Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Nhận xét tác dụng của điện châm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhi viêm não nhật bản sau giai đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.02 MB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với mong muốn được học hỏi kinh nghiệm và kiến thức khoa học trong
nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị tốt cho bệnh nhân, Tôi đã theo học tại Học viện Y
Dược học cổ truyền Việt Nam đến nay đã 4 năm, với vốn kiến thức đã được tích lũy
qua sự truyền thụ của thầy cô giáo, tôi lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là:
“Nhận xét tác dụng của điện châm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhi
viêm não Nhật bản sau giai đoạn cấp”. Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, các Thầy cô giáo của Học viện Y Dược
Học Cổ Truyền Việt Nam, đã dạy dỗ và truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt 4
năm qua .
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS- TS Nguyễn Bá Quang - Viện phó, Trưởng
khoa châm cứu Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
- Tôi xin trân thành cảm ơn các bác sĩ và điều dưỡng Khoa nhi, Phòng kế
hoạch tổng hợp Bệnh viện châm cứu Trung ương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình lấy cỡ mẫu bệnh nhi.
- Khóa luận tốt nghiệp này là thành quả trong suốt thời gian nghiên cứu và
cũng là hành trang để tôi tiếp tục học tập nhiều hơn trong quá trình nghiên cứu và
áp dụng vào việc chẩn đoán - điều trị cho bệnh nhân sau này. Trong thời gian học
tập và trình bày khóa luận, Tôi chưa phát huy và thể hiện được nhiều như mong
muốn, song tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình, đóng góp chân thành từ
các Thầy cô giáo, các đồng nghiệp… để tôi hoàn thiện mình hơn.
- Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những tình cảm, sự cổ vũ của gia đình và bạn bè
thân thiết của tôi trong suốt quá trình học tập để tôi hoàn thành khóa luận này.

Nguyễn Thị Kim Thanh.

-1-


BẢNG CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

Chữ viết thường
Enzym – Linked imnunosorbent assay
Thử nghiệm miễn dịch Enzym phát hiện kháng thể IgM
Nhà xuất bản
Viêm não nhật bản

Chữ viết tắt
ELISA
MAC-ELISA
Nxb
VNNB

MỤC LỤC

Trang
Bìa khóa luận.......................................................................................................................
Trang phụ bìa......................................................................................................................
Lời cảm ơn........................................................................................................................
Bảng các ký hiệu...............................................................................................................

2


Mục lục
Danh mục các bảng, đồ thị................................................................................................
Đặt vấn đề:........................................................................................................................
Chương I: Tổng quan cơ chế bệnh sinh............................................................................
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:......................................................
Chương III: Nhận xét kết quả nghiên cứu......................................................................
Chương IV: Bàn luận:.....................................................................................................
Chương V: Kết luận:.......................................................................................................
Chương VI: Kiến nghị&đề xuất.....................................................................................
Tài liệu tham khảo...........................................................................................................
Phụ lục ............................................................................................................................

DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ
TT
1
2

DANH MỤC
Tỷ lệ mắc bệnh di chứng sau VNNB cấp theo lứa tuổi và giới
Tỷ lệ bệnh nhi đến điều tri theo thời gian mắc bệnh


3

Các triệu chứng thần kinh thường gặp

4

Phân loại thể bệnh YHCT trước điều trị

3

GHI CHÚ


5

Phân loại thể bệnh của YHCT theo thời gian mắc bệnh

7

Điểm Orgogozo trung bình
So sánh điểm Orgogozo trước và sau điề trị ở các bệnh nhi theo

8

thời gian mắc bệnh

9

So sánh điểm Orgogozo trước và sau điều trị theo nhóm tuổi


10

So sánh điểm Orgogozo trước và sau điều trị theo thể YHCT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Trang
Sơ đồ 1.1. Chu kì truyền VNNB…………………………………………………7
Hình 2.1.Máy điện châm M7 do Bệnh viện Châm cứu TW sản xuất……………21

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm não Nhật bản (VNNB) là một bệnh nhiễm virus cấp tính ở hệ thống
thần kinh Trung ương và là một trong những bệnh nặng nhất thuộc nhóm viêm não
tiên phát. Bệnh này thường xảy ra ở nhiều nước khu vực Đông Á Thái Bình Dương
trong đó có Việt Nam.
Bệnh có tính chất địa phương, thường gặp ở trẻ em là lứa tuổi quan trọng
nhất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bệnh gây nên do virut VNNB, thuộc

4


nhóm Arbo virut typ B, lây truyền từ nguồn bệnh đến người qua muỗi đốt. Virut
VNNB sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phát triển và gây tổn thương nặng nề ở hệ
thống thần kinh Trung ương. Ở giai đoạn viêm não cấp, tỷ lệ tử vong của người
bệnh khá cao và nếu qua khỏi giai đoạn này thường thấy có nhiều di chứng về thần
kinh và tâm trí [20].
Những vụ dịch VNNB thường gặp tại khu vực Châu Á với tỷ lệ mới mắc
bệnh mỗi năm khoảng 45.000 trường hợp chủ yếu là trẻ em [65], [73].Theo
D.S.Burke (1998) ước lượng khoảng 25% trường hợp tử vong và 50% mang di
chứng thần kinh và tâm trí vĩnh viễn [65].
Ở Việt Nam, từ năm 1994 Viện Vệ sinh dịch tễ đã sản xuất được vắc xin

phòng VNNB [37]. Nhưng do ổ dự trữ virut nằm ở các loài chim hoang dã và điều
kiện canh tác lúa nước nên chỉ có thể khống chế chứ chưa thanh toán được. Vì thế
hàng năm số trẻ sau mỗi vụ dịch VNNB số trẻ mang di chứng ngày càng ra tăng.
Đã có nhiều công trình phục hồi chức năng cho các bệnh nhi mang di chứng
vận động bằng châm cứu đã khẳng định được tác dụng điều trị của châm cứu mang
lại nhiều kết quả tốt [1],[46],[47],[48],[52].
Tôi lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là: “Nhận xét một số tác dụng
của điện châm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhi viêm não Nhật bản
sau giai đoạn cấp”
Với mục tiêu:
Nâng cao phương pháp luận và thực tiễn điều trị về bệnh VNNB sau giai
đoạn cấp, đặc biệt là các bệnh nhị bị VNNB có di chứng liệt vận động, sớm dưa
trẻ trở lại hòa nhập cộng đồng.

Chương I
TỔNG QUAN
1. SƠ LƯỢC NGHIÊN CỨU VỀ VNNB
1.1. Trên thế giới:
Từ năm 1871 đến 1873 đã xuất hiện tản phát ở một số vùng của Nhật Bản bệnh
viêm não và sau này được mang tên là VNNB [20], [23].

5


-

Năm 1994, các nhà bác học Hoa kỳ đã chế tạo ra vacxin phòng VNNB từ chủng
Nakayama.

1.2. Ở Việt Nam:

-

Năm 1994, Viện Vệ sinh dịch tễ đã chế tạo thành công vacxin chống VNNB ở
Việt Nam [37].

2. Đặc điểm của VNNB theo y học hiện đại:
2.1 Định nghĩa và phân loại VNNB:
* Định nghĩa: là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương do VNNB
gây nên, lây truyền từ muỗi và là một trong những bệnh nặng nhất thuộc nhóm viêm
não tiên phát, có tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng.
* Phân loại:
-

Theo bảng phân loại quốc tế về bệnh tật lần thứ X của tổ chức Y tế thế
giới(ICD.X,1992) VNNB, mang mã số A.83.0 thuộc nhóm các bệnh viêm não
do muỗi truyền.

Trong bảng phân loại của Ủy ban quốc tế về phân loại virus(I.C.T.Y,1991), virus
VNNB được xếp vào nhóm B của các virus Arbor thuộc họ Flaviridae dòng Flavi
[1],[23],[65],[69].
2.2 Dịch tễ học:
2.2.1. Dich tễ học:
- VNNB đã lan tràn trên một lãnh thổ khá rộng của nhiều nước thuộc Đông Nam Á
và Tây Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam[64]. Những nơi thường có VNNB
được thông báo là Ấn Độ, Nepan, Malaysia, Philipin, Nhật Bản, Việt Nam…[5],
[20],[64],[66].
-

Bệnh VNNB thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng người lớn thường ít gặp hơn là
trẻ em, bệnh không liên quan đến giới tính [1],[36],[68].


-

Mùa viêm não ở miền Bắc có đỉnh cao vào tháng 5,6,7 thường xảy ra hàng năm,
Miền Nam chưa thấy xảy ra thành dịch [21],[61].

-

Về ổ chứa virus: theo cổ điển coi loại chim hoang dã đặc biệt là diệc (Heron).
Ngoài ra tỷ lệ kháng thể dương tính cao đối với virus VNNB đã được chứng
minh ở lợn ,ngựa ,các loài chim và hiếm gặp hơn ở trâu ,bò ,dê ,cừu ,chó ,khỉ
.nhóm súc vật nhiễm bệnh cao thì chim có thể coi là ổ chứa virus tiên phát thể

6


thông qua véc tơ truyền bệnh và truyền sang ổ thứ phát là vật nuôi trong nhà
(chủ yếu là lợn) [21],[60],[66],[70].
-

Cách lây truyền: Do nhiều loại muỗi, nhưng chủ yếu là do muỗi Culex
Tritaennorhinchus là vật truyền chủ yếu ở Châu Á cũng như tại Việt nam [20],
[21].

Muỗi
Chim

Muỗi
Chim


Muỗi

Lợn

Muỗi

lợn
Muỗi

Người

Sơ đồ 1.1 Chu kỳ truyền bệnh VNNB
2.2.2. §Æc ®iÓm l©m sµng giai ®o¹n cÊp vµ tiÕn triÓn cña bÖnh:
2.2.2.1. Đặc điểm lâm sàng giai đoạn cấp (Thể điển hình):

. Trong giai đoạn viêm não cấp tính, bệnh thường xuyên diễn ra như sau:
- Thời kỳ tiền triệu từ 1-6 ngày, ngắn nhất có thể 24 giờ, đó là thể tối cấp, dài nhất
14 ngày với thể bán cấp. Các tiền triệu có thể là đau bụng, ỉa lỏng, mệt mỏi, chán ăn.
- Khởi phát: thường đột ngột với các triệu trứng như sốt, nhức đầu, nôn, lợm
giọng ... có thể có giật toàn thân hoặc cục bộ và nhanh chóng đi vào trạng thái hôn
mê.
- Toàn phát: với các triệu chứng chủ yếu là:
+ Những dấu hiệu màng não như cứng gáy và Kerning dương tính.

7


+ Những rối loạn vận động như co giật liên tiếp và liệt vận động cơ.
+ Những rối loạn ý thức, đặc biệt từ ngủ gà đến hôn mê.
+ Những rối loạn thần kinh thực vật, nổi bật là thường sốt cao trên 38 oC, trong

trường hợp nặng có kèm theo rối loạn hô hấp.

. Bốn triệu chứng trên có thể coi là tiêu biểu cho “Hội chứng viêm não cấp tính”
của VNNB, có tính chất gợi ý cho chẩn đoán [2],[20],[32],[36]
2.2.2.2. Tiến triển:

* Tử vong:
- Một số trường hợp nặng tiến tới tử vong hoặc hôn mê sâu, trong trường hợp
này bệnh nhi thường thấy sốt cao quá 40°C có thể kèm theo các rối loạn thần kinh
thực vật trầm trọng, bao gồm: rối loạn hô hấp, tăng tiết đờm dãi, động kinh liên tục,
nôn ra chất màu nâu và đột ngột ngừng thở, ngừng tim rồi tử vong. Tử vong ngày
thứ 3 đến ngày thứ 8 của giai đoạn cấp.

* Giai đoạn lui bệnh:
- Ở những bệnh nhi còn sống sót, bệnh cảnh lâm sàng chuyển từ giai đoạn toàn
phát sang giai đoạn bán cấp và kéo dài (giai đoạn lui bệnh và hồi phục). Tiến triển
của bệnh liên quan rất nhiều đến điều trị, co giật thường ngừng sau 24-48 giờ. Rối
loạn ý thức giảm dần trong 3-5 ngày. Nhiệt độ dần trở về bình thường từ tuần thứ 2
trở đi. Các rối loạn khác cũng thoái giảm sau 10-14 ngày [19],[20],[26]. Đối với
trường hợp phục hồi hoàn toàn nhiệt độ trở về bình thường, ý thức tỉnh táo trở lại,
chức năng thần kinh tâm trí dần phục hồi.
- Các di chứng sớm: Liệt cứng, liệt thần kinh sọ não, hội chứng ngoại tháp, nói
khó-thất ngôn, động kinh.
- Di chứng muộn (khoảng trên 1 tháng): Là những triệu chứng không thể tự hồi
phục được.
2.3. Đặc điểm cận lâm sàng.
2.3.1. Dịch não -tuỷ
Xét nghiệm dịch não- tủy rất quan trọng đối với bệnh nhân VNNB.
Theo nhiều tác giả thấy phần lớn quá tăng tế bào não-tủy. Theo Timofeev
(1964), protein-não tủy không tăng quá 1g/l, còn tế bào não tủy tăng 20-400/ml chủ

yếu là lympho bào [56].

8


Theo Lê Đức Hinh và cộng sự, ở trẻ em khoàng 90% trường hợp VNNB đều có
biến đổi thành phần dịch não - tuỷ: mức tăng của Protein từ 0,5 đến 1g/l và tế bào từ
10 đến 100 bạch cầu/ml với ưu thế là lympho, còn lượng glucoza và clorua trong
dịch não - tuỷ không thay đổi [20],[22].
2.3. Xét nghiệm huyết học
Trong máu, bạch cầu tăng cao, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, tốc độ
máu lắng thường cũng tăng.
Kết quả đường huyết, urê huyết điện giải đồ trong giới hạn bình thường [20],
[32],[34].
2.3.3. Giải phẫu bệnh:
Giải phẫu đại thể thường không đủ để xác định chẩn đoán. Chỉ có giải phẫu vi thể
mới có thể cho phép phân biệt tổn thương của VNNB với các bệnh viêm não khác [15].
Đặc điểm chung là có biểu hiện chống đỡ tích cực, tại chỗ, tức thời, phản ứng
phù nề nhiều hơn là hủy hoại. Tổn thương chủ yếu là chất xám vỏ não, đặc biệt là
vùng thái dương, vùng trán và các nhân xám trung ương. Tổn thương cũng thấy ở
đồi thị, hạ khâu não, thân não, cấu tạo lưới và tiểu não [15],[20],[30],[34],[53].
Về đại thể: có xung huyết và phù nề ở não, màng não. Đôi khi có ổ chảy máu ở
màng não với chảy máu qua thâm nhập.
Về vi thể: biểu hiện hình ảnh một phức hệ viêm não. Đặc trưng chủ yếu về giải
phẫu bệnh vi thể của VNNB ở giai đoạn cấp tính là các vỏ ngoại quản, các đám tế
bào và các ổ hoại tử chưa chiếm ưu thế trong các tầng chất xám khác nhau [15],
[23].
Các tổn thương này phân bố rộng dãi ở đại não, tiểu não, thân não, tủy sống. Các
tổn thương này thường phân bố nặng nhất khu trú trong sừng Ammon, hạt nhân bên
của đồi thị và nhân liềm đen. Các tổn thương thực chất đã làm tan rã các bao

myelin. Nhưng vẫn còn tương đối tôn trọng sợi trục thần kinh. Sự bảo toàn các sợi
trục thần kinh là cơ sở cho phục hồi chức năng, là biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng
giảm nhẹ dần đi.
Các tổn thương ở vỏ não là cơ sở của rối loạn tâm thần và sự chậm phát triển trí
tuệ, các cơn động kinh, mất vận động ngôn ngữ…
Các tổn thương vùng dưới vỏ xâm phạm vào diện ngoại tháp như các nhân xám,
đồi thị, thể vân, liềm đen, nhân đỏ, nhân đuôi…gây nên các di chứng của hệ ngoại

9


tháp. Tuy nhiên các biến đổi giải phẫu vi thể cũng không đặc hiệu với riêng VNNB
[19],[20].
2.4. Chẩn đoán.
Qua hiểu biết về đặc điểm dịch tễ lâm sàng sinh học kể trên về VNNB có thể
nhận diện các trường hợp bệnh ở Việt Nam dựa trên các tiêu chuẩn chủ yếu như sau
[20],[23].
- Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VNNB theo Lê Đức Hinh (1987).
Năm 1987, Lê Đức Hinh [20] dựa trên những đặc tính kinh điển của VNNB, những
quy ước quốc tế về chẩn đoán, đã đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán VNNB như sau:
Bảng Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VNNB
Nhóm

Tiêu

Tiêu chuẩn chính

chuẩn

1 Hội chứng màng não (cơ năng và thực thể)


sàng

phụ
1. Bệnh nhân ≤

2. Hội chứng viêm não cấp tính với bộ ba 15 tuổi (thường từ

Lâm
I

Tiêu chuẩn



dịch tễ

triệu chứng:

2-7 tuổi)

- Sốt trên 380C

2. Mắc bệnh

- Co giật liên tiếp và liệt vận động

vào mùa hè (tháng

- Ngủ gà hoặc hôn mê

1. Dịch não tuỷ

5 - 8)
1.Đường huyết:

- Tế bào 10-100 bạch cầu/1ml ưu thế tế bào bình thường
Xét
II

lympho

2. Điện giải đồ:

nghiệm

- Protein: 0,50-1,0g/l

bình thường

thông

- glucoza và clo: bình thường

thường

2. Công thức máu:
- Bạch cầu tăng cao

III


Xét
ngiệm
đặc hiệu

- Tỷ lệ trung tính tăng cao
Cho mọi trường hợp
- Phát hiện kháng thể IgM theo kỹ thuật
MAC-ELISA: dương tính.
- Phản ứng huyết thanh dương tính với kháng
nguyên Nakayama.
+ Máu kép: tăng động lực kháng thể
+ Máu đơn: Hiệu giá 1/640 (ngăn ngưng kết

10


hồng cầu)
- Theo tổ chức Y tế Thế giới năm 1992, tiêu chuẩn chẩn đoán của VNNB (ICDX/1992) [30],[34] dựa trên:
Lâm sàng và chẩn đoán huyết thanh dương tính
2.5. Tin hình nghiên cứu các di chứng về thần kinh và tâm thần VNNB.
VNNB có tỷ lệ tử vong cao, số bệnh nhi sống sót thương mang nhiều di chứng
về thần kinh, tâm thần và thường kết hợp nhiều di chứng trên một bệnh nhi [20],
[28],[30]
Năm 1948, sau vụ dịch viêm não lớn xảy ra ở Tokyo, S.Tatetsu đã nghiên cứu
117 bệnh nhân từ giai đoạn cấp tính tiếp cho tới 1 tháng đến 4 tháng sau và đã cho
những phân tích sâu sắc về các rối loạn thần kinh và tâm trí. Theo tác giả, đa số các
trường hợp thấy co cứng cơ, vẻ mặt nghèo nàn, nét mặt sững sờ, tăng trương lực cơ,
tăng động kiểu run, múa giật, múa vờn (68%). Rối loạn ý thức, bản thân tỏ ra có
quan hệ chặt chẽ với những triệu chứng tăng động. Liệt vận động, tăng phản xạ gân
xương, dấu hiệu Babinski là triệu chứng hay gặp [79].

Goto A. theo dõi từ 3 đến 10 năm (1953-1962) các bệnh nhân VNNB cho thấy
các rối loạn thần kinh và tâm thần trong giai đoạn cấp và bán cấp rất đa dạng,
thuyên giảm dần dần và chậm chạp. Thường có di chứng trở thành vĩnh viễn sau ba
năm [66].
Matsunaga và cộng sự [73] thống kê 324 trường hợp VNNB tại Nhật bản thấy
31% phục hồi hoàn toàn, 48% để lại di chứng, 17% tử vong, không theo dõi được
4%.Các di chứng về vận động nổi bật nhất là liệt nửa người, liệt tứ chi ở các mức độ
khác nhau.
Theo Lê Đức Hinh [20] tỷ lệ di chứng VNNB là 50%. Trần Trọng Hải và cộng
sự [13] thấy 81,49% có biểu hiện rối loạn vận động, 74,08% có giảm trí tuệ trong
đó có 24, 69% không đủ khả năng giao tiếp, 1,23% mù và điếc.
Giai đoạn di chứng thỉnh thoảng còn sốt trở lại, sốt thường không có chu kỳ.
Những trường hợp sốt trở lại hay gặp ở những trẻ giai đoạn cấp nặng, thể trạng suy
kiệt nhiều và thường có bội nhiễm.

11


Tóm lại những biểu hiện di chứng nổi bật của bệnh VNNB theo Lê Đức
Hinh [20] là:
- Chậm phát triển tâm lý và vận động ở trẻ em.
- Động kinh cục bộ hoặc hoàn toàn.
- Rối loạn trương lực về vận động thần kinh đặc biệt là hội chứng kiểu Pakinson.
- Rối loạn xúc cảm, rối loạn tác phong tình hình và nhân cách.
- Sa sút trí tuệ.
2.6. Phục hồi chức năng theo y học hiện đại:
VNNB là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề, do đó
việc phục hồi chức năng là rất cần thiết. Theo tổ chức Y tế Thế giới, vẫn chưa có
thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị di chứng mới chỉ dừng ở điều trị triệu chứng và
hỗ trợ chăm sóc, tập phục hồi chức năng.

2.6.1. Thuốc [2] :
- Chống rối loạn trương lực cơ và các động tác bất thường: thuốc giãn cơ và
thuốc chống Parkinson.
- Chống co giật, động kinh và các trạng thái kích động: thuốc an thần và thuốc
chống động kinh.
- Chống bội nhiễm bằng kháng sinh thích hợp.
2.6.2. Phục hồi chức năng
Sau giai đoạn cấp, việc phục hồi chức năng là biện pháp điều trị quan trọng nhất
[12],[37],[39].
- Phục hồi chức năng vận động bằng châm cứu xoa bóp trị liệu, vận động trị
liệu, hoạt động trị liệu, dụngcụ trợ giúp và chỉnh hình.
- Phục hồi chức năng còn bao gồm các biện pháp y học, xã hội học, giáo dục và
kỹ thuật phục hồi nhằm giảm tối đa các di chứng bệnh là một phương pháp nhờ đó
người bệnh được hoàn toàn trả lại sức khoẻ và khả năng tự hoạt động trong cuộc
sống của mình.
* Phục hồi chức năng tại các trung tâm (bệnh viện) có sự trợ giúp của cán bộ y
tế chuyên ngành phục hồi chức năng và các phương tiện.
* Phục hồi chức năng ngoại viện: cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng
đem phương tiện đến tận nơi có người tàn tật để giúp họ.

12


* Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: là quá trình chuyển giao kiến thức,
kỹ năng từ cán bộ phục hồi chức năng cho các thành viên của cộng đồng, gia đình
và bản thân người bệnh.
* Kỹ thuật phục hồi chức năng:
- Phục hồi vận động: phục hồi sớm, toàn diện, khuyến khích tập các vận động
thông thường, tập theo các giai đoạn, theo sự phát triển của mọi lứa tuổi. Khuyến khích
trẻ học các động tác liên quan đến đời sống hàng ngày, tập các tư thế nằm, ngồi quỳ,

đứng thẳng. Chống biến dạng các khớp. Đối với các cháu bị co cứng nhiều, cần chống
co cứng bằng cách làm mềm cơ bi co cứng khuyến khích trẻ vận động giúp cho cơ thể
tránh được những tư thế co cứng và chống biến dạng. Đối với thể mềm nhẽo nên
khuyến khích các vận động làm tăng cường sức hoạt động của cơ.
+ Dụng cụ trợ giúp vận động như: ghế, bàn tập đứng, xe lăn, ván trượt, khung đi,
nạng...
+ Dụng cụ chỉnh hình gồm: nẹp, máng để chống co rút, giầy chỉnh hình về chiều
cao và nắn bàn chân bị khèo.
+ Dụng cụ tập luyện: thang thường, thang dây, ròng rọc, bao cát để kéo giãn cơ,
xe đạp, nẹp máng gỗ.
2.6.3. Chăm sóc và dinh dưỡng:
Chỉ có tác dụng điều trị hỗ trợ, nhưng cũng rất cần thiết, giúp cho điều trị phục
hồi chức năng đạt được kết quả tốt hơn.
- Nâng cao thể trạng: chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và năng lượng, đủ muối
khoáng và vitamin. Ăn từ lỏng tới đặc dần, nếu cần có thể nuôi dinh dưỡng qua ống
thông mũi - dạ dày.
- Chống loét: Với những trẻ em rối loạn vận động nhiều phải nằm tại chỗ cần vệ
sinh hàng ngày, thay đổi tư thế nằm ...
3. ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG THEO Y HỌC CỔ
TRUYỀN
3.1. Đặc điểm VNNB theo y học cổ truyền:
3.1.1. Hệ thống các bệnh ôn nhiệt
Từ đời xưa truyền lại, cách điều trị các bệnh ôn nhiệt đã được danh y đời Thanh
thế kỷ XVIII, XIX như Diệp Thiên Sỹ, Ngô Cúc Thông, Vương Mạnh Anh ... dựa
trên kinh nghiệm của các danh y đi trước và của Giáo sư Nguyễn Tài Thu, kết hợp

13


với những hiểu biết thực tế xây dựng thành học thuyết ôn bệnh. Các học thuyết này

nghiên cứu về các bệnh ngoại cảm nhiệt tà trong bốn mùa, trong đó có nhiều triệu
chứng ôn nhiệt, có khi gây thành dịch. Tuỳ theo bệnh phát vào mùa nào mà có
những tên gọi khác nhau: mùa xuân - xuân ôn, mùa hạ - thử ôn, cuối hạ đầu thu thấp ôn, mùa thu - thu táo, mùa đông - đông ôn. Các vụ dịch VNNB thường phát
vào mùa hè nên gọi là thử ôn. Tất nhiên thử ôn không phải là VNNB nằm trong thử
ôn. Căn cứ vào ngyên tắc biện chứng luận trị của y học cổ truyền, vận dụng phương
pháp điều trị thử ôn vào VNNB, thực tiễn chứng minh có kết quả tốt.
Theo học thuyết ôn bệnh, thử tà là thử nhiệt cực thịnh, làm tổn thương tân dịch
rất mạnh khi vào đến phần huyết nhệt làm can phong nội động, khiến bệnh nhi co
giật hàm răng nghiến chặt còn gọi là thể phong hoặc kinh phong. Nhiệt nhập vào
Tâm bào, bế Tâm khiếu sinh mê man. Nhiệt thịnh làm bệnh nhi sốt cao,nhiệt cực
sinh hàn, làm chân tay giá lạnh, tuy thân vẫn nóng còn gọi là thể quyết. Bệnh diễn
ra tất nhanh, giai đoạn bệnh ở vệ và thượng tiêu chỉ sảy ra trong thời gian rất ngắn,
chuyển sang phần khí, doanh, huyết.
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng y học cổ truyền
Theo giáo sư Nguyễn Tài Thu[47],[48],[50] chia ra các giai đoạn như sau:
Các giai đoạn ôn bệnh:
* Thời kỳ vệ (Giai đoạn khởi phát):
Triệu chứng: bệnh nhân có sốt, hơi ớn lạnh, có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, đau đầu,
buồn ngủ, đau mỏi thân mình.
-Rêu lưỡi trắng mỏng.
-Mạch:phù, sắc.
* Thời kỳ phần khí (giai đoạn đầu của toàn phát chưa có biến chứng)
Triệu chứng: sốt cao, mồ hôi nhiều, thở mạnh, nhức đầu, khát nước, răng khô.
- Chất lưỡi đỏ.
- Mạch:sác, hồng đại
* Thời kỳ doanh (vinh) (giai đoạn toàn phát có biến chứng)
Triệu chứng: sốt cao 40-410C, hôn mê, gây cứng, co giật.
- Lưỡi đỏ sẫm, khô.
- Mạch: tế, sác
* Thời kỳ( giai đoạn có biến chứng nặng)


14


Triệu chứng: Sốt cao li bì, hôn mê, nói sảng, co giật, nhãn cầu đảo ngược, có nốt
ban đỏ hoặc nôn ra máu, nhịp thở rối loạn.
- Lưỡi đỏ sẫm, rêu vàng khô.
- Mạch: tế, sác.
Trên lâm sàng, bệnh thường qua phần vệ rất nhanh rồi chuyển sang phần khí, vì
vậy một số tác giả hay chia thể vệ khí là một, rồi mới đến phần doanh và huyết[52].
Khi ôn bệnh đã tác động vào phần doanh, phần huyết thì bệnh rất khó chữa, di
chứng rất nặng nề.
Giai đoạn vệ khí là tương đương với thời đầu của giai đoạn toàn phát nhưng
chưa có các triệu chứng não, màng não.
Doanh huyết là giai đoạn có biến chứng mất nước, nhiễm độc thần kinh, rối loạn
điện giải.
* Giai đoạn sau:
Tác nhân gây bệnh (thử ôn) xâm nhập vào cơ thể làm tổn thương đến tạng phủ, khí
huyết, kinh mạch. Bệnh nhân sau khi sốt lui hồi phục dần nhưng do sốt kéo dài lâu ngày
gây hao tổn tân dịch (âm hư) và để lại các di chứng thần kinh, tâm thần [3],[52].
3.1.3. Giai đoạn phục hồi và di chứng
Do nhiệt vào phần huyết kéo dài làm tân dịch hao tổn không nuôi dưỡng được
gân cơ, tinh huyết khô kiệt thủy không nuôi dưỡng được can mộc, âm hư liên cập
đến dương, làm khí âm dương đều hư. Thử thường hiệp thấp, thấp bị thử cô lại
thành đàm, bế tắc tâm khiếu, trở trệ mạch lạc, sinh đần độn khó nói, chân tay co
cứng hoặc tê liệt.
Dựa vào biện chứng theo dinh vệ khí huyết và quy nạp vào bát cương để đánh
giá bệnh thuộc chứng trạng lý thực nhiệt hay lý hư nhiệt.
Lý thực nhiệt: bệnh nhi gầy, miệng họng khô hết sốt không có mồ hôi lòng bàn
tay bàn chân nóng đỏ, sắc mặt đỏ, môi lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô, tiếng nói to thường

quấy khóc la hét vật vã, mất ngủ, phiền nhiệt, chân tay co cứng xoắn vặn, run giật,
co giật, mạch phù sác hoặc hoạt sác. Đối với trẻ dưới 5 tuổi chỉ văn nổi chạy đến
phong quan hoặc mệnh quan màu tím hoặc tía.
Lý hư nhiệt: bệnh nhân đần độn, kém linh hoạt không nói, sắc nhợt, hoặc tối.
Tiếng khóc nhỏ yếu hoặc không thành tiếng, lòng bàn tay bàn chân lạnh nhợt. Chân
tay co cứng hoặc liệt, không ngồi được sắc mặt trắng nhợt chất lưỡi nhợt. Mạch

15


trầm sác hoặc tế sác. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, chỉ vân tay chìm màu nhạt hoặc xanh
tía chạy đến khí quan thể hết khí quan trong trường hợp nặng.
3.2. Phác đồ điều trị di chứng sau VNNB theo y học cổ truyền:
Hiện nay y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp chữa di chứng liệt sau
VNNB như xoa bóp dưỡng sinh, hào châm, nhĩ châm, trường châm, gõ kim hoa
mai, điện châm, cấy chỉ...
Tại bệnh viên châm cứu, qua kinh nghiệm của Giáo sư Nguyễn Tài Thu đã
dùng điện châm phục hồi liệt vận động sau viêm não và theo phác đồ như sau:
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc, bình can tức phong, khai khiếu
tỉnh thần, bổ âm (bổ can tì thận).
- Kinh huyệt điều trị là dùng các kinh Dương minh Vị, kinh Dương minh Đại
trường, Thái dương Bàng quang, Thiếu dương Tam tiêu, Thiếu dương Đởm, Mạch
Đốc và kinh Thái tỳ âm, kinh Quyết âm can, Thiếu âm tâm, Quyết âm tâm bào,
Kinh Dương minh đại trường.
- Huyệt điều trị: Tả Bách hội, Đại chuỳ, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc xuyên
Lao Cung, Kiên trinh xuyên Cực tuyền, Giáp tích C3 xuyên C7,Giáp tích L1 xuyên
S1, Trật biên xuyên Hoàn khiêu, Thừa phù ,Uỷ trung, Thừa sơn, Dương lăng tuyền,
Lương khâu, Phục thỏ, Giải khê, Túc lâm khấp, Hành gian, Thái xung.
Bổ: Nội quan, Thần môn, Tam âm giao, Túc tam lý, Huyết hải.
3.3. Vai trò của châm cứu, điện châm trong điều trị:

3.3.1. Đại cương châm cứu [45],[47],[49].
Sách linh khu viết: Mục đích và phạm vi của việc dùng châm là để điều hoà khí
[6]. Điều khí là bản chất chính là điều hoà khí âm dương, trên cơ sở tả cái thực của
khí hữu dư, bổ cái hư của khi bất túc ở những vị trí khác nhau của cơ thể, do những
tà khí khác nhau gây ra. Tả cái thực của khí hữu dư chính là để ngăn chặn và đuổi tà
khí gây bệnh ra khỏi cơ thể (khu tà). Bổ cái hư của khí bất túc nhằm phục hồi và
nâng cao sức chống đỡ của cơ thể (phù chính). Âm dương được điều hoà, khí huyết
được lưu thông thì mọi bệnh tật có thể khỏi và mọi chứng đau sẽ hết. Điều này y
học cổ truyền gọi là “tăng cường chính khí để đuổi tà khí” [49],[50].
Theo quan điểm của y học hiện đại, hiệu quả chính của châm cứu là điều hoà
chức phận của cơ thể, nâng cao sức chống đỡ, tăng cường chức năng hệ miễn dịch
và các khả năng chống viêm, giảm đau, chống co thắt và chống liệt.

16


* Tác dụng của châm cứu nổi bật trong lĩnh vực điều trị rối loạn các chức năng
của y học hiện đại. Phạm vi ứng dụng của châm cứu ngày càng được ứng dụng,
trong hầu hết các bệnh, ở tất cả các chuyên ngành như Nội, Ngoại, Sản, Nhi ...
nhưng tác dụng rõ nhất trong điều trị rối loạn chức năng thần kinh [49],[52].
* Hiện nay châm cứu được dùng nhiều và thu được những kết quả khả quan để
điều trị các bệnh của hệ thần kinh sau [46],[47],[52],[57].
- Viêm hoặc liệt dây thần kinh ngoại biên, đám rối, thần kinh rễ, cổ, ngực, lưng,
cùng như liệt dây thần kinh do lạnh, đau dây thần kinh tam hoa, đau dây thần kinh
liên sườn, đau dây thần kinh hông ...
- Đau đầu, rối loạn thần kinh tuần hoàn não, hội chứng nhức nửa đầu, hội chứng
suy nhược thần kinh ... mất ngủ, đái dầm, thấp khớp.
- Và chữa những bệnh khó như chữa di chứng tai biến mạch máu não, viêm
màng não, viêm màng nhện tuỷ, bại liệt trẻ em ...
- Châm tê để mổ trên 60 loại phẫu thuật.

3.3.2. Vai trò sử dụng điện châm và kích thích điện.
Điện châm là tác động vào huyệt (qua kim châm cứu) tức là dùng một máy điện
tử tạo xung điện với tần số và cường độ thích hợp để kích thích và điều hoà sự vận
hành của khí huyết. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của các cân cơ, các dây thần
kinh, các tổ chức làm tăng cường sự dinh dưỡng và điều chỉnh chức năng của các
mô các hệ thống cơ quan đưa trạng thái của cơ thể trở về trạng thái thăng bằng âm
dương để tiêu trừ bệnh tật [49].
Như vậy điện châm nhằm mục đích điều khí như các hình thức châm khác.Tả ở
nơi trệ khí, bổ ở nơi khí thiểu, như vậy nhanh chóng tiêu trừ được bệnh tà, lấy lại
trạng thái cân bằng âm dương. Hiện nay kỹ thuật điện châm đã được bệnh viện
Châm cứu Trung ương sử dụng nhiều trong điều trị bệnh nói chung và trong liệt vận
động ở bệnh nhi VNNB sau giai đoạn cấp nói riêng.
3.4. Nghiên cứu điều trị di chứng sau VNNB theo y học cổ truyền
Ở Việt Nam từ năm 1961 đến 1965, Khoa Nhi viện Đông y Trung ương thừa kế
kinh nghiệm của lương y Nguyễn Trọng Cầu và Lương y Trần Đức, ban đầu chỉ
dùng thuốc nam đơn thuần kết hợp với châm cứu xoa bóp đã giải quyết một phần di
chứng do viêm não gây ra [3].

17


Những năm 1971 - 1981, Nguyễn Tài Thu đã tổng kết điều trị ở trẻ em, người
lớn do viêm não, viêm màng não, đạt kết quả khả quan, trong các sách Tân Châm,
Điện Châm, Thuỷ châm, Mai hoa châm [46],[47],[49].
Năm 1992, Khoa Y học dân tộc Bệnh viên đa khoa Hai Bà Trưng - Sở Y tế Hà
Nội nghiên cứu, châm cứu phục hồi di chứng vận động cho 25 bệnh nhân sau viêm
não do Trần Thị Hiền, Ngô Quang Thái và cộng sự thực hiện [16] thấy kết quả loại
A và B là 84, 4%.
Năm 1993, Hoàng Bảo Châu, Trịnh Thị Nhã và cộng sự đã báo cáo đề tài
" Nghiên cứu hồi cứu 70 bệnh án điều trị bệnh VNNB” bằng Hào châm [4], cho

thấy tỷ lệ tốt 26%, khá là 60%, không tốt là 14%.
Năm 1994 - 1996, Giáo sư Nguyễn Tài Thu và cộng sự tiến hành đề tài cấp bộ:
" Tân châm phục hồi di chứng vận động sau viêm não" và đã nghiệm thu năm
1996 [48]. Với kết qủa khỏi, đỡ cao, tháng 11 năm 1997. Giáo sư Nguyễn Tài Thu
là chủ đề tài cấp nhà nước khoa học công nghệ và môi trường Bộ Y tế - 11 KHCN
" Điện châm phục hồi vận động cho 120 bệnh nhân di chứng viêm não" với tỷ lệ
khỏi và đỡ nhiều chiếm 82,5% bệnh nhân đỡ ít 17,5% [50] .
Năm 2001, Nguyễn Thị Tú Anh [1] dùng điện châm cho 116 bệnh nhi do di
chứng VNNB sau giai đoạn cấp, cho kết quả 39,65% (46 trẻ khỏi), đỡ nhiều
46,55%, đỡ ít 13,8%.
Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành :
“Nhận xét một số tác dụng của điện châm phục hồi chức năng vận động
cho bệnh nhi viêm não Nhật bản sau giai đoạn cấp”
Chương II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm các bệnh nhi dưới 16 tuổi có huyết thanh chẩn đoán là VNNB đã được
điều trị qua giai đoạn cấp tại Viện Nhi đến khám và điều trị nội trú tại Khoa Nhi
Bệnh viên Châm cứu Trung ương.
1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhi
Lâm sàng và chẩn đoán huyết thanh dương tính
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhi giai đoạn cấp:

18


- Về lâm sàng: Tất cả bệnh nhi này đã được chẩn đoán là VNNB và điều trị qua
giai đoạn cấp ở Viện Nhi, sau đó được chuyển vào điều trị tại khoa Nhi bệnh viện
Châm cứu Trung ương một cách ngẫu nhiên.
+ Bệnh nhi hết sốt.

+ Bệnh nhi hết hôn mê.
+ Mạch, huyết áp, nhịp thở trong phạm vi bình thường.
Có các rối loạn vận động như:
+ Rối loạn trương lực cơ: tăng hoặc giảm
+ Liệt vận động: liệt một chi, liệt nửa người, liệt hai chân, liệt tứ chi
+ Dấu hiệu ngoại tháp: tăng trương lực cơ kiểu ngoại tháp, run, múa, giật, múa
vờn và các động tác khác ...
- Về chẩn đoán huyết thanh:
Chẩn đoán huyết thanh dương tính với kháng thể kháng virus VNNB IgM.
Nơi làm xét nghiệm: Phòng vi sinh y học Viện Nhi với bộ sinh phẩm Mac - Elisa
chẩn đoán VNNB.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các bệnh nhi VNNB giai đoạn cấp.
- Các bệnh nhi có di chứng của hội chứng viêm não cấp tính không phải là
VNNB.
- Các bệnh nhi bị viêm não kèm theo các bệnh khác như: lao, ung thư, xơ gan,
suy thận, nhiễm HIV, viêm phổi… cũng không đưa vào đối tượng nghiên cứu.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu
1/2010 đến 5/2010
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Là phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên tự đối chứng (so
sánh trước và sau điều trị)
- Cơ mẫu nghiên cứu: N = 30 với độ tin cậy 95%
- Mô hình nghiên cứu:

19



Bệnh nhi có rối loạn vận động sau giai
đoạn cấp của VNNB

Nhóm nghiên cứu (được xây dựng theo
mẫu nghiên cứu giống nhau)

Trước
điều trị

Sau
điều trị

2.2.1. Phương tiện nghiên cứu
* Dụng cụ:
- Kim châm cứu: Các loại
Do bệnh viên Châm cứu Trung ương sản xuất bằng thép không rỉ,dài 1cm đến
60cm, đường kính 0,2 đến 1mm.
Bông cồn 700, khay, pineKose có mấu
- Máy điện châm 2 tần số bổ tả M7 do Bệnh viện Châm cứu Trung ương Việt
Nam sản xuất.
Bảng : Các thông số kỹ thuật của máy điện châm M7
Dạng xung
Tần số
Cường độ (I)
Biên độ xung
Độ rộng sườn xung
Điện nguồn

Kênh bổ
Blocking 1 chiều

0,5-30Hz

Kênh tả
Multistep xoay chiều
2 - 60 Hz

30-1800 xung/phút
Idx: 0 - 650 mcA
Udx: 0-70V
20ns
6Volts
Bảng 2.1:

120 - 3600 xung/phút
Idx:0-3mA
Udx: 0-200V
10ns

20


Máy điện châm

* Bổ với tần số từ 5 - 50HZ . F = 2HZ
* Tả với tần số từ 5 - 100HZ . F = 5HZ

2.2.2. Phác đồ điều trị và kỹ thuật châm và điện châm:
* Phác đồ điều trị
Mọi phương pháp điều trị của y học cổ truyền đều dựa theo nguyên lý hư thì bổ,
thực thì tả, điều hoà âm dương. Châm cứu có tác dụng cân bằng âm dương, điều hoà

chức năng tạng phủ, thông kinh hoạt lạc tại vùng bị bệnh theo nguyên tắc: “kinh
mạch sở quá, chủ trì sở cập” tức là kinh mạch đi qua vùng nào thì chữa bệnh vùng
đó.

21


Ngoài ra còn sử dụng các huyệt bổ tả toàn thân nhằm cân bằng âm dương của
tạng phủ kinh lạc.
Tuy số lượng huyệt trong phác đồ lớn, nhưng hàng ngày luân phiên 5-7 Cặp
huyệt sau:
* 1 lần châm thì chọn 5 cặp huyệt và thay đổi nhau dùng trong suốt quá trình
điều trị, có thể thay đổi châm theo tư thế nằm sấp, nằm ngửa.
- Đầu và cổ: Bách hội , Giáp tích cổ C2- C7.
+ Ở chi trên:
Châm tả: Kiên ngung xuyên Tỳ nhu, Khúc trì xuyên Thủ tam lý, Hợp cốc xuyên
Lao cung , Kiên trinh xuyên Cực tuyền.
+ Ở chi dưới
Châm tả: Trật biên xuyên Hoàn khiêu, Thừa phù, Ủy trung, Dương lăng tuyền,
Lương khâu, Phục thỏ, Giải khê, Khâu khư, Túc lâm khấp, Địa ngũ hội, Hành gian,
Thái xung, Giáp tích L1-S1.
Châm bổ: Túc tam lý , Huyết hải, Nội quan, Thần môn , Tam âm giao.
* Kỹ thuật điện châm:
Châm kim chọn kim cho thích hợp theo chiều dài các huyệt đạo và tùy theo độ
nông sâu của huyệt.Có những huyệt cần châm xuyên. Khi châm kim vào huyệt đạo
ta phải qua da nhanh để tránh đau cho bệnh nhi.
* Chi trên: châm tả Đại trường kinh, Tam tiêu kinh, Tiểu trường kinh, Mạch đốc,
Thiếu âm tâm kinh, Quyết âm tâm bào kinh.
Kỹ thuật châm: Đảm bảo đến đắc khí.
+ Bách hội : Dùng kim 5-6cm châm dưới da sát xương.

+ Kiên ngung : Dùng kim 6-8cm, châm nghiêng xuyên tới huyệt Tỳ nhu.
+ Kiên trinh xuyên Cực tuyền : dùng kim 8-10 cm châm thẳng kim từ huyệt
Kiên trinh hướng sang huyệt Cực tuyền.
* Chi dưới: châm tả Đởm kinh, Bàng quang kinh, Vị kinh.
* Châm bổ: Tỳ kinh, Can kinh.
.+ Giáp tích C3-C7: dùng kim 6-8cm châm dọc theo hai bên cột sống, hướng
kim xuống phía dưới
Kỹ thuật châm: Đảm bảo đến đắc khí.
+ Trật biên : dùng kim 12cm, châm nghiêng sâu hướng về huyệt Hoàn khiêu .

22


+ Thừa phù: dùng kim 6cm, châm sâu tới huyệt.
+ Uỷ trung .dùng kim 5cm
+ Thừa sơn: dùng kim 5cm.
+ Giải khê : Dùng kim số 5cm.
+ Khâu khư ,dùng kim 5cm .
+ Giáp tích L1-S1: dùng kim dài 8-12cm, châm dọc theo hai cột bên cột sống,
hướng kim xuống phía dưới.
+ Túc tam lý: Dùng kim dài 6cm châm thẳng kim .
+ Dương lăng tuyền : dùng kim dài 10cm .
+ Tam âm giao : dùng kim 6cm châm thẳng kim.
+ Huyết hải : Dùng kim 6cm châm bổ .
+ Hành gian : dùng kim 5cm ngược theo đường kinh đến Thái xung .
+ Địa ngũ hội ; dùng kim 5cm châm sâu xuyên đến Túc lâm khấp.
Chống chỉ định: Ngừng châm khi bệnh nhân sốt cao, viêm phế quản, viêm phổi,
tiêu chảy mất nước,vượng châm.
* Điện châm (kích thích bằng máy) điện châm M7.
- Bổ và tả là hai kỹ thuật kích thích huyệt được sử dụng theo từng huyệt.

- Huyệt cần bổ phải mắc các dây ở máy điện châm bên tân số bổ.
- Huyệt cần tả phải mắc các dây ở máy điện châm bên tần số tả.
Các cặp dây ra sẽ kích thích cho hai huyệt ở cùng đường kinh Dương và đường
kinh Âm với nhau.
Cường độ kích thích tăng dần 2 đến 100µA ở ngưỡng thích hợp mà bệnh nhi
chịu được . Với trẻ không nói được tốt nhất là thử điện dưới cằm trước khi mắc dây
cho bệnh nhi .
- Tả với tần số kích thích: 100-200xung/phút
- Bổ với tần số kích thích: 30-60 xung/phút
- Thời gian kích thích: 15-20 phút
Liệu trình: trung bình điều trị 25-30 ngày.
2.2.3. Trình tự tiến hành
- Tiếp nhận bệnh nhân đúng tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu; do Viện nhi
chuyển đến với chuẩn đoán là VNNB và đã điều trị qua giai đoạn cấp.

23


- Thăm khám lâm sàng về y học hiện đại và y học cổ truyền, theo mẫu bệnh án
nghiên cứu thống nhất.
- Trực tiếp khám và đánh giá đặc điểm của các di chứng sau VNNB có sự kiểm
tra của thầy giáo hướng dẫn và sau đó đánh giá cho điểm theo thang điểm
Orgogoro.
- Làm các xét nghiệm cơ bản:
+ Máu: công thức máu
+ Nước tiểu: protein, tế bào
+ X quang: chụp tim, phổi.
- Tiến hành điều trị cho bệnh nhi nghiên cứu bằng điện châm.
- Sau một thời gian điều trị: trung bình 25-30 ngày bệnh nhi để đánh giá tiến
triển về lâm sàng theo mẫu bệnh án nghiên cứu (cho điểm theo thang điều trị theo

Lê Đức Hinh)
2.3. Nhận xét kết quả
2.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá các triệu chứng thần kinh theo Lê Đức Hinh [24],
[43], [50],[56].
* Rối loạn vận động:
- Khỏi: trẻ đi lại, chạy nhảy bình thường. Tay làm được các động tác tinh xảo,
như cầm được bút vẽ, cầm được thìa đũa ăn cơm ...
- Đỡ: khả năng vân động tăng lên, nhưng chưa trở về bình thường. Như từ nằm
im không nhúc nhích, sang các chi bắt đầu vận động được, có thể lật nghiêng người
- Không đỡ: khả năng vận động không thay đổi.
* Biến đổi phản xạ gân xương:
- Khỏi: Phản xạ gân xương trở về bình thường.
- Đỡ: có thay đổi theo chiều hướng tốt lên, như từ giảm phản xạ sang tăng...
- Không đỡ: Phản xạ gân xương không thay đổi so với lúc vào.
* Dấu hiệu bệnh lý (babinski, hoffman) dương tính
- Khỏi: dấu hiệu bệnh lý trở về âm tính (chỉ đánh giá ở trẻ trên 3 tuổi đối với
dấu hiệu babinski)
- Đỡ: dấu hiệu bệnh lý lúc có, lúc không, phải tìm kỹ mới thấy
- Không đỡ: dấu hiệu bệnh lý vẫn dương tính rõ.

24


* Rối loạn trương lực cơ: từ nặng tới nhẹ thường gặp là giảm hoặc quá tăng,
tăng trương lực cơ
- Khỏi: trương lực cơ trở về bình thường, hết rối loạn
- Đỡ: tiến triển theo chiều hướng nhẹ đi, nhưng vẫn chưa trở về bình thường,
như trương lực từ giảm sang tăng, hoặc từ quá tăng sang tăng nhẹ.
- Không đỡ: rối loạn này không thay đổi, hoặc tăng thêm. Như từ tăng sang
quá tăng, từ giảm sang quá giảm.

* Rối loạn ngoại tháp: thường phối hợp nhiều rối loạn trên một bệnh nhi.
- Khỏi: hết hoàn toàn các rối loạn này
- Đỡ: các rối loạn này trở nên kín đáo hơn, số lượng rối loạn mà mỗi bênh nhi
phải mang cũng giảm bớt.
- Không đỡ: các rối loạn này không thuyên giảm, thậm chí còn tăng thêm về
mặt mức độ hoặc số lượng
* Rối loạn cảm giác: thường gặp là tăng cảm giác đau, hoặc giảm cảm giác.
- Khỏi: hết hoàn toàn các rối loạn này
- Đỡ: Các rối loạn này giảm bớt nhưng vẫn còn
- Không đỡ: các rối loạn này không thay đổi, hoặc nặng thêm,
2.3.2. Nhận xét rối loạn vận động:
a) Đánh giá mức độ liệt theo thang điểm Orgogozo:
Theo thang điểm trên đánh giá tình trạng ý thức giao tiếp ngôn ngữ , quay mắt,
quay đầu, vận động mặt, nâng chi trên, vận động bàn tay, trương lực cơ chi trên,
nâng chi dưới, gấp bàn chân, trương lực cơ chi dưới(Cộng 100 điểm)

BẢNG ĐIỂM ORGOGOZO (1985)
Mức độ
Ý thức

- Bình thường: Tỉnh táo đáp ứng tốt với các kích

Điểm
chuẩn
15

thích
- Lũ lẫn: tỉnh nhưng không trả lời chính xác

25


10


×