LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáo dục,
ĐHQGHN, tới các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, các cán bộ quản lý đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi đến giáo viên hướng dẫn là TS. Amie Pollack – Đại học Giáo
dục, và BSCKII. Lâm Tứ Trung, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, lời
biết ơn sâu sắc và sự kính trọng về tinh thần nghiêm túc trong nghiên cứu khoa
học và những định hướng quan trọng để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vicky Ngô, tập đoàn RAND, Hoa Kỳ,
quản lý dự án LIFE-DM, PGS.TS. Đặng Hoàng Minh, Trường Đại học Giáo
dục, vì đã có những đóng góp rất giá trị cho nghiên cứu của tôi. Chân thành cảm
ơn ThS. Nguyễn Thanh Tâm, quản lý chương trình của BasicNeeds tại Việt
Nam, đã hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành khóa học trong thời gian làm việc tại tổ
chức. Cảm ơn cử nhân tâm lý Ngô Hoàng Anh, cán bộ tâm lý khoa Tâm thần
Nhi của Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập dữ
liệu cho nghiên cứu này tại Đà Nẵng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những phụ nữ đã tham gia trả lời câu hỏi cho
nghiên cứu này, cảm ơn sự hợp tác tuyệt vời của các chị.
Cuối cùng, tôi xin dành tặng lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những người
thân yêu trong gia đình vì đã luôn ở bên, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập.
Hà Nội, ngày … tháng 12 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Văn Mạnh
i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIÊT TẮT
BSCK
Bác sỹ chuyên khoa
CBCL-VN
Child Behaivor Checklist - Vietnam
CDC
Centers for Disease Control and Prevention
GAD-7
Generalized Anxiety Disorder-7
ĐHGD
Đại học Giáo dục
ĐHQGHN
Đại học Quốc gia Hà Nội
GHQ
Generalize Health Questionnaires
HPN
Hội phụ nữ
IRB
Institutional Review Board
LIFE-DM
Livelihoods integration for effective depression management
PHQ-9
Patient Health Questionnaire-9
PTSD
Post-traumatic Stress Disorder
RLTT
Rối loạn tâm thần
SDQ
Strength and Difficulty Questionnaires
SKTT
Sức khỏe tâm thần
YLDs
Years lived with disability
YSR
Youth Self Report
TYT
Trạm Y tế
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
VVAF
Vietnam Veterans of America Foundation
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người mẹ tham gia nghiên
39
cứu.
Bảng 3.2. Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của PHQ-9 và GAD-7
41
của người mẹ ở thời điểm ban đầu.
Bảng 3.3. Phân loại mức độ biểu hiện trầm cảm và lo âu của người
42
mẹ ở thời điểm ban đầu.
Bảng 3.4. Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của PHQ-9 và GAD-7
43
của người mẹ ở thời điểm sau 6 tháng.
Bảng 3.5. Phân loại mức độ biểu hiện trầm cảm và lo âu của người
43
mẹ ở thời điểm sau 6 tháng.
Bảng 3.6. Thông tin chung về trẻ là con của các người mẹ tham gia
45
nghiên cứu.
Bảng 3.7. Điểm trung bình các vấn đề SKTT ở trẻ trong vòng 6
46
tháng qua theo thang đo CBCL-VN-VN
Bảng 3.8. Tương quan giữa tình trạng SKTT của người mẹ ở thời
47
điểm ban đầu với tình trạng SKTT của trẻ
Bảng 3.9. Các hỗ trợ xã hội dành cho các người mẹ
Bảng 3.10. Nguồn hỗ trợ xã hội cho người mẹ tham gia nghiên cứu
Bảng 3.11. Các hỗ trợ xã hội dành cho phụ nữ ở thời điểm sau 6
49
50
51
tháng
Bảng 3.12. Nguồn hỗ trợ xã hội cho người mẹ tham gia nghiên cứu
52
ở thời điểm sau 6 tháng
Bảng 3.13. Nguồn hỗ trợ xã hội cho người mẹ tham gia nghiên cứu
54
ở thời điểm sau 6 tháng
Bảng 3.14. Tình trạng bạo lực đối với người mẹ tại thời điểm sau 6 tháng
55
Bảng 3.15. Mối tương quan giữa hỗ trợ xã hội và SKTT của người
56
mẹ ở thời điểm ban đầu
Bảng 3.16. Mối tương quan giữa hỗ trợ xã hội và SKTT của người
57
mẹ ở thời điểm sau 6 tháng
Bảng 3.17. Tương quan giữa tình trạng bạo lực và SKTT của người
58
mẹ ở thời điểm ban đầu
Bảng 3.18. Tình trạng SKTT của người mẹ được bị bạo lực so với
59
iii
người mẹ không bị bạo lực tại thời điểm ban đầu.
Bảng 3.19. Tương quan giữa tình trạng bạo lực và SKTT của người
60
mẹ ở thời điểm sau 6 tháng
Bảng 3.20. Tình trạng SKTT của người mẹ được bị bạo lực so với
60
người mẹ không bị bạo lực tại thời điểm sau 6 tháng
Bảng 3.21. Tình trạng SKTT của người mẹ được nhận hỗ trợ xã hội
61
và người mẹ không được nhận hỗ trợ xã hội ở thời điểm ban đầu
Bảng 3.22. Tình trạng SKTT của người mẹ được nhận hỗ trợ xã hội
62
và người mẹ không được nhận hỗ trợ xã hội ở thời điểm sau 6 tháng
Bảng 3.23. Tình trạng SKTT của trẻ là con của người mẹ được nhận
62
hỗ trợ xã hội và trẻ là con của người mẹ không được nhận hỗ trợ xã
hội
Bảng 3.24. Tình trạng SKTT của trẻ là con của người mẹ bị bạo lực
với trẻ là con của người mẹ không bị bạo lực
iv
63
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: So sánh tình trạng SKTT của người mẹ ở thời điểm ban
44
đầu và thời điểm sau 6 tháng
Biểu đồ 2: So sánh mức độ biểu hiện trầm cảm và lo âu của người mẹ
45
ở thời điểm ban đầu và thời điểm sau 6 tháng
Biểu đồ 3: Mức độ của các hỗ trợ xã hội cho các người mẹ ở thời
49
điểm ban đầu
Biểu đồ 4: Mức độ của các hỗ trợ xã hội cho các người mẹ ở thời
52
điểm sau 6 tháng
Biểu đồ 5: So sánh các hỗ trợ xã hội cho người mẹ ở thời điểm ban
54
đầu và thời điểm sau 6 tháng
Biểu đồ 6: So sánh tình trạng bạo lực đối với người mẹ ở thời điểm
56
ban đầu và thời điểm sau 6 tháng
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIÊT TẮT......................................................................ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...............................................................................................................v
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................................................5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................................................5
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................................................5
5. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................................................6
6. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................................................7
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................8
8. Đóng góp của đề tài..........................................................................................................................9
9. Độ tin cậy và độ hiệu lực của các thang đo.....................................................................................9
10. Đạo đức nghiên cứu......................................................................................................................11
11. Cấu trúc đề tài..............................................................................................................................13
CHƯƠNG 1.........................................................................................................................................14
CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................................................14
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................................15
1.1.1 Các nghiên cứu về mối liên quan giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ em...............15
1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của hỗ trợ xã hội đối với SKTT của phụ nữ.....................................17
1.1.3. Các nghiên cứu về tác động của tình trạng bạo lực đối với phụ nữ đối với SKTT của phụ
nữ và trẻ em........................................................................................................................................19
1.2. Một số vấn đề lý luận...................................................................................................................21
1.2.1. Sức khỏe tâm thần .....................................................................................................................21
1.2.2. Rối loạn tâm thần.......................................................................................................................23
1.2.3. Hỗ trợ xã hội ..............................................................................................................................26
1.2.4. Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ..............................................................................................27
1.2.5. SKTT và các vấn đề liên quan......................................................................................................31
CHƯƠNG 2.........................................................................................................................................33
vi
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................33
2.1. Chọn mẫu nghiên cứu..................................................................................................................33
2.2. Địa bàn nghiên cứu: ....................................................................................................................33
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................33
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu................................................................................................33
2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu....................................................................................................34
2.3.3. Phân tích dữ liệu.........................................................................................................................36
CHƯƠNG 3.........................................................................................................................................38
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................................................38
3.1. Đặc điểm của người mẹ tham gia nghiên cứu............................................................................38
3.2. Đặc điểm của trẻ từ là con của các người mẹ tham gia nghiên cứu.........................................43
3.3. Mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ...........................................................45
3.4. Các hỗ trợ xã hội và tình trạng bạo lực đối với phụ nữ............................................................47
3.5. Mối tương quan giữa các hỗ trợ xã hội và tình trạng SKTT của người mẹ............................53
3.6. Mối tương quan giữa tình trạng bạo lực đối với SKTT của người mẹ ...................................55
3.7. So sánh tình trạng SKTT của người mẹ được nhận hỗ trợ xã hội với người mẹ không được
nhận hỗ trợ xã hội...............................................................................................................................57
3.8. So sánh tình trạng SKTT của trẻ là con của người mẹ ở các nhóm nhận được hỗ trợ xã hội
và không nhận được hỗ trợ xã hội, nhóm người mẹ bị bạo lực và người mẹ không bị bạo lực. . .59
4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu.....................................................................................................60
5. Hạn chế của đề tài...........................................................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................................................................................65
1. Kết luận...........................................................................................................................................65
2. Khuyến nghị....................................................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................67
Tài liệu tiếng Việt................................................................................................................................67
Tài liệu tiếng Anh...............................................................................................................................67
vii
viii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các rối loạn tâm thần (RLTT) là một trong những vấn đề y tế công cộng
đang được quan tâm vì nó gây ra những tổn thất đáng kể và tước đi nhiều khả
năng ở người lớn và trẻ em trên toàn thế giới. Hiện nay, các RLTT chiếm
khoảng 13% gánh nặng bệnh tật toàn cầu và con số này có xu hướng tiếp tục
tăng lên trong những năm tới. Các RLTT phổ biến như trầm cảm và lo âu là các
RLTT thường gặp trong cộng đồng, đặc biệt là ở phụ nữ. Một nghiên cứu ở Úc
đã chỉ ra cứ 1 trong 3 phụ nữ (khoảng 34,8%) báo cáo họ đã từng có rối loạn
trầm cảm và/hoặc lo âu ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời [33, tr 250 –
255]. Sức khỏe tâm thần (SKTT) ở phụ nữ đã và đang được quan tâm vì có thể
dẫn đến các vấn đề trong gia đình và có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát
triển của trẻ em. Sức khỏe của người mẹ nói chung và SKTT của người mẹ nói
riêng có tác động đến sức khỏe, SKTT và các hoạt động chức năng của con trẻ.
Trong các nền văn hóa truyền thống phương Đông như ở Việt Nam, nơi mà
người mẹ có vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc chăm sóc và nuôi dạy con
cái trong gia đình, thì những thay đổi về sức khỏe của người mẹ có tác động lớn
đến những thay đổi về sức khỏe ở trẻ bao gồm cả SKTT. Các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng SKTT của người mẹ, như trầm cảm ở người mẹ, có liên quan đến các
vấn đề trong gia đình như phong cách làm cha mẹ bị khiếm khuyết, mức độ
xung đột trong gia đình cao, trẻ có khó khăn về cảm xúc và các chức năng xã
hội, kết quả học tập của trẻ bị suy giảm [8].
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối tương quan giữa
SKTT của người mẹ với SKTT của trẻ em. Một nghiên cứu điều tra về tỷ lệ
trầm cảm và lo âu ở trẻ trước độ tuổi đi học và mối quan hệ giữa SKTT của trẻ
và SKTT của người mẹ cho thấy có mối tương quan đáng kể giữa SKTT của
1
người mẹ với các vấn đề trầm cảm và lo âu ở trẻ em [28, tr 61-70]. Một nghiên
cứu khác được thực hiện bởi Mennen, Ferol E và cộng sự (2014) tìm hiểu về
mối liên hệ giữa trầm cảm của người mẹ và SKTT của trẻ và sự đáp ứng với can
thiệp ở trẻ có vấn đề về cảm xúc và hành vi thì phát hiện thấy rằng những trẻ có
mẹ bị trầm cảm thường có vấn đề về hành vi cao hơn, hoặc phát triển kém hơn
so với trẻ có mẹ không bị trầm cảm và kết quả điều trị ở những trẻ có mẹ bị
trầm cảm tiến triển chậm hơn so với kết quả điều trị của những trẻ có mẹ không
bị trầm cảm [19]. Như vậy, các kết quả của các nghiên cứu trên đã cho thấy tình
trạng SKTT của người mẹ, như là trầm cảm, có liên quan và tác động tiêu cực
đến SKTT của trẻ em.
Các nghiên cứu trên thế giới cũng tìm hiểu về nguyên nhân và các yếu tố
ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và các vấn đề SKTT của
trẻ em. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Cho Sun Mi (2006) đã tìm hiểu về
tác động của trầm cảm đối với hành vi làm cha mẹ ở phụ nữ Hàn Quốc. So với
những người mẹ không có trầm cảm, các người mẹ bị trầm cảm thường ít thể
hiện những yêu thương, ít hỗ trợ tình cảm và đáp ứng không nhất quán đối với
các nhu cầu cảm xúc và hàng ngày của trẻ [10]. Khả năng đáp ứng của người
mẹ đối với các nhu cầu hàng ngày của trẻ có thể lý giải cho mối quan hệ giữa
SKTT của mẹ và SKTT của trẻ. Như vậy tình trạng SKTT kém của người mẹ có
ảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực đến phong cách nuôi dạy trẻ và hành vi làm cha
mẹ.
Các nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng hoặc tác động đến mối quan hệ
này như các nguồn hỗ trợ xã hội dành cho người mẹ và tình trạng bạo lực gia
đình đối với người mẹ. Một số nghiên cứu đã tìm hiểu về tác động của các hỗ
trợ xã hội đối với vấn đề SKTT cho thấy hỗ trợ xã hội có tác động bảo vệ đáng
kể đối với việc hình thành và duy trì các vấn đề SKTT [14]. Các hỗ trợ xã hội
được định nghĩa là các nguồn lực bao gồm: hỗ trợ về vật chất, cảm xúc và hỗ
trợ thông tin được cung cấp bởi người này cho người khác để họ có thể đối phó
2
với các căng thẳng trong cuộc sống [36]. Đối với phụ nữ, hỗ trợ xã hội có tác
động tích cực đến sức khỏe và sự thoải mái tinh thần ví dụ như nhận được hỗ
trợ từ chồng, các thành viên trong gia đình và cộng đồng khi bị ốm hoặc nhận
được thông tin và có thể tiếp cận với các nguồn lực xã hội có thể giúp họ tránh
khỏi hoặc giảm thiểu các nguy cơ phát triển các vấn đề SKTT hoặc giúp họ có
kỹ năng ứng phó với các vấn đề SKTT hiệu quả và dễ dàng hồi phục hơn, từ đó
có khả năng chăm sóc con trẻ tốt hơn.
Trong khi hỗ trợ xã hội có tác động tích cực đối với SKTT của phụ nữ thì
việc bạo lực và lạm dụng đối với phụ nữ lại có tác động tiêu cực đến SKTT của
họ. Một nghiên cứu cho thấy bạo lực đối với phụ nữ có mối tương quan đáng kể
với các biểu hiện của lo âu, trầm cảm và ý tưởng tự sát [11, tr 149-163.]. Bạo
lực đối với phụ nữ cũng có liên quan đến các vấn đề trầm cảm, rối loạn stress
sau sang chấn, và liên quan đến mức độ thấp của các hỗ trợ xã hội [35]. Bạo lực
đối với phụ nữ về thể chất, tinh thần, tình dục hay kinh tế là những sự kiện sang
chấn tiềm ẩn và có thể là rào cản lớn đối với phụ nữ trong việc tiếp cận các hỗ
trợ xã hội. Tình trạng bạo lực làm cho phụ nữ bị cô lập, hạn chế và thu rút khỏi
các hoạt động tương tác xã hội. Bạo lực cũng là rào cản lớn đối với phụ nữ
trong việc tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ về SKTT. Phụ nữ bị bạo lực cảm thấy
khó tin tưởng và khó hình thành được liên minh trị liệu với người cung cấp dịch
vụ SKTT phù hợp [35]. Do vậy, bạo lực làm cho phụ nữ có nguy cơ cao đối với
các vấn đề SKTT và tác động đến khả năng tiếp cận và nhận các hỗ trợ xã hội
của họ.
Bạo lực đối với phụ nữ không chỉ tác động đến bản thân người mẹ mà
còn có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Một nghiên
cứu đã chỉ ra rằng việc người mẹ bị bạo lực thể chất có liên quan đến các triệu
chứng trầm cảm sau sinh, từ đó có liên quan đến các vấn đề hướng nội ở trẻ.
Tác giả kết luận rằng người mẹ bị bạo lực thể chất là yếu tố nguy cơ liên quan
đến tình trạng SKTT kém, đó là yếu tố dự báo cho các vấn đề hành vi của cha
3
mẹ và vấn đề hướng nội ở trẻ sau này [17]. Như vậy các hỗ trợ xã hội và tình
trạng bạo lực đối với phụ nữ cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ
giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng có một số lượng
đáng kể người dân chịu tác động bởi các vấn đề SKTT. Trần Văn Cường và
cộng sự (2006) đã tìm hiểu về tỷ lệ của các RLTT phổ biến ở 7 tỉnh của Việt
Nam và kết luận rằng có 3,2% người lớn bị trầm cảm [1]. Tác giả Đặng Hoàng
Minh, Bahr Weiss và Nguyễn Cao Minh (2013) tìm ra tỷ lệ 13,2% trẻ em có vấn
đề SKTT (bằng công cụ SDQ) và 11,9% (bằng công cụ CBCL-VN). Ở những
trẻ lớn hơn, có 10,7% trẻ có vấn đề SKTT (công cụ SDQ) và 12,4% (công cụ
YSR). Trong các vấn đề SKTT, các vấn đề hướng nội có tỷ lệ cao hơn các vấn
đề hướng ngoại. Vấn đề bạn bè, vấn đề tình cảm (theo SDQ), lo âu/trầm cảm,
phàn nàn cơ thể (theo CBCL-VN/YSR) có tỷ lệ trên mức bình thường cao nhất
[2, tr 106]. Như vậy, các RLTT thường gặp như trầm cảm và lo âu là phổ biến
trong cộng đồng và có ảnh hưởng tiêu cực đến cả người lớn và trẻ em. Tuy
nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể nào tập trung vào mối quan hệ giữa SKTT của
người mẹ và SKTT của trẻ cũng như tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến mối
quan hệ này. Chỉ có một chương trình SKTT cộng đồng là “Thực hiện mô hình
chăm sóc SKTT và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Đà Nẵng và
Khánh Hòa” tìm thấy mối liên hệ giữa SKTT của trẻ em và người trưởng thành
dựa vào dữ liệu thu thập tại thời điểm ban đầu của dự án, đó là việc gia đình có
người bị RLTT là một trong hai yếu tố góp phần tăng tỷ lệ mắc các RLTT ở trẻ
em. Trẻ sống trong những gia đình có người lớn mắc RLTT có nguy cơ cao hơn
gần 5 lần (ở Khánh Hòa) và 14 lần (ở Đà Nẵng) được chẩn đoán có RLTT so
với những trẻ sống trong gia đình không có người lớn mắc RLTT. Các con số
này là có ý nghĩa thống kê [29, tr 2].
Với thực trạng chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa
SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ và các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ
4
trên như nguồn hỗ trợ xã hội và tình trạng bạo lực đối với phụ nữ, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu: “Tác động của hỗ trợ xã hội và bạo lực đối với phụ nữ đối
với mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa SKTT ở
người mẹ và SKTT ở trẻ từ 6 đến 18 tuổi, và xem xét các hỗ trợ xã hội cũng như
vấn đề bạo lực đối với phụ nữ tác động như thế nào đến mối quan hệ này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu mối liên quan giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ.
- Tìm hiểu mối liên quan của hỗ trợ xã hội và tình trạng bạo lực đối với
SKTT của người mẹ.
- Tìm hiểu các ảnh hưởng của các hỗ trợ xã hội và tình trạng bạo lực đến
mối quan hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
92 phụ nữ nghèo, có biểu hiện trầm cảm mức độ nhẹ và trung bình, độ
tuổi từ 18 đến 55, tham gia trong chương trình “Lồng ghép sinh kế để quản lý
trầm cảm hiệu quả” (LIFE-DM) do tập đoàn RAND, Hoa Kỳ, kết hợp với tổ
chức BasicNeeds tại Việt Nam, Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, HLHPN thành
phố Đà Nẵng thực hiện tại 4 phường là: Hòa Minh, Hòa Cường Nam, Hòa
Cường Bắc và Hòa Hiệp Nam của thành phố Đà Nẵng. Những phụ nữ này có
con trong độ tuổi từ 6 đến 18. Họ trả lời các câu hỏi về tình trạng SKTT của một
người con trong độ tuổi đó, nếu họ có nhiều hơn một con trong độ tuổi 6 – 18
thì họ chọn trẻ nào có chữ cái đầu trong tên gọi xuất hiện trước trong bảng chữ
cái A,B,C.
5
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối liên quan giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ, và xem xét các
hỗ trợ xã hội, tình trạng bạo lực đối với phụ nữ ảnh hưởng đến mối quan hệ này
như thế nào.
4.3. Giới hạn đề tài
4.3.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của
trẻ và từ đó tìm hiểu tác động của các hỗ trợ xã hội, tình trạng bạo lực đối với
phụ nữ ảnh hưởng đến mối quan hệ này.
4.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Địa bàn khảo sát: Nghiên cứu được thiện trên địa bàn 4 phường là: Hòa
Minh, Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc và Hòa Hiệp Nam của thành phố Đà
Nẵng.
4.3.3. Giới hạn về chọn mẫu
Chọn tất cả 92 phụ nữ tham gia chương trình LIFE-DM ở 4 phường là:
Hòa Minh, Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc và Hòa Hiệp Nam của thành phố
Đà Nẵng, ở cả nhóm can thiệp và nhóm đối chứng.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- SKTT của người mẹ có liên quan như thế nào đến SKTT của trẻ em?
- Các hỗ trợ xã hội liên quan đến SKTT của người mẹ như thế nào?
- Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ có liên quan đến SKTT của người mẹ
như thế nào?
- SKTT của người mẹ nhận được hỗ trợ xã hội khác như thế nào so với
SKTT của người mẹ không nhận được hỗ trợ xã hội? Từ đó dẫn đến tình
6
trạng SKTT của trẻ là con của người mẹ nhận được hỗ trợ xã hội khác
như thế nào so với trẻ là con của người mẹ không nhận được hỗ trợ xã
hội?
- SKTT của người mẹ bị bạo lực khác như thế nào so với SKTT của người
mẹ không bị bạo lực? Từ đó dẫn đến tình trạng SKTT của trẻ là con của
người mẹ bị bạo lực khác như thế nào so với trẻ là con của người mẹ
không bị bạo lực?
6. Giả thuyết nghiên cứu
6.1. Giả thuyết 1
SKTT của người mẹ có tương quan thuận, trực tiếp với SKTT của trẻ như
SKTT của mẹ tốt thì SKTT của con cũng tốt.
6.2. Giả thuyết 2
SKTT của người mẹ có tương quan thuận, trực tiếp với các hỗ trợ xã hội
như mức hỗ trợ xã hội cho người mẹ cao thì SKTT của người mẹ sẽ tốt hơn.
6.3. Giả thuyết 3
SKTT của người mẹ có tương quan nghịch với tình trạng bạo lực như
mức độ bạo lực cao thì tình trạng SKTT kém
6.4. Giả thuyết 4
Những người mẹ nhận được hỗ trợ xã hội sẽ có SKTT tốt hơn so với
những người mẹ không nhận được hỗ trợ xã hội. Từ đó dẫn đến kết quả trẻ là
con của người mẹ nhận được hỗ trợ xã hội ít có vấn đề SKTT hơn trẻ là con của
người mẹ không nhận được hỗ trợ xã hội.
6.5. Giả thuyết 5
7
Những người mẹ bị bạo lực sẽ có SKTT kém hơn so với những người mẹ
không bị bạo lực. Từ đó dẫn đến kết quả trẻ là con của người mẹ bị bạo lực có
nhiều vấn đề SKTT hơn trẻ là con của người mẹ không bị baọ lực.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tôi tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã thực
hiện về mối liên quan giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ, cũng như
những tác động của các hỗ trợ xã hội, bạo lực đối với phụ nữ đến mối quan hệ
này.
7.2. Thu thập dữ liệu
Nghiên cứu này sử dụng một phần dữ liệu đã được thu thập trước đó và
thu thập mới các dữ liệu về tình trạng SKTT của trẻ.
Dữ liệu đã thu thập trước đây, trong dự án LIFE-DM:
Dự án LIFE-DM đã thu thập thông tin về phụ nữ nghèo có biểu hiện trầm
cảm tại 4 phường là: Hòa Minh, Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc và Hòa Hiệp
Nam của thành phố Đà Nẵng. Các dữ liệu đã được thu thập bao gồm thông tin
về nhân khẩu học của đối tượng tham gia nghiên cứu, các hoạt động lao động
kinh doanh, các hoạt động tài chính, hoạt động chức năng, chất lượng cuộc
sống, lòng tự trọng, kiến thức về trầm cảm, kỳ thị liên quan đến trầm cảm, các
biểu hiện của trầm cảm và lo âu, các sự kiện sang chấn, tình trạng bạo lực gia
đình, các hỗ trợ xã hội, vốn xã hội, hành vi tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, sự hài lòng của khách hàng, các rào cản tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức
khỏe… Dự án LIFE-DM đã được hội đồng đạo đức của Bệnh viện Tâm thần Đà
Nẵng phê duyệt ngày 29 tháng 8 năm 2012. Trong nghiên cứu cho luận văn này,
chúng tôi đã nhận được sự đồng ý của dự án LIFE-DM sử dụng các dữ liệu sau
đây để phân tích: thông tin về nhân khẩu học của đối tượng tham gia nghiên
8
cứu, các biểu hiện của trầm cảm và lo âu, các sự kiện sang chấn, tình trạng bạo
lực gia đình, các hỗ trợ xã hội, và vốn xã hội.
Dữ liệu thu thập trong đề tài luận văn này:
Bên cạnh các dữ liệu về phụ nữ nghèo bị trầm cảm đã được thu thập trong
khuôn khổ chương trình LIFE-DM, đề tài nghiên cứu này của chúng tôi sử dụng
công cụ Child Behaviour Checklist Vietnam (CBCL-VN) đã được chuẩn hóa
cho người Việt Nam để thu thập thông tin về tình trạng SKTT của trẻ trong độ
tuổi 6 – 18 là con của những phụ nữ này.
Dữ liệu từ LIFE-DM và CBCL-VN được gộp lại và sử dụng để phân tích.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Dữ liệu thu được từ nghiên cứu sẽ được nhập và xử lý bằng phần mềm
SPSS 22.
8. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT
của trẻ, đồng thời xác định vai trò của các hỗ trợ xã hội, tình trạng bạo lực đối
với phụ nữ đến mối quan hệ trên.
Nghiên cứu sẽ đưa ra những khuyến nghị trong việc cải thiện tình trạng
SKTT của phụ nữ và trẻ em trong những gia đình nghèo, và cải thiện tình trạng
SKTT của phụ nữ và trẻ em nói chung.
9. Độ tin cậy và độ hiệu lực của các thang đo
9.1. Độ tin cậy
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng các thang đo PHQ-9, GAD-7, CBCLVN, các hỗ trợ xã hội (MOS), và một số nội dung đánh giá tình trạng bạo lực ở
người mẹ (HARK) để thu thập dữ liệu.
9
Thang đo CBCL-VN được sử dụng rộng rãi trên thế giới để đo lường các
vấn đề cảm xúc và hành vi ở trẻ em và đã cho thấy có độ hiệu lực và độ tin cậy
cao. Thang đo CBCL-VN đã được trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN chỉnh
sửa và sử dụng ở Việt Nam. Nghiên cứu dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ đối
với SKTT trẻ em Việt Nam (Bahr và cộng sự, 2014) đã sử dụng thang đo
CBCL-VN chuẩn hóa trên 1,314 cha mẹ ở 10 tỉnh của Việt Nam.
Mặc dù các thang đo PHQ-9, GAD-7 chưa được chuẩn hóa cho người
Việt Nam nhưng các thang đo trên đã được chỉnh sửa cho phù hợp với văn hóa
và được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế, các dự án, nghiên cứu về SKTT
cộng đồng trên người Việt Nam.
Các thang đo về hỗ trợ xã hội (MOS) và tình trạng bạo lực (HARK) dù
chưa có nghiên cứu tầm cỡ chuẩn hóa cho người Việt nhưng đã được chỉnh sửa
phù hợp và được sử dụng rộng rãi cho đích nghiên cứu về hỗ trợ xã hội và tình
trạng bạo lực cho phụ nữ ở Việt Nam.
9.2. Độ hiệu lực
Công cụ CBCL-VN được cho là phù hợp để đánh giá các vấn đề cảm xúc
và hành vi ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi. CBCL-VN bao gồm 112 câu hỏi để đánh
giá cụ thể các vấn đề hành vi và cảm xúc ở trẻ trong vòng 6 tháng qua. Cha mẹ
hoặc người chăm sóc sẽ đánh giá các vấn đề ở 3 mức độ (0=không đúng,
1=thỉnh thoảng đúng, 2=thường xuyên đúng).
Các công cụ PHQ-9 và GAD-7 được sử dụng để đánh giá các biểu hiện
ban đầu của trầm cảm và lo âu trong vòng 2 tuần qua. Bộ công cụ PHQ-9 có 9
câu hỏi, và bộ GAD-7 có 7 câu hỏi được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn chẩn
đoán của DSM-IV cho trầm cảm và lo âu. Các câu hỏi đơn giản nhưng đủ tốt để
phát hiện/sàng lọc các biểu hiện trầm cảm và lo âu. Đối với PHQ-9, mức độ
biểu hiện trầm cảm được chia ra như sau: 10 – 14: mức độ nhẹ; 15 – 19: mức độ
vừa; 20 – 27: mức độ nặng. Đối với GAD-7, mức độ biểu hiện lo âu được chia
10
ra như sau: 0 – 4: không có lo âu; 5 – 9: mức độ nhẹ; 10 – 14: mức độ trung
bình; 15 – 21: mức độ nặng.
Các công cụ đánh giá hỗ trợ xã hội (MOS) và tình trạng bạo lực (HARK)
có thể giúp xác định các hình thức và nguồn hỗ trợ xã hội ban đầu và các hình
thức phổ biến của bạo lực. Công cụ MOS bao quát 4 hình thức hỗ trợ xã hội (hỗ
trợ thông tin, hỗ trợ vật chất, hỗ trợ cảm xúc và hỗ trợ tương tác xã hội). Đây là
những khía cạnh được cho là có liên quan đến các đầu ra về sức khỏe của những
người mắc bệnh mạn tính, bao gồm cả các RLTT. Công cụ MOS sử dụng 5 mức
độ để đánh giá 1: không bao giờ; 2: một chút thời gian; 3: thỉnh thoảng; 4: hầu
hết thời gian; 5: luôn luôn. Bộ công cụ HARK gồm 4 câu hỏi được cho là nhạy
cảm và đặc hiệu để sàng lọc các hình thức của bạo lực gia đình, đó là: bạo lực
tinh thần; lo sợ bị bạo lực; bạo lực tình dục; bạo lực về thể chất
10. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu đã nộp hồ sơ lên hội đồng đạo đức của Bệnh viện Tâm thần
Đà Nẵng xem xét và phê duyệt. Đề cương nghiên cứu đã được được Hội
đồng đạo đức thông qua ngày 24 tháng 3 năm 2015.
- Thông báo đồng ý tham gia nghiên cứu: Nghiên cứu viên phát phiếu
“Đồng ý tham gia nghiên cứu” để khách thể nghiên cứu hiểu về mục đích,
phương pháp của nghiên cứu và ký xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu viên rà soát phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu với các thành
viên để đảm bảo họ hiểu về nghiên cứu cũng như quyền hạn của họ khi
tham gia nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu hiểu rằng họ có quyền từ chối
tham gia nghiên cứu này và điều đó không ảnh hưởng gì đến các hoạt
động/dịch vụ mà dự án LIFE-DM cung cấp cho họ. Bản đồng ý tham gia
đề tài nghiên cứu bao gồm:
o Mục đích của đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu mối liên hệ giữa SKTT ở
người mẹ và SKTT của trẻ, và xem xét các hỗ trợ xã hội cũng như
11
vấn đề bạo lực đối với phụ nữ tác động như thế nào đến mối quan
hệ này.
o Đối tượng nghiên cứu sẽ làm gì: Khi đồng ý tham gia nghiên cứu
này, khách thể nghiên cứu làm một số việc sau đây: 1) Hoàn thành
một phiếu điều tra về tình trạng sức khỏe, bao gồm cả SKTT của
một người con của mình, người mà trong độ tuổi từ 6 đến 18. Thời
gian tối đa điền phiếu là khoảng 20 phút. 2) Cho phép cán bộ
nghiên cứu sử dụng dữ liệu đã thu thập trong dự án LIFE-DM.
o Các lợi ích tiềm năng: Cung cấp thông tin chân thực để nghiên cứu
hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của
trẻ, cũng như các ảnh hưởng của hỗ trợ xã hội và tình trạng bạo lực
đối với phụ nữ đối với mối quan hệ này, từ đó đề xuất các khuyến
nghị với các cơ quan chức năng, trường học để cải thiện tình trạng
SKTT của người mẹ và trẻ em, đặc biệt là những gia đình nghèo.
o Các rủi ro: Sẽ không có bất kỳ một nguy cơ hoặc sự khó chịu nào
khi tham gia đề tài nghiên cứu này
o Tính bảo mật: Thông tin về phụ nữ và trẻ em tham gia nghiên cứu
này được giữ bí mật. Bảng câu hỏi có một trang đầu để ghi tên
khách thể nghiên cứu. Sau khi dữ liệu được thu thập, tên của khách
thể nghiên cứu được chuyển thành mã số nghiên cứu. Trang này đã
được tách rời với phần nội dung trong bảng hỏi. Tất cả thông tin
trong bảng CBCL-VN và các thông tin liên quan đến khách thể
nghiên cứu sẽ được giữ trong tủ tài liệu và khóa lại, chỉ có nghiên
cứu viên mới có quyền nhìn thấy các thông tin này. Các bài trình
bày hoặc xuất bản sau này chỉ mô tả khách thể nghiên cứu nói
chung và không bao gồm các thông tin định danh về bất kỳ một
khách thể nghiên cứu nào.
12
o Thông tin liên hệ: Ghi rõ số điện thoại và địa chỉ email của cán bộ
nghiên cứu trong trường hợp cần thiết.
- Trong trường hợp mà khách thể nghiên cứu cung cấp thông tin về người
con có triệu chứng tâm thần hoặc vấn đề hành vi nghiêm trọng, người mẹ
được cung cấp thông tin về tầm quan trọng của việc tìm kiếm sự trợ giúp
cho người con và các thông tin về phương pháp điều trị phù hợp hoặc nơi
cung cấp các điều trị này. Nếu người con có nguy cơ bị tổn thương,
nghiên cứu viên khuyến khích người mẹ tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập
tức và giới thiệu người mẹ đến bệnh viện tâm thần để nhận sự hỗ trợ.
11. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, mục lục, danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn gồm 3 chương nội dung chính như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
13
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Vấn đề SKTT có tác động lớn đến người dân ở các quốc gia trên thế giới.
Các RLTT có thể dẫn đến tàn tật, ảnh hưởng đến sự tham gia xã hội đầy đủ và
hiệu quả của bệnh nhân. Các RLTT thường đi kèm với các bệnh không lây
nhiễm và một loạt các vấn đề sức khỏe bao gồm sức khỏe người mẹ trẻ em, bạo
lực và chấn thương. Các RLTT thường tồn tại cùng với các yếu tố xã hội như
nghèo đói, bạo lực gia đình và lạm dụng chất [25].
Có hàng triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng bởi các rối loạn tâm thần.
Trong năm 2004, các rối loạn tâm thần chiếm 13% gánh nặng bệnh tật toàn cầu
[25]. Trong gánh nặng bệnh tật, nếu chỉ tính riêng về tàn tật thì các RLTT chiếm
25.3% và 33.5% của YLDs (Years lived with disability – số năm sống với tàn
tật) ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Năm 2010, các RLTT và lạm dụng
chất là nguyên nhân hàng đầu của YLDs trên toàn thế giới, gánh nặng của các
RLTT và lạm dụng chất đã tăng 37,6% trong giai đoạn 1990 – 2010 [13]. Có thể
thấy vấn đề SKTT có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và ngày càng
trở nên trầm trọng.
Trong các RLTT, trầm cảm và lo âu rất phổ biến và có tác động tiêu cực
đến cả phụ nữ và nam giới, trong đó phụ nữ chịu ảnh hưởng nhiều hơn do các
đặc thù về văn hóa xã hội. Tỷ lệ trầm cảm trong suốt cuộc đời ở nữ là 11,7%,
còn nam giới là 5,6%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trầm cảm là một trong ba
nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2004 [38].
14
Với tầm ảnh hưởng lớn và trên diện rộng của các vấn đề SKTT, các nhà
nghiên cứu trên thế giới đã và đang nỗ lực nghiên cứu tìm các bằng chứng để
kêu gọi sự quan tâm, đầu tư ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về mối liên quan giữa SKTT của người mẹ và SKTT
của trẻ em
1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu mối
liên quan giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ. Nghiên cứu “Mối quan hệ
giữa sức khỏe tâm thần người mẹ và tỷ lệ trầm cảm và lo âu ở trẻ trước độ tuổi
đi học sau chiến tranh ở dải Gaza” của tác giả Thabet Abdel Aziz Mousa và
cộng sự, đã điều tra về tỷ lệ trầm cảm và lo âu ở trẻ trước độ tuổi đi học và mối
quan hệ với sức khỏe tâm thần của người mẹ. 380 trẻ độ tuổi từ 4 đên 6 và mẹ
của chúng đã được lựa chọn từ các nhà trẻ ở dải Gaza. Trẻ được đánh giá thông
qua báo cáo của mẹ về vấn đề trầm cảm và lo âu, còn người mẹ được đánh giá
bằng bảng hỏi sức khỏe GHQ, 28 câu. Kết quả cho thấy có mối tương quan
đáng kể giữa vấn đề sức khỏe tâm thần của người mẹ với các vấn đề trầm cảm
và lo âu ở trẻ [28, tr 61-70].
Một nghiên cứu khác tìm hiểu về mối liên quan giữa các căng thẳng tâm
lý ở 54 người mẹ Mỹ, gốc Latin (do mẹ tự báo cáo) với các vấn đề hướng nội và
hướng ngoại ở 54 trẻ vị thành niên là con của những phụ nữ này (28 nam và 26
nữ, do trẻ tự báo cáo) và tìm hiểu vai trò của hai yếu tố trung gian là sự gắn kết
gia đình và quan hệ với bạn bè ảnh hưởng đến mối quan hệ này. Kết quả cho
thấy các triệu chứng SKTT của người mẹ có tương quan đáng kể với các vấn đề
hướng nội ở trẻ gái và các yếu tố như sự gắn kết gia đình và quan hệ bạn bè có
vai trò trung gian trong mối quan hệ này [21, tr 103-112].
15
Một nghiên cứu khác xem xét mối quan hệ giữa các triệu chứng của trầm
cảm, lo âu sau sinh ở người mẹ và sự khởi phát của các vấn đề cảm xúc và hành
vi ở trẻ, có cân nhắc đến tác động của các triệu chứng SKTT của người mẹ sau
này. Mẫu nghiên cứu bao gồm 2891 phụ nữ và trẻ em. Nghiên cứu sử dụng
công cụ đánh giá trầm cảm sau sinh Edinburgh Postnatal Depression Scale và
thang đánh giá lo âu Crown Crisp Experiential Index ở các giai đoạn của thai
kỳ. Mẹ và giáo viên đánh giá sự khởi phát các vấn đề cảm xúc và hành vi ở trẻ
bằng công cụ SDQ khi trẻ được 10 – 11 tuổi. Nghiên cứu kết luận rằng việc
phơi nhiễm với các triệu chứng trầm cảm và/hoặc lo âu trong quá trình thai
nghén có tương quan với việc tăng tổng số lần khởi phát các vấn đề cảm xúc và
hành vi, thậm chí ngay cả khi kiểm soát các biến về đặc điểm nhân khẩu, tâm lý
xã hội của người mẹ [16, tr 161-171].
Trong một nghiên cứu của tác giả Sirian Lisa M về các yếu tố liên quan
giữa trầm cảm ở người mẹ và các ảnh hưởng tiêu cực ở trẻ, tác giả đã chỉ ra
rằng trẻ là con của những phụ nữ bị trầm cảm thường có nhiều ảnh hưởng tiêu
cực hơn trẻ là con của những phụ nữ không bị trầm cảm, bao gồm tăng các vấn
đề về hành vi và tâm bệnh [24]. Tác giả Weissman, Myrna M khi thực hiện một
cuộc rà soát các nghiên cứu về trầm cảm ở phụ nữ thì đã đưa ra hai kết luận như
sau: trầm cảm gây ra những căng thẳng trong hôn nhân và trẻ em thì bị tổn
thương do tình trạng trầm cảm của người mẹ [32, tr 19 – 25]. Như vậy, ta có thể
thấy trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng SKTT của người mẹ
có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề SKTT của trẻ.
1.1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, nghiên cứu trong lĩnh vực SKTT chưa nhiều và mới chỉ
điều tra tỷ lệ mắc của các rối loạn tâm thần trong cộng đồng. Các nghiên cứu
dịch tễ học đã chỉ ra rằng có một số lượng đáng kể người dân chịu tác động bởi
các vấn đề SKTT. Trần Văn Cường và cộng sự (2006) đã tìm hiểu về tỷ lệ của
16
các RLTT phổ biến ở 7 tỉnh của Việt Nam và kết luận rằng tỷ lệ mắc các RLTT
là 12,5%, tỷ lệ trầm cảm là 3,2%, tỷ lệ lo âu là 2,27% dân số [1]. Theo Nguyễn
Văn Siêm (2010) nghiên cứu tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Tây, tỷ
lệ mắc rối loạn trầm cảm là 8,35% dân số > 15 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam là
5/1 [4, tr 71-74]. Năm 2000, Trần Viết Nghị và cộng sự đã điều tra dịch tễ 10
bệnh tâm thần tại phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ rối
loạn trầm cảm là 2,6%, tỷ lệ rối loạn lo âu là 2,98% [3, tr 76 - 83]. Tác giả Đặng
Hoàng Minh, Bahr Weiss và Nguyễn Cao Minh (2013) tìm ra tỷ lệ 13,2% trẻ
em có vấn đề SKTT (bằng công cụ SDQ) và 11,9% (bằng công cụ CBCL-VN).
Ở những trẻ lớn hơn, có 10,7% trẻ có vấn đề SKTT (công cụ SDQ) và 12,4%
(công cụ YSR) [2, tr 106.]. Như vậy theo các kết quả nghiên cứu trên thì các
RLTT là phổ biến trong cộng đồng và có ảnh hưởng tiêu cực đến cả người lớn
và trẻ em.
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu, đề tài khoa học nào tìm hiểu về mối liên
quan giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ. Chỉ có duy nhất một chương
trình SKTT cộng đồng là “Thực hiện mô hình chăm sóc SKTT và phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng tại Đà Nẵng và Khánh Hòa” của Quỹ Cựu chiến binh
Mỹ (VVAF) tìm thấy mối liên hệ giữa SKTT của trẻ em và người trưởng thành
dựa vào dữ liệu thu thập tại thời điểm ban đầu của dự án, đó là việc trong gia
đình có người bị RLTT và khiếm khuyết về chức năng thì có ảnh hưởng lớn đến
SKTT ở trẻ [29, tr 2.]. Như vậy, có thể thấy tại Việt Nam chưa có nghiên cứu
nào về mối liên hệ giữa SKTT của người mẹ và SKTT của trẻ.
1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của hỗ trợ xã hội đối với SKTT của phụ nữ
1.1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Mối liên hệ giữa hệ giữa hỗ trợ xã hội và SKTT của phụ nữ là một chủ đề
quan trọng và thú vị, đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới thực hiện như
nghiên cứu của tác giả Reid Keishia và cộng sự, tìm hiểu mối liên hệ giữa hỗ trợ
17