Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

MỘT số ví dụ gây HỨNG THÚ học tập QUA PHẦN đặt vấn đề bài học môn CÔNG NGHỆ PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.57 KB, 10 trang )

MỘT SỐ VÍ DỤ GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP
QUA PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ BÀI HỌC
MÔN CÔNG NGHỆ PHỔ THÔNG
Tác giả: Phan Duy Kiên – Hoàng Thị Mai
Trường THPT Lê Xoay

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ là một trong những môn học
đặc trưng không nhằm đào tạo kỹ sư tương lai
hay tạo ra những người chuyên làm về công tác
kỹ thuật mà nhằm trang bị cho học sinh những
kiến thức cơ bản của công nghệ để các em tiếp
xúc và làm quen với máy móc, thiết bị, biết vận
dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Hỗ trợ
các em ở các môn học khác giúp các em phát
triển toàn diện, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể
chất và các kỹ năng cơ bản góp phần hình
thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1


Việc vận dụng các phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực chủ động học
tập của học sinh nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng học tập và hiệu quả giờ dạy. Để có
một tiết dạy đạt hiệu quả giáo viên phải bắt
buộc chuẩn bị kĩ mọi mặt: kiến thức, phương
pháp, đồ dùng dạy học, đặt vấn đề bài học sao
cho hấp dẫn tạo hứng thú tích cực. Kết quả học
tập của học sinh phải được đánh giá, nhận xét,


xếp loại để các em nhận thức rõ học tập đạt ở
mức độ nào, những mặt cần rút kinh nghiệm,
cần phát huy.
Thực tiễn và lí luận đã cho thấy, để dạy học
có hiệu quả, giáo viên cần biết cách tận dụng
những ưu thế của từng phương pháp dạy học,
phù hợp với đặc điểm và điều kiện của giáo
viên, học sinh và của nhà trường. Cần kế thừa
và phát huy thế mạnh của các phương pháp dạy
học, sử dụng các thiết bị dạy học phù hợp nhằm
2


làm cho học sinh
chủ động, tích cực
hơn trong học tập.
Dưới đây là một số
ví dụ về cách đặt vấn đề bài học nhằm gây
hứng thú để tiết học đạt hiệu quả cao nhất.
B. MỘT SỐ VÍ DỤ
1. Ví dụ 1: Bài “Máy tăng âm”- môn Công
nghệ 12.(Sử dụng những thiết bị có sắn )
Đặt vấn đề “Ngày nay khoa học công nghệ
phát triển rất nhanh, việc ứng dụng kỹ thuật
điện tử vào tất cả các lĩnh vực đang là một xu
thế, lĩnh vực điện dân dụng không phải là ngoại
lệ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một thiết bị
điện tử dân dụng là Máy tăng âm.. . . .”
GV gọi một học sinh đứng dậy hát một đoạn
của một bài hát nào đó và sau đó giáo viên đưa

cho học sinh đó micro để học sinh hát lại đoạn
bài hát vừa rồi bằng micro (micro và âm ly giáo
3


viên chuẩn bị từ trước) sau đó giáo viên yêu
cầu các học sinh khác nhận xét qua hai lần hát
của học sinh vừa rồi (hát có micro và hát không
có micro).
Kết quả đạt được qua nhận xét của các bạn
trong lớp là hát qua micro hay hơn, điều chỉnh
được âm lượng khi hát,…Giáo viện đưa ra nhận
xét và hôm nay thầy cùng các em tìn hiểu về
một loại máy đó là “Máy tăng âm”
Qua ví dụ này cho thấy giáo viên cần chuẩn
bị những phương tiện, đồ dùng trực quan liên
quan đến bài học thật chu đáo để đạt được kết
quả cao nhất.
2. Ví dụ 2: (Từ những hạn chế của cách làm
hiện tại)
Bài: Ứng dụng công nghệ tế bào trong
công tác giống – Công nghệ 10.
Đặt vấn đề: “Các phương pháp nhân giống
truyền thống như bằng hạt, giâm, chiết, ghép có
4


những nhược điểm nhất định như: thời gian lâu,
hệ số nhân giống nhiều, giá thành cao, khả
năng kháng dịch bệnh thấp,. . . Để khắc phục

được những nhược điểm trên người ta tiến hành
Ứng dụng công nghệ sinh học để nhân giống
trên quy mô công nghiệp với quy trình chặt chẽ
mà chỉ cần một nhóm tế bào, trong một thời
gian ngắn có được hàng triệu cây con”
Qua ví dụ này cho thấy, giáo viên cần biết
phát hiện và so sánh những cái trong thực tiễn
và những cái được ứng dụng công nghệ tiên
tiến để đặt vấn đề, dẫn dắt học sinh tim hiểu tri
thức mới.
3. Ví dụ 3: Kể một mẩu chuyện “Bài 33: Ứng
dụng động cơ đốt trong dùng cho ô tô”
Đặt vấn đề: Từ khi xuất hiện động cơ đốt trong
do Nicolaus Otto phát minh năm 1876, người ta
coi xe hơi ra đời ở thời kỳ này mới là nguồn gốc
bởi có hình dáng và động cơ gần với ngày nay
5


nhất. Tiêu biểu đó là những chiếc xe do Gottlieb
Daimler,

Wihehm

Maybach hay Karl
Benz chế tạo.
Thời điểm đánh
dấu ôtô bắt đầu được chú ý đưa vào sản xuất
hàng loạt thành phương tiện di chuyển là năm
1892 tại Chicago (Mỹ). Ở đây người ta chứng

kiến một chiếc xe ôtô có 4 bánh, hệ thống đánh
lửa bằng điên, bộ bơm dầu tự động, đạt vận tốc
khoảng 20 km/h.
Nước Đức là đất nước đầu tiên đưa ôtô vào
sản xuất hàng loạt nhưng Mỹ mới là nơi chứng
kiến công nghiệp xe hơi lên ngôi. Trong bối
cảnh ngành còn sơ khai, người dẫn đất nước cờ
hoa chỉ hào hứng vào những chiếc xe hơi xa
hoa, đắt tiền mang thương hiệu Cadillac, Pascal
thì xuất hiện một nhân vật đi ngược xu hướng,
6


đó là Henry Ford. Người sau này trở thành nhân
vật tên tuổi nhất nền công nghiệp xe hơi Mỹ.
Cùng với châu Âu và châu Mỹ, tại châu Á
cũng có một đất nước nổi lên là Nhật Bản.
Chiếc xe đầu tiên của Nhật Bản có tên Takkuri,
do Uchiyama Komanosuke, kỹ sư ôtô đầu tiên
của xứ mặt trời mọc sản xuất vào năm 1907.
Tuy nhiên, số lượng ít, giá thành cao khiến xe
Nhật không thể cạnh tranh được với xe nhập từ
Mỹ.
Từ năm 1952, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ
với các hãng xe hàng đầu thế giới như Toyota,
Honda, Nissan xuất khẩu. Sở dĩ xe Nhật được
ưa chuộng rộng khắp bởi nhỏ gọn, ít tốn nhiên
liệu, giá cả hợp lý và đặc biệt bền, ít trục trặc.
Đến thời điểm hiện nay, châu Á vẫn là nơi
sản xuất nhiều ôtô trên thế giới nhất với sự nổi

lên của Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan...
7


Đây cũng là thị trường hấp dẫn với bất cứ hãng
xe nào trên thế giới bởi kinh tế đang trên đà
phát triển nóng, dân số đông và lượng xe chưa
đạt mức bão hòa.
Xu hướng hiện nay ngoài vấn đề tiết
kiệm,chất lượng tốt thì người tiêu dùng còn
hướng tới yếu tố thiết kế ấn tượng và tính tiện
dụng cao. Vì thế sự cạnh tranh về mức giá dần
mất ý nghĩa, thay vào đó là thỏa mãn và gợi mở
nhu cầu khách hàng.
4: Ví dụ 4:Khai thác tính liên môn
Bài 21: Nguyên lý làm việc của Động cơ đốt
trong – Công nghệ 11
Đặt vấn đề: Môn Vật lý các em đã được tìm
hiểu về “Tay quay- Con trượt”: Động cơ đốt
trong hoạt động dựa trên
nguyên lý đó.

8


Giáo viên đưa ra câu hỏi: Mô tả nguyên tắc
hoạt động của nguyên lý tay quay-con trượt:
Nguyên lý hoạt động là từ chuyển động tròn
đều thành chuyển động thẳng và ngược lại.
Hôm nay thầy và các em sẽ tìm hiểu về

nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong dựa
trên nguyên lý tay quay – con trượt.
C. KẾT LUẬN
Qua thực tế giảng dạy trong những năm qua
tôi luôn xác định được mục tiêu trong nhà
trường đồng thời cũng hiểu sâu sắc được vai trò
của môn trong việc giáo dục học sinh phát hiện
ra những mặt hạn chế và có một biện pháp
nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn. Tôi
thấy việc nắm vững phương pháp và cách tổ
chức cơ bản về môn cũng như việc xây dựng
cho mình một cách tổ chức dạy học vững chắc,
tìm ra những giải pháp dạy học phù hợp của
môn sẽ có tác dụng và ý nghĩa rất quan trọng
9


trong hoạt động dạy và học, giúp cho giáo viên
có một định hướng đúng đắn, phù hợp một cách
thức tổ chức giờ học hợp lý giúp cho học sinh
hứng thú tìm hiểu, khám phá thế giới một cách
say mê, hấp dẫn, góp phần giáo dục nên những
con người toàn diện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Văn Khôi (chủ biên), Công nghệ
11-Công nghiệp, NXB Giáo dục, 2007
2.Nguyễn Văn Khôi (chủ biên), Công nghệ
12, NXB Giáo dục, 2007
3.Nguyễn Văn Khôi (chủ biên), Công nghệ
10, NXB Giáo dục,2007

4.Mạng internet.

10



×