung cho rủi ro tín dụng (tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro).
2.

Ý Nghĩa:

Việc xác định vốn tự có theo hai cấp theo Quyết Định 457 sẽ cho phép các ngân
hàng thương mại trong nước tính toán cụ thể và nâng cao được mức vốn tự có của
mình vốn dĩ trước đây phần lớn chỉ được tính trên cơ sở vốn cấp 1. Do vậy nay các


tổ chức tín dụng cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tuân thủ các tỷ lệ an toàn tính trên
cơ sở vốn tự có.
Các tổ chức tín dụng phải trừ khỏi vốn tự có của mình:
 Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các tài sản cố định hay chứng khoán đầu tư

do định giá lại.
 Tổng số vốn góp hoặc cổ phần trong tổ chức tín dụng khác.
 Phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu tư, doanh nghiệp vượt
mức 15% vốn tự có.
 Lỗ kinh doanh kể cả các khoản lỗ lũy kế.



×