Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Quyền lực chính trị là gì trên các tư liệu thực tiễn chính trị, hãy phân tích làm rõ sự khác nhau và mối quan hệ giữa quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.45 KB, 18 trang )

Website: Email :

Trờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
Đại học quốc gia hà nội
--***********--

Bài kiểm tra giữa kỳ:

Chính trị học đại cơng

Quyền lực chính trị là gì? Trên các t liệu thực tiễn chính trị, hãy
phân tích làm rõ sự khác nhau và mối quan hệ giữa quyền lực chính trị và
quyền lực nhà nớc.

Nhóm sinh viên thực hiện:
1/
2/
3/
4/


Website: Email :

bài làm

I. Quyền lực chính trị
1. Quyền lực
Quyền lực là một phạm trù xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa con ngời
với con ngời. Quyền lực là một phạm trù ghép, đợc tạo lên từ hai phạm trù
Quyền và Lực.
Quyền là một phạm trù mang tính chất xã hội mà ở đó ngời ta ý thức ra


việc một nhu cầu nào đó của mình phải đợc thực hiện trong sự thừa nhận của
ngời khác. Quyền chỉ mối quan hệ giữa ngời với ngời, con ngời có đợc quyền
khi nhu cầu của anh ta đợc ngời khác thừa nhận. Sự thừa nhận có thể đợc luật
hóa dới dạng văn bản pháp quy hoặc đợc xã hội thừa nhận dới dạng quy phạm
đạo đức.
Lực là thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tợng nhng nó đợc thể hiện ra,
đợc bộc lộ ra trong tơng tác với cái khác ở khảc năng gây ra sự biến đổi, hoặc
giữ cho sự vật không đổi. Lực có trong các sự vật, hiện tợng ở tự nhiên, trong
mỗi cá thể con ngời. Lực mạnh hay yếu phụ thuộc vào quá trình tơng tác của
sự vật hiện tợng đợc bộc ra nh thế nào. Nói tới lực là nói tới sức mạnh, là khả
năng chi phối sự vật, hiện tợng khác, chi phối ngời khác, hoặc giữ cho bản
thân mình không biến đổi trong tơng tác với ngời khác, sự vật khác.
Quyền và lực trong xã hội, là hai phạm trù có mối quan hệ tác dộng
qua lại đối với nhau. Khi ngời ta có lực, thì họ sẽ dùng sức mạnh của mình để
đoạt lấy quyền. Ngựợc lại, có đợc quyền rồi thì sức mạnh của con ngời sẽ đợc
tăng lên gấp bội. Trong những trờng hợp chỉ có quyền mà không có lực, hoặc
chỉ có lực mà không có quyền thì hoạt động của con ngời không mang lại kết
quả nh mong muốn.
Trong các quan hệ xã hội, quyền và lực có sự chuyển hóa cho nhau.
Quyền đạt đợc ở chừng mực nhất định thì sẽ tạo ra sức mạnh để chủ thể lắm


Website: Email :

giữ quyền đó. Ngợc lại, lực ở chừng mực nhất định thì sẽ lại đòi quyền, và sẽ
tạo ra quyền cho họ. Ví dụ nh một vị phó giám đốc trong công ty, cùng đợc
các nhân viên cấp dới, hay giám đốc, tổng giám đốc công nhận năng lực bao
nhiêu, thì cơ hội để thăng chức lại càng lớn bấy nhiêu.
Cấu trúc quyền lực bao gồm chủ thể quyền lực và khách thể quyền
lực.

-Chủ thể quyền lực, là chủ thể nhận đợc quyền từ khách thể quyền lực.
Để thực hiện đợc quyền chi phối, chỉ huy, mệnh lệnh của mình đối với khách
thể quyền lực thì chủ thể quyền lực cần phải có sức mạnh, địa vị xã hội u thế
hơn khách thể quyền lực.
-Khách thể quyền lực, là đối tợng bị chi phối bởi chủ thể quyền lực, là
đối tợng thực hiện một hành động nào đó mà chủ thể quyền lực yêu cầu mối
quan hệ chủ thể và khách thể quyền lực ở đây có thể là mối quan hệ giữa các
cá nhân, mối quan hệ giữa các giai cấp, các lực lợng xã hội, các quốc gia
Từ các phân tích ở trên, chúng ta có thể định nghĩa về quyền lực nh
sau: Quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động của đời sống xã
hội, trong đó chủ thể này chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng ý
chí của mình nhờ có sức mạnh, vị thế nào đó trong xã hội. Hoặc, quyền lực là
quyền đợc sử dụng sức mạnh cho một mục tiêu nào đó.

2. Chính trị
Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp xét trong việc tổ chức xã hội nh
một chính thể theo sự áp đặt của giai cấp nắm sức mạnh thông qua các công
cụ bạo lực ép buộc toàn xã hội phải tuân theo ý chí của giai cấp đó nhằm duy
trì lợi ích cho giai cấp này.
Cấu trúc chính trị bao gồm các chủ thể chính trị ( cá nhân, tổ chức
chính trị ), khách thể chính trị ( cá nhân, tổ chức chính trị và toàn xã hội ), các
quan hệ chính trị và các hoạt động chính trị. Chủ thể và khách thể chính trị


Website: Email :

tham gia vào các hoạt động chính trị trong khuôn khổ các quan hệ chính trị.
Quan hệ này là quan hệ trong việc tổ chức toàn bộ xã hội trong tính chất
chính trị cảu nó.do đó, nó quy định, chi phối các loại hình quan hệ và hoạt
động khác trong tổng thể đòi sống xã hội nh kinh tế, văn hóa, tôn giáo.

Các dấu hiệu đặc trng của chính trị đợc thể hiện nh sau:
-Thứ nhất : Chính trị là việc tổ chức xã hội nh một chính thể thành nhà
nớc.
-Thứ hai: Chính trị là sự ép buộc của một giai cấp đối với toàn xã hội
trong việc tổ chức toàn xã hội thành nhà nớc để duy trì và bảo vệ lợi ích của
giai cấp đó giai cấp thống trị.
- Thứ ba: Chính trị là sự ép buộc của giai cấp thống trị đối với toàn xã
hội đợc thực hiện bằng công cụ bạo lực nhà nớc.
-Thứ t : Chính trị thể hiện mối quan hệ giai cấp trong việc tổ chức toàn
xã hội thành nhà nớc- quan hệ chính trị
-Thứ 5: Chính trị thể hiện các hoat động chính trị- là hoạt động mà giai
cấp thống trị nhằm giành lấy quyền đợc sử dụng sức mạnh để tổ chức toàn xã
hội thành nhà nớc, phù hớp với lợi ích của giai cấp mình.Quyền đợc sử dụng
sức mạnh là quyền lực chính trị.
Chính trị ra đời đợc đánh dấu bằng sự ra đời của nhà nớc-Xã hội và
nhà nớc- công cụ
-Nhà nớc - xã hội: là nhà nớc mà xã hội đợc tổ chức lại nh một chỉnh
thể theo phơng thức áp đặt bằng công cụ bạo lực của giai cấp nắm sức mạnh
kinh tế đối với toàn xã hội, buộc toàn xã hội phải tuân theo ý chí của giai cấp
đó nhằm duy trì, giữ vững lợi ích của giai cấp bóc lột.
-Nhà nớc - bộ máy: là nhà nớc sử dụng bộ máy bạo lực do giai cấp bóc
lột lập ra và phục vụ cho giai cấp bóc lột trong việc tổ chức lại theo cách Nhà
nớc- xã hội.


Website: Email :

Chính trị mang bản chất giai cấp, bản chất sức mạnh. Sức mạnh chính
trị đợc thể hiện ở chỗ là sức mạnh của giai cấp, là bạo lực của giai cấp đối với
giai cấp.

3. Quyền lực chính trị
a. Khái niệm quyền lực chính trị
Quyền lực chính trị là một phạm trù trung tâm xuất phát từ chính trị
học. Nó đợc ra đời khi xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Quyền lực
chính trị đợc cấu thành từ quyền chính trị, lực chính trị và muc tiêu chính trị.
-Quyền chính trị là quyền đợc hoạt động với nội dung chính trị, cho
mục tiêu chính trị và là quyền đợc nhà nớc hiện tồn - giai cấp thống trị hiện
tồn thừa nhận.
-Lực chính trị là sức mạnh vốn có của chủ thể chính trị, con ngời chính
trị, tổ chức chính trị,đợc chủ thể chính trị sử dụng trong các hoạt động với nội
dung chính trị nhằm đạt đợc mục tiêu chính trị.
Đối với một giai cấp, lực chính trị ngoài sức mạnh vốn có của nó, còn
bao gồm cả sức mạnh mà giai cấp đó lấy từ các nguồn khác nhng đợc dùng
cho một hoạt động chính trị, cho một mục tiêu chính trị xác định. Nh vậy,
sức mạnh chính trị của một giai cấp có thể giao động trong một biên độ khá
rộng, tùy ở chỗ giai cấp đó có khả năng đến mức độ nào trong việc sử dụng
các sức mạnh khác có thể có cho hoạt động chính trị, cho mục tiêu chính trị
của mình
- Mục tiêu của hoạt động chính trị bao gồm rất nhiều mục tiêu nh muc
tiêu xóa bỏ giai cấp đối kháng, giành địa vị kinh tế, Trong đó mục tiêu cao
nhất của chính trị của 1 giai cấp là giành đợc quyền tổ chức xã hội thành nhà
nớc theo ý chí của giai cấp mình.
- Mục tiêu chính trị là mục tiêu của các giai cấp, các cá nhân, các tổ
chức và lực lợng xã hội tham gia hoạt động chính trị. Mục tiêu chính trị cao
nhất đối với một giai cấp là mục tiêu giành đợc quyền tổ chức xã hội thành


Website: Email :

nhà nớc theo ý chí của giai cấp mình, sử dụng bộ máy bạo lực của nhà nớc đó

làm công cụ ép buộc các giai cấp khác và toàn xã hội phải chấp nhận cách tổ
chức xã hội nh thế, nhằm duy trì, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình với t cách
là giai cấp thống trị xã hội, mà lợi ích cốt yếu trong đó là lợi ích kinh tế của
giai cấp
Từ các phân tích trên, ta có thể rút ra đợc bản chất của quyền lực chính
trị là phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp, các lực lợng xã hội, giữa các
chủng tộc, giữa các dân tộc, quốc gia trên trờng quốc tế, giữa các tôn giáo và
chính quyền, thậm chí còn là vấn đề nội bộ của một giai cấp, một chính đảng
trong việc giữ và thực thi quyền lực nhà nớc.
Ta có thể đa ra khái niệm quyền lực chính trị nh sau:
Quyền lực chính trị là quyền sử dụng sức mạnh để thực hiện các mục
tiêu chính trị. Đó là quyền lực của một giai cấp hay một liên minh giai cấp
thực hiện sự thống trị trên cơ sở thực hiện chức năng công quyền cơ bản bằng
quyền lực nhà nớc, là năng lực áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ giá trị
xã hội có lợi cho mình và đảm bảo mức độ nhất định công bằng xã hội.
b. Đặc điểm của quyền lực chính trị
Là một bộ phận của quyền lực xã hội, quyền lực chính trị thể hiện
trong những đặc điểm sau:
- Quyền lực chính trị tồn tại một cách khách quan, tất yếu trong một
giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội. Quyền lực chính trị thể hiện
quyền lực công biểu hiện tập trung của nhà nớc của giai cấp thống trị. Mà
bản thân quyền lực công tồn tại một cách khách quan nên dẫn đến tính tất
yếu- kết quả của quyền lực chính trị.
- Quyền lực chính trị bao giờ cũng mang bản chất giai cấp. Quyền lực
chính trị là cái mà mọi giai cấp đều mong đạt đợc vì mục tiêu cơ bản là sử
dụng bộ máy nhà nớc để duy trì, củng cố trên lĩnh vực kinh tế, t tởng tinh
thần. Giai cấp có đợc quyền lực chính trị thì bao giờ cũng có đợc quyền lực
công và quyền lực nhà nớc



Website: Email :

Quyền lực chính trị, quyền lực công, quyền lực nhà nớc là ba khái niệm
khác nhau nhng có mối liên hệ đan xen, lồng ghép vào nhau.
Quyền lực chính trị : là quyền lực của một giai cấp, một lực lợng xã hội
Quyền lực công: là quyền lực đại diện cho tất cả mọi thành viên trong
xã hội, ở cả những giai cấp, những lực lợng xã hội
Quyền lực nhà nớc: là quyền lực thể hiện quyền lực công, thực hiện
chức năng quyền lực công. Tuy nhiên, quyền lực công bao giờ cũng bị chi
phối bởi một giai cấp, một lực lợng xã hội nhất định - tức nó là quyền lực
chính trị. Nh vậy, quyền lực nhà nớc là hình thức biểu hiện tập trung và cơ
bản quyền lực công và quyền lực chính trị.
- Quyền lực chính trị trong xã hội là quyền lực của giai cấp- lực lợng xã
hội giữ địa vị thống trị về kinh tế. Bởi vì kinh tế là nguồn gốc của quyền lực
chính trị, nên một khi giai cấp giữ địa vị kinh tế thì sớm hay muộn giai cấp đó
cũng có đợc quyền lực chính trị
- Quyền lực chính trị tồn tại trong mối tơng quan lợi ích giữa giai cấp
thống trị và các giai cấp khác trong xã hội. Vì giai cấp thống trị thực hiện
quyền lực chính trị, thông qua quyền lực công, nên khi nắm giữ và thực thi
quyền lực chính trị cần phải đảm bảo mức độ nhất định công bằng xã hội
- Quyền lực nhà nớc là quyền lực của giai cấp thống trị, là một bộ phận
đặc biệt của quyền lực chính trị. Quyền lực nhà nớc mang đầy đủ đặc trng
quyền lực chính trị
c. Cấu trúc của quyền lực chính trị
Quyền lực chính trị là một dạng của quyền lực trong đời sống xã hội, vì
vậy cấu trúc của quyền lực chính trị bao gồm : chủ thể và khách thể quyền lực
chính trị.
Từ khi nhà nớc chiếm hữu nô lệ ra đời cho tới khi nhà nớc t bản chủ
nghĩa không còn ở địa vị thống trị xã hội. Lịch sử loài ngời đã trỉa qua: chế đọ
chuyên chế, thể chế dân chủ. ở mỗi loại thì chủ thể và khách thể quyền lực

chính trị là khác nhau. Ta có thể mô tả chúng nh sau:


Website: Email :

Trong các chế độ chuyên
chế

Chủ thể
+Nhà nước chuyên chế tối cao:vua,
chúa
+Các bậc quan lại với chức vụ quyền
hạn.

Đối tượng
Các giai tầng,những người lao
động cùng đẳng cấp.

Trong các chế độ dân
chủ

Chủ thể
Hỗn hợp các giai cấp:Trước
XHCN,chủ yếu trong tay người
giàu

Đối tượng
Hỗn hợp các giai cấp:Trước
XHCN chủ yếu trong tay người



Từ mô hình cấu trúc trên ta thấy sự biến đổi, phát triển mô hình cấu
trúc quyền lực chính trị qua các giai đoạn lịch sử. Trong đó mô hình cấu trúc
ở thời kỳ thể chế dân chủ, thể hiện một sự biến đổi rõ rệt. Đảng và các tổ chức
chính trị có sự phối hợp mạnh mẽ đến cấu trúc quyền lực chính trị.


Website: Email :

Các đảng chính trị xác định :
+ Ai là ngời chi phối bộ máy nhà nớc về tổ chức hoạt động và tác động
về lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội.
+ Ai là ngời trực tiếp nắm giữ các vị trí chủ chốt của bộ máy điều
hanhd đất nớc.
+ Ai là ngời có vai trò chi phối quá trình điều hành các quá trình kinh
tế kinh tế , văn hóa, an ninh và quan hệ quốc tế.
Các tổ chức đoàn thể tác động đến quyền lực bằng những áp lực khác
liên quan đến lợi ích của các nhóm cộng đồng mà họ đại diện. Cấu trúc quyền
lực chính trị trong xã hội ngày nay đề cập đến cả một hệ thống tổ chức chính
trị, trong đó nhà nớc là một công cụ đắc lực hữu hiệu giải quyết một cách trực
tiếp các lợi ích của quốc gia và các nhóm lợi ích khác. Nếu trong xã hội
chuyên chế, ngời lao động chủ yếu ở vai trò đối tợng của nô dịch và đàn áp từ
phía các thế lực cầm quyền thì trong xã hội dân ch tiến bộ, họ vẫn là đối tợng
của nền cai trị nhng đồng thời trở thành chủ thể của quyền lực chính trị.
II. Quyền lực nhà nớc
1. Khái niệm về quyền lực nhà nớc
Nhà nớc là một hiện tợng lịch sử, ra đời và tồn tại gắn liền với xã hội
dựa trên chế độ chiếm hữu t nhân về t liệu sản xuất, xã hội phân chia giai cấp
và đấu tranh giai cấp. Sự ra đời của nhà nớc, một mặt đáp ứng nhu cầu chung
của xã hội : nhu cầu kiềm chế những mặt đối lập không thể điều hòa đợc, giữ

cho những xung đột đó diễn ra trong vòng trật tự nhất định đảm bảo cho sự ổn
định vì lợi ích của giai cấp thống trị và của toàn xã hội. Mặt khác, nhà nớc là
nhà nớc của một giai cấp, ra đời trong cuộc đấu tranh hành chính, do giai cấp
thống trị lập ra để bảo vệ trật tự kinh tế mà giai cấp áy đại diện thông qua các
cuộc đàn áp, các cuộc đấu tranh của giai cấp và lực lợng đối lập. Nó là sự
thống trị của giai cấp cầm quyền, giai cấp nắm tt liệu sản xuất, giai cấp bóc
lột. Quyền lực nhà nớc thực chất là quyền lực thống trị của giai cấp cầm


Website: Email :

quyền. Nó mang đặc trng của quyền lực chính trị, bao gồm quyền và lực nhà
nớc.
Quyền nhà nớc là quyền của nhà nớc bộ máy trong việc bát các
công dân của nó phai tuân thủ các quy định của nó, tuân thủ pháp luật của
nhà nớc đó. Thực chất đó là quyền của giai cấp thống trị buộc toàn xã hội
phải tuân theo ý chí của nó : quyền đó giai cấp thống trị giành đợc bằng bạo
lực nhằm tổ chức xã hội bằng nhà nớc.
Lực nhà nớc là sức mạnh của cả xã hội đợc tổ chức trong nhà nớc, và
sức mạnh của chính bản thân nó đợc hợp thành tứ sức mạnh của quân đội,
cảnh sát, luật pháp, nhà tù, bộ máy hánh chính
Nh vậy, quyền lực nhà nớc là quyền của bộ máy nhà nớc dùng sức
mạnh của mình để ép buộc mọi ngời trong nhà nớc xã hội đó thực hiện
luật pháp và các quyết định của mình. Quyền lực nhà nớc vừa là quyền lực
chính trị của giai cấp thống trị, vừa là quyền lực xã hội ( công cộng ).
2. Đặc điểm của quyền lực nhà nớc
Quyền lực nhà nớc là một bộ phận quyền lực chính trị của giai cấp
thống trị về kinh tế, giai cấp này thông qua nhà nớc bộ máy, sử dụng
quyền lực nhà nớc thực hiện sự thống trị về chính trị đối với toàn xã hội. Bất
kỳ quyền lực nhà nớc nào cũng mang tính chính trị nhng không phải mọi

quyền lực chính trị cũng là quyền lực nhà nớc.
Quyền lực nhà nớc mang yếu tố xã hội, quyền lực nhà nớc thực thi
quyền lực công cộng của nhà nớc, do nhu cầu chung của cả cộng đồng xã hội,
nhu cầu làm dịu xung đột xã hội, giữ cho xung đột trong vòng trật tự ổn
định, phát triển vì lợi ích của cả cộng đồng quốc gia.
Quyền lực nhà nớc thực hiện hai chức năng cơ bản: chức năng xã hội,
chức năng thống trị.
- Chức năng xã hội của quyền lực nhà nớc là chức năng làm giảm, dịu
những xung đột trong xã hội, xây dựng cơ sở vật chất, văn hóa đáp ứng nhu


Website: Email :

cầu sản xuất và đời sống của cả cộng đồng xã hội, tạo lập môi trờng ổn định,
góp phần vào việc phát triển xã hội trong nớc và quốc tế.
- Chức năng thống trị của quyền lực nhà nớc là chức năng xác lập, bảo
vệ và phát triển kinh tế, t tởng chính trị của giai cấp thống trị, hớng tới việc
chống lại mọi quyền lực thù địch với giai cấp đó từ bên trong lẫn bên ngoài
quốc gia, để giữ vững quyền lực nhà nớc trong vòng kiểm soát của giai cấp
thống trị.
Quyền lực nhà nớc bao gồm năm hệ thống quyền lực lớn : quyền lực
quốc gia, quyền lực lập pháp, hành pháp, t pháp, quyền lực chính trị của chính
quyền địa phơng.
III. Mối quan hệ giữa quyền lực nhà nớc và quyền lực chính trị
Trong một nhà nớc, một xã hội luôn tồn tại các nhóm có lợi ích đối lập
nhau về mặt kinh tế, chính trị và bao giờ cũng tồn tại một giai cấp thống trị và
giai cấp bị trị. Trong đời sống chính trị của một quốc gia, tất cả mọi giai cấp,
tầng lớp, các nhóm, lực lợng xã hội đều tham gia hoạt động chính trị, đều có
một quyền lực nhất định để thực hiện hoạt động chính trị. Tuy nhiên, chỉ có
giai cấp thống trị nắm đợc quyền tổ chc xã hội thành nhà nớc làm công cụ ép

buộc toàn xã hội phải tuân theo ý chí của giai cấp mình thì mới đạt đợc quyền
lực chính trị ở mức cao nhất. Hay nói cách khác, quyền lực nhà nớc là một bộ
phận quyền lực quan trọng nhất của quyền lực chính trị. Nó là niềm đam mê,
khao khát của bất kỳ một giai cấp nào trong xã hội.
Quyền lực nhà nớc là hình thức biểu hiện cơ bản và tập trung nhất của
quyền lực công và quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị rộng hơn, đa dạng
hơn về chủ thể và phơng pháp thực cũng nh hình thức biểu hiện.
Không phải mọi quyền lực chính trị nào cũng là quyền lực nhà nớc.
Quyền lực chính trị đợc chuyển hóa thành quyền lực nhà nớc khi giai cấp
không đợc thống trị sử dụng sức mạnh và quyền chính trị của mình để lật đổ


Website: Email :

sự thống trị của giai cấp cầm quyền, dùng nhà nớc để tổ chức lại xã hội theo
một trật tự khác và duy trì trật tự ấy phù hợp với lợi ích của mình.
Chính trị có thể phân chia thông qua các thời kỳ lịch sử thành chính trị
trong thời kỳ : chiếm hữu nô lệ, phong kiến, xã hội t sản.
1. Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ
Trong các xã hội có giai cấp khác nhau, sự biến đổi của cơ sở kinh tế và
cùng với nó là sự biến đổi của cơ cấu xã hội- giai cấp cũng nh vị trí lịch sử
của các tầng lớp, giai cấp mà quyền lực chính trị và quyền lực nhà nớc không
ngừng biến đổi. Sự ra đời của chế độ CHNL đánh dấu thời điểm của loại
quyền lực chính trị đầu tiên trong lịch sử - quyền lực trong tay giai cấp chủ
nô. Vì trong xã hội CHNL đã có giai cấp bao gồm giai cấp chủ nô, tầng lớp
nô lệ và giai cấp chủ nô đóng vai trò là giai cấp thống trị trong xã hội. Do sự
phát triển của lực lợng sản xuất sự sở hữu t nhân, các giai cấp này đụng độ
nhau về lợi ích dẫn đến đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt có nguy cơ hủy
diệt xã hội. Giai cấp chủ nô hay giai cấp thống trị có sức mạnh về kinh tế và
muốn nắm quyền lực để tổ chức xã hội. Khi đó quyền lực chính trị thuộc về

giai cấp chủ nô, quyền lực này thực hiện bằng nhà nớc chủ nô, dới hình thức
quân chủ, cộng hòa dân chủ chủ nô hoặc cộng hòa quý tộc chủ nô. Chúng
mang những đặc điểm cơ bản, sơ khai của quyền lực nhà nớc. Quyền lực nhà
nớc này xuất phát điểm từ quyền lực chính trị, từ những sự kiện chính tri nảy
sinh. Giai cấp chủ nô có sức mạnh to lớn về kinh tế và hớng hoạt động của nó
đến mục tiêu chính trị căn bản là phải giành lấy cho giai cấp mình quyền tổ
chức xã hội thành nhà nớc.
Quyền lực chính trị trong xã hội CHNL về thực chất là quyền lực nhà
nớc mà chính thể quân chủ là hình thức chủ ý để giai cấp chủ nô thực hiện
quyêbf lực chính trị của mình. Bộ máy nhà nớc lúc đầu còn đơn giản với chức
năng nh một công cụ trấn áp. Chủ nô khi đó vừa là nhà chức trách vừa là ngời
xét xử; vừa là ngời đặt ra pháp luật, vừa là ngời tổ chức thực hiện pháp luật,
xét xử những hiện tợng vi phạm pháp luật. Chỉ đến giai đoạn phát triển cao


Website: Email :

của chế độ CHNL, lực lợng vũ trang và cơ quan xét xử mới đợc phân biệt rõ
ràng hơn.
Tính chất quân phiệt, tàn bạo với đại bộ phận dân c là đặc trng phổ biến
trong hoạt động của hình thức quyền lực chủ nô. Thậm chí một số hình thức
quyền lực chủ nô ở phơng Tây có hình thức dân chu, nhng mới chỉ phản ánh
cách thức tổ chức quyền lực nhiều hơn là cai trị xã hội
Trong thời kỳ CHNL, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nớc gần nh
đợc đồng nhất, tuy nhiên vẫn có sự phân biệt ở ngay giai đoạn đầu. ở giai
đoạn đầu quyền lực chính trị xuất hiện khi các sự kiện chính trị xảy ra- khi
mà giai cấp thống trị cố gắng giành lấy quyền lức chính trị để tổ chức lại xã
hội thành nhà nớc. Khi đã thành lập đợc nhà nớc thì giai cấp thống trị lại biến
quyền lực chính trị thành quyền lực nhà nớc buộc xã hội làm việc theo pháp
luật,

2. Trong thời kỳ phong kiến
Phải khẳng định rằng quyền lực nhà nớc thực chất là quyền lực của giai
cấp cầm quyền. Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ giữa quyền lực chính
trị và quyền lực nhà nớc càng sâu sắc hơn tuy nhiên mức độ phân biệt giữa
hai quyền lực này bị mờ đi.
Để biết đợc đặc trng của hai loại quyền lực này trong xã hội phong kiến
cũng nh hình thức tổ chức thực hiện chúng thì việc làm sáng tỏ đặc điểm của
cơ sở kinh tế và kết cấu giai cấp trong xã hội phong kiến là một điều rất quan
trọng.
Chế độ sở hữu phong kiến đã quy định tính đẳng cấp, cấp bậc của các
cộng đồng ngời. ở các nớc phong kiến Châu Âu, các đẳng cấp phong kiến nh
công, hầu, bá tớc,đều gắn với điền trang thái ấp, thích ứng với trạng thái
kinh tế và cơ cấu xã hội giai cấp nêu trên, hình thức quân chủ trở thành phơng thức tổ chức quyền lực chính trị tối cao trong nhà nớc phong kiến.


Website: Email :

Trong quá trình phát triển của mình, hình thức quyền lực phong kiến
thờng trải qua hai giai đoạn : cát cứ và tập quyền. Tùy theo điều kiện cụ thể
của mỗi nhà nớc, các chính thể và hình thức tổ chức trên có những biến dạng
nhất định. Song có điểm không biến đổi, đó là ở bất kỳ đâu đã tồn tại hình
thức cát cứ thì ông vua với t cách là ngời đứng đầu quyền lực tối cao cũng chỉ
là danh nghĩa, còn trong chế độ tập quyền, toàn bộ quyền lực tập trung vào
tay vua. Vua đợc xem nh là con trời , nhân dân đợc xem là thần dân , là
con vua. Do vậy, vua có thể ban phát cho bất kỳ ai và với mức độ nào, tùy
theo mình muốn, mặc dù tính chất nhà nớc phong kiến đã có sự phân chia
chức năng giữa các cơ quan, nhất là cơ quan cai trị và cơ quan xét xử.
Khi chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao của nó sẽ ra đời hình
thức cộng hòa sơ khai trong chế độ phong kiến. Đó là sản phẩm của tơng
quan lực lợng giữa giai cấp phong kiến đang suy tàn với tầng lớp thị dân đang

vơn lên. Bớc nhảy vọt trong so sánh lực lợng đó sẽ dẫn đến cải biến căn bản
quyền lực phong kiến, quyền lực và hệ thống quyền lực chính trị của giai cấp
mới ra đời.
Trong nhà nớc phong kiến thì quyền lực chính trị đợc thể hiện cũng
giống nh trong nhà nớc CHNL, quyền lực chỉ chủ yếu là biểu hiện trong
quyền lực nhà nớc. Vì quyền lực chính trị tập trung chủ yếu vào tay vua, vào
tay giai cấp thống trị chứ không phải một giai cấp nào khác. Và nó ngay lập
tức trở thành quyền lực nhà nớc. Quyền lực chính trị thể hiện rõ nhất ở giai
đoạn chế độ phong kiến suy tàn. Lúc này chính trị có ở cả giai cấp phong kiến
và tầng lớp thị dân. Đến khi quyền lực chính trị của một trong hai giai cấp và
tầng lớp này bị tan biến suy tàn thì quyền lực chính trị sẽ đợc chuyển thành
quyền lực nhà nớc.
3. Trong chủ nghĩa t bản
Kể từ khi ra đời cho đến nay,chủ nghĩa t bản đã phát triển qua nhiều
giai đoạn, trong đó có thể chia làm hai giai đoạn cơ bản: giai đoạn đầu đợc


Website: Email :

gọi là giai đoạn chủ nghĩa t bản tự do cạnh tranh; giai đoạn thứ hai la giai
đoạn chủ nghĩa t bản độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa).
Trong giai đoạn đầu, tự do cạnh tranh về kinh tế là nét đặc trng. Nhà nớc với t cách là công cụ thống trị của giai cấp t sản không chỉ đảm đơng chức
năng ngời lính gác đèn của chế độ t hữu t sản, mà còn đóng vai trò quan
trọng trong quá trình tích lũy t bản. Quyền lực nhà nớc đối với kinh tế hết sức
to lớn, giai cấp t sản ở giai đoạn này còn sử dung bộ máy quyền lực bạo lực
để trở thành đội quân xâm lợc mở rộng thị trờng và khai thác thuộc địa.
Hệ thống tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp t sản lúc này đợc tổ
chức theo chính thể quân chủ lập hiến hoặc theo chính thể công hòa.
Nền dân chủ t sản thừa nhận một số quyền dân chủ đối với nhân dân vì
giai cấp t sản lúc này là giai cấp ít nhiều mang tính cách mạng. Nó thừa nhận

và tạo ra khả năng rộng rãi cho nội dung thức hiện một số quyền tự do dân
chủ của mình. Nó công khai thừa nhận sự tồn tại của nhiều nhóm có lợi ích
khác nhau, là tiền thân của các đảng chính trị và các lực lợng xã hội khác. Có
nh vậy, nhà nớc t bản chủ nghĩa mới mở ra cơ hội sản xuất ngày càng cao, mở
rộng mở rộng nguồn lợi nhuận có lợi cho giai cấp t sản.
Khi nền dân chủ t sản đợc thiết lập, nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đợc ban bố và nó thừa nhận sự bình đẳng của mọi công dân trớc pháp luật. Tuy
nhiên, lịch sử nhà nớc t bản cho thấy, quyền dân chủ đã có nhng vẫn đi theo
con đờng có lợi cho giai cấp t sản cầm quyền.
Khi áp lực của giai cấp công nhân,của nhân dân lao động ngày càng
tăng, ở một số nớc chế độ quân phiệt dần dần lấn át. Trong chế đồ quân phiệt
đó, những quyền tự do và dân chủ bị hạn chế tối đa, các đảng phái chính trị
đặt ra ngoài vòng pháp luật. Đỉnh cao của chế độ quân phiệt là chế độ phát
xít. Quyền lực chính trị của giai cấp t sản đợc thực hiện bằng một chế độ đàn
áp dã man, khốc liệt với tất cả ai đi ngợc lại đòi hỏi của hệ thống quyền lực
đó. Rõ ràng nền dân chủ t sảnchỉ có thể tồn tại chừng nào nó còn có lợi cho
giai cấp t sản la trên hết, và cho thấy mọi nên dân chủ đều có dấu ấn giai cấp.


Website: Email :

Thời kì chủ nghĩa t bản hiện đại, quyền lực chính trị và hệ thống thực
hiện nó có sự biến đổi quan trọng về cơ cấu, phơng thức tổ chức và cai trị:
- Vai trò ngay càng to lớn của đảng phái chính trị trong quy trình tổ
chức quyền lực.
- Sự hình thành các liên minh, các khối chính trị, kinh tế, kinh tế-chính
trị
Khoa học kỹ thuật và công nghệ tác động mạnh mẽ tới tổ chức quyền
lực. Việc sử dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ vào quá trình kinh tế và xã hội đã phần nào làm giảm áp lực đấu
tranh của giai cấp công nhân trong nớc cũng nh của công dân các nớc muốn

thoát khỏi ách chủ nghĩa thực dân mới. Những chuyển biến đó cũng cha vơn
ra ngoài khuôn khổ của các cải cách và cha đạt tới những biến đổi có tính
cách mạng và những mâu thuẫn cơ bản của chế độ t bản vẫn không có chiều
hớng và cơ hội để giải quyết.
Trong chủ nghĩa t bản hiện đại,ngoài quyền lực chính trị của các giai
cấp, các lực lợng chính trị còn có quyền lc chính trị của các giai cấp, tầng lớp
khác. Trong đó tiêu biểu là quyền lực và yêu cầu quyền lực của giai cấp bị trị.
Quyền lực chính trị của giai cấp thống trị, quyền lực của giai cấp bị trị và yêu
cầu quyền lực của họ là hai loại quyền lực đối lập nhau. Ngày nay, các mâu
thuẫn cơ bản vẫn tồn tại nhng chúng biểu hiện dới những hình thức và mức
độ khác nhau,có mặt sâu sắc hơn. Do vậy, sẽ có hai cơ chế th c hiện khác
nhauứng với từng loại quyền lực chính trị cơ bản đó.
Một là, cơ chế thực hiện quyền lực chính trị bị chi phối bởi giai cấp
cầm quyền.
Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền lấy viêc
đảm bảo củng cố quyền lực của giai cấp đó trên tất cả mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội nhằm củng cố, duy trì, phát triển chế độ xã hội đơng thời; buộc
tất cả các giai cấp và tầng lớp xã hội khác phải thợc hiện các chủ chơng chính
trị, kinh tế cũng nh chính sách xã hội do nó đa ra.


Website: Email :

Để hoàn thành chức năng đó, cần có một cơ chế đợc tạo thành từ bốn
khâu, với trật tự sắp xếp nh sau:
- Đảng cầm quyền
- Các cơ quan nhà nớc
- Các tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức xã hội
- Sự tham gia của quần chúng.
Nhà nớc hiện đại thực hiện quyền lực thông qua những cơ chế pháp lý,

chính trị và tổ chức đặc biệt, chúng đợc sử dụng bởi các cơ quan: Nghị viện,
chính phủ và tòa án.
Nh vậy, để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền đã
nêu trên, không thể không chú ý tới vai trò rấi quan trọng của các tổ chức
chính trị-xã hội khác trong việc tham gia vào cả quá trình hoạch định mục
tiêu chính trị cho sự phát triển xã hội, lẫn cả quá trình hình thành hiến pháp
pháp luật cũng nh trong quá trình thực hiện hiến pháp, pháp luật và giám sát,
kiểm tra viện tổ chức thực hiện nó.
Hiệu quả thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền phụ
thuộc vào sự vận hành có hiệu quả của mọi nhân tố cấu thành cơ chế nói trên
trong sự liên hệ chặt chẽ với nhau và sự phân định rõ rãng giữa các nhân tố
cấu thành cơ thể đó.
Hai là, cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp, tầng lớp khác.
Đối với các giai cấp và tầng lớp xã hội không (hoặc cha) cầm quyền,
mục tiêu đấu tranh cho quyền lực chính trị của mình là nhằm giành lợi ích
kinh tế và lợi ích chính trị ngày càng lớn trog xã hội, đấu tranh để gây ảnh hởng đối với nhà nớc, thậm chí đấu tranh để giành lấy quyền lực nhà nớc về
tay mình nếu nói về yêu cầu quyền lực chính trị của giai cấp đối kháng với
giai cấp cầm quyền hiện thời.
Trong cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của những giai cấp và tầng
lớp không cầm quyền, các tổ chức chính trị do các giai cấp, tầng lớp xã hội đó
lập ra chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng.


Website: Email :

Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị này cũng có các nhân tố: các đảng
chính trị; các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, sự tham gia của quần
chúng.
Để đạt đợc mục tiêu của mình, ở trình độ phát triển nhất định, những
lực lợng xã hội cha cầm quyền cũng phải hình thành chủ trơng chính trị và

bằng những hình thức khác nhau đa nó vào quần chúng, tổ chức quần chúng
đấu tranh Hiệu quả của quyền lực chính trị, tr ớc hết tùy thuộc tính đúng
đắn cũng nh hiệu quả của toàn bộ các khâu nêu trên.
IV. Kết luận
Trong cuộc sống, chúng ta luôn luôn tồn tại rất nhiều các loại quyền
lực, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nớc có một vị trí, vai trò quan trọng
nhất đối với một thiết chế xã hội. Quyền lực chính trị rộng hơn quyền lực nhà
nớc nhng quyền lực nhà nớc lại là một bộ phận trung tâm của quyền lực chính
trị. Sự biểu hiện mối quan hệ giữa quyền lực chính trị và quyền lực nhà nớc
trên thực tế rất đa dạng và phong phú, nắm đợc bản chất mối quan hệ giữa
chúng, chúng ta có thể hiểu rõ hơn các sự kiện chính trị đã và đang diễn ra.

MụC LụC



×